1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng

51 3,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA HÓA ---  --- Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌ

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA -   -

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC

Sinh viên thực hiện : Ngô Thị Dương Hà

Lớp : 08 – CHD Giáo viên hướng dẫn : Th.S Phan Thảo Thơ

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên: Ngô Thị Dương Hà

Lớp : 08-CHD

1.Tên đề tài: Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng

2 Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị

 Nguyên liệu: Rễ của cây dừa cạn hoa trắng

 Dụng cụ, thiết bị: Bộ chiết soxhlet, bếp cách thủy, bình tam giác nút mài, phễu lọc, phễu chiết, bình định mức, cốc thủy tinh, pipet, cân phân tích, tủ sấy, lò nung

3 Nội dung nghiên cứu

 Xác định độ ẩm, hàm lượng tro trong rễ cây dừa cạn hoa trắng

 Định tính ancaloit trong rễ dừa cạn

 Khảo sát lựa chọn dung môi thích hợp, khảo sát thời gian chiết tối ưu, khảo sát tỉ lệ

nguyên liệu và dung môi

 Chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ cây dừa cạn hoa trắng bằng

phương pháp chiết nóng soxhlet

4 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phan Thảo Thơ

5 Ngày giao đề tài:

6 Ngày hoàn thành:

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày 25 tháng 5 năm 2012

Kết quả điểm đánh giá Ngày tháng năm 2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Phan Thảo Thơ đã giao đề tài và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, cho em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành tốt khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn và các thầy cô công tác phòng thí nghiệm khoa Hóa trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian nghiên cứu làm khóa luận vừa qua Bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học nên khóa luận này không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của thầy cô để em thu nhận thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân sau này

Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc

sống cũng như sự nghiệp giảng dạy của mình Em xin chân thành cảm ơn

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2012 Sinh viên

Ngô Thị Dương Hà

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Đối tượng nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Nghiên cứu lí thuyết

4.2 Nghiên cứu thực nghiệm

5 Nội dung nghiên cứu

6 Ý nghĩa của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

7 Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới

7.1 Trong nước

7.2 Thế giới

Chương 1: TỔNG QUAN

1.1 Giới thiệu về cây dừa cạn

1.1.1 Tên gọi

1.1.2 Phân loại khoa học

1.1.3 Đặc điểm thực vật

1.1.4 Phân bố

1.1.5.Trồng trọt và thu hoạch

1.1.6 Thành phần hóa học

1.1.7 Công dụng của cây dừa cạn

1.1.8 Một số bài thuốc từ cây dừa cạn

1.2 Ancaloit

1.2.1 Khái niệm

1.2.2 Phân loại

Trang 5

1.2.3 Tính chất của các alkaloid

1.2.3.1 Tính chất vật lý

1.2.3.2 Tính chất hóa học

1.3 Phương pháp phân tích trọng lượng

1.3.1 Bản chất của phương pháp

1.3.2 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phân tích trọng lượng

1.3.2.1 Ưu điểm

1.3.2.2 Nhược điểm

1.4 Phương pháp chiết soxhlet

1.4.1 Nguyên tắc

1.4.2.Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chiết soxhlet

1.4.2.1 Ưu điểm

1.4.2.2 Nhược điểm

1.5 Phương pháp phân tích vật lý

1.5.1 Phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS

1.5.2 Sắc kí khí – khối phổ liên hợp GC-MS

CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Sơ đồ nghiên cứu

2.1.1.Thuyết minh quy trình

2.2 Nguyên liệu

2.2.1 Thu hái nguyên liệu

2.2.2 Xử lý nguyên liệu

3 Hóa chất và thiết bị- dụng cụ thí nghiệm

2.3.2.1.Dụng cụ

2.4 Phương pháp xác định các chỉ số hóa lý của rễ dừa cạn hoa trắng

2.4.1 Xác định độ ẩm

2.4.2 Xác định hàm lượng tro

2.4.3 Xác định hàm lượng một số kim loại trong bột rễ dừa cạn hoa trắng

2.5 Định tính dịch chiết với thuốc thử ancaloit

Trang 6

2.6 Khảo sát các điều kiện chiết tách tối ưu các hợp chất trong rễ dừa cạn hoa trắng

2.6.1 Chọn dung môi chiết

2.6.2 Khảo sát tỉ lệ rắn –lỏng tối ưu

2.6.3 Khảo sát thời gian chiết tối ưu

2.7 Xác định thành phần các hợp chất trong rễ dừa cạn hoa trắng bằng phương pháp chiết soxhlet

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kết quả xác định một số chỉ tiêu hóa lí của rễ dừa cạn hoa trắng

3.1.1 Độ ẩm của rễ đừa cạn hoa trắng

3.1.2 Xác định hàm lượng hữu cơ trong rễ dừa cạn hoa trắng

3.1.3 Xác định hàm lượng kim loại trong rễ dừa cạn hoa trắng

3.2 Định tính ancaloit

3.3.Khảo sát các điều kiện chiết tách tối ưu

3.4 Quy trình chiết tách các chất trong bột rễ dừa cạn hoa trắng bằng phương pháp chiết soxhlet

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 : a Cây dừa cạn; b.Quả; c.Hạt

Hình 1.2 Lá dừa cạn

Hình 1.3.Dừa cạn hoa hồng

Hình 1.4 Dừa cạn hoa trắng nhụy hồng

Hình 1.5 Dừa cạn hoa trắng

Hình 1.6 Mặt dưới của hoa

Hình 1.7 Quả dừa cạn

Hình 1.8 Hạt dừa cạn

Hình 1.9 Cây dừa cạn được trồng làm cảnh

Hình 1.10 Cây dừa cạn được trồng làm thuốc

Hình 1.11 Hình ảnh một số giống cây dừa cạn

Hình 2.1 Cây dừa cạn hoa trắng

Hình 2.2.Rễ dừa cạn hoa trắng

Hình 2.3 Bột dừa cạn hoa trắng

Hình 3.1 Dịch lọc CHCl3 trong axit

Hình 3.2 Dịch chiết axit

Hình 3.6 Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng cắn vào tỉ lệ rắn- lỏng khác nhau

Hình 3.7.Khối lượng sản phẩm thu được theo thời gian chiết

Hình 3.8 Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng cắn vào thời gian chiết

Hình 3.8 Bột dừa cạn trước và sau khi tẩm NH3 25%

Hình 3.10.Bộ chiết soxhlet

Hình 3.11.Dịch chiết rễ dừa cạn trong CHCl3

Hình 3.12 Phổ đồ dịch chiết rễ dừa cạn hoa trắng

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát độ ẩm trong rễ dừa cạn hoa trắng

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát hàm lượng hữu cơ của rễ dừa cạn hoa trắng

Bảng 3.3 Hàm lượngmột số kim loại trong rễ dừa cạn hoa trắng

Bảng 3.4 Màu sắc dịch chiết trong các dung môi khác nhau

Bảng 3.5 Mật độ quang của các dịch chiết rễ dùa cạn

Bảng 3.6.Kết quả khảo sát tỉ lệ nguyên liệu-dung môi

Bảng 3.7 Kết quả khảo sát thời gian chiết tối ưu

Bảng 3.8 Một số thành phần hóa học trong dịch chiết rễ cây dừa cạn hoa trắng

Trang 9

MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài

Nước ta là một nước nhiệt đới với những điều kiện khí hậu thuận lợi vì vậy mà nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng, cùng với nền y học cổ truyền dân tộc có truyền thống lâu đời, nhân dân ta đã biết sử dụng các loài cây cỏ xung quanh làm nguồn dược liệu để chữa bệnh rất có hiệu quả Ngày nay, bên cạnh các loại thuốc tân dược thì các

loại dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên ngày càng được ưa chuộng

Trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về việc chiết

tách các hoạt chất trong cây cỏ phục vụ cho việc chữa bệnh Cây dừa cạn Catharanthus roseus G Don thuộc họ Trúc đào Apocynaceae là một trong những loại cây cảnh phổ biến

đồng thời cũng là một loại thảo dược dân gian để chữa các bệnh như: đi tiểu đỏ và ít, thông tiểu tiện, chữa tiêu hóa kém…Đặc biệt, trong cây dừa cạn có chứa một số ancaloit điều trị được bệnh ung thư như: vinblastine, vincristine và chữa cao huyết áp như ajmalicin, serpentin

Nhận thấy những ứng dụng quan trọng của cây dừa cạn đối với việc chữa bệnh, đặc biệt là căn bệnh ung thư cũng như làm rõ hơn thành phần hóa học của cây dừa cạn hoa

trắng.Với lý do trên, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần

hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng”

2 Mục đích nghiên cứu

- Xây dựng quy trình chiết tách và xác định thành phần hóa học, cấu trúc của các hợp chất trong rễ cây dừa cạn hoa trắng

3 Đối tượng nghiên cứu

- Rễ cây dừa cạn hoa trắng được lấy từ Điện Bàn- Quảng Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Nghiên cứu lí thuyết

- Thu thập, tổng hợp tài liệu từ các nguồn sách báo trong và ngoài nước

4.2 Nghiên cứu thực nghiệm

- Phương pháp lấy mẫu, thu hái và xử lí mẫu

- Phương pháp trọng lượng

Trang 10

- Phương pháp tro hoá mẫu

- Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)

- Khảo sát các điều kiện chiết thích hợp: thời gian chiết, tỉ lệ nguyên liệu – dung môi

- Phương pháp chiết nóng soxhlet với dung môi hữu cơ

- Phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS

- Phương pháp sắc kí khí -phổ khối liên hợp (GC-MS)

5 Nội dung nghiên cứu

- Xác định một số chỉ số như độ ẩm, hàm lượng hữu cơ, hàm lượng kim loại của nguyên liệu

- Định tính ancaloit trong rễ dừa cạn

- Khảo sát lựa chọn dung môi chiết và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết: thời gian, tỉ lệ rắn- lỏng

- Nghiên cứu thiết lập quy trình chiết tách các hoạt chất trong rễ cây dừa cạn hoa trắng

- Xác định thành phần hóa học, công thức cấu tạo của các hợp chất từ dịch chiết rễ dừa cạn hoa trắng theo quy trình đã nghiên cứu

6 Ý nghĩa của đề tài

Trang 11

- Năm 1979, Viện Quân Y 13- Quân khu 5 đã nghiên cứu sử dụng cây dừa cạn làm bài thuốc điều trị bệnh cao huyết áp và đã thử nghiệm thành công trên thỏ

- Xí nghiệp dược TW II đã chiết thành công vinblastin để chữa ung thư bạch cầu

- Năm 1964, Svoboda và công sự đã tách ra hơn 55 hợp chất khác nhau chia thành 2 nhóm là:

+ Ancaloit monomer có nhân indol hay indolinic

+ Ancaloit dimer không đối xứng là đặc thù của loài dừa cạn

Trang 12

Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu về cây dừa cạn

1.1.2 Phân loại khoa học

Giới (Kingdom) : Plante

Ngành (Division) : Magnoliophyta

Lớp (Class) : Magnoliopsida

Bộ (Ordo) : Gentianales

Họ (Familia) : Apocynaceae

Chi (Genus) : Catharanthus G.Don

Loài(Species) : Catharanthus roseus G.Don

1.1.3 Đặc điểm thực vật

Cây dừa cạn là cây thân thảo

sống lâu năm, mọc đứng, phân nhều

cành, cây cao 0,4-0,8m Thân hình

trụ có 4 khía dọc, có lông ngắn, thân

non màu xanh lục nhạt sau chuyển

sang màu hồng tím ,có bộ rễ rất phát

triển, thân gỗ ở phía gốc, mềm ở

phần trên Mọc thành bụi dày, có

Trang 13

Lá đơn nguyên, mọc đối chéo chữ thập, hình trứng, dầu hơi nhọn, dài 4-7 cm, rộng 2-3 cm, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt, có lông Cuống lá ngắn, dài 3-5 mm Gân lá hình lông chim lồi mặt dưới, 12-14 cặp gân phụ hơi lồi mặt dưới, cong hướng lên trên

Hình 1.2 Lá dừa cạn

Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5; cuống hoa dài 4-5 mm Lá đài 5, hơi dính nhau ở dưới, trên chia thành 5 thùy hình tam giác hẹp, có lông ở mặt ngoài, dài 3-4 mm Cánh hoa 5, dính Ống tràng màu xanh, cao 2-4 cm, hơi phình ở gần họng, mặt ngoài có 5 chấm lồi; 5 thùy có màu đỏ hay hồng tím, trắng, …ở mặt trên, mặt dưới màu trắng, dài 1,5-1,7 cm, miệng ống tràng có nhiều lông và có màu khác phiến (màu vàng hay đỏ nếu hoa trắng, màu đỏ sẫm hay vàng nếu hoa màu hồng tím) Tiền khai hoa vặn cùng chiều kim đồng hồ Nhị 5, rời, đính ở phần phình của ống tràng, xen kẽ cánh hoa, chỉ nhị ngắn

Trang 14

Hình 1.3.Dừa cạn hoa hồng Hình 1.4 Dừa cạn hoa trắng nhụy hồng

Hình 1.5 Dừa cạn hoa trắng Hình 1.6 Mặt dưới của hoa

Trang 15

Quả gồm 2 đại, dài 2-4cm, rộng 2-3mm, mọc thẳng đứng, hơi ngả sang hai bên, trên

vỏ có vạch dọc, đàu quả hơi tù, trong quả chứa 12-20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng, trên mặt hạt có các hột nổi, thành đường chạy dọc Mùa hoa quả gần như quanh năm

Hình 1.7 Quả dừa cạn Hình 1.8 Hạt dừa cạn

Rễ thường chỉ có một rễ cái và một chùm rễ phụ Rễ cái đâm thẳng xuống đất, có thể đạt chiều dài 35-40 cm, rễ phụ mọc thành chùm thưa, ngắn, phát triển theo chiều ngang Vùng vỏ rễ là nơi tập trung chủ yếu các ancaloit

1.1.4 Phân bố

Chi dừa cạn Catharanthus G.Don có nguồn gốc từ đảo Madagasca châu Phi Nhưng

nó đã mọc hoang dại và được trồng ở nhiều nước nhiệt đới như Ấn Ðộ, Indonesia, Philippine, châu Phi, châu Úc, Braxin Tại châu Âu và châu Mỹ ở những vùng nóng cũng trồng quanh năm, nhưng ở những vùng lạnh cây được trồng theo mùa vì không chịu được lạnh

Cây dừa cạn là loài cây chịu được các điều kiện khô hạn và thiếu chất dinh dưỡng nên nó khá phổ biến trong các khu vườn cận nhiệt đới cũng như trồng theo luống, trồng

Trang 16

thảm, trồng chậu hoặc giỏ treo với nhiều giống cây trồng đã được chọn lọc cho các giống cây có màu hoa khác nhau như: như trắng, tím, hồng, đỏ…

Trang 17

Tại Việt Nam, dừa cạn là cây hoang dại,có khi mọc gần như thuần loại trên các bãi cát dưới rừng phi lao, trảng cỏ cây bụi thấp, có khả năng chịu đựng điều kiện đất đai khô cằn của vùng cát ven biển Dừa cạn có vùng phân bố tự nhiên tương đối đặc trưng từ tỉnh Quảng Ninh đến Kiên Giang dọc theo vùng ven biển, tương đối tập trung ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên -Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định và Phú Yên Trước đây, dừa cạn chỉ được trồng làm cảnh, nhưng gần đây đã được trồng để thu hoạch lấy cây, lá và rễ để chế thuốc

Hình 1.10 Cây dừa cạn được trồng làm thuốc 1.1.5.Trồng trọt và thu hoạch

Dừa cạn là loại cây ưa sáng, ưa ẩm và có khả năng chịu được hạn Trong điều kiện trồng trọt, khi được cung cấp đầy đủ điều kiện cần thiết, cây sinh trưởng phát triển mạnh, khối lượng chất xanh thu được có thể cao gấp đôi cây mọc từ thiên nhiên Cây mọc từ hạt trong tự nhiên vào khoảng 40%, nếu được xử lý có thể tăng lên 90% Cây trồng từ hạt ra hoa sau 4-5 tháng Trong thời kì sinh trưởng mạnh, nếu bị cắt, cây tái sinh chồi khỏe

Trang 18

Nguồn dừa cạn mọc tự nhiên ở Việt Nam tương đối dồi dào Trước năm 1975, miền Bắc

đã từng xuất khẩu sang Đông Âu 1-3 tấn/năm Những năm gần đây, lượng xuất khẩu sang Pháp (khoảng trên 10 tấn/năm) thường xuyên hơn, nhưng chủ yếu là từ cây trồng tại Phú Yên

Vào năm 1970, Viện Dược Liệu đã tiến hành nghiên cứu kỹ thuật trồng dừa cạn trên quy mô sản xuất Cây được nhân giống bằng hạt, mỗi hecta cần gieo 500-700gr hạt trong vườn ươm Thời vụ gieo hạt vào tháng 9-10 hoặc tháng 1-2 Cần ngâm hạt 3-4 giờ, vớt ra

để ráo rồi gieo lên luống vườn ươm đã được chuẩn bị kỹ Sau đó phủ rơm rồi tưới nước Sau khoảng một tuần, hạt nảy mầm, cần tháo bỏ rơm rạ Khi cây có 3-4 đôi lá thật (khoảng 40-45 ngày sau khi gieo) đánh đi trồng Có thể gieo thẳng nhưng cách này tốn công chăm sóc

Dừa cạn ưa đất pha cát, đất phù sa, hơi chịu hạn nhưng chịu úng kém Đất cần làm

kỹ, lên luống cao 20cm, mặt luống rộng 50-60cm, dung 10-15 tấn phân chuồng hoai mục

và 120 -150 kg super lân để bón lót Trồng với khoảng cách 30 x 30cm, sau khi trồng cần tưới ngay để cây mau bén rễ Tưới thúc cho mỗi hecta 100-200 kg ure, tưới 2 lần, cách nhau 1 tháng Mặc dù cây chịu được hạn nhưng phải giữ đủ ẩm thường xuyên Chú ý thoát nước nhanh sau khi mưa lớn Khi mới trồng, cây thường bị sâu bám phá hoại Cần tỉa bớt cành cho đất thoáng

Sau khi trồng 3-4 tháng, cây cho thu hoạch, cành mang lá dài 10-15cm được cắt về phơi sấy khô Ở đất thoát nước và chăm bón tốt có thể thu hoạch nhiều lứa Trung bình 1 hecta thu được 1-1,2 tấn lá khô mỗi lứa Ta có thể thu rễ để chiết ajmalicin

Trang 19

Hình 1.11 Hình ảnh một số giống cây dừa cạn 1.1.6 Thành phần hóa học

Hiện nay người ta xác định hoạt chất của cây dừa cạn là những ancaloit có nhân indol có trong tất cả các bộ phận của cây, nhiều nhất trong rễ và lá Dừa cạn ở nước ta có

Trang 20

tỉ lệ ancaloit toàn phần là 0,1-0,2%, rễ chứa hoạt chất (0,7-2,4%) nhiều hơn trong thân (0,46%) và lá (0,37-1,15%) Các chất chủ yếu là: vinblastin, vincristin, tetrahydroalstonin, prinin, vindolin, vindolinin, ajmalicin

Từ dừa cạn, người ta còn chiết được các chất sau: axit pyrocatechic, axit ursolic (từ lá), cholin (từ rễ), sắc tố flavonoit và anthocyanic từ thân và lá dừa cạn hoa hồng

Những ancaloit trong dừa cạn được chia làm 2 nhóm :

- Nhóm ancaloit monomer có nhân indol hay indolinic như: ajmalicin, serpentin, alstonin, akuammin, lochnerin, catharanthin, reserpin và vindolin

- Nhóm ancaloit dimer, không đối xứng gần như đặc thù của loài dừa cạn như: vinblastin, vincristin, leurosin, leurosidin, rovidin Những ancaloit trong nhóm này đóng vai trò quan trọng nhất vì có tác dụng chống u nhưng hàm lượng của chúng chiếm một tỉ

lệ rất nhỏ trong tổng lượng ancaloit toàn phần trong cây dừa cạn.Vinblastine có ở lá với hàm lượng 0.013-0.063%, ở bộ phận trên mặt đất 0.0015%, ở rễ 0.23% Vincristine có hàm lượng thấp hơn 0.0003-0.0015%

1.1.7 Công dụng của cây dừa cạn

Theo kinh nghiệm dân gian ở Việt Nam và Trung Quốc, có nơi dùng thân và lá phơi khô sắc uống để thông tiểu tiện, chữa bệnh đi tiểu đỏ và ít, làm thuốc điều kinh, tẩy giun, chữa sốt, săn da, chữa bệnh ngoài da

Ở Nam Châu Phi, Ấn Độ, châu Úc, quần đảo Antilles người dân dùng trị bệnh đái tháo đường Có nơi dùng chữa tiêu hóa kém và lỵ

Chính nhờ thực nghiệm trên chuột mà các nhà khoa học Canada đã phát hiện tác dụng làm giảm bạch cầu của một số chất tách được từ dừa cạn và dẫn đến sự phát hiện ra chất vincaleucoblastin và 3 ancaloit khác cũng có tác dụng chống u là leurosin, leurocristin và leurosidin

Ngoài ra người ta còn phát hiện ra tác dụng tẩy giun khá mạnh, tác dụng lợi tiểu của catharanthin, vindolinin và vindolidin Những thí nghiệm dùng trên người bệnh được bắt đầu vào những năm 1960 ở Mỹ, Pháp và một số nước khác, tuy nhiên có nhiều ý kiến khác nhau Mặc dù vậy, vì hiện nay chưa có loại thuốc nào khác tốt hơn, nên như cầu về dừa cạn vẫn cứ tăng lên

Trang 21

1.1.8 Một số bài thuốc từ cây dừa cạn

* Tăng huyết áp: Lấy 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng và 20g lá dâu, sắc lấy nước, chia uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày Cách khác, lấy 6g hoa dừa cạn, 10g nụ hoa hoè (hoặc 10g cúc hoa), hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút Uống thay nước trà mỗi ngày

* Ung thư máu, viêm đại tràng: Lấy từ 15 – 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng, sắc, chia từ 2 – 3 lần uống trong ngày

* Mất ngủ: Lấy 20g thân lá dừa cạn khô sao vàng, 12g lá vông nem, 12g hạt muồng sao đen, sắc uống trước khi đi ngủ

* Rong kinh: Lấy từ 20 – 30g dừa cạn sao vàng (toàn cây có cả hoa và rễ), sắc lấy nước, uống liên tục từ 3 – 5 ngày

* Chữa bỏng nước sôi: Lá dừa cạn tươi lượng vừa đủ, giã nát, nhuyễn với chút gạo, đắp lên vết thương bỏng

* Chữa bạch cầu cấp: Thân lá dừa cạn phơi khô, sao vàng 15g Sắc uống mỗi ngày trong 1 tháng sẽ có kết quả

* Trị bệnh bạch cầu lymphô cấp: Dùng 15g dừa cạn sắc nước uống.Y học đã chiết được vinblastin từ lá dừa cạn và dưới dạng thuốc tiêm vinblastin sulfat để chữa bệnh này

* Điều trị zôna: Dừa cạn (sao vàng hạ thổ) 16g, thổ linh 16g, bạch linh 10g, kinh giới 12g, chi tử 10g, nam tục đoạn 16g, cam thảo đất 16g, hạ khô thảo 16g Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần Thuốc đắp: lá dừa cạn, lá cây hòe Hai thứ lượng bằng nhau, giã nhỏ đắp lên các tổn thương, băng lại Tác dụng: làm giảm đau nhức

* Điều trị lị trực trùng: Đi ngoài nhiều lần, bụng đau từng cơn, phân có chất nhầy, có máu mũi, sút cân nhanh Bài thuốc: dừa cạn (sao vàng hạ thổ) 20g, cỏ sữa 20g, cỏ mực 20g, chi tử 10g, lá khổ sâm 20g, hoàng liên 10g, rau má 20g, đinh lăng 20g Đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát, chia 3 lần uống trong ngày

* U xơ tuyến tiền liệt: Dừa cạn 12g, huyền sâm 12g, xuyên sơn 10g, chè khô 12g, trinh nữ hoàng cung 5g, cát căn 16g, bối mẫu 10g, đinh lăng 16g Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần

Trang 22

1.2.2 Phân loại

Các nhóm Ancaloit hiện nay gồm có:

Nhóm pyridin: piperin, coniin, trigonellin, arecaidin, guvacin, pilocarpin, cytisin,

nicotin, spartein, pelletierin

Nhóm pyrrolidin: hygrin, cuscohygrin, nicotin

Nhóm tropan: atropin, cocain, ecgonin, scopolamin

Nhóm quinolin: quinin, quinidin, dihydroquinin, dihydroquinidin, strychnin,

brucin, veratrin, cevadin

Nhóm isoquinolin: Các alkaloid gốc thuốc phiện như : morphin, codein, thebain,

papaverin, narcotin, sanguinarin, narcein, hydrastin, berberin

Nhóm phenethylamin: mescalin, ephedrin, dopamin, amphetamin

Nhóm indol:

- Các tryptamin: DMT, N-metyltryptamin, psilocybin, serotonin

- Các ergolin: Các ancaloit từ ngũ cốc/cỏ như ergin, ergotamin, acid lysergic

- Các beta-cacbolin: harmin, harmalin, yohimbin, reserpin, emetin

- Các alkaloid từ chi Ba gạc (Rauwolfia): reserpin

Nhóm purin: Các xanthin ( caffein, theobromin, theophyllin)

Nhóm terpenoit:

- Các ancaloit aconit: aconitin

- Các steroit: solanin, samandari (các hợp chất amoni bậc bốn): muscarin, cholin, neurin

Trang 23

- Các vinca ancaloit: Vinblastin, vincristin…

1.2.3 Tính chất của các alkaloid

1.2.3.1 Tính chất vật lý

- Phân tử lượng: khoảng 100-900

- Các ancaloit không chứa các nguyên tử ôxy trong cấu trúc thông thường là chất lỏng ở điều kiện nhiệt độ phòng (ví dụ nicotin, spartein, coniin)

- Các ancaloit với các nguyên tử ôxy trong cấu trúc nói chung là các chất rắn kết tinh

ở điều kiện nhiệt độ phòng (ví dụ: berberin)

- Hầu hết ancaloit base gần như không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ như CHCl3, eter, các alcol mạch carbon ngắn

- Một số ancaloit do có thêm nhóm phân cực như –OH, nên tan được một phần trong nước hoặc trong kiềm (Morphin, Cephalin)

- Ngược lại với base, các muối ancaloit nói chung tan được trong nước và alcol, hầu như không tan trong dung môi hữu cơ

- Có một số ngoại lệ như Ephedrin, Colchixin, Ecgovonin các base của chúng tan được trong nước, đồng thời cũng khá tan trong dung môi hữu cơ, còn các muối của chúng thì ngược lại

- Ancaloit có N bậc 4 và N- oxid khác tan trong nước và trong kiềm, rất ít tan trong dung môi hữu cơ

- Các muối của chúng có độ tan khác nhau tùy thuộc vào gốc acid tạo ra chúng

1.2.3.2 Tính chất hóa học

- Ancaloit là các base yếu, đa số làm xanh giấy quỳ tím

- Với acid thường tạo muối tan trong nước và kết tinh

- Tính kiềm phụ thuộc vào khả năng sẵn có của các cặp điện tử đơn độc trên nguyên

Trang 24

- Ngoài tính base, các ancaloit có phản ứng tương tự nhau như đối với một thuốc thử, gọi tên chung là các thuốc thử ancaloit

1.3 Phương pháp phân tích trọng lượng

1.3.1 Bản chất của phương pháp

Phương pháp phân tích trọng lượng là phương pháp phân tích định lượng dựa vào kết quả cân khối lượng sản phẩm hình thành sau phản ứng kết tủa bằng phương pháp hóa học hay vật lý Do chất phân tích chiếm một tỉ lệ xác định trong sản phẩm đem cân nên dựa vào khối lượng của sản phẩm đem cân ta dễ dàng suy ra lượng chất cần phân tích trong đối tượng phân tích

1.3.2 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phân tích trọng lượng

1.3.2.1 Ưu điểm

Phương pháp phân tích trọng lượng cho phép ta xác định được hàm lượng của các cấu tử riêng biệt với độ chính xác cao Phương pháp này được dùng để xác định nhiều kim loại (các cation) và phi kim (các anion), thành phần của hợp kim, của quặng silicat…Bằng phương pháp phân tích trọng lượng, người ta đạt được kết quả với độ chính xác tới 0,01-0,005%, vượt xa đọ chính xác của các phương pháp chuẩn độ

1.3.2.2 Nhược điểm

Nhược điểm chủ yếu của phương pháp này là thời gian xác định kéo dài Vì vậy mà hiện nay người ta thay thế bằng các phương pháp phân tích hóa học và hóa lý hiện đại, nhanh chóng hơn

1.4 Phương pháp chiết soxhlet

1.4.1 Nguyên tắc

Chiết soxhlet là một kiểu chiết liên tục được thực hiện nhờ cấu tạo đặc biệt của dụng

cụ chiết Kiểu chiết này cũng như là kiểu chiết lỏng-lỏng nên về bản chất của quá trình chiết là tuân theo định luật phân bố chất trong hai pha không trộn lẫn vào nhau Trong đó pha rắn nằm trong mẫu sẽ được hòa tan bởi pha lỏng gọi là dung môi

1.4.2.Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chiết soxhlet

1.4.2.1 Ưu điểm

Trang 25

- Phương pháp này tiết kiệm được dung môi và hiệu quả tương đối cao, không tốn công lọc và châm dung môi mới

- Chiết được triệt để các chất cần quan tâm trong nguyên liệu vì nguyên liệu luôn được ngấm và được chiết liên tục trong dung môi chiết

1.5.1 Phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS

* Nguyên tắc của phương pháp

Phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS là phương pháp phân tích dựa trên việc đo

độ hấp thụ bức xạ đơn sắc của dung dịch nghiên cứu ở bước sóng xác định trong vùng tử ngoại - khả kiến

Cơ sở lý thuyết của phương pháp là định luật Lamber- Beer và được biểu diễn bằng phương trình sau:

A = lg 1/T = lg I0/I = .C.l Trong đó:

 : hệ số tắt phân tử

T : độ truyền qua

l : chiều dày lớp dung dịch

I0 : cường độ ánh sáng đơn sắc tới

I : cường độ ánh sáng sau khi truyền qua dung dịch

C : nồng độ của chất tan trong dung dịch

Ngày đăng: 14/06/2014, 17:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Tất Lợi, 2004, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
2.Viện dược liệu, 2004. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1. Nhà xuất bản khoa học & kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học & kỹ thuật Hà Nội
3. Lê Xuân Văn, GS.TS Đào Hùng Cường, Nghiên cứu chiết tách Alkaloid của rễ cây dừa cạn hoa hồng tại Bình Định, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng- Số 2(43).2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chiết tách Alkaloid của rễ cây dừa cạn hoa hồng tại Bình Định
4. Lê Thị Mùi, Bài giảng phân tích công cụ, Đại học Đà Nẵng, trường Đại học Sư phạm, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng phân tích công cụ
6. Pahwa, D., 2008. Catharanthus alkaloids. B.Pharm Punjab University Chandigarh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Catharanthus alkaloids
7. Fattorusso, E., Taglialatela, O., 2008. Modern alkaloids: structure, isolation, synthesis and biology. Wiley-VCH, Weinheim, Germany Sách, tạp chí
Tiêu đề: Modern alkaloids: structure, isolation, synthesis and biology
8. Guggisberg, A., Hesse, M., . Alkaloids. The University of Zurich Trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Alkaloids
5. Phạm Luân ,2005, Phương pháp phân tích phổ nguyên tử. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.Tiếng Anh Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.7. Quả dừa cạn  Hình 1.8. Hạt dừa cạn - nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
Hình 1.7. Quả dừa cạn Hình 1.8. Hạt dừa cạn (Trang 15)
Hình 1.10. Cây dừa cạn được trồng làm thuốc  1.1.5.Trồng trọt và thu hoạch - nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
Hình 1.10. Cây dừa cạn được trồng làm thuốc 1.1.5.Trồng trọt và thu hoạch (Trang 17)
Hình 1.11. Hình ảnh một số giống cây dừa cạn  1.1.6. Thành phần hóa học - nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
Hình 1.11. Hình ảnh một số giống cây dừa cạn 1.1.6. Thành phần hóa học (Trang 19)
2.1. Sơ đồ nghiên cứu - nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
2.1. Sơ đồ nghiên cứu (Trang 27)
Hình 2.1. Cây dừa cạn hoa trắng - nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
Hình 2.1. Cây dừa cạn hoa trắng (Trang 28)
Hình 2.2.Rễ dừa cạn hoa trắng   Hình 2.3. Bột dừa cạn hoa trắng - nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
Hình 2.2. Rễ dừa cạn hoa trắng Hình 2.3. Bột dừa cạn hoa trắng (Trang 29)
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát độ ẩm trong rễ dừa cạn hoa trắng - nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát độ ẩm trong rễ dừa cạn hoa trắng (Trang 34)
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát hàm lượng hữu cơ của  rễ dừa cạn hoa trắng - nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát hàm lượng hữu cơ của rễ dừa cạn hoa trắng (Trang 35)
Bảng 3.3. Hàm lượng một số  kim loại trong rễ dừa cạn hoa trắng - nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
Bảng 3.3. Hàm lượng một số kim loại trong rễ dừa cạn hoa trắng (Trang 36)
Hình 3.3. Kết quả  thử dịch chiết với thuốc thử ancaloit - nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
Hình 3.3. Kết quả thử dịch chiết với thuốc thử ancaloit (Trang 37)
Hình 3.4. Dịch chiết rễ dừa cạn trong các dung môi khác nhau - nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
Hình 3.4. Dịch chiết rễ dừa cạn trong các dung môi khác nhau (Trang 38)
Bảng 3.4. Màu sắc dịch chiết trong các dung môi khác nhau - nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
Bảng 3.4. Màu sắc dịch chiết trong các dung môi khác nhau (Trang 38)
Bảng 3.5 .Mật độ quang của các dịch chiết rễ dừa cạn - nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
Bảng 3.5 Mật độ quang của các dịch chiết rễ dừa cạn (Trang 39)
Bảng 3.6.Kết quả khảo sát tỉ lệ nguyên liệu-dung môi - nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát tỉ lệ nguyên liệu-dung môi (Trang 40)
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng cắn vào tỉ lệ rắn- lỏng khác  nhau - nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng cắn vào tỉ lệ rắn- lỏng khác nhau (Trang 41)
Hình 3.7.Khối lượng sản phẩm thu được theo thời gian chiết - nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
Hình 3.7. Khối lượng sản phẩm thu được theo thời gian chiết (Trang 42)
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát thời gian chiết tối ưu - nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát thời gian chiết tối ưu (Trang 42)
Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc  khối lượng cắn vào thời gian chiết - nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng cắn vào thời gian chiết (Trang 43)
Hình 3.9. Bột dừa cạn trước và sau khi tẩm NH 3  25% - nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
Hình 3.9. Bột dừa cạn trước và sau khi tẩm NH 3 25% (Trang 44)
Hình 3.12. Phổ đồ của dịch chiết rễ dừa cạn hoa trắng - nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
Hình 3.12. Phổ đồ của dịch chiết rễ dừa cạn hoa trắng (Trang 45)
Bảng 3.8. Một số thành phần hóa học trong dịch chiết rễ cây dừa cạn hoa trắng - nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong rễ của cây dừa cạn hoa trắng
Bảng 3.8. Một số thành phần hóa học trong dịch chiết rễ cây dừa cạn hoa trắng (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w