hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh”, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thái Minh Thanh Thảo
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT THÔNG QUA TRÒ CHƠI
VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2021
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thái Minh Thanh Thảo
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
THỂ CHẤT THÔNG QUA TRÒ CHƠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THANH GIANG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2021
Trang 3qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh” là sản phẩm khoa học của riêng tôi, đảm bảo tính
trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong một công trình khoa học nào khác
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 04 năm 2021
TÁC GIẢ
THÁI MINH THANH THẢO
Trang 4hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh”, tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học và tập thể giảng viên Khoa Khoa học Giáo dục của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ của mình;
Đặc biệt hơn hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến với
TS NGUYỄN THANH GIANG - người trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ;
Phòng Giáo dục và đào tạo quận Tân Bình, Hội đồng Quản trị, Ban Giám hiệu
và giáo viên một số trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Tân Bình đã hỗ trợ và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra khảo sát, thu thập các dữ liệu phục vụ
đề tài;
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn trong khả năng cho phép nhưng
sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quí Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp và những người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 04 năm 2021
TÁC GIẢ
THÁI MINH THANH THẢO
Trang 5Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT THÔNG QUA TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON 8
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
1.2 Một số khái niệm cơ bản 11
1.2.1 Trò chơi vận động 11
1.2.2 Hoạt động phát triển thể chất thông qua TCVĐ cho trẻ 5-6 tuổi 12
1.2.3 Quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua TCVĐ cho trẻ 5-6 tuổi 13
1.3 Hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi 16
1.3.1 Đặc điểm phát triển thể chất ở trẻ lứa tuổi 5-6 tuổi 16
1.3.2 Đặc điểm trò chơi vận động 17
1.3.3 Mục tiêu của hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi 19
1.3.4 Nội dung hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi 20
1.3.5 Hình thức, phương pháp hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi 21
1.3.6 Điều kiện, phương tiện của hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi 24
1.3.7 Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi 26
Trang 61.4.1 Phân cấp quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận
động cho trẻ 5-6 tuổi 27 1.4.2 Mục tiêu quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận
động cho trẻ 5-6 tuổi 28 1.4.3 Xây dựng kế hoạch phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho
trẻ 5-6 tuổi 28 1.4.4 Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thể chất thông qua trò chơi vận
động cho trẻ 5-6 tuổi 30 1.4.5 Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch phát triển thể chất thông qua trò chơi
vận động cho trẻ 5-6 tuổi 31 1.4.6 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển thể chất thông
qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi 32 1.4.7 Quản lí việc đảm bảo các điều kiện cho hoạt động phát triển thể chất
thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi 33 1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non 34
Tiểu kết chương 1 37
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ
CHẤT THÔNG QUA TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 38
2.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu 38 2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 41 2.3 Thực trạng hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tư thục Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 44 2.3.1 Thực trạng nhận thức về hoạt động phát triển thể chất thông qua trò
chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi 44
Trang 72.3.3 Thực trạng về hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động phát triển thể
chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi 48 2.3.4 Thực trạng về kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển thể chất thông
qua trò chơi vận động của trẻ 5-6 tuổi 53 2.3.5 Thực trạng về điều kiện tổ chức hoạt động phát triển thể chất thông
qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi 57
2.4 Thực trạng quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động
cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố
Hồ Chí Minh 59 2.4.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển thể chất thông qua trò chơi
vận động cho trẻ 5-6 tuổi 59 2.4.2 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thể chất thông qua trò
chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi 61 2.4.3 Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển thể chất thông qua trò
chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi 62 2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển thể
chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi 64 2.4.5 Thực trạng quản lí việc đảm bảo các điều kiện phát triển thể chất thông
qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi 65 2.5 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi 67
2.6 Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động PTTC thông qua TCVĐ cho
trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tư thục Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 69
Tiểu kết chương 2 73
Trang 8TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC QUẬN TÂN BÌNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 74
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 74
3.2 Biện pháp quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, TPHCM 75
3.2.1 Bồi dưỡng nhận thức về PTTC thông qua TCVĐ cho trẻ 5-6 tuổi 75
3.2.2 Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động xây dựng kế hoạch phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi 77
3.2.3 Đa dạng hóa các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi 80
3.2.4 Chỉ đạo thường xuyên việc thực hiện kế hoạch phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi 84
3.2.5 Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi 85
3.2.6 Đảm bảo các điều kiện thực hiện kế hoạch phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi 88
3.2.7 Mối quan hệ giữa các biện pháp 90
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 91
Tiểu kết chương 3 96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ
viết tắt Nội dung đầy đủ TT
Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ
1 CBQL Cán bộ quản lí 9 MN Mầm non
2 CSVC Cơ sở vật chất 10 NXB Nhà xuất bản
4 ĐLC Độ lệch chuẩn 12 PHHS Phụ huynh học sinh
5 ĐTB Điểm trung bình 13 TCVĐ Trò chơi vận động
6 GD Giáo dục 14 PTTC Phát triển thể chất
8 HT Hiệu trưởng 16 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 10Bảng 2.1 Qui mô trường, lớp mầm non; số lượng trẻ và số GV lớp 5 tuổinăm
học 2019-2020 39
Bảng 2.2 Bảng số lượng trẻ suy dinh dưỡng, dư cân béo phì 40
Bảng 2.3 Số liệu đối tượng nghiên cứu 41
Bảng 2.4 Mã hoá đối tượng phỏng vấn 43
Bảng 2.5 Bảng qui ước xử lí số liệu 43
Bảng 2.6 Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi 44
Bảng 2.7 Nhận thức về mục tiêu phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi 46
Bảng 2.8 Mức độ thực hiện nội dung phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi 47
Bảng 2.9 Mức độ thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi 49
Bảng 2.10 Thời điểm tổ chức hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi 50
Bảng 2.11 Mức độ sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi 51
Bảng 2.12 Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động của trẻ 5 - 6 tuổi 54
Bảng 2.13 Điều kiện tổ chức hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi 57
Bảng 2.14 Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi 59
Bảng 2.15 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi 61
Trang 11Bảng 2.17 Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển thể chất
thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi 64 Bảng 2.18 Thực trạng quản lí việc đảm bảo các điều kiện phát triển thể chất
thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi 65 Bảng 2.19 Yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí hoạt động phát triển thể chất
thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi 67 Bảng 3.1 Số liệu đối tượng khảo nghiệm 91 Bảng 3.2 Đánh giá của CBQL – giáo viên về tính cần thiết của các biện pháp
quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua TCVĐ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường MN tư thục quận Tân Bình, TPHCM 93 Bảng 3.3 Đánh giá của CBQL – giáo viên về tính khả thi của các biện pháp
quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua TCVĐ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường MN tư thục quận Tân Bình, TPHCM 94
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trong những năm đầu đời của trẻ, hình thành nền tảng về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội, ngôn ngữ, thẩm mĩ - những nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển hết tiềm năng của mình trong tương lai Giáo dục mầm non hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện, thúc đẩy khả năng học tập ở những giai đoạn tiếp theo của trẻ Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, đã đề cập đến nhiệm vụ “Tiếp tục đổi mới và chuẩn hóa nội dung giáo dục mầm non, chú trọng kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lí, sinh lí, yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách” (Chính phủ, 2013) Nói đến phát triển toàn diện thì phát triển thể chất cho trẻ mầm non là một nội dung không thể thiếu Vì cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, hệ cơ xương hình thành nhanh, hệ hô hấp đang dần hoàn thiện… Nên việc tiếp cận với hoạt động thể chất sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển thể lực, là tiền đề để phát triển trí lực Bởi có sức khỏe tốt thì trẻ mới có thể học tập tốt Sức khỏe là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Đồng thời, với những đòi hỏi sự nỗ lực ở các hoạt động thể chất, có thể hình thành và giáo dục được những phẩm chất, đạo đức, nhân cách của con người một cách tự nhiên như: Ý chí, tính kiên trì nhẫn nại, sự tự tin, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể,… Nắm bắt được tầm quan trọng của giáo dục thể chất đối với học sinh, Quyết định số 1076/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 06 năm 2016 về “Phê duyệt đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” nêu rõ mục tiêu tổng quát là “Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và thể thao trường học nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên cho trẻ em, học sinh, sinh viên; gắn giáo dục thể chất, thể thao trường học với giáo dục ý chí, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống; đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, lành mạnh cho trẻ em, học sinh, sinh viên, đồng thời
Trang 14góp phần phát hiện, đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao cho đất nước” (Quyết định số 1076/QĐ-TTg, 2006) Hơn nữa, để phát triển thể chất cho trẻ toàn diện nhất, chúng ta không nên chỉ lệ thuộc vào những khuôn khổ, những giờ học thể chất trên lớp, mà nên “đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc… Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa…” (Chính phủ, 2013)
Trong đó trò chơi vận động là một trong những điều trẻ hào hứng tham gia nhất, bởi đối với trẻ, đó là “hoạt động học mà chơi, chơi mà học” Trò chơi chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của trẻ mầm non Trong đa dạng các loại trò chơi thì trò chơi vận động nên được chú trọng và sử dụng một cách tối đa vì đó vừa là nội dung học trong chương trình giáo dục thể chất, vừa là phương pháp dạy học vận động, vừa
là hình thức tổ chức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực, được trẻ rất yêu thích, vừa là phương tiện để giáo dục toàn diện Trong quá trình giáo dục thể chất, trò chơi vận động là cách thức hoàn thiện kĩ năng vận động; đòi hỏi sự phối hợp hoạt động của nhận thức
và vận động, tự lực giải quyết nhiệm vụ một cách nhanh trí, khéo léo; tác động lên các nhóm cơ, làm tăng cường quá trình trao đổi chất; tác động đến tính cách, khí chất của trẻ để trẻ thể hiện hành vi, đạo đức của mình qua trò chơi; phát triển ở trẻ khả năng tư duy và ngôn ngữ
Với xu hướng của xã hội ngày nay thì không chỉ đơn thuần yêu cầu một con người tài giỏi, tinh thông mà là một sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần Tuy nhiên, hiện nay hoạt động và quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều hạn chế, chưa được sự quan tâm đúng tầm của các nhà quản lí Nhận thức về hoạt động và quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, còn nhiều bất cập Các bậc phụ huynh cũng như đại đa số cán bộ quản lí, các thầy cô luôn coi trọng việc phát triển trí tuệ hơn phát triển thể chất và chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động và quản lí hoạt động phát triển thể chất, đặc
Trang 15biệt là phát triển thể chất cho trẻ mầm non thông qua trò chơi vận động Đa số các trò chơi vận động hiện nay thường được tổ chức một cách hình thức, giáo viên thường
lơ là, không chú trọng hoạt động này dẫn đến việc chuẩn bị sơ sài, thậm chí thời gian dành cho hoạt động này đôi khi còn bị rút ngắn lại để dành cho những hoạt động khác
mà đối với giáo viên là quan trọng và cần thiết hơn Một số trường không có khoảng không gian ngoài trời, sân chơi hay phòng thể chất cho trẻ thì hoạt động này gần như chỉ gói gọn trong lớp, hành lang hoặc thậm chí còn không được tổ chức Đối với một
số trường được trang bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất đầy đủ, hiện đại, thì giáo viên lại lạm dụng các đồ chơi đó để mặc trẻ chơi tự do, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động Ví dụ như các giáo viên thường cho trẻ chơi trò chơi liên hoàn đến hết giờ thì vào lớp mà hoàn toàn không có một kế hoạch cụ thể cho hoạt động này Chính vì vậy công tác quản lí hoạt động này trên địa bàn còn rất nhiều hạn chế và bất cập
Có nhiều nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động và quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng nguyên nhân chủ yếu không phải xuất phát từ đội ngũ cán bộ quản lí và GV không muốn đổi mới, triển khai thực hiện Kết quả khảo sát cho thấy đa số CBQL và GV đều tâm huyết, mong muốn được đổi mới hoạt động và quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lại lúng túng không biết nên triển khai thực hiện như thế nào và bắt đầu từ đâu Hơn nữa, hoạt động và quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non, chịu sự tác động trực tiếp của những cách thức quản lí của CBQL Tiếp cận từ góc độ quản lí, có thể thấy rằng các trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh phần lớn mới dừng lại ở chủ trương đổi mới hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non, còn thiếu những biện pháp cụ thể để tác động và liên kết được người dạy với người học, chưa tạo được động lực của hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non, chưa lựa chọn những nội dung, cách thức triển khai
Trang 16thiết thực và có trọng tâm, chưa tổ chức các hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non vào quá trình dạy học
và quản lí một cách khoa học và hiệu quả, vì thế chưa đủ để tạo nên một bước chuyển biến thực sự về hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Từ
những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lí hoạt động phát triển thể chất
thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về hoạt động và quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi và khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động và quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non
Đối tượng nghiên cứu: Quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành
phố Hồ Chí Minh
4 Giả thuyết nghiên cứu
Quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế ở chức năng chỉ đạo thực hiện kế hoạch
Nếu xây dựng được hệ thống lí luận và làm sáng tỏ thực trạng quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường mầm
Trang 17non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh một cách
khoa học và khả thi
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lí luận của hoạt động PTTC và quản lí hoạt động PTTC thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi;
Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động PTTC thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố
Hồ Chí Minh;
Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động PTTC thông qua TVCĐ cho trẻ 5-6
tuổi tại một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
6 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát thực trạng quản lí hoạt động PTTC thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi tại một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình theo các chức năng quản lí
Đối tượng: Cán bộ quản lí, giáo viên dạy trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường mầm non
tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu trong thời gian từ tháng 1/2020 đến hết 3/2021
7 Phương pháp luận nghiên cứu
7.1 Cơ sở phương pháp luận
Trong phạm vi đề tài này chúng tôi sử dụng các cách tiếp cận sau: quan điểm
hệ thống - cấu trúc, quan điểm lịch sử, quan điểm thực tiễn
7.1.1 Quan điểm hệ thống- cấu trúc
Theo quan điểm hệ thống - cấu trúc: Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại dưới dạng một hệ thống với các yếu tố hợp thành có liên hệ với nhau Hệ thống không tồn tại độc lập mà có liên hệ với các hệ thống khác
Vận dụng quan điểm này vào việc nghiên cứu, quản lí hoạt động PTTC thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi có liên quan tới việc xây dựng kế hoạch, tổ
Trang 18chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá và quản lí các điều kiện tác động đến hoạt động
PTTC thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi
7.1.2 Quan điểm lịch sử - logic
Quan điểm lịch sử chính là việc thực hiện quá trình nghiên cứu đối tượng bằng phương pháp lịch sử, tức là tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển của giáo dục trong những khoảng thời gian và không gian cụ thể, với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể
Vận dụng quan điểm này vào luận văn, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử nghiên cứu tổng quan về những công trình nghiên cứu về quản lí hoạt động PTTC thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trong và ngoài nước, để từ đó tìm hiểu những sự thay đổi trong hoạt động PTTC cho trẻ 5 – 6 tuổi, cũng như là sự thay đổi trong quản lí hoạt động PTTC thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5–6 tuổi
từ xưa đến nay
7.1.3 Quan điểm thực tiễn
Nghiên cứu khoa học suy cho cùng là hướng nghiên cứu vào những vấn đề của hiện thực khách quan từ đó phát hiện những qui luật của thực tiễn tự nhiên – xã hội Chính vì vậy mọi đề tài nghiên cứu khoa học phải có tính thực tiễn cao, có nghĩa là
phải xuất phát từ những yêu cầu cần thiết của thực tiễn
7.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những tài liệu lí thuyết từ các nguồn như sách, giáo trình, báo, tạp chí khoa học hay các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động PTTC thông qua TCVĐ cho trẻ 5-6 tuổi, quản lí hoạt động PTTC thông qua TCVĐ cho trẻ 5-6 tuổi nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài
7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
1) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp này nhằm khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá thực trạng hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi, quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường
Trang 19mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh từ các đối tượng như lãnh đạo trường, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường mầm
non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
2) Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn dùng để trao đổi, xin ý kiến trực tiếp CBQL, giáo viên dạy trẻ 5 – 6 tuổi về thực trạng quản lí hoạt động PTTC thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm thu thập thông tin để làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến việc quản lí hoạt động PTTC thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5-6 tuổi tại một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
7.2.3 Phương pháp thống kê toán học
Người nghiên cứu sử dụng phương pháp này nhằm xử lí số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động PTTC thông qua TCVĐ cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non;
Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động PTTC thông qua TCVĐ cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh; Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động PTTC thông qua TCVĐ cho trẻ 5-6 tuổi
ở một số trường mầm non tư thục quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 20Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT THÔNG QUA TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Một số nghiên cứu ở ngoài nước
Những năm 60 của thế kỉ XIX, P.Ph Lexgáp - nhà sáng lập lí luận giáo dục thể chất người Nga, dựa trên quan điểm khoa học biện chứng ông đã xây dựng cơ sở lí luận giáo dục, trong đó lí luận giáo dục thể chất đóng vai trò chủ yếu Ông cho rằng
sự phát triển thể chất có mối quan hệ với sự phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, và hoạt động lao động Quá trình thực hiện bài tập thể chất coi như là một quá trình thống nhất giữa sự hoàn thiện tinh thần và thể chất
Lexgáp cũng đã nghiên cứu lí luận và phương pháp tiến hành trò chơi vận động, ông coi trò chơi vận động như là “bài tập” mà nhờ đó trẻ chuẩn bị cho cuộc sống sau này Trong những trò chơi đó, trẻ lĩnh hội kĩ năng, thói quen, hình thành tính cách của mình Qui tắc của trò chơi có ý nghĩa như qui luật, trẻ cần phải có ý thức tự giác
và trách nhiệm Trò chơi làm phát triển những phẩm chất đạo đức, tính kỉ luật trung thực, sự công bằng, giúp đỡ lẫn nhau Ông coi trò chơi như phương tiện giáo dục nhân cách (Đặng Hồng Phương, 2015)
G Spencer (1820-1903) - nhà triết học, nhà xã hội học và nhà sư phạm người Anh cho rằng, chơi chính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa ở trẻ em Học thuyết
“sức dư thừa” của Spencer có những khía cạnh được thừa nhận là tham gia vào trò chơi không chỉ có những trẻ khỏe mạnh mà còn có cả những trẻ đang bị bệnh (sức khỏe yếu) Hơn thế nữa, chơi không chỉ có tiêu hao sức lực (dư thừa) mà còn có tác dụng khôi phục sức khỏe cho trẻ Sự dư thừa năng lượng trong cơ thể trẻ đang phát triển tạo điều kiện thuận lợi để trẻ thực hiện trò chơi, chứ không phải nguyên nhân tạo ra trò chơi (Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa, 1997) N.K.Krúxkaika (1869 _1939) người có công lao lớn trong quá trình phát triển lí luận về giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non và ghi nhận sự tác động có ích của bài tập thể chất lên cơ thể trẻ, đề cao vai trò của trò chơi Trò chơi không chỉ củng cố sức khỏe của cơ thể, mà nó còn được sử dụng với mục đích giáo dục, góp phần hình
Trang 21thành, củng cố kĩ năng bài tập thể chất, giáo dục cách biết điều khiển bản thân có tổ chức (Đặng Hồng Phương, 2015)
Các nghiên cứu của P.A Ruđich, P.G.Xamarukôva, E.A.Arôkin đều thống nhất quan điểm trò chơi là hoạt động cơ bản của trẻ mẫu giáo Chơi là nhu cầu để phát triển cơ thể của trẻ Khi chơi, sức mạnh của trẻ được phát triển làm cho đôi tay cứng cáp, đôi chân dẻo dai, thân thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối, hài hòa Theo
ý kiến của E.A.Arôkin “không thể phát triển sức khỏe nếu thiếu hoạt động, thiếu hứng thú với cuộc sống” Các trò chơi tự do hoặc trò chơi có luật lệ đều là những hoạt động hấp dẫn cuộc sống của trẻ E.A.Arôkin ca ngợi trò chơi không chỉ vì trong đó trẻ thể hiện sự sáng tạo, thể hiện bản thân trẻ đầy đủ nhất mà còn ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của trẻ (Nguyễn Thị Bằng Giao, 2018)
C.Mác nhấn mạnh rằng: “Giáo dục trong tương lai sẽ kết hợp lao động sản xuất với trí lực và thể dục đó không những là biện pháp để tăng thêm sức sản xuất của xã hội mà còn là biện pháp duy nhất để đào tạo con người phát triển toàn diện” Theo C.Mác phát triển thể chất cho trẻ mầm non là cơ sở phát triển toàn diện, rèn luyện cơ thể, hình thành những thói quen vận động cần thiết cho cuộc sống
Qua các công trình nghiên cứu trên, cho thấy các nhà nghiên cứu có cùng quan điểm khi cho rằng việc giáo dục thể chất cho trẻ giữ vai trò rất quan trọng, giúp cho trẻ em phát triển một cách toàn diện Và ghi nhận lợi ích của việc tổ chức các trò chơi vận động đối với việc hình thành và phát triển thể lực cho trẻ
1.1.2 Một số nghiên cứu ở trong nước
Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã nêu: “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới đồng thời
là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước Giáo dục ngày càng có vai trò
và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (Thủ tướng Chính phủ, 2012)
Trang 22Để sự nghiệp giáo dục đạt chất lượng và hiệu quả cao đòi hỏi CBQL giáo dục phải đổi mới tư duy, biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh nghiệm thực tiễn với việc vận dụng sáng tạo tri thức hiện đại vào công tác quản lí ở đơn vị nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục và đào tạo, đưa nền giáo dục nước ta ngang tầm với nền giáo dục của khu vực và thế giới
Theo “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” (1997), tác giả Nguyễn Ánh Tuyết
đã phân tích rất cụ thể bản chất xã hội của trò chơi, cấu trúc, đặc điểm hoạt động chơi của trẻ Tác giả chỉ ra rằng, khẳng định bản chất xã hội của trò chơi trẻ em cũng là khẳng định sự tác động tích cực của người lớn lên trò chơi của trẻ, khẳng định việc
sử dụng trò chơi như một phương tiện giáo dục trẻ quan trọng (Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa, 1997)
Trên cơ sở đó, trong “Giáo dục học mầm non: Những vấn đề lí luận và thực tiễn” và các bài báo đăng trên tạp chí nghiên cứu giáo dục trong thời gian gần đây tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đề cập nhiều đến vấn đề trò chơi là trung tâm trong việc giáo dục trẻ theo cách tiếp cận tích hợp - cách tiếp cận mà hiện nay đang được vận dụng tích cực trong thực tiễn giáo dục mầm non (Nguyễn Ánh Tuyết, 2007)
Tác giả Đào Thanh Âm trong bài báo “Bàn về phương pháp tổ chức hướng dẫn hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo” đã khẳng định “cô giáo giỏi là người biết lấy vui chơi là hoạt động trung tâm của trẻ, giúp trẻ tổ chức hoạt động đời sống hàng ngày” (Hoàng Thị Oanh, 2003)
Trần Đồng Lâm trong cuốn “Trò chơi vận động” đã đề cập đến đặc điểm, ý nghĩa trò chơi vận động và các phương pháp tổ chức, giảng dạy trò chơi vận động và đặc biệt đi sâu vào phân loại trò chơi vận động (Trần Đồng Lâm, 2007)
Tác giả Nguyễn Hồ Hoàng Yến thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ “Quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh” đã nêu rõ mối quan hệ mật thiết của hoạt động giáo dục thể chất với các hoạt động giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và lao động Đồng thời nêu lên được những khó khăn trong công tác quản lí hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường (Nguyễn Hồ Hoàng Yến, 2018)
Trang 23Tác giả Nguyễn Thị Bằng Giao thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ “Biện pháp tổ chức TCVĐ ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non huyện Châu Thành Tiền Giang” Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã dựa trên cơ sở lí luận và thực trạng khảo sát để đưa ra được một số biện pháp tổ chức TCVĐ ngoài trời cho trẻ 5 – 6 tuổi (Nguyễn Thị Bằng Giao, 2018)
Tác giả Lê Thị Diệu thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ “Thực trạng và giải pháp quản lí hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo lớn ở các trường mầm non trong Thành phố Cà Mau” Tác giả đã nêu lên được tầm quan trọng của hoạt động vui chơi – hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo và công tác quản lí hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo (Lê Thị Diệu, 2008)
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều khẳng định phát triển thể chất với trẻ
có một ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ Bên cạnh đó việc tổ chức các hoạt động thông qua trò chơi cũng phát huy được tính tích cực, chủ động, giúp trẻ hào hứng khi tham gia vào các hoạt động Trên địa bàn quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện
về quản lí hoạt động PTTC thông qua TCVĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi Vì vậy việc thực hiện
đề tài này sẽ đảm bảo tính độc lập và có ý nghĩa đối với việc nâng cao hiệu quả quản
lí hoạt động PTTC thông qua TCVĐ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non tư thục tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.1 Trò chơi vận động
Trò chơi vận động là loại trò chơi sử dụng cơ bắp và toàn bộ cơ thể Trò chơi vận động phát triển cả vận động thô và tinh cũng như sự kiểm soát các cơ và các kỹ năng phối hợp Trò chơi vận động giúp trẻ hiểu biết về không gian và hình thành tính
tự tin, ý thức tổ chức kỷ luật tinh thần tập thể (Hoàng Thị Dinh, 2016)
TCVĐ là trò chơi nhằm rèn luyện và hoàn thiện các vận động cho trẻ, là phương tiện chủ yếu giáo dục thể lực cho trẻ, giải quyết các nhiệm vụ vận động dưới dạng trò chơi nên trẻ vận động tích cực và thoải mái (Nguyễn Thị Thu Hương, 2014)
Trang 24Tóm lại, dưới góc độ nghiên cứu của đề tài, khái niệm trò chơi vận động được hiểu là những trò chơi sử dụng cơ bắp và toàn bộ cơ thể nhằm rèn luyện và hoàn thiện các vận động cho trẻ
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.2 Hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5
- 6 tuổi
1) Thể chất
Thể chất là chất lượng thân thể con người bao gồm hình thể, khả năng chức năng và khả năng thích ứng được hình thành và phát triển do bẩm sinh và điều kiện sống (Nguyễn Toán, Nguyễn Sĩ Hà, 2004)
2) Phát triển thể chất
PTTC là quá trình hình thành thay đổi về hình thái và chức năng sinh học của
cơ thể con người dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và môi trường giáo dục (Đặng Hồng Phương, 2015) Tác giả cũng giải thích thêm, PTTC được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng: PTTC là chất lượng phát triển của cơ thể, hay nói cách khác
PTTC là mức độ phát triển của các tố chất thể lực: phản xạ nhanh hay chậm của cơ thể, mức độ linh hoạt, thích nghi với điều kiện sống mới, sự mềm dẻo và sức mạnh của toàn thân
Theo nghĩa hẹp: PTTC là mức độ phát triển của cơ thể, được biểu hiện bằng các
chỉ số: chiều cao, cân nặng, chu vi vòng ngực, vòng đầu, vòng tay
Tóm lại, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khái niệm PTTC được hiểu là phát triển của các tố chất thể lực: phản xạ nhanh hay chậm của cơ thể, mức độ linh hoạt, thích nghi với điều kiện sống mới, sự mềm dẻo và sức mạnh của cơ thể con người dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và môi trường giáo dục
3) Hoạt động PTTC thông qua TCVĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi
Hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi là hoạt động phát triển của các tố chất thể lực của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua những trò chơi sử dụng cơ bắp và toàn bộ cơ thể
Trang 251.2.3 Quản lí, quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi
Theo Frederick Winslow Taylor (1856-1915) người được xem là “Cha đẻ” của phương pháp quản lí khoa học, “Quản lí là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và
rẻ nhất” và đó cũng là tư tưởng của ông về quản lí (Nguyễn Đức Quang, 2013) Theo Henry Fayol (1841 - 1925), cha đẻ của lý thuyết quản lí hành chính cho rằng: “Quản lí là một tiến trình gồm tất cả các khâu lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nỗ lực của các thành viên trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu đã định trước” (Nguyễn Hữu Hải, 2014)
Theo Harold Koonntz, người được coi là cha đẻ của lí luận quản lí hiện đại xác định “Quản lí là một hoạt động thiết yếu; nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của mọi cá thể có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” (Nguyễn Thanh Hải, 2017)
Ở Việt Nam, quan điểm về quản lí được các tác giả Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Minh, Trần Khánh Đức, Đặng Vũ Hoạt
và Hà Thế Ngữ; Bùi Minh Hiền, Đặng Thành Hưng, Trần Kiểm, về cơ bản xem khái niệm quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực)
Trang 26trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất (Trần Tuấn Cảnh, 2020)
Từ những khái niệm trên, có thể đưa ra khái niệm quản lí như sau: Quản lí là sự tác động một cách có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí đến đối tượng và khách thể quản lí nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt mục tiêu mong muốn thông qua các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
2) Quản lí giáo dục
Để định nghĩa khái niệm quản lí giáo dục, tác giả Trần Kiểm đã định nghĩa khái niệm này ở 2 cấp độ, cụ thể như sau:
Ở cấp độ vĩ mô: Quản lí giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lí lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính vượt trội của hệ thống;
sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện đảm bảo sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn luôn biến đổi
Ở cấp độ vi mô: Quản lí giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác
(có ý thức, có mục đích, có kế hoạch,…) của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và những lực lượng xã hội trong
và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường Hay quản lí giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lí và quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường (Trần Kiểm, 2008)
Tác giả Nguyễn Gia Quý cho rằng quản lí giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những qui luật khách quan của hệ thống giáo dục quốc dân (Nguyễn Gia Quý , 2000)
Theo tác giả Hà Sĩ Hồ: Quản lí giáo dục là quá trình tổ chức và điều khiển sự vận hành của ba loại yếu tố (hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tập thể con người
và các điều kiện vật chất cụ thể) với các quan hệ, tác động qua lại trong quá trình GD thống nhất” (Hà Sĩ Hồ, 1995)
Trang 27Theo tác giả Bùi Minh Hiền, quản lí giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lí nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát…một cách hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) để phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (Bùi Minh Hiền, Vũ Trọng Hải, Đặng Quốc Bảo, 2006)
Từ những khái niệm trên có thể hiểu: Quản lí giáo dục là sự tác động có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch, là quá trình tổ chức và điều khiển, là sự tác động có
ý thức của chủ thể quản lí trong hệ thống giáo dục quốc dân đưa giáo dục đạt tới mục tiêu dự kiến Nói cách khác: Quản lí giáo dục là tác động có ý thức, có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng và khách thể quản lí trong hệ thống giáo dục nhằm làm cho hoạt động giáo dục đạt được mục tiêu đã định
3) Quản lí nhà trường mầm non
Trường MN là đơn vị cơ sở của cấp mầm non, là khách thể quan trọng của tất
cả các cấp quản lí giáo dục mầm non Quản lí trường MN là khâu cơ bản của hệ thống quản lí ngành học Đó là quá trình có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí (hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ GV để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi (Phạm Thị Châu, Trần Thị Sinh, 2002)
Quản lí trường MN là tập hợp những tác động tối ưu của hiệu trưởng đến tập thể cán bộ GV để chính họ đã tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu yêu cầu đào tạo (Phạm Thị Châu, 1995)
Tóm lại, quản lí nhà trường mầm non chính là quản lí giáo dục ở cấp vi mô, là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống) của hiệu trưởng trường mầm non đến các hoạt động và các nguồn lực của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu giáo dục
4) Quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ
5 - 6 tuổi
Quản lí hoạt động PTTC thông qua TCVĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi là quá trình tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống) của hiệu trưởng trường mầm non đến hoạt động PTTC cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các chức năng lập
Trang 28kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra công việc của các giáo viên nhằm đạt được mục tiêu PTTC thông qua TCVĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi đã đề ra
1.3 Hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi 1.3.1 Đặc điểm phát triển thể chất ở trẻ lứa tuổi 5 - 6 tuổi
1) Đặc điểm tâm lí
Trẻ 5 – 6 tuổi đã có khả năng tiếp thu một lượng kiến thức không nhỏ Theo A.X.Macarenco, một nhà giáo dục nổi tiếng của Nga thì: “Nền tảng của giáo dục chủ yếu được xây dựng từ khi trước 5 tuổi, nó chiếm 90% chất lượng của cả quá trình giáo dục”
Trẻ 5 – 6 tuổi có một đặc điểm tâm lí rất quan trọng là ý thức về bản ngã (cái tôi) Trẻ bắt đầu biết phân biệt một cách rõ ràng giữa bản thân và những người xung quanh Trẻ có ý thức về tính sở hữu, biết cái gì của mình và cái gì là của người khác Tuổi mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) tư duy của trẻ có một bước ngoặt lớn Xuất hiện kiểu
tư duy trực quan hình tượng mới – tư duy sơ đồ và những yếu tố của tư duy logic
Sự phát triển xúc cảm và ngôn ngữ: Ở lứa tuổi này, tình cảm đã bắt đầu phức tạp và phân hóa Trẻ đòi hỏi sự quan tâm cuộc sống một cách cụ thể và đa dạng hơn,
vì vậy đã xuất hiện ở trẻ những biểu hiện về tình cảm rõ ràng cũng như những phản ánh chống đối dưới nhiều hình thức khác nhau Đây cũng là lứa tuổi phát triển khá hoàn chỉnh về khả năng giao tiếp, trẻ có khả năng nói những câu đầy đủ, đôi khi phức tạp cũng như hiểu được những câu nói dài của người khác Điều này là cơ sở cho trẻ tiếp nhận những kiến thức của lớp một và những bậc học tiếp theo
2) Đặc điểm phát triển cơ thể
Sự phát triển thể chất của trẻ em khác nhau ở các lứa tuổi khác nhau Tuy nhiên trong cùng một độ tuổi sự phát triển thể chất diễn ra theo những quy luật nhất định
Sự phát triển thể chất có liên quan chặt chẽ với các yếu tố di truyền và môi trường sống của trẻ nó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các lĩnh vực phát triển vận động và tinh thần của trẻ
Hệ thần kinh ở trẻ mẫu giáo phát triển ở mức độ cao hơn so với trẻ nhà trẻ và đối với trẻ quá trình hưng phấn và ức chế vẫn còn có sự chênh lệch hưng phấn mạnh theo ức chế Vì vậy phải xây dựng một lượng vận động không quá sức, thời gian
Trang 29không quá dài để tránh làm sẽ mệt mỏi đuối sức đối với trẻ 5 - 6 tuổi Quá trình ức chế tích cực nhằm phát triển ở trẻ khả năng phân tích đánh giá; hình thành kĩ năng kĩ xảo vận động và phân biệt được các hiện tượng xung quanh
3) Đặc điểm phát triển vận động
Vận động là sự chuyển động có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh Trẻ không vận động hoặc ít vận động thì cơ thể kém phát triển, quá trình trao đổi chất chậm, các hệ cơ quan trong cơ thể cũng làm việc yếu hơn Vận động là một trong những yếu tố cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, hệ cơ và hệ thần kinh của trẻ ở lứa tuổi này có những thay đổi lớn: cứng cáp hơn, có khả năng tự lực và các vận động dần đi đến hoàn thiện; các quá trình tâm lí cũng dần hoàn thiện hơn, khả năng chú ý tăng sẽ hiểu được nhiệm vụ
và nhanh chóng nhận ra những yêu cầu chính trong khi thực hiện vận động, sẽ thực hiện được những yêu cầu vận động quen thuộc bằng nhiều cách trong thời gian lâu hơn, lượng vận động mạnh hơn và những yêu cầu cao hơn nhưng chính xác, nhịp nhàng, khéo léo, phối hợp tốt với bạn Do đó giáo viên cần phải tăng dần yêu cầu đối với trẻ để giúp trẻ hoàn thiện vận động
1.3.2 Đặc điểm trò chơi vận động
1) Ý nghĩa
TCVĐ có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non TCVĐ
là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, khi tham gia vào trò chơi trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi và được phát triển toàn diện đời sống tâm lý của trẻ
TCVĐ cũng như những bài tập thể dục thể thao khác, nếu được thực hiện đúng phương pháp khoa học thì nhất định có tác dụng nâng cao sức khỏe và sức khỏe của trẻ là mục tiêu cơ bản, quan trọng nhất của giáo dục thể chất trong trường mầm non Trong quá trình trẻ tham gia cũng sẽ phát triển hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, Khi được rèn luyện thì các chức năng thần kinh cũng không ngừng được củng cố, nâng cao và hoàn thiện làm cho cơ thể của trẻ được phát triển toàn diện các tố chất: nhanh, mạnh, bền, mềm, dẻo, khéo léo và chính xác, làm cho cơ thể phát triển cân đối và hoàn thiện theo qui luật giới tính và lứa tuổi
Trang 302) Tiêu chí lựa chọn TCVĐ
Các tiêu chí lựa chọn tổ chức TCVĐ cho trẻ: Dựa vào vận động cơ bản, dựa vào chủ đề, dựa vào đặc điểm lứa tuổi (Tâm lí, thể trạng), dựa vào điều kiện thời tiết, dựa vào điều kiện sân bãi; trang thiết bị, dụng cụ
Cụ thể:
Dựa vào vận động cơ bản: Căn cứ vào các yêu cầu cần đạt trong mục tiêu phát
triển thể chất cho trẻ trong chương trình giáo dục mầm non, giáo viên chọn những trò chơi vận động thích hợp để tổ chức cho trẻ để rèn luyện cho trẻ những vận động cơ bản mà mục tiêu phát triển thể chất yêu cầu;
Dựa vào chủ đề: Giáo viên cần phải xác định tên chủ đề, mục tiêu và nội dung
kiến thức chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non để lựa chọn, thiết kế các trò chơi vận động cho phù hợp với chủ đề, nhằm góp phần đảm bảo những yêu cầu cần đạt đã qui định trong chương trình mầm non;
Dựa vào đặc điểm lứa tuổi (Tâm lí, thể trạng): Những trò chơi vận động được
sử dụng không chỉ đáp ứng về yêu cầu học tập, yêu cầu phát triển thể chất cho trẻ mà còn phải thuận tiện, hấp dẫn với trẻ, đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi Vì vậy, để tạo hiệu ứng, kích thích hứng thú cho trẻ và nâng cao hiệu quả giáo dục thì giáo viên cần linh hoạt trong việc lựa chọn các trò chơi cho phù hợp, tùy theo đặc điểm tâm lí và thể trạng của trẻ;
Dựa vào điều kiện thời tiết: Để đảm bảo về việc tổ chức thành công, hiệu quả
và đảm bảo an toàn cho trẻ thì giáo viên cần phải linh động trong việc quan sát thời tiết, khí hậu để cân nhắc, lựa chọn những trò chơi vận động cho phù hợp điều kiện thời tiết trong buổi dạy;
Dựa vào điều kiện sân bãi, trang thiết bị, dụng cụ: Trò chơi sẽ thu hút, kích
thích trẻ hơn và thành công hơn nếu có các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị phục vụ cho quá trình tổ chức trò chơi Bên cạnh đó, việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ được hiệu quả và thành công, ngoài trang thiết bị, dụng cụ thì điều kiện về sân bãi đủ rộng, sạch
sẽ và an toàn cũng rất quan trọng, giúp cho trẻ được thoải mái vận động, vui chơi trong trò chơi, hứng thú với trò chơi mà giáo viên tổ chức
Trang 311.3.3 Mục tiêu của hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi
Phát triển thể chất, tăng cường sức khỏe: Thông qua việc tổ chức các trò chơi
vận động cho trẻ, giúp trẻ tăng cường sức khỏe, phát triển về chiều cao, trở nên khoẻ mạnh, sức đề kháng tốt hơn với những thay đổi của môi trường, hỗ trợ các hoạt động khác trong cuộc sống Mục tiêu này bao gồm: Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi; Có một số tính chất vận động: nhanh nhẹn, mạnh
mẽ, khéo léo và bền bỉ; Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế; Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian; Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay; Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe; Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an toàn của bản thân
Trẻ hình thành thói quen vận động: Ở độ tuổi 5 - 6, việc phát triển thể chất cần
giúp trẻ hình thành và phát triển những thói quen vận động cơ bản như: bò, đi, chạy, nhảy, ném và leo trèo và phát triển những tố chất về mặt thể lực như: nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ… Thông qua trò chơi vận động sẽ hình thành những thói quen vận động này cho trẻ, giúp cho sự phát triển các cơ quan bên trong hoàn thiện hơn, giúp trẻ có ý thức hơn trong việc vận động để rèn luyện và giữ gìn sức khỏe sau này Ngoài
ra, thông qua trò chơi vận động còn giáo dục trẻ yêu thích các hoạt động thể chất, say
mê và hứng thú với các buổi tập
Trẻ được định hình về tính cách: Mầm non cũng là giai đoạn quan trọng trong
hình thành và định hình tính cách của trẻ Trong các trò chơi vận động, giáo viên có thể dễ dàng quan sát và có những đánh giá về tính cách của trẻ thông qua các hành vi hay phản ứng của trẻ Thông qua các trò chơi vận động giúp trẻ hình thành ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tập trung hay cả tính trung thực Bên cạnh đó, các hoạt động vận động trong trò chơi vận động có tác động tích cực đến hệ thần kinh đang được phát triển của trẻ, hỗ trợ các quá trình tâm lí phát triển và định hình tốt hơn, cảm xúc
và cách cư xử của trẻ với mọi người cũng theo đó mà tốt hơn
Trang 321.3.4 Nội dung hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi
1) Phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi
Phát triển các nhóm cơ và hô hấp: Hô hấp: hít vào thở ra; Tay: đưa 2 tay lên
cao, ra phía trước, sang 2 bên, (kết hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở bàn tay), co và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau (phía trước, phía sau, trên đầu); Lưng, bụng, lườn: cúi
về phía trước – ngửa về phía sau, quay sang trái – quay sang phải, nghiêng người sang trái – sang phải; Chân: nhún chân; ngồi xổm – đứng lên, bật tại chỗ; đứng, lần lượt từng chân co cao đầu gối
Phát triển kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động:
Đi và chạy: đi bằng gót chân, đi khuỵu gối, đi lùi, đi trên ghế thể dục, đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn, đi và chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, dích dắc (đổi hướng) theo vật chuẩn, chạy 15m trong 10 giây, chạy chậm 60-80m; Bò, trườn, trèo: bò bằng tay
và bàn chân 3 – 4m; trườn theo hướng thẳng; trèo lên, xuống 5 gióng thang,…; Tung, ném, bắt: tung bóng lên cao và bắt; đập và bắt bóng tại chỗ; ném xa bằng 1 tay – 2 tay; ném trúng đích bằng 1 tay; chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân,…; Bật, nhảy: bật tại chỗ, bật về phía trước, bật xa 35 – 40 cm, bật – nhảy từ trên cao xuống (cao
30 – 35cm)
Phát triển các cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ:
Vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, véo, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối; Gập giấy; Lắp ghép hình; Xé, cắt; Tô, vẽ hình; Cài, cởi cúc, xâu, buộc dây
2) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5 – 6 tuổi
Nhận biết, phân loại các thực phẩm; ích lợi của việc ăn uống với sức khỏe:
Nhận biết một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm (trên tháp dinh dưỡng); Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn; Nhận biết các bữa ăn trong ngày và lợi ích của ăn uống đủ lượng, đủ chất; Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (sâu răng, suy dinh dưỡng,…)
Giữ gìn, phòng tránh và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cách xử lí trong trường hợp khẩn cấp: Luyện tập một số thói quen tốt về giữ gìn sức khoẻ; Lợi ích của việc
giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người; Lựa chọn
Trang 33trang phục phù hợp với thời tiết, ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết; Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh đơn giản
1.3.5 Hình thức, phương pháp hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi
1) Hình thức
Phát triển thể chất thông qua TCVĐ có luật đơn giản: Nhóm trò chơi này bao
gồm các TCVĐ khác nhau về nội dung, phương pháp, mức độ phức tạp của luật chơi
và đặc điểm của nhiệm vụ vận động
Phát triển thể chất thông qua TCVĐ có chủ đề: Xây dựng trên cơ sở những kinh nghiệm vận động của trẻ, những hiểu biết và những ứng dụng của chúng về cuộc sống xung quanh như: nghề nghiệp của người lớn, các phương tiện giao thông, các hiện
tượng thiên nhiên và một số con vật Những đặc điểm vận động của các hiện tượng
trên là cơ sở để xây dựng nội dung và qui tắc của trò chơi Điều này sẽ xác định tính chất vận động của trẻ trong khi chơi, mà chủ yếu đó là tính bắt chước Trẻ tham gia chơi để bắt đầu vận động, dừng lại hoặc thay đổi vận động cho phù hợp với qui tắc của trò chơi Qui tắc này xác định hành vi và mối quan hệ qua lại của các trẻ tham
gia chơi
Phát triển thể chất thông qua TCVĐ không có chủ đề: Các loại trò chơi rất khác nhau về mặt tổ chức như TCVĐ không chủ đề loại “đuổi bắt”, TCVĐ không chủ đề loại thi đua, tranh giải (trong đó có hai hình thức cá nhân và tập thể) và TCVĐ không chủ đề có sử dụng dụng cụ Tuy nhiên, TCVĐ không chủ đề loại “đuổi bắt” thường
áp dụng nhiều đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé; hình thức thi đua cá nhân thường dùng cho mẫu giáo nhỡ và hình thức thi đua tập thể, đồng đội tranh giải, tiếp sức thường dành cho mẫu giáo lớn Vì sức chịu đựng của cơ thể trẻ lứa 5 – 6 tuổi này
đã đạt ở mức độ cao Trong trò chơi, mỗi trẻ phải thực hiện những nhiệm vụ nhất định trong khuôn khổ của qui tắc Những yếu tố thi đua trong trò chơi thúc đẩy tính tích cực của trẻ, yêu cầu trẻ thể hiện các yếu tố vận động và phẩm chất ý chí khác nhau như sức chịu đựng, tính tự lực, sự nhanh trí, nhịp nhàng phối hợp của các thành
viên khi vận động Bên cạnh đó, TCVĐ không chủ đề có dụng cụ cũng thường được
dùng cho trẻ mẫu giáo do nhiệm vụ của trò chơi tương đối phức tạp và đòi hỏi những
Trang 34điều kiện nhất định Qui tắc của trò chơi này là xác định vị trí, thứ tự sắp xếp dụng
cụ, cách thức sử dụng dụng cụ và thứ tự thực hiện vận động
Phát triển thể chất thông qua TCVĐ vui nhộn, giải trí: Thường có nhiệm vụ vận động được thể hiện trong những điều kiện khác thường và thường có các yếu tố thi đua như bịt mắt thực hiện các vận động khác nhau,… Loại trò chơi này hay áp dụng cho trẻ mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn và thường được tổ chức trong các buổi lễ, buổi
liên hoan cho trẻ ở trường mầm non nhằm đem lại sự sảng khoái, không khí vui nhộn
Phát triển thể chất thông qua TCVĐ mang tính thể thao: Một số trò chơi vận
động có các yếu tố thể thao được sử dụng trong trường MN như: bóng bàn, bóng rổ, bóng đá,…tạo thành một nhóm trò chơi vận động Đó chưa phải là những trò chơi thể thao thực sự, vì trẻ chỉ có thể thực hiện một vài yếu tố kĩ thuật của những trò chơi thể thao Khi giáo viên hướng dẫn cho trẻ những trò chơi này, các qui tắc của chúng đã được giản lược Tuy nhiên, trò chơi này có tác dụng cho trẻ làm quen với hoạt động thể thao, thường tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn
2) Thời điểm
Để củng cố, phát triển, hoàn thiện kĩ năng vận động, tố chất thể lực, TCVĐ được
ôn luyện nhiều lần trong năm học Mỗi trò chơi tiếp theo cần đưa thêm những chi tiết mới hoặc tăng độ khó, tăng cường độ vận động của trò chơi Khi tiến hành trò chơi vận động, cần tính đến vị trí, thời điểm tổ chức chơi trong chế độ sinh hoạt cũng như những hoạt động trước và sau đó
Cụ thể:
Buổi sáng, trước giờ thể dục sáng, trẻ có thể chơi theo nhóm nhỏ;
Giữa các tiết học có liên quan đến việc trẻ phải ngồi nhiều như vẽ, nặn, toán,…nên cho trẻ chơi trò chơi đòi hỏi vận động vừa phải hoặc nhẹ nhàng Tác dụng lúc này như là trạng thái nghỉ ngơi tích cực, vì vậy trò chơi phải quen thuộc với trẻ; Khi dạo chơi, giáo viên phải chú ý đến hoạt động trước đó Sau giờ học tĩnh, nên cho trẻ chơi TCVĐ nhiều và tổ chức với tất cả trẻ ngay từ đầu giờ dạo chơi Tốt nhất nên có một TCVĐ nhiều và một trò chơi nhẹ nhàng;
Sau tiết học thể dục, âm nhạc nên cho trẻ chơi TCVĐ ở mức trung bình;
Trang 35Giờ chơi buổi chiều trước giờ trả trẻ, cho trẻ chơi trò chơi vận động sau khi ăn
xế ít nhất 25 – 30 phút và không chơi trò chơi vận động trước bữa ăn Ở giờ này, cần trò chơi vận động ở mức trung bình Tổ chức với tất cả trẻ cùng lúc
3) Phương pháp
Để hoạt động PTTC thông qua TCVĐ cho trẻ 5 – 6 tuổi đạt hiệu quả cao, giáo viên cần sử dụng phối hợp và linh hoạt các phương pháp, trong đó chú trọng ba nhóm phương pháp chính: Nhóm phương pháp trực quan, nhóm phương pháp dùng lời nói
và nhóm phương pháp thực hành (Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (chủ biên), 2020)
Nhóm phương pháp trực quan: Sử dụng tính trực quan của thị giác (làm mẫu và
sử dụng vật chuẩn thị giác), xúc giác, thính giác; Mô phỏng bài tập thể chất: Đưa các bài tập vận động dưới dạng các hiện tượng thiên nhiên, các hiện tượng xã hội; Sử dụng tài liệu trực quan: tranh vẽ, ảnh chụp, phim… về các trò chơi vận động
Nhóm phương pháp dùng lời: Sử dụng tên gọi bài tập thể chất gợi lên cho trẻ
những hình ảnh, biểu tượng về bài tập đó, phát huy khả năng tưởng tượng, gợi nhớ những bài tập, trò chơi đã biết; Miêu tả là sử dụng lời nói lần lượt tường thuật một cách trọn vẹn đặc điểm kĩ thuật của trò chơi Giáo viên cũng có thể yêu cầu trẻ miêu
tả vì trẻ 5 – 6 tuổi đã có nhiều kinh nghiệm vận động; Giải thích là phương pháp được
sử dụng sau khi trẻ đã có biểu tượng chung về TCVĐ, thường được tiến hành sau khi làm mẫu trò chơi đó nhằm nhấn mạnh, đào sâu vào phần cơ bản mà trẻ cần lĩnh hội; Chỉ dẫn nên được sử dụng trước và trong thời gian trẻ tham gia trò chơi vận động nhằm củng cố kĩ năng, kĩ xảo vận động Lời chỉ dẫn được tiến hành hai cách là khẩu lệnh (dự lệnh và động lệnh) và mệnh lệnh (do giáo viên nghĩ ra); Đàm thoại là sự hỏi
và trả lời của giáo viên và trẻ trước hoặc sau khi tập bài tập vận động Phương pháp này giúp trẻ nhận thức, suy nghĩ về kinh nghiệm của bản thân; giúp GV hiểu rõ ý thích, mức độ nắm vững vận động của trẻ; Kể chuyện là những lời dẫn, câu chuyện
do GV tự nghĩ ra hoặc các mẫu truyện trong sách, báo, tranh truyện,…có tác dụng kích thích sự hứng thú với việc luyện tập vận động của trẻ
Nhóm phương pháp thực hành: Đối với nhóm phương pháp này, trẻ vận động
là chính, xuất hiện ở trẻ cảm giác vận động cơ, hình thành và phát triển kĩ năng, kĩ
Trang 36xảo vận động Giáo viên có thể quan sát, nhận xét, đánh giá việc luyện tập của trẻ để
từ đó phát hiện, sửa sai kịp thời; Luyện tập là phương pháp được tiến hành gồm các kiểu sau: Phương pháp dạy động tác hoàn chỉnh, phương pháp dạy động tác phân đoạn, phương pháp luyện tập lặp lại và phương pháp luyện tập biến đổi; Thi đua được tiến hành bằng hai cách là thi đua cá nhân và thi đua đồng đội Phương pháp này làm tăng hứng thú, tăng khả năng vận động, biểu hiện các tố chất thể lực, kích thích, lôi cuốn trẻ vào việc tập luyện; Phương pháp sửa chữa động tác sai nhằm mục đích giúp trẻ tiếp thu kĩ thuật động tác một cách chính xác, nhanh chóng hình thành biểu tượng đúng về bài tập
Các phương pháp đều có mối liên hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời, GV cần sử dụng phối hợp các phương pháp trong đó có phương pháp đóng vai trò chủ yếu, có phương pháp đóng vai trò thứ yếu, tùy vào từng giai đoạn khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất
1.3.6 Điều kiện, phương tiện của hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi
1) Điều kiện về phương tiện vệ sinh
Vệ sinh dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng tốt ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống
còn, sức khỏe và sự khôn lớn của trẻ Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí
Vệ sinh môi trường: Nơi tập phải được chuẩn bị trước khi cho trẻ tiến hành tập
luyện Phòng tập, sân tập yêu cầu phải vệ sinh, thông thoáng khí, đảm bảo an toàn cho trẻ
Vệ sinh hoàn cảnh, vệ sinh thân thể: Có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cho
cơ thể hoạt động tốt, tăng cường quá trình trao đổi chất, phát triển khả năng làm việc trí óc và hoạt động chân tay, đề phòng bệnh tật
Vệ sinh trang phục: Trang phục bảo vệ cơ thể khỏi các tác động xấu của môi
trường và các tổn thương cơ học, giữ cho cơ thể sạch sẽ Yêu cầu đầu tiên đối với trang phục là phải gọn gàng, thuận tiện, không gây cản trở cho cử động; đảm bảo tính chất thoáng khí, giữ nhiệt, thấm nước và các tính chất vật lí khác
Vệ sinh thiết bị, dụng cụ thể dục: Thiết bị, dụng cụ thể dục giúp cho các bài tập
thể dục có tác dụng tốt hơn đối với cơ thể trẻ, làm tăng hiệu quả của các bài tập Việc
Trang 37sử dụng thường xuyên, đa dạng dụng cụ khác nhau sẽ có ảnh hưởng đều khắp đến tất
cả các bộ phận của cơ thể
2) Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ
Dụng cụ thể thao cố định: Gồm các dụng cụ thể thao loại vừa và to như dụng
cụ trượt, dụng cụ lăn, lắc, dụng cụ quay xoay, dụng cụ bập bênh, dụng cụ leo trèo, dụng cụ để chui bò, dụng cụ bật nhảy
Dụng cụ thể thao di động: Gồm cầu thăng bằng, bậc gỗ, giá ném, pa-tanh, xe
đẩy chân, xe lắc, xe đẩy tay nhỏ, đệm, bóng da các loại, bóng gỗ, bóng ni-long, dây chun…và các loại dụng cụ thể thao tự chế như cầu, bao cát, vòng, dây, ngựa trúc nhỏ, vòng sắt (Bộ Giáo dục và đào tạo, 2010)
3) Điều kiện về cơ sở vật chất
Sân, bãi: Là một trong những điều kiện tối thiểu mà trường mầm non cần phải
có để trẻ vui chơi và là nơi tổ chức các hình thức giáo dục
Phòng thể chất: Đối với những trường có điều kiện nên xây dựng phòng thể dục
thể thao riêng biệt để trẻ tập luyện Phòng này có thể được xây theo kiểu hội trường
và bố trí các thiết bị, dụng cụ lớn bên trong
Phòng học: Ở từng lớp cũng cần trang bị những trang thiết bị, dụng cụ nhất định
phù hợp với độ tuổi để đảm bảo có đủ dụng cụ tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ
4) Điều kiện về tự nhiên
Ánh sáng mặt trời: Là nguồn tia sáng vô tận, giúp cho việc rèn luyện sức khỏe,
làm giảm một số bệnh, nhất là một số bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp trên
Không khí: Cung cấp oxi cho trẻ, trẻ cần nhiều oxi hơn người lớn Không khí
trong sạch, lượng oxi đầy đủ sẽ có tác dụng tốt đến cơ thể
Nước sạch: Giúp làm giãn nở và lưu thông mạch máu, tác động cơ học lên cơ
thể trẻ, nâng cao trương lực cơ, tạo cảm giác sảng khoái
Với những tác dụng trên, ánh sáng, không khí, nước là ba phương tiện thiên nhiên quý nhất để duy trì sự sống và tăng thêm sức khỏe cho con người Ở lứa tuổi mầm non, nên có kế hoạch thường xuyên cho trẻ rèn luyện, tiếp xúc với các điều kiện thiên nhiên khác nhau để đẩy nhanh quá trình phát triển của trẻ
Trang 385) Điều kiện về nhân lực
Để hoạt động PTTC thông qua TCVĐ cho trẻ 5 – 6 tuổi đạt chất lượng và hiệu quả, việc đảm bảo các điều kiện về nhân lực có ý nghĩa vô cùng quan trọng Có thể thấy, con người luôn là yếu tố quyết định hàng đầu, chi phối trực tiếp hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường Lực lượng giáo dục trong nhà trường gồm: CBQL, các lực lượng đoàn thể, giáo viên, nhân viên Lực lượng giáo dục ngoài nhà trường:
Cơ quan QLGD các cấp, các lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội ở địa phương, PHHS,… Đội ngũ GV có năng lực bao quát lớp, có kĩ năng tổ chức hoạt động PTTC thông qua TCVĐ cho trẻ là đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng Đội ngũ GV có trình độ chuyên môn, có năng lực là những thầy cô tâm huyết, thương yêu học sinh, có kinh nghiệm thực tế, có vốn kiến thức nhất định, có khả năng hợp tác, cuốn hút trẻ, biết lắng nghe và chia sẻ với trẻ, hiểu đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi Yếu tố con người không chỉ nói đến đội ngũ GV, mà bao gồm cả đội ngũ CBQL cùng với sự hỗ trợ, tạo điều kiện của họ Chính vì vậy, vai trò của người quản lí sẽ là yếu
tố quyết định thành công trong công tác quản lí hoạt động PTTC thông qua TCVĐ cho trẻ 5 – 6 tuổi
1.3.7 Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi
1) Nội dung kiểm tra, đánh giá
Tình trạng sức khoẻ của trẻ;
Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ;
Thói quen vận động của trẻ;
2) Phương pháp kiểm tra, đánh giá
Phương pháp quan sát;
Trò chuyện, giao tiếp với trẻ;
Sử dụng tình huống hoặc bài tập;
Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ;
Trao đổi với phụ huynh, người chăm sóc trẻ
3) Thời điểm kiểm tra, đánh giá
Hàng ngày
Trang 39Theo giai đoạn: Cuối chủ đề/ tháng, cuối độ tuổi
4) Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá
Dùng để đối chiếu với mục tiêu;
Dùng để đối chiếu với chuẩn thể chất của trẻ;
Dùng làm cơ sở cải tiến chất lượng giáo dục
1.4 Quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5
- 6 tuổi ở các trường mầm non
1.4.1 Phân cấp quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi
1) Hiệu trưởng
Là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường Hiệu trưởng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm đối với trường công lập, công nhận đối với trường dân lập, tư thục theo đề nghị của trưởng phòng GD&ĐT Hiệu trưởng phải có trình độ được đào tạo từ cao đẳng sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong ngành giáo dục mầm non, có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có năng lực tổ chức, quản lí nhà trường Sau mỗi năm học, hiệu trưởng được cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường
2) Phó hiệu trưởng
Là người giúp việc cho hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng Mỗi trường có từ một đến hai phó hiệu trưởng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm đối với trường công lập; công nhận đối với trường dân lập, tư thục theo đề nghị của trưởng phòng GD&ĐT Phó hiệu trưởng phải có trình độ được đào tạo từ cao đẳng sư phạm mầm non, có ít nhất 3 năm công tác liên tục trong ngành giáo dục mầm non, có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có năng lực quản lí nhà trường
3) Tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, người làm công tác thiết bị giáo dục và cấp dưỡng Tổ chuyên môn có tổ trưởng và tổ phó, cùng với các thành viên trong tổ xây
Trang 40dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác
4) Giáo viên mầm non
Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ trong thời gian trẻ ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục; tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; đánh giá và quản lí trẻ; chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu, thương yêu trẻ, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ; bảo vệ các quyền
và lợi ích chính đáng của trẻ; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ Rèn luyện sức khỏe, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các qui định của pháp luật và của ngành, các qui định của nhà trường, quyết định của hiệu trưởng
1.4.2 Mục tiêu quản lí hoạt động phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi
Mục tiêu quản lí hoạt động PTTC thông qua TCVĐ cho trẻ 5 – 6 tuổi cũng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ mầm non là trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển hài hòa cân đối, phát triển các tố chất vận động, rèn luyện tư thế vận động, khả năng định hướng trong không gian, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện
1.4.3 Xây dựng kế hoạch phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi
Kế hoạch hóa được xem là chức năng quản lí đầu tiên, thể hiện tính có ý thức của hoạt động giáo dục, có ý nghĩa khởi đầu cho một chu trình quản lí, có tác dụng định hướng cho mọi chức năng quản lí khác