1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương Triết học Mác Lênin

19 4,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 55,33 KB

Nội dung

đề cương chuẩn và chính xác môn triết học Mác Lênin. Các quan niệm về vật chất trong lịch sử triết học trước Mác. Nội dung, ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lênin. Tính thống nhất vật chất của thế giới. Nguồn gốc, bản chất của ý thức. Quan niệm của CNDVBC trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Trang 1

Câu 2: Các quan niệm về vật chất trong lịch sử triết học trước Mác Nội dung, ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lênin Tính thống nhất vật chất của thế giới

1 Các quan niệm về vật chất trong lịch sử triết học trước Mác

- Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử khoảng 2.500 năm

- Ngay từ lúc mới ra đời, xung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Giống như mọi phạm trùkhác, phạm trù vật chất có quá trình phát sinh và phát triển gắn liền với hoạt động thựctiễn của con người và với sự hiểu biết của con người về giới tự nhiên

- Theo quan điểm của CNDT thì thực thể của thế giới, cơ sở của mọi tồn tại là 1 nguyên bản tinh thần nào đó, có thể là “ý chí của thượng đế” là “ý niệm tuyệt đối”

- Theo quan niệm của CNDV thì thực thể của thế giới là vật chất, cái tồn tại 1 cách vĩnh cửu, tạo nên mọi sự vật và hiện tượng cùng với những thuộc tính của chúng

 Vào thời cổ đại các nhà triết học duy vật đã đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể của

nó, tức là những vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài

2 Định nghĩa vật chất của Lênin và ý nghĩa của nó

 Kế thừa tư tưởng của Mác và Ăng nghen Tổng kết thành quả của khoa học tự nhiên Xuất phát từ nhu cầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm bảo vệ chủ nghĩa duy vật Lênin đã đưa ra định nghĩa vật chất

“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, mang lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”

Những nội dung cơ bản

+ Thứ nhất, khẳng định vật chất là một phạm trù triết học có nghĩa là muốn khẳng định và phân biệt vật chất với tư cách là một phạm trù triết học (tức phạm trù khái quát thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi tồn tại vật chất và được xác định từ góc độ giải quyết vấn dề cơ bản của triết học) với khái niệm vật chất được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành ( tức khái niệm dùng chỉ những dạng vật chất cụ thể, cảm tính, những biểu hiện cụ thể củ thế giới vật chất, tự nhiên hay xã hội)

+ Khẳng định vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan nghĩa là: Thực tại khách quan là thuộc tính quan trọng nhất để phan biệt vật chất và ý thức, để khẳng định rằng đó những cái đang tồn tại độc lập với ý thức con người trong đời sống xã hội vật chất đó là tồn tại XH, nó không phụ thuộc vào ý thức XH + Khẳng định vật chất (dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó) là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người, ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất còn vật chất là cái được ý thức phản ánh

Ý nghĩa của định nghĩa

Một là: bằng việc tìm ra thuộc tính khách quan Lênin đã phân biệt vật chất với vật thể, khái quát được thuộc

tính bản chất phổ biến nhất của vật chất là tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người

Cung cấp căn cứ cho khoa học xác định những gì thuộc về vật chất Tạo lý luận cho việc xây dựng chủ nghĩa duy vật lịch sử

Hai là: Định nghĩa đã giải quyết đúng đắn về vấn đề cơ bản của triết học về bản chất thế giới trên lập trường

duy vật khẳng định: vật chất có trước, ý thức có sau Khẳng định khả năng của con người có thể nhận thức được thế giới khách quan

- Định nghĩa đã khắc phục được tính chất siêu hình của CNDV trước Mác về vật chất

- Định nghĩa đã mở đường cho khoa học phát triển tạo niềm tin cho con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới

- Lênin đã cống hiến cho khoa học một phương pháp định nghĩa mới

Trang 2

3 Tính thống nhất vật chất của thế giới

Vấn đề tính thống nhất của thế giới luôn gắn liền với cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là vật chất; các sự vật, hiện tượng thống nhất với nhau ở tính vật chất Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là vật chất; các

sự vật, hiện tượng thống nhất với nhau ở tính vật chất Điều này được thể hiện ở

1) Mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều có tính vật chất là tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người

2) Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều là những dạng cụ thể của vật chất; chúng đều mang đặc tính chung của vật chất (tồn tại vĩnh viễn, nghĩa là không bao giờ trở về số 0, không mất đi); đều được sinh

ra từ vật chất (ý thức chẳng hạn)

3) Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn và vô tận Trong thế giới đó không có gì khác ngoài vật chất đang vận động, biến đổi và chuyển hoá theo những quy luật khách quan chung của mình

4) Tính thống nhất vật chất của thế giới thể hiện ở sự tồn tại của thế giới thông qua giới vô cơ, giới hữu

cơ trong bức tranh tổng thể về thế giới duy nhất; giữa chúng có sự liên hệ tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau, vận động và phát triển Các quá trình đó cho phép thấy đầy đủ sự thống nhất vật chất của thế giới trong các hình thức và giai đoạn phát triển, từ hạt cơ bản đến phân tử, từ phân tử đến các cơ thể sống, từ các cơ thể sống đến con người và xã hội loài người

Quan điểm về bản chất vật chất và tính thống nhất vật chất của thế giới của chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ định hướng trong việc giải thích về tính phong phú, đa dạng của thế giới, mà còn định hướng nhận thức về tính phong phú, đa dạng ấy trong quá trình hoạt động cải tạo tự nhiên hợp quy luật

Câu 3: Nguồn gốc, bản chất của ý thức Quan niệm của CNDVBC trong việc giải quyết mối quan

hệ giữa vật chất và ý thức

Định nghĩa: ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con ng 1 cách năng động , một cách sáng tạo ý thức là hình ảnh chủ quan khách quan tái hiện trong đầu óc

1 Nguồn gốc

 Nguồn gốc tự nhiên

Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc con người

- Bộ óc con người hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài về mặt sinh vật - xã hội và có cấu tạo rất phức tạp, gồm khoảng 14 - 15 tỷ tế bào thần kinh

- Hoạt động ý thức con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người Sự phụ thuộc của ý thức vào hoạt động của bộ óc thể hiện ở chỗ khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ

bị rối loạn Ý thức là chức năng của bộ óc người, là hình ảnh tinh thần phản ánh thế giới khách quan; nhưng ý thức không diễn ra ở đâu khác ngoài hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người

- Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc người mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ óc phản ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý thức

- Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất Phản ánh là năng lực giữ lại, tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác

Trang 3

- Phản ánh ý thức: Gắn liền với quá trình chuyển hoá từ vượn thành người Đó là hình thức phản ánh mới, đặc trưng của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc con người Như vậy, sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức

 Nguồn gốc xã hội

- Lao động là hoạt động có mục đích sáng tạo của con người, sử dụng công cụ sản xuất tác động vào các

đối tượng của tự nhiên để sản xuất ra của cải vật chất nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển xã hội

- Nhờ có lao động, con người tác động vào thế giới khách quan, bắt chúng bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của mình thành những hiện tượng nhất định và các hiện tượng

ấy tác động vào óc người hình thành dần những tri thức về tự nhiên và xã hội

- Như vậy, ý thức được hình thành chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quan của con người làm biến đổi thế giới đó Nên nguồn gốc cơ bản của ý thức, tư tưởng là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người trong quá trình lao động

- Nhưng bản thân quá trình lao động ngay từ đầu đã mang tính tập thể, tính xã hội Vì vậy xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh nghiệm lao động và trao đổi tư tưởng tình cảm Chính nhu cầu đó đòi hỏi xuất hiện ngôn ngữ

- Ngôn ngữ bao gồm tiếng nói và chữ viết tồn tại dưới dạng các khái niệm, ngôn ngữ do nhu cầu của lao

động và nhờ lao động mà hình thành Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức, là

“cái vỏ vật chất của tư duy” Nếu không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp trong xã hội, đồng thời là công cụ của tư duy nhằm khái quát hoá, trừu tượng hoá hiện thực Nhờ ngôn ngữ mà con người tổng kết được thực tiễn, trao đổi thông tin và tri thức

từ thế hệ này sang thế hệ khác

 Tóm lại: Nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động và thực tiễn xã hội ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội

2 Bản chất của ý thức

- Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Tuy nhiên, không phải cứ thế giới khách quan tác động vào bộ óc người là tự nhiên trở thành ý thức Ngược lại, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới, do nhu cầu của việc con người cải biến giới tự nhiên quyết định và được thực hiện thông qua hoạt động lao động Vì vậy, ý thức là cái vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó"

- Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo

ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra những cái không có trong thực tế Ý thức có thể tiên đoán, dự báo về tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, huyền thoại, những giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và có tính khái quát cao Tuy nhiên, sáng tạo của ý thức là sáng tạo của phản ánh, bởi vì ý thức bao giờ cũng chỉ là sự phản ánh tồn tại

- Ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội nên về bản chất là có tính xã hội

3 Quan niệm của CNDVBC trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

- Phạm trù vật chất kế thừa tư tưởng của Mác và Angghen tổng kết những thành tựu KHTN cuối TK XIX đầu TK XX và từ cuộc đấu tranh chống CNDT, Lênin định nghĩa: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan để đem lại cho con người cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác

Trang 4

- Phạm trù ý thức: ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người một cách năng động, sáng tạo, ý thức là hình ảnh chủ quan, khách quan tái hiện trong đầu óc

- Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức Theo triết học duy vật biện chứng thì vật chất có trước,

ý thức có sau Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức Não người

là dạng vật chất cao có tổ chức của thế giới vật chất là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh thế giới khách quan

- Ý thức là sự phản ảnh thế giới vật chất vào não người là hình ảnh của thế giới khách quan Thế giới khách quan là nguồn gốc của ý thức , quyết định nội dung của ý thức

- Ý thức có tính độc lập tương đối so với vật chất tác động trở lại vật chất

- Ý thức có tính năng động, sáng tạo thông qua hoạt động thực tiễn của con người có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm ở một mức độ nhất định các điều kiện vật chất góp phần cải biến thế giới khách quan Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan thì có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn con người trong cải tạo thế giới của con người nếu không phản ánh đúng thế giới khách quan

-Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người dù đến mức

độ nào chăng nữa vẫn cần phải dựa trên sự phản ánh thế giới vật chất và các điều kiện vật chất khách quan

 Mối quan hệ vật chất và ý thức ,mối quan hệ lập trường duy vật biện chứng Do đó trong nhận thức, trong hoạt động thực tiễn không tuyệt đối hóa mặt nào

- Trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn khi vận dụng mối quan hệ này nên quán triệt nguyên tắc khách quan

+Trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn luôn xuất phát từ những điều kiện vật chất, quy luật khách quan, lấy đó làm cơ sở phương tiện cho nhận thức và cho hoạt động có mục đích của mình Mặt khác, vận dụng quy luật khách quan một cách năng động sáng tạo Chống 2 khuynh hướng: bất chấp quy luật khách quan,điều kiện vật chất, bảo thủ trì trệ tin vào điều kiện khách quan,không phát huy năng động chủ quan của ý thức

Câu 4: Nội dung, ý nghĩa nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

 Mối liên hệ phổ biến là:

-Theo quan điểm siêu hình về sự liên hệ: Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật tồn tại một cách tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng k có sự phụ thuộc rõ ràng, ràng buộc lẫn nhau, có chăng chỉ là những liên hệ hời hợt bên ngoài, mang tính ngẫu nhiên

Một số người theo quan điểm siêu hình nếu có thừa nhận sự liên hệ và tính đa dạng của nó thì lại phủ nhận khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác

- Quan điểm duy tâm về sự liên hệ: Cơ sở của sự liên hệ tác động qua lại của các sự kiện và hiện tượng

là ở các lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức cảm giác của con người

- Quan điểm biện chứng về sự liên hệ: Thế giới là một chỉnh thể thống nhất các sự vật hiện tượng và quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau

- Liên hệ là khái niệm chỉ là sự phụ thuộc lẫn, sự ảnh hưởng tương tác và chuyển hóa lẫn nhau giữa các

sự vật, hiện tượng trong thế giới hoặc giữa các mặt, các yếu tố của một quá trình, một sv-ht

Trang 5

- Liên hệ phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới (cả tự nhiên, xh và tư duy) dù phong phú đa dạng nhưng đều nằm trong mối liên hệ với các sv-ht khác đều chịu sự tác động,

sự quy định của các sv-ht khác

 Theo triết học duy vật biện chứng, cơ sở của mối liên hệ phổ biến chính là tính thống nhất vật chất của thế giới Bởi lẽ mọi sv, ht trên thế giới dù có đa dạng và phong phú nhưng đều là những dạng tồn tại của thế giới vật chất, ngay cả tinh thần ý thức cũng là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là

bộ óc của con người

 Mối liên hện phổ biến có tính chất:

+Tính khách quan: nghĩa là mối liên hệ phổ biến k phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người

+Tính phổ biến: nghĩa là tồn tại cả ở TN-XH và cả ở tư duy con người

+Tính đa dạng: rất nhiều mối liên hệ như mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ bản chất và k bản chất

Mối liên hệ có vai trò là cơ sở điều kiện tồn tại và phát triển của mọi sv-ht

-Đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện trong nhận thức và hoạt động thực tiễn Khi xem xét để rút ra bản chất thì ta phải xem xét sự vật trong hệ thống các mối liên hệ mà sự vật tham gia, xem xét tất cả các mối liên hệ cả khâu trung gian, gián tiếo của chúng

-Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải khắc phục quan điểm phiến diện (nếu xem xét mối liên hệ dàn trải cao bằng như nhau thì rơi vào phiến diện), khắc phục chủ nghĩa thiết chung (tập hợp vào một hệ thống những quan điểm, tiền đề, lý thuyết nhưng có chủ thể đối lập, k theo nguyên tắc chung) và ngụy biện

-Có quan điểm lịch sử cụ thể (xem xét mọi sự vật hiện tượng phải có quan điểm lịch sử, sv nào cũng tồn tại trong k gian và thời gian cụ thể)

Câu 5: Nội dung, ý nghĩa nguyên lý về sự phát triển

1 Khái niệm phát triển

- Quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay sự giảm đi đơn thuần về mặt lượng, không có

sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới Những người theo quan điểm siêu hình xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có những bước quanh co, thăng trầm, phức tạp

- Đối lập với quan điểm siêu hình, quan điểm biện chứng xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ.

Dù trong hiện thực khách quan hay trong tư duy, sự phát triển diễn ra không phải lúc nào cũng theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời

- Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn

Sự phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của sự vận động Trong quá trình phát triển của mình trong sự vật sẽ hình thành dần dần những quy định mới cao hơn về chất, sẽ làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động, chức năng vốn có theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn

2 Tính chất của sự phát triển

- Sự phát triển bao giờ cũng mang tính khách quan Bởi vì, như trên đã phân tích theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật Đó là quá trình giải quyết liên tục

Trang 6

những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật Nhờ đó sự vật luôn luôn phát triển Vì thế

sự phát triển là tiến trình khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người

- Sự phát triển mang tính phổ biến Tính phổ biến của sự phát triển được hiểu là nó diễn ra ở mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy; ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào của thế giới khách quan Ngay cả các khái niệm, các phạm trù phản ánh hiện thực cũng nằm trong quá trình vận động và phát triển; chỉ trên cơ sở của sự phát triển, mọi hình thức của tư duy, nhất là các khái niệm và các phạm trù, mới có thể phản ánh đúng đắn hiện thực luôn vận động và phát triển

- Sự phát triển còn có tính đa dạng, phong phú Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, mọi hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau Tồn tại ở không gian khác nhau, ở thời gian khác nhau, sự vật phát triển sẽ khác nhau Đồng thời trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác, của rất nhiều yếu tố, điều kiện Sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi Chẳng hạn, nói chung, ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ em ở các thế hệ trước do chúng được thừa hưởng những thành quả, những điều kiện thuận lợi mà xã hội mang lại Trong thời đại hiện nay, thời gian công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước của các quốc gia chậm phát triển và kém phát triển sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đã thực hiện chúng do đã thừa hưởng kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các quốc gia đi trước Song vấn đề còn ở chỗ, sự vận dụng kinh nghiệm và tận dụng sự hỗ trợ đó như thế nào lại phụ thuộc rất lớn vào những nhà lãnh đạo và nhân dân của các nước chậm phát triển và kém phát triển

Những điều kiện nêu ra ở trên cho thấy, dù sự vật, hiện tượng có thể có những giai đoạn vận động đi lên như thế này hoặc như thế khác, nhưng xem xét toàn bộ quá trình thì chúng vẫn tuân theo khuynh hướng chung

3 Ý nghĩa phương pháp luận

Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn

trọng quan điểm phát triển

- Quan điểm phát triển đòi hỏi khi nhận thức, khi giải quyết một vấn đề nào đó con người phải đặt chúng ở trạng thái động, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển

- Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi Song điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật

- Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia quá trình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn Trên cơ sở ấy để tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự

vật tiến triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tùy theo sự phát triển đó có lợi hay có hại đối với đời sống của con người.

Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn

Câu 6: Nội dung và ý nghĩa quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Đây là một trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Lênin gọi nó là hạt nhân của phép biện chứng Quy luật này chỉ ra nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng

Trang 7

- Các mặt đối lập: là phạm trù chỉ những mặt, đặc điểm thuộc tính có khuynh hướng thay đổi,trái ngược nhau,tồn tại khách quan trong xã hội và tư duy

Ví dụ: Tốt/xấu – yêu/ghét-nam/nữ

-Mâu thuẫn biện chứng: là phạm trù chỉ sự liên hệ tác động qua lại giữa các mặt đối lập Và bất cứ sự vật nào cũng bao hàm mâu thuẫn biện chứng Và mâu thuẫn là hiện tượng khách quan phổ biến

-Thống nhất của các mặt đối lập:S ự nương tựa vào nhau,đòi hỏi có nhau, sự tồn tại của các mặt đối lập này phải lấy mặt đối lập kia làm điều kiện tiền đề, gắn liền với trạng thái đứng im của sự vật

-Theo nghĩa hẹp: đồng nhất của các mặt đối lập.Giữa các mặt đối lập có yếu tố giống nhau.Đến một thời điểm nào đó các mặt đối lập có thể chuyển hóa lẫn nhau

+Tác động ngang nhau của các mặt đối lập.Thống nhất là tương đối tạm thời

-Đấu tranh của các mặt đối lập: là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập Vận động là vĩnh viễn, đấu tranh cũng là tuyệt đối vĩnh viễn

- Cắt nghĩa sự vận động: các mặt đối lập tác động qua lại vận động của sự xung lực cho mọi hoạt động của sự vật

-Cắt nghĩa sự phát triển: sự vật các mặt đối lập bao giờ cũng tác động qua lại quy luật sự thay đổi các mặt đối lập 1 cách tất yếu, thay đổi về chất các sự vật, tiếp tục thay đổi mới

-Phương thức đấu tranh: một mặt đối lập sẽ bài trừ phủ định mặt đối lập kia của mình

Ví dụ: Giai cấp nông dân đấu tranh lật đổ giai cấp địa chủ chấm dứt xã hội phong kiến ra đời CNTB

+ Tác động lẫn nhau, cả 2 mặt đối lập sẽ cùng biến đổi cho sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời

+ Hai mặt đối lập sẽ chuyển hóa lẫn nhau

Ví dụ: CNTB sở hữu CNTB

 Thông qua đấu tranh , sự vật mất đi, mới ra đời

“ Phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”

-Bản thân mâu thuẫn có quá trình hình thành, phát triển.Mâu thuẫn thể hiện sự khác biệt, sự vật phát triển mâu thuẫn lớn dần, bộc lộ sự đối lập

Vai trò: Mâu thuẫn nói chung , đấu tranh giữa các mặt đối lập nói riêng là nguyên nhân, nguồn gốc của mọi

sự vận động, phát triển vì:

Tác động qua lại là nguyên nhân chính và cuối cùng của mọi sự vật.Trong tác động lẫn nhau, cả 2 mặt đối lập đều biến đổi mâu thuẫn biến đổi, mâu thuẫn được giải quyết, mâu thuẫn cũ mất đi ra đời mâu thuẫn mới làm sự vật không còn là nó Sự vật mới ra đời , sự vận động và phát triển là sự thống nhất giữa liên tục và gián đoạn.Sự liên tục do sự thống nhất của các mặt đối lập tạo thành, sự gián đoạn , sự vật không còn là nó

do đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành

Do vậy ,cả thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập đều có vai trò quan trọng sự vận động và phát triển của sự vận động

 Ý nghĩa quy luật mâu thuẫn

-Nhận thức: muốn hiểu bản chất sự vật phải hiểu mâu thuẫn sự vật ( mâu thuẫn tạo thành từ 2 mặt đối lập) -Thực tiễn:

+ Không được che dấu mâu thuẫn, không lảng tránh mâu thuẫn, không phủ nhận, từ đó có cách giải quyết ,

sự phát triển của sự vật

Trang 8

+Về mặt nguyên tắc mâu thuẫn chỉ có thể được giải quyết bằng con đường đấu tranh , do đó không có được

ảo tưởng điều hòa mâu thuẫn đặc biệt là các mâu thuẫn đối kháng.D: CNTB phát triển, tự nó sẽ chuyển hóa

xã hội – CNXH Mâu thuẫn 2 giai cấp êm đẹp Không lên ảo tưởng như vậy

+Mâu thuẫn ở Việt Nam:

Thiếu thốn mâu thuẫn huy động vốn

Giàu-nghèo

Thành thị - nông thôn

Hội nhập-Hòa tan

Sự vật nào cũng mâu thuẫn cơ bản, sự vật nào cũng có bản chất

Mâu thuẫn cơ bản: XHCN-TBCN

Câu 7: Nội dung, ý nghĩa quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại.

Đây là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Quy luật này nói lên cách thức vận dộng, phát triển của sự vật, hiện tượng

• Các KN

- Chất là 1 phạm trù TrH dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn óc của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải cái khác

+ Thuộc tính về chất là 1 khía cạnh nào đó về VC của sự vật, nó được bộc lộ ra

trong mối quan hệ qua lịa với các sự vật khác

+ Mỗi sư vật có muôn vàn thuộc tính, mỗi thuộc tính của sự vật cũng óc 1 phức hợp những đặc trưng về chất của mình, khiến cho mỗi thuộc tính lại trở thành 1 chất

+ Với tư cách là những khía cạnh của chất được bộc lộ ra trong mối quan hệ các thuộc tính của sự vật có vị trí khác nhau, trong đó có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ bản của sự vật

Ở mỗi 1 sự vật chỉ có 1 chất cơ bản, đó là loại chất mà sự tồn tại hay mất đi của nó quy định sự tồn tại hay mất đi cảu bản thân sự vật

- Lượng là phạm trù TrH dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật

• Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất

- Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa lượng và chất Trong qua trình vận động và phát triển, chất và lượng của sự vật cũng biến đổi Sự thay đổi của lượng và chất không diễn ra độc lập mà quan

hệ chặt chẽ với nhau Nhưng không phỉa bất kì sự thay đổi nào cảu lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản về chất của sự vật Lượng của sự vật có thể thay dổi trong 1 giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản bản chất của hiện tượng đó

- Sự thay đổi của lượng chưa dẫn tới sự thay đổi của chất chỉ trong giới hạn nhất định Giới hạn mà trong đó

sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật dọi là độ Độ là phạm trù TrH chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi bản chất của sự vật ấy

- Những điểm giới hạn mà khi sự thay đổi về lượng đạt mức tới đó sẽ làm thay đổi về chất của sự vật gọi là điểm nút Điểm nút là phạm trù TrH dùng để chỉ thời điểm giới mà tịa đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật

Trang 9

- Sự vật tích lũy đủ về lượng tại điểm nút sẽ tạo ra bước nhảy, chất mới ra đời Bước nhảy là phạm trù TrH dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất cảu sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên

- Để cho sự vật vẫn là nó chứ không biến thành cái khác, thì phải giữ sự thay đổi của lượng trong khuôn khổ độ

• Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng: Sauk hi ra đời chất mới có tác động trở lại sự thay đổi của lượng

- Làm thay đổiquy mô tồn tại của sự vật

- Thay đổi nhịp điệu, tốc độ phát triển của các sự vật đó

• Các hình thức cơ bản của bước nhảy

- Bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần

+ Những bước nhảy gọi là đột biến khi chất của sự vật biến đổi 1 cách nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cơ banrcaaus thành nó

+ Những bước nhảy dần dần là quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng con đường tích lũy dần dần những nhân tố của chất mới mất đi dần những nhân tố của chất cũ

- Bước nhảy toàn bộ: là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật

- Bước nhảy cục bộ: là loại bước nhảy làm thay đổi 1 số mặt, 1 số yếu tố, 1 số bộ phận của sự vật đó

• Ý nghĩa phương pháp luận

- Tôn trọng tính khách quan của quy luật Cần cuất phát từ sự tồn tại, tác động thức tế khách quan của quy luật để nhận thức và vận dụng nó

- Để giữ cho sự vật phát triển tương đối ổn định, trong 1 chất xác định thì phải giữ vững sự thống nhất của chúng trong độ, sao cho những thay đổi về lượng ở đó không dẫ đến những thay đổi về chất

- Muốn đạt được sự thay đổi về chất cảu sự vật thì phải thực hiện những biến đổi dần dần về lượng, tránh khuynh hướng xem thường những biến đổi về lượng để thực hiện ngay những biến đổi về chất

- Khi sự vật bắt dầu quá trình thay đổi về chất đòi hỏi phải kiên quyết loại trừ cái cũ, cái lỗi thời, thúc đẩy cái mới, cái tiến bộ ra đời Ở đây phải tránh khuynh hướng hữu khuynh, không muốn thực hiện cách mạng Tùy theo tính chất cụ thể của những hình thức tác động biểu hiện của quy luật mà có những phương thức, biện pháp tác dộng, vận dụng chúng thích hợp Không nên nôn nóng, đốt cháy giai đoạn

Câu 8: Nội dung, ý nghĩa quy luật phủ định của phủ định

a Khái niệm phủ định “phủ định biện chứng”

- Phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển

- Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, sự phát triển tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới tiến bộ hơn sự vật cũ

- Đặc tính cơ bản của phủ định biện chứng là tính khách quan và kế thừa

+ Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật Đó chính là kết quả giải quyết mâu thuẫn bân trong của sự vật Nhờ việc giải quyết mâu thuẫn mà sự vật luân phát triển, vì thế, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát triển của sự vật

+ Phủ định biện chứng mang tính kế thừa vì phủ định BC kết quả cảu sự phát triển tự thân của sự vật nên nó không thể là sự thủ tiêu, phá hủy hoàn toàn cái cũ, cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng của cái cũ, là sự

Trang 10

phát triển tiếp tục của cái cũ và chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực bổ sung những mặt không phù hợp với hiện thực Sự phát triển chẳng qua chỉ là sự biến đổi

trong đó giai đoạn sau bảo tồn tất cả những mặt tích cực tạo ra ở giai đoạn trước, bổ sung them mặt mới phù hợp hơn với hiện thực

+ Trong quá trình phủ định BC, sự vật khẳng định lại những mặt tốt, mặt tích cực và chỉ phủ định những cái lạc hậu, tiêu cực Do đó phủ định đồng thời là khẳng định

Ví dụ: Từ sự khẳng định ban đầu (hạt thóc ban đầu) trải qua sự phủ định lần thứ nhất (cây lúa phủ định hạt giống) và sự phủ định lần thứ 2 (những hạt thóc mới phủ định cây lúa), sự vật dường như quay lại sự khẳng định ban đầu (hạt thóc A)

b Nội dung QL phủ định cảu phủ định

- Trong quá trình vận động của sự vật, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện chứng diễn ra Sự vật đó không còn nữa và bị thay thế bởi sự vật mới, trong đó có những nhân tố tích cực được giữ lại Song sự vật mới này sẽ lại bị phủ định bởi sự vật mới khác Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song không phải là sự trùng lặp hoàn toàn, mà nó có được bổ

sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực, thích hợp với sự phát triển tiếp tục của nó Sau khi sự phủ định diễn ra 2 lần thì sự phủ định của phủ định được thực hiện, sự vật mới hoàn thành một chu kỳ phát triển

- Thông qua những lần phủ định biện chứng của bản thân, sự vật sẽ ngày càng phát triển Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật mới là kết quả của sự tổng hợp tất cả nhân tố tích cực đã có và đã phát triển trong cái khẳng định ban đầu và trong những lần phủ định tiếp theo Do vậy, sự vật mới với tư cách là kết quả của phủ định của phủ định có nội dung toàn diện hơn, phong phú hơn, có cái khẳng định ban đầu và kết quả của

sự phủ định lần thứ nhất Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của

một chu kỳ phát triển và cũng là điểm khởi đầu của chu kỳ phát triển tiếp theo

- Tùy thuộc vào từng sự vật cụ thể mà sjw vật trải qua 2 lần phủ định trở lên Sự phát triển của sự vật theo

“xoắn ốc”

Ví dụ: Vòng đời của con tằm: Trứng – tằm – nhộng – ngài – trứng (trải qua 4 lần phủ định)

- Quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái khẳng định và cái phủ định, nhờ đó phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển; nó bảo tồn nội dung tích cực của các giai đoạn trước và

bổ sung thêm những thuộc tính mới là cho sự phát triển theo đường xoáy ốc

* Ý nghĩa phương pháp luận

- Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi theo đường thẳng mà diễn ra quanh co, phức tạp

- Ở mỗi chu kỳ phát triển sự vật có những đặc điểm riêng Do đó, chúng ta phải tìm hiểu những đặc điểm đó

để có cách tác động phù hợp với yêu cầu

Theo quy luật phủ định của phủ định, mọi sự vật luôn luôn xuất hiện cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu, do đó con người phải biết kế thừa tinh hoa cảu cái cũ, tránh thái độ phủ định sạch trơn

Trong giới tự nhiên cái mới xuất hiện một cách tự phát, còn trong xã hội cái mới ra đời gắn liền với hoạt động có ý thức của con người Chính vì thế, con người phải biết phát triển cái mới và ủng hộ nó phải tạo ra điều kiện cho nó chiến thắng cái cũ, phát huy ưu thế của nó

Con người pahir vận dụng tổng hợp tất cả những quy luật 1 cách đầy đủ, sâu sắc, năng động, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể

Ngày đăng: 14/06/2014, 22:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w