1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Một số vấn đề cần tham khảo đối với một CEO

23 441 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 75 KB

Nội dung

Học thuyết Quản lý chất lượng Học thuyết chất lượng của Deming và những yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng được tóm tắt trong 4 yếu tố chính: • Đánh giá đúng một hệ thống • Hiểu biế

Trang 1

QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

Một số vấn đề cần tham khảo đối

với một CEO

TS TRẦN ĐÌNH HIỀN sưu tầm

Trang 2

W.E Deming – quản lý chất lượng

Chất lượng công việc phụ thuộc vào quản lý

Deming tin rằng 80 – 85%

CLSP, DV có đạt hay không

là do ở vấn đề quản lý

 trong công việc, người L Đ

cao nhất là người duy nhất

có thể sữa chữa lại những vđề trong công tác TCQL.

 hệ thống được thiết kế như

thế nào sẽ đem lại kết quả như thế ấy và người lao động trong hệ thống không phải là những nguyên nhân gây ra sai lỗi.

Trang 3

Học thuyết Quản lý chất lượng

Học thuyết chất lượng của Deming và

những yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng được tóm tắt trong 4 yếu tố chính:

• Đánh giá đúng một hệ thống

• Hiểu biết về những biến động trong quá trình thực hiện sản xuất, dịch vụ

• Nguyên lý của kiến thức

• Hiểu biết về tâm lý học và hành vi của con người

Trang 4

14 điểm nhằm Quản lý cải tiến CL

1 Xây dựng những mục đích bất biến dành cho sự cải tiến sản phẩm và dịch vụ nhằm mục tiêu để có thể cạnh tranh, tồn tại

trong giới kinh doanh, và tiếp tục tạo ra

công ăn việc làm

2 Người quản lý phải ý thức được trách

nhiệm của mình và đảm nhiệm vị trí dẫn đầu trong mọi thay đổi

Trang 5

14 điểm nhằm Quản lý cải tiến CL

3 Xây dựng kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay từ đầu vào

4 Đầu tư thời gian và kiến thức giúp cải tiến

CL và giảm thiểu toàn bộ chi phí Lợi

nhuận được tạo ra bởi các khách hàng

trung thành và thường xuyên

5 Quá trình không bao giờ hoàn toàn tối

ưu Phải luôn luôn cải tiến và hoàn

thiện kế hoạch, sản phẩm, dịch vụ Nâng cao CL và năng suất dẫn đến giảm bớt chi phí đầu tư

Trang 6

14 điểm nhằm Quản lý cải tiến CL

6 Tiến hành các lớp huấn luyện công việc Đây là những hoạt động hằng ngày của mọi nhân viên trong doanh nghiệp

7 Huấn luyện cách thức lãnh đạo Mục tiêu của sự giám sát là giúp đỡ nhân viên, cải tiến máy móc thiết bị và để làm cho công việc tốt hơn Sự giám sát trong quản lý, trong việc kiểm tra cũng kỹ

lưỡng như việc giám sát các công nhân sản xuất

8 Nỗi lo sợ bị phạt sẽ dẫn đến tàn phá Loại bỏ các nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi, nhờ vậy mọi

người có thể yên tâm làm việc một cách có hiệu quả hơn cho công ty

Trang 7

14 điểm nhằm Quản lý cải tiến CL

9 Phá vỡ các rào cản giữa nhân viên các phòng ban Nhân viên của phòng thiết kế, nghiên cứu kinh doanh hay sản xuất phải tạo thành một

nhóm làm việc, để cùng nhau nhìn thấy trước những vấn đề có thể xảy ra cho sản phẩm và

trong việc sử dụng SP, hay DV đó

10 Loại bỏ những khẩu hiệu, những lời hô hào và các tiêu chí “khuyết tật ở mức zero” và sự vươn tới mức một năng suất mới Những câu hô hào

chỉ tạo ra các mối quan hệ đối phó, vì phần lớn

những nguyên nhân dẫn đến chất lượng và

năng suất thấp thuộc về hệ thống và nằm ngoài quyền năng của công nhân viên

Trang 8

14 điểm nhằm Quản lý cải tiến CL

11 Loại bỏ những tiêu chuẩn công việc (định mức) trong các công xưởng, thay thế vào đó bằng sự

lãnh đạo khoa học Loại bỏ quản lý bằng những số, những mục đích bằng con số Thay vào đó là khả năng lãnh đạo

12 Hầu hết các biến đổi đều do hệ thống tạo ra, cần xem xét lại hệ thống Phê phán, phạt, xếp thứ bực công nhân dưới trung bình có thể phá đi tinh thần đồng đội của công ty Loại trừ những rào cản đã

cướp mất của người lao động lòng tự hào trong

nghề nghiệp Loại bỏ các hệ thống đánh giá hàng năm hay bổ nhiệm nhân viên dựa trên công trạng của họ.

Trang 9

14 điểm nhằm Quản lý cải tiến CL

13 Thiết lập một chương trình giáo dục

mạnh mẽ và tự cải tiến trong mỗi người Hãy để cho mỗi người tham gia và tự

chọn cho mình một lĩnh vực thích hợp để phát triển

14 Đặt nhân viên trong công ty luôn làm

việc để đạt đến sự thay đổi Thay đổi là công việc của mọi người

Trang 10

QLCL - Những lợi ích đối với các

doanh nghiệp Việt Nam

Tiết kiệm được chi phí do giảm được các sản phẩm không phù hợp,

giảm chi phí cho xử lý các chất dẫn xuất ảnh hưởng đến môi trường: duy trì tính ổn định

của chất lượng sản phẩm;

nâng cao năng suất lao động;

tăng cường vị thế và uy tín cho doanh nghiệp;

mở rộng quan hệ quốc tế, liên doanh, liên kết;

Trang 11

QLCL - Những lợi ích đối với các

doanh nghiệp Việt Nam

tăng khả năng thắng thầu đối với các dự

án cho điều kiện dự thầu khắt khe;

xây dựng được phong cách làm việc khoa học có tính hệ thống;

dễ dàng giám sát ở mọi lúc, mọi nơi;

tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý vĩ mô đối với bất kỳ doanh nghiệp Việt Nam

muốn tồn tại và phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ

Trang 12

Phương thức QLCL thích hợp với

DN Việt Nam hiện nay

Mô hình quản lý chất lượng thích hợp gồm

có 15 yếu tố cơ bản, tạo thành ba phần

Trang 13

Phương thức QLCL thích hợp với

DN Việt Nam hiện nay

2 Phần các yếu tố chủ yếu gồm 6 yếu tố:

- Chính sách - chiến lược - mục tiêu -

chương trình - kế hoạch;

- Cơ cấu tổ chức;

- Đào tạo - giáo dục;

- An toàn vệ sinh - môi trường sinh thái;

- Tiêu chuẩn hoá - tự động hoá;

- Đánh giá - cải tiến hoặc đổi mới;

Trang 14

Phương thức QLCL thích hợp với

DN Việt Nam hiện nay

3 Phần các yếu tố nòng cốt gồm 4 yếu tố:

- Giai đoạn tiền sản xuất;

- Giai đoạn sản xuất;

- Giai đoạn lưu thông;

- Giai đoạn dịch vụ sau bán hàng (giai

đoạn sử dụng ở khách hàng)

Trang 15

Phương thức QLCL thích hợp với

DN Việt Nam hiện nay

Ngoài 15 yếu tố cơ bản thể hiện nội lực của DN, còn có 10 yếu tố bên ngoài tác động đến DN,

gồm 4 yếu tố tác động trực tiếp và 6 yếu tố vĩ

mô có liên quan.

Bốn yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp và có

ảnh hưởng lớn tới hoạt động của DN là:

Trang 16

Phương thức QLCL thích hợp với

DN Việt Nam hiện nay

Sáu yếu tố vĩ mô (quốc tế, quốc gia, địa

phương) có tác động tới DN là:

1 Môi trường tự nhiên;

2 Môi trường kinh tế;

3 Môi trường chính trị;

4 Môi trường pháp lý;

5 Môi trường khoa học - kỹ thuật - công nghệ;

6 Môi trường xã hội - đạo đức - văn hoá

Trang 17

Quản lý và đảm bảo chất lượng

Trang 18

Để quản lý và đảm bảo chất

lượng trong sản xuất, cần:

 1 Xác định rõ các công việc hay hoạt động

của mỗi khu vực;

 2 Giao quyền và phân công trách nhiệm thật

rõ ràng cho các cán bộ cấp dưới thuộc từng khu vực, bộ phận quản lý và công đoạn làm việc;

 3 Tìm hiểu kỹ càng về chất lượng của sản

phẩm mà bạn sản xuất;

 4 Thiết lập một cách thức quản lý CLSP của

riêng bạn Tốt nhất là nên có một bộ phận hay cán bộ chuyên trách để thực hiện và duy trì;

 5 Định kỳ xem xét đánh giá và điều chỉnh

Trang 19

Để quản lý và đảm bảo chất

lượng trong sản xuất, cần:

Các mục 3, 4 và 5 sẽ bao gồm nhiều hoạt động Đặc biệt việc xây dựng tài liệu và lưu trữ những ghi chép về chất lượng trong mọi quá trình hỗ

trợ và sản xuất là vô cùng quan trọng

Khi các cán bộ ghi chép lại đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng và trách nhiệm quản lý thì bạn sẽ dễ dàng tìm được cách giải quyết khúc mắc trong quản lý chất lượng

Ngoài ra, đào tạo các cán bộ thông hiểu về chất lượng của các công việc cụ thể, có đủ năng lực

và kỹ năng thực hiện quản lý chất lượng là khá khó khăn Đôi khi bạn nên sử dụng các tổ chức

tư vấn, đào tạo hay tập huấn bên ngoài

Trang 20

Cần biết thêm về Quản lý CLSP

Để quản lý và đảm bảo CLSP trong quá trình sản xuất chế biến, bạn nên tiến hành các công việc sau:

1 Có được một cán bộ chuyên trách về CL, có nhiệm vụ tổ

chức thực hiện, kiểm soát, đánh giá và báo cáo Cán bộ này

sẽ tiến hành các công việc tiếp theo sau đây;

2 Xác định, vẽ sơ đồ mô tả các công việc trong các quá trình

sản xuất tạo ra sản phẩm;

3 Xác định các công việc tương ứng của các bộ phận chức

năng;

4 Bố trí trách nhiệm quản lý và kiểm soát CL ở các bộ phận

chức năng Đào tạo về CL và quản lý CL cho các cán bộ ở các bộ phận chức năng;

5 Hướng dẫn và xác định các yêu cầu về CL (hay các tiêu chí

xác định CL) đối với SP trên từng công đoạn, thao tác sản xuất ở tại mỗi bộ phận chức năng;

Trang 21

Cần biết thêm về Quản lý CLSP

6 Xác định mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí,

thiết lập biểu mẫu kiểm soát với tần suất thích

hợp tại mỗi bộ phận chức năng;

7 Đào tạo tập huấn cho công nhân sản xuất về

cách thức đạt được các tiêu chí chất lượng, tuân thủ quy trình thực hiện và kiểm soát;

8 Thu thập các biểu mẫu, phân tích số liệu, báo cáo

và lưu trữ hồ sơ;

9 Đưa ra các biện pháp thích hợp để điều chỉnh sản

xuất và khắc phục

10 Xem xét và đánh giá định kỳ

Trang 22

Cần biết thêm về CL dịch vụ

Một số tiêu chí quan trọng cho CLDV mà bạn cung cấp có thể được xác định và xây dựng để quản lý Đó là:

• Trước tiên, khách hàng sẽ cảm thấy hài

lòng khi nhận được sự phục vụ đúng thời

gian và hạn định như bạn đã cam kết.

Bạn nên chia nhỏ dịch vụ của bạn ra

nhiều phần với thời hạn hoàn thành cụ

thể;

Trang 23

Cần biết thêm về CL dịch vụ

• Độ chính xác của thông tin: Khách hàng

sẽ vô cùng hài lòng nếu như họ nhận

được những thông về DV, hay nội dung

của DV là chính xác Việc thổi phồng

thông tin, tô vẽ hình ảnh sẽ chỉ làm cho

khách hàng khó sử dụng DV của bạn

trong tương lai;

• Thái độ giao tiếp: Nhiều khi những khó

khăn hay trắc trở khi đảm bảo chất lượng của dịch vụ sẽ được khách hàng cảm

thông và thấu hiểu

Ngày đăng: 14/06/2014, 12:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w