C ÷ 900 trong 6 tiếng rồi thu lấy dịch chiết vào bình tam giác có nút mài, dán nhãn đánh dấu
3.2.5. Khảo sát thời gian chiết:
Cân 25g nhân hạt gấc đã giã nhỏ gói lại bằng giấy lọc cho vào soxhlet. Cho 200ml dung môi vào bình cầu. Lắp bộ soxhlet (có bôi vazolin tại các vị trí lắp để tránh thất thoát dung môi) rồi đặt vào bếp cách thủy sao cho nước trong bếp cách thủy ngập khoảng 2/3 bình cầu. Đun cách thủy ở 800C ÷ 900C. Sau 4 tiếng thì tháo bình cầu ra, trích 20ml dịch chiết ra cốc (đã sấy khô và biết trước khối lượng), dán nhãn và đánh dấu “Cốc 1”. Cứ sau 2 tiếng lại thực hiện quá trình này 1 lần đến 10 tiếng thì dừng lại.
Như vậy, ta có các mốc thời gian được khảo sát là 4 giờ, 6 giờ, 8 giờ và 10 giờ tương ứng với các cốc 1,2,3 và 4.
Đặt các cốc thủy tinh lên bếp cách thủy để cô đuổi dung môi đến khi dung môi bay hơi hết chỉ còn lại cắn thì lấy ra. Sau khi để nguội, cân khối lượng cốc thủy tinh và cắn bằng cân phân tích. So sánh khối lượng cắn của 4 cốc để chọn ra thời gian chiết cho hiệu suất chiết cao nhất.
Hình 3.12. Dịch chiết khảo sát thời gian Hình 3.13. Cắn thu được
Kết quả: Khối lượng cắn của các dịch chiết khảo sát được trình bày qua bảng 3.5
Bảng 3.5. Khối lƣợng cắn của các dịch chiết khảo sát thời gian chiết Thời gian Khối lƣợng cốc Khối lƣợng cốc và cắn Khối lƣợng cắn
4h 62,366 62,544 0,178
6h 61,151 61,526 0,375
8h 55,524 55,962 0,438
10h 55,965 5,343 0,378
Dựa vào kết quả khối lượng cắn ở bảng 3.5 cho thấy thời gian chiết tối ưu của 25g nhân hạt gấc trong 200ml dung môi Ethanol 960 là 8 tiếng.