1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương ở tổng công ty quản lý bay việt nam

68 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 348,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1.......................................................................................................4 (4)
    • 1.1. Tiền lương- Bản chất tiền lương (4)
      • 1.1.1 Khái niệm tiền lương (4)
      • 1.1.2 Bản chất tiền lương (5)
      • 1.1.3 Vai trò, ý nghĩa tiền lương (5)
    • 1.2 Công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp (6)
      • 1.2.1 Khái niệm (6)
      • 1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức tiền lương trong (6)
    • 1.2. Nội dung công tác tổ chức tiền lương (13)
      • 1.2.1. Thiết lập mạng lưới cán bộ chuyên trách tiền lương (13)
      • 1.2.2. Xây dựng và quản lý quỹ tiền lương (13)
      • 1.2.3. Chọn lựa các hình thức trả lương (17)
      • 1.2.4. Xây dựng và thực hiện quy chế trả lương (21)
      • 1.2.5. Thực hiện các nghĩa vụ bảo hiểm xã hội, y tế, thuế thu nhập cá nhân… (23)
      • 1.2.6. Tổ chức thực hiện thanh toán quyết toán lương cho người lao động (24)
      • 1.2.7. Ghi chú, theo dõi tình hình và đánh giá quá trình thực hiện công tác tổ chức tiền lương (24)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI TỔNG CÔNG TY QUẢN LÝ BAY VIỆT NAM (2)
    • 2.1. Tổng quan về tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (25)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (25)
      • 2.1.2. Đặc điểm của Tổng công ty Quản lý bay ảnh hưởng đến công tác tổ chức tiền lương (27)
    • 2.2. Thực trạng công tác tổ chức tiền lương tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (35)
      • 2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức tiền lương tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (35)
      • 2.2.2. Phân tích nội dung công tác tổ chức tiền lương tại Tổng công ty quản lý bay Việt Nam (39)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TRONG TỔNG CÔNG TY QUẢN LÝ BAY VIỆT NAM (2)
    • 3.1. Phương hướng hoạt động của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (56)
    • 3.2. Các giải pháp cải tiến công tác Tổ chức tiền lương tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (57)
      • 3.2.1 Hoàn thiện việc xây dựng hệ số chức danh công việc (57)
      • 3.2.2. Hoàn thiện quy chế trả lương, thưởng và quá trình phân tích công việc (60)
  • KẾT LUẬN.....................................................................................................63 (65)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................64 (66)

Nội dung

Tiền lương- Bản chất tiền lương

Tiền lương là một phạm trù kinh tế, chính trị, xã hội Nó không chỉ phản ánh thu nhập thuần túy quyết định sự ổn định và phát triển của người lao động mà nó chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, xã hội

Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương được định nghĩa như sau :

Tiền lương là giá trị trả cho sức lao động, được xác định thông qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động dựa trên mối quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường.

Về mặt kinh tế, có thể hiểu tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động được hình thành thông quan sự thảo luận giữa người sử dụng lao động và người lao động Tiền lương tuân theo các quy luật cung cầu, giá trị thị trường và pháp luật hiện hành của nhà nước Đồng thời, tiền lương phải bao gồm đủ các yếu tố cấu thành để đảm bảo là nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu của bản thân người lao động và gia đình họ.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đối với chủ doanh nghiệp, tiền lương là một yếu tố nằm trong chi phí sản xuất kinh doanh Tiền lương là một khoản chi phí bắt buộc, do dó muốn nâng cao lợi nhuận và hạ giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp phải biết cách quản lý và tính toán chi phí tiền lương hợp lý Đồng thời tiền lương cũng là một phương tiện kích thích và động viên người lao động làm việc có hiệu quả.

Vì vậy, tiền lương là phần thu nhập được người sử dụng lao động trả cho người lao động trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện và bình đẳng trên cơ sở quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với quy địn hiện hành của pháp luật lao động

Tiền lương là giá cả của sức lao động, chứ không phải của lao động vì sức lao động không phải là hàng hóa Bản chất của tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, tức là giá hàng hóa của sức lao động hoặc sự trả công cho thời gian lao động cần thiết của người lao động Tiền lương là sự bộc lộ bên ngoài của giá lao động.

1.1.3 Vai trò, ý nghĩa tiền lương :

Tiền lương đóng vai trò then chốt trong cuộc sống người lao động, không chỉ quyết định sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế gia đình Ngoài ra, tiền lương cũng ảnh hưởng đáng kể đến thái độ và động lực làm việc của người lao động.

Xét trên phạm vi doanh nghiệp, tiền lương đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích người lao động phát huy khả năng lao động sáng tạo cảu họ, làm việc tận tụy, có trách nhiệm cao đối với công việc Trong cơ chế thị trường hiện nay, phần lớn lao động được tuyển dụng trên cơ sở hợp đồng lao động, người lao động có quyền lựa chọn làm việc cho nơi nào mà họ cho là có lợi nhất Vì vậy tiền lương chính là điều kiện đảm bảo cho doanh nghiệp có một đội ngũ lao động lành nghề Thông qua tiền lương, người lãnh đạo hướng

SV: Lâm Tuấn Anh 5 người lao động làm việc theo ý định của mình nhằm tổ chức hợp lý, tăng cường kỉ luật lao động cũng như khuyến khích tăng năng suất lao động.

Công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp

Công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp là tất cả các hoạt động bao gồm :

- Tổ chức mạng lưới cán bộ chuyên trách tiền lương của Tổng công ty

- Quỹ tiền lương Tổng công ty

- Hình thức trả lương Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.

- Quy chế trả lương Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam

- Thực hiện các nghĩa vụ bảo hiểm xã hội, y tế, thuế thu nhập cá nhân…

- Tổ chức thực hiện thanh toán quyết toán lương cho người lao động

- Ghi chú, theo dõi tình hình và đánh giá quá trình thực hiện công tác tổ chức tiền lương

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp.

3 Thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường, trong đó diễn ra quá trình trao đổi giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người có nhu cầu sử dụng lao động Sự trao đổi này được thoả thuận trên cơ sở mối quan hệ lao động như tiền lương, điều kiện làm việc thông qua một hợp đồng làm việc bằng văn bản hay bằng miệng.

4 Tình hình cung cầu, thất nghiệp trên thị trường lao động là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiền công mà người sử dụng sức lao động trả để thu hút và giữ chân lao động có chất lượng phù hợp với công việc Sự khác biệt về thị trường lao động trong từng ngành nghề và khu vực sử dụng lao động ảnh

SV: Lâm Tuấn Anh 6 hưởng dẫn đến tiền công khác nhau Vì vậy mà việc nghiên cứu thị trường lao động sẽ giúp công ty làm tốt công tác dự báo, đưa ra những chính sách lao động hợp lý đem lại hiệu quả sử dụng cao.

5 Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận thông qua giá cả sức lao động - tiền công thực tế Mức giá lao động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: điều kiện lao động, giới tính, năng lực…song theo kinh tế học thì sức lao động là một loại hàng hóa được trao đổi trên thị trường lao động nên giá cả của nó còn phụ thuộc vào lượng cung và cầu lao động Lao động là một yếu tố sản xuất Người sản xuất là người có nhu cầu về lao động và mang mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sẽ tuyển nhiều lao động hơn nếu mức tiền công thực tế giảm (giả định là quá trình sản xuất cần hai yếu tố là tư bản và lao động đồng thời hai yếu tố này có thể thay thế cho nhau). Nói cách khác, lượng cầu về lao động sẽ giảm nếu mức giá lao động tăng.

Và khi mức tiền công trên thực tế càng cao thì lượng cung về lao động càng tăng Chính vì vậy mà lao động trong nghề này lại có mức tiền công cao hơn so với nghề khác.

6 Với xu thế hội nhập hiện nay, cơ chế quản lý ngày được cải thiện đặc biệt là việc thu hút đầu tư nước ngoài thì việc số lượng các doanh nghiệp mới thành lập tăng không phải là chuyện lạ Số lượng các doanh nghiệp ngày càng lớn, làm cho cơ hội lựa chọn ngành nghề cho người lao động ngày càng mở rộng Cầu lao động ngày càng cao, đặc biệt là lao động có chất lượng Đặc biệt là một số ngành nghề mang tính truyền thống và ngành nghề có tính chất nguy hiểm và độc hại thì tình trang thiếu nguồn nhân lực ngày càng cao, mặc dù tiền công trong những ngành này có xu thế tăng công với mức phụ cấp hấp dẫn.

7 1.2.2.2 Luật pháp và chính sách của Nhà nước

8 Trong hệ thống pháp luật của quốc gia, Pháp luật lao động có vị trí quan trọng, quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử

SV: Lâm Tuấn Anh 7 dụng lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất Bộ luật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động Ngoài những quy định chung và các quy định liên quan thì trong luật lao động có riêng một chương về tiền lương và nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác trả lương trong các doanh nghiệp.

9 Pháp luật quy định mức tiền lương tối thiểu, và bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng không được trả mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định Đây là tác dộng trực tiếp nhất đến công tác chi trả lương cho người lao động.

10 Tiền lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định là cơ sở để xác định tiền lương tối thiểu vùng đối với các doanh nghiệp trong nước (kể cả doanh nghiệp FDI), không đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao độnglàm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Quy định về mức tiền lương tối thiểu theo các năm đều có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam Và mỗi lần thay đổi như vậy thì các doanh nghiệp cũng phải thay đổi mức lương chi trả cho người lao động cho phù hợp

11 Như vậy, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu ảnh hưởng đến công tác trả lương, buộc các doanh nghiệp phải thay đổi mức lương chi trả cho phù hợp với quy định của Nhà nước.

12 Ngoài các quy định về tiền lương tối thiểu, Bộ luật lao động còn quy định các vấn đề khác: Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; an toàn và vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội; giải quyết tranh chấp lao động…

Ngoài Bộ luật lao động, hệ thống pháp luật Việt Nam còn có nhiều văn bản pháp lý khác liên quan đến lao động và trả lương Cụ thể, các Nghị định 203/2004/NĐ-CP, 33/2009/NĐ-CP, 28/2010/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu chung Bên cạnh đó, Thông tư số 31/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp hàng tháng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động và tiền lương.

15 Theo Pháp luật doanh nghiệp năm 2003, hiện nay nước ta có 4 loại hình doanh nghiệp: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân Theo nhiều cách phân chia khác loại hình doanh nghiệp được chia nhỏ hơn: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần, công ty nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, ngoài ra còn một số loại hình doanh nghiệp đặc thù khác: văn phòng luật sư, công ty luật, ngân hàng…

16 Theo đó, doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là: uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng; khả năng huy động vốn; rủi ro đầu tư; tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp; tổ chức quản lý doanh nghiệp.

PHÂN TÍCH CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI TỔNG CÔNG TY QUẢN LÝ BAY VIỆT NAM

Tổng quan về tổng công ty Quản lý bay Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1754/QĐ-BGTVT ngày 25/06/2010 của Bộ giao thông Vân tải trên cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý, điều hành của Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam, các chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc

Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam có :

- Tên gọi bằng Tiếng Việt : Tổng công ty quản lý bay Việt Nam

- Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Air Traffic Management

- Địa chỉ trụ sở chính : Số 6/200, đường Nguyễn Sơn, phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

- Tổng công ty bảo đảm hoạt động bay Việt Nam được chuyển đổi từ Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam theo quyết định số 1789/QĐ-BGTVT ngày 19/06/2008 của Bộ Giao thông Vận tải

Tiền thân là cơ quan quản lý bay Không quân Việt Nam, Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam đã có chặng đường lịch sử vẻ vang gần nửa

SV: Lâm Tuấn Anh 25 thế kỉ xây dựng và phát triển Từ những ngày đầu mới thành lập, Trung tâm đã góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN, chiến đầu phục

Trong giai đoạn 10 năm từ ngày thành lập, Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc : Điều hành, quản lý tốt vùng thông báo bay do Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO phân công; Chỉ huy an toàn tuyệt đối các máy bay trong nước, quốc tế đi, đến VIệt Nam, được hàng không quốc tế và khu vực tín nhiệm cao Là đơn vị đi đầu ngành Hàng không dân dụng trong lĩnh vực đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, kĩ thuật và hiện đại hóa các trang thiết bị chỉ huy, điều hành bay theo hướng đi thẳng vào công nghệ hiện đại Đã nâng cao ý chí tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm phấn đấu vươn lên tiến kịp với trình độ kĩ thuật của hàng không các nước tiên tiến.

Với việc giành lại Vùng thông báo bay FIR Hồ Chí Minh (tháng 12/1994), xử lý thành công sự cố máy tính Y2K năm 2000, đưa vào khai thác hiệu quả hệ thống đường bay mới năm 2002, và mới ây thực hiện thành công điều hành bay giảm phân cách cao trong vùng thông báo bay Hà Nội, Hồ Chí Minh… chứng tỏ Trung tâm đã và đang từng bước hội nhập với cộng đồng Hàng không quốc tế.

Bên cạnh đó, trong năm 2009, Tổng công ty vinh dự được Hiệp hội Vận tải Hàng không thế giới (IATA) trao tặng giải thưởng Eagle Award 2009. Được lãnh đạo IATA đánh giá cao trong việc đầu tư công nghệ hiện đại về lĩnh vực thông tin dẫn đường, giám sát và quản lý yêu cầu ngày càng tăng của hoạt động Hàng không Đồng thời ghi nhận những nỗ lực của tập thể Tổng công ty đã góp phần không nhỏ nhằm thúc đấy sự phát triển của nền quản lý bay hàng không thế giới.

Thành tích to lớn của Tổng công ty đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý : Phong tặng tập thể và cá nhân đồng chí Tổng giám đốc danh hiệu Anh hùng Lao động, tặng thưởng nhiều Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, Huân chương Độc lập hạng Ba và nhiều danh hiệu cao quý cho các tập thể và cá nhân trong Tổng công ty.

Sau nghị định số 76/2007/NĐ-CP ngày 09/05/2007 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung có hiệu lực, liên tiếp ba hãng hàng không mới gồm Indochina Airlines, Vietjet Air và Mekong Aviation được thành lập Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước thăm dò lập hãng hàng không hoặc hợp tác kinh doanh, còn các hãng hàng không nước ngoài liên tiếp mở đường bay và tăng tần suất tới Việt Nam. Thị trường hàng không Việt Nam phát triển ngày một nhanh chóng với sự xuất hiện của nhiều hãng hàng không trong nước và quốc tế Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam là doanh nghiệp duy nhất hoạt động trong ngành Quản lý bay Việc đảm bảo sự an toàn, điều hòa, liên tục cho hoạt động của ngành Hàng không nói chung và ngành Quản lý bay nói riêng phải được Tổng công ty thống nhất bởi vì an toàn hàng không là vấn đề sóng còn, việc mất an toàn không chỉ gây thiệt hại lớn về con người và kinh tế mà còn ảnh hướng đến uy tín quốc gia.

2.1.2 Đặc điểm của Tổng công ty Quản lý bay ảnh hưởng đến công tác tổ chức tiền lương

2.1.2.1 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh

Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam là đơn vị sự nghiệp kinh doanh do Nhà nước 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (năm 2005) và Luật Hàng không Đây là doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công ích, tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn, kinh tế, hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

SV: Lâm Tuấn Anh 27 không dân dụng Việt Nam năm 2006, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại Tổng công ty.

Tổng công ty hoạt động với mục tiêu :

- Bảo đảm hoạt động bay an toàn, điều hòa, hiệu quả, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.

Hoạt động kinh doanh hướng đến mục tiêu tạo ra lợi nhuận, bảo toàn và gia tăng vốn của Chủ sở hữu Tổng công ty nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu do Chủ sở hữu giao phó, bao gồm cả chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên vốn Chủ sở hữu.

- Tối đa hóa lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty; tăng cường tích tụ, tập trung vốn, phân công chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất, nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả đầu tư kinh doanh…

- Kinh doanh đa ngành nghề, phát triển thành Tổng công ty mạnh cả về tiềm lực tài chính, khoa học, công nghệ, năng lực quản lý, điều hành.

Ngoài ra Tổng công tuy cung ứng các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cho tất cả tàu bay dân dụng và vận tải quân sự( khi được ủy quyền ) hoạt động tại các cảng hàng không, sân bay trên toàn quốc, trên vùng trời thuộc chủ quyền Việt Nam và các vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý và các vùng không phận được quyền hợp pháp khác, bao gồm :

- Dịch vụ không lưu ( dịch vụ điều hành bay, dịch vụ thông báo bay, dịch vụ tư vấn không lưu và dịch vụ báo động )

- Dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát.

- Dịch vụ thông báo tin tức hàng không

- Dịch vụ tìm kiếm cứu nạn.

2.1.2.2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức

Sơ đồ cơ cấu tổ chức :

Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam áp dụng mô hình cơ cấu trực tuyến – Chức năng Mô hình nãy đã khắc phục các nhược điểm của các cơ cấu trực tuyến và chức năng, hiện nay, cơ cấu này đã trở nên phổ biến trong các doanh nghiệp Theo cơ cấu này người lãnh đạo doanh nghiệp được sự giúp sức của người lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định Người lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm

CƠ QUAN THAM MƯU GIÚP

BAN TỔ CHỨC CÁN BỘ - LAO ĐỘNG

BAN ĐÀO TẠO- HUẤN LUYỆN

VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY

VĂN PHÒNG ĐẢNG – ĐOÀN THỂ ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC :

CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN BẮC

CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN TRUNG

CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN NAM

TRUNG TÂM HIỆP ĐỒNG ĐIỀU HÀNH BAY

TRUNG TÂM THÔNG BÁO TIN TỨC HÀNG KHÔNG

TRUNG TÂM DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI QUẢN LÝ BAY ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP

CÔNG TY TNHH KĨ THUẬT QUẢN LÝ BAY

VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN vi doanh nghiệp Việc truyền mệnh lệnh vẫn theo tuyến đã quy định, các người lãnh đạo ưu điểm kiểu cơ cấu trực tuyến và chức năng, nhưng lại xuất hiện những nhược điểm mới Người lãnh đạo doanh nghiệp phải giải quyết thường xuyên mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng. Ngoài ra mỗi khi các người lãnh đạo các bộ phận chức năng có nhiều ý kiến khác nhau, đến nỗi người lãnh đạo doanh nghiệp phải họp hành nhiều, tranh luận căng thẳng không ra được những quyết định có hiệu quả mong muốn Vì thế, người lãnh đạo sử dụng các bộ phận tham mưu giúp việc của một nhóm chuyên gia hoặc chỉ là một cán bộ trợ lý nào đó Nó giống như cơ cấu tham mưu trong quân đội Nhờ đó, người lãnh đạo lợi dụng được tài năng chuyên môn của một số chuyên gia, có thể tiếp cận thường xuyên với họ, không cần hình thành một cơ cấu tổ chức phức tạp của các bộ môn thực hiện các chức năng quản lý.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TRONG TỔNG CÔNG TY QUẢN LÝ BAY VIỆT NAM

Phương hướng hoạt động của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam

Xây dựng các chương trình chuyên ngành, mục tiêu và các dự án trọng điểm đến năm 2015 :

- Chương trình 1: Tăng cường năng lực, chất lượng hệ thống không lưu và các hệ thống đồng bộ.

- Chương trình 2: PHát triển lĩnh vực thông tin, dẫn đường, giám sát.

- Chương trình 3: Lĩnh vực khí tượng.

- Chương trình 4: Lĩnh vực thông báo tin tức Hàng không.

- Chương trình 5: Lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn

- Chương trình 6: Công tác bay hiệu chuẩn.

- Chương trình 7: Phát triển công nghiệp Hàng không. Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ngoài công ích như tổ hợp dịch vụ kĩ thuât, văn phòng và thương mại phía Nam của Tổng công ty, trung tâm dịch vụ thương mại- Công ty Quản lý bay Miền Nam; cơ sở kinh doanh dịch vụ tại Trung tâm Văn hóa Hàng không.

Phát triển nguồn nhân lực trong giao đoạn mới, chuẩn bị nhân lực bổ sung cho các chương trình, dự án phát triển, tiếp tục nghiên cứu để xây dựng chính

SV: Lâm Tuấn Anh 56 sách tiền công, tiền lương, đãi ngộ, đảm bảo thu nhập cho người lao động một cách hợp lý, làm sao cho người lao động của Tổng công ty có mức thu nhập cao hơn mức thu nhập bình quân của xã hội, đủ sức thu hút nhân tài cho loại hình lao động có tính đặc thù xã hội.

Các giải pháp cải tiến công tác Tổ chức tiền lương tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam

Quản lý bay Việt Nam Đối với bất cứ doanh nghiệp nào thì vấn đề trả lương cho người lao động như thế nào sao cho hiệu quả là rất quan trọng, nó quyết định đến thành bại trong chính sách quản lý người lao động của nhà quản lý Tiền lương là động lực thúc đẩy người lao động làm việc có hiệu quả hơn, chính vì vậy trả lương cho người lao động phải mang tính hiệu quả, tính công bằng đánh giá đúng khả năng làm việc của người lao động là điều mà người quản lý cần phải quan tâm xem xét cho đúng Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam là một doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực quản lý bay, công tác tổ chức tiền lương tại Tổng công ty đã được thực hiện khá tốt, tuy nhiên vẫn còn một vài điểm hạn chế Do đó, ta cần đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương ở Tổng công ty quản lý bay Việt Nam.

3.2.1 Hoàn thiện việc xây dựng hệ số chức danh công việc

Việc xây dựng một bảng hệ thống hệ số chức danh công việc đối với công ty là rất quan trọng do bảng hệ số chức danh của công ty hiện nay còn mang tính bình quân thể hiện ở chỗ đối với cùng một hệ số chức danh nhưng khả năng hoàn thành công việc là khác nhau.

Như vậy, có thể thấy rằng các chức danh khác nhau tuy có khả năng hoàn thành khối lượng nhiệm vụ khác nhau nhưng lại có chung một mức hệ số Điều này là một nhược điểm cần khắc phục trong công tác tổ chức.

SV: Lâm Tuấn Anh 57 chức tiền lương, nó thủ tiêu mọi sáng tạo, kích thích của người lao động.

Hơn nữa, công tác xây dựng hệ số chức danh ở công ty mới chỉ thông qua kinh nghiệm và thông qua hội thảo dân chủ trong nội bộ vì vậy nó mang tính chủ quan rất cao với toàn công ty còn ở các đơn vị trực thuộc cần có hệ số chức danh mang tính thực tế hơn.

Vì vậy, nên xây dựng bảng hệ số chức danh cho công ty để làm cho hệ số chức danh phản ánh đúng năng lực của từng người khắc phục được tính bình quân, tính chủ quan khi xây dựng Cụ thể, công ty nên tiến hành khảo sát , cho điểm để xây dựng hệ số chức danh cho từng người, từng chức danh cụ thể vì phương pháp khảo sát cho điểm là phương pháp xây dựng hệ số tương đối chính xác năng lực làm việc của từng người lao động mà một số doanh nghiệp đã làm được như công ty giấy Bãi Bằng, công ty xăng dầu khu vực I Tuy nhiên, để tiến hành khảo sát và cho điểm công việc này nên sử dụng các chuyên gia hoặc các cán bộ phòng lao động tiền lương của công ty. Để dựng lại bảng hệ số chức danh công việc đảm bảo phản ánh đúng năng lực, hiệu quả của từng người và để phân biệt rõ sự đóng góp của mỗi chức danh, mỗi thành viên Công ty có thể khảo sát theo các bước sau:

Bước đầu tiên trong việc đánh giá độ phức tạp công việc là khảo sát và phân tích tính chất cụ thể của từng vị trí làm việc Từ đó, tiến hành đánh điểm độ phức tạp để xây dựng Hệ số phức tạp Đối với vị trí viên chức, độ phức tạp sẽ được xác định dựa trên các yêu cầu bắt buộc về trình độ nghề nghiệp và trách nhiệm của người giữ chức danh Những yêu cầu này cần được lượng hóa bằng điểm số cụ thể.

Bước 2: Xây dựng hệ số tiêu hao lao động.

Trong quá trình thực hiện công việc hay nhiệm vụ ngoài đòi hỏi có trình độ lành nghề nhất định còn đòi hỏi người lao động cố gắng về mặt sức lực và tinh thần, tâm lý ở mức độ cần thiết Đòi hỏi này phản ánh qua tiêu hao lao

SV: Lâm Tuấn Anh 59 động trong quá trình làm việc Để duy trì và phát triển mức lao động đòi hỏi cần phải bù đắp lại ở mức tương ứng Việc xác định tiêu hao lao động thực chất là đánh giá thông qua mức độ nặng nhọc của công việc hay nhiệm vụ. Mức độ nặng nhọc của công việc hay nhiệm vụ là kết quả của sự tác động tổng hợp hàng loạt các yếu tố đối với con người các yếu tố này có thể phân chia thành hai nhóm cơ bản :

Bước 3: Xây dựng hệ số chức danh công việc.

Từ hệ số phức tạp của công việc và hệ số tiêu hao lao động xác định được hệ số mức lương của công nhân và các chức danh Việc xây dựng hệ số chức danh do hội đồng chuyên gia xây dựng.Tuy nhiên, một số hệ số chức danh thì được chia thành nhiều mức để công ty có thể lựa chọn cho phù hợp.

3.2.2 Hoàn thiện quy chế trả lương, thưởng và quá trình phân tích công việc

3.2.2.1 Hoàn thiện quy chế trả lương, trả thưởng

Công ty cần có những buổi phổ biến quy chế trả lương và cách tính lương, thưởng tới toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty bằng các hình thức khác nhau như phát thanh qua hệ thống phát thanh nội bộ, họp tổ sản xuất… nhằm tạo ra sự nhất trí trong quan điểm chi trả tiền lương.

Tạo điều kiện để người lao động có thể theo dõi việc thực hiện công tác trả lương, trả thưởng của cán bộ chuyên trách cũng như so sánh mức lương mình nhận được với hiệu quả thực tế công việc.

3.2.2.2 Hoàn thiện quá trình phân tích công việc

Phân tích công việc nhằm thiết lập hai loại tài liệu cơ bản của quản trị nguồn nhân lực là bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc Đây là hai công cụ nhằm cung cấp thông tin cho việc hoạch định, tuyển dụng, trang

SV: Lâm Tuấn Anh 60 thiết bị công nghệ, đánh giá công việc, thiết lập cơ cấu lương bổng, đánh giá thành tích nhân viên Đây là công việc quan trọng trong một trường và cần sớm được tiến hành . Đây là bước nối tiếp sau tiến trình phân tích công việc, trường tiến hành đánh giá và phân loại công việc thành một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất trong toàn công ty Hệ thống đánh giá là cơ sở cho việc thiết lập chính sách trả lương Căn cứ theo tình hình thực tế cho thấy trường nên sử dụng kết hợp phương pháp xếp hạng và phương pháp đánh giá bằng điểm

Mỗi tiêu thức được một số điểm nhất định, tổng số điểm được đề nghị tối đa là 200 điểm Công việc có thể được xếp hạng bằng điểm, có mức phân hạng mỗi nhóm cách nhau 20 điểm Điểm càng cao thì công việc được đánh giá càng quan trọng và ngược lại Từ đó hệ thống đánh giá này làm căn cứ để trả lương Trọng số của các nhân tố được xác định căn cứ vào: cơ cấu và qui mô của công ty, tính chất sản xuất kinh doanh, mục tiêu, chiến lược của tổ chức, đặc điểm về văn hoá công ty

Sau khi đã tiến hành đánh giá công việc, bước tiếp theo sẽ là xếp hạng công việc thành từng nhóm có số điểm gần giống nhau Các công việc có thể hoàn tất khác nhau trong cùng một nhóm điểm (gọi là cấp bậc công việc) xem như được đánh giá là tương đương với nhau về mặt giá trị đóng góp cho tổ chức Các công việc trong cùng một cấp bậc có thể được hưởng cùng một mức lương hoặc một khoản mức lương Việc phân thành nhóm có một khoản điểm chênh lệch có khả năng loại trừ sai sót trong quá trình đánh giá công việc Số cấp bậc do công ty quy định tuỳ thuộc vào quy mô cơ cấu của công ty, đặc thù của công ty,và đặc điểm văn hóa của tổ chức

Ngày đăng: 30/08/2023, 15:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w