TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON ********** LÊ THỊ THANH HUỆ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHỐI HỢP VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON KIM
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
**********
LÊ THỊ THANH HUỆ
SỬ DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHỐI HỢP VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON KIM CHUNG -
ĐÔNG ANH - HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: giáo dục thể chất
HÀ NỘI - 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
**********
LÊ THỊ THANH HUỆ
SỬ DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHỐI HỢP VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON KIM CHUNG -
ĐÔNG ANH - HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: giáo dục thể chất
Người hướng dẫn khoa học
ThS NGUYỄN THỊ HÀ
HÀ NỘI - 2019
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn được sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của Th.S Nguyễn Thị Hà và sự động viên, khuyến khích của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Giáo dục Mầm non trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Hà cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm non, cũng như các cô giáo trường Mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lời cho cá nhân tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Trong khuôn khổ thời gian có hạn nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các quý thầy cô cùng bạn đọc để được hoàn thiện hơn
Hà Nội, Ngày tháng năm 2019
Sinh viên
Lê Thị Thanh Huệ
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Lê Thị Thanh Huệ Sinh viên lớp K41D khoa Giáo dục Mầm non Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những số liệu kết quả nghiên cứu của đề tài là hoàn toàn trung thực và không trùng khớp với bất cứ đề tài nào Đề tài chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào
Hà Nội, Ngày tháng năm 2019
Sinh viên
Lê Thị Thanh Huệ
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Giả thuyết khoa học 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Vị trí, vai trò, mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân 4
1.1.1 Vị trí, vai trò của giáo dục mầm non 4
1.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non 5
1.2 Vị trí, vài trò của môn Giáo dục thể chất 8
1.3 Đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ 3-4 tuổi 8
1.3.1 Đặc điểm tâm lý 8
1.3.2 Đặc điểm sinh lý 9
1.4 Một số nét đặc trưng của trò chơi vận động 10
1.4.1 Khái niệm trò chơi vận động 10
1.4.2 Ý nghĩa trò chơi vận động 10
1.4.3 Đặc điểm, phân loại trò chơi vận động 11
1.4.3.1 Đặc điểm trò chơi vận động 11
1.4.3.2 Phân loại trò chơi vận động 12
1.4.4 Một số hạn chế khi áp dụng trò chơi vận động cho trẻ 3-4 tuổi 13
1.5 Cơ sở giáo dục khả năng phối hợp vận động 14
1.5.1 Khái niệm khả năng phối hợp vận động 14
1.5.2.Nhiệm vụ và phương pháp phát triển khả năng phối hợp vận động 14 CHƯƠNG 2 NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 17
2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 17
2.2 Phương pháp nghiên cứu 17
Trang 72.2.1 Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu 17
2.2.2 Phương pháp phỏng vấn 17
2.2.3 Phương pháp quan sát sư phạm 18
2.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 18
2.2.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm 18
2.2.6 Phương pháp toán học thống kê 19
2.3 Tổ chức nghiên cứu: 20
2.3.1 Thời gian nghiên cứu: 20
2.3.2 Đối tượng nghiên cứu 20
2.3.3 Địa điểm nghiên cứu 21
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
3.1 Thực trạng công tác giáo dục thể chất và sử dụng trò chơi vận động cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội 22
3.1.1 Thực trạng về số lượng và trình độ của giáo viên trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội 22
3.1.2 Thực trạng việc sử dụng một số trò chơi vận động cho trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội 24
3.1.2.1 Thực trạng tổ chức thể dục sáng cho trẻ 3 - 4 tuổi của trường mầm non Kim Chung 24
3.1.2.2 Thực trạng việc dạy học Giáo dục thể chất cho trẻ 3 - 4 tuổi của trường mầm non Kim Chung 25
3.1.2.3 Thực trạng tổ chức Giáo dục thể chất cho trẻ 3 - 4 tuổi của trường mầm non Kim Chung trong hoạt động ngoài trời 26
3.1.2.4 Thực trạng tổ chức Giáo dục thể chất cho trẻ 3 - 4 tuổi của trường mầm non Kim Chung trong hoạt động củng cố, luyện tập 26
3.1.2.5 Thực trạng việc sử dụng một số trò chơi vận động cho trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội 27
Trang 83.2 Lựa chọn một số trò chơi vận động nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Kim Chung - Đông Anh -
Hà Nội 31
3.2.1 Lựa chọn một số trò chơi vận động nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội 31
3.2.1.1 Lựa chọn trò chơi vận động 31
3.2.1.2 Phương pháp tổ chức trò chơi vận động để phát triển năng lực phối hợp vận động cho trẻ 3 - 4 tuổi trường mầm non Kim Chung 32
3.2.2 Lựa chọn Test đánh giá khả năng phối hợp vận động cho trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội 38
3.2.3 Tiến trình giảng dạy trò chơi vận động 40
3.3 Ứng dụng đánh giá hiệu quả trò chơi đã chọn nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội 41
3.3.1 Tổ chức thực nghiệm trò chơi vận động 41
3.3.2 Kết quả thực nghiệm 42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1
Thực trạng về số lượng và trình độ của giáo viên trường
Bảng 3.2
Đánh giá việc sử dụng TCVĐ trong hoạt động ngoài trời của trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội (n=20)
29
Bảng 3.3
Kết quả phỏng vấn giáo viên về việc lựa chọn một số trò chơi vận động nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội (n=20)
31
Bảng 3.4
Bảng phỏng vấn lựa chọn Test kiểm tra đánh giá khả năng phối hợp vận động cho trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội (n=20)
38
Bảng 3.5
Tiến trình giảng dạy trò chơi vận động nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội
40
Bảng 3.6
Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của cả hai nhóm đối
chứng và thực nghiệm (n A = n B =15) 42 Bảng
3.7
Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của cả hai nhóm đối
chứng và thực nghiệm (n A = n B =15) 43
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Thành tích bò ziczac của hai nhóm trước và sau
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển Vì vậy, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển của đất nước Đại hội Đảng khóa IX đã xác định: “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển Giáo dục, Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa là điều kiện phát huy nguồn lực con người”
Thể lực và trí lực là thước đo căn bản dùng để đánh giá năng suất lao động của mỗi quốc gia Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc Tế (ILO) năm 2013, năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất Châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn, chỉ bằng một phần năm Malaysia và hai phần năm Thái Lan Đứng trước thực trạng đó, vai trò của giáo viên được chú trọng hơn bao giờ hết Trong đó giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận chung của mọi bậc học, kể cả bậc học nhỏ nhất - Mầm non
Ở tuổi mầm non, cơ thể trẻ phát triển nhanh nhưng sức đề kháng yếu, các cơ quan đang phát triển nhưng chưa hoàn thiện Nếu không được giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những hậu quả không khắc phục được Vì vậy, giai đoạn này GDTC có nhiệm vụ vô cùng quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện
Tuổi mẫu giáo hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi nên việc lựa chọn và sử dụng trò chơi vận động (TCVĐ) cho các em là một việc làm ý nghĩa giúp các em phát triển toàn diện hơn trong môi trường xung quanh
Lựa chọn và sử dụng các TCVĐ ở trường mầm non có vai trò vô cùng quan trọng giúp cơ thể phát triển một cách toàn diện về mặt thể chất và tinh
Trang 12thần TCVĐ là phương tiện tốt để tạo ra hứng thú cho các em Trong khi chơi các em được giao lưu với nhau, có sự hợp tác, đoàn kết với nhau để đạt được kết quả tốt nhất
Thực tế tại trường mầm non cho thấy, việc tổ chức các hoạt động GDTC của giáo viên mầm non còn lúng túng, thiếu tự tin và đặc biệt việc lựa chọn và
sử dụng trò chơi chưa sát với mục đích giờ học và chất lượng đạt được còn chưa cao Đây là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm như tác giả Nguyễn Thị Xuân và tác giả Trần Thị Hoàng Giang Tuy nhiên chưa có tác giả nào nghiên cứu về việc lựa chọn và sử dụng TCVĐ nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội
Từ những thực trạng nêu trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sử dụng
trò chơi vận động phát triển khả năng phối hợp vận động cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội”
2 Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn TCVĐ để phát triển khả năng phối hợp vận động cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội nói riêng và các trường mầm non nói chung
3 Giả thuyết khoa học
Thực tế cho thấy hiệu quả giờ học GDTC của trẻ tại các nhà trường mầm non hiện nay vẫn chưa được quan tâm và chú trọng Vấn đề thể lực của trẻ chưa được đánh giá cao, điều đó hạn chế rất nhiều khả năng vận động, ảnh hưởng đến sự phát triển về hình thái và chức năng của trẻ Nếu lựa chọn và ứng dụng được các TCVĐ phù hợp và hiệu quả cho trẻ 3-4 tuổi thì sẽ nâng cao khả năng phối hợp vận động cho trẻ trong nhà trường mầm non, góp phần đổi mới giáo dục mầm non hiện nay
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Vị trí, vai trò, mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.1.1 Vị trí, vai trò của giáo dục mầm non
Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực con người Nhà giáo dục người Nga Macarenko A.X đã viết: “Những cơ sở căn bản của việc giáo dục trẻ đã được hình thành từ trước tuổi lên năm Những điều dạy cho trẻ trong thời kì đó, chiếm 90% tiến trình giáo dục trẻ Về sau, việc giáo dục và đào tạo con người vẫn tiếp tục, nhưng lúc đó là bắt đầu nếm quả, còn những
nụ hoa đã được vụn trồng trong năm đầu tiên” Điều đó cho thấy rằng: Việc nuôi dạy “con người” bắt đầu từ những năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa lớn lao về nhân văn, xã hội và kinh
tế, nhưng lại vô cùng vất vả và khó khăn
Trong điều 19 của Luật Giáo dục năm 1998 có viết: “Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1” [3] Để thực hiện được mục tiêu trên, cần nhận thức đúng đắn rằng: Mọi năng lực, chức năng của trẻ chỉ có thể hình thành và phát triển tốt, khi cơ thể đạt tới một
độ chín nhất định và chỉ khi đó việc tập luyện và giáo dục mới phát huy vai trò chủ đạo, có tính quyết định của mình trong việc hình thành năng lực, chức năng đó Việc tập luyện quá sớm (đốt cháy giai đoạn), hoặc quá muộn (bỏ lỡ thời cơ), đều có thể gây ra những hậu quả có hại cho sự phát triển của trẻ Do vậy, cần phải tổ chức cho trẻ hoạt động phù hợp với lứa tuổi để trẻ phát triển một cách tốt nhất
Trang 15Điều đó càng thể hiện rõ vai trò to lớn của GDTC đối với sự phát triển con người toàn diện, nó phải được thực hiện ngay từ khi còn rất bé - trước khi trẻ ngồi trên ghế nhà trường GDTC tốt trong giai đoạn này sẽ tạo cơ sở tốt cho sự phát triển cơ thể trong suốt cuộc đời sau này của trẻ
Nhận thức được vai trò quan trọng của GDMN trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam hiện đại, giáo dục trẻ trước tuổi học - giáo dục tiền học đường, luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm định hướng xác định mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục học sinh lứa tuổi mẫu giáo Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 30/05/1994 về quyền trẻ em, có đoạn viết: “Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bản vệ Tổ quốc Sự nghiệp chăm lo và giáo dục trẻ phải được ưu tiên hàng đầu, là trách nhiệm của Đảng, của Nhà nước, của toàn thể các cơ quan đoàn thể, của mọi công dân và của mọi gia đình Trong điều kiện khả năng của mình, cần tạo mọi điều kiện ưu tiên tối đa để trẻ được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện về các mặt đức, trí, thể, mỹ” [1]
Như vậy, việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những năm đầu tiên của cuộc sống, là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước Việt Nam, một quốc gia đang có những bước chuyển mạnh mẽ trên con đường xây dựng một xã hội ấm no, văn minh và hạnh phúc
1.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non
Quyết định 55 của Bộ Giáo dục quy định mục tiêu, kế hoạch của nhà trẻ - mẫu giáo, trang số 6 ghi rõ mục tiêu giáo dục mầm non: “ hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam” [4]:
- Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cở thể phát triển hài hòa cân đối;
Trang 16- Giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ những người
gần gũi (bố, mẹ, bạn bè, cô giáo ) thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên;
- Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở
xung quanh;
- Thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kỹ năng sơ đẳng (quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận ) cần thiết để vào
trường phổ thông, thích đi học;
Thực hiện mục tiêu GDMN là chuẩn bị những tiền đề quan trọng, đảm bảo những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục Để thực hiện mục tiêu GDMN thì GDTC trong trường mầm non cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Bảo vệ và tăng cường sức khỏe, đảm bảo sự tăng trưởng hài hòa của trẻ:
- Rèn luyện cơ thể, nâng cao tính miễn dịch đối với các loại bệnh mà trẻ thường mắc phải, đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển đúng lúc và hoàn chỉnh trẻ Giúp trẻ có trạng thái hoạt động cân bằng, có trạng thái tâm lý vui tươi, ngăn ngừa mọi sự mệt mỏi cho hệ thần kinh
- Cần đảm bảo chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt (ăn uống, ngủ nghỉ, học tập, vui chơi và lao động) hợp lý, phù hợp với từng độ tuổi, từng đối tượng trẻ Bên cạnh đó, cần tích cực phòng bệnh cho trẻ, tiêm cho trẻ đúng và đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định của Bộ Y tế Cần làm tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh quần áo, vệ sinh thân thể sạch sẽ, đảm bảo sự luân phiên giữa hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo trạng thái cân bằng của hệ thần kinh, giúp cơ thể trẻ phát triển tốt
- Tổ chức cho trẻ vận động, rèn luyện sức khỏe một cách hợp lý nhằm nâng cao sức đề kháng giúp cho cơ thể trẻ phát triển một cách cân đối hoàn chỉnh, tăng cường khả năng vận động, sự định hướng trong không gian và sự
Trang 17thích ứng của trẻ với sự thay đổi của khí hậu, tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ
Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những phẩm chất vận động;
- Cùng với việc bảo vệ tính mạng và tăng cường sức khỏe, đảm bảo sự tăng trưởng hài hòa của trẻ thì chúng ta cần hình thành và phát triển, hoàn thiện các ký năng, kỹ xảo vận động cơ bản như đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo,
bò, trườn Rèn luyện kỹ năng phối hợp cảm giác vận động, phối hợp các vận động trong không gian như trái, phải, trước, sau giúp trẻ thực hiện được
nhanh nhẹn, chính xác hơn
- Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động, đồng thời rèn luyện những phẩm chất vận động cho trẻ, dần hoàn thiện các động tác để các động tác trở nên nhanh nhạy, chính xác, linh hoạt, dẻo dai, không còn các động tác như lệch cổ, thè lưỡi, xô người về phía trước hay phía sau khi không cần thiết Trẻ thực hiện các bài tập vận động một cách hợp lý trong các điều kiện khác
nhau và biết kết hợp các bài tập vận động đã học
Giáo dục nếp sống có giờ giấc, hình thành thói quen vệ sinh;
- Thói quen thường để chỉ những hành động của cá nhân được diễn ra trong những điều kiện ổn định và thường gắn với nhu cầu cá nhân Khi đã trở
thành thói quen, mọi hoạt động tâm lý trở nên ổn định, cân bằng và khó loại bỏ
- Giáo dục cho trẻ nếp sống có giờ giấc, rèn luyện thói quen ăn, ngủ, thức đúng giờ và dễ dàng thích nghi khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác Thói quen này giúp trẻ vào nề nếp, thúc đẩy quý trình tiêu hóa, có khả năng làm việc cao hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển thể chất diễn ra
bình thường và sức khỏe của trẻ được củng cố
- Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc bảo vệ sức khẻo và tăng cường thể lực Bởi khi trẻ biết vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, giúp tăng ngăn chặn những ảnh hưởng xấu từ môi
Trang 18trường xung quanh Tuy nhiên khả năng nhận thức cũng như vận động của trẻ còn hạn chế nên chúng ta cần hình thành, rèn luyện những thói quen đó một
cách tỉ mỉ, kiên trì trong thời gian dài để thói quen đó được củng cố, ổn định
1.2 Vị trí, vai trò của môn Giáo dục thể chất
GDTC có vị trí vô cùng quan trọng, là một bộ phận không thể thiếu của giáo dục quốc dân, là sự phát triển con người toàn diện Vai trò của GDTC là:
GDTC là cơ sở nên tảng của nền TDTT quốc dân;
GDTC là yếu tố tích cực trong đời sống văn hóa tinh thần;
GDTC là yếu tố căn bản để chuẩn bị cho lao động và sẵn sàng bảo vệ
Tổ quốc;
GDTC làm phong phú đời sống xã hội hiện đại;
1.3 Đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ 3-4 tuổi
1.3.1 Đặc điểm tâm lý
Tâm lý trẻ 3 tuổi khá đặc biệt, có lúc rất ngoan ngoãn, có lúc lại nghịch ngợm không sao bảo được, cha mẹ có thể hình dung tâm lý của trẻ 3 tuổi theo kiểu biến đổi không ngừng, lúc thế này lúc thế khác, nhiều đòi hỏi, lắm yêu sách và khó là khó chiều Nhắc đến tuổi lên 3 các bậc cha mẹ thường nghĩ tới
cụm từ “khủng hoảng trẻ lên 3”, hay “nổi loạn tuổi lên 3”
- Bắt đầu hình thành và thể hiện cái “tôi”: Trẻ thích tự làm mọi việc, thích tự chơi theo ý mình
- Quan tâm nhiều hơn tới thế giới xung quanh: Trẻ chú ý hơn tới các vật dụng gia đình, quan sát các hiện tượng ngoài cửa sổ, bắt chước động tác của các con vật, thích nghịch nước và chơi bóng,
- Biết thể hiện cảm xúc của mình: Trẻ biết bày tỏ tình cảm của mình với ông, bà, bố, mẹ, thể hiện “tinh thần đoàn kết” với các bạn cùng chơi Trẻ thích được khen, biết mình mắc lỗi khi làm sai
Trang 19- Xuất hiện những khủng hoảng: Trẻ đôi khi chống đối lại cha mẹ, không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn Trẻ có thể la hét, phá bĩnh nếu không được theo ý mình
- Trẻ có nhiều thắc mắc, nhiều câu hỏi hơn và không chịu thỏa hiệp nếu cha mẹ trả lời qua loa
- Trẻ đã biết lý luận, thậm chí bắt bẻ người lớn Vì vậy bạn đừng coi trẻ
là trẻ con mà phải đối xử bình đẳng với trẻ như một người lớn, trẻ muốn được như vậy
1.3.2 Đặc điểm sinh lý
Trẻ em ở lứa tuổi 3-4 có sự phát triển cơ thể diễn ra chậm hơn so với giai đoạn sơ sinh Về số lượng: chiều cao trung bình hằng năm tăng 5-7 cm, cân nặng tăng từ 1-1,5kg Về chất lượng thể chất cũng có sụ thay đổi rỗ rệt
Hệ tiêu hóa ngày càng hoàn thiện, quá trình hình thành men tiêu hóa được tăng cường, sự hấp thu thức ăn ngày càng tốt hơn
Hệ thần kinh ngày càng phát triển, khả năng hoạt động của các tế bào thần kinh tăng lên, quá trình cảm ứng của vỏ não phát triển, trẻ có thể tiến hành hoạt động trong thời gian lâu hơn
Hệ xương hoàn thiện dần, các mô cơ ngày càng phát triển, cơ quan điề
u khiển vận động được tăng cường Do đó, trẻ có thể tiến hành hoạt động đòi hỏi sự khéo léo cảu cân, tay và toàn thân
Qua đó ta thấy trẻ 3-4 tuổi đang phát triển nhưng chưa hoàn thiện, tuy nhiên trẻ đã có thể tiến hành được những hoạt động đòi hỏi sự khéo léo của chân, tay và thân Vì vậy cần lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp để nâng cao khả năng phối hợp vận động cho trẻ
Từ việc nghiên cứu, tìm tòi dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nhận thức được vai trò to lớn của GDTC với trẻ mầm non, đề tài đã lựa chọn và ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển khả năng phối hợp vận
Trang 20động cho trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội Góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho trường mầm non Kim Chung, giúp trẻ hào hứng vui chơi, tham gia nhiệt tình, xua tan những căng thẳng mệt mỏi Kích thích sự sáng tạo trong học tập và vui chơi, trong quá trình tham gia trẻ biểu lộ rõ tình cảm niềm vui nỗi buồn khi chiến thắng và khi thất bại
1.4 Một số nét đặc trưng của trò chơi vận động
1.4.1 Khái niệm trò chơi vận động
TCVĐ là phương tiện của GDTC, là hoạt động có ý thức, nhằm đạt được những kết quả, những mục đích có điều kiện đã được đặt ra TCVĐ thuộc loại trò chơi có luật, là sự phối hợp giữa các thao tác vận động và một số vận động
cơ bản Trong khi thực hiện các nhiệm vụ của trò chơi, mỗi người trong từng
“vai trò” của mình phải sử dụng các hoạt động như: đi, chạy, nhảy, ném, vỗ, đập, leo, mang, vác, bò, trườn, vượt qua chướng ngại vật,
Đa số trò chơi vận động dành cho trẻ em các lứa tuổi mầm non là những trò chơi mang tính chủ đề, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và khả năng tư duy, tưởng tượng của trẻ Khi tham gia vào trò chơi, trẻ em phải tập trung chú ý, ghi nhớ những lời giải thích của giáo viên để thực hiện đúng vận động cần thiết Cho nên, đặc điểm nổi bật của TCVĐ là sự đòi hỏi phối hợp hoạt động của quá trình nhận thức và vận động
TCVĐ là trò chơi nhằm rèn luyện và hoàn thiện các vận động cho trẻ
Nó là phương tiện chủ yếu giáo dục thể lực cho trẻ, giải quyết các nhiệm vụ vận động dưới dạng trò chơi nên trẻ vận động tích cực, thoải mái Sự thay đổi thường xuyên và bất ngờ các tình huống trong khi chơi là những điều hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia vào trò chơi một cách say sưa và hoàn toàn tự giác
1.4.2 Ý nghĩa trò chơi vận động
TCVĐ là cái cần thiết và thiết yếu để phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi mầm non TCVĐ thường dễ chơi, dễ hòa nhập, bất cứ nơi đâu: trong nhà,
Trang 21ngoài sân, đều có thể tổ chức TCVĐ cho trẻ Vì vậy TCVĐ là phương tiện của GDTC, là hoạt động có ý thức, nhằm đạt được những kết quả, những mục đích có điều kiện đã đặt ra Do vậy, giúp trẻ phát triển là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên mầm non
Bên cạnh đó, TCVĐ liên quan đến vận động của cơ thể làm cho trẻ sảng khoái tinh thần vui vẻ, trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn Đây là hoạt động có tính văn hóa góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho trẻ
TCVĐ có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển thể lực của trẻ TCVĐ là hình thức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực vừa là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện và thu hút nhiều trẻ tham gia chơi và hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ
Ngoài ra, TCVĐ dân gian có từ lâu đời thường gắn liền với các bài hát hay câu thơ Khi trẻ chơi sẽ phải nhớ những câu thơ, bài hát, cách chơi và luật chơi đó làm cho ngôn ngữ của trẻ phát triển, vốn từ thêm phong phú và mở rộng TCVĐ còn tạo điều kiện để rèn luyện tố chất và phát triển thể lực góp phần nâng cao nhận thức và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng,
1.4.3 Đặc điểm, phân loại trò chơi vận động
TCVĐ gồm 3 phần: nội dung chơi, hành động chơi và luật chơi;
- Nội dung chơi: Là nhiệm vụ vận động mà trẻ phải thực hiện
Ví dụ: Trò chơi “Mèo đuổi chuột” Trong trò chơi này trẻ thực hiện nhiệm vụ vận động là chạy và việc chạy này giúp rèn luyện sức khỏe cho trẻ
Trang 22- Hành động chơi: Là những thao tác vận động mà trẻ thực hiện trong
quá trình chơi
Ví dụ: Trò chơi “Mèo đuổi chuột”, trẻ thực hiện những thao tác vận động như đuổi bắt, chui, luồn lách,
- Luật chơi: Là những quy ước, quy định trẻ phải thực hiện trong lúc chơi
Ví dụ: Trò chơi “Mèo đuổi chuột” luật chơi là: mèo không được đón đầu chuột để bắt mà phải luôn lách đúng lỗ mà chuột đã chạy, nếu mèo bắt được chuột thì đổi ngược lại
- Nội dung chơi, hành động chơi và luật chơi cần phải được nâng cao dần qua các độ tuổi bé, nhỡ và lớn để tránh cho trẻ nhàm chán TCVĐ thường
có lời ca tiếng hát (có vần có nhịp) kèm theo trẻ thực hiện đúng động tác mà tăng thêm tính sinh sống, hấp dẫn trong quá trình chơi
1.4.3.2 Phân loại trò chơi vận động
TCVĐ rất phong phú và đa dạng, do đó có rất nhiều cách để phân loại, căn cứ trên nhiều quan điểm khác nhau, dưới đây là một số cách phân loại:
Dựa vào các phương tiện:
TCVĐ sử dụng rất nhiều phương tiện khác nhau, có thể chia thành các dạng hoạt động chính như sau:
- Chơi theo dạng mô phỏng (bắt chước):
+ Diễn xuất giống người hoặc con vật (trò chơi đóng vai)
+ Làm theo quy ước giả định, đối kháng (các trò chơi này có thể kèm theo bài hát, câu đồng dao, bài thơ, hò vè, hoặc âm thanh dẫn nhịp)
- Các trò chơi tiếp sức: Nhiều người cùng luân phiên thực hiện một công việc, có thể là nhảy, hát, nói,
- Vượt qua chướng ngại vật (có độ cao, độ khó khác nhau)
+ Chơi với các đạo cụ cầm tay (bóng, gậy, vòng, khăn, )
Trang 23+ Hoạt động đối kháng (cá nhân - cá nhân, cá nhân - tập thể, tập thể - tập thể)
+ Hoạt động phán đoán, tìm kiếm để đạt một kết quả nào đó từ những thông tin được thu nhận (các suy luận mang tính logic, âm thanh, hình ảnh, cảm giác thông qua các giác quan)
+ Các trò chơi có sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật hiện đại
Dựa vào mỗi tương quan của người chơi: có 3 loại:
- Trò chơi cá nhân (không chia đội): Trong khi tham gia vào trò chơi mỗi người đều độc lập, chịu trách nhiệm với riêng mình về vai trò và hành động, không bị ràng buộc hay phụ thuộc bởi các thành viên khác Trong nhóm trò chơi này người có thể tham gia cùng lúc hoặc tham gia lần lượt, trong quá trình chơi có thể thi đua hoặc không thi đua
- Trò chơi cá nhân chuyển thành đồng đội: là trò chơi ban đầu hoạt động riêng lẻ, xuất hiện tình huống bất ngờ thì sẽ kết hợp thành nhóm, đội để cùng nhau để phối hợp hành động, sự kết hợp đó sẽ không ổn định trong suốt trò chơi
- Trò chơi đồng đội: Các trò chơi thuộc nhóm này mang tính chất thi đua của cả tập thể có đặc điểm là mỗi hành động dẫn tới thành công hay thất
bị đều ảnh hưởng đến các nhân người thực hiện và cả tập thể đó
1.4.4 Một số hạn chế khi áp dụng trò chơi vận động cho trẻ 3-4 tuổi
Giáo viên khó có thể kiểm soát được lượng vận động khi tiến hành TCVĐ cho trẻ
Một số trẻ tham gia TCVĐ vượt quá khả năng chịu đựng dễ xảy ra tai nạn hoặc chấn thương ngoài ý muốn
Nhiều trẻ tham gia trò chơi một cách hời hợt, không tích cực tham gia trò chơi dẫn đến không phát huy được hết hiệu quả của TCVĐ mang lại
Trang 24Đôi khi trẻ nhốn nháo dẫn đến giáo viên rất khó kiểm soát tốt được toàn bộ lớp học nên chưa phát huy được các ưu điểm mà TCVĐ mang đến
Vì vậy việc lựa chọn và sử dụng có hiệu quả TCVĐ cho trẻ 3-4 tuổi là rất quan trọng
1.5 Cơ sở giáo dục khả năng phối hợp vận động
1.5.1 Khái niệm khả năng phối hợp vận động
Theo từ điển Tiếng Việt: Khả năng: Là có thể, có lẽ
Theo tác giả Nguyễn Quốc Hùng: Khả năng: Là có thể làm được
Theo triết học Mác - Lênin: Khả năng là “cái hiện chưa có” nhưng bản thân khả năng có tồn tại, đó là sự tồn tại đặc biệt tức là các sự vật được nói đến trong khả năng chưa tồn tại, song bản thân khả năng thì tồn tại
Theo tâm lý học thì khả năng là tổng hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó nhanh chóng đạt kết quả
Trong TDTT khả năng bao gồm các yếu tố thể lực (sức mạnh, sức nhanh, sức bền, độ dẻo dai, sự khéo léo, ) và những năng lực vận động cơ bản của con người (đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo, bò, mang, vác, ) [Trang 41, GTGDTC]
Tóm lại, khả năng phối hợp vận động là những phẩm chất vốn có của con người phối hợp vận động một cách tổng hợp nhờ đó có thể học, hoàn thiện và củng cố một cách chính xác, nhanh chóng, linh hoạt và vững chắc các động tác trong không gian, thời gian phù hợp với những thay đổi của hoàn cảnh
1.5.2.Nhiệm vụ và phương pháp phát triển khả năng phối hợp vận động
Nhiệm vụ của quá trình phát triển khả năng phối hợp vận động là phát triển toàn diện và đảm bảo khả năng phối hợp vận động trong mọi hình thức hoạt động vận động khác nhau
Trang 25Lựa chọn các phương pháp để phát triển khả năng phối hợp vận động cần tuân thủ các nguyên tác sau:
Phương pháp chính nhằm phát triển khả năng vận động là phương pháp tập luyện, phương tiện chính là các bài tập thể lực đòi hỏi có sự vận động từ
dễ đến khó
Muốn phát triển năng lực phối hợp vận động cần tích cực thông qua việc học hỏi và hoàn thiện các bài tập đã lựa chọn Việc học kỹ xảo vận động cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển khả năng phối hợp vận động Bên cạnh đó cần có những bài tập tâm lý để phát triển khả năng xử lý thông tin nhanh chóng
Sử dụng các bài tập làm phương tiện phát triển năng lức phối hợp vận động thì người tập cần phải thực hiện một cách chính xác và thường xuyên để kiểm tra tính chính xác một cách có ý thực
Cần sử dụng các biện pháp nhầm nâng cao yêu cầu về khả năng phối hợp vận động của các bài tập như:
- Đa dạng hóa việc thực hiện động tác: Bật cao, bật co gối, nhảy với các động tác tay kết hợp khác nhau
- Kết hợp với các dụng cụ có độ khó tăng dần, trọng lượng khác nhau,
- Phối hợp các kỹ thuật kỹ xảo với nhau: sử dụng các động tác với dụng cụ thể dục, thể dục nghệ thuật hoặc các môn bóng (bóng đá - chạy, ném, tung, bắt, )
- Thực hiện các động tác cần yêu cầu về thời gian: Cố gắng thực hiện trong thời gian ngắn nhất nhanh nhất có thể để phát triển năng lực phản ứng, định hướng, kết hợp vận động
- Thực hiện các bài tập có yêu cầu cao về phối hợp vận động khi đã xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi
Trang 26Các phương pháp phát triển khả năng phối hợp vận động rất phong phú
và đa dạng, có thể phối hợp với nhau hoặc thực hiện tập trung vào một phương pháp Cách lực chọn và sử dụng từng phương pháp cần dựa trên đặc điểm của từng khả năng cần phát triển Thường xuyên nâng cao độ khó về phối hợp vận động của các bài tập để việc tập luyện của trẻ đạt kết quả cao hơn
Trang 27CHƯƠNG 2 NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, đề tài nghiên cứu đưa ra hai nhiệm
vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng sử dụng TCVĐ phát triển khả năng
phối hợp vận động cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội
Nhiệm vụ 2: Đánh giá hiệu quả việc sử dụng TCVĐ phát triển khả
năng phối hợp vận động cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu
Tìm hiểu, đọc và phân tích tổng hợp các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài như các tài liệu giáo trình tâm lý trẻ em, sinh lý trẻ em, sách viết về các TCVĐ, những nội dung đề cập tới khả năng phối hợp vận động, sự khéo léo của trẻ, những nội dung viết về TCVĐ, các công trình nghiên cứu đã công bố nhằm làm sáng tỏ lý luận của đề tài nghiên cứu để đưa ra một số biện pháp sử dụng TCVĐ phát triển khả năng phối hợp vận động trong quá trình tổ chức dạy học cho trẻ Từ phương pháp này ta thu được những tài liệu liên quan và quan trọng để giải quyết đề tài nghiên cứu
2.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn là cách thức người nghiên cứu trao đổi, trò chuyện với các đối tượng về các vấn đề liên quan tới đề tài nghiên cứu dựa trên một hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị trước
Trang 28Trong quá trình nghiên cứu, phỏng vấn các giáo viên trong trường mầm non về việc lựa chọn một số TCVĐ phù hợp với lứa tuổi nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động cho trẻ và lựa chọn các bài Test đánh giá khả năng phát triển khả năng phối hợp cho trẻ 3 - 4 tuổi trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội Từ phương pháp này ta thu được phiếu điều tra phỏng vấn
2.2.3 Phương pháp quan sát sư phạm
Phương pháp quan sát là cách thức người nghiên cứu sử dụng các giác quan và phương tiện công nghệ để tri giác đối tượng, thu thập thông tin phục
vụ cho quá trình nghiên cứu Sử sụng phương pháp quan sát sư phạm trong các giờ học thể dục và các hoạt động giáo dục khác của trẻ, thu thập thông tin liên quan để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu Từ đó ta có thể đánh giá và phân tích được quá trình giảng dạy, học tập của giáo viên và trẻ ở trường mầm non, là cơ sở để thiết kế những TCVĐ phát triển khả năng phối hợp vận động cho trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội
2.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thực nghiệm so sánh và đối chiếu Thực hiện được tiến hành với 2 nhóm đối tượng: Nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm Từ phương pháp này ta so sánh được 2 nhóm đối tượng
2.2.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm
Sử dụng phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu với mục đích đánh giá hiệu quả việc sử dụng TCVĐ Thông qua các Test đánh giá
mà đề tài đã lựa chọn, phương pháp kiểm tra sư phạm sẽ giúp thu thập được kết quả của trẻ ở hai nhóm, là cơ sở để so sánh và đối chiếu trước và sau thực nghiệm
Trang 292.2.6 Phương pháp toán học thống kê
Phương pháp toán học được dùng để xử lý những số liệu thu được qua thực nghiệm sư phạm Trong đề tài đã sử dụng một số công thức sau:
- Công thức tính giá trị trung bình:
Công thức: 1
n
i xi x
- Công thức tính phương sai:
Phương sai của một đám đông và tỉ số giữa tổng bình phương biến sai của các trị số cá thể quanh trung bình cộng và tổng số các cá thể quanh trung bình cộng và tổng số hoặc tự do Kí hiệu: 2
Trang 30xB : Số trung bình nhóm B
nA: Kích thước tập hợp mẫu nhóm A
nB : Kích thước tập hợp mẫu nhóm B
2.3 Tổ chức nghiên cứu:
2.3.1 Thời gian nghiên cứu:
1 10/2018- 11/2018
- Đọc và phân tích tài liệu tham khảo
-Thu thập và phân tích các tài liệu liên quan
- Giải quyết nhiệm vụ 1
- Giải quyết nhiệm vụ 2
- Hoàn thành được tổng quan về đề tài nghiên cứu
- Thực trạng sử dụng TCVĐ phát triển khả năng phối hợp vận động cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non Kim Chung -
Đông Anh - Hà Nội”
- Lựa chọn được hệ thống TCVĐ
- Kết quả thực nghiệm
3 4/2019- 5/2019
- Hoàn thành khóa luận
và bảo vệ khóa luận
- Bảo vệ Khóa luận tốt nghiệp trước Hội đồng
2.3.2 Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể nghiên cứu: TCVĐ phát triển khả năng phối hợp vận động
Trang 31- Khách thể nghiên cứu: Trẻ 3 - 4 tuổi trường mầm non Kim Chung -
Đông Anh - Hà Nội
2.3.3 Địa điểm nghiên cứu
- Trường ĐHSP Hà Nội 2 - Xuân Hòa - Phúc Yên - Vĩnh Phúc
- Trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội
Trang 32CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thực trạng công tác giáo dục thể chất và sử dụng trò chơi vận động cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội
3.1.1 Thực trạng về số lượng và trình độ của giáo viên trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội
Qua quá trình tìm hiểu, điều tra về đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội, kết quả thu được như sau:
Trường mầm non Kim Chung có tất cả 62 CBQL, giáo viên và nhân viên Trong đó:
- CBQL: 03
- Đội ngũ giáo viên: 20
- Đội ngũ cán bộ - viên chức khác: 10 Dưới đây là bảng thống kê số lượng và trình độ của giáo viên trường mầm non Kim Chung - Đông Anh - Hà Nội được trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1: Thực trạng về số lượng và trình độ của giáo viên
trường mầm non Kim Chung