1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp phát triển thị trường nhôm oxit tại công ty tnhh hóa chất long long1

62 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Quy Hoạch Sử Dụng Tài Nguyên Đất Thành Phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc Giai Đoạn 2010 – 2015
Tác giả Văn Tiến Đạt
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Thị Minh
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế tài nguyên
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 207,29 KB

Cấu trúc

  • 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT (9)
    • 1.1.1. Khái niệm, phân loại quy hoạch sử dụng tài nguyên đất (9)
    • 1.1.2. Mục tiêu quy hoạch sử dụng tài nguyên đất (12)
    • 1.1.3. Đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc lập quy hoạch (12)
    • 1.1.4. Vai trò quy hoạch sử dụng tài nguyên đất (16)
    • 1.1.5. Nội dung quy hoạch sử dụng tài nguyên đất (17)
  • 1.2. ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT CẤP HUYỆN (17)
    • 1.2.2. Nội dung của đánh giá quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (19)
      • 1.2.2.1. Đánh giá bản quy hoạch (19)
      • 1.2.2.2. Đánh giá triển khai và thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên đất 12 1.2.2.3. Đánh giá tác động của quy hoạch sử dụng tài nguyên đất đến phát triển kinh tế - xã hội (20)
    • 1.2.3. Phương pháp đánh giá quy hoạch sử dụng đất (22)
  • CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT THÀNH PHỐ VĨNH YÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (24)
    • 2.1. ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ VĨNH YÊN 16 1. Lịch sử hình thành và phát triển (24)
      • 2.1.2. Điều kiện tự nhiên (24)
      • 2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội (29)
        • 2.1.3.1. Đặc điểm dân số, lao dộng (29)
        • 2.1.3.2. Đặc điểm phát triển kinh tế (30)
      • 2.1.4. Đánh giá những tiềm năng và khó khăn trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên (33)
        • 2.1.4.1. Tiềm năng (33)
        • 2.1.4.2. Khó khăn (33)
    • 2.2. THỰC TRẠNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT THÀNH PHỐ VĨNH YÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 (34)
      • 2.2.1. Khái quát nội dung quy hoạch sử dụng tài nguyên đất thành phố Vĩnh Yên (34)
      • 2.2.2. Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch (35)
    • 2.3. ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT THÀNH PHỐ VĨNH YÊN (35)
      • 2.3.1. Đánh giá nội dung bản quy hoạch (35)
      • 2.3.2. Đánh giá thực hiện quy hoạch (36)
        • 2.3.2.1. Đất nông nghiệp (36)
        • 2.3.2.2. Đất phi nông nghiệp (38)
        • 2.3.2.3. Đất chưa sử dụng (51)
      • 2.3.3. Đánh giá tác động của quy hoạch sử dụng tài nguyên đất (51)
        • 2.3.3.1. Đánh giá tác động về kinh tế (51)
        • 2.3.3.2. Đánh giá tác động về xã hội (52)
        • 2.3.3.3. Đánh giá tác động về môi trường (53)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT THÀNH PHỐ VĨNH YÊN GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 (54)
    • 3.1. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XÂY DỰNG QUY HOẠCH (54)
    • 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG QUY HOẠCH (54)
    • 3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH (55)
      • 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách (55)
      • 3.3.2. Giải pháp về tư duy khoa học- công nghệ (56)
      • 3.3.3. Giải pháp về tăng cường nguồn lực và vốn đầu tư (57)
      • 3.3.4. Tăng cường ứng dụng các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường (58)
      • 3.3.5. Hoàn thiện tổ chức thực hiện quy hoạch (58)
    • 3.4. KIẾN NGHỊ (60)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58 (62)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT

Khái niệm, phân loại quy hoạch sử dụng tài nguyên đất

a Khái niệm quy hoạch sử dụng tài nguyên đất Đất đai là khởi điểm tiếp xúc và sử dụng tự nhiên ngay sau khi nhân loại xuất hiện Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần, tất cả các kỹ thuật vật chất và văn hóa khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản là sử dụng đất đai.

Theo Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993:Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng, gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất; theo chiều nằm ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác, nó giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.

Theo mục đích sử dụng, Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định đất đai được chia thành: đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng:

+ Nhóm đất nông nghiệp: Đất trồng cây hàng năm; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác.

+ Nhóm đất phi nông nghiệp: Đất ở; Đất xây dựng trụ sở cơ quan; Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; Đất xây dựng các công trình sự nghiệp; Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; Đất sử dụng vào mục đích công cộng; Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; Đất phi nông nghiệp khác.

+ Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. Theo Điều 4, Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này” Tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định việc quản lý nhà nước về tài nguyên như sau: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” Như vậy, Nhà nước là chủ thể thống nhất quản lý tài nguyên đất đai.

Quy hoạch là việc khoanh vùng tài nguyên thiên nhiên cho các mục đích Việc bố trí sắp xếp các nguồn lực để quản lý khai thác, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững trong một khoảng thời gian tương đối dài. Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức và sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.

Quy hoạch sử dụng tài nguyên đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hiệu quả, hợp lý thông qua phân phối và tái phân phối quỹ đất để bố trí sử dụng đất như là một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu gắn liền với đất khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, hiệu quả sản xuất xã hội bảo vệ đất và bảo vệ môi trường b Phân loại quy hoạch sử dụng tài nguyên đất Đối với nước ta, Luật Đất đai đã quy định rõ: Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành

* Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính:

Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính bao gồm:

- Đáp ứng nhu cầu đất đai cho hiện tại và cho tương lai một cách tiết kiệm, khoa học hợp lý và có hiệu quả để phát triển ngành kinh tế quốc dân

- Cụ thể hóa một bước quy hoạch sử dụng đất của các ngành và các đơn vị hành chính cấp cao hơn

- Làm căn cứ, cơ sở để các ngành cùng cấp và các đơn vị hành chính cấp dưới triển khai quy hoạch sử dụng đất của ngành và địa phương mình.

- Làm cơ sở để lập kế hoạch 5 năm và hàng năm (căn cứ để giao đất, thu hồi đất theo thẩm quyền được quy định trong Luật Đất đai)

- Phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ có những dạng sau:

- Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước và các vùng kinh tế

- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh

- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện

- Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã

Nội dung cơ bản của quy hoạch tài nguyên đất cấp huyện bao gồm:

- Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp sử dụng đất trên địa bàn huyện

- Xác định quy mô, cơ cấu và phân bổ sử dụng đất đai cho các ngành và cho các loại đất đai trên địa bàn huyện như đất dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Quy hoạch sử dụng đất đai của 4 cấp được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp xây dựng từ trên xuống và từ dưới lên Tuy nhiên, do yêu cầu của thực tiễn đôi khi phải thực hiện độc lập, hoặc đồng thời sau đó sẽ chỉnh lý khi điều kiện cho phép (đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai các cấp liên quan) Quy hoạch sử dụng đất đai toàn quốc, cấp vùng và cấp tỉnh là quy hoạch chiến lược dùng để khống chế vĩ mô và quản lý kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch cấp huyện phải phù hợp và hài hoà với quy hoạch cấp tỉnh quy hoạch cấp huyện là giao điểm giữa quy hoạch quản lý vĩ mô và vi mô Quy hoạch cấp xã là quy hoạch vi mô và là cơ sở để thực hiện quy hoạch thiết kế chi tiết Trong một số trường hợp cần thiết (khi có tác động của tính đặc thù khu vực), đôi khi phải xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai cấp trung gian - gọi là quy hoạch vùng đặc thù (quy hoạch sử dụng đất đai liên tỉnh hoặc xuyên tỉnh, liên huyện) Quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch dài hạn có tính khống chế vĩ mô đối với đất đai trong một vùng hoặc một địa phương Do vậy, tính tổng hợp thể hiện rất rõ ràng, trong đó đề cập tới nhiều ngành và phạm vi lãnh thổ khá rộng, ngoài ra tính chính sách thể hiện rất cao Phương án quy hoạch được xây dựng với yêu cầu số lượng lớn các tư liệu và thông tin Quá trình thu thập, xử lý rất phức tạp (bao gồm từ khâu thu thập tư liệu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, phân tích tính thích nghi của đất, đánh giá tiềm năng đất đai, đề xuất chiến lược sử dụng đất, dự báo các yêu cầu sử dụng đất, phân khu sử dụng đất, thiết kế và tổng hợp phương án quy hoạch ) Để quy hoạch vừa phù hợp với tình hình thực tế, lại vừa thích hợp với tình hình phát triển kinh tế sau này, vừa có tính khả thi, khi lập quy hoạch cần phải bảo đảm tính tổng hợp trên vùng lãnh thổ, so sánh và thống nhất với định hướng chủ đạo của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; có sự tham gia, đóng góp ý kiến của các ngành, các cán bộ chuyên môn kỹ thuật và người dân; sử dụng kết hợp giữa phương pháp truyền thống với kỹ thuật hiện đại (nhưảnh hàng không, viễn thám ); kết hợp với phương pháp định tính, định lượng; áp dụng cơ chế phản hồi trong quy hoạch nhằm tăng tính khoa học, tính thực tiễn và tính quần chúng của quy hoạch.

* Quy hoạch sử dụng đất theo ngành:

Quy hoạch sử dụng đất theo ngành bao gồm:

- Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ Quốc phòng

- Quy hoạch sử dụng đất đai của Bộ Công an Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành là diện tích đất đai thuộc quyền sử dụng và diện tích đất đai dự kiến cấp thêm cho ngành.

Mục tiêu quy hoạch sử dụng tài nguyên đất

Mục tiêu quan trọng nhất của quy hoạch sử dụng tài nguyên đất là việc sử dụng hiệu quả và bền vững nhất tài nguyên đất – một tài nguyên hữu hạn.

 Sử dụng có hiệu quả đất đai:

Việc sử dụng có hiệu quả đất đai hết sức khác biệt giữa các chủ sử dụng đất Cụ thể, với các cá nhân sử dụng đất thì việc sử dụng có hiệu quả chính là việc thu được lợi ích cao nhất trên một đơn vị tư bản đầu tư trên một đơn vị diện 28 tích đất Còn đối với Nhà nước thì vấn đề hiệu quả của việc sử dụng đất mang tính tổng hợp hơn bao gồm cà nội dung: toàn vẹn lãnh thổ, an toàn lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa

 Sử dụng đất phải có tính hợp lý chấp nhận được

Sử dụng đất đai phải có tính hợp lý và được xã hội chấp nhận Những mục đích này bao gồm các vấn đề về an ninh lương thực, việc làm và đảm bảo thu nhập cho cư dân ở nông thôn Sự cải thiện và phân phối lại đất đai có thể đảm bảo làm giảm sự không đồng đều về kinh tế giữa các vùng khác nhau, giữa các chủ sử dụng đất khác nhau và góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo.

Việc sử dụng đất bền vững là phương thức sử dụng đất mang lại hiệu quả, đáp ứng được các nhu cầu trước mắt đồng thời đảm bảo được tài nguyên đất đai đáp ứng được cho các nhu cầu sử dụng đất trong tương lai.

Đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc lập quy hoạch

a Đặc điểm của quy hoạch

Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện như sau:

 Tính lịch sử xã hội

Trong quy hoạch sử dụng đất luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai - yếu tố tự nhiên cũng như quan hệ giữa người với người và nó thể hiện đồng 22 thời hai yếu tố: thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và thúc đẩy sự phát triển của các mối quan hệ sản xuất Do vậy, quy hoạch sử dụng đất luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội và lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát của quy hoạch sử dụng đất Nói cách khác quy hoạch sử dụng đất có tính lịch sử xã hội. Tính chất lịch sử của quy hoạch sử dụng đất xác nhận vai trò lịch sử của nó trong từng thời kỳ xây dựng và hoàn thiện phương thức sản xuất xã hội, thể hiện ở mục đích, yêu cầu, nội dung và sự hoàn thiện của phương án quy hoạch sử dụng đất

Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ yếu ở hai mặt:

 Mặt thứ nhất: Đối với của quy hoạch sử dụng đất là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ tài nguyên đất đai cho nhu cầu toàn bộ nền kinh tế uốc dân (trong quy hoạch sử dụng đất thường đụng chạm đến việc sử dụng của tất cả các loại đất chính)

 Mặt thứ hai: Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số đất đai, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, môi trường và sinh thái

Với đặc điểm này quy hoạch sử dụng đất lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, điều hòa các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân phối sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ và ổn định.

Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở chỗ thời hạn của quy hoạch sử dụng đất là 10 năm hoặc lâu hơn Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất phụ thuộc vào dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế xã hội quan trọng như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế xã hội Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài (cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến

 Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô

Với đặc tính dài hạn quy hoạch sử dụng đất chỉ dự kiến được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất với tính đại thể chứ không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi 23 Do khoảng thời gian dự báo là tương đối dài nhưng lại phải chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch thường là không cụ thể và chi tiết như trong kế hoạch ngắn và trung hạn do vậy nó chỉ có thể là một quy hoạch mang tính chiến lước chỉ đạo vĩ mô Các chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hóa quy hoạch càng ổn định

Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất rõ đặc tính chính trị và chính sách xã hội Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế xã hội, tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái

Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế xã hội trong một thời kỳ nhất định Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của của quy hoạch sử dụng đất không còn phù hợp thì việc chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch Quy hoạch sử dụng đất luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chu kỳ “Quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện ” với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao. b Yêu cầu lập quy hoạch

Quy hoạch sử dụng đất là một biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử sụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và môi trường Theo đó thì quy hoạch sử dụng đất đòi hỏi đáp ứng các yêu cầu sau:

Quy hoạch phải đảm bảo cho mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng hạn chế tối đa những diện tích đất sử dụng không hiệu quả, hoang hóa gây lãng phí tài nguyên quốc gia

Tất cả các tính chất của đất như diện tích, tính chất lý hóa, đặc điểm tự nhiên của từng loại đất đều phải được đưa vào sử dụng phù hợp với yêu cầu đặc điểm tự nhiên của đất và với mục đích của con người.

Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo tính hiệu quả về cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường Tức là phải đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người, đồng thời phải đảm bảo vấn đề môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

 Tính khoa học Áp dụng thành tựu khoa học -kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến trong công tác quy hoạch sử dụng tài nguyên đất. c Nguyên tắc lập quy hoạch Điều 35 Luật Đất đai 2013 quy định:

- Quy hoạch sử dụng tài nguyên đất phải phù hợp chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội: Sự phát triển của các ngành kinh tế đều đòi hỏi phải sử dụng tài nguyên đất Việc bố trí các địa điểm tiến hành hoạt động sản xuất thường được dự kiến trước trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân dài hạn Đánh giá về mặt kinh tế những tác động của việc thay đổi cơ cấu sử dụng đất, chủ sử dụng đất có quyền đòi hỏi chủ được giao đất tiến hành bồi thường toàn bộ những thiệt hại do thu hồi đất gây ra và cả chi phí để quy hoạch lại.

Vai trò quy hoạch sử dụng tài nguyên đất

- Quy hoạch tài nguyên đất là biện pháp quản lý nhà nước về tài nguyên có hiệu quả, góp phần tích cực vào việc phân bổ, khai thác và sử dụng ngày càng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên đất Thông qua quá trình quy hoạch đất đai thống kê từng loại đất cấp đúng giấy sử dụng đất cho từng chủ đất. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất cho từng ngành, từng lĩnh vực giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ, đồng thời tạo khuân khổ pháp lý cho người sử dụng đất.

- Cơ cấu sử dụng tài nguyên đất được chuyển đổi phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa

- Quy hoạch sử dụng tài nguyên đất đã tạo ra quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài Quy hoạch đất giúp cho người sử dụng đất nắm được chính sách của Nhà nước từ đó an tâm đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hiệu quả.

- Quy hoạch tài nguyên đất đã trở thành căn cứ để tiến hành thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất Thông qua quy hoạch về diện tích đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng tổ chức lại việc sử dụng tài nguyên đất, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý Ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực như lấn chiếm, gây ô nhiễm đất, mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường Xác định mức thuế, phí lệ phí hợp lý cho những diện tích đất khác nhau,những mục đích sử dụng khác nhau.

Nội dung quy hoạch sử dụng tài nguyên đất

Với mỗi quốc gia khác nhau cũng như từng vùng trong một nước ở những giai đoạn lịch sử khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội sẽ có những nội dung cụ thể về quy hoạch sử dụng đất khác nhau Hiện nay, nội dung cụ thể của quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính bao gồm:

- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội , hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai đặc biệt là đất chưa sử dụng

- Đề xuất phương hướng, mục tiêu, trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản về sử dụng đất trong thời hạn lập quy hoạch

- Xử lý, điều hòa nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh

- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình dự án

- Xác định các biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất, bảo vệ môi trường

- Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất có giá trị pháp lý sẽ là cơ sở để xây dựng và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đai các chuyên ngành hoặc các khu vực dựa trên bảng cân đối nhu cầu sử dụng của các ngành và ranh giới hoạch định cho từng khu vực.

ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT CẤP HUYỆN

Nội dung của đánh giá quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

1.2.2.1 Đánh giá bản quy hoạch

Sau khi xây dựng xong bản quy hoạch về tài nguyên đất cấp huyện cần tiến hành công tác đánh giá bản quy hoạch Đây là một tổng thể các hoạt động xem xét các nội dung của bản quy hoạch bao gồm: đánh giá sự phù hợp giữa mục tiêu với các nội dung hay điều kiện thực hiện quy hoạch, giữa các nội dung quy hoạch, đánh giá trong một nội dung (chu chuyển đất) Tất cả để xem xét tính khoa học, tính thực tiễn và tính khả thi của nó.

- Tính khoa học, kỹ thuật: xem xét tính chính xác, độ tin cậy của các thông tin, số liệu và tài liệu cơ bản được sử dụng để xây dựng phương án quy hoạch; mức độ đầy đủ về căn cứ dùng để điều chỉnh các loại sử dụng đất; chất lượng cân bằng quan hệ cung cầu về đất đai để thực hiện các mục tiêu quy họach; khả năng điều tiết tốt các yêu cầu sử dụng đất của các ban ngành; mức độ phù hợp của các chỉ tiêu đất đai với quy hoạch sử dụng đất đai của cấp trên; mức độ xử lý các mối quan hệ giữa cục bộ và tổng thể, giữa trước mắt và lâu dài, giữa quốc gia và địa phương, giữa tập thể và cá nhân. Đánh giá mức độ tin cậy, tính chính xác của các thông tin trong bản quy hoạch như nguồn cơ sở dữ liệu đảm bảo không? Sự thích hợp của mức độ sai số dữ liệu, tính đầy đủ của các căn cứ dùng để lập quy hoạch Đánh giá kết quả của việc sử dụng các công cụ tính toán xử lý và dự báo số liệu để lập bản quy hoạch Xem xét chất lượng, trình độ, kinh nghiệm và nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ lập quy hoạch.

- Tính phù hợp thực tiễn: Bản quy hoạch được xây dựng cần phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội thể hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội, hướng chuyển đổi kinh tế, dự báo dân số trong giai đoạn quy hoạch, nguồn lao động Đánh giá tính phù hợp thực tiễn phải xem xét giữa mục tiêu phát triển kinh tế xã hội với chỉ tiêu định mức sử dụng đất trong bản quy hoạch có phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển chung không?

Bản quy hoạch cần xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phương bao gồm điều kiện tự nhiên như khí hậu, thủy văn, vị trí địa lý, địa hình địa mạo và các nguồn tài nguyên tình hình kinh tế xã hội

- Tính khả thi: Dựa vào bản quy hoạch sử dụng tài nguyên đất, kế hoạch sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước và giai đoạn đang thực hiện để đối chiếu đánh giá xem những mục tiêu nào đã thực hiện được Mục tiêu nào chưa thực hiện được Tìm ra nguyên nhân của hạn chế đó từ đó có phương án, giải pháp điều chỉnh bản quy hoạch phù hợp với thực tiễn hơn cho những năm sau đó Đồng thời bản quy hoạch cũng cần chú ý tới mức độ trưng cầu ý kiến của các đối tượng sử dụng đất trong phương án quy hoạch và tập hợp ý kiến của công chúng; mức cân đối giữa trình độ, khả năng đầu tư và các điều kiện đảm bảo cho phương án quy hoạch thực hiện được; mức độ nhiều, ít về nguồn đất đai dự phòng cho quá trình thực hiện quy hoạch; tính hợp lý, hiệu quả, tiện ít đối với sản xuất và đời sống dân sinh của phương án quy hoạch sử dụng tài nguyên đất

1.2.2.2 Đánh giá triển khai và thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên đất Đánh giá triển khai quy hoạch là xem bản quy hoạch triển khai trên thực tế thế nào Quá trình triển khai và thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên đất là quá trình lâu dài, mất nhiều công sức và chi phí Việc đánh giá tình hình tổ chức xây dựng quy hoạch sử dụng tài nguyên đất phải xem xét trả lời một số câu hỏi sau: Việc lập quy hoạch có tuân thủ các bước đã định sẵn hay không? Quá trình thực hiện như thế nào? Khó khăn trong quá trình thực hiện là gì? Chất lượng quy hoạch có đảm bảo? Tiến độ quy hoạch có đúng với kế hoạch đã đặt ra không? Hoạt động kiểm tra, giám sát quy hoạch có đúng không? Đã thông qua ý kiến của các chuyên gia, cán bộ chuyên môn và cộng đồng địa phương chưa?

- Công tác chuẩn bị tổ chức thực hiện gồm tổng thể các hoạt động từ tổ chức nhân sự, chuẩn bị cơ sở vật chất như số liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên, cảnh quan, môi trường sinh thái của huyện, định mức sử dụng tài nguyên đất, tài liệu về bản đồ, chất lượng đất Sau đó tiến hành điều tra khảo sát, xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch tối ưu nhất.

- Tiến độ thực hiện quy hoạch: Đánh giá mức độ thực hiện quy hoạch đến đâu, phân tích tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên đất qua các năm Nắm bắt biến động sử dụng đất, kết quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên đất của kỳ trước; xác định những nhân tố bất hợp lý cần thay đổi trong kỳ này Cần tiến hành nắm bắt một số yêu cầu sau:

 Đánh giá tiềm năng đất về số lượng, chất lượng, vị trí phân bố, mức độ tập trung và các vấn đề liên quan đến địa tô tương đối và địa tô tuyệt đối.

 Phân tích đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất.

 Thực hiện công tác khảo sát, đo đạc đánh giá phân hạng đất đai, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

 Đánh giá việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất, các thủ tục hành chính liên quan đến tài nguyên đất.

 Quản lý và phát triển thị trường đất thuộc thị trường bất động sản.

 Thực hiện công tác thanh tra và kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật đất đai.

- Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên đất: hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát thực hiện quy hoạch có vai trò vô cùng quan trọng Giám sát là việc đối chiếu hoạt động thực tiễn với bản quy hoạch ban đầu, kiểm tra là việc trực tiếp hoặc gián tiếp xem xét các hoạt động của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quy hoạch Khi phát hiện sai sót kịp thời tiến hành xử lý đảm bảo thực hiện đúng với dự kiến ban đầu, góp phần giảm thiểu hậu quả về kinh tế, xã hội, môi trường.

- Đánh giá kết quả đạt được, tồn tại trong quá trình thực hiện: sau khi kỳ quy hoạch kết thúc cần tiến hành đánh giá nhằm tìm ra những nguyên nhân gây khó khăn, cản trở trong khi thực hiện quy hoạch và các giải pháp để khắc phục hạn chế đó rút kinh nghiệm cho kỳ quy hoạch tiếp theo.

1.2.2.3 Đánh giá tác động của quy hoạch sử dụng tài nguyên đất đến phát triển kinh tế - xã hội Đánh giá tác động của quy hoạch đến phát triển kinh tế, xã hội là việc xem xét nếu thực hiện được bản quy hoạch này nó mang lại lợi ích gì, gây những tổn thất gì? Cần so sánh, phân tích các tác động về kinh tế, xã hội và môi trường từ đó xác định được mức độ hợp lý, hiệu quả của quy hoạch sử dụng tài nguyên đất

- Tác động kinh tế: Khi thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên đất có những tác động như thế nào đến kinh tế địa phương Sự thay đổi điều chỉnh các diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp như đất sản xuất kinh doanh, đất ở, đất phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng có mức độ ảnh hưởng đến kinh tế như thế nào?Cần xác định rõ những chỉ tiêu trong bản quy hoạch khi thực hiện đã làm thay đổi mục đích sử dụng đất của những khu vực nào và tác động đến hoạt động sản xuất kinh tế của các cá nhân và tổ chức trên địa bàn tiến hành quy hoạch Chủ yếu là so sánh giá trị sản lượng của một đơn vị diện tích đất đai theo phương án quy hoạch với chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất thực tế Mối tương quan cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra Từ đó xác định được các tác động tích cực cũng như tiêu cực đến nền kinh tế.

Tính toán, phân tích hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất đến phát triển kinh tế trên địa bàn quy hoạch Đánh giá những tác động tích cực, tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục tác động tiêu cực đến kinh tế địa phương

Phương pháp đánh giá quy hoạch sử dụng đất

a Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu là một giai đoạn có ý nghiã vô cũng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu đánh giá các hiện tượng kinh tế - xã hội Quá trình thu thập số liệu thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí Do đó cần nắm chắc các phương pháp thu thập số liệu, tùy thuộc vào yêu cầu của giai đoạn đánh giá quy hoạch mà lựa chọn phương pháp thích hợp, khoa học để đạt được kết quả cao nhất.

Có nhiều phương pháp thu thập số liệu, trong quá trình đánh giá quy hoạch sử dụng tài nguyên đất phải có sự kết hợp nhiều phương pháp Trong đó có các phương pháp như

- Phương pháp thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo: Phương pháp này dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ những tài liệu tham khảo có sẵn (dữ liệu quy hoạch, bản đồ, sổ sách thống kê…) để xây dựng cơ sở luận cứ nhằm chứng minh giả thuyết.

- Phương pháp thu thập số liệu từ thực nghiệm: Trong phương pháp này, số liệu được thu thập bằng cách quan sát, theo dõi, đo đạc khảo sát, điều tra Để thu thập số liệu, các nhà nghiên cứu thường đặt ra các biến để quan sát và đo đạc (thu thập số liệu) Phương pháp khoa học trong thực nghiệm gồm các bước như: lập giả thuyết, xác định biến, tiến hành thực nghiệm, thu thập số liệu để kiểm chứng giả thuyết.

- Phương pháp phi thực nghiệm: Phương pháp phi thực nghiệm là phương pháp thu thập số liệu dựa trên sự quan sát các sự kiện, sự vật đã hay đang tồn tại, từ đó tìm ra qui luật của chúng Phương pháp này gồm các loại nghiên cứu kinh tế và xã hội, nghiên cứu nhân chủng học Loại số liệu thu thập trong phương pháp phi thực nghiệm gồm số liệu được thu thập từ các câu hỏi có cấu trúc kín hoặc số liệu được thu thập từ các câu hỏi mở theo các phương pháp thu thập số liệu. b Phương pháp phân tích định tính - định lượng

Phân tích định tính là sự phán đoán các mối quan hệ tương quan trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng tài nguyên đất đai, giữa các ngành và bộ phận sử dụng đất đai trên cơ sở các số liệu điều tra và xử lý Đây là công cụ giúp nhận thức được tính quy luật trong sử dụng đất đai Phân tích định lượng là dựa trên phương pháp số học để lượng hóa mối tương quan giữa sử dụng đất đai với phát triển các ngành, các bộ phận Trong xây dựng và đánh giá quy hoạch cần áp dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng nhằm nắm được mức độ tiến hành,triển khai quy hoạch.

ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT THÀNH PHỐ VĨNH YÊN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015

ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ VĨNH YÊN 16 1 Lịch sử hình thành và phát triển

TỰ NHIÊN, ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ VĨNH YÊN

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Vĩnh Yên được thành lập ngày 29 tháng 12 năm 1899 đến nay đã hơn 100 năm Theo dòng lịch sử, Vĩnh Yên trước khi có tên gọi như ngày nay đã là một vùng đất được hình thành từ lâu đời với 3 vùng sinh thái: vùng núi, vùng đồi xâm thực bóc màu, và vùng rìa đồng bằng châu thổ Đây là nơi từ ngàn xưa đã có con người sinh sống.

Ngày 26/11/1996, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ tỉnh Vĩnh Phú, thị xã Vĩnh Yên trở lại là thị xã của tỉnh lỵ, tỉnh Vĩnh Phúc.\

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Vĩnh yên có 5079,27 ha diện tích tự nhiên và 65727 nhân khẩu, gồm 10 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường: Ngô Quyền, Đống Đa, Liên Bảo, Tích Sơn, ĐỒng Tâm, Hội Hợp, các xã: Định Trung, Khai Quang, Thanh Trù và thị trấn Tam Đảo.

Ngày 9/12/2003, thị trấn Tam Đảo được tách khỏi thị xã Vĩnh Yên để sáp nhập vào huyện Tam Đảo Sau lần điều chỉnh địa giới hành chính này, diện tích tự nhiên thị xã Vĩnh Yên là 60,08km 2 , dân số trên 10 vạn người.

Ngày 23/11/2004, thị xã Vĩnh Yên chuyển xã Khai Quang thành phường Khai Quang.

Tháng 12 năm 2004, thị xã Vĩnh Yên được công nhận đô thị loại 3

Ngày 1/12/2006, chuyển thị xã Vĩnh Yên thành thành phố trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 23/10/2014, thành phố Vĩnh Yên được công nhận là đô thị loại 2

2.1.2 Điều kiện tự nhiên a Vị trí địa lý

Thành phố Vĩnh Yên có diện tích tự nhiên là 50,81 km 2 , chiếm 4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc; có 09 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 07 phường (Tích Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Đống Đa, Ngô Quyền, Đồng Tâm và Khai Quang) và 02 xã (Định Trung và Thanh Trù).

Thành phố nằm trong tọa độ địa lý từ 105 0 32’54” đến 105 o 38’19” Kinh độ Đông và từ 21 0 15’19” đến 21 0 20’19” Vĩ độ Bắc.

- Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Tam Dương.

- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên.

- Phía Nam giáp huyện Yên Lạc và huyện Bình Xuyên.

Thành phố Vĩnh Yên nằm cách Thủ đô Hà Nội hơn 50 km về hướng Tây Bắc theo quốc lộ 2, cách Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khoảng 25 km về hướng Đông, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 20 km, cách Tuyên Quang 50 km về phía Nam và cách khu du lịch Tam Đảo 25 km về phía Đông Nam.

Lợi thế của thành phố là nằm trong chùm các đô thị đang phát triển, là nơi tập trung các đầu mối giao thông như quốc lộ số 2 (nối với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đường sắt Hà Nội - Vĩnh Yên; là cầu nối giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã làm cho thành phố Vĩnh Yên có điều kiện mở rộng mối liên kết kinh tế với các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp và những thành phố lớn như: hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc Vì vậy vai trò quan trọng của thành phố Vĩnh Yên trong vùng Thủ đô

Hà Nội và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày càng được nâng lên b Địa hình, địa mạo

Thành phố Vĩnh Yên có địa hình vùng đồi thấp, thoải, độ cao từ 9m đến 30m so với mặt nước biển Khu vực có địa hình thấp nhất là Hồ Đàm Vạc Địa hình có độ dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam và được chia thành 2 vùng:

- Vùng đồi thấp: Tập trung ở phía Bắc thành phố gồm xã Định Trung và phường Khai Quang, độ cao trung bình 26 m so với mặt nước biển, với nhiều quả đồi không liên tục xen kẽ ruộng và các khe lạch, thấp dần xuống phía Tây Nam.

- Khu vực đồng bằng và đầm lầy: Thuộc phía Tây, Tây Nam thành phố gồm có xã Thanh Trù, phường Đồng Tâm và phường Hội Hợp Đây là khu vực có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình 7,0 - 8,0 m xen kẽ là các ao, hồ, đầm có mặt nước lớn. c Khí hậu

Thành phố Vĩnh Yên là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.Mùa xuân và thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hoà, mùa hạ nóng và mùa đông lạnh

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24 0 C, mùa hè 29-34 0 C, mùa đông dưới 18 0 C, có ngày dưới 10 0 C Nhiệt độ trong năm cao nhất vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8; chiếm trên 50% lượng mưa cả năm, thường gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ ở một số nơi.

- Nắng: Số giờ nắng trung bình 1.630 giờ/năm, số giờ nắng giữa các tháng có sự chênh lệch nhau rất nhiều.

- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình 82,5%/năm; giũa các tháng trong năm không có sự chênh lệch nhiều, độ ẩm cao vào mùa mưa và thấp vào mùa đông.

- Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9 Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, kèm theo sương muối, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, thời tiết của thành phố có nhiều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Tuy nhiên, lượng mưa tập trung theo mùa, sương muối, kết hợp với điều kiện địa hình thấp trũng gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa ở vùng trũng và khô hạn vào mùa khô ở vùng cao. d Thủy văn

Chế độ thủy văn của thành phố phụ thuộc vào lưu vực của các sông: sông Cà Lồ, sông Phó Đáy và sông Phan; mật độ sông ngòi thấp trên địa bàn thành phố thấp Tuy nhiên trên địa bàn thành phố lại nhiều hồ ao với diện tích trên 460 ha, trong đó lòng Đầm Vạc khoảng 200 ha là nguồn dự trữ và điều tiết nước quan trọng của thành phố. Sông Cà Lồ là sông chính chảy qua thành phố, nằm về phía Nam và Đông Nam; được bắt nguồn từ chân núi Tam Đảo sau đó đổ vào sông Cầu Sông có diện tích lưu vực khoảng 881 km 2 , chiều dài sông khoảng 89,0 km Hơn một nửa diện tích lưu vực sông là vùng núi, nhiều ngòi suối lớn từ nguồn Tam Đảo, Liễu Sơn gia nhập (tại trạm quan trắc Phú Cường đo được Hmax = 9,14 m; Hmin = 1,00 m)

Sông Phó Đáy nằm ở phía Bắc, là một nhánh của sông Cà Lồ.

Sông Phan có chiều dài 31 km, lưu vực 87 km 2 ; nằm ở phía Nam của thành phố, làm nhiệm vụ tưới tiêu và cung cấp nước cho thành phố. Đầm Vạc có diện tích 200 ha, làm nhiệm vụ chứa nước mưa từ các vùng đồi núi chảy vào Đầm Vì vậy Đầm Vạc mang tính chất là hồ điều hoà, điều tiết nước trong mùa mưa và cung cấp nước trong mùa khô Mực nước cao nhất trong mùa mưa tại Đầm Vạc Hmax = 8,5 m  9,0 m; ngoài chức năng là hồ điều hòa hồ còn được kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Hiện nay thành phố đã có thêm kênh đào Bến Tre cung cấp nước cho Đầm Vạc; kênh rộng hơn 10 m, sâu 7  8 m. e Đặc điểm các nguồn tài nguyên thiên nhiên

THỰC TRẠNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT THÀNH PHỐ VĨNH YÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

PHỐ VĨNH YÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

2.2.1 Khái quát nội dung quy hoạch sử dụng tài nguyên đất thành phố Vĩnh

Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, định hướng quy hoạch của các ngành và dự báo nhu cầu sử dụng đất Quy hoạch sử dụng tài nguyên đất của thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2010 – 2020 được xây dựng và hoàn thiện qua quá trình tiến hành các công tác:

- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Vĩnh Yên Đất đai trên địa bàn Thành phố được phân cấp thành các đơn vị hành chính gồm các phường và các xã Các đặc điểm tự nhiên của đất đai là yếu tố quan trọng quyết định sử dụng đất đai vào mục đích sử dụng cụ thể Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố cho thấy rằng việc quản lý Nhà nước về đất đai tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất

- Đánh giá hiện trạng và những biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch2001 – 2010 theo các mục đích sử dụng Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học-công nghệ Thông qua quá trình đánh giá xây dựng và hoàn thiện nội dung quy hoạch Xác định những ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó, có biện pháp điều chỉnh quy hoạch phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao trong thực hiện quy hoạch.

- Xây dựng phương hướng, mục tiêu, phương án phân bố điều chỉnh diện tích đất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội quốc phòng an ninh trong giai đoạn quy hoạch 2010- 2020: Trên địa bàn các phường, xã của thành phố Vĩnh yên đã có quyết định phê duyệt phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 -

- Chính sách và giải pháp nhằm tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất phù hợp với đặc điểm của thành phố: Nhìn chung được sự quan tâm của UBND thành phố nhiều văn bản về quy định, hướng dẫn việc lập quy hoạch đã được ban hành, tạo thuận lợi cho công tác quy hoạch sử dụng tài nguyên đất trên địa bàn thành phố.

2.2.2 Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch

 Về hình thức của phương án quy hoạch

- Phương án quy hoạch sử dụng tài nguyên đất thành phố Vĩnh yên thể hiện các kế hoạch sử dụng đất đai, dự báo nhu cầu và ảnh hưởng của nhu cầu sử dụng đất đến việc tăng, giảm các loại đất sử dụng Phương án đã có sự phân định các mục đích sử dụng cho mỗi loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (thông qua sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong phương án quy hoạch sử dụng đất đai).

- Phương án quy hoạch đất đã khoanh định lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất của thành phố Vĩnh Yên các khu vực sử dụng đất theo từng phương án phân bổ quỹ đất đã được xác định, đồng thời thể hiện các khu vực sử dụng đất đã được khoanh định lên bản đồ quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Phúc.

 Về nội dung của phương án quy hoạch

- Quy hoạch sử dụng tài nguyên đất được căn cứ vào kết quả phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường mà lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng tài nguyên đất của thành phố Vĩnh Yên tối ưu nhất.

- Nội dung quy hoạch sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên bao gồm các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch, phương án quy hoạch sử dụng đất thể hiện các nội dung: tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch, khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng đất, diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích sử dụng, diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép trong kỳ quy hoạch, diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch.

ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT THÀNH PHỐ VĨNH YÊN

2.3.1 Đánh giá nội dung bản quy hoạch

Bản quy hoạch sử dụng tài nguyên đất thành phố Vĩnh Yên đã khoanh định được quỹ đất sản xuất nông nghiệp, đất công nghiệp, đất xây dựng, dịch vụ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đánh giá nội dung bản quy hoạch bao gồm:

 Tính khoa học, kỹ thuật

Bản quy hoạch sử dụng tài nguyên đất thành phố Vĩnh Yên được xây dựng dựa trên những thông tin, số liệu và tài liệu cơ bản của địa phương, đảm bảo đủ căn cứ, điều chỉnh các mục đích sử dụng đất, chất lượng cân bằng quan hệ cung cầu về đất đai để thực hiện các mục tiêu quy hoạch, phù hợp với các chỉ tiêu về quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Phúc.

 Tính khả thi Đối với đất nông nghiệp: Tuy phải chuyển một diện tích khá lớn là 1.339,73 ha sang mục đích phi nông nghiệp nhưng diện tích đất nông nghiệp còn lại trong quy hoạch vẫn còn khá lớn là 909,89 ha, chiếm 17,91% tổng diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đất trồng lúa là 599,13 ha. Đối với đất phi nông nghiệp: Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, trong những năm tới diện tích này sẽ tăng thêm nhiều và chủ yếu được lấy từ quỹ đất nông nghiệp, một phần khai thác từ đất chưa sử dụng Diện tích đất phi nông nghiệp đến năm 2020 được bố trí là 4.139,95 ha Với nhu cầu trên quỹ đất hiện có của TP.Vĩnh Yên hoàn toàn có thể đáp ứng được.

Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng đất

Nhìn chung tiềm năng đất đai của thành phố đủ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn.

2.3.2 Đánh giá thực hiện quy hoạch

* Đất nông nghiệp năm 2010 có 2.249,62 ha, chiếm 44,27% diện tích tự nhiên.

* Trong kỳ đầu đất nông nghiệp sẽ giảm 678,86 ha do chuyển sang các mục đích đất phi nông nghiệp.

Như vậy sẽ có 1.570,76 ha đất nông nghiệp không thay đổi mục đích sử dụng, chiếm 69,82% so với hiện trạng

* Đến năm 2015 diện tích đất nông nghiệp là 1.570,76 ha, chiếm 30,91% diện tích tự nhiên, thực giảm 678,86 ha so với năm 2010.

Quy hoạch cụ thể cho từng loại đất trong đất nông nghiệp như sau: a Đất trồng lúa

* Đất trồng lúa năm 2010 có 1.477,61 ha, chiếm 29,08% diện tích tự nhiên.

* Trong kỳ đầu đất trồng lúa sẽ giảm 482,19 ha do chuyển sang các mục đích đất phi nông nghiệp.

Như vậy trong kỳ đầu sẽ có 995,42 ha đất trồng lúa không thay đổi mục đích sử dụng, chiếm 67,37% so với hiện trạng.

* Đến năm 2015 đất trồng lúa 995,42 ha, chiếm 19,59% diện tích đất tự nhiên, thực giảm 482,19 ha so với năm 2010 Trong đó:

- Đất chuyên trồng lúa nước : 824,61 ha, giảm 372,31 ha so với năm 2010

- Đất trồng lúa nước còn lại : 170,81 ha, giảm 109,88 ha so với năm 2010 b Đất trồng cây hàng năm còn lại

* Đất trồng cây hàng năm còn lại năm 2010 có 230,41 ha, chiếm 4,53% diện tích tự nhiên.

* Trong kỳ đầu đất trồng cây hàng năm còn lại sẽ giảm 70,74 ha do chuyển sang các mục đích đất phi nông nghiệp

Như vậy trong đầu sẽ có 159,67 ha đất trồng cây hàng năm còn lại không thay đổi mục đích sử dụng, chiếm 69,30% so với hiện trạng

* Đến năm 2015 diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại có 159,67 ha, chiếm 3,14% diện tích tự nhiên, thực giảm 70,74 ha so với năm 2010. c Đất trồng cây lâu năm

* Diện tích đất trồng cây lâu năm năm 2010 có 247,17 ha, chiếm 4,86% diện tích tự nhiên

* Trong kỳ đầu đất trồng cây lâu năm sẽ giảm 50,40 ha do chuyển sang các mục đích đất phi nông nghiệp

Như vậy trong kỳ đầu sẽ có 196,77 ha đất trồng cây lâu năm không thay đổi mục đích sử dụng, chiếm 79,61% so với hiện trạng

* Đến năm 2015 diện tích đất trồng cây lâu năm có 196,77 ha, chiếm 3,87% diện tích tự nhiên, thực giảm 50,40 ha so với năm 2010. d Đất rừng sản xuất

* Đất rừng sản xuất năm 2010 có 144,68 ha, chiếm 2,85% diện tích tự nhiên.

* Trong kỳ đầu đất rừng sản xuất sẽ giảm 30,29 ha do chuyển sang các mục đích đất phi nông nghiệp

Như vậy trong kỳ đầu sẽ có 114,39 ha đất rừng sản xuất không thay đổi mục đích sử dụng, chiếm 79,06% so với hiện trạng.

* Đến năm 2015 diện tích đất rừng sản xuất có 114,39 ha, chiếm 2,25% diện tích tự nhiên, thực giảm 30,29 ha so với năm 2010. e Đất nuôi trồng thủy sản

* Đất nuôi trồng thủy sản năm 2010 có 149,57 ha, chiếm 2,94% diện tích tự nhiên.

* Trong kỳ đầu đất nuôi trồng thủy sản giảm 45,24 ha do chuyển sang các mục đích đất phi nông nghiệp.

Như vậy trong kỳ đầu sẽ có 104,33 ha đất nuôi trồng thủy sản không thay đổi mục đích sử dụng, chiếm 69,75% so với hiện trạng.

* Đến năm 2015 diện tích đất nuôi trồng thủy sản có 104,33 ha, chiếm 2,05% diện tích tự nhiên, thực giảm 45,24 ha so với năm 2010. f Đất nông nghiệp khác

Diện tích đất nông nghiệp khác năm 2010 có 0,18 ha, chiếm 0,01% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu để xây dựng các lò mổ gia súc tập trung, lán trại chưa các vật dụng nông nghiệp ở khu vực nông thôn.

Trong kỳ đầu đến 2015 đất nông nghiệp khác sẽ không có sự biến động.

* Đất phi nông nghiệp năm 2010 có 2.778,44 ha, chiếm 54,68% diện tích tự nhiên.

Trong kỳ đầu đất phi nông nghiệp sẽ chuyển nội bộ 95,69 ha.

Như vậy sẽ có 2.682,75 ha đất phi nông nghiệp không thay đổi mục đích sử dụng, chiếm 96,56% so với hiện trạng.

* Đồng thời trong kỳ đầu đất phi nông nghiệp cũng sẽ tăng 785,21 ha (trong đó 95,69 ha chu chuyển nội bộ) cho các mục đích: Đất ở : 306,10 ha

- Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp : 4,12 ha

- Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh : 45,01 ha

- Đất bãi thải, xử lý chất thải : 6,29 ha

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng : 5,54 ha

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 10,90 ha

- Đất có mặt nước chuyên dùng : 49,03 ha

- Đất phát triển hạ tầng : 345,44 ha

Diện tích tăng thêm được sử dụng từ các loại đất:

- Đất chưa sử dụng : 10,66 ha

* Như vậy đến năm 2015 đất phi nông nghiệp có 3.467,96 ha, chiếm 68,25% diện tích tự nhiên và thực tăng 689,52 ha so với năm 2010.

Quy hoạch cụ thể đất phi nông nghiệp như sau: a Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

* Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp năm 2010 có 65,02 ha, chiếm 1,28% diện tích tự nhiên

* Trong kỳ đầu đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp sẽ giảm 4,43 ha do chuyển sang các loại đất: Đất ở : 3,07 ha

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh : 0,07 ha

- Đất cơ sở văn hóa : 0,10 ha

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng : 0,05 ha

Như vậy sẽ có 60,59 ha đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp không thay đổi mục đích sử dụng, chiếm 93,19% so với hiện trạng.

* Đồng thời trong giai đoạn này đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp cũng sẽ tăng 4,12 ha, diện tích tăng này được sử dụng từ các loại đất:

- Đất phi nông nghiệp : 0,04 ha,

* Như vậy đến năm 2015 đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có 64,71 ha, chiếm 1,27% diện tích tự nhiên và thực giảm 0,31 ha so với năm 2010 b Đất quốc phòng

* Đất quốc phòng năm 2010 có 247,07 ha, chiếm 4,86% diện tích tự nhiên Phần lớn tập trung tại Khai Quang, Định Trung, Liên Bảo v.v.

* Trong kỳ đầu đất quốc phòng sẽ giảm 1,92 ha do chuyển sang các loại đất:

Như vậy sẽ có 245,15 ha đất quốc phòng không thay đổi mục đích sử dụng, chiếm99,22% so với hiện trạng

* Đồng thời trong giai đoạn này đất quốc phòng cũng sẽ tăng 7,30 ha, diện tích tăng thêm được sử dụng từ các loại đất:

- Đất trồng cây hàng năn còn lại : 0,20 ha

- Đất trồng cây lâu năm : 6,00 ha

* Như vậy đến năm 2015 đất quốc phòng có 252,45 ha, chiếm 4,97% diện tích tự nhiên và thực tăng 5,38 ha so với năm 2010. c Đất an ninh

* Đất an ninh năm 2010 có 18,91 ha, chiếm 0,37% diện tích tự nhiên.

* Trong kỳ đầu đất an ninh giảm 0,02 ha do chuyển sang đất ở tại đô thị tại phường Tích Sơn.

Như vậy sẽ có 18,89 ha đất an ninh không thay đổi mục đích sử dụng, chiếm 99,89% so với hiện trạng.

* Đồng thời trong giai đoạn này đất an ninh tăng 5,48 ha, diện tích tăng này được sử dụng từ các loại đất:

- Đất trồng cây hàng năm còn lại : 0,41 ha

- Đất phát triển hạ tầng : 0,05 ha

* Như vậy đến năm 2015 đất an ninh có 24,37 ha, chiếm 0,48% diện tích tự nhiên và thực tăng 5,46 ha so với năm 2010. d Đất khu công nghiệp

* Đất khu công nghiệp năm 2010 có 146,66 ha, chiếm 2,89% diện tích tự nhiên

* Trong kỳ đầu đất khu công nghiệp không có biến động.

* Như vậy đến năm 2015 đất khu công nghiệp có 146,66 ha, chiếm 2,89% diện tích tự nhiên. e Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

* Đất cơ sở sản xuất kinh doanh năm 2010 có 328,90 ha, chiếm 6,47% diện tích đất tự nhiên

* Trong kỳ đầu đất cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ giảm 22,82 ha do chuyển sang các loại đất: Đất ở : 8,90 ha

- Đất phát triển hạ tầng : 13,18 ha

- Đất mặt nước chuyên dùng : 0,74 ha

Như vậy sẽ có 306,08 ha đất cơ sở sản xuất kinh doanh không thay đổi mục đích sử dụng, chiếm 93,06% so với hiện trạng.

* Đồng thời trong giai đoạn này đất cơ sở sản xuất kinh doanh cũng sẽ tăng 45,01 ha, diện tích tăng thêm này được sử dụng từ các loại đất:

- Đất phi nông nghiệp : 3,53 ha,

+ Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp : 0,07 ha

+ Đất cho hoạt động khoáng sản : 2,98 ha

- Đất chưa sử dụng : 1,20 ha

* Như vậy đến năm 2015 đất cơ sở sản xuất kinh doanh có 351,09 ha, chiếm 6,91% diện tích đất tự nhiên, thực tăng 22,19 ha so với năm 2010. f Đất cho hoạt động khoáng sản

* Đất cho hoạt động khoáng sản năm 2010 có 2,98 ha, chiếm 0,06% diện tích tự nhiên

* Trong kỳ đầu đất cho hoạt động khoáng sản chuyển sang đất sản xuất kinh doanh (Chuyển tiêu thức thống kê từ đất cho hoạt động khoáng sản sang đất sản xuất kinh doanh không thu hồi đất).

* Như vậy đến năm 2015 đất cho hoạt động khoáng sản không còn. g Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ

* Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ năm 2010 có 58,47 ha, chiếm 1,15% diện tích tự nhiên

* Trong kỳ đầu đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ không có biến động.

* Như vậy đến năm 2015 đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ có 58,47 ha, chiếm 1,15% diện tích tự nhiên. h Đất di tích, danh thắng

* Đất di tích, danh thắng năm 2010 có 1,24 ha, chiếm 0,02% diện tích tự nhiên.

* Trong kỳ đầu đất di tích, danh thắng sẽ không có biến động

* Như vậy đến năm 2015 đất di tích, danh thắng có 1,24 ha, chiếm 0,02% diện tích tự nhiên. i Đất bãi thải, xử lý chất thải

* Đất bãi thải, xử lý chất thải năm 2010 có 3,96 ha, chiếm 0,08% diện tích tự nhiên

* Trong kỳ đầu đất bãi thải, xử lý chất thải sẽ không có biến động giảm Như vậy 100,0% đất bãi thải, xử lý chất thải không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng.

* Đồng thời trong giai đoạn này đất bãi thải, xử lý chất thải cũng sẽ tăng 6,29 ha, diện tích này được sử dụng từ các loại đất:

- Đất trồng cây hàng năm còn lại : 0,14 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản : 2,95 ha

* Như vậy đến năm 2015 đất bãi thải, xử lý chất thải có 10,25 ha, chiếm 0,20% diện tích tự nhiên, thực tăng 6,29 ha so với năm 2010. j Đất tôn giáo, tín ngưỡng

* Đất tôn giáo, tín ngưỡng năm 2010 có 15,39 ha, chiếm 0,30% diện tích tự nhiên.

* Trong kỳ đầu đất tôn giáo, tín ngưỡng sẽ không có biến động giảm Như vậy 100,0% đất tôn giáo, tín ngưỡng không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng.

* Đồng thời trong giai đoạn này đất tôn giáo tín ngưỡng tăng 5,54 ha, diện tích này được sử dụng từ các loại đất:

- Đất trồng cây lâu năm : 5,13 ha

- Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp : 0,05 ha

* Như vậy đến 2015 diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng có 20,93 ha, chiếm 0,41% diện tích tự nhiên, thực tăng 5,54 ha so với năm 2010. k Đất nghĩa trang, nghĩa địa

* Đất nghĩa trang, nghĩa địa năm 2010 có 52,39 ha, chiếm 1,03% diện tích tự nhiên.

* Trong kỳ đầu đất nghĩa trang, nghĩa địa sẽ giảm 3,75 ha do chuyển sang loại đất sau.

- Đất phát triển hạ tầng : 2,41 ha

Như vậy sẽ có 48,64 ha đất nghĩa trang, nghĩa địa không thay đổi mục đích sử dụng, chiếm 92,84% so với hiện trạng.

* Đồng thời trong giai đoạn này đất nghĩa trang, nghĩa địa cũng sẽ tăng 10,90 ha, diện tích này được sử dụng từ các loại đất:

- Đất trồng cây hàng năm còn lại : 1,68 ha

- Đất rừng sản xuất : 1,98 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản : 0,10 ha

- Đất chưa sử dụng : 0,35 ha

* Như vậy đến năm 2015 đất nghĩa trang, nghĩa địa có 59,54 ha, chiếm 1,17% diện tích tự nhiên và thực tăng 7,15 ha so với năm 2010 l Đất có mặt nước chuyên dùng

* Đất có mặt nước chuyên dùng năm 2010 có 164,27 ha, chiếm 3,23% diện tích tự nhiên

* Trong kỳ đầu đất mặt nước chuyên dùng sẽ giảm 1,39 ha do chuyển sang loại đất sau:

- Đất phát triển hạ tầng : 0,82 ha

Như vậy sẽ có 162,88 ha đất mặt nước chuyên dùng không thay đổi mục đích sử dụng, chiếm 99,15% so với hiện trạng.

* Đồng thời trong giai đoạn này đất có mặt nước chuyên dùng cũng sẽ tăng 49,03 ha, diện tích này được sử dụng từ các loại đất:

- Đất trồng cây hàng năm còn lại : 3,38 ha

- Đất cây lâu năm : 1,73 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản : 12,31 ha

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh : 0,74 ha

- Đất phát triển hạ tầng : 1,03 ha

- Đất chưa sử dụng : 1,35 ha

* Như vậy đến năm 2015 đất có mặt nước chuyên dùng có 211,91 ha, chiếm4,17% diện tích tự nhiên, thực tăng 47,64 ha so với hiện trạng 2010. m Đất sông, suối

* Đất sông, suối năm 2010 có 36,22 ha, chiếm 0,71% diện tích tự nhiên.

* Trong kỳ đầu đất sông, suối sẽ giảm 3,77 ha do chuyển sang các loại đất:

- Đất mặt nước chuyên dùng : 3,15 ha

- Đất phát triển hạ tầng : 0,62 ha

Như vậy sẽ có 32,45 ha đất sông, suối không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng, chiếm 89,59% so với hiện trạng.

* Đến năm 2015 đất sông, suối có 32,45 ha, chiếm 0,64% diện tích tự nhiên, thực giảm 3,77 ha so với hiện trạng 2010. n Đất phát triển hạ tầng

* Đất phát triển hạ tầng năm 2010 có 871,27 ha, chiếm 17,15% diện tích tự nhiên.

* Trong kỳ đầu đất phát triển hạ tầng sẽ giảm 16,54 ha do chuyển sang các loại đất:

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp : 0,04 ha

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh : 0,48 ha

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 0,33 ha

- Đất mặt nước chuyên dùng : 1,03 ha

Ngoài ra trong kỳ đầu đất phát triển hạ tầng cũng chuyển nội 16,34 ha

Như vậy sẽ có 838,39 ha đất phát triển hạ tầng không thay đổi mục đích sử dụng, chiếm 96,23% so với hiện trạng.

* Đồng thời trong giai đoạn này đất phát triển hạ tầng cũng sẽ tăng 329,10 ha, diện tích tăng (không tính chu chuyển nội bộ) được sử dụng từ các loại đất:

+ Đất trồng cây hàng năm còn lại : 39,07 ha

+ Đất trồng cây lâu năm : 16,63 ha

+ Đất rừng sản xuất : 10,65 ha

+ Đất nuôi trồng thủy sản : 19,66 ha

+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp : 1,24 ha

+ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh : 13,18 ha

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 2,41 ha

+ Đất mặt nước chuyên dùng : 0,82 ha

- Đất chưa sử dụng : 4,18 ha

* Như vậy đến năm 2015 đất phát triển hạ tầng có 1.183,83 ha, chiếm 23,30% diện tích tự nhiên và thực tăng 312,56 ha so với năm 2010.

Quy hoạch cụ thể cho từng loại đất trong đất phát triển cơ sở hạ tầng như sau: n1 Đất giao thông

* Đất giao thông năm 2010 có 457,75 ha, chiếm 9,01% diện tích tự nhiên.

* Trong kỳ đầu đất giao thông sẽ giảm 11,77 ha do chuyển sang các loại đất:

- Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp : 0,03 ha

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh : 0,33 ha

- Đất nghĩa trang nghĩa dịa : 0,20 ha

- Đất mặt nước chuyên dùng : 0,78 ha

- Đất phát triển hạ tầng : 4,31 ha

Như vậy sẽ có 445,98 ha đất giao thông không thay đổi mục đích sử dụng, chiếm 97,43% so với hiện trạng.

* Đồng thời trong giai đoạn này đất giao thông cũng tăng 216,42 ha, diện tích tăng thêm được sử dụng từ các loại đất:

- Đất trồng cây hàng năm còn lại : 28,09 ha

- Đất trồng cây lâu năm : 13,89 ha

- Đất rừng sản xuất : 8,61 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản : 14,78 ha

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp : 1,14 ha

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh : 12,04 ha

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 1,35 ha

- Đất mặt nước chuyên dùng : 0,64 ha

- Đất phát triển hạ tầng : 9,64 ha

- Đất chưa sử dụng : 3,45 ha

* Như vậy đến năm 2015 đất giao thông có 662,40 ha, chiếm 13,04% diện tích tự nhiên và thực tăng 204,65 ha so với năm 2010. n2 Đất thủy lợi

* Đất thủy lợi năm 2010 có 120,74 ha, chiếm 2,38% diện tích tự nhiên.

* Trong kỳ đầu đất thủy lợi sẽ giảm 11,64 ha do chuyển sang các loại đất:

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh : 0,15 ha

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 0,13 ha

- Đất mặt nước chuyên dùng : 0,25 ha

- Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp : 0,01 ha

- Đất phát triển hạ tầng : 7,12 ha

Như vậy sẽ có 109,10 ha đất thủy lợi không thay đổi mục đích sử dụng, chiếm 90,36% so với hiện trạng.

* Đồng thời trong giai đoạn này đất thủy lợi cũng tăng 5,00 ha, trên địa bàn xã Thanh Trù.

* Như vậy đến năm 2015 đất thủy lợi có 114,10 ha, chiếm 2,25% diện tích tự nhiên và thực giảm 6,64 ha so với năm 2010. n3 Đất công trình năng lượng

* Đất công trình năng lượng năm 2010 có 2,76 ha, chiếm 0,05% diện tích tự nhiên.

* Trong kỳ đầu đất công trình năng lượng không có biến động giảm Như vậy sẽ có 100,0% đất công trình năng lượng không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng.

* Đồng thời trong giai đoạn này đất công trình năng lượng cũng tăng 1,32 ha, diện tích tăng thêm được lấy từ các loại đất sau:

- Đất trồng cây hàng năm còn lại : 0,23 ha

- Đất chưa sử dụng : 0,51 ha

* Như vậy đến năm 2015 đất công trình năng lượng có 4,08 ha, chiếm 0,08% diện tích tự nhiên và thực tăng 1,32 ha so với năm 2010. n4 Đất công trình bưu chính viễn thông

* Đất công trình bưu chính viễn thông năm 2010 có 2,13 ha, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên.

* Trong kỳ đầu đất công trình bưu chính viễn thông không biến động giảm Như vậy sẽ có 100,0% đất công trình bưu chính viễn thông không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng.

* Đồng thời trong giai đoạn này đất công trình bưu chính, viễn thông cũng tăng 0,16 ha, diện tích tăng được lấy từ đất trồng cây hàng năm còn lại.

* Như vậy đến năm 2015 đất công trình bưu chính, viễn thông có 2,29 ha, chiếm 0,05% diện tích tự nhiên và thực tăng 0,16 ha so với năm 2010. n5 Đất cơ sở văn hóa

* Đất cơ sở văn hóa 2010 có 46,88 ha đất, chiếm 0,92% diện tích tự nhiên.

* Trong kỳ đầu 100,0% các cơ sở văn hóa sẽ không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng.

* Đồng thời trong giai đoạn này đất cơ sở văn hóa cũng tăng 62,40 ha, diện tích tăng được lấy từ các loại đất:

- Đất trồng cây hàng năm còn lại : 8,76 ha

- Đất trồng cây lâu năm : 1,38 ha

- Đất rừng sản xuất : 1,37 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản : 4,32 ha

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp : 0,10 ha

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh : 0,64 ha

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 0,74 ha

- Đất mặt nước chuyên dùng : 0,06 ha

- Đất phát triển hạ tầng : 4,55 ha

- Đất chưa sử dụng : 0,07 ha

* Như vậy đến năm 2015 đất cơ sở văn hóa có 109,28 ha, chiếm 2,15% diện tích tự nhiên và thực tăng 62,40 ha so với năm 2010. n6 Đất cơ sở y tế

* Đất cơ sở y tế năm 2010 có 26,83 ha, chiếm 0,53% diện tích tự nhiên.

* Trong kỳ đầu đất cơ sở y tế sẽ giảm 1,99 ha do chuyển sang các loại đất:

- Đất phát triển hạ tầng : 0,86 ha

Như vậy sẽ có 24,84 ha đất cơ sở y tế không thay đổi mục đích sử dụng, chiếm 92,58% so với hiện trạng.

* Đồng thời trong giai đoạn này đất cơ sở y tế cũng tăng 8,39 ha, diện tích tăng được lấy từ các loại đất:

- Đất trồng cây hàng năm còn lại : 0,08 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản : 0,12 ha

- Đất phát triển hạ tầng : 0,09 ha

* Như vậy đến năm 2015 đất cơ sở y tế có 33,23 ha, chiếm 0,65% diện tích tự nhiên và thực tăng 6,40 ha so với năm 2010. n7 Đất cơ sở giáo dục đào tạo

* Đất cơ sở giáo dục đào tạo năm 2010 có 102,01 ha, chiếm 2,01% diện tích tự nhiên.

* Trong kỳ đầu đất cơ sở giáo dục đào tạo sẽ giảm 7,41 ha do chuyển sang các loại đất:

- Đất phát triển hạ tầng : 3,98 ha

Như vậy sẽ có 94,60 ha đất cơ sở giáo dục đào tạo không thay đổi mục đích sử dụng, chiếm 92,74% so với hiện trạng.

* Đồng thời trong giai đoạn này đất cơ sở giáo dục đào tạo cũng tăng 32,74 ha, diện tích tăng được lấy từ các loại đất:

- Đất trồng cây hàng năm còn lại : 0,83 ha

- Đất trồng cây lâu năm : 1,36 ha

- Đất rừng sản xuất : 0,67 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản : 0,44 ha

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh : 0,50 ha

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 0,32 ha

- Đất phát triển hạ tầng : 1,23 ha

- Đất chưa sử dụng : 0,15 ha

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT THÀNH PHỐ VĨNH YÊN GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XÂY DỰNG QUY HOẠCH

- Công tác quản lý đất đai tại thành phố Vĩnh yên cần được phát triển theo hướng hiện đại hóa trên cơ sở xây dựng mô hình tổ chức tiên tiến và ứng dụng công nghệ hiện đại Nhân rộng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp kết hợp đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ Từ đó từng bước giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

- Đẩy mạnh kinh tế hóa lĩnh vực quản lý đất đai để nâng tầm đóng góp của đất đai và công tác quy hoạch, quản lý đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh Yên Việc quy định nộp các khoản tiền khi xác lập quyền sử hữu hay sử dụng đất cần góp phần thúc đẩy việc sử dụng đất có hiệu quả và hợp lý, tăng cường vai trò điều tiết của thuế đánh vào đất đai Hoàn thiện các chính sách thuế và thu khác đánh vào đất đai, xác định mức thu hợp lý tăng cường vai trò kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.

- Căn cứ vào chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Vĩnh Phúc và và thành phố Vĩnh Yên Quy hoạch tài nguyên đất cần phân bổ hợp lý các mục đích sử dụng đất trên cơ sở sử dụng tài nguyên đất hiệu quả cao nhất và tiết kiệm nhất Việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất thường liên qua đến nhiều cấp, nhiều ngành vì vậy cần có quy chế quản lý quy hoạch để đảm bảo thực hiện quy hoạch đồng bộ và thống nhất.

- Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên đất kỳ trước là một trong những căn cứ quan trọng để tiến hành xây dựng và hoàn thiện quy hoạch của kỳ tiếp theo Thông qua việc phân tích đánh giá các chỉ tiêu, kết quả đạt được của kỳ trước để phát huy những mặt tích cực Đồng thời tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó rút kinh nghiệm, tránh mắc phải những khó khăn hạn chế đó trong giai đoạn xây dựng, thực hiện của kỳ quy hoạch tiếp theo.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG QUY HOẠCH

- Quy hoạch sử dụng tài nguyên đất của tỉnh Vĩnh Phúc: Đây là hệ thống các giải pháp, sự định hướng sử dụng đất cho toàn bộ lãnh thổ trong Tỉnh, cụ thể là đáp ứng những nhu cầu sử dụng đất hiện tại và trong tương lai của các ngành trong tỉnh, cũng như nhu cầu sinh hoạt của các đối tượng sử dụng đất một cách tiết kiệm, khoa học, hợp lý và hiệu quả Đồng thời là bước định hướng quan trọng cho quy hoạch đất trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên để xây dựng kế hoạch giao cấp đất, tiếp nhận đầu tư Căn cứ quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Phúc mang tính khoa học và pháp lý để thành phố Vĩnh Yên triển khai quy hoạch sử dụng đất cho mục đích cụ thể trên địa bàn mình.

- Căn cứ vào chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Vĩnh Phúc và và thành phố Vĩnh Yên Quy hoạch tài nguyên đất cần phân bổ hợp lý các mục đích sử dụng đất trên cơ sở sử dụng tài nguyên đất hiệu quả cao nhất và tiết kiệm nhất Việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất thường liên qua đến nhiều cấp, nhiều ngành vì vậy cần có quy chế quản lý quy hoạch để đảm bảo thực hiện quy hoạch đồng bộ và thống nhất.

- Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên đất. Khoa học kỹ thuật và kinh tế - xã hội phát triển giúp chuyển hình thức sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, dịch vụ, chuyên môn hóa cơ cấu sử dụng đất Khi kinh tế phát triển nhu cầu của con người sẽ ngày một nâng cao đòi hỏi yêu cầu cao hơn đối với đất đai Nhờ có những tiến bộ khoa học, công nghệ đã cho phép áp dụng các biện pháp chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cải tạo và nâng cao sức sản xuất của đất đai, thỏa mãn các nhu cầu xã hội Khoa học kỹ thuật phát triển giúp quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên đất được hợp lý, đạt được hiệu quả kinh tế cao

- Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên đất kỳ trước là một trong những căn cứ quan trọng để tiến hành xây dựng và hoàn thiện quy hoạch của kỳ tiếp theo Thông qua việc phân tích đánh giá các chỉ tiêu, kết quả đạt được của kỳ trước để phát huy những mặt tích cực Đồng thời tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó rút kinh nghiệm, tránh mắc phải những khó khăn hạn chế đó trong giai đoạn xây dựng, thực hiện của kỳ quy hoạch tiếp theo.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

- Khuyến khích phát triển các ngành nghề mà địa phương có lợi thế so sánh, nhất là về dịch vụ - thương mại, phát triển du lịch.

- Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách, trọng tâm là cải cách hơn nữa thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, nhất là các thủ tục cho thuê đất phải thật nhanh gọn thì mới thu hút được đầu tư, vì hiện nay mỗi tỉnh đều có chính sách ưu đãi riêng, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính thì ở đó thu hút được nhiều các nhà đầu tư hơn.

- Có chính sách đền bù, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định theo bảng giá quy định thống nhất của Nhà nước hoặc theo cơ chế thoả thuận giữa nhà đầu tư và chủ sử dụng đất để đảm bảo công bằng và quyền lợi của người sử dụng đất nhằm đảm bảo quỹ đất theo quy hoạch cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh doanh công nghiệp và dịch vụ, xây dựng các công trình văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao.

Hầu hết các dự án triển khai chậm hiện nay là do khâu bồi thường giải phóng mặt bằng, do vậy ngoài chính sách cần phải có biện pháp kiên quyết dứt điểm hơn, kể cả biện pháp mệnh lệnh hành chính, kết hợp với thuyết phục, phải có kế hoạch và biện pháp, thời hạn tối đa để thực hiện giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ của dự án Lực lượng giải phóng mặt bằng ngoài chuyên trách phải huy động tổng thể lực lượng của hệ thống chính trị, các đoàn thể quần chúng và lực lượng bảo vệ pháp luật.

- Về cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư: thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất, thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp một số lĩnh vực ngành nghề, đặc biệt là những ngành trọng điểm, mũi nhọn, trong xây dựng kết cấu hạ tầng và hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng trong các khu, cụm công nghiệp; hỗ trợ đào tạo nhân lực, khoa học - công nghệ, tiêu thụ sản phẩm và chính sách về xúc tiến đầu tư; khắc phục những bất cập về thủ tục hành chính, có cơ chế phối hợp hiệu quả và nhanh chóng với các sở, ban, ngành liên quan trong quá trình giải quyết các thủ tục cho nhà đầu tư thông qua một đầu mối; xác định, bổ sung quỹ đất để thực hiện các dự án, trên cơ sở có những điều chỉnh quy hoạch đồng bộ; nhanh chóng hoàn thành đầu tư các hạ tầng thiết yếu (cấp điện, cấp thoát nước, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, ) tại các khu, cụm công nghiệp để tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong việc triển khai thực hiện dự án.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất, có giải pháp và kiên quyết xử lý “dự án treo, quy hoạch treo” theo Quyết định số 1013/QĐ-BTNMT ngày 02/8/2006 của Bộ tài Nguyên và Môi trường Kiểm tra thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch theo Nghị định số 99/2006/NĐ- CP ngày 15/9/2006

Kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch phải thường xuyên và có biện pháp xử lý những bất hợp lý trong quá trình thực hiện.

3.3.2 Giải pháp về tư duy khoa học- công nghệ

- Về ứng dụng khoa học - công nghệ: Hướng ưu tiên chuyển giao và tiếp nhận tiến bộ khoa học - công nghệ mới đối với các sản phẩm mũi nhọn, lĩnh vực mang tính chất đột phá; ứng dụng công nghệ thông tin trong để quản bá các sản phẩm thông qua các dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ - thương mại…

- Nguồn tiếp nhận chuyển giao công nghệ: Liên kết với các trường đại học, các viện nghiên cứu để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao Ngoài ra, cần coi trọng những công nghệ mới từ nước ngoài có thể chuyển giao áp dụng vào các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trên địa bàn.

- Lựa chọn các loại hình công nghệ: Tuỳ theo từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh là công nghiệp, nông nghiệp hay thương mại dịch vụ sẽ có cách lựa chọn công nghệ thích hợp, công nghệ thủ công truyền thống, công nghệ kết hợp thủ công với hiện đại hay công nghệ hiện đại

Cần có cơ chế chính sách ổn định và công khai nhằm khuyến khích việc áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới đối với những lĩnh vực ưu tiên Khuyến khích mạnh mẽ các tổ chức khuyến nông, khuyến công, khuyến thương trên địa bàn. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, đẩy mạnh hoạt động khoa học - công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kinh phí để nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ.

- Bố trí đủ cơ sở vật chất, từng bước ứng dụng khoa học công nghệ trong việc lập, giám sát và thực hiện quy hoạch.

- Cần có sự tham gia tích cực của các nhà khoa học, các nhà quản lý trong và ngoài ngành trong các cuộc hội thảo, thẩm định để nâng cao chất lượng của công tác lập quy hoạch.

- Bổ sung nhân lực, kinh nghiệm cho cán bộ địa chính, nhất là trong công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin đại lý (GIS) để theo dõi cập nhật, quản lý các biến động đất đai nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý.

3.3.3 Giải pháp về tăng cường nguồn lực và vốn đầu tư

- Tập trung các nguồn vốn, ưu tiên các nguồn vay ưu đãi của WB, ADB, các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA để đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị giai đoạn 2010-2015 và giai đoạn 2016-2020 tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế khác đầu tư.

- Tăng cường quảng bá và tổ chức các diễn đàn nhằm giới thiệu tiềm năng để kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước Tăng cường công tác kiểm tra, nâng cao năng lực chuyên môn trong thẩm định và đánh giá năng lực của các nhà đầu tư, đặc biệt là các dự án tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.

- Phải có kế hoạch sắp xếp ưu tiên thực hiện những dự án, công trình trọng điểm, các công trình về cơ sở hạ tầng, nhà ở phải được đầu tư trước một bước, kế hoạch phát triển giao thông phải đầu tư tập trung và gắn với đô thị hoá.

- Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố đã được duyệt, sẽ thực hiện nghiêm túc việc thu, chi tài chính về đất đai, đây là một nguồn thu quan trọng để tạo vốn thực hiện quy hoạch của thành phố Các nguồn thu bao gồm từ việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, chuyển đổi, chuyển nhượng Các khoản chi về đền bù thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành.

3.3.4 Tăng cường ứng dụng các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường

- Sử dụng đất trong các dự án phải có báo cáo đánh giá tác động về môi trường.

- Giao đất theo đúng tiến độ khả năng khai thác sử dụng thực tế đối với tất cả các trường hợp có nhu cầu sử dụng đất

- Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Pháp luật về bảo vệ môi trường.

KIẾN NGHỊ

Để quy hoạch sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020 đạt được kết quả cao nhất; phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của thành phố thì cần:

- Quy hoạch sử dụng đất được đnáh giá, phân tích từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và kế thừa các kết qủa quy hoạch, dự án phát triển của các ngành.

- Xây dựng quy hoạch sử dụng đất dựa trên Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Vĩnh Yên để đảm bảo mục tiêu phát triển của tỉnh, thành phố và phù hợp với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Áp dụng các chính sách mới nhất của Đảng và Nhà nước vào công tác quy hoạch sử dụng tài nguyên đất của thành phố.

Quy hoạch sử dụng tài nguyên đất thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2010 –

2015 là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai của địa phương, nhằm đáp ứng nhu cầu cho các ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, là cơ sở khoa học và pháp lý để quản lý sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả.

Quy hoạch sử dụng đất được đánh giá, phân tích từ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thừa kế các kết quả quy hoạch, dự án phát triển của các ngành, lĩnh vực, các xã, phường để dự báo nhu cầu sử dụng đất, đồng thời việc phân bổ quỹ đất trên cơ sở chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của tỉnh; nên xét về mặt vĩ mô sẽ không bị chồng chéo trong việc xác định đất đai cho các mục đích sử dụng.

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài “ Đánh giá quy hoạch sử dụng tài nguyên đất tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 – 2015” đã cung cấp những cơ sở lý luận về đánh giá quy hoạch sử dụng đất, đánh giá thực trạng quy hoạch tài nguyên đất thành phố Vĩnh Yên, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế các yếu tố tiêu cực trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên đất của thành phố Vĩnh Yên giai đoạn

Ngày đăng: 30/08/2023, 08:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình   1:   Sơ   đồ   trình   tự   đánh   giá   quy hoạch sử dụng tài nguyên đất cấp huyện - Các giải pháp phát triển thị trường nhôm oxit tại công ty tnhh hóa chất long long1
nh 1: Sơ đồ trình tự đánh giá quy hoạch sử dụng tài nguyên đất cấp huyện (Trang 18)
Hình 2: Sơ đồ một số công trình di tích lịch sử văn hóa - Các giải pháp phát triển thị trường nhôm oxit tại công ty tnhh hóa chất long long1
Hình 2 Sơ đồ một số công trình di tích lịch sử văn hóa (Trang 29)
Bảng 1. Dân số và cơ cấu dân số thành phố Vĩnh Yên năm 2010 - 2014 - Các giải pháp phát triển thị trường nhôm oxit tại công ty tnhh hóa chất long long1
Bảng 1. Dân số và cơ cấu dân số thành phố Vĩnh Yên năm 2010 - 2014 (Trang 30)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w