Xác định hàm lƣợng tro (phƣơng pháp tro hóa):

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc (Trang 32 - 33)

Tro toàn phần là khối lượng cắn còn lại sau khi nung cháy hoàn toàn một mẫu thử trong điều kiện nhất định.

Cân khoảng 5g nhân hạt gấc vừa được xác định độ ẩm cho vào cốc sứ (loại cốc sứ chịu được nhiệt độ cao) đã sấy khô và biết trước khối lượng. Đem 3 cốc sứ có chứa mẫu cho vào lò nung và nung ở 8000C đến khi thu được cắn (tro). Lúc này, tro có dạng bột mịn, màu trắng. Dùng kẹp dài lấy cốc sứ ra khỏi lò nung và cho vào bình hút ẩm cho đến khi nguội hẳn thì cân cốc trên cân phân tích để xác định khối lượng. Tiếp tục nung cho mẫu vào lò nung, sau 30 phút tiến hành quá trình trên một lần cho đến khi khối lượng giữa 2 lần cân liên tiếp là không đổi hoặc sai số 0,001g thì dừng quá trình tro hóa.

H (%) = . 100

Trong đó, H: hàm lượng tro có trong nhân hạt gấc (%) m1: khối lượng nhân hạt gấc trước khi tro hóa (g) m0: khối lượng chất tro (g)

Hàm lượng tro trung bình trong nhân hạt gấc được tính theo công thức sau:

HTB (%) = 3 (%) H 3 1 

Kết quả: Kết quả hàm lượng tro của nhân hạt gấc được trình bày qua bảng 3.2

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát hàm lƣợng tro của nhân hạt gấc

STT m1 m0 %H %HTB

1 5,016 0,440 8,772

8,903

2 5,003 0,447 8,935

3 5,010 0,451 9,002

Từ bảng 3.2 cho thấy hàm lượng tro trung bình trong nhân hạt gấc là 8,903%. Vậy nhân hạt gấc có hàm lượng tro khá thấp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chiết tách và xác định các thành phần hóa học của dịch chiết nhân hạt gấc (Trang 32 - 33)