1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh quảng ngãi trong kháng chiến chống thực dân pháp 1948 1954

152 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 3,46 MB

Nội dung

Quảng Ngãi là quê hương của những anh hùng dân tộc như Trương Định, Lê Trung Đình, Lê Văn Sỹ, Nguyễn Tự Tân, Nguyễn Nghiêm, Trần Văn Trà, Phạm Văn Đồng… Trong kháng chiến chống thực dân

Trang 1

Trương Thị Thúy Hoanh

UỶ BAN KHÁNG CHIẾN HÀNH CHÍNH

TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1948 – 1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2022

Trang 2

Trương Thị Thúy Hoanh

UỶ BAN KHÁNG CHIẾN HÀNH CHÍNH

TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1948 – 1954)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 82 29 013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS LÊ VĂN ĐẠT

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022

Trang 3

chiến Hành chính tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1948 – 1954)” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, dưới sự

hướng dẫn khoa học của TS Lê Văn Đạt Các tài liệu, tư liệu được sử dụng

trong luận văn có dẫn nguồn rõ ràng, không sao chép hoặc sử dụng kết quả của

đề tài nghiên cứu khác

Tác giả luận văn

Trang 4

hướng dẫn cũng như giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo của Khoa Lịch

Sử -Trường Đại học Sư Phạm Tp.HCM, phòng Sau Đại học và các thầy, cô trực tiếp giảng dạy các chuyên đề của toàn khóa học đã tạo điều kiện và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập

Và tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cấp, ban ngành của tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ, cung cấp các nguồn tài liệu quý giá và tạo điều kiện thuận lợi

để tôi có thể nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Với khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những sai sót, vì vậy tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn

Trân trọng!

Tác giả luận văn

Trương Thị Thúy Hoanh

Trang 5

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục sơ đồ, bảng số liệu

MỞ ĐẦU… 1 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH QUẢNG NGÃI TRƯỚC CÁCH

MẠNG THÁNG TÁM 1945 VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA ỦY BAN KHÁNG CHIẾN HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NGÃI 8

1.1 Tỉnh Quảng Ngãi trước Cách mạng tháng Tám 1945 8 1.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, lịch sử và con người tỉnh Quảng Ngãi 8 1.1.2 Phong trào đấu tranh của nhân dân Quảng Ngãi từ khi thực dân

Pháp xâm lược đến Cách mạng tháng Tám 1945 14 1.2 Quảng Ngãi trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và sự ra đời vùng tự do Quảng Ngãi 22 1.2.1 Tình hình Quảng Ngãi trong những năm đầu của cuộc kháng

chiến chống thực dân Pháp 22 1.2.2 Sự ra đời của vùng tự do Quảng Ngãi 24 1.3 Sự ra đời của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi 27 1.3.1 Chủ trương của Đảng, Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban kháng

chiến hành chính 27 1.3.2 Sự ra đời Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi 29 1.3.3 Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Ủy ban kháng chiến

hành chính tỉnh Quảng Ngãi 34

Tiểu kết chương 1 42

Chương 2 HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CỦA ỦY BAN KHÁNG

CHIẾN HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ THÀNH TỰU TRONG XÂY DỰNG VÙNG TỰ DO VỮNG MẠNH

Trang 6

2.2 Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân 49

2.3 Về xây dựng kinh tế phục vụ kháng chiến và đời sống dân binh 55

2.3.1 Sản xuất nông nghiệp 55

2.3.2 Về công nghiệp, thủ công nghiệp 69

2.3.3 Về giao thông vận tải 75

2.3.4 Về tài chính - tiền tệ 77

2.3.5 Về thương mại 82

2.4 Về văn hóa, giáo dục, y tế 86

2.4.1 Về giáo dục 86

2.4.2 Về văn hóa và xây dựng đời sống mới 93

2.4.3 Về y tế 97

Tiểu kết chương 2 101

Chương 3 HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CỦA ỦY BAN KHÁNG CHIẾN HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ THÀNH TỰU TRONG BẢO VỆ VÙNG TỰ DO, CHI VIỆN CHO CHIẾN TRƯỜNG (1948 – 1954) 103

3.1 Công tác bảo vệ vùng tự do 103

3.1.1 Công tác bố phòng, an ninh 103

3.1.2 Công tác chiến đấu bảo vệ vùng tự do 108

3.2 Trong huy động sức người, sức của góp phần cho cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi 115

3.2.1 Góp phần huy động sức người cho kháng chiến 116

3.2.2 Góp phần huy động sức của cho kháng chiến 119

Tiểu kết chương 3 122

KẾT LUẬN 123

TÀI LIỆU THAM KHẢO 129 PHỤ LỤC

Trang 7

NXB : Nhà xuất bản

TTLT : Tài liệu lưu trữ

UBHC : Ủy ban hành chính

UBKC : Ủy ban kháng chiến

UBKCHC : Ủy ban kháng chiến hành chính

UBKCHC MNTB : Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 8

Bảng 2.1 Thống kê Diện tích ruộng tưới được đảm bảo của bốn tỉnh Quảng

Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên trước và sau Cách mạng tháng Tám 59 Bảng 2.2 Sản lượng sản xuất vải tỉnh Quảng Ngãi những năm 1951 - 1954 70 Bảng 2.3 Sản lượng sản xuất chén, bát hàng tháng của tỉnh Quảng Ngãi

giai đoạn 1951 - 1954 71 Bảng 2.4 Sản lượng muối của tỉnh Quảng Ngãi những năm 1951 - 1954 72 Bảng 2.5 Kết quả thu thuế nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi qua các năm

1951 -1953 và 6 tháng đầu năm 1954 78 Bảng 2.6 Kết quả thu “quỹ chuyển mạnh sang tổng phản công” của tỉnh

Quảng Ngãi trong năm 1950 và 1951 79 Bảng 2.7 So sánh giá cả một số mặt hàng thiết yếu ở tỉnh Quảng Ngãi vào

tháng 1/1950 và tháng 12/1951 83 Bảng 2.8 So sánh giá cả một số mặt hàng thiết yếu của tỉnh Quảng Ngãi

trong đầu năm và cuối năm 1953 84 Bảng 2.9 Thống kê số lớp và số học viên bình dân học vụ ở các tỉnh vùng

tự do Nam Trung Bộ những năm 1945 – 1954 87 Bảng 2.10 Số lượng giáo viên và học sinh ở tỉnh Quảng Ngãi năm 1952 và

1953 90 Bảng 3.1 Thống kê số lượng dân công Quảng Ngãi tham gia phục vụ

chiến trường qua các năm 1950 – 1954 117 Bảng 3.2 Số lượng hàng hoá tỉnh Quảng Ngãi tiếp tế cho các chiến trường

năm 1951 120

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Quảng Ngãi là một tỉnh của miền Trung Việt Nam, vùng đất trung chuyển quan trọng nối liền các tỉnh miền Bắc với miền Nam về cả đường bộ, đường sắt và đường biển

Đây là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, hiếu học, đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo với bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời, nơi hội tụ, tiếp biến và giao thoa của ba nền văn hóa Sa Huỳnh – Chăm-pa – Đại Việt Quảng Ngãi là quê hương của những anh hùng dân tộc như Trương Định, Lê Trung Đình, Lê Văn Sỹ, Nguyễn Tự Tân, Nguyễn Nghiêm, Trần Văn Trà, Phạm Văn Đồng…

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Quảng Ngãi từng là trung tâm của phong trào cách mạng các tỉnh Nam Trung Bộ, phong trào cách mạng ở đây phát triển sớm, nổ ra mạnh mẽ với những chiến công ghi đậm vào lịch sử dân tộc như Phong trào cách mạng công – nông ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931), khởi nghĩa Ba Tơ (3/1945), khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi (8/1959), chiến thắng Ba Gia (5/1965), chiến thắng Vạn Tường (8/1965) Năm 1975, hòa chung với khí thế tiến công, nổi dậy trong cả nước, bằng tinh thần dũng cảm, trí thông minh, lòng căm thù giặc sâu sắc, bằng sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng vũ trang, quân và dân Quảng Ngãi đồng loạt tiến công, nổi dậy giải phóng quê hương

Hơn bốn mươi năm qua, song hành cùng cả nước khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, Quảng Ngãi luôn giữ vững tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở mức khá, góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Song song với việc phát triển kinh tế - xã hội, không thể không nhắc đến những trang sử vẻ vang trong quá khứ của Quảng Ngãi Tác giả thực hiện nghiên cứu về Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Quảng Ngãi lúc mới thành lập đến khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, với mong

Trang 10

muốn góp phần vào việc hệ thống lại những trang sử vẻ vang của quê hương Quảng Ngãi, những đóng góp của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Ngãi cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp những năm 1948 – 1954 Đặc biệt là vai trò lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ kháng chiến – kiến quốc của Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh… Nghiên cứu đề tài còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ tự hào và phát huy hơn nữa truyền thống tốt đẹp của cha ông đi trước

Vì vậy, tôi chọn vấn đề “Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi

trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1948 – 1954)” làm đề tài luận văn

thạc sĩ của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong nhiều năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, tác phẩm, bài viết về tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)

Cụ thể, đề tài được đề cập trong những công trình sau:

Các cuốn sách viết về cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện trên địa bàn miền Trung, Tây Nguyên và tỉnh Quảng Ngãi trong những năm kháng chiến

chống Pháp như Bộ tư lệnh Quân khu 5 (1986) biên soạn cuốn Khu 5 – 30 năm

chiến tranh giải phóng, tập 1, Kháng chiến chống thực dân Pháp; Bộ Chỉ huy

quân sự Nghĩa Bình (1988) đã biên soạn cuốn Quảng Ngãi lịch sử chiến tranh

nhân dân 30 năm (1945 – 1975), Nxb Tổng hợp Nghĩa Bình hay cuốn sách

được biên soạn bởi Viện lịch sử Đảng – Hội đồng biên soạn lịch sử Nam Trung

Bộ kháng chiến (1992), Nam Trung Bộ Kháng chiến (1945 – 1975), và cuốn

Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ (1945 – 1954) (2006),

Nxb Đại học Sư phạm Tuy không đề cập trực tiếp đến đề tài nghiên cứu nhưng các cuốn sách trên có đề cập đến hoạt động xây dựng, bảo vệ vùng tự do, đóng góp sức người sức của của nhân dân Quảng Ngãi cho các chiến trường trong những năm 1945 – 1954, góp phần cung cấp thêm một số tư liệu quan trọng cho nội dung nghiên cứu của tác giả

Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Kim Vy, (2004), Vùng tự do Quảng

Trang 11

Ngãi trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), luận văn thạc sĩ

của tác giả Vương Thị Lệ Hoa, (2016), Kinh tế Quảng Ngãi trong kháng chiến

chống thực dân Pháp (1945 – 1954) đều có đề cập đến vấn đề hậu phương và

quá trình xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá phục vụ kháng chiến của nhân dân Quảng Ngãi Tuy nhiên các đề tài nêu trên chưa đi sâu tìm hiểu về quá trình

ra đời và vai trò điều hành của Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống thực dân Pháp

Cuốn sách được biên soạn bởi tác giả Lê Văn Đạt Vùng tự do liên khu V

trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của Nxb Đại học Sư

phạm TP HCM (2017) đã trình bày chi tiết sự ra đời, quá trình tổ chức xây

dựng, bảo vệ cũng như vai trò của vùng tự do liên khu V trong kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có đề cập đến những đóng góp của tỉnh Quảng Ngãi, góp phần cùng cả nước đánh bại thực dân Pháp xâm lược

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (2019) đã biên soạn cuốn Lịch

sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1930 – 1975), Nxb Chính trị quốc gia Sự Thật,

Hà Nội (đây là cuốn sách được điều chỉnh, bổ sung và tái bản từ các cuốn Lịch

sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi trước đó, từng xuất bản qua các năm 1975, năm

1999 và năm 2005), mặc dù viết về lịch sử Đảng bộ của tỉnh từ khi ra đời cho đến khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc vào năm 1975 nhưng cuốn sách

có đề cập khái quát đến Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi cùng các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống cách mạng của tỉnh Quảng Ngãi Đây là nguồn cung cấp tài liệu sinh động, có giá trị cho

đề nghiên cứu của tác giả

Như vậy, đã có một số nghiên cứu liên quan đến tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống thực dân Pháp Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó chưa đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi trong những năm 1948 – 1954 Song những công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu rất quan trọng, cung cấp nhiều nội dung,

Trang 12

sự kiện quý giá để tác giả kết hợp với những tài liệu từ Ban Tuyên giáo tỉnh Quảng ngãi nhằm thực hiện đề tài này

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống tư liệu về cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Ủy ban kháng chiến hành chính những năm 1948 – 1954

- Trình bày có hệ thống hoạt động điều hành của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi trong xây dựng và bảo vệ vùng tự do, chi viện cho chiến trường những năm 1948 – 1954 và những thành tựu đã đạt được

- Đúc rút những bài học kinh nghiệm về hoạt động của Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống thực dân Pháp những năm 1948 – 1954

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: địa bàn tỉnh Quảng Ngãi với 14 huyện, 184 xã trong cuộc

kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và một số địa bàn khác có liên quan đến tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống thực dân Pháp

Về thời gian: thời gian nghiên cứu từ năm 1948, khi Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh được thành lập đến tháng 7 năm 1954, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi

Trang 13

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

51 Nguồn tài liệu

Để thực hiện đề tài này chúng tôi nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu khác nhau Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin về chiến tranh nhân dân, các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, các chỉ thị, nghị quyết của Xứ

uỷ Trung Bộ, Liên khu uỷ V… Đây là nguồn tài liệu quan trọng nhất giúp chúng tôi có cơ sở lý luận trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi trong kháng chiến chống thực dân Pháp

Nguồn tài liệu địa chí: Địa chí Quảng Ngãi cung cấp thông tin về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đường sá, hệ thống sông ngòi… Đây là cơ sở quan trọng để xác định thời điểm ra đời, quá trình hình thành và phát triển các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá… của tỉnh Quảng Ngãi trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp

Nguồn tài liệu lớn nhất và hết sức quan trọng và nguồn tài liệu chúng tôi tiến hành khai thác, thu thập ở Ban nghiên cứu lịch sử Đảng thuộc Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Ngãi, đó là: các báo cáo, nghị quyết, nghị định, thống kê, của Liên khu uỷ V, của Uỷ ban kháng chiến hành chính miền Nam Trung Bộ, các sở, ban, ngành của Liên khu và Tỉnh uỷ Quảng Ngãi… Nguồn tài liệu này

đã giúp chúng tôi giải quyết những nhiệm vụ do đề tài đặt ra được cụ thể và phong phú hơn

Các tài liệu về lịch sử Đảng bộ, lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của tỉnh, huyện thuộc Vùng tự do Quảng Ngãi, Viện lịch sử Quân

sự Việt Nam, Viện lịch sử Đảng, Quân khu V và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh là những nguồn cung cấp tư liệu và những nhận định đánh giá quý báu cho việc nghiên cứu các vấn đề được đặt ra trong đề tài

Ngoài các nguồn tư liệu nêu trên, chúng tôi đã có những cuộc gặp mặt, tiếp xúc, tham khảo ý kiến của các cán bộ, lão thành cách mạng, các đồng chí

Trang 14

từng tham gia hoạt động ở Quảng Ngãi trong kháng chiến chống thực dân Pháp

Đặc biệt chúng tôi còn có những cuộc khảo sát thực tế những địa danh

đã từng là nơi đóng trú của các cơ quan lãnh đạo Liên khu V, xưởng quân giới, nơi xảy ra các trận chiến đấu, các di tích lịch sử như: Di tích trường Trung học Bình dân học vụ Nam Trung Bộ (1947 – 1951), di tích trụ sở Uỷ ban kháng chiến hành chính mền Nam Nam Trung Bộ (1946 – 1949), di tích Đài tiếng nói Nam Trung Bộ, di tích Nhà lưu niệm Nguyễn Công Phương…

Với số lượng tư liệu tập hợp chưa thật đầy đủ, song là cơ sở giúp chúng tôi giải quyết những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu chúng tôi sử dụng là phương pháp luận, phương pháp lịch sử và phương pháp logic, đồng thời kết hợp các phương pháp chuyên ngành như: đối chiếu, so sánh, thống kê, phân loại, điền giã… để làm sáng tỏ nội dung của luận văn

6 Đóng góp của luận văn

Khi hoàn thành, luận văn có một số đóng góp sau:

+ Góp phần hệ thống hóa tư liệu về Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi trong những năm 1948 – 1954

+ Góp phần phục dựng các hoạt động điều hành của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi và thành tựu đạt được trong xây dựng và bảo vệ vùng tự do, chi viện cho chiến trường của quân và dân tỉnh Quảng Ngãi trong những năm 1948 – 1954

+ Bước đầu đúc rút bài học kinh nghiệm trong hoạt động điều hành cuộc kháng chiến – kiến quốc trên địa bàn của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi trong những năm 1948 – 1954 cho hoàn cảnh hiện nay

+ Góp phần cung cấp thêm tư liệu cho lịch sử địa phương, phục vụ cho giảng dạy môn Lịch sử và là tài liệu để giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước và cách mạng của tỉnh Quảng Ngãi

Trang 15

7 Cơ cấu của luận văn

Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tài liệu tham khảo, Phụ lục… cơ cấu luận văn được trình bày theo bố cục sau:

Chương 1 Khái quát về tình hình tỉnh Quảng Ngãi trước Cách mạng tháng Tám 1945 và sự ra đời của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi

Chương 2 Hoạt động điều hành của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi và thành tựu trong xây dựng vùng tự do vững mạnh toàn diện (1948 – 1954)

Chương 3 Hoạt động điều hành của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi và thành tựu trong bảo vệ vùng tự do, chi viện cho chiến trường (1948 – 1954)

Trang 16

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH QUẢNG NGÃI TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA ỦY BAN KHÁNG CHIẾN HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NGÃI

1.1 Tỉnh Quảng Ngãi trước Cách mạng tháng Tám 1945

1.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, lịch sử và con người tỉnh Quảng Ngãi

Về điều kiện tự nhiên

Quảng Ngãi là một tỉnh nằm ở ven biển miền Trung, khoảng giữa chiều dài đất nước Việt Nam, trên đường từ bắc vào nam Quảng Ngãi nằm ở tọa độ

từ 14032’40’’đến 15025’ vĩ bắc và từ 108006’ đến 109004’35’’ kinh đông, phía đông là biển Đông, phía tây giáp các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam Chiều dài của tỉnh theo hướng Bắc – Nam khoảng 100km, chiều rộng theo hướng Đông – Tây khoảng hơn

50km Diện tích tự nhiên 5.155,78km2(chiếm 1,7% diện tích cả nước) trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 87,51%, đất phi nông nghiệp chiếm 10,51% và 1,98% đất chưa sử dụng Bờ biển Quảng Ngãi dài 130km, từ hải giới giáp Quảng Nam đến hải giới giáp Bình Định (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, 2019, tr 13)

Nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung, ngoài Quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua, các vùng và các địa phương Quảng Ngãi còn nối liền nhau bằng các tỉnh lộ, các đường liên huyện, liên xã Đặc biệt, Quảng Ngãi có đường bộ nối liền sang các nước Đông Nam Á, có Quốc lộ 24A nối Tây Nguyên với khu kinh tế Dung Quất Vì vậy, Quảng Ngãi giữ một vị trí quan trọng, có ý nghĩa chiến lược không chỉ về quân sự mà cả về các mặt kinh

tế, chính trị, văn hóa

Địa hình Quảng Ngãi có đặc điểm chung là núi lấn sát biển Miền núi chiếm ¾ diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đồng bằng nhỏ hẹp chiếm ¼ diện tích Giống như các tỉnh miền Trung khác, địa hình Quảng Ngãi được chia thành 4

Trang 17

vùng rõ rệt: vùng rừng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng và vùng bãi cát ven biển

Vùng rừng núi chiếm 2/3 diện tích đất đai trong tỉnh, tiếp giáp phía đông dãy Trường Sơn, bao gồm chủ yếu ở các huyện miền núi Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long, Ba Tơ Đây là địa bàn chiến lược quan trọng về quân sự, là căn cứ địa cách mạng gắn liền với lịch sử chống áp bức và chống ngoại xâm tỉnh Quảng Ngãi Đồng thời là kho tài nguyên thiên nhiên phong phú về lâm thổ sản với nhiều loại gỗ quý như lim, sáo, huỳnh đàng…

Vùng trung du thường bị bào mòn từ trên cao xuống thấp, có nhiều gò đồi

và sỏi đá Đất ở vùng này thường là đất xám, đất bạc màu, đất đen (chiếm 0,3% diện tích đất đai toàn tỉnh) dùng để trồng cây lương thực và công công nghiệp ngắn ngày

Vùng đồng bằng của Quảng Ngãi nhỏ hẹp, diện tích khoảng 150.678 ha, trong đó có 13.672 ha được bồi đắp phù sa hằng năm bởi 4 hệ thống sông lớn: sông Trà Bồng, sông Vệ, sông Trà Câu, sông Trà Khúc Đồng bằng Quảng Ngãi

bị nhiều sông ngòi và đồi núi thấp chạy sát ra biển chia cắt Đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, tập trung ở các huyện Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh… Đất ở đây thích hợp với các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là cây mía Vùng đồng bằng là nơi chứa nguồn nước

ngầm lớn, phục vụ cho nhu cầu đời sống và sản xuất của dân cư trong tỉnh, đồng thời cũng là nơi lưu trữ chủ yếu các nguyên vật liệu gốm sứ, nguyên vật liệu sản xuất vật liệu xây dựng với quy mô lớn

Vùng bãi cát ven biển có diện tích hẹp, khoảng 2.446,8 ha Đất vùng này thích hợp với các loại cây khoai lang, khoai mì, dừa Đây là vùng có tiềm năng lớn về nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm trên cát cho lợi ích kinh tế cao

và là nơi tiếp giáp với đường bờ biển, các cửa biển, thuận lợi cho khai thác thuỷ sản và giao thông đường thuỷ

Quảng Ngãi có đường bờ biển dài 130 km với thêm lục địa khá rộng, là

Trang 18

kho tài nguyên phong phú, có các cửa biển như cửa Sa Cần, Sa Kỳ, Cổ Luỹ,

Mỹ Á, Sa Huỳnh, đặc biệt là cảng nước sâu Dung Quất, nơi có điều kiện để phát triển ngành nghề ngư nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và có vị trí quan trọng về mặt quốc phòng Ngoài khơi có huyện đảo Lý Sơn, là tiền tiêu, pháo đài bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh

Vùng biển Quảng Ngãi là nơi tiếp giáp hai dòng hải lưu nóng và lạnh có lượng phù du tương đối phong phú nên có nhiều loại hải sản như cá chuồn, cá ngừ, cá thu, cá hố, tôm hùm, cua…Tiềm năng kinh tế hải sản ở Quảng Ngãi cho phép khai thác hàng năm luôn đạt trên 30.000 tấn Vùng ven bờ Quảng Ngãi thuận lợi cho sản xuất muối, diện tích các cánh đồng muối khoảng 348

ha Nổi bật nhất là cánh đồng muối Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ), muối Quảng Ngãi có chất lượng cao, hằng năm đều cung cấp đủ cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên

Mạng lưới sông suối Quảng Ngãi khá phong phú và phân bố đều trên khắp địa bàn Quảng Ngãi có 4 con sông chính: sông Vệ, sông Trà Câu, sông Trà

Bồng, sông Trà Khúc Phần lớn các con sông của tỉnh đều bắt nguồn từ Đông Trường Sơn và chảy ra biển Đông Do địa hình có độ dốc tương đối lớn nên các con sông Quảng Ngãi có lưu lượng dòng chảy lớn, về mùa mưa thường gây nên lũ lụt lớn, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất Về mùa nắng, một phần do lượng mưa ít, nước sông rút nhanh, các con sông thường bị khô cạn gây hạn chế việc đi lại bằng đường thuỷ cũng như vận chuyển của các bờ xe nước Khí hậu Quảng Ngãi chia làm 2 mùa mưa nắng rõ rệt Mùa nắng kéo dài

từ tháng 1 đến tháng 9, mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm tính theo dương lịch Do chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa của khu vực duyên hải miền Trung nên hằng năm Quảng Ngãi thường có từ 2 đến 3 cơn bão đổ bộ trực tiếp và nhiều đợt áp thấp nhiệt đới kéo theo mưa lớn Qua số liệu của Niên giám thốn kê tỉnh Quảng Ngãi, trong các năm từ 2015 đến

2018 ở Quảng Ngãi, trung bình mỗi năm nhiệt độ khoảng 26,60C, lượng mưa

Trang 19

khoảng 2.754mm và số giờ nắng khoảng 2.215 giờ Nhìn chung khí hậu Quảng

ngãi có những thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, lượng mưa tương đối lớn,

độ ẩm cao, phân bố khá đồng đều trên lãnh thổ Tất cả những điều đó tạo thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng

Tuy nhiên khí hậu cũng tạo ra những khó khăn cho sự phát triển kinh tế, thiên tai thường xuyên xảy ra như bão, lụt, hạn hán gây ra những tổn thất nặng nền cho sản xuất Lượng mưa lớn nhưng phân bố không đồng đều, lượng mưa quá nhiều vào mùa mưa và mùa hè thì quá lượng mưa quá ít gây khó khăn cho việc sản xuất và đời sống

Khoáng sản Quảng Ngãi khá phong phú, với các loại kháng sản kim loại, phi kim loại, nhiều mỏ Quảng Ngãi có nhiều suối nước khoáng và suối nước nóng Tiêu biểu trong số này là các nguồn nước khoáng Thạch Bích (Trà Bồng),

Hà Thanh (Sơn Hà), Thạch Trụ (Mộ Đức) Đây là nguồn tài nguyên rất quý giá

Do đặc điểm phong phú về địa chất, đa dạng về địa hình, địa mạo làm cho đất Quảng Ngãi cũng đa dạng về loại hình đất và phân bố có tính chất quy luật

trong không gian

Ở Quảng Ngãi có 9 nhóm đất chính: đất cát ven biển, đất mặn, đất phù sa, đất glay, đất xám, đất đỏ, đất đen, đất nứt nẻ và đất xói mạnh trơ sỏi đá Trong

đó, đất xám chiếm tỷ lệ cao nhất với 73,42% tổng diện tích đất tự nhiên trong

tỉnh, nhóm đất này không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Nhưng do trên địa bàn có nhiều sông lớn nên làm cho đất đai khá màu mỡ Chiếm tỷ lệ cao thứ 2 trong tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là đất phù sa với 18,93%, thích hợp cho việc gieo trồng các loại cây lương thực và các loại cây công nghiệp như mía, các loại đậu đỗ, các loại rau quả… Quảng Ngãi trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), là một trong những tỉnh sản xuất nông nghiệp quy

mô lớn của cả nước, đặc biệt là sản xuất lúa, trồng bông, trồng mía… cung cấp cho tiền tuyến, thực hiện nghĩa vụ hậu phương trong kháng chiến

Về giao thông vận tải, tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tuyến đường giao thông

Trang 20

chiến lược quan trọng Dọc theo chiều dài của tỉnh có quốc lộ 1A chạy ngang qua với chiều dài 104 km và đường sắt xuyên Việt Quốc lộ 24A nối liền Quảng Ngãi với Tây Nguyên, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan Nối các địa phương trong tỉnh có các đường tỉnh lộ: đường từ Châu Ổ đi Trà Bồng, đường từ Sơn Tịnh lên Sơn Hà, đường từ phía Bắc cầu Trà Khúc xuống cảng Sa Kỳ, đường

từ thành phố chạy xuống Cổ Luỹ Đây là những đường giao thông huyết mạch

nối liền Quảng Ngãi với các miền đất nước và các địa phương trong tỉnh Các đường liên huyện, liên xã trong tỉnh tuy không lớn nhưng tạo điều kiện giao lưu kinh tế giữa các vùng và lực lượng quân sự có thể cơ động khi hành quân tác chiến

Về đường biển, đường sông ở Quảng Ngãi, nhất là sông Trà Khúc, là những đường giao thông khá thuận lợi Tàu thuyền lớn nhỏ có thể đi đến tất cả các cảng trong nước và quốc tế

Như vậy, từ xưa đến nay, với những tiềm năng về ví trí địa lý và điều kiện

tự nhiên đã góp phần giúp cho Quảng Ngãi trở thành vùng đất chiến lược quan trọng về kinh tế chính trị và an ninh quốc phòng của đất nước

Trước năm 1402, Quảng Ngãi vốn là Cổ Lũy động của Chiêm Thành Năm

1402, sau thắng lợi trong cuộc xung đột với Chiêm Thành, nhà Hồ được cắt nhượng cho Cổ Lũy động, Vua Hồ Hán Thương chia vùng đất này thành Châu

Tư và Châu Nghĩa trực thuộc Lộ Thăng Hoa nước Đại Ngu Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thu phục và hợp nhất 2 châu thành phủ Tư Nghĩa Năm 1602, đời

Trang 21

Lê Hoằng Định, Nguyễn Hoàng đổi phủ Tư Nghĩa thành phủ Quảng Nghĩa Năm 1776, nhà Tây Sơn đổi phủ Quảng Nghĩa thành phủ Hòa Nghĩa Năm

1805, vua Gia Long đổi phủ Hòa Nghĩa thành phủ Tư Nghĩa, đồng thời đặt ra dinh Quảng Nghĩa và đến năm 1808 lại đổi dinh Quảng Nghĩa thành trấn Quảng Nghĩa Năm 1832, vua Minh Mạng đổi trấn Quảng Nghĩa thành tỉnh Quảng Nghĩa Quảng Ngãi trở thành một đơn vị hành chính nhà nước từ đó Trong thời

thuộc Pháp, tỉnh có tên gọi là Quảng Ngãi Sau Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đến trước ngày bầu cử Quốc hội khóa I (6/1/1946), tỉnh có tên gọi

là tỉnh Lê Trung Đình, sau đó trở lại tên Quảng Ngãi Từ ngày 10/1/1975 đến ngày 30/6/1989, tỉnh Quảng Ngãi hợp nhất với tỉnh Bình Định thành tỉnh Nghĩa Bình Đến ngày 1/7/1989, tỉnh Quảng Ngãi được tái lập

Trong tiến trình lịch sử dân tộc, dù là dưới ách thống trị hà khắc của các triều đại phong kiến phản động, hay dưới ách thống trị của các thế lực ngoại xâm như thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Quảng Ngãi luôn hưởng ứng các cuộc đấu tranh cùng nhân dân cả nước, thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, thương yêu, đùm bọc nhau trong mọi hoàn cảnh

Thế kỷ XVIII, dưới ngọn cờ Tây Sơn, nhân dân Quảng Ngãi hăng hái tham gia khởi nghĩa chống lại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài, góp công sức trong việc thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc Thế kỷ XIX, các tầng lớp nhân dân liên tiếp nổi dậy đấu tranh để chống lại vấn đề cai trị bằng bạo lực, quan lại nhũng nhiễu tham lam và sưu thế cao của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, nổi bật nhất là khởi nghĩa Đá Vách ở các huyện miền Tây Quảng Ngãi

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Quảng Ngãi luôn là căn cứ địa, là hậu phương vững chắc của phong trào cách mạng Liên khu V, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Và sau 2 cuộc kháng chiến đó, Quảng Ngãi vinh dự và tự hào khi là quê hương của 2.250 bà mẹ Việt Nam anh hùng

Trang 22

(Viện Lịch sử Đảng, 1992, tr 538), 2.440 liệt sĩ trong kháng chiến chống Pháp, 27.285 liệt sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cùng hàng trăm đơn vị và cá nhân anh hùng Đặc biệt đây là nơi nguồn cội của gần 50 người con trưởng thành trong chiến đấu là tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, của lực lượng

vũ tranh nhân dân Việt Nam anh hùng

Hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi có 1 thành phố (thành phố Quảng Ngãi), 1 thị

xã (Đức Phổ), 5 huyện đồng bằng (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành,

Mộ Đức), 6 huyện miền núi (Ba Tơ, Minh Long, Sơn Tây, Sơn Hà, Tây Trà, Trà Bồng) và huyện đảo Lý Sơn nằm cách cảng Sa Kỳ (huyện Bình Sơn) khoảng 25km

Trải qua bao thế hệ tiếp nối nhau xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, nhân dân Quảng Ngãi đã tạo nên cho mình đức tình cần cù, chịu khó, sáng tạo, người dân Quảng Ngãi luôn cố gắng khắc phục những bất lợi của thiên nhiên, phát huy các thế mạnh về kinh tế để quê hương luôn song hành với sự tiến bộ không ngừng của đất nước Chỉ số GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của tỉnh Quảng Ngãi được đánh giá ở mức khá so với chỉ số GRDP của những tỉnh khác trong cả nước và luôn tăng trưởng trong những năm gần đây Ghi nhận cụ thể

của tác giả trong các Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh

của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi qua các năm gần gây, chỉ số GRDP đạt được của tỉnh luôn có sự tăng trưởng tốt: năm 2017, đạt 45.386 tỷ đồng (giá so sánh 2010), năm 2018, đạt 51.613, 46 tỷ đồng, tăng 10.4% so với năm 2017 và gần đây nhất, năm 2019 đạt 55.102 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2018

1.1.2 Phong trào đấu tranh của nhân dân Quảng Ngãi từ khi thực dân Pháp xâm lược đến Cách mạng tháng Tám 1945

Nhân dân Quảng Ngãi giàu lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường, hết thế hệ này đến thế hệ khác, ngọn lửa đấu tranh chống

kẻ thù xâm lược và phong kiến tay sai luôn được gìn giữ và phát huy

Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, cùng với nhân dân cả nước, ở

Trang 23

Quảng Ngãi dấy lên phong trào “Cần vương” chống Pháp những năm 1885 –

1896 chống lại các thế lực bán nước và cướp nước Tháng 7/1885, dưới sự lãnh đạo của cử nhân Lê Trung Đình ở làng Phú Nhơn (huyện Sơn Tịnh) và Nguyễn Tự Tân ở làng Phước Thọ (huyện Bình Sơn), nhân dân nổi dậy chiếm thành Quảng Ngãi, chuẩn bị lực lượng chống Pháp

Những năm 1886 đến năm 1908, lực lượng của Nguyễn Bá Loan và Tôn Tường liên kết cùng cùng nghĩa quân Quảng Nam, Bình Định liên tục chiến đấu chống giặc, tổ chức tiến công sở chỉ huy của quân sơn phòng ở Cơ Nhất (phía nam) và phủ lỵ Bình Sơn (phía bắc), giết chết tướng giặc Lê Thuyền, buộc Nguyễn Thân phải đốt cầu bỏ chạy Thực dân Pháp phải hỗ trợ quân sơn phòng của Nguyễn Thân quay lại đàn áp, đánh phá quyết liệt, thì thế lực của nghĩa quân mới hao mòn và tan vỡ Cũng trong khoảng thời gian này có khởi nghĩa chống Pháp của Thái Thú năm 1894, cuộc vận động chống Pháp cứu nước của Trần Du những năm 1895 – 1896 Nhìn chung phong trào Cần vương ở Quảng Ngãi hoạt động được khoảng 11 năm (1885 – 1896) rồi đi đến tan rã, thất bại nhưng đã giương cao ngọn cờ yêu nước chống Pháp trong tỉnh, là nguồn động lực tinh thần cổ vũ, dẫn dắt phong trào yêu nước chống Pháp trong những năm tiếp theo

Sau phong trào Cần vương, những năm 1897 – 1926 ở Quảng Ngãi tiếp tục diễn ra sôi nổi phong trào đấu tranh chống Pháp mang màu sắc dân chủ tư sản Tiêu biểu là hưởng ứng phong trào Đông Du, Duy Tân những năm 1906 –

1907, các nhà yêu nước Quảng Ngãi đứng đầu là cử nhân Lê Đình Cẩn, làng

La Hà, (xã Nghĩa Dõng, huyện Tư Nghĩa) đã lãnh đạo lập Duy Tân hội và phát động phong trào “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” Ngày 25/3/1908, hơn 1.500 đồng bào ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa kéo về tỉnh lỵ

để đòi giảm xâu, thuế (Bùi Định, 1985, tr.67) Viên Công sứ Đô-đê ra lệnh bắt giam tất cả và cho đóng các cửa ra vào của tỉnh thành Không hoảng sợ trước hành động khủng bố của chính quyền thực dân, ngày 27/3/1908, hàng nghìn

Trang 24

đồng bào khác ở các phủ, huyện tiếp tục kéo về tỉnh đòi giảm thuế và đòi thả những người bị bắt Trong lúc cuộc đấu tranh ở các phủ, huyện đồng bằng diễn

ra sôi nổi khí thế thì đồng bào dân tộc ít người ở Ba Tơ kéo về đánh phá quân Sơn phòng ở đồn Đức Phổ Đây là sự phối hợp giữa phong trào chống Pháp của đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi với phong trào yêu nước chống Pháp của đồng bào đồng bằng trong tỉnh Quảng Ngãi Khí thế của nhân dân trong toàn tỉnh lên rất cao Cao trào chống xâu, thuế của nhân dân Quảng Ngãi đã cùng với phong trào chống xâu, thuế của nhân dân các tỉnh Trung Kỳ làm cho nền thống trị của thực dân Pháp và chính quyền tay sai bị rung chuyển Tại Quảng Ngãi, thực dân Pháp phải giải quyết một số yêu sách của nhân dân như giảm thuế thân từ 2,6 đồng trước đó xuống còn 2,1 đồng; xâu trước đó phải đi làm liên miên không hạn định thì nay mỗi người tráng đinh mỗi năm chỉ đi làm

3 ngày công ích, ai không đi được thì có thể nộp 2 hào bạc trắng thay cho 1 ngày xâu Ngoài ra, Pháp còn phải thay đổi một số quan lại mà nhân dân đã đòi trừng trị (Bùi Định, 1985, tr.78)

Sau cuộc đấu tranh chống xâu, thuế, các nhà yêu nước ở Quảng Ngãi tiếp tục cử người sang các tỉnh bạn hoặc ra nước ngoài học tập; mặt khác tiếp tục tổ chức lực lượng, vận động binh lính, quyên góp tiền của, mua sắm vũ khí, tìm nơi lập căn cứ, cử người bắt liên lạc với các tỉnh bạn và các nhà cách mạng ở nước ngoài để duy trì và xây dựng phong trào, sẵn sàng khởi nghĩa khi có thời cơ Sau một thời gian liên lạc, Ban chỉ huy liên tỉnh được hình thành gồm các ông: Thái Phiên, Trần Cao Vân, Đỗ Tự, Phan Thành Tài (Quảng Nam), Nguyễn Thụy, Lê Ngung (Quảng Ngãi) và tiến hành khởi nghĩa vào tháng 5/1916 Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng đã gây được tiếng vang trong dân chúng, giúp cho tinh thần cách mạng của nhân dân trong tỉnh dần được hun đúc

Vốn có sẵn tinh thần yêu nước cách mạng và quyết tâm giành lại độc lập

từ tay thực dân Pháp nhưng cũng như cả nước nói chung, phong trào đấu tranh chống Pháp ở Quảng Ngãi rơi vào bế tắc về đường lối và phương hướng Sau

Trang 25

thất bại của phong trào đấu tranh theo đường lối dân chủ tư sản, các phong trào đấu tranh trong tỉnh tiếp tục nổi lên với nhiều màu sắc khác nhau nhưng chủ yếu mang tính tự phát Giữa lúc “không có đường ra” ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào tháng 2/1930 trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng cả nước Đến đây, phong trào đấu tranh chống Pháp trong tỉnh Quảng Ngãi chuyển hẳn sang con đường cách mạng dân tộc dân chủ theo chủ nghĩa Mác – Lênin do giai cấp vô sản lãnh đạo Nhân dân Quảng Ngãi tiếp tục phấn khởi và hăng say trong việc tham gia đấu tranh giành độc lập tự do

Tháng 3/1930, tại làng Tân Hội (xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ) Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi ra đời do đồng chí Nguyễn Nghiêm làm Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Sự kiện này đánh dấu bước chuyển biến cơ bản của phong trào cách mạng ở các địa phương trong tỉnh Từ đây, cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động đều có sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của một tổ chức cách mạng tiên phong Ngay từ khi mới được thành lập, Đảng bộ Quảng Ngãi trực tiếp lãnh đạo, phát động quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai

Với chủ trương làm cách mạng tư sản dân quyền, thành lập mặt trận thống nhất Đông Dương phản đế đồng minh, đồng thời đánh đổ đế quốc và phong kiến của Đảng, tỉnh Quảng Ngãi liền phát động tuyên truyền rộng rãi kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930 để phát huy ảnh hưởng của Đảng và thúc giục quần chúng tiến lên

Chỉ vài tháng sau khi Đảng bộ Cộng sản Quảng Ngãi ra đời, Đảng bộ tỉnh

đã phát triển nhanh chóng và tập hợp đông đảo nhân dân trong các tổ chức Nông hội đỏ, Công hội đỏ, Thanh niên Cộng sản đảng, Học sinh đoàn, Phụ nữ giải phóng… để tiếp tục đưa phong trào cách mạng tiến lên

Cuộc biểu tình vào đêm 7/10/1930, của 5.000 đồng bào huyện Đức Phổ là cuộc biểu tình tranh đấu to lớn đầu tiên của đồng bào Đức Phổ, cũng là cuộc đấu tranh đầu tiên có ý nghĩa lịch sử do Đảng bộ Quảng Ngãi lãnh đạo

Trang 26

Dưới ngọn cờ chủ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng bào Đức Phổ đã biểu tình tuần hành thị uy, sau đó kéo đến chiếm huyện lỵ, thủ tiêu giấy

tờ làm cho viên tri huyện hoảng sợ phải bỏ trốn Thành công của cuộc biểu tình

ở Đức Phổ đã mở đầu cho những cuộc biểu tình tranh đấu khác liên tiếp diễn

ra ở các huyện Sơn Tịnh, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Bình Sơn… hoặc những buổi mitting truy điệu chiến sĩ tử tiết, những cuộc ám sát mật thám tay

sai của giặc

Đến cuối năm 1930, ở hầu hết các làng, tổng, huyện của Quảng Ngãi, nhân dân mittin, biểu tình, trấn áp cường hào gian ác; bộ máy thống trị của thực dân Pháp ở các làng, xã bị tê liệt Nhân dân tự tổ chức giữ trật tự thôn, xóm, xây dựng đoàn thể cách mạng, luyện tập quân sự, giúp nhau sản xuất Tổ chức Đảng của tỉnh nhanh chóng phát triển, toàn tỉnh đã có 90 chi bộ với 330 đảng viên (Viện lịch sử Đảng, 1992, tr.32)

Trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng Quảng Ngãi, thực dân Pháp tăng cường lực lượng và tiến hành hàng loạt các biện pháp đàn áp, khủng bố khốc liệt Do chính sách khủng bố trắng và nhiều biện pháp thâm độc, xảo quyệt của thực dân Pháp, phong trào cách mạng tỉnh Quảng Ngãi gặp khó khăn

và tổn thất lớn Tuy nhiên, khi thực dân Pháp càng khủng bố, phong trào cách mạng trong tỉnh càng sôi nổi, tinh thần hi sinh chiến đấu của nhân dân dưới

ngọn cờ của Đảng càng tỏ ra quyết liệt Mỗi khi người cầm cờ chỉ huy hay người diễn giả bị đạn ngã xuống là có người khác tiến lên thay thế

Như vậy, với sự ra đời và lãnh đạo kịp thời của Đảng uỷ Quảng Ngãi, cao trào cách mạng 1930 – 1931 tại địa phương tuy bị thực dân Pháp khủng bố, đàn

áp dã man, bị tổn thất nặng nề, song kịp thời được phục hồi

Tiếp nối cao trào cách mạng 1930 – 1931, những năm 1936 – 1939, thực hiện theo đường lối dân chủ của Đảng, Tỉnh ủy Quảng Ngãi lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi tự do dân chủ với nhiều hình thức tổ chức và đấu tranh công khai hợp pháp, từ những cuộc mitting nhỏ đến các cuộc biểu tình có quy mô lớn đòi

Trang 27

cơm áo, hòa bình, giảm giờ công, giành quyền lợi hằng ngày, chống thuế, xâu, làm đường Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nông dân đòi chia lại công điền, công thổ ở Nghĩa Hành, Mộ Đức, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa Các học sinh, tiểu tư sản có phong trào đọc sách báo, lập các hội hè, chơi bóng đá Ngoài ra còn có các cuộc đấu tranh tiếp đón phái đoàn của Gô-đa, Toàn quyền Brê-vi-ê, vận động lấy chữ ký gửi lên Viện Dân biểu Trung Kỳ, chống chính sách thuế mới của thực dân Pháp cũng huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia Hình thức đấu tranh công khai nhưng không kém phần quyết liệt, đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị

Song hành với phong trào đấu tranh ở đồng bằng, những năm 1936 – 1939, đồng bào các dân tộc ở miền Tây Quảng Ngãi cũng hưởng ứng phong trào đấu tranh chống chính quyền thực dân và tay sai với những nội dung giống nhân dân đồng bằng như chống xâu, chống thuế và giành quyền làm chủ núi rừng Những cuộc đấu tranh của đồng bào Quảng Ngãi từ miền xuôi đến miền núi trong những năm này có tính đoàn kết toàn dân hơn trước, gây cho thực dân Pháp rất nhiều lúng túng Đây là nền tảng quan trọng để Quảng Ngãi có thể tiến lên mạnh mẽ hơn nữa và giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945

Những năm 1939 – 1945, tình thế cách mạng có sự thay đổi Tháng 9/1940, phát xít Nhật vào Đông Dương Dưới ách thống trị của Pháp – Nhật, nhân dân Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung đều không ngừng rên xiết, oán than Tháng 1/1941, Tại Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định sẽ tiến hành khởi nghĩa từng phần sau đó tiến lên tổng khởi nghĩa để đánh đuổi Pháp – Nhật, thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Với tình thế cách mạng mới, Đảng ủy tỉnh và Ủy ban vận động cách mạng

Trang 28

tỉnh Quảng Ngãi1 thực hiện đúng chủ trương của Nghị quyết Trung ương 8 (5/1941) cùng Chương trình, Điều lệ của Mặt trận Việt Minh, xúc tiến thành lập các tổ chức cứu quốc, đồng thời bắt liên lạc với cấp trên và các cơ sở cách mạng trong, ngoài tỉnh Chỉ trong một thời gian ngắn, các tổ chức cơ sở Đảng

và quần chúng được xây dựng khắp nơi trong tỉnh Quảng Ngãi đã sẵn sàng và đang chờ hưởng ứng cao trào cách mạng sắp tới

Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương Nhật dựng lên chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim và tiến hành hàng loạt các chính sách mua chuộc lừa bịp cùng với thủ đoạn khủng bố đàn áp tàn bạo, chính sách

vơ vét, cướp đoạt tài sản nhân dân trắng trợn

Tuy chưa nhận được Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”2 nhưng với tinh thần chủ động, vận dụng sáng tạo Nghị quyết Trung ương 8, nhận thấy thời cơ cách mạng đã xuất hiện, Tỉnh ủy quyết định chớp lấy thời cơ tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền tại Ba Tơ vào ngày 11/3/1945 Khởi nghĩa nhanh chóng giành thắng lợi Sáng ngày 12/3, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại sân vận động trước đồn Ba Tơ Lực lượng cách mạng tuyên

bố xóa bỏ chính quyền thực dân, xóa bỏ các thứ thuế, xâu, lập chính quyền cách mạng (Ủy ban nhân dân cách mạng Ba Tơ), kêu gọi đồng bào tham gia hàng ngũ cứu quốc của đội du kích Ba Tơ vừa mới được thành lập

Khởi nghĩa Ba Tơ thắng lợi sinh ra đội du kích Ba Tơ và chính quyền Cách mạng Ba Tơ Đây chính quyền cách mạng đầu tiên và và lực lượng vũ trang đầu tiên trong cao trào giải phóng dân tộc tiến tới tổng khởi nghĩa ở các tỉnh Trung bộ Nhờ đó tạo nên ảnh hưởng to lớn, thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần cách mạng và khí thế đấu tranh của nhân dân Quảng Ngãi cùng các tỉnh lân cận và

Trang 29

là điều kiện thuận lợi để tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào tháng 8/1945

Sau khởi nghĩa Ba Tơ, các Ủy ban vận động cứu quốc và Ủy ban Việt minh được thành lập trong toàn tỉnh, tất cả các tầng lớp, cả thiếu niên, nhi đồng cũng có mặt trong hàng ngũ cách mạng

Việc bổ sung các đội du kích chính thức, việc thành lập các tiểu tổ du kích làng, các đội tự vệ đoàn thể, việc củng cố Việt minh, tiếp tế cho du kích Ba Tơ ngày được ngày đêm rèn luyện ở chiến khu Đến trước ngày Tổng khởi nghĩa, Quảng Ngãi đã phát triển được một lực lượng vũ trang có gần 1.000 đội viên

du kích Ba Tơ, nếu tính cả đội viên tiểu tổ du kích và tự vệ cứu quốc quân số lên hơn 1 vạn (Ngô Văn Minh, 2005, tr.165) Các việc chuẩn bị chiến trường, chuẩn bị vũ khí đánh đổ chính quyền bù nhìn, đập tan nền thống trị phát xít Nhật cũng được tiến hành với tốc độ quyết liệt

Ngày 14/8/1945, khi nắm được thông tin Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện Mặc dù chưa nhận được lệnh của Trung ương nhưng nắm bắt tình hình và thời cơ một cách chủ động, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi quyết định nhanh chóng chớp thời cơ tiến hành khởi nghĩa

Đúng 16 giờ ngày 14/8, mệnh lệnh khởi nghĩa được truyền đi từ Thi Phổ Nhất (xã Đức Tân, Mộ Đức) - nơi đóng cơ quan của tỉnh ủy, cách mạng bắt đầu bùng lên tại đây, sau đó lan đến các làng thuộc xã Đức Nhuận, Đức Chánh, Đức Lân dọc Quốc lộ 1, rồi đến các làng thuộc xã Đức Phong, Đức Minh, Đức Phú, Đức Hòa…

Sau Mộ Đức, làn sóng vũ trang khởi nghĩa trong tỉnh nhanh chóng bùng lên như tức nước vỡ bờ Tất cả các lực lượng chính trị, vũ trang có tổ chức, kể các nhân viên ngụy quyền từ xã đến tổng đều được lôi cuốn tham gia Chỉ trong vòng một ngày 14 và đêm 15, hầu hết các địa phương trong tỉnh đã biểu tình

vũ trang giành chính quyền thành công, chỉ trừ ở nội thị, thị xã Quảng Ngãi và một vài nơi có đồn Nhật đông Đến ngày 17/8, chính quyền thực dân trong toàn

Trang 30

tỉnh bị sụp đổ Cách mạng tháng Tám ở Quảng Ngãi đã thành công, chính quyền cách mạng lần lượt ra đời

Với những tàn dư quân Nhật ngoan cố chống phá, nhân dân Quảng Ngãi

đã đáp trả bằng những đòn tấn công ở Xuân Phổ (Tư Nghĩa), Mỏ Cày (Mộ Đức) Không những bị tấn công về quân sự, mà còn bị bao vây về kinh tế, nhất

là phải đối mặt với sức mạnh cách mạng của quần chúng nhân dân, những lính Nhật ngoan cố đã chấp nhận các điều kiện của ta vào ngày 28/8/1945

Ngày 30/8/1945, tại sân vận động thị xã Quảng Ngãi, gần 20 vạn nhân dân toàn tỉnh cùng quân du kích Ba Tơ mitting và diễu hành vũ trang chào mừng lễ

ra quân của Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh, do ông Trần Toại làm chủ tịch, ông Hồ Thiết làm Phó Chủ tịch (Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, 2019, tr.162) Như vậy, bộ máy chính quyền phong kiến thực dân ở Quảng Ngãi đã được thay thế bằng chính quyền dân chủ nhân dân để quản lý

và điều hành xã hội Với thành công của Cách mạng tháng Tám, nhân dân Quảng Ngãi vô cùng tự hào vì đã kịp thời chớp lấy thời cơ nổi dậy cùng cả nước làm nên cuộc cách mạng vĩ đại Và càng tự hào hơn nữa khi Quảng Ngãi

là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước giành được chính quyền

Với lòng yêu nước, sự kiên trì gan dạ, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do, nhân dân Quảng Ngãi đã liên tục tiến hành phong trào đấu tranh từ khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược cho đến Cách mạng tháng Tám thành công, góp phần xứng đáng cùng nhân dân cả nước giành lại độc lập, tự do sau hơn 80 năm

1.2 Quảng Ngãi trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và sự ra đời vùng tự do Quảng Ngãi

1.2.1 Tình hình Quảng Ngãi trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Cách mạng tháng Tám thành công đã đưa Việt Nam bước sang một kỷ

Trang 31

nguyên mới – kỷ nguyên độc lập, tự do, gắn với Chủ nghĩa xã hội Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhân dân vui mừng và tỏ

rõ quyết tâm gắn bó với chế độ mới

Tuy nhiên, nền độc lập mới giành lại được phải đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” Trước tình thế đó, Chính quyền các địa phương luôn lãnh đạo nhân dân đoàn kết đi theo sự chỉ đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh nên cả nước đã có được sự bình tĩnh, tự tin, không để bị khiêu khích nhưng cũng khẩn trương chuẩn bị chiến đấu

Trong bối cảnh chung của đất nước, tình hình Quảng Ngãi cũng vô cùng khó khăn Quảng Ngãi là một trong những tỉnh nghèo nhất Nam Trung Bộ, chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ cũ, trình độ dân trí rất thấp, gần 95% dân số bị

mù chữ; kinh tế nghèo nàn lạc hậu, sản xuất nông nghiệp nhỏ bé, luôn bị thiên tai, dịch bệnh hoành hành Hệ thống chính quyền từ tỉnh đến cơ sở còn non trẻ chưa đáp ứng được yêu cầu mới của cách mạng Tình hình trên đặt ra cho tỉnh Quảng Ngãi nhiệm vụ vừa khẩn trương xây dựng địa phương vững mạnh về mọi mặt, ổn định đời sống nhân dân, đồng thời sẵn sàng đối phó với âm mưu

mở rộng xâm lược ra Nam Trung Bộ của thực dân Pháp, bảo vệ thành quả cách mạng

Tuy nhiên, sự lãnh đạo thống nhất của Chính quyền địa phương với chủ trương của Đảng uỷ kết hợp với nhiều thuận lợi khác như: tinh thần yêu nước, nhiệt tình cách mạng của nhân dân, lực lượng vũ trang sớm ra đời, căn cứ địa

vững chắc ở miền núi và vùng giáp ranh, là động lực để Quảng Ngãi có thể vượt qua được những khó khăn sau cách mạng tháng Tám

Sau cách mạng, Chính quyền Quảng Ngãi tập trung giải quyết những nhiệm vụ cấp bách của tỉnh như củng cố, tăng cường sự lãnh đạo chính quyền các cấp, xây dựng chính quyền cách mạng non trẻ, phát triển thực lực cách

Trang 32

mạng, ổn định và phát triển sản xuất, chăm lo cải thiện đời sống của nhân dân

và giải quyết tàn dư của chế độ cũ để lại Nhờ đó, khối đoàn kết toàn dân của tỉnh được tăng cường, mở rộng, là nền tảng vững chắc để nhân dân tiếp tục đóng góp ngày càng nhiều cho cách mạng

1.2.2 Sự ra đời của vùng tự do Quảng Ngãi

Trong khi nhân dân Việt Nam dưới sự chỉ đạo Đảng và Chính phủ đang

tiến hành xây dựng đất nước, từng bước vượt qua tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”, tháng 10/1945, sau khi phá vỡ mặt trận Bắc Sài Gòn, thực dân dân Pháp

mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ, đồng thời ráo riết chuẩn bị tiến đánh các tỉnh Nam Trung Bộ Một cuộc chiến tranh giữ nước mới là không thể tránh khỏi

Ngày 6/10/1945, thực dân Pháp cho quân đổ bộ vào Nha Trang, đánh chiếm nhiều vị trí quan trọng trong tỉnh, chuẩn bị bàn đạp cho cuộc tấn công các tỉnh Nam Trung Bộ Quân dân Khánh Hoà cùng bộ đội “Nam Tiến” đã bao vây và chặn đánh quân Pháp quyết liệt

V.I Lênin từng nói: “Muốn tiến hành một cuộc chiến tranh nghiêm chỉnh, phải có một hậu phương được tổ chức một cách vững chắc” (V.I Lênin, 1978, tr.497) Đúng vậy, trong chiến tranh muốn giành thắng lợi chủ yếu là do việc đánh bại giặc trên chiến trường Nhưng sức mạnh của chiến trường chủ yếu dựa vào sức mạnh của nhân dân, của hậu phương

Một hậu phương vững chắc thì đều căn bản nhất là hậu phương đó phải được nằm trong lòng nhân dân cách mạng Nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin

và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam từ bao đời đã được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo trong cách mạng và chiến tranh giải phóng dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được” (Võ Nguyên Giáp, 1963, tr.133)

Trước việc thực dân Pháp mở rộng xâm lược ra Nam Trung Bộ, ngày

Trang 33

25/11/1945, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị

“Kháng chiến kiến quốc”, nêu rõ cách mạng nước ta phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc, kháng chiến là nhiệm vụ chủ yếu, kiến quốc là nhiệm vụ cơ bản: “Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc, kháng chiến

có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công, kiến quốc có thành công thì kháng chiến mới thắng lợi” (Hồ Chí Minh, 1956, tr.50)

Thực hiện theo chỉ thị trên, Uỷ ban Quân chính Nam phần Trung bộ đã đề

ra chủ trương:

“- Tích cực chặn đánh, tiêu hao, ngăn chặn địch từng bước

- Bảo tồn lực lượng ta

- Cố giữ cho được một vùng tự do để làm căn cứ kháng chiến lâu dài” (Quân khu V, 1986, tr.48)

Quân dân Quảng Ngãi cùng các tỉnh Nam Trung Bộ gấp rút triển khai kế hoạch đánh thực dân Pháp, kiên quyết giữ vững vùng tự do

Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ Chấp hành chủ trương của Đảng, quân dân Nam Trung Bộ thực hiện tiêu thổ kháng chiến, kiên quyết đánh trả các cuộc tiến công lớn của quân Pháp vào vùng tự do, tổ chức đánh du kích ở những vùng thực dân Pháp mới tràn qua, đẩy mạnh chiến tranh

du kích trong vùng sau lưng giặc, đánh quân Pháp trên các trục đường giao thông và triển khai lực lượng sẵn sàng đánh giặc không cho họ dồn lực lượng tấn công ra vùng tự do

Giữa lúc cuộc chiến đấu của quân và dân các tỉnh Nam Trung Bộ diễn ra quyết liệt nhằm đánh bại âm mưu lấn chiếm của thực dân Pháp để bảo vệ vùng

tự do – hậu phương kháng chiến, từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 4/1947, tại Việt Bắc, Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra quyết định cụ thể về xây dựng căn cứ địa, hậu phương cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Về phương hướng

tổ chức căn cứ địa, Nghị quyết Hội nghị nêu rõ: “Tổ chức căn cứ địa ở miền

Trang 34

rừng núi và đồng bằng” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2000, tr.184) Hội nghị cũng phân tích rõ những thuận lợi và khó khăn của ta trong việc bảo vệ và xây dựng căn cứ địa – hậu phương của cuộc kháng chiến “Việt Nam không thể có căn cứ địa rộng rãi và vững chắc như Tàu Những căn cứ địa ở Việt Nam có thể

bị địch đánh xuyên mũi dùi vào hoặc bao vây Nhưng Việt Nam đã có một mặt trận đoàn kết toàn dân đã hưởng chế độ dân chủ rộng rãi và liều chết giữ vững chế độ ấy” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2000, tr.180) Như vậy hậu phương kháng chiến của ta không hoàn toàn cố định ở mặt phạm vi, không tách rời rõ rệt với vùng có chiến sự ác liệt, do đó mức độ an toàn không vững lắm Song việc gắn hậu phương với tiền tuyến thể hiện tính chất chiến tranh nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược Cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ thắng vì hậu phương ta có vẻ ưu thế cả về “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”

Trải qua gần 2 năm chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược (từ 23/9/1945 đến ngày 5/7/1947) tình hình kháng chiến của quân và dân Nam Trung Bộ diễn ra như sau: các tỉnh Khánh Hoà, Đồng Nai Thượng, Lâm Viên, Đắc Lắc, Bình Thuận, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum và Bắc Quảng Nam trở thành vùng bị tạm chiếm Còn các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên là vùng tự do của Nam Trung Bộ Vùng tự do này được giữ vững đến khi kết thúc cuộc kháng chiến, trở thành hậu phương đối với chiến trường Nam

Trung Bộ, giúp đỡ nhân dân Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia và đây còn là nơi đứng chân của nhiều cơ quan đơn vị thuộc Liên khu V, Khu VI

Sự ra đời của vùng tự do Quảng Ngãi cùng với các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam hình thành một vùng tự do rộng lớn của miền Nam Trung

Bộ, là kết quả của cuộc kháng chiến kiên cường chống mọi âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp, thể hiện tinh thần chủ động, quyết tâm chiến đấu đến cùng của Chính quyền, quân, dân Nam Trung Bộ nói chung và Quảng Ngãi nói riêng trong cuộc kháng chiến bảo vệ quê hương, đất nước theo chủ trương, đường lối được Đảng Cộng sản Đông Dương và Nhà nước vạch ra

Trang 35

1.3 Sự ra đời của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi

1.3.1 Chủ trương của Đảng, Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban kháng chiến hành chính

Cách mạng tháng Tám thành công đã lật nhào ách thống trị của đế quốc, phong kiến, đem lại nền độc lập tự do cho nhân dân Việt Nam Chính quyền cách mạng của dân, do dân, vì dân được thiết lập trong cả nước từ tỉnh đến huyện, từ các xã đến buôn làng Tuy nhiên, bộ máy quản lý chính quyền đó chỉ mang tính lâm thời Do vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho Đảng và Chính phủ là phải tiến hành củng cố nhà nước về mặt pháp lý và phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Ngày 17/10/1945, Chính phủ ra Sắc lệnh số 51 về tổ chức tổng tuyển cử bầu cử Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà và tiếp theo là Sắc lệnh 63, ngày 22/11/1945 quy định tổ chức bầu

cử Hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành chính các cấp trong cả nước, đồng thời quy định việc kiện toàn chính quyền cấp cơ sở, tiến hành bãi bỏ cấp phủ, cấp châu, tổng, hình thành hệ thống chính quyền 3 cấp: Tỉnh, huyện (thị xã), xã Cùng với sự thay đổi các đơn vị hành chính, bộ máy quản lý Nhà nước mới cũng được thiết lập Nếu như sắc lệnh 63/SL ngày 22/11/1945 của Chủ tịch

Hồ Chí Minh đưa ra quy định về tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành chính các cấp thì Sắc lệnh 77/SL ngày 21/12/1945 quy định về tổ chức chính quyền nhân dân ở các thị xã và thành phố Cả hai Sắc lệnh đều quy định rõ về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp chính quyền ở địa phương Tại các địa phương, HĐND được coi là cơ quan quyền lực cao nhất do nhân dân địa phương bầu ra, quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Đồng thời HĐND sẽ bầu và bãi miễn các chức danh của Uỷ ban hành chính HĐND chỉ được tổ chức ở cấp tỉnh, thành phố, thị xã và cấp xã

Bên cạnh HĐND là Uỷ ban hành chính các cấp UBHC là cơ quan hành

Trang 36

pháp tại địa phương với nhiệm vụ quản lý hành chính, thi hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các cấp trên, thực hiện việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, cải thiện đời sống cho nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự, củng cố chế độ mới…

Tháng 1/1946, quân đội Pháp chính thức thay thế quân đội Anh ở phía nam vĩ tuyến 16 và ký với Tưởng Giới Thạch Hiệp ước Pháp – Hoa (28/2/1946) đưa quân viễn chinh Pháp ra Bắc để mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

Để kiến thiết đất nước và chuẩn bị cho cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi với thực dân Pháp, Việt Nam chủ trương giải quyết quan hệ ngoại giao Việt – Pháp bằng con đường hòa bình Việt Nam ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), trao cho Pháp nhiều quyền lợi Nhưng Việt Nam càng nhân nhượng thì Pháp càng lấn tới, nhiều lần bội ước

Xác định thời kỳ hòa hoãn không thể kéo dài thêm, đêm ngày 19/12/1946,

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” Hưởng ứng lời

kêu gọi, quân dân cả nước đồng loạt nổ súng tấn công quân Pháp ở thủ đô Hà Nội, các thành phố, thị xã và khắp vùng nông thôn

Nhằm phù hợp với tình hình mới, Đảng và Chính phủ đã kịp thời chuyển hướng tổ chức và xây dựng chính quyền từ Trung ương đến cơ sở Ngày 20/12/1946, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 01/SL về tổ chức bộ máy Nhà nước trong thời kỳ đặc biệt Theo Sắc lệnh này, bên cạnh UBHC, thành lập Uỷ ban kháng chiến các cấp Đây là cơ quan chính quyền Nhà nước chuyên lo về công việc kháng chiến và tổ chức cuộc kháng chiến ở địa phương

Trong tình hình khẩn trương của cuộc chiến tranh, sự hình thành UBKC các cấp bên cạnh hệ thống UBHC đã nói lên tầm quan trọng của việc chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Tuy nhiên, càng về sau, sự tồn tại song song của hai Ủy ban làm phát sinh một số vấn đề tiêu cực Chẳng hạn như có nơi UBKC át hẳn quyền hành của

Trang 37

UBHC, làm cho vai trò của hành chính bị lu mờ và công tác của hành chính cũng bị sao lãng một phần lớn Việc phân định quyền hạn và nhiệm vụ giữa UBKC và UBHC không được phân minh Vì không quan niệm được hình thái của cuộc kháng chiến, vì ý thức trường kỳ kháng chiến còn kém, cho nên các UBKC làm việc có tính cách sôi nổi nhất thời, việc huy động quá thiên về mệnh lệnh hơn là giải thích, các UBHC thì kém hoạt động, thường ỷ lại vào UBKC Bên cạnh đó, có những hoạt động trong công tác chỉ đạo kháng chiến của hai bên bị chồng chéo, trùng lặp, lại có hoạt động cả hai bên đều bỏ rơi

Nhận thấy sự bất cập trong hệ thống chính quyền có hai hệ thống Uỷ ban tồn tại song song như trên, ngày 4/8/1947, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết về việc thống nhất các Uỷ ban kháng chiến và hành chính từ xã đến tỉnh

Ngày 01/10/1947, Chính phủ ra Sắc lệnh số 91/SL về việc hợp nhất UBHC

và UBKC các cấp trong cả nước thành Uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính Theo đó các Uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính được ra đời ở các địa phương

(Nguyễn Thị Thư và Nguyễn Huy Cát, 1999)

Đến Sắc lệnh số 149/SL, ngày 29/3/1948, Chính phủ quy định bỏ chữ

“kiêm” trong tên gọi của Uỷ ban nên Uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính được đổi tên thành Uỷ ban kháng chiến hành chính

1.3.2 Sự ra đời Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi

Tháng 10/1945, khi thực dân Pháp đang mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam

Bộ và ráo riết chuẩn bị tiến đánh các tỉnh Nam Bộ, để phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới, thực hiện theo chủ trương của Trung ương Đảng và Chính phủ,

Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Quảng Ngãi đổi thành Ủy ban hành chính lâm thời Đây là cơ quan chuyên môn thay mặt nhân dân điều hành chính quyền vừa mới giành được từ tay đế quốc và tay sai Ngay từ khi ra đời, Ủy ban

đã thi hành những việc làm tích cực để cho nhân dân thấy rõ quyền lợi thiết thực của chính quyền cách mạng mới:

Trang 38

- “Đoàn thể từ giàu đến nghèo, từ sang đến hèn, từ đàn ông đến đàn bà đều hoàn toàn bình đẳng

- Hủy bỏ hết thảy bộ luật của đế quốc phát xít hay Việt gian đặt ra, bãi bỏ Hội đồng hào mục cùng tất cả những chức dịch cũ (Lý trưởng, Ngũ hương…), tịch thu và phá hủy tất cả các đồng triện của lý trưởng, chánh trưởng ban hương

- Diệt trừ trộm cướp để bảo vệ tài sản và tính mạng cho đồng bào” (Ủy

ban vận động cứu quốc Quảng Ngãi, 1945)

Để chính quyền cách mạng ngày càng được vững chắc, Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ đã từng bước hoàn chỉnh, chính thức hóa cơ quan quyền lực tối cao của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà bằng các Sắc lệnh như: Sắc lệnh 14/SL ngày 8/9/1945, Sắc lệnh 63/SL ngày 22/11/1945, Sắc lệnh 77/SL ngày 21/12/1945 Các sắc lệnh trên đều quy định rõ ràng tổ chức, nhiệm

vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương và nhấm mạnh chính quyền mới là chính quyền hoàn toàn do dân bầu ra, gồm các đại biểu cho quyền lợi của công nhân và nhân dân lao động

Trang 39

Ngày 6/1/1946, nhân dân Quảng Ngãi cùng cả nước tham gia bầu cử Quốc

hội – cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Có 8 ứng viên của tỉnh trúng cử đại biểu Quốc hội: Phạm Văn Đồng, Phạm Quang Lược, Hồ Thiết, Lê Hồng Long, Nguyễn Trí, Nguyễn Duân, Hà Văn Tính, Đinh May (Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, 2019, tr 26-27) Thành công của cuộc bầu cử Quốc hội ở Quảng Ngãi góp phần đem lại ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ thành công chính quyền non trẻ mới ra đời, là sự thống nhất toàn quốc không gì có thể chia cắt được Đồng thời đã giáng một đòn mạnh mẽ vào âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của các thế lực trong và ngoài nước

Sau cuộc bầu cử Quốc hội, nhân dân Quảng Ngãi tham gia bầu cử HĐND

cấp tỉnh và cấp xã

Khi đã đi vào hoạt động, HĐND tiến hành bầu ra UBHC các cấp, thay thế cho UBHC lâm thời được thành lập trước đó Ngày 15/4/1946, UBHC tỉnh Quảng Ngãi chính thức ra đời do ông Nguyễn Công Phương đứng đầu làm Chủ tịch

Đến trước ngày toàn quốc kháng chiến, với sự phối hợp chặt chẽ của UBKCHC cùng Đảng bộ, Ủy ban Việt Minh, Hội Liên Việt, các chủ trương, đường lối được thực hiện kịp thời và có hiệu quả ở Quảng Ngãi Nhân dân toàn tỉnh tích cực tham gia xây dựng quê hương đất nước, cải thiện đời sống, kết quả

đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận

Chính quyền đã bãi bỏ những thứ thuế của chế độ cũ như thuế thân, thuế chợ, thuế đò…; tiến hành giảm tô, giảm tức, xóa bỏ những món nợ của địa chủ; tịch thu ruộng đất của Việt gian, phản động chia cho dân nông dân nghèo sản xuất Những việc làm thiết thực trên đã cải thiện đời sống nhân dân, giúp quyền lợi và vai trò của người nông dân được đề cao, hạn chế sự bóc lột của địa chủ đối với dân nghèo

Khi Chính phủ và Hồ Chủ tịch phát động phong trào tiết kiệm giúp đồng bào miền Bắc đang bị nạn đói hoành hành Chỉ trong ngày đầu tiên, nhân dân

Trang 40

Quảng Ngãi góp được 126.142 đồng và 70 tấn gạo Sau một thời gian ngắn,

nhân dân trong tỉnh góp được 600 tấn gạo giúp đồng bào miền Bắc và 107.284 đồng vào quỹ ngày Nam Bộ (Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, 2019, tr.181) Ngoài ra, nhân dân Quảng Ngãi còn góp phần giải quyết kịp thời những khó khăn về tài chính của Đảng và Chỉnh phủ bằng cách đóng góp vào “Quỹ độc lập” 42 kg vàng, chiếm hơn 40% số vàng của các tỉnh Nam Trung Bộ đóng

góp (100kg vàng), 107 kg bạc và hơn 14.000 kg đồng (Ban chỉ huy Quân sự Nghĩa Bình, 1988, tr.83)

Để đẩy lùi giặc đói trong tỉnh, UBHC tỉnh phát động nhân dân tăng gia sản xuất với khẩu hiệu “không một tất đất bỏ hoang”, “không một mảnh vườn

bỏ phí”, “tấc đất tấc vàng”… và thành lập các hợp tác xã, Hội đồng canh nhằm giúp nông dân cải thiện đời sống và sản xuất Được toàn dân hưởng ứng nên kết quả rất khả quan, toàn tỉnh có thể tự túc được về lương thực, thực phẩm Đối với giặc dốt, trong toàn tỉnh thi đua xóa nạn mù chữ Các lớp bình dân học vụ được mở khắp thôn, xóm, các tầng lớp nhân dân ở mọi lứa tuổi đều thi đua học chữ Số lượng học sinh đến trường tăng lên nhiều so với trước, nếu như năm học 1944 – 1945, toàn tỉnh có 11.246 học sinh, đến năm học 1945 – 1946 tăng lên 23.083 học sinh (Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, 1999, tr.38)

Khi giặc Pháp tiến hành xâm lược nước ta lần hai, các cán bộ và nhân dân Quảng Ngãi đã kịp thời tham gia hỗ trợ kháng chiến Ngoài việc đảm bảo nuôi dưỡng các lực lượng vũ trang trong tỉnh, nhân dân Quảng Ngãi còn góp 2.000

bộ quần áo, 506 chiếc mền, 200 cây vải, 37 đôi giày và 90.000 đồng ủng hộ các đơn vị của cấp trên như trường Quân chính khu V, trung đoàn 68, 69 của đại đoàn 31 trong thời gian đóng quân trên địa bàn tỉnh (Ban chỉ huy quân sự Nghĩa Bình, 1988, tr.84)

Tháng 9/1945, theo chủ trương của Trung ương, Ủy ban quân chính Nam phần Trung bộ được thành lập, nhiều cán bộ của Quảng Ngãi như Phạm Kiệt,

Ngày đăng: 31/08/2023, 16:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w