1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc

48 1,8K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

-1- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA HÓA    Nghiên cứu chiết tách xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC SVTH: Huỳnh Thị Mai Anh GVHD: Th.S Trần Đức Mạnh -2- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong đời sống hiện nay, việc dùng các loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên ngày càng được ưa chuộng các công trình nghiên cứu về chúng cũng không ngừng phát triển. Qua các công trình nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc thực vật sẽ ít gây ra các tác dụng phụ hơn do vậy, các loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Hơn nữa, nước ta là một nước nhiệt đới ẩm, do đó có nguồn động thực vật vô cùng phong phú là nền tảng quan trọng cho việc nghiên cứu, tìm hiểu đưa các tài nguyên đó vào sử dụng một cách tối ưu nhất. Gấc là một giống cây trồng của vùng nhiệt đới nên rất phổ biến ở nước ta. Gấc gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam bởi nó là một loại thực phẩm quen thuộc dùng để chế biến món xôi gấc. Không những thế, gấc còn là một nguyên liệu quí có rất nhiều công dụng chữa bệnh đã được ông cha ta đúc kết qua nhiều bài thuốc dân gian được lưu truyền đến ngày hôm nay. Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong nước trên thế giới của các nhà khoa học về gấc lại càng góp phần khẳng định những công dụng lớn lao của gấc đối với đời sống y học. Trong cây gấc, bộ phận được xem là có nhiều công dụng trong y học nhất chính là hạt gấc. Hạt gấc còn được các thầy thuốc ví như mật gấu được gọi bằng cái tên “mật gấu treo”. Thật vậy, có tác dụng tốt ngang mật gấu, hạt gấc có thể chữa được rất nhiều bệnh như: chữa sưng, đau khớp; trị chứng tụ máu trong trường hợp ngã, bị thương; chữa viêm tuyến vú, sưng tấy; trị mụn nhọt, ghẻ lở… Ở nước ta, vùng trong nhiều gấc nhất là vùng Bắc Bộ, còn lại hầu hết trên cả nước nơi nào cũng có thể trồng được gấc nhờ đặc tính dễ phát triển của nó. Tuy vậy, tất cả tiềm năng của gấc vẫn chưa được nhân dân ta khai thác triệt để, nhiều người dân vẫn chỉ sử dụng gấc như một loại thực phẩm mà không hề tận dụng hết các công dụng chữa bệnh hữu ích của phần hạt gấc. -3- Để góp phần vào nguồn tài liệu về cây gấc phục vụ nghiên cứu khoa học đồng thời mở rộng kiến thức về gấc nói chung hạt gấc nói riêng, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu chiết tách xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc” 2. Mục đích nghiên cứu: - Xác định một số chỉ tiêu hóacủa nhân hạt gấc. - Khảo sát một số điều kiện chiết tách thích hợp. - Xác định thành phần hóa học, công thức cấu tạo của một số cấu tử chính trong dịch chiết nhân hạt gấc. 3. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu: a. Đối tƣợng nghiên cứu: - Nhân hạt gấc lấy từ quả gấc b. Phạm vi nghiên cứu: - Quả gấc trồng thu hoạch tại thành phố Đà Nẵng 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: a. Nghiên cứu lý thuyết: - Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong ngoài nước có liên quan đến đề tài. - Trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia, thầy cô giáo đồng nghiệp. b. Phƣơng pháp thực nghiệm: - Phương pháp hóa học xác định một số chỉ số hóacủa nguyên liệu. - Phương pháp vật lý: quang phổ hấp thụ phân tử để khảo sát điều kiện chiết, sắc ký khí ghép khối phổ GC – MS xác định một số cấu tử chính trong dịch chiết. 5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài: a. Ý nghĩa khoa học: - Cung cấp những thông tin khoa học về điều kiện chiết tách, xác định thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc ở Đà Nẵng. -4- - Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này. b. Ý nghĩa thực tiễn: - Nhằm giúp cho việc ứng dụng hạt gấc ở phạm vi rộng một cách khoa học hơn trong vấn đề chăm sóc sức khỏe. - Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm dân gian về ứng dụng của hạt gấc. - Tổng hợp kiến thức về hợp chất thiên nhiên phục vụ cho công tác sau này. 6. Cấu trúc đề tài: - Đề tài gồm trang, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì phần nội dung đề tài gồm các chương sau: Chương 1: Tổng quan tài liệu, gồm 21 trang Chương 2: Đối tượng phương pháp nghiên cứu, gồm 04 trang Chương 3: Kết quả nghiên cứu thảo luận, gồm 20 trang -5- CHƢƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về Gấc: 1.1.1. Tên gọi phân loại khoa học của cây Gấc: Gấc có danh pháp hai phần là Momordica cochinchinensis. Gấc là một loài thực vật dây leo thuộc Loài M. cochinchinensis, Chi Mướp đắng (Momordica), Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae), Bộ Bầu bí (Cucurbitales). 1.1.1.1. Giới thiệu về Bộ Bầu bí (Cucurbitales): Bộ Bầu bí là bộ thực vật có hoa, nằm trong nhánh hoa Hồng (rosids) của thực vật hai lá mầm thật sự. Bộ này chủ yếu có mặt tại khu vực nhiệt đới, với một lượng rất hữu hạn tại khu vực cận nhiệt đới ôn đới. Bộ này có một số ít các loại cây bụi hay cây thân gỗ còn chủ yếu là cây thân thảo hay dây leo. Một trong các đặc trưng đáng chú ý của bộ Cucurbitales là sự có mặt của hoa đơn tính, phần lớn là 5 cánh, với các cánh hoa nhọn dày. Thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, nhưng cũng có thể nhờ gió. Bộ này có khoảng 2.300 loài trong 7 họ 129 chi. Các họ lớn nhất là Begoniaceae với 1.400 loài trong 2-3 chi họ Cucurbitaceae với 825-845 loài trong 118 chi. Các họ lớn của bộ Cucurbitales chứa một số loài có tầm quan trọng kinh tế. Đặc biệt, họ Cucurbitaceae chứa một số loài được biết đến nhiều như bầu (Lagenaria siceraria), bí ngô (chi Cucurbita), mướp (chi Luffa), dưa hấu (Citrullus vulgaris), dưa vàng (Cucumis melo) dưa chuột (Cucumis sativus). Họ Begoniaceae (thu hải đường) được biết đến vì có trên 130 loài được trồng làm cảnh. -6- 1.1.1.2. Giới thiệu về Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae): Họ bầu bí là một họ thực vật bao gồm dưa hấu, dưa chuột, bí đao, bầu, bí ngô, mướp, mướp đắng. Nó là một trong những họ quan trọng nhất trong việc cung cấp thực phẩm trên thế giới. Phần lớn các loài trong họ này là các loại dây leo sống một năm với hoa khá lớn sặc sỡ. Phần lớn các loài trong họ rất dễ bị tổn thương trước ấu trùng của một số loài nhậy (một loài bướm đêm). 1.1.1.3. Giới thiệu về Chi Mƣớp đắng (Momordica): Chi Mướp đắng là một chi của khoảng 80 loài cây thân thảo dạng dây leo sống một năm hay lâu năm, thuộc về họ Bầu bí (Cucurbitaceae), có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Phi miền nam châu Á. Một số loài trong chi Mướp đắng được trồng để làm cây cảnh hay lấy quả có nhiều cùi thịt, quả có dạng tròn, thuôn dài hay hình trụ, có màu từ da cam tới đỏ khi chín, có gai hay bướu ở lớp vỏ. 1.1.2. Các đặc điểm sinh thái của cây Gấc: Gấc là loài cây thân thảo dây leo, mỗi năm lụi một lần, nhưng lại đâm chồi từ gốc cũ lên vào mùa xuân năm sau. Đây là một loại cây đơn tính khác gốc, tức là có cây cái cây đực riêng biệt. Cây gấc leo khỏe, chiều dài có thể mọc đến 15 mét. Thân dây có tiết diện góc. Lá gấc nhẵn, thùy hình chân vịt phân ra từ 3 đến 5 dẻ, dài 8-18 cm. Hình 1.1. Hình ảnh cây gấc -7- Hoa có hai loại: hoa cái hoa đực. Cả hai có cánh hoa sắc vàng nhạt. Quả hình tròn, màu xanh lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ cam, đường kính khoảng 15–20 cm, vỏ gấc có gai rậm. Trong quả gấc thường có sáu múi, thịt gấc màu đỏ cam, hạt gấc màu nâu thẫm, hình dẹp có lớp vỏ cứng, mép có răng cưa, trong hạtnhân trắng chứa nhiều dầu. Gấc trổ hoa mùa hè sang mùa thu, đến mùa đông mới chín. Mỗi năm gấc chỉ thu hoạch được một mùa tương đối ngắn (vào khoảng tháng 12 đến tháng 1). 1.1.3. Công dụng của Gấc: 1.1.3.1. Công dụng của Gấc trong đời sống: Tại Việt Nam, thịt gấc được sử dụng chủ yếu để nhuộm màu các loại xôi, gọi là xôi gấc. Vì sắc đỏ nên xôi gấc được chuộng trong những việc khao vọng, đình đám trong các dịp lễ tết hay cưới hỏi. Người ta dùng áo hạt (màng hạt) hạt của nó đánh với một ít rượu để trộn lẫn với gạo nếp sau đó đem thổi thành xôi, giúp cho món xôi có màu đỏ thay đổi hương vị. Lá gấc non thái chỉ còn được dùng như một loại gia vị không thể thiếu trong món củ niễng (còn gọi là lúa miêu - một loài cỏ sống lâu năm thuộc họ Hòa thảo) xào rươi (trong dân gian còn được gọi là rồng đất thuộc một họ giun nhiều tơ), một món ăn đặc biệt ở miền Bắc. Gần đây, quả gấc đã bắt đầu được tiếp thị ra ngoài khu vực châu Á trong dạng nước ép trái cây bổ dưỡng do nó có chứa hàm lượng tương đối cao các chất dinh dưỡng thực vật. 1.1.3.2. Công dụng của Gấc trong Y học: Cơm gấc chứa chất dầu màu đỏ của lycopene được gọi là dầu gấc với thành phần chủ yếu là β - Carotene (tiền sinh tố A) khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A. β - Carotene là một chất có khả năng chống oxy hoá rất cao. Do đó, nó có tác dụng -8- chống lại sự lão hoá các bệnh lý ở phổi, tim, mạch máu, thần kinh do tiến trình ô- xy hoá gây ra. Vitamin A góp phần rất lớn để tạo ra sức đề kháng tự nhiên của da, niêm mạc, giúp sáng mắt, phòng ngừa các mệnh về mắt như: nhức mỏi mắt, khô mắt, quáng hà đục thuỷ tinh thể. Ngoài ra, Vitamin A còn giúp phòng chống nhiễm trùng, khô mắt, mù mắt, khô da, loét miệng, bảo vệ cơ thể Đặc biệt, vitamin A là chất chống lão hoá ung thư. Trong dầu gấc hàm lượng Lycopen, β - Carotene, Alphatocopherol…cao gấp 68 lần cà chua. Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc còn chứa rất nhiều vitamin E chất chống oxi hóa, chống lão hóa tế bào. Các chất thiên nhiên này góp phần giữ gìn sự thanh xuân, chống sạm da, khô da, rụng tóc Có thể dùng dầu gấc như một loại thuốc bồi dưỡng cơ thể (cho trẻ em hoặc phụ nữ đang cho con bú) bổ sung Vitamin A chữa bệnh khô mắt. Dầu gấc cũng dùng để bôi lên vết thương, vết bỏng, giúp chóng lên da non liền sẹo. Nhân hạt chứa chất dầu màu vàng nhạt, các chất dinh dưỡng như béo, đạm, đường, tannin, chất xơ (cenllulose) các men phosphtase, peroxidase, invetase thường được dùng trị mụn nhọt sưng tấy, lở loét, tắc tia sữa, chấn thương ứ huyết… Dầu gấc giúp hạ cholesterol lipid máu, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến. Mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tốt cho tim, người bị mắc bệnh tiểu đường. Chống các bệnh tim mạch, góp phần chống tai biến, tăng cường tuổi thọ. Ngoài ra nó còn có tác dụng phòng chữa những thương tổn trong cấu trúc ADN với những trường hợp bị nhiễm tia xạ, nhiễm chất độc dioxin. Bệnh nhân ung thư sau điều trị phẫu thuật, tia xạ, hóa chất, corticoid… dùng dầu gấc giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng ngăn chặn các nguy cơ gây ung thư. -9- Dầu gấc hỗ trợ phòng chữa viêm gan, xơ gan những thương tổn tiền ung thư đặc biệt xơ gan có HbsAg(+) nồng độ AFP cao đe doạ trở thành ung thư gan nguyên phát.  Trong Đông y:  Hạt gấc: có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc nên chỉ dùng ngoài da, dùng chữa các chứng bệnh ung thũng, mụn nhọt độc, tràng nhạt, eczema, viêm da thần kinh, trĩ, phụ nữ sưng vú. Nhân dân ta còn dùng để đắp chữa chai bàn chân.  Hạt gấc mài với nước, với giấm hoặc giã nát trộn với rượu hoặc giấm để bôi ngoài do giúp lành sẹo.  Rễ gấc: Sao vàng, tán mỏng, dùng uống chữa tê thấp sưng chân gọi là Phòng kỷ nam.  Lá gấc: Viện Đông y dùng lá gấc với tầm gửi đắp ngoài da làm thuốc tiêu sưng tấy. 1.1.3.3. Công dụng của Gấc trong việc làm đẹp: Y học dân gian từ lâu đã coi nghệ dầu gấc là những thành phần chữa được nhiều bệnh đặc biệt tốt cho sức khỏe sắc đẹp của phụ nữ. Curcumin là chất tiêu biểu nhất cho thế hệ các chất phòng chống ung thư mới hiệu lực, an toàn, không gây tác dụng phụ. Curcumin có khả năng loại bỏ các gốc tự do các men gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày cũng như do các loại sốc thần kinh, thể lực… tạo nên. Curcumin có tác dụng xóa bỏ tàn nhang, ngăn ngừa các nếp nhăn, làm cho da dẻ hồng hào, mịn màng, chống rụng tóc, giúp mau chóng mọc tóc, ngăn ngừa béo phì, điều hòa huyết áp. Bên cạnh tinh chất Curcumin được coi là quý giá còn có β-Caroten chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hai loại củ, quả này rất gần gũi sẵn có tại Việt Nam. Gần đây các nhà nghiên cứu thực phẩm thế hệ mới đã áp dụng công nghệ hiện đại, kết hợp hai thành phần Curcumin β-Caroten với hàm lượng hợp lý tạo thành mỹ phẩm làm đẹp nội sinh -10- Cuminbeauty. Loại thực phẩm chức năng này chủ yếu giúp cho quá trình chuyển hóa chất bên trong các tế bào làm đẹp làn da, mái tóc từ bên trong cơ thể. Hai tinh chất này không chỉ giúp làm đẹp mà còn tăng cường sức khỏe.  Phương pháp làm đẹp nội sinh mới: Khác biệt với phương pháp làm đẹp từ bên ngoài bằng kem thoa dưỡng ẩm da hay dưỡng tóc. Mỹ phẩm nội sinh được sử dụng theo cách uống bổ sung sau bữa ăn hàng ngày. Một đòi hỏi khắt khe là những loại chế phẩm làm đẹp nội sinh này phải chứa nguồn gốc thành phần 100% thiên nhiên, đảm bảo an toàn không gây tác dụng phụ. Việc bổ trợ các viên nang chứa Curcumin β-Caroten sử dụng qua đường uống, giúp cho quá trình chuyển hoá tích cực bên trong cơ thể ở phụ nữ sau 30 tuổi. Tinh chất quý giá chứa trong hai loại thực vật nhiệt đới này nếu được bổ sung thường xuyên thì ngoài việc làm đẹp da tóc, các thành phần Curcumin β-Caroten kết hợp với lượng vừa đủ có khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống bệnh tật hiệu quả như giải độc bảo vệ gan. Đặc biệt là phòng chống ung thư vú ung thư tử cung có nguy cơ cao ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 45. Đây sẽ là thế hệ thực phẩm tương lai dành cho phụ nữ hiện đại không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà phụ nữ ở trên khắp thế giới đều ưa thích bởi nó có tác dụng bổ trợ tích cực đối với việc làm đẹp sức khỏe. Thực phẩm thế hệ mới từ hai loại cây quả này giúp cho người phụ nữ luôn tràn đầy sức sống, có được vẻ thanh xuân của làn da mái tóc cả khi đã bước vào tuổi trung niên. 1.1.4. Vài nét về Gấc tại Việt Nam: Theo một số nghiên cứu, trái gấc ở miền Bắc Việt Nam có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao nhất. Màu da cam đỏ sáng của gấc cho thấy sự tập trung cao các chất chống oxy hoá mạnh, đặc biệt là β-Caroten Lycopen. [...]... để dễ tách lớp vỏ hạt cứng, màu đen bên ngoài  Tách vỏ cứng bên ngoài hạt gấc để lấy phần nhân hạt gấc ở trong có một lớp màng mỏng màu xanh lục nhân hạt màu trắng  Giã nát hạt gấc để tiến hành các nghiên cứu Hình 3.4 Nhân hạt gấc Hình 3.5 Nhân hạt gấc giã nhỏ -31- 3.2 Xác định một số chỉ số vật lí: 3.2.1 Xác định độ ẩm: Cân khoảng 5g nhân hạt gấc đã xử lý cho vào cốc sứ đã được sấy khô biết... xoay nhẹ quả gấc là quả đã rời cành  Gấc được rửa sạch lớp vỏ bên ngoài rồi tiến hành bổ ngang quả gấc để thu hạt gấc màng hạt Hình 3.1 Quả gấc được bổ ngang Hạt gấc:  Dùng tay tách phần màng hạt gấc ra khỏi hạt gấc để lấy phần hạt gấc có màu đen sử dụng cho quá trình nghiên cứu -30- Hình 3.2 Hạt gấc đã tách màng đỏ Hình 3.3 Hạt gấc sau khi phơi nắng  Sau khi được tách màng đem hạt gấc đi rửa... lý để khảo sát các yếu tố sau:  Đo phổ UV-VIS để khảo sát chọn dung môi chiết  Đo phổ GC - MS để định danh các chất hóa học có trong dịch chiết nhân hạt gấc -27- 2.3 Quy trình nghiên cứu: -28-  Thuyết minh quy trình chiết: Hạt gấc sau khi được tách bỏ lớp màng đỏ bên ngoài đem rửa sạch rồi phơi dưới nắng nhẹ Sau đó, ta đem tách bỏ lớp vỏ cứng màu đen bên ngoài chỉ lấy phần nhân hạt gấc bên trong... tài lộc nên rất được các gia đình truyền thống Hà Nội ưa dùng vào ngày Tết 1.1.5 Các công trình nghiên cứu về gấc trên thế giới tại Việt Nam:  Công trình nghiên cứu về gấc trên thế giới: Sau khi đã nghiên cứu tác dụng tuyệt vời của trái gấc với những bệnh rối loạn về mắt, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu tiếp tác dụng kỳ diệu của trái gấc với bệnh ung thư -12- Các nhà khoa học khám phá ra những... 1 ngụm rượu ngâm hạt gấc vào miệng, ngậm 30 phút sáng chiều Không được nuốt vì hạt gấc có độc  Lưu ý: Mới đây, khoa dược đại học Y dược TP.HCM đã có một nghiên cứu khoa học về thành phần dược tính của cao lỏng hạt gấc, trong đó xác định độc tính cấp LD50 (liều dùng hạt gấc khi cho chuột uống sẽ làm 50% bị chết), rất quan trọng để người bệnh thầy thuốc lưu tâm khi sử dụng hạt gấc làm thuốc Theo... bảo vệ của Lycopen, đặc biệt đáng kể đối với những bệnh ung thư tuyến tiền liệt dạ dày -13-  Công trình nghiên cứu ứng dụng gấc tại Việt Nam: Tại Việt Nam, công trình nghiên cứu lớn thành công nhất về gấc là công trình nghiên cứu của bác sĩ Nguyễn Công Suất Bác sĩ Nguyễn Công Suất có thời gian dài nghiên cứu dầu gấc cùng với các giáo sư, bác sĩ trong nước quốc tế Ông đã sản xuất thành. .. trình sấy Dựa vào kết quả thu được, ta tính khối lượng nhân hạt gấc trước sau khi sấy rồi từ đó tính ra khối lượng nước đã bay hơi Ta xác định độ ẩm nhân hạt gấc dựa vào công thức sau: ω= 100 Trong đó, ω: độ ẩm (%) m0: khối lượng của nhân hạt gấc trước khi sấy m1: khối lượng của nhân hạt gấc sau khi sấy Công thức tính độ ẩm trung bình: 5 TB (%)    (%) 1 5 Trong đó, ω (%): Độ ẩm của mỗi mẫu ωTB... xanh lục Nhân hạt gấc được giã nhỏ rồi gói lại bằng giấy lọc hoặc vải mỏng (không được gói quá chặt sẽ làm dung môi không thấm hết vào bên trong, các chất sẽ không được chiết hết; không được gói quá lỏng sẽ khiến bột nhân hạt gấc bị rơi ra ngoài trong quá trình chiết) Tiếp đó, ta cho túi chứa nhân hạt gấc vào soxhlet tiến hành chiết trên bếp cách thủy với dung môi thích hợp để thu dịch chiết Sau... phép xác định chính xác phân tử lượng mà căn cứ vào các mảnh tạo thành, ta cũng suy đán được cấu trúc phân tử Xác định mảnh tạo thành phụ thuộc vào cường độ liên kết tương ứng trong phân tử cũng vào như khả năng bền hóa các mảnh tạo thành nhờ các hiệu ứng khác nhau Các mảnh có độ bền lớn sẽ ưu tiên tạo thành, các liên kết yếu nhất dễ bị đứt nhất Những mảnh có khối lượng đặc trưng gọi là mảnh chìa khóa,... sát độ ẩm của nhân hạt gấc được trình bày qua bảng 3.1 -32- Bảng 3.1 Kết quả khảo sát độ ẩm của nhân hạt gấc STT m0 m1 ω (%) 1 5,006 4,598 8,2 2 5,014 4,604 8,2 3 5,011 4,613 ωtb (%) 7,9 8,08 4 5,009 4,601 8,1 5 5,013 4,611 8,0 Từ bảng 3.1 cho thấy độ ẩm trung bình của nhân hạt gấc là 8,08% Vậy nhân hạt gấc có độ ẩm tương đối thấp 3.2.2 Xác định hàm lƣợng tro (phƣơng pháp tro hóa) : Tro toàn phần là khối . kiến thức về gấc nói chung và hạt gấc nói riêng, tôi chọn đề tài: Nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc 2. Mục đích nghiên cứu: - Xác định một. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KHOA HÓA    Nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN. chỉ tiêu hóa lý của nhân hạt gấc. - Khảo sát một số điều kiện chiết tách thích hợp. - Xác định thành phần hóa học, công thức cấu tạo của một số cấu tử chính trong dịch chiết nhân hạt gấc. 3.

Ngày đăng: 14/06/2014, 17:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 - nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc
Hình 1.1 (Trang 6)
Hình 1.6.  Sơ đồ thu gọn của thiết bị sắc ký khí - nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc
Hình 1.6. Sơ đồ thu gọn của thiết bị sắc ký khí (Trang 21)
Hình 1.7. Hình ảnh sắc ký đồ - nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc
Hình 1.7. Hình ảnh sắc ký đồ (Trang 22)
Hình 1.8. Sơ đồ thiết bị sắc ký khí ghép khối phổ - nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc
Hình 1.8. Sơ đồ thiết bị sắc ký khí ghép khối phổ (Trang 23)
Hình 3.1. Quả gấc được bổ ngang - nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc
Hình 3.1. Quả gấc được bổ ngang (Trang 29)
Hình 3.2. Hạt gấc đã  tách màng đỏ    Hình 3.3. Hạt gấc sau khi phơi nắng - nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc
Hình 3.2. Hạt gấc đã tách màng đỏ Hình 3.3. Hạt gấc sau khi phơi nắng (Trang 30)
Hình 3.4. Nhân hạt gấc  Hình 3.5. Nhân hạt gấc giã nhỏ - nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc
Hình 3.4. Nhân hạt gấc Hình 3.5. Nhân hạt gấc giã nhỏ (Trang 30)
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát độ ẩm của nhân hạt gấc  STT        m 0  m 1  ω (%)  ω tb  (%) - nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát độ ẩm của nhân hạt gấc STT m 0 m 1 ω (%) ω tb (%) (Trang 32)
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát hàm lƣợng tro của nhân hạt gấc - nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát hàm lƣợng tro của nhân hạt gấc (Trang 33)
Bảng 3.3. Kết quả đo mật độ quang lựa chọn dung môi - nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc
Bảng 3.3. Kết quả đo mật độ quang lựa chọn dung môi (Trang 34)
Hình 3.8. Kết quả đo quang phổ hấp thụ của dịch chiết Ethanol 96 0 - nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc
Hình 3.8. Kết quả đo quang phổ hấp thụ của dịch chiết Ethanol 96 0 (Trang 35)
Bảng 3.4. Khối lƣợng cắn của các dịch chiết khảo sát rắn-lỏng  Bình  Khối lƣợng cốc Khối lƣợng cốc và cắn  Khối lƣợng cắn - nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc
Bảng 3.4. Khối lƣợng cắn của các dịch chiết khảo sát rắn-lỏng Bình Khối lƣợng cốc Khối lƣợng cốc và cắn Khối lƣợng cắn (Trang 37)
Hình 3.12. Dịch chiết khảo sát thời gian           Hình 3.13. Cắn thu được - nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc
Hình 3.12. Dịch chiết khảo sát thời gian Hình 3.13. Cắn thu được (Trang 38)
Bảng 3.5. Khối lƣợng cắn của các dịch chiết khảo sát thời gian chiết  Thời gian  Khối lƣợng cốc Khối lƣợng cốc và cắn  Khối lƣợng cắn - nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc
Bảng 3.5. Khối lƣợng cắn của các dịch chiết khảo sát thời gian chiết Thời gian Khối lƣợng cốc Khối lƣợng cốc và cắn Khối lƣợng cắn (Trang 38)
Hình 3.14. Bộ chiết soxhlet         Hình 3.15. Dịch chiết từ nhân hạt gấc - nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc
Hình 3.14. Bộ chiết soxhlet Hình 3.15. Dịch chiết từ nhân hạt gấc (Trang 40)
Hình 3.18. Mẫu dịch chiết đo GC-MS - nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc
Hình 3.18. Mẫu dịch chiết đo GC-MS (Trang 41)
Hình 3.19. Kết quả phổ GC-MS - nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc
Hình 3.19. Kết quả phổ GC-MS (Trang 42)
Hình 3.20. Định danh các thành phần chính trong dịch chiết nhân hạt gấc - nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc
Hình 3.20. Định danh các thành phần chính trong dịch chiết nhân hạt gấc (Trang 43)
Bảng 3.6. Một số cấu tử chính trong dịch chiết nhân hạt gấc - nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc
Bảng 3.6. Một số cấu tử chính trong dịch chiết nhân hạt gấc (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN