1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx

174 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Tín Dụng Ngân Hàng Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Việt Nam
Tác giả Đinh Văn Hoàn
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc, PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 636,62 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (20)
    • 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (21)
    • 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (22)
    • 1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN (22)
      • 1.5.1. Đóng góp về mặt học thuật (22)
      • 1.5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn (23)
    • 1.6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN (23)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (26)
    • 2.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG (26)
      • 2.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng (26)
      • 2.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng (26)
      • 2.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng (28)
      • 2.1.4. Khái niệm tăng trưởng tín dụng (29)
      • 2.1.5. Chỉ tiêu đo lường tăng trưởng tín dụng (30)
      • 2.1.6. Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng (31)
        • 2.1.6.1. Yếu tố bên trong ngân hàng (31)
        • 2.1.6.2. Yếu tố bên ngoài ngân hàng (32)
    • 2.2. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (34)
      • 2.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế (34)
      • 2.2.2. Chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế (38)
      • 2.2.3. Các yếu tố tác động tớităngtrưởng kinh tế (39)
        • 2.2.3.1. Yếu tố kinh tế (39)
        • 2.2.3.2. Yếu tố phi kinh tế (40)
    • 2.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (41)
      • 2.3.1. Tác động của tín dụng ngân hàng tới tăngtrưởngkinh tế (41)
        • 2.3.1.1. Tác động tuyến tính (43)
        • 2.3.1.2. Tác động phi tuyến tính (46)
      • 2.3.2. Lý thuyết ngưỡng tăng trưởng tín dụng (50)
        • 2.3.2.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tối ưu (50)
        • 2.3.2.2. Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với tổng sản phẩmquốcnội (56)
    • 2.4. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (60)
      • 2.4.1. Nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ tác động tuyến tính (60)
      • 2.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ tác động phi tuyến tính (66)
    • 2.5. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU (75)
  • CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG (78)
    • 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (78)
    • 3.2. DỮ LIỆU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU (80)
      • 3.2.1. Thu thập dữ liệu (80)
      • 3.2.2. Xác định biến trong mô hình (80)
        • 3.2.2.1. Biến độc lập (81)
        • 3.2.2.2. Biến phụ thuộc (84)
    • 3.3. CÁC KIỂM ĐỊNH CẦN THIẾT TRƯỚC CHO MÔ HÌNH (86)
      • 3.3.1. Kiểm định tính dừng (86)
      • 3.3.2. Kiểm định đồng liên kết (87)
      • 3.3.3. Chuyển P-value sang yếu tố Bayes (88)
    • 3.4. MÔ HÌNH VECM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG (91)
      • 3.4.1. Mô hình tác động của tín dụng cùng cácbiến vĩ mô (92)
      • 3.4.2. Mô hình tác động theo cơ cấu tín dụng ngành (94)
    • 3.5. MÔ HÌNH HỒI QUY NGƯỠNG (94)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (98)
    • 4.1. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ BIẾN VÀ CÁC KIỂM ĐỊNH CẦN THIẾT (98)
    • 4.2. KẾT QUẢ MÔ HÌNH VECM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG (106)
      • 4.2.1. Mô hình tác động cùng các biến vĩ mô (106)
        • 4.2.1.1. Kiểm định nhân quả Granger (110)
        • 4.2.1.2. Kiểm định nghiệm đơn vị (112)
        • 4.2.1.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quancủa phần dư (112)
        • 4.2.1.4. Kiểm định phương sai phần dư thay đổi (113)
        • 4.2.1.5. Phân tích hàm phản ứng xung (113)
        • 4.2.1.6. Phân tích phân rã phương sai (115)
      • 4.2.2. Mô hình tác động theo tín dụng ngành (116)
        • 4.2.2.1. Kiểm định nghiệm đơn vị (119)
        • 4.2.2.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quancủa phần dư (120)
        • 4.2.2.3. Kiểm định phương sai phần dư thay đổi (120)
    • 4.3. KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY NGƯỠNG (120)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (127)
    • 5.1. KẾT LUẬN (127)
      • 5.1.1. Đối với mô hình VECM đánh giá tác động (128)
      • 5.1.2. Đối với mô hình hồi quy ngưỡng (131)
    • 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH (132)
      • 5.2.1. Cải thiện vai trò dòng vốn tín dụng ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (133)
      • 5.2.2. Cơ cấu dòng vốn tín dụng phù hợp với chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế (135)
      • 5.2.3. Kiểm soát tỷ lệ tín dụng/GDP (136)
      • 5.2.4. Các giải pháp đề xuất với biến kiểm soát (137)
    • 5.3. KHUYẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC (138)
    • 5.4. HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (139)
  • PHỤ LỤC (113)

Nội dung

Mẫu bìa Đề cương luận văn TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH ĐINH VĂN HOÀN TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỚI TĂNG TRƯỞ[.]

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

LÝ DO NGHIÊN CỨU

Nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn chuyển đổi từ năm 1986, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, quá trình tiền tệ hoá nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn đầu chuyển đổi Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng chuyển từ hệ thống một cấp sang hệ thống hai cấp Cuối những năm 1980, TTKT Việt Nam được thúc đẩy bởi sự phát triển của hệ thống ngân hàng với kênh dẫn vốn chủ đạo cho các hoạt động trong nền kinh tế là kênh tín dụng.

TTKT tại Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng sau khủng hoảng tiền tệ Châu Á 1997 cũng như khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 (Goldstein và Xie, 2009) Giai đoạn 2004-2020, với chính sách điều hành linh hoạt của các cơ quan quản lý, kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng GDP tăng liên tục từ mức 4,8% năm 1999 lên mức 8,5% năm 2007, cao nhất kể từ năm 1997 và cho cả giai đoạn 2004-2020 Có thể thấy tăng trưởng GDP giai đoạn 2004-2020 tại Việt Nam đã trải qua các pha trong chu kỳ tăng trưởng bao gồm: (i) tiền tăng trưởng (GDP năm 2004: 7,7%, năm 2005: 7,5%); (ii) đỉnh tăng trưởng (GDP năm 2006: 8,2%, năm 2007: 8,5%); (iii) suy giảm (GDP năm 2008: 6,2%, năm 2009: 5,3%); (iv) tạo đáy (GDP năm 2010: 6,8%, năm 2011: 6,3%, năm 2012: 5,3%, năm 2013: 5,4%, năm 2014: 6%, năm 2015: 6,7%, năm 2016: 6,2%).

Tốc độ tăng trưởng GDP cao đi liền với tỷ lệ lạm phát cũng tăng lên mức hai con số (cao nhất năm 2008 là 19,9%) Các yếu tố hỗ trợ TTKT trong đó đáng chú ý là vốn TDNH vàFDI có tốc độ tăng trưởng cao, đạt đỉnh 53,9% năm 2007 đối với TTTD, lượng vốn FDI đăng ký và giải ngân tăng mạnh trong năm 2008 (71,7 tỷ USD và 11,5 tỷ USD) do từ tháng01/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, khung pháp luật về đầu tư ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế Nhằm kích thích tăng trưởng sau khủng hoảng năm 2007-2008 cũng như tạo tiền đề tăng trưởng cho những năm sau, Chính phủ đã tung ra hai gói kích thích kinh tế quy mô lớn: Gói đầu tiên khoảng 1 tỷ USD hỗ trợ lãi suất; Gói thứ 2 trị giá 8 tỷ USD để bổ sung vốn đầu tư phát triển,tăng chi an

2 sinh xã hội, cắt giảm thuế Lợi ích của gói kích cầu này là kinh tế tăng trưởng nhưng đi cùng là rủi ro bong bóng tài sản, lạm phát tăng cao, thâm hụt ngân sách…tác động tiêu cực tới các yếu tố vĩ mô (Phạm Văn Hà, 2010).

—• TTTD Việt Nam (%) GDP - Bình quân KV ASEAN (%)

Nguồn: Tác giả tổng hợp Hình 1.1 TTTD, TTKT bình quân khu vực ASEAN và Việt Nam giai đoạn 2004 – 2020

Hình 1.1 cho thấy tốc độ TTTD tại Việt Nam giai đoạn 2007–2009 ở mức cao trên 30% thậm chí đạt 53,9% vào năm 2007, nhưng mức tăng GDP không tương xứng, TTKT chạm đáy ở mức 5,3% vào năm 2009 Xu hướng tăng trưởng giữa hai yếu tố này trở nên ổn định hơn trong giai đoạn 2012–2020 Việt Nam là nước có mức TTKT cao và ổn định hơn so với bình quân các nước trong khu vực ASEAN giai đoạn 2004-2020. Đi cùng với tốc độ tăng trưởng thì chất lượng tăng trưởng dần được cải thiện, tỷ trọng đóng góp của khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ vào GDP đều trên 40% trong giai đoạn 2004-2020, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp hơn, nhưng có xu hướng chuyển dịch sang nông nghiệp xanh và công nghệ cao cho ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao Theo nhiều đánh giá của các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế, kết quả tăng trưởng của Việt Nam tập trung về chiều rộng chứ chưa có sức bật để tăng trưởng về chiều sâu CIEM (2012) đánh giá TTKT ở Việt Nam chủ yếu theo chiều rộng, chưa bảo đảm tính hợp lý và hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tăng trưởng Cụ thể: (i) Tăng trưởng phụ thuộc nhiều hơn vào tăng vốn; (ii) Ổn định kinh tế vĩ mô chưa chắc; (iii) Hiệu quả đầu tư thấp; (iv) Năng suất lao động thấp và tăng chậm; (v) Sự cạnh tranh quốc gia chậm cải thiện; (vi) Các mục tiêu của cải cách thể chế chưa được chú ý đúng mức.

Trần Thọ Đạt (2019) nhận định nước ta cần tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, các

3 động lực tăng trưởng hiện tại cần được duy trì và gia tăng cùng với khai thác các động lực mới Hiện tại nền kinh tế vẫn đang có nhiều thách thức và tồn tại kéo dài, TTKT ngày càng phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, yếu tố mang tính đột phá để tạo ra một quỹ đạo tăng trưởng mới chưa rõ nét.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng và đồng bộ của hệ thống ngân hàng thì TDNH ngày càng phát huy thế mạnh trong việc luân chuyển vốn, thúc đẩy đầu tư đối với các hoạt động kinh tế TTTD toàn hệ thống ngân hàng (sau đây gọi tắt là TTTD) ở Việt Nam giai đoạn 2004–2020 là bức tranh nhiều màu sắc, TTTD luôn đạt mức hai con số chỉ riêng năm 2012 tốc độ TTTD ở mức 8,9% Theo báo cáo của NHNN (2020) trong giai đoạn 2001-2010, TTTD bình quân khoảng 30% nhưng tốc độ TTKT bình quân chỉ 6,82% Như vậy, tỷ lệ giữa TTTD và TTKT bằng 4,1 lần trong giai đoạn này và thậm chí năm 2007 bằng khoảng 5,3 lần, tức là 5 điểm phần trăm tăng tín dụng mới đạt được 1 điểm phần trăm tăng GDP Trong giai đoạn 2016- 2019, tỷ lệ tín dụng/GDP (ở đây tỷ lệ này được hiểu là quy mô TDNH so với quy mô GDP) đã giảm còn dưới 3 lần, đặc biệt trong năm 2018, 2019, tỷ lệ này giảm xuống dưới 2 lần Năm 2019, TTTD đạt 13,7% theo đó dư nợ tín dụng toàn ngành tính đến cuối năm 2019 xấp xỉ 8,2 triệu tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với cách đây 5 năm, trong khi GDP tính theo giá hiện hành năm 2019 là 6,04 triệu tỷ đồng, chỉ tăng 1,2 lần so với năm 2015 Thực tế cho thấy, nền kinh tế ngày càng vay mượn nhiều hơn so với tổng giá trị sản phẩm được tạo ra.

GDP Tín dụng Tín dụng/GDP (%)

Hình 1.2 Quy mô TDNH, GDP và tỷ lệ tín dụng/GDP tại Việt Nam giai đoạn 2004–2020

Hệ thống tài chính Việt Nam có thể được xem là lớn đối với các nước có nền kinh tế phát triển có mức thu nhập trung bình thấp nếu xét theo quy mô tài sản, trong đó phần lớn giá trị tài sản thuộc khu vực ngân hàng (IMF, 2017) Tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP trên Hình 1.2 cho thấy, tại Việt Nam giai đoạn 2004-2020 tỷ lệ này đều ở mức cao (trên 60%) thậm chí tăng vượt mức trên 100% GDP giai đoạn 2014–2020 Tính đến cuối năm 2020, dư nợ TDNH xấp xỉ 9,2 triệu tỷ đồng, trong khi tổng GDP cả nước là 6,3 triệu tỷ đồng theo đó tỷ lệ tín dụng/GDP ở mức 1,46 lần, cao hơn mức 1,3 lần được khuyến cáo đối với các nước đang phát triển và các quốc gia trong khối ASEAN TDNH đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của các quốc gia và Việt Nam cũng không ngoại lệ, nhưng liệu rằng việc tăng cung tín dụng nhiều hơn vào nền kinh tế mà biểu hiện là diễn biến tỷ lệ tín dụng trên GDP luôn ở mức cao thì dòng vốn tín dụng có thực sự mang lại hiệu quả đối với sự phát triển của kinh tế tại Việt Nam như kỳ vọng.

■ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sàn ■ Công nghiệp và xây dựng ■ Vận tải, thương mại, viễn thông ■ Các hoạt động dịch vụ khác

Hình 1.3 Tỷ trọng dư nợ tín dụng ngân hàng theo nhóm ngành kinh tế

Tỷ trọng dư nợ TDNH giai đoạn từ quý 2 năm 2012 tới quý 4 năm 2020 đối với từng nhóm ngành kinh tế trên Hình 1.3 thể hiện xu hướng dòng vốn tín dụng do ngân hàng cung cấp chảy nhiều nhất vào nhóm ngành công nghiệp và xây dựng dao động trong khoảng 35%- 40%, tiếp theo sau đó là các hoạt động dịch vụ khác chiếm 25%-30% tổng dư nợ, nhóm ngành vận tải, thương mại, viễn thông với tỷ trọng từ 15% đến 20%, TDNH phục vụ cho các hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ trọng thấp nhất dao động từ 8% đến 10%.

Cơ cấu TDNH giai đoạn 2012-2020 chuyển dịch theo hướng tập trung vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng nền kinh tế là chủ yếu, bên cạnh đó lượng

5 vốn tín dụng phục vụ hoạt động thương mại, vận tải, viễn thông và các hoạt động dịch vụ khác có xu hướng tăng dần, đảm bảo tài trợ kịp thời, đáp ứng nhu cầu đa dạng về vốn giúp các chủ thể trong nền kinh tế mở rộng hoạt động kinh doanh Cơ cấu tín dụng cho nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ổn định, nhưng chuyển dần vào các hoạt động nông nghiệp xanh, có giá trị cao Tóm lại, dòng vốn tín dụng có xu hướng chuyển dịch phù hợp với cơ cấu chuyển dịch nền kinh tế, nói cách khác, cơ cấu TDNH tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ trong từng giai đoạn phát triển nhằm thúc đẩy TTKT bền vững.

TTTD biến động liên tục, một mặt đây là kênh truyền tải chính sách tiền tệ tới nền kinh tế nhanh và hiệu quả giúp ổn định kinh tế vĩ mô trước sự biến động của tình hình kinh tế thế giới, mặt khác vừa linh hoạt trong cung ứng vốn cho các chủ thể hoạt động sản xuất, vừa là công cụ hữu hiệu nhằm điều tiết lượng tiền của nền kinh tế trong giai đoạn các gói hỗ trợ tăng trưởng sau khủng hoảng tài chính 2007-2008 được thực thi Nhưng nhu cầu vốn của các khu vực sản xuất là có hạn và phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng của chính các doanh nghiệp.

Tỷ lệ tín dụng/GDP cao có thể là biểu hiện của việc vốn chảy vào các lĩnh vực phi sản xuất có tính đầu cơ như chứng khoán, bất động sản, điều này ảnh hưởng tới hiệu quả của dòng vốn TDNH cũng như hoạt động của hệ thống ngân hàng qua đó tác động tiêu cực tới sự phát triển của nền kinh tế.

Mối quan hệ tích cực giữa TDNH và TTKT từ lâu đã được các nhà nghiên cứu chứng minh. Một trong những nhà kinh tế đầu tiên Schumpeter (1911) tin rằng TDNH đóng một vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy TTKT thông qua các hoạt động tài chính cho đầu tư và sản xuất Goldsmith (1969) cho rằng trung gian tài chính (trong đó có hệ thống ngân hàng mà đặc biệt là kênh TDNH) cải thiện hiệu quả trong việc phân bổ tiết kiệm cho các khoản đầu tư, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế và tính thanh khoản của thị trường Tác giả nhận định TTKT có mối tương quan thuận với quy mô hệ thống tài chính Không chỉ vậy, TTTD còn là yếu tố dự báo trước cho cuộc khủng hoảng tiền tệ (Kaminsky và Reinhart, 1999; Schularick và Taylor, 2012) Các quốc gia có hệ thống tài chính phát triển thúc đẩy TTKT nhanh hơn, cao hơn nhưng cũng đánh đổi bằng biến động lớn hơn khi khủng hoảng xảy ra (Ranciere và ctg, 2008).

Các nghiên cứu về mối quan hệ cũng như tác động của thị trường tài chính tới TTKT nói chung và TDNH tới TTKT nói riêng đa phần đều sử dụng phương pháp định lượng dựa trên nền tảng lý thuyết TTKT nội sinh Mankiw và ctg (1992), King và Levine (1993a) về phát triển tài chính thúc đẩy TTKT dài hạn thông qua kênh tín dụng cung cấp vốn cho các doanh

MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là làm rõ tác động của TDNH tới TTKT tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu được thảo luận với thực tiễn điều kiện vĩ mô từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện mức độ tác động và vai trò của dòng vốn TDNH đối với nền kinh tế. Để thực hiện được mục tiêu tổng quát, luận án xác định các mục tiêu cụ thể cần đạt được trong nghiên cứu bao gồm:

- Đánh giá tác động và mức độ tác động của TDNH tới TTKT tại Việt Nam trong giai đoạn 2004-2020.

- Làm rõ mức độ tác động của cơ cấu TDNH phân theo nhóm ngành tới TTKT tại Việt Nam.

- Xem xét sự biến thiên tác động của TDNH tới TTKT tại Việt Nam theo ngưỡng tỷ lệ tín dụng/GDP.

Tương ứng với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:

- Hệ số tác động của TTTD tới TTKT tại Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn như thế nào?

- Xu hướng tác động qua lại giữa TTTD và TTKT tại Việt Nam ra sao?

- Tác động của cơ cấu TDNH phân theo nhóm ngành kinh tế đến TTKT tại Việt Nam như thế nào?

- Có tồn tại phân vùng tác động theo ngưỡng tỷ lệ tín dụng/GDP tại Việt Nam hay không?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: với các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra thì đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của TDNH tới TTKT Trong đó, TDNH được đo lường bằng tốc độ gia tăng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế, TTKT được xác định thông qua tốc độ tăng GDP Tốc độ tăng dư nợ tín dụng hay TTTD được hiểu là tốc độ tăng của lượng vốn mà hệ thống ngân hàng cung ứng cho các chủ thể trong nền kinh tế dưới nhiều hình thức cấp tín dụng khác nhau bao gồm: cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá; cho thuê tài chính; bao thanh toán; các khoản trả thay cá nhân, tổ chức trong trường hợp cá nhân, tổ chức được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình khi đến hạn thanh toán; và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác được NHNN chấp thuận.

Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu hướng đến mục tiêu là làm rõ tác động của TDNH tới

TTKT tại Việt Nam, vì vậy phạm vi nghiên cứu được xác định là dư nợ TDNH đối với nền kinh tế và tổng sản phẩm quốc nội tại Việt Nam.

Thời gian nghiên cứu: được xác định trong giai đoạn 2004-2020 Việc lựa chọn thời gian như vậy bởi: Thứ nhất: Khung thời gian nghiên cứu được trải dài từ sau khủng hoảng tiền tệChâu Á năm 1997, trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008 Thực tiễn nền kinh tế đã chỉ ra rằng, biến cố từ các cuộc khủng hoảng không chỉ tác động tiêu cực tới các yếu tố vĩ mô tại nước xảy ra khủng hoảng mà còn lan rộng ra toàn cầu (Ivashina và ctg, 2010; Kotz, 2009) Luận án lựa chọn khoảng thời gian nghiên cứu này một lần nữa chứng minh bằng thực nghiệm cho thấy nền kinh tế Việt Nam cũng nhạy cảm trước cú sốc kinh tế từ bên ngoài Đồng thời đây cũng là giai đoạn các yếu tố vĩ mô trong nước biến động

1 0 mạnh, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến chuyển, gia nhập WTO có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức Thứ hai: Khoảng thời gian phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, phù hợp với chu kỳ của quá trình bùng nổ tín dụng (chu kỳ bùng nổ trong khoảng thời gian 5 năm, thời gian tích lũy 2 năm (Gourinchas và ctg, 2001) hoặc kéo dài tới 3 năm (IMF, 2011),

1 năm là đỉnh bùng nổ, giai đoạn kết thúc trong 2 năm), một mặt đánh giá được tác động củaTDNH tới TTKT, xác định được cú sốc của TTTD đối với mức tăng GDP, mặt khác làm rõ phân vùng tác động theo ngưỡng tỷ lệ tín dụng/GDP trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chính là phương pháp định lượng, bên cạnh đó luận án còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, mô tả thống kê, đối chiếu và so sánh.

Thứ nhất, về phương pháp định lượng, các nghiên cứu về mối quan hệ cũng như tác động của TDNH tới TTKT sử dụng nhiều mô hình định lượng điển hình như: GMM cho dữ liệu bảng trong trường hợp nghiên cứu ở quy mô đa quốc gia, ARDL, VAR, DOLS, OLS, VECM… các mô hình được sử dụng phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đánh giá của các tác giả Với mục tiêu của luận án, tác giả lựa chọn mô hình VECM, một mặt đánh giá tác động và mức độ tác động của TDNH tới TTKT tại Việt Nam giai đoạn 2004-2020, mặt khác thấy được cú sốc của TTTD tới TTKT tại Việt Nam trong giai đoạn này.

Thêm vào đó, với hướng tiếp cận dựa vào tỷ lệ tín dụng/GDP, luận án sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng, trong đó tỷ lệ tín dụng/GDP được xem là biến ngưỡng nhằm phân vùng tác động của TDNH tới TTKT tại Việt Nam.

Thứ hai, các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh được sử dụng nhằm liệt kê, tổng hợp lý thuyết và các nghiên cứu trước đây để làm rõ cơ sở lý thuyết về TDNH, TTTD, TTKT, về tác động của TDNH tới TTKT cũng như lý thuyết về ngưỡng TTTD.

Phương pháp này còn được sử dụng nhằm phân tích và kết nối thực tiễn TTTD, TTKT tạiViệt Nam giai đoạn 2004-2020 với kết quả nghiên cứu của đề tài, làm cơ sở để thảo luận và đưa ra các khuyến nghị, hàm ý chính sách đối với cơ quan quản lý.

ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1.5.1 Đóng góp về mặt học thuật

Thứ nhất, điểm mới đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu của luận án là cách tiếp cận đánh giá tác động của TDNH tới TTKT tại Việt Nam Hướng tiếp cận đánh giá tác động của TDNH tới TTKT được xem xét tổng thể với nguồn vốn đầu tư của nền kinh tế (vốn FDI giải ngân,chi tiêu Chính phủ), xem xét tác động sâu hơn thông qua cơ cấu tín dụng ngành và sự biến

1 1 thiên tác động của TDNH tới TTKT theo biến ngưỡng là tỷ lệ tín dụng/GDP.

Thứ hai, cải thiện ý nghĩa thống kê của giá trị p-value trong kết quả hồi quy và kiểm định bằng cách chuyển sang BFB.

1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Thứ nhất, luận án làm rõ tác động và mức độ tác động của TDNH tới TTKT tại Việt Nam giai đoạn 2004-2020, đây là giai đoạn nền kinh tế có nhiều bước ngoặc trước trong và sau khủng hoảng tài chính Các yếu tố vĩ mô trong nước có nhiều biến động cụ thể như: tỷ lệ lạm phát cao có lúc ở mức hai con số, TTTD đạt đỉnh, vốn FDI đăng ký và giải ngân tăng mạnh, cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện gói kích cầu với giá trị lớn Tuy nhiên, thực tế tốc độ TTTD và TTKT không đồng đều, vì vậy luận án trả lời được câu hỏi tác động của TDNH tới TTKT và mối quan hệ giữa hai biến trong giai đoạn này Kết quả nghiên cứu được thảo luận với thực tiễn nền kinh tế làm cơ sở để tác giả đưa ra khuyến nghị nhằm cải thiện vai trò của TDNH đối với nền kinh tế, góp phần thúc đẩy TTKT bền vững.

Thứ hai, quy mô tín dụng trên GDP tại Việt Nam có xu hướng tăng và neo ở mức cao trong giai đoạn 2004-2020, luận án sử dụng tỷ lệ tín dụng/GDP như là biến ngưỡng nhằm xác định phân vùng tác động của TDNH tới TTKT Một mặt thấy rõ được mức độ tác động củaTDNH trong từng giai đoạn của thời gian nghiên cứu, mặt khác dựa vào mức độ tác động làm cơ sở đưa ra những khuyến nghị và hàm ý chính sách nhằm kiểm soát tỷ lệ tín dụng/GDP phù hợp tại Việt Nam.

CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Để giải quyết được những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, luận án xây dựng cấu trúc gồm 05 chương, cụ thể:

Chương 1 giới thiệu các vấn đề liên quan đến nghiên cứu bao gồm: Lý do nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, sơ lược các phương pháp nghiên cứu, đóng góp của nghiên cứu và cấu trúc của luận án.

Chương 2 xem xét tổng quan các lý thuyết về TDNH, TTTD, TTKT, tác động của TDNH tới TTKT, lý thuyết ngưỡng TTTD và các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của TDNH tới TTKT Trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm liên quan, tác giả chỉ ra khoảng trống và đặt ra giả thuyết nghiên cứu.

Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu, thu thập số liệu và kỹ thuật phân tích dữ liệu để phù với mô hình đánh giá tác động được chọn.

Chương 4 trình bày song song các phân tích, đánh giá thực nghiệm về tác động của TDNH tới TTKT đã được nghiên cứu trước đây cũng như thực tiễn tại Việt Nam với những phát

1 2 hiện thu được từ kết quả nghiên cứu gắn liền với các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.

Chương 5 kết luận những phát hiện chính của nghiên cứu, đưa ra khuyến nghị và hàm ý chính sách cho cơ quan quản lý liên quan tới cải thiện vai trò của dòng vốn TDNH, cơ cấu dòng vốn tín dụng phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, các giải pháp kiểm soát tỷ lệ tín dụng/GDP tại Việt Nam Đồng thời chỉ ra hạn chế của luận án cũng như hướng nghiên cứu mở rộng.

Trong chương này, tác giả đã giới thiệu khái quát về đề tài để người đọc có thể hình dung về nghiên cứu Đầu tiên, chương 1 đặt vấn đề và trình bày lý do lựa chọn nghiên cứu tác động của TDNH tới TTKT tại Việt Nam Thông qua bối cảnh thực tiễn có thể thấy được phần nào tác động của TDNH tới TTKT cũng như vai trò là kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ quan trọng đối với nền kinh tế nước ta qua mỗi giai đoạn trong chu kỳ phát triển Nhưng thực tế, tỷ lệ tín dụng/GDP tại Việt Nam luôn ở mức cao và có xu hướng gia tăng liên tục những năm gần đây Vấn đề đặt ra là cách tiếp cận đánh giá và làm rõ tác động của TDNH tới TTKT tại Việt Nam Tiếp theo, chương này nêu lên mục tiêu nghiên cứu của luận án là làm rõ tác động của TDNH và phân vùng tác động theo ngưỡng tỷ lệ tín dụng/GDP tới TTKT tại Việt Nam, các kết quả nghiên cứu được thảo luận với tình hình thực tiễn, từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện vai trò của dòng vốn này và những gợi ý chính sách phù hợp cho cơ quan quản lý Từ mục tiêu nghiên cứu, chương 1 đề ra các câu hỏi nghiên cứu cần giải đáp, xác định đối tượng nghiên cứu là tác động của TDNH tới TTKT, phạm vi nghiên cứu tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2004-2020 Về phương pháp nghiên cứu, chương 1 chỉ ra phương pháp chính được sử dụng trong luận án là phương pháp định lượng, bên cạnh đó các phương pháp như phân tích, tổng hợp, đối chiếu và so sánh được sử dụng nhằm làm rõ các cơ sở lý thuyết về TDNH, TTTD, TTKT, về tác động của TDNH tới TTKT, lý thuyết ngưỡng TTTD,phương pháp này còn được sử dụng nhằm thảo luận kết quả nghiên cứu với thực tiễn nền kinh tế tại Việt Nam Ngoài ra, chương 1 còn chỉ ra các đóng góp mới của luận án ở cả hai khía cạnh học thuật và thực tiễn Về mặt học thuật, điểm mới đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu của luận án là cách tiếp cận đánh giá tác động của TDNH tới TTKT, đồng thời cải thiện

1 3 ý nghĩa thống kê của các giá trị p-value bằng cách chuyển sang BFB Về mặt thực tiễn, luận án đánh giá được mức độ tác động và làm rõ sự biến thiên tác động của TDNH tới TTKT theo ngưỡng tỷ lệ tín dụng/GDP tại Việt Nam trong giai đoạn 2004-2020, giai đoạn mà các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế có nhiều biến động Cuối cùng, chương 1 nêu lên cấu trúc của luận án gồm 05 chương và nội dung khái quát của từng chương.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

2.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

TDNH là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các khoản cho vay của toàn hệ thống ngân hàng, dù chúng được thực hiện dưới hình thức nào (Nguyễn Văn Ngọc, 2006).

Nguyễn Minh Kiều (2009) cho rằng TDNH là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, TDNH chứa đựng 3 nội dung sau: (i) có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng; (ii) sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính tạm thời; (iii) sự chuyển nhượng này có kèm chi phí.

Hình thức chuyển nhượng vốn trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các chủ thể trong nền kinh tế đa dạng, theo đó tại khoản 14, điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, các hình thức cấp tín dụng bao gồm: nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Tóm lại, TDNH là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng (bên cho vay) với các tổ chức và cá nhân (bên đi vay) Trong đó bên cho vay chuyển giao một hoặc một số tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

2.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng

TDNH là hình thức cấp tín dụng phổ biến bên cạnh tín dụng thương mại, cung ứng vốn kịp thời, linh hoạt cho các chủ thể trong nền kinh tế, đáp ứng đầy đủ vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đầu tư Tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có của ngân hàng, là cơ sở tạo thu nhập và mang lại lợi nhuận cho chính bản thân mỗi ngân hàng,ngoài ra tín dụng còn là kênh hỗ trợ quan trọng trong việc thực thi các mục tiêu của chính sách tiền tệ tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế Theo đó, TDNH được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy vào mục đích nghiên cứu bao gồm: căn cứ vào thời hạn tín dụng (tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn); căn cứ vào hình thức đảm bảo (tín dụng có đảm bảo và tín dụng không có đảm bảo); căn cứ vào chủ thể vay vốn (tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân, hộ gia đình, tín dụng Nhà nước).

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả phân tích sâu hơn về cơ cấu TDNH đối với từng nhóm ngành trong nền kinh tế Tài chính nói chung, TDNH nói riêng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thông qua việc phân bổ vốn cho các hoạt động làm gia tăng sản lượng của nền kinh tế và các hoạt động trung gian hỗ trợ cho các chủ thể trong hoạt động sản xuất, đầu tư kinh doanh và tiêu dùng (Greenwood và Smith, 1997; King và Levine, 1993a). Cấu trúc của nền kinh tế được tiếp cận dưới góc độ cơ cấu theo ngành, lĩnh vực, cơ cấu theo thành phần kinh tế và sự liên kết giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế, các thành phần kinh tế góp phần tạo nên tổng thể nền kinh tế của một quốc gia Hoạt động sản xuất của nền kinh tế được phân loại thành các nhóm lớn gọi là khu vực kinh tế và các nhóm nhỏ hơn gọi là ngành Hệ thống phân ngành do Liên hợp quốc đề nghị được gọi là hệ thống phân ngành tiêu chuẩn (International standard industrial classification of all economic activities- ISIC) Thông thường nền kinh tế được chia thành 03 khu vực cơ bản: (i) khu vực sơ chế hay khai thác, bao gồm các ngành sản xuất nguyên liệu và trồng trọt, chăn nuôi; (ii) khu vực thứ cấp hay chế biến, bao gồm các ngành chế biến, xây dựng, điện nước; và (iii) khu vực dịch vụ bao gồm các ngành bán lẻ, thông tin, ngân hàng và du lịch (Nguyễn Văn Ngọc, 2006).

Tầm quan trọng tương đối của mỗi khu vực có xu hướng thay đổi khi nền kinh tế phát triển theo thời gian, các nước có trình độ phát triển thấp khu vực sản xuất tạo ra nguyên liệu thô chiếm tỷ trọng cao, các nước đang phát triển tập trung nhiều hơn cho công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu vực dịch vụ phát triển mạnh hơn ở các nước tiên tiến Tùy thuộc vào các pha trong chu kỳ phát triển kinh tế và thế mạnh về các lĩnh vực hoạt động của mỗi nước mà hệ thống ngân hàng sẽ phân bổ dòng vốn tín dụng một cách hiệu quả nhất thúc đẩy gia tăng sản lượng của nền kinh tế, đi cùng với mức độ phát triển kinh tế, hệ thống ngân hàng ngày càng hoàn thiện và lớn mạnh đáp ứng nhu cầu đa dạng về vốn và các hoạt động trung gian (Greenwood và Smith, 1997; Tongurai và Vithessonthi, 2018) Nói rõ hơn, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế, quy mô hệ thống ngân hàng theo đó ở mức nhỏ, dòng vốn TDNH phân bổ cho tất cả các lĩnh vực bao gồm: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, trong đó lượng vốn tài trợ từ các ngân hàng tập trung nhiều vào các lĩnh vực có lợi thế tại mỗi quốc gia, xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần gia tăng sản lượng nhanh Ở giai đoạn nền kinh tế phát triển, hệ thống ngân hàng theo đó lớn hơn, lượng vốn tín dụng tập trung vào các ngành công nghiệp, công nghệ cao, các ngành dịch vụ đem lại nhiều giá trị gia tăng, dòng vốn TDNH phục vụ các hoạt động nông nghiệp có xu hướng dịch chuyển sang nhóm nông nghiệp xanh, ứng dụng khoa học công nghệ hoặc tài trợ vốn theo hình thức chuỗi cung ứng.

Tóm lại, cùng với xu hướng chuyển dịch của nền kinh tế, các hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và cơ cấu dòng vốn TDNH nói riêng có sự chuyển biến phù hợp, cơ cấu dòng vốn TDNH tập trung vào các ngành nghề trọng điểm phù hợp với thực tiễn điều kiện nền kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế, thúc đẩy TTKT bền vững.

2.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng

TDNH có vai trò quan trọng đối với hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế ở các nước trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng Trước tình hình nền kinh tế mở cửa, hội nhập, tham gia vào các hiệp định song phương và đa phương của mỗi quốc gia thì TDNH ngày càng phát huy được lợi thế ở các khía cạnh sau:

- Tái phân bổ tiền, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Thông qua kênh TDNH, các ngân hàng tái phân bổ tiền từ chủ thể có nguồn tiền nhàn rỗi tạm thời tới chủ thể đi vay Hay nói cách khác, TDNH tập trung được nguồn vốn trong nền kinh tế và cho vay lại qua đó điều hòa được cung – cầu tiền tệ trên thị trường, đáp ứng linh hoạt nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế trong xã hội, giúp cho quá trình sản xuất được liên tục, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất (King và Levine, 1993a; Levine, 1997).

Ngoài ra khi sử dụng vốn vay của ngân hàng, khách hàng bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả vốn gốc cộng lãi trong thời gian nhất định Do đó, buộc các khách hàng phải sử dụng vốn một cách hiệu quả, vừa mang lại lợi nhuận cho chính khách hàng và đảm bảo nghĩa vụ với ngân hàng.

- Góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng sản xuất, đẩy mạnh đầu tư phát triển

Các chủ thể trong nền kinh tế không chỉ dừng lại ở quy mô sản xuất hiện tại, trước thực tế hội nhập với sự cạnh tranh trên thị trường giữa khu vực tư nhân với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thì nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh là điều tất yếu. TDNH theo đó ngày càng phát triển, đa dạng các loại hình vay gửi, linh hoạt về thời hạn và hình thức giải ngân, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của doanh nghiệp trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư dự án, tạo động lực thúc đẩy TTKT (Levine, 2002).

- Kênh truyền tải chính sách tiền tệ linh hoạt và hiệu quả

Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô trong đó NHTW thông qua các công cụ của mình để kiểm soát và điều tiết lượng tiền cung ứng hoặc lãi suất nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô về giá cả, sản lượng và công ăn việc làm (Tô Ngọc Hưng,

2012) Dựa vào chính sách tiền tệ của NHTW và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế trong mỗi thời kỳ, thông qua kênh tín dụng, NHTW có thể can thiệp vào lãi suất, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc và hạn mức tăng trưởng về quy mô tín dụng, nhằm đảm bảo lượng tiền trong lưu thông ở mức phù hợp, vừa đáp ứng tốt nhu cầu về vốn cho nền kinh tế vừa ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát (Giné và Townsend, 2004; Amaral và Quintin, 2010).

- Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Năng lực cạnh tranh quốc gia là tổng hợp các thể chế, chính sách và nhân tố quyết định mức độ hiệu quả, tính năng suất của một quốc gia Với vai trò trụ cột trong việc phân bổ nguồn vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy mở rộng các hoạt động đầu tư, sản xuất vào ngành kinh tế mũi nhọn, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và là công cụ thực thi chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô, TDNH đóng góp một phần quan trọng cho tăng trưởng bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của hội nhập (Buera và ctg, 2011).

2.1.4 Khái niệm tăng trưởng tín dụng

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

2.2.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế

TTKT là một trong những lĩnh vực quan trọng trong kinh tế học Việc nghiên cứu và nhận định về TTKT một cách toàn diện nhằm đưa ra chính sách tăng trưởng, gắn kết tăng trưởng với phát triển kinh tế có hiệu quả, có chất lượng là một trong những yêu cầu rất quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia (Jackson, 2011).

Theo World Bank (1991) thì TTKT là sự gia tăng về lượng của những đại lượng chính đặc trưng cho một trạng thái kinh tế, trước hết là tổng sản phẩm xã hội, có tính đến mối liên quan với dân số.

Tổng cục Thống kê (2004) cho rằng TTKT là sự mở rộng năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của con người Nói cách khác, TTKT là sự gia tăng hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế TTKT có vai trò quan trọng đối với tiến trình phát triển và sự thịnh vượng của đất nước.

Theo Nguyễn Văn Ngọc (2006), Aghion và Howitt (2008) thì TTKT là sự gia tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian TTKT thường được tính bằng mức tăng GDP hoặc mức tăng GDP bình quân trên đầu người theo thời gian.

Có nhiều lý thuyết về TTKT, các lý thuyết này gắn liền với tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới theo thời gian Đầu tiên và cũng là nền tảng cơ sở cho các lý thuyết về sau là lý thuyết tăng trưởng cổ điển với nội dung liên quan tới những nguồn lực tác động đến TTKT và các cơ chế cơ bản của quá trình tăng trưởng Đặc trưng của mô hình tăng trưởng theo trường phái cổ điển là hàm sản xuất phụ thuộc vào quá trình tích luỹ vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, cùng với đó là sự phân công lao động và cải tiến công nghệ đóng vai trò quan trọng đối với TTKT của mỗi quốc gia (Smith, 1776); tăng tích lũy vốn làm tăng cầu lao động nhưng với diện tích đất nông nghiệp có hạn và tác động của quy luật lợi suất giảm dần sẽ ảnh hưởng tới thu nhập bình quân của người lao động (Malthus, 1798); quan tâm tới lợi thế so sánh về sản xuất đối với quá trình gia tăng sản lượng của mỗi nền kinh tế (Ricardo, 1821).

Trong những năm 30 của thể kỷ 20, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp ở các nước trên thế giới diễn ra thường xuyên, điều này cho thấy quan điểm về khả năng tự điều tiết của nền kinh tế trong các học thuyết kinh tế đương thời chưa thực sự đầy đủ Keynes (1936) xây dựng mô hình tăng trưởng trong đó chỉ ra các nhân tố bao gồm: việc làm, tiết kiệm và đầu tư thúc đẩy TTKT trong ngắn hạn, nhấn mạnh yếu tố tổng cầu và vai trò của Chính phủ trong việc tác động làm tăng tổng cầu để kích thích tăng trưởng Trên cơ sở mô hình của Keynes (1936), hai nhà kinh tế học Harrod (1939) và Domar (1946) đã xây dựng mô hình tăng trưởng dựa trên tiết kiệm và đầu tư Mô hình Harrod - Domar xem đầu tư là nhân tố không chỉ tạo ra thu nhập mà còn là nhân tố tạo ra năng lực sản xuất, điều này phù hợp với bối cảnh TTKT giai đoạn những năm sau cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 Tuy nhiên, mô hình này không hàm chứa đầy đủ các yếu tố như: hiệu quả đầu tư là khác nhau với mỗi mức tiết kiệm và đầu tư tùy thuộc vào khả năng quản trị, năng suất lao động và tiến bộ công nghệ Trong bối cảnh mở của hội nhập, mỗi nền kinh tế đều có thể tiếp nhận các nguồn vốn hỗ trợ và các kỹ năng, công nghệ từ bên ngoài.

Hai nhà nghiên cứu Solow (1956) và Swan (1956) đưa ra hai mô hình TTKT tương đồng trong trường phái tăng trưởng tân cổ điển, các mô hình này mô tả rõ nét về xu hướng TTKT giai đoạn 1950-1970 Mô hình Solow giả định sự thay thế linh hoạt giữa vốn và lao động (khác với tỷ lệ cứng nhắc trong mô hình Keynes và tác động của quy luật lợi suất giảm dần trong mô hình Malthus) nên nền kinh tế Solow luôn trong trạng thái toàn dụng Đồng thời đề cao vai trò của tiết kiệm và đầu tư đối với tăng trưởng nhưng đầu tư chỉ làm tăng thu nhập bình quân đầu người trong thời kỳ chuyển tiếp do năng suất cận biên của vốn giảm dần Tuy nhiên trong dài hạn, yếu tố duy trì tăng trưởng bền vững chính là tiến bộ công nghệ, một nhân tố quyết định tốc độ tăng trưởng thu nhập nhưng ngoại sinh với mô hình Solow.

Khuôn khổ lý thuyết tăng trưởng nội sinh những năm 1990 bổ sung cho mô hình Solow với quan điểm sinh lợi tăng dần theo quy mô Mô hình tăng trưởng nội sinh xem tiến bộ công nghệ là biến nội sinh, tiết kiệm và đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển những tiến bộ mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh thúc đẩy TTKT bền vững (Romer, 1990; Mankiw và ctg, 1992).

Lý thuyết tân cổ điển cho biết để có tăng trưởng trong dài hạn thì phải có tiến bộ công nghệ nhưng lại không chỉ ra các yếu tố quyết định tiến bộ công nghệ Các lý thuyết TTKT sau này cố gắng đưa tiến bộ công nghệ vào trong mô hình (yếu tố nội sinh) để xem điều gì quyết định tiến bộ công nghệ Trường phái Keynes bàn về sản lượng cân bằng và sự can thiệp của Chính phủ, trong khi đó các tác giả theo trường phái tân cổ điển đề cập đến yếu tố công nghệ, sự kết hợp giữa hai trường phái này làm cơ sở hình thành nên lý thuyết TTKT hiện đại Samuelson

(1948) là nhà kinh tế học điển hình đối với các lý thuyết mới, bằng sự kết hợp hai phương pháp vi mô và vĩ mô trong phân tích các vấn đề của nền kinh tế tác giả xây dựng nên lý thuyết nền kinh tế hỗn hợp với mục đích làm rõ cấu trúc, sự vận hành, ưu thế và khuyết tật của cơ chế thị trường, vai trò của Chính phủ thông qua các chức năng và các công cụ kinh tế vĩ mô. Romer (1990) cho rằng tiến bộ công nghệ được quyết định bởi vốn tri thức mà vốn tri thức lại phụ thuộc vào hoạt động đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển trong các doanh nghiệp. Tác giả chỉ ra vốn tri thức là loại vốn đặc biệt, xét ở góc độ vi mô thì nó có lợi tức giảm dần tương tự các loại vốn vật chất khác, nhưng ở góc độ vĩ mô thì nó có lợi tức tăng dần theo quy mô Các lý thuyết TTKT hiện đại đề cập tới việc Chính phủ cần thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động bảo vệ quyền sỡ hữu trí tuệ, trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, trợ cấp cho giáo dục. Đi cùng với tiến trình phát triển của nền kinh tế, các trường phái trong lý thuyết TTKT hiện đại ngày càng hoàn thiện, thuyết trọng tiền của Friedman (1958) cho rằng: (i) mức cung tiền tệ là nhân tố có tính chất quyết định đến việc tăng sản lượng quốc gia và do đó ảnh hưởng đến các biến số vĩ mô của nền kinh tế; (ii) công cụ điều tiết kinh tế thích ứng với từng giai đoạn của chu kỳ kinh doanh nhằm giảm bớt biên độ giao động của chu kỳ và chống đỡ khủng hoảng kinh tế; (iii) mức cung tiền thường không ổn định và phụ thuộc vào NHTW Theo Fisher

(1911) thì M*V=P*Q (trong đó, M: mức cung tiền; V: tốc độ lưu thông tiền; P: mức giá chung và Q: sản lượng), vì V ổn định nên các biến số vĩ mô như giá cả, sản lượng, việc làm phụ thuộc vào mức cung tiền tệ Bên cạnh đó với hàm cầu tiền M d =f(Y n ,i) trong đó: M d mức cầu tiền danh nghĩa; Y n : thu nhập danh nghĩa; i: lãi suất danh nghĩa, thì quan điểm của Friedman (1958) đối lập với tính chất về cầu tiền trong lý thuyết Keynes (M=L(i)), tác giả cho rằng cầu tiền là nhân tố ngoại sinh của nền kinh tế Mức cầu thích hợp về tiền được xem xét không phải là nhân tố hoạt động của quá trình sản xuất mà như là một trong những nhân tố về cầu của kết quả sản xuất, trường phái trọng tiền quan tâm tới yếu tố lạm phát hơn thất nghiệp.

Tóm lại, các lý thuyết TTKT đều chỉ ra vai trò quan trọng của yếu tố công nghệ, năng suất các nhân tố tổng hợp bên cạnh yếu tố vốn và lao động đối tới TTKT trong dài hạn Trong lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển, tiến bộ công nghệ được xem là yếu tố ngoại sinh thì lý thuyết tăng trưởng nội sinh cho thấy điều ngược lại Lý thuyết TTKT hiện đại trong đó trọng tâm tập trung vào yếu tố tiến bộ công nghệ, vốn tri thức, các hoạt động nghiên cứu, phát triển gắn liền với tiến trình phát triển của nền kinh tế và các quan điểm mới về vấn đề cung, cầu tiền cũng như vai trò của Chính phủ trong quá trình phát triển.

Bảng 2.1 Tóm lược các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế

Lý thuyết Nội dung Tác giả

Hàm sản xuất phụ thuộc vào quá trình tích luỹ vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, cùng với đó là sự phân công lao động và cải tiến công nghệ.

Quy luật lợi suất giảm dần sẽ ảnh hưởng tới thu nhập bình quân của người lao động Malthus (1798).

Quan tâm tới lợi thế so sánh về sản xuất đối với quá trình gia tăng sản lượng của mỗi nền kinh tế Ricardo (1817).

Việc làm, tiết kiệm và đầu tư thúc đẩy TTKT trong ngắn hạn, nhấn mạnh yếu tố tổng cầu và vai trò của Chính phủ trong việc tác động làm tăng tổng cầu để kích thích tăng trưởng.

Hậu Keynes Xem đầu tư là yếu tố quyết định để đảm bảo tăng trưởng.

Giả định sự thay thế linh hoạt giữa vốn và lao động, đồng thời đề cao vai trò của tiết kiệm và đầu tư đối với tăng trưởng.

Tiến bộ công nghệ là yếu tố duy trì tăng trưởng bền vững nhưng ngoại sinh với mô hình Solow

Xem các yếu tố ảnh hưởng tới TFP là biến nội sinh bên cạnh vốn vật chất và vốn con người Tích luỹ kiến thức (công nghệ) và sự lan toả kiến thức có tác động thúc đẩy TTKT bền vững trong dài hạn.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

2.3.1 Tác động của tín dụng ngân hàng tới tăng trưởng kinh tế

TDNH là hình thức vốn được cung cấp bởi hệ thống ngân hàng, thêm vào đó vốn là yếu tố đầu vào quan trọng cho sự phát triển của một nền kinh tế Smith (1776) là người đặt nền móng cho lý thuyết tăng trưởng cổ điển với hàm sản xuất được đưa ra như sau:

Y = f(L, K, T) (2.2) với biến phụ thuộc là Y đại diện cho sản lượng, các biến độc lập gồm: L đại diện cho lao động, K là máy móc thiết bị và cuối cùng T là đất đai Trong mô hình tăng trưởng cổ điển, các yếu tố như dân số, tăng đầu tư và tăng đất đai sử dụng vào sản xuất sẽ góp phần thúc đẩy TTKT Điều này hàm ý rằng, cung cấp tín dụng giúp bổ sung vốn cho sản xuất, kinh doanh làm gia tăng đầu tư và cuối cùng là kích thích tăng trưởng.

Một dạng hàm sản xuất được thử nghiệm với bằng chứng thống kê của Cobb-Douglas (1928), ba yếu tố đảm bảo cho sự phát triển đó là: tích luỹ vốn (K), lao động (L) và các nhân tố tổng hợp (A), cụ thể:

Trong đó, α và β là các hệ số co dãn đầu ra tương ứng của vốn và lao động Như vậy, kênh TDNH sẽ giúp gia tăng việc tích luỹ vốn (K) và phân bổ cho nền kinh tế qua đó đóng góp quan trọng đến việc gia tăng sản lượng đầu ra của một quốc gia, góp phần thúc đẩy TTKT. Theo tiến trình phát triển của nền kinh tế, các lý thuyết về tăng trưởng ngày càng hoàn thiện trên cơ sở các yếu tố tác động tới TTKT Các lý thuyết từ cổ điển, Keynes (1936), mô hình Harrod-Domar, lý thuyết tân cổ điển với đề xuất của Solow và Swan (1956) cho tới lý thuyết tăng trưởng nội sinh đều xem vốn đầu vào bao gồm vốn vật chất (vốn từ hệ thống ngân hàng, từ thị trường chứng khoán và các kênh khác) và vốn con người là yếu tố nội sinh tác động tới tăng trưởng Theo quan điểm lý thuyết tăng trưởng nội sinh, Lucas (1988), Mankiw và ctg

(1992) đã làm rõ vai trò của phát triển tài chính nói chung trong đó đề cập tới kênh TDNH nói riêng đối với TTKT trong dài hạn thông qua việc đổi mới công nghệ, tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển và cung ứng vốn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế Hơn thế nữa, một hệ thống ngân hàng vững mạnh không chỉ giới hạn chức năng huy động các nguồn vốn trong nước mà còn có chức năng rất lớn trong việc thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn bên ngoài nền kinh tế như FDI và vốn đầu tư gián tiếp (FPI). Bên cạnh đó, một số tác giả tiếp cận theo lý thuyết ngân hàng, nhấn mạnh vai trò hoạt động trung gian của ngân hàng, là cầu nối giữa các chủ thể, cải thiện thanh khoản cho thị trường và là kênh thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế (Giné và Townsend, 2004; Amaral và Quintin, 2010; Buera và ctg, 2011) Các nhà kinh tế theo quan điểm này còn cho rằng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế tại các nước đang phát triển kênh tín dụng không chỉ là kênh huy động và phân phối vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu của các chủ thể mà còn có chức năng giảm thiểu các rủi ro tài chính thông qua việc cung cấp thông tin và tư vấn cho các nhà đầu tư Với chức năng giám sát, tư vấn các hoạt động sản xuất kinh doanh, hệ thống ngân hàng có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực của hiện tượng bất đối xứng thông tin, phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro tài chính và tránh tạo ra các cú sốc về tài chính đối với các nền kinh tế đang phát triển (Zhang và ctg 2012).

Tác động của TDNH tới TTKT được các quốc gia quan tâm hàng đầu, bởi đây là thành tố quan trọng trong quá trình cung ứng vốn cho sản xuất, tạo thanh khoản cho thị trường và là công cụ hữu hiệu thực thi chính sách tiền tệ Thực tế, giữa TTTD và TTKT tồn tại mối tương quan bao gồm cả tuyến tính và phi tuyến tính Trong mối quan hệ nhân quả giữa TTTD vàTTKT, có khi mối quan hệ này là một chiều (TTTD dẫn tới TTKT hoặc ngược lại), cũng có khi tồn tại song song hai chiều giữa mối quan hệ này.

2.3.1.1 Tác động tuyến tính Đây là xu hướng có nhiều sự đồng thuận của các nhà nghiên cứu và chiếm ưu thế chủ đạo trong các lý thuyết về tác động của TDNH tới TTKT Khung lý thuyết nền tảng được luận án sử dụng cũng như làm cơ sở để các nhà nghiên cứu đánh giá tác động, xem xét mối quan hệ giữa TDNH và TTKT dựa vào lý thuyết tăng trưởng nội sinh Mankiw và ctg (1992) tập trung vào huy động tiết kiệm, phân bổ vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và lý thuyết ngân hàng nhấn mạnh vai trò trung gian đối với nền kinh tế.

Schumpeter (1911) là một trong số những nhà kinh tế đầu tiên tin rằng hệ thống ngân hàng khi thực hiện tốt chức năng trung gian sẽ là nhân tố quan trọng đối với quá trình tăng trưởng của nền kinh tế Cụ thể hơn, thông qua vai trò trung gian hệ thống ngân hàng có thể tập hợp khối lượng lớn các nguồn lực tài chính và chuyển chúng thành giá trị thực trong nền kinh tế.

Sự phát triển của các hoạt động ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng thể hiện qua việc gia tăng về quy mô cũng như chất lượng dịch vụ sẽ thúc đẩy TTKT Cụ thể hơn Schumpeter và Opie (1934) giải thích với số lượng các ngân hàng tăng lên, tương ứng với số lượng dịch vụ và chất lượng đi kèm, cải thiện trong năng lực làm việc, quản lý cũng như quá trình liên kết mạnh mẽ hơn giữa các ngân hàng giúp cho việc xem xét, đánh giá các khoản đầu tư trong nền kinh tế được toàn diện Từ đó có những khoản tài trợ vốn hiệu quả thông qua mạng lưới rộng khắp của hệ thống ngân hàng, đảm bảo khả năng sử dụng tối đa các nguồn lực có sẵn từ các chủ thể trong tiến trình phát triển kinh tế.

Khu vực ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với thị trường tài chính nói chung Trong đó, kênh TDNH được xem là cốt lõi trong việc cung cấp vốn cho cá nhân, doanh nghiệp và cả Chính phủ tạo tiền đề đóng góp cho TTKT King và Levine (1993a), Levine (1997) tìm thấy kết luận về mối quan hệ giữa TDNH và TTKT không chỉ là sự tương quan tạm thời nhờ vào khả năng tích luỹ, phân phối nguồn vốn mà TDNH còn là nhân tố dẫn dắt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, là chỉ báo tốt để dự báo cho TTKT trong tương lai Tác giả cho rằng, các chi phí tìm kiếm thông tin, chi phí giao dịch đã khuyến khích sự hiện diện của trung gian tài chính, trong đó có hệ thống ngân hàng mà cụ thể là hoạt động tín dụng không chỉ giúp luân chuyển nguồn vốn từ nhóm thặng dư sang chủ thể thâm hụt mà còn xem xét đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư, theo dõi và giám sát hoạt động của doanh nghiệp, có những biện pháp quản lý rủi ro làm tăng tính hiệu quả của quá trình phân bổ nguồn lực.

King và Levine (1993b) cho rằng hệ thống tài chính có khả năng quản lý rủi ro một cách hữu hiệu đóng góp đáng kể vào sự gia tăng của TTKT Levine (1997) lập luận “các nước có thể chế tài chính hiệu quả trong việc giảm bớt các rào cản thông tin sẽ thúc đẩy TTKT nhanh hơn thông qua nhiều khoản đầu tư hơn so với các nước có hệ thống tài chính kém hiệu quả trong việc tiếp cận và xử lý thông tin” Một thể chế tài chính phát triển, hay nói cách khác là hệ thống tài chính được thiết kế thích hợp sẽ cải thiện chi phí giao dịch (bao gồm chi phí thông tin) cũng như tối đa hóa các lợi ích trong công tác vận hành hệ thống qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong nền kinh tế tiếp cận nguồn vốn và dịch vụ với giá cả hợp lý, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Ang (2008) mô tả cụ thể cơ chế của sự xuất hiện các trung gian tài chính Các tổ chức này xuất hiện nhằm khai thác thị trường ngách, thị trường mà ở đó các ngân hàng hay công ty tài chính, quỹ… là đầu mối tiếp nhận các khoản đầu tư từ tiết kiệm và cho các chủ thể khác vay lại Một mặt giải quyết được hiện tượng bất cân xứng thông tin, giảm đáng kể chi phí giao dịch, mặt khác phân bổ nguồn vốn hiệu quả và giám sát được dòng vốn góp phần kích thích TTKT nhanh hơn.

Levine và Zervos (1998) làm rõ hơn tác động tuyến tính giữa TTTD và TTKT Họ cho rằng TDNH góp phần gia tăng khả năng tiết kiệm và đầu tư, làm tăng năng suất các nhân tố sản xuất, phân phối và giám sát quá trình sử dụng vốn của các chủ thể vay vốn qua đó tác động thúc đẩy TTKT tại các quốc gia Sự phát triển của hệ thống tài chính là điều cần thiết nếu các quốc gia muốn phát triển kinh tế, TTKT dẫn đến nhu cầu tín dụng tăng lên để tài trợ cho doanh nghiệp trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh (Levine, 2002) Rajan và Zingales (1998) cho rằng phát triển tài chính làm giảm chi phí của các nguồn tài trợ bên ngoài cho doanh nghiệp, vì vậy các nước có hệ thống tài chính phát triển thì những ngành phụ thuộc nhiều vào nguồn tài trợ bên ngoài sẽ có điều kiện hoạt động tốt hơn Không chỉ vậy, TTTD còn là yếu tố dự báo trước cho cuộc khủng hoảng tiền tệ (Kaminsky và Reinhart, 1999; Schularick và Taylor, 2012), các quốc gia có hệ thống tài chính phát triển thúc đẩy TTKT nhanh hơn, cao hơn nhưng cũng đánh đổi bằng biến động lớn hơn khi khủng hoảng xảy ra (Ranciere và ctg, 2008).

Các trung gian tài chính nói chung trong đó có hệ thống ngân hàng ngày càng phát huy vai trò của mình gắn liền với tiến trình phát triển kinh tế Scholtens và Wensveen (2000) xác định các vai trò này là: sự đổi mới sản phẩm tài chính; tối đa hóa năng suất vốn và quản trị rủi ro; phát triển dịch vụ tài chính, thiết kế sản phẩm liên quan; và sự tiến triển năng động với những thay đổi trong thể chế tài chính Đi cùng với đó là những đóng góp cho TTKT bao gồm: (i) thu thập và xử lý thông tin; (ii) đóng góp cho đổi mới và tinh thần kinh doanh; (iii) quản lý rủi ro, lợi tức đầu tư và; (iv) phân bổ nguồn lực hiệu quả, tối thiểu hóa rủi ro.

Góc độ tác động của hệ thống tài chính và TDNH tới TTKT là khác nhau tùy thuộc vào mức độ phát triển của mỗi quốc gia Những quốc gia thuộc nhóm nghèo, đang phát triển thì tác động chủ yếu giúp thúc đẩy TTKT thông qua tích lũy vốn, nhóm các quốc gia phát triển thì tác động bằng cách tăng năng suất các nhân tố sản xuất là chủ yếu (Rioja và Valev, 2004a). Chirwa và Odhiambo (2016) cho rằng việc xác định các yếu tố quyết định TTKT của một quốc gia còn tùy thuộc vào mức độ phát triển của quốc gia đó Đối với các nước đang phát triển thì yếu tố vĩ mô quyết định tăng trưởng kinh tế bao gồm: viện trợ, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu chi ngân sách, đầu tư, thương mại, chính sách tiền tệ, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, địa lý, chính trị và các nhân tố liên quan đến tài chính như tín dụng, thanh toán, tiết kiệm Tại các nước phát triển thì yếu tố tài nguyên thiên nhiên, viện trợ được loại ra, kết hợp với đó là các yếu tố tài chính tập trung chủ yếu vào thanh khoản, tiết kiệm, cung tín dụng được duy trì ở ngưỡng phù hợp và công nghệ là yếu tố quan trọng tác động tới TTKT.

Mối liên kết chặt chẽ giữa phát triển tài chính và TTKT tại các quốc gia qua nhiều năm đã được chứng minh bởi Patrick (1966), Goldsmith (1969) cũng như nhiều tác giả khác Patrick

CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Tùy thuộc vào cấp độ phát triển tài chính hay mức độ phân hóa về thu nhập giữa các quốc gia, các nghiên cứu về tác động của TDNH tới TTKT đưa ra nhiều kết luận về sự tương quan giữa hai biến này Để làm rõ hơn cơ sở lý thuyết ở mục 2.3 và chứng minh khoảng trống tri thức của vấn đề nghiên cứu, tác giả lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm theo chiều hướng tác động của TDNH tới TTKT.

2.4.1 Nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ tác động tuyến tính

Tác động của TDNH tới TTKT là chủ đề được nhiều học giả quan tâm, bởi vai trò quan trọng của dòng vốn này đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Cùng với xu hướng đồng thuận về tác động tuyến tính của TDNH tới TTKT được trình bày trong lý thuyết nền, các nghiên cứu thực nghiệm một lần nữa đánh giá cụ thể với nhiều cách tiếp cận khác nhau Hung và Pfau

(2008) phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam thông qua mô hình VAR với chuỗi dữ liệu thời gian theo quý giai đoạn 1992-2005 nhằm xem xét tác động giữa các biến (chỉ số giá tiêu dùng CPI, cung tiền M2, lãi suất, tín dụng trong nước, tỷ giá, giá dầu, giá gạo ) Kết quả cho thấy chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến sản lượng và giá cả Mức độ và tác động của cú sốc chính sách tiền tệ đối với sản lượng mạnh nhất sau bốn quý nhưng tác động đối với giá cả thì kéo dài từ quý thứ 3 đến quý thứ 9 và tín dụng có thể giải thích khoảng 23% sự biến động GDP Đồng thời cũng cho thấy trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ thì kênh tín dụng và tỷ giá hối đoái quan trọng hơn kênh lãi suất.

Kế thừa nghiên cứu Hung và Pfau (2008) nhưng số liệu cập nhật tới 2018, Nguyễn Đức Long và Trần Thanh Hoa (2019) cho rằng độ lớn tác động của tín dụng tới TTKT giảm xuống còn khoảng 12% - 13% Lý giải cho điều này, tác giả lập luận rằng nền kinh tế Việt Nam bớt lệ thuộc vào nguồn vốn tín dụng, mà thay vào đó là sự xuất hiện của nhiều kênh hỗ trợ vốn khác như FDI, trái phiếu và cổ phiếu.

Lê Thị Mận và ctg (2016) phân tích mối quan hệ dài hạn giữa TTTD và TTKT tại Việt Nam trong giai đoạn 1992 đến 2014 thông qua mô hình VECM cùng với hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai kết hợp bộ lọc HP để kiểm định tốc độ TTTD ngân hàng tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa TTTD ngân hàng và TTKT ở Việt Nam Tuy nhiên, TTKT chịu ảnh hưởng rất ít từ các hoạt động TDNH Phân tích hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai chứng minh sự thay đổi của GDP chỉ được giải thích khoảng 7% bởi tốc độ TTTD ngân hàng Từ đó, nghiên cứu đề ra một số giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại và một số kiến nghị với ngân hàng nhà nước nhằm nâng cao vai trò của hoạt động TDNH đối với TTKT tại Việt Nam.

Cùng quan điểm với Lê Thị Mận và ctg (2016), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Thị Hồng Ánh

(2019) tiếp cận các yếu tố như tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP, chênh lệch lãi suất tiền gửi và tiền vay, lạm phát, cung tiền M2, độ mở thương mại tác động tới TTKT Việt Nam giai đoạn 1993-

2017 bằng mô hình VECM Bài viết chỉ ra sự thay đổi của GDP được giải thích bởi 6,4%TTTD Điều này có thể lý giải sự phân bổ vốn tín dụng chưa phát huy được hiệu quả trong nền kinh tế để thúc đẩy sự tăng trưởng Nguyên nhân là do các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng và hệ quả từ bất cân xứng thông tin Ngoài ra kết quả phân rã phương sai cho thấy GDP ít nhạy cảm với những cú sốc của thông tin vĩ mô ngoại trừ cú sốc của độ mở thương mại Nguyên nhân lý giải là do Chính phủ có những chính sách hành chính can thiệp vào thị trường làm cho các biến vĩ mô chưa phản ánh chính xác bản chất hoạt động của nền kinh tế.

Ngoài các nghiên cứu trong nước thì nước ngoài cũng có nhiều nghiên cứu làm rõ tác động tuyến tính giữa TDNH và TTKT Rioja và Valev (2004b) nghiên cứu về mức độ phù hợp của tăng trưởng tài chính tới TTKT bằng cách sử dụng dữ liệu tài chính của 74 quốc gia giai đoạn 1966–1995 kết hợp mô hình hồi quy GMM, đây là phương pháp tổng quát của rất nhiều phương pháp ước lượng phổ biến như OLS, GLS, MLE, ngay cả trong điều kiện giả thiết nội sinh bị vi phạm, phương pháp GMM cho ra các hệ số ước lượng vững, không chệch, phân phối chuẩn và hiệu quả.

Mô hình GMM như sau: Y i,t – Y i,t-1 = (α – 1)* Y i,t-1 + β*X i,t + ŋ i + ս i,t

Trong đó: Y i,t và Y i,t-1 là mức GDP thực; X i,t là biến giải thích; ŋ i là biến hiệu ứng; i là quốc gia; t là thời gian và; ս i,t là nhiễu.

Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng có thể thay đổi tùy theo mức độ phát triển tài chính và được chia thành ba khu vực: (i) ở khu vực các quốc gia có mức độ phát triển tài chính rất thấp, những cải tiến bổ sung trong thị trường tài chính có tác động không chắc chắn đến tăng trưởng; (ii) các nước trong khu vực tài chính phát triển vừa phải, phát triển tài chính có tác động lớn, tích cực đến tăng trưởng và; (iii) cuối cùng, các nước ở khu vực tài chính phát triển cao, hiệu ứng là tích cực nhưng nhỏ hơn khu vực (ii). Đánh giá mối quan hệ nhân quả của TDNH cùng các yếu tố vĩ mô như: Lạm phát, tỷ lệ chi tiêu Chính phủ trên GDP, lãi suất, tỷ lệ đầu tư trên GDP tới TTKT tại Malaysia, Vaithilingam và ctg (2003) sử dụng mô hình VECM cho kỳ dữ liệu theo quý giai đoạn 1968-1998 Mô hình bài viết như sau: Y = α 0 + β 1 BP + γ 1 Z + à.

Trong đó: Y là tốc độ tăng trưởng GDP thực – biến phụ thuộc; BP tỷ lệ tín dụng ngân hàng cho khu vực tư nhân trên GDP; Z là tập hợp các biến vĩ mô liên quan.

Kết quả kiểm định nhân quả Granger cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa TDNH và TTKT, tác động một chiều từ TTKT tới chi tiêu công, đầu tư, lãi suất và lạm phát Yếu tố chi tiêu công trên GDP và lãi suất tương quan mạnh với TDNH Điều này chứng tỏ những cải cách tài chính đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển ở quốc gia này.

Hai tác giả Vazakidis và Adamopoulos (2009) xem xét mối quan hệ giữa TTTD, TTKT và tỷ lệ lạm phát của Ý giai đoạn 1965–2007 Đầu tiên, các tác giả kiểm định tính dừng chuỗi dữ liệu bằng phương pháp Augmented Dickey-Fuller (ADF), sau đó tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test) và sử dụng mô hình VECM, đây là mô hình thể hiện mối tương quan giữa các biến trong ngắn hạn và dài hạn Mô hình như sau:

4 BC t = 0 0 + E P ạ l ACPI t-i + z p ạ 2 AGDP t-i + s p ạ 3 ABC t-i + ẢEC t-i + £ t

Trong đó: BC là tín dụng ngân hàng cho khu vực tư nhân; CPI chỉ số giá tiêu dùng; GDP tổng sản phẩm quốc nội; EC t-i độ trễ; 2 hệ số ngắn hạn sửa lỗi và; £ t nhiễu.

Kết quả cho thấy, TTKT tăng 1% trong thời gian ngắn làm tăng cho vay 0,4% trong khi tỷ lệ lạm phát tăng trên 1% làm giảm cho vay ngân hàng trên 0,5% và không có bất kỳ vấn đề nào trong trạng thái cân bằng dài hạn giữa các biến Nghiên cứu sử dụng mô hình VECM để đánh giá, mô hình này đánh giá được quan hệ trong ngắn hạn, nhưng dài hạn dễ dẫn đến việc bỏ sót thông tin trong mối quan hệ giữa các biến liên qua đến việc lấy sai phân sau khi hồi quy. Backé và ctg (2005) sử dụng dữ liệu theo quý từ năm 1975 đến 2003 tại 43 quốc gia bao gồm: Các nước OECD (chia theo hai nhóm thu nhập cao và thu nhập thấp), các quốc gia mới nổi tại châu Á, châu Mỹ và các nền kinh tế đang chuyển đổi từ Trung và Đông Âu nhằm đánh giá tỷ lệ tín dụng/GDP thực tế so với mức cân bằng theo từng mức độ phát triển của các quốc gia. Các tác giả sử dụng phối hợp các mô hình OLS, FEM và OLS động xác định mức cân bằng của tỷ lệ tín dụng/GDP tại các nước OECD có thu nhập trung bình Kết quả cho thấy, tỷ lệ tín dụng/GDP thực tế tại các nước đang chuyển đổi là thấp hơn mức cân bằng, tỷ lệ này là cao hơn tại các nước OECD có thu nhập cao và kết quả không chắc chắn đối với các nước mới nổi Điều này chứng minh rằng, gia tăng chiều sâu tài chính, hay nói cách khác là đưa tỷ lệ tín dụng/GDP về gần hơn mức cân bằng có tác động kích thích TTKT tại các nước đang chuyển đổi Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy mối quan hệ giữa yếu tố liên quan tới cung tín dụng (mức độ tự do hoá tài chính, quy mô của hệ thống ngân hàng) và các yếu tố tác động tới cầu tín dụng (nhu cầu chi tiêu Chính phủ, tiêu dùng cá nhân, lãi suất, lạm phát và giá nhà) với tốc độ cho vay của các ngân hàng có ý nghĩa thống kê cao tại các nước có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn.

Biggs và ctg (2009) đánh giá mối quan hệ giữa tín dụng và sự phục hồi kinh tế sau giai đoạn khủng hoảng tài chính Để thực hiện nghiên cứu, các tác giả đã vận dụng phương pháp phân tích định tính nhằm tiến hành so sánh sự thay đổi của cung tín dụng và dư nợ tín dụng đối vớiTTKT tại Mỹ sau cuộc đại suy thoái, đồng thời tiến hành phân tích dữ liệu tổng mức tiêu dùng và đầu tư so với dư nợ tín dụng bình quân, lưu lượng tín dụng bình quân đối với 22 thời điểm sụt giảm đột ngột luồng vốn đầu tư tại các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi Bên cạnh đó, bài viết sử dụng mô hình kinh tế lượng OLS để xem xét chi tiết mối tương quan giữa tăng trưởng dư nợ tín dụng (credit growth), tăng trưởng cung tín dụng (credit impulse) vàTTKT tại Mỹ từ năm 1954 đến 2008 Mô hình OLS như sau: y t = 0 0 + ^ i d t + ^ 2 C it + S t

Trong đó: y t là tăng trưởng kinh tế tư nhân; d t là tăng trưởng tín dụng; c it nguồn cung tín dụng và; t = 1, 2, , T thời gian.

KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU

Một vấn đề đặt ra của việc lược khảo các nghiên cứu liên quan là khó khăn trong kết nối các nghiên cứu này để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và thực tiễn tại Việt Nam Trong khả năng tìm hiểu và lược khảo của tác giả thì nhận xét chung được đưa ra là các nghiên cứu trước tiếp cận, đánh giá tác động của TDNH tới TTKT đa phần sử dụng phương pháp định lượng, với phạm vi nghiên cứu rộng tại một quốc gia hoặc nhóm các quốc gia có cùng mức độ phát triển, thời gian nghiên cứu đa dạng, kết quả nghiên cứu đưa ra nhiều kết luận về mức độ tác động cũng như mối quan hệ giữa hai biến này, tuỳ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế, trình độ phát triển của hệ thống tài chính tại quốc gia hay nhóm các quốc gia được nghiên cứu.

Qua tổng hợp các nghiên cứu liên quan về tác động của TDNH tới TTKT theo xu hướng tác động cả trong và ngoài nước thì khe hở nghiên cứu được khai thác là cách tiếp cận đánh giá tác động Nói rõ hơn, cách tiếp cận giải quyết mục tiêu nghiên cứu đặt ra trong đó tác động của TDNH tới TTKT được xem xét cùng với các yếu tố vĩ mô liên quan nguồn vốn vật chất bao gồm: chi tiêu Chính phủ, vốn FDI giải ngân từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện mức độ tác động và vai trò của dòng vốn TDNH đối với nền kinh tế nhất là trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tăng vốn là khoảng trống nghiên cứu mà các nghiên cứu trước chưa phân tích, cần tập trung làm rõ.

Cơ cấu TDNH theo nhóm ngành có mối quan hệ với TTKT qua các giai đoạn của quá trình phát triển (Greenwood và Smith, 1997; Tongurai và Vithessonthi, 2018), tại Việt Nam các nghiên cứu về tác động của TDNH theo nhóm ngành kinh tế tới mức tăng GDP chưa nhiều,chính vì vậy đây là khoảng trống cần làm sáng tỏ Khai thác khoảng trống này không chỉ đánh giá sâu hơn tác động của TDNH tới TTKT mà đây còn là cơ sở để đưa ra các định hướng nhằm cải thiện mức độ tác động của cơ cấu tín dụng ngành cũng như hướng dòng chảy vốn TDNH phù hợp với cơ cấu chuyển dịch của nền kinh tế theo định hướng của Chính phủ Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước phần lớn sử dụng tỷ lệ tín dụng/GDP nhằm xác định ngưỡng phù hợp với điều kiện các yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế, nhưng chưa đánh giá được mức độ tác động của TDNH tới TTKT theo từng phân vùng Do đó luận án mở rộng thêm góc độ nghiên cứu này, một mặt làm rõ tác động của TDNH theo từng phân vùng trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động, mặt khác đây là cơ sở đưa ra kết luận về tác động củaTDNH tới TTKT tại Việt Nam có phải tuyến tính hoàn toàn hay không.

6 4 Ngoài ra, trong các phương pháp định lượng được sử dụng ở các nghiên cứu trước, phần lớn các giá trị p-value trong kết quả hồi quy, kiểm định được sử dụng làm cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết vô hiệu dựa vào mức xác suất cố định (1%, 5% hay 10%) nên mức ý nghĩa thống kê chưa cao Nhằm cải thiện ý nghĩa của giá trị p-value trong kết quả nghiên cứu, luận án chuyển các giá trị này sang hệ số BFB BFB có nhiều ưu điểm hơn so với p- value cụ thể: BFB thể hiện rõ xác suất của giả thuyết chính (H 1 ) trong điều kiện dữ liệu hiện có; p-value nhạy cảm với sự thay đổi kích cỡ mẫu trong khi tiếp cận của BFB đi từ ước lượng điểm kết hợp với phân phối mẫu cho ra xác suất hậu nghiệm (Goodman, 2008; Wasserstein và Lazar, 2016; Benjamin và Berger, 2019).

Tóm lại, nội dung đánh giá tác động của TDNH tới TTKT cùng các biến vĩ mô liên quan nguồn vốn đầu vào của tăng trưởng, đánh giá tác động theo cơ cấu tín dụng ngành và xem xét phân vùng tác động của TDNH tới TTKT theo biến ngưỡng tỷ lệ tín dụng/GDP để từ đó làm rõ những ảnh hưởng mà dòng vốn TDNH mang lại đối sự phát triển của nền kinh tế tại Việt Nam là việc cần thiết.

Trong chương 2, luận án trình bày cơ sở lý thuyết về TDNH, TTTD, TTKT cũng như lý thuyết về tác động của TDNH tới TTKT, lý thuyết ngưỡng TTTD và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan. Đầu tiên, luận án nêu rõ các vấn đề liên quan đến TDNH, TTKT bao gồm: khái niệm, vai trò và các yếu tố tác động Bên cạnh đó, tác giả tập trung vào phân loại TDNH theo cơ cấu ngành và các chỉ số đo lường TTTD, TTKT Các yếu tố tác động tới TTTD, TTKT cũng được đề cập trong chương 2 mục đích làm tiền đề cho việc phân tích lồng ghép giữa thực trạng TTTD, TTKT tại Việt Nam giai đoạn 2004-2020 với kết quả mô hình nghiên cứu. Tiếp theo, chương này làm rõ cơ sở lý thuyết về tác động của TDNH tới TTKT, trong đó tác động tuyến tính tập trung chủ yếu vào yếu tố vốn cho sản xuất, kinh doanh dựa trên lý thuyết tăng trưởng nội sinh (Mankiw và ctg, 1992) và nhấn mạnh vai trò trung gian của hệ thống tài chính trong việc thúc đẩy TTKT theo King và Levine (1993a), Levine và Zervos (1998) Sự khác nhau về trình độ phát triển của hệ thống tài chính trong nước, mức độ phát triển kinh tế và bùng nổ tín dụng là nguyên nhân chính dẫn tới tác động phi tuyến giữa TTTD và TTKT.

6 5 Chính vì mối tương quan này, chương 2 cũng làm rõ lý thuyết về ngưỡng TTTD Mức TTTD tối ưu và tỷ lệ tín dụng/GDP là hai yếu tố chính nhằm xác định ngưỡng Tốc độ TTTD của các quốc gia gắn liền với chu kỳ phát triển kinh tế của quốc gia đó, nhưng việc cung tín dụng quá mức vào nền kinh tế trong khi sức hấp thụ vốn của các chủ thể có hạn, sử dụng đòn bẩy tài chính cao và cơ chế tự do hoá tài chính làm cho TTTD thực tế vượt quá mức cân bằng trong dài hạn sẽ gây bất ổn cho hệ thống tài chính, tác động tiêu cực tới TTKT Dòng vốn tín dụng chảy vào các hoạt động phi sản xuất, các tài sản có tính đầu cơ và rủi ro cao làm cho tốc độ tăng dư nợ tín dụng nhanh hơn tốc độ tăng của sản lượng trong nước Hay nói cách khác, đào sâu tài chính quá mức, tỷ lệ tín dụng/GDP vượt quá ngưỡng bùng nổ có tác động làm suy thoái nền kinh tế theo một độ trễ nhất định.

Cuối cùng, chương 2 trình bày các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của TDNH tớiTTKT để thấy rõ hơn các khía cạnh đã nghiên cứu về vấn đề này, đồng thời đặt ra các giả thuyết và chỉ ra khoảng trống nghiên cứu tại Việt Nam, làm cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu trong chương 3.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Để đánh giá tác động của TTTD tới TTKT tại Việt Nam giai đoạn 2004-2020, luận án sử dụng mô hình VECM Đây là mô hình có nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu đánh giá tác động giữa các biến (Lê Thị Mận và ctg, 2016; Trần Huy Hoàng và Nguyễn Thị Hồng Ánh, 2019; Vazakidis và Adamopoulos, 2009; Ananzeh, 2016; Timsina,

2014) So với các mô hình khác, mô hình VECM bao chứa mọi mối quan hệ tương hỗ động theo thời gian giữa các biến, do đó phân tích được tác động trong ngắn hạn, cũng như quá trình điều chỉnh đến quan hệ ổn định trong dài hạn Phản ánh được tác động của những cú sốc, đặc biệt đối với các biến có sự biến động mạnh trong thời gian nghiên cứu Ngoài ra, đây cũng là mô hình hồi quy chuỗi thời gian tránh được một số yếu điểm như hồi quy giả mạo (spurious regression) hoặc tự tương quan.

Luận án xây dựng mô hình đánh giá tác động của TTTD toàn hệ thống ngân hàng tới TTKT tại Việt Nam cùng các biến vĩ mô liên quan nguồn vốn vật chất đầu vào của tăng trưởng. Đánh giá sâu hơn tác động của TDNH tới TTKT với mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên lực lượng lao động có việc làm và dư nợ tín dụng phân theo các nhóm ngành trong nền kinh tế bao gồm: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; hoạt động thương mại, vận tải, viễn thông và các hoạt động dịch vụ khác.

Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng tỷ lệ tín dụng/GDP làm biến ngưỡng trong mô hình hồi quy ngưỡng của Hansen (2000) nhằm phân vùng đánh giá tác động tới TTKT giai đoạn2004- 2020 để thấy rõ được mức độ tác động của TDNH tới TTKT tại Việt Nam trong giai đoạn này Các bước trong quá trình thực hiện nghiên cứu dựa trên cơ sở thiết kế nghiên cứu của Creswell (2017) và được trình bày cụ thể trong quy trình nghiên cứu đề xuất như Hình3.1.

Nguồn: Tác giả đề xuất

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu đề xuất

DỮ LIỆU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU

Dữ liệu luận án sử dụng là số liệu thứ cấp, lấy theo quý và được tổng hợp từ Tổng cục Thống kê, NHNN, CEIC chi tiết trong Bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1 Loại dữ liệu và nguồn thu thập

STT Tên dữ liệu Khoảng thời gian Nguồn

1 GDP thực Theo quý TCTK

2 Dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng Theo quý CEIC

3 Dư nợ tín dụng nhóm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Theo quý NHN

4 Dư nợ tín dụng nhóm công nghiệp và xây dựng Theo quý NNHN

5 Dư nợ tín dụng nhóm thương mại, vận tải, viễn N thông và dịch vụ khác Theo quý NHN

6 Chỉ số giá tiêu dùng Theo quý CEIC

7 Vốn FDI giải ngân Theo quý CEIC

8 Chi tiêu Chính phủ Theo quý CEIC

9 Số lượng lao động Theo quý TCTK

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Với dữ liệu thu thập được trong Bảng 3.1, luận án xử lý để tạo nên dữ liệu đầu vào phù hợp với yêu cầu của mô hình VECM đánh giá tác động và mô hình hồi quy ngưỡng.

Về thời gian nghiên cứu, tác giả tiến hành thực hiện nghiên cứu tại Việt Nam với kỳ nghiên cứu theo quý từ năm 2004 đến năm 2020 Khoảng thời gian này các yếu tố vĩ mô trong nước có nhiều biến động, bao gồm giai đoạn sau khủng hoảng tiền tệ năm 1997, trước, trong và sau khủng hoảng tài chính 2007-2008, đồng thời cũng là giai đoạn nền kinh tế chịu tác động mạnh từ đại dịch Covid-19 Lựa chọn giai đoạn này, tác giả có thể đánh giá cụ thể tác động của TDNH tới TTKT tại Việt Nam.

3.2.2 Xác định biến trong mô hình

Luận án cần giải quyết các vấn đề bao gồm: Thứ nhất, đánh giá tác động của TDNH cùng với các yếu tố vĩ mô bao gồm: FDI, chi tiêu Chính phủ và CPI tới TTKT, đồng thời xác định mối quan hệ giữa TTTD và TTKT tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu; Thứ hai, luận án đánh giá tác động sâu hơn tới TTKT tại Việt Nam giai đoạn 2004-2020 dựa trên cơ cấu TDNH phân theo nhóm ngành kinh tế và lực lượng lao động; Thứ ba, phân vùng tác động của TDNH tới TTKT Việt Nam dựa trên ngưỡng tỷ lệ tín dụng/GDP Để giải quyết các vấn đề này, tác giả cần xác định rõ các biến và giải thích lý do lựa chọn, ý nghĩa kinh tế cũng như cách tính các biến này trước khi đưa vào mô hình nghiên cứu.

Giả sử g t là tốc độ tăng trưởng theo kỳ nghiên cứu t của biến Y t so với Y t-1 trong mô hình nghiên cứu, khi đó g t được xác định bằng công thức: g t = (Y t /Y t-1 )-1 (3.1)

Biến đổi công thức 3.1 thành: Y t = (1+g t )*Y t-1 (3.2)

Theo chuỗi Taylor mở rộng đối với hàm logarit, lấy logarit cơ số tự nhiên 2 vế công thức 3.2 ta được: ln(Y t ) = ln((1+g t )*Y t-1 ) = ln(1+g t ) + ln(Y t-1 ) ô ln(Y t ) - ln(Y t-i ) = ln(Y t /Y t-i ) = ln(1+g t ) * g t (3.3)

Có thể thấy rằng, tốc độ tăng trưởng của các biến được xác định theo công thức 3.1 xấp xỉ công thức 3.3 (Field, 1917; Gujarathi, 2022) Các biến được sử dụng bằng dạng hàm logarit tự nhiên thì dữ liệu nghiên cứu khi đưa vào mô hình sẽ mịn hơn (phương sai thay đổi giảm), đồng thời vẫn đảm bảo kết quả thống kê mô tả biến ít có sự khác biệt với cách tính theo công thức truyền thống (Croushore và Stark, 2001; Gujarati, 2011).

3.2.2.1 Biến độc lập Đối với mô hình đánh giá tác động của tín dụng toàn hệ thống ngân hàng cùng các biến vĩ mô tới TTKT tại Việt Nam thì biến độc lập được xác định:

Thứ nhất, tốc độ TTTD của toàn hệ thống ngân hàng (BCR t ): Các giá trị dư nợ tín dụng mỗi quý được điều chỉnh với tỷ lệ lạm phát theo giá so sánh năm 2010 sau đó tính tốc độ tăng trưởng bằng công thức 3.4.

Thứ hai, Tốc độ tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI t ): Biến này phản ánh thực tế tốc độ tăng của lượng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài đã giải ngân tại Việt Nam, giá trị vốn FDI giải ngân được quy đổi với tỷ giá trung tâm và tỷ lệ lạm phát lấy giá so sánh năm 2010 Luận án lựa chọn biến FDI bởi thực tế đây không chỉ là nguồn vốn quan trọng thúc đẩy các hoạt động trong nền kinh tế mở đối với Việt Nam bên cạnh nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng, mà đây còn là động lực quan trọng trong tiến trình hội nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động, chuyển giao công nghệ cho các ngành, các lĩnh vực trong nước Biến FDI t được tính toán như công thức 3.5.

Tốc độ TTTD (%) dư nợ tín dụng quý này n dư nợ tín dụng quý trước x (3.4) vốn FDI giải ngân quý này vốn FDI giải ngân quý trước

Thứ ba, tốc độ gia tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI t ): Đây là chỉ số phản ánh mức độ biến động của giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng của năm tính toán so với năm gốc được chọn, ở đây luận án lựa chọn rổ hàng hoá năm 2010 làm năm gốc CPI là thước đo quan trọng của lạm phát và có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của nền kinh tế.

Vì vậy phân tích chỉ số CPI có ý nghĩa rất lớn đối với các cơ quan quản lý trong việc hoạch định chính sách phát triển trong dài hạn CPI t được thu thập theo tháng mà nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo quý do đó tốc độ tăng CPI được tính bằng cách so sánh giá trị CPI trung bình một tháng của quý này so với quý trước, cách tính này phản ánh sát sự biến động giá của các tháng trong quý hơn so với cách tính lấy giá trị CPI tháng cuối của quý này so với tháng cuối của quý trước Biến CPI t được xác định bằng công thức 3.6. chỉ số CPI quý này

Tốc độ tăng vốn FDI giải ngân (%)

Tốc độ tăng chi tiêu

Chính phủ (%) ln ( chi tiêu Chính phủ quý này chi tiêu Chính phủ quý trước) x100 (3.7)

Thứ tư, Tốc độ tăng chi tiêu Chính phủ (GOV t ): Biến này là một thành tố tác động tới tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia, giá trị GOV được điều chỉnh với tỷ lệ lạm phát lấy giá so sánh năm 2010 Chi tiêu Chính phủ hiệu quả có vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, tạo động lực cho quá trình phát triển kinh tế Biến GOV t được xác định bằng công thức 3.7.

Trong mô hình đánh giá tác động của TDNH tới TTKT theo cơ cấu tín dụng ngành, các biến độc lập bao gồm:

Thứ nhất, các biến liên quan tới tốc độ tăng dư nợ tín dụng theo cơ cấu tín dụng ngành bao gồm: nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (CRA t ); nhóm ngành công nghiệp xây dựng (CRI t ); nhóm ngành thương mại, vận tải, viễn thông (CRC t ) và các dịch vụ khác (CRS t ), các giá trị CRA, CRI, CRC và CRS được điều chỉnh với tỷ lệ lạm phát lấy giá so sánh năm 2010. Phân chia tác động theo từng nhóm ngành nhằm cụ thể góc độ tác động của TDNH tới TTKT từ đó đề ra các chính sách về phân phối nguồn vốn tập trung vào các ngành trọng điểm, mũi nhọn để thúc đẩy TTKT tại Việt Nam Các biến CRA t , CRI t , CRC t , CRS t được tính toán như công thức 3.8.

Thứ hai, tốc độ gia tăng lực lượng lao động có việc làm (LBR t ): Đây là một phần trong tiến trình phát triển kinh tế của các nước Lực lượng lao động không chỉ tăng về số lượng, mà còn cần được đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, góp phần gia tăng năng suất các nhân tố tổng hợp, đóng góp quan trọng thúc đẩy sản lượng sản xuất tăng nhanh và bền vững Biến

LBR t được xác định theo công thức 3.9. số lao động có việc làm quý này ln x100 số lao động có việc làm quý trước

Trong mô hình hồi quy ngưỡng, biến độc lập tỷ lệ tín dụng/GDP (CPG t ) cũng chính là biến ngưỡng, CPG t đo lường việc gia tăng chiều sâu tài chính nhằm thúc đẩy TTKT Sử dụng biến này nhằm mục đích phân vùng tác động theo ngưỡng mà tại đó mức độ tác động của TDNH tới TTKT tại Việt Nam có sự thay đổi Tỷ lệ này được tính toán bằng công thức 3.10.

Mức tăng dư nợ tín dụng quý t Tổng sản lượng trong nước quý t

Tốc độ TTKT (GDP t ) là biến phụ thuộc trong mô hình VECM đánh giá tác động và mô hình hồi quy ngưỡng GDP được đề cập là GDP thực, đo lường giá trị của hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ của một nước trong một thời kì nhất định và xác định theo công thức 3.11.

CÁC KIỂM ĐỊNH CẦN THIẾT TRƯỚC CHO MÔ HÌNH

Dữ liệu của chuỗi thời gian có thể xem là được tạo ra nhờ một quá trình ngẫu nhiên và tập hợp dữ liệu cụ thể, có thể coi là một kết quả hay một mẫu của quá trình ngẫu nhiên đó Nếu xem quá trình ngẫu nhiên là một tổng thể và sử dụng dữ liệu mẫu để suy ra các ước lượng về một tập hợp, thì có thể dùng kết quả của chuỗi thời gian để suy ra các ước lượng về quá trình ngẫu nhiên Theo Gujarati (2003), một chuỗi thời gian là dừng khi giá trị trung bình, phương sai, hiệp phương sai (tại các độ trễ khác nhau) giữ nguyên không đổi cho dù chuỗi được xác định vào thời điểm nào đi nữa Cụ thể một chuỗi thời gian Y t được xem là dừng nếu thoả mãn đồng thời cỏc điều kiện sau: Trung bỡnh: E(Y t ) = const; Phương sai: Var(Y t ) = E(Y t - à) 2 = const; Hiệp phương sai: Cov(Y t, Y t-k ) = E[(Y t - à) (Y t+k - à)] = const với mọi t.

Có nhiều phương pháp kiểm tra tính dừng của chuỗi thời gian: kiểm định Dickey–Fuller (DF), kiểm định Dickey và Fuller mở rộng (ADF), kiểm định Phillip–Person (PP) và kiểm tra bằng giản đồ tự tương quan Luận án sử dụng kiểm định ADF để xác định tính dừng, cụ thể theo Dickey và Fuller (1981) mô hình kiểm định ADF có dạng:

Trong đó: Y t : Chuỗi dữ liệu thời gian; k: Chiều dài độ trễ; ε t : Nhiễu trắng.

Công thức (3.13) khác với công thức (3.12) là có thêm biến xu hướng về thời gian t Biến xu hướng là một biến có giá trị từ 1 đến n, trong đó 1 đại diện cho quan sát đầu tiên trong dữ liệu và n đại diện cho quan sát cuối cùng trong chuỗi dữ liệu.

Kết quả của kiểm định ADF thường nhạy cảm với sự lựa chọn chiều dài độ trễ k nên tiêu chuẩn thông tin AIC (Akaike’s Information Criterion) nhỏ nhất của Akaike (1973) được sử dụng để chọn lựa k tối ưu cho kiểm định ADF, giả thuyết kiểm định:

H 0 : β = 0 (Y t là chuỗi dữ liệu không dừng); H 1 : β < 0 (Y t là chuỗi dữ liệu dừng)

Giá trị kiểm định ADF không theo phân phối chuẩn, theo Dickey và Fuller (1981) giá trị t ước lượng của các hệ số trong công thức (3.12) và (3.13) sẽ theo phân phối xác suất τ Nếu trị tuyệt đối của giá trị ước lượng lớn hơn trị tuyệt đối giá trị tới hạn thì chấp nhận giả thuyết

H 1 và ngược lại chấp nhận giả thuyết H 0

Khi xét mô hình có nhiều biến số theo chuỗi thời gian, cũng có trường hợp dữ liệu các biến xét riêng lẻ là không dừng, nhưng khi thực hiện phép hồi quy hay tổ hợp tuyến tính của các biến vẫn cho một chuỗi dừng Trong trường hợp này, mô hình hồi quy vẫn có thể ước lượng được mà không bị hiện tượng hồi quy giả mạo Nói cách khác, nếu sự kết hợp tuyến tính của các chuỗi thời gian không dừng tạo thành chuỗi dừng thì các chuỗi thời gian không dừng đó sẽ có tính đồng liên kết và các kiểm định t, F vẫn có ý nghĩa thống kê (Gujarati, 2011).

3.3.2 Kiểm định đồng liên kết

Trước khi thực hiện kiểm định số quan hệ đồng liên kết, cần xác định được độ trễ tối ưu. Việc xác định độ trễ tối ưu trong phân tích dữ liệu chuỗi thời gian có ý nghĩa quan trọng Sử dụng độ trễ quá dài có quá nhiều hệ số cần ước lượng dẫn tới giảm độ chính xác của kết quả ước lượng Ngược lại, lựa chọn độ trễ quá ngắn thì phần dư của ước lượng không đáp ứng yêu cầu về nhiễu trắng Độ trễ tối ưu đối với các biến trong mô hình được xác định dựa trên các chuẩn thông tin Lag, LogL, LR, FPE, AIC, SC và HQ Độ trễ tối ưu là độ trễ tại đó các chuẩn thông tin có giá trị nhỏ nhất.

Khi lấy logarit tự nhiên của các biến chuỗi thời gian để đưa vào mô hình có thể dẫn tới tình trạng chuỗi này không dừng, Johansen và juselius (1990) đã đề xuất một phương pháp kiểm định khả năng xảy ra các vectơ đồng liên kết giữa các chuỗi dữ liệu này Đây là kỹ thuật kiểm định đồng liên kết được sử dụng phổ biến trong việc áp dụng nguyên tắc hợp lý cực đại nhằm xác định sự tồn tại các vectơ đồng liên kết giữa các chuỗi thời gian không dừng.Phương pháp này cho biết được số lượng các vectơ đồng liên kết và đây là cơ sở để kiểm định nhiều giả thuyết khác nhau liên quan tới các phần tử của vectơ Kết quả kiểm định cho biết có ít nhất một vectơ đồng liên kết thì khi đó giữa các biến có tồn tại mối quan hệ dài hạn.Ước lượng mô hình VECM dựa trên cơ sở tồn tại ít nhất một mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa các biến có liên quan Việc kiểm tra đồng liên kết nhằm trả lời cho câu hỏi có tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến hay không Trước khi kiểm định đồng liên kết, các chuỗi dữ liệu phải là chuỗi dừng và cùng bậc tích hợp.

Thực hiện các kiểm định Trace statistic, kiểm định Maximum Eigenvalue và xét giả thuyết:

H 0 : Không có quan hệ đồng liên kết (Non – Cointegration relationships)

H 1 : Tồn tại quan hệ đồng liên kết (Cointegration relationships)

So sánh giá trị thống kê t-statistic hoặc giá trị riêng cực đại (MaxEigen Statistic) với giá trị tới hạn (Critical value) ở mức ý nghĩa (1%, 5% hay 10%) Nếu giá trị t-statistic hoặc MaxEigen Statistic < Critical value thì chấp nhận giả thuyết H 0 và ngược lại có tồn tại đồng liên kết.

3.3.3 Chuyển P-value sang yếu tố Bayes

Dựa vào giá trị p-value, các nhà nghiên cứu có thể chưa đưa ra được đánh giá về xác suất của giả thuyết H 1 vì hai lý do Đầu tiên, p-value chỉ xem xét ở góc độ giả thuyết rỗng (H 0 ) và do đó không thể giải thích cụ thể bất cứ điều gì về việc so sánh giữa giả thuyết H 0 và giả thuyết

H 1 ; Thứ hai, p-value được so sánh với các ngưỡng (1%, 5% hay 10%) để đưa ra các kết luận về việc chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết vô hiệu (H 0 ) từ đó đưa ra cơ sở bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H 1 , điều này không phản ánh rõ xác suất của giả thuyết chính trên cơ sở dữ liệu thu thập được.

Bảng 3.3 Tổng hợp các quan niệm hiểu lầm về p-value St t Nội dung

1 Nếu giá trị p-value = 0,05, giả thuyết vô hiệu chỉ có 5% khả năng là đúng.

2 Một kết quả không có ý nghĩa thống kê (p-value > 0,05) có nghĩa là không có khác biệt giữa các giả thuyết.

3 Một kết quả có ý nghĩa thống kê là có ý nghĩa đối với thực tiễn.

4 Kết quả ước lượng với p-value đối nghịch với 0,05 là mâu thuẫn.

5 Hai nghiên cứu với p-value giống nhau có nghĩa là bằng chứng tương đương nhau.

6 P-value < 0,05 có nghĩa là dữ liệu quan sát chỉ xảy ra dưới 5% trong điều kiện giả thuyết vô hiệu.

7 P-value = 0,05 và p-value < 0,05 có ý nghĩa như nhau.

8 P-value nên viết theo bất đẳng thức (ví dụ: “p-value

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 cho thấy tốc độ TTTD tại Việt Nam giai đoạn 2007–2009 ở mức cao trên 30% - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Hình 1.1 cho thấy tốc độ TTTD tại Việt Nam giai đoạn 2007–2009 ở mức cao trên 30% (Trang 14)
Hình 1.2. Quy mô TDNH, GDP và tỷ lệ tín dụng/GDP tại Việt Nam - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Hình 1.2. Quy mô TDNH, GDP và tỷ lệ tín dụng/GDP tại Việt Nam (Trang 15)
Bảng 2.1. Tóm lược các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Bảng 2.1. Tóm lược các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế (Trang 37)
Hình 2.1. Khủng hoảng liên quan đến bùng nổ tín dụng - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Hình 2.1. Khủng hoảng liên quan đến bùng nổ tín dụng (Trang 52)
Hình 2.2. Chu kỳ tài chính và diễn biến rủi ro hệ thống - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Hình 2.2. Chu kỳ tài chính và diễn biến rủi ro hệ thống (Trang 53)
Hình 2.3. Tăng trưởng tín dụng và ngưỡng tại Việt Nam từ 1992Q1-2017Q1 - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Hình 2.3. Tăng trưởng tín dụng và ngưỡng tại Việt Nam từ 1992Q1-2017Q1 (Trang 54)
Hình 2.4. Quá trình bùng nổ tín dụng theo giai đoạn - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Hình 2.4. Quá trình bùng nổ tín dụng theo giai đoạn (Trang 57)
Hình 2.5. Chiều sâu tài chính theo mức độ phát triển kinh tế - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Hình 2.5. Chiều sâu tài chính theo mức độ phát triển kinh tế (Trang 59)
Hình Biến Kết luận - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
nh Biến Kết luận (Trang 71)
Hình Biến Kết luận - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
nh Biến Kết luận (Trang 72)
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu đề xuất - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu đề xuất (Trang 79)
Bảng 3.1. Loại dữ liệu và nguồn thu thập - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Bảng 3.1. Loại dữ liệu và nguồn thu thập (Trang 80)
Bảng 3.2. Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Bảng 3.2. Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu (Trang 85)
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả biến - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả biến (Trang 98)
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan (Trang 100)
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định Correlogram - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định Correlogram (Trang 101)
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu (Trang 103)
Hình 4.1. Đồ thị thể hiện các biến dừng ở sai phân bậc 1 - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Hình 4.1. Đồ thị thể hiện các biến dừng ở sai phân bậc 1 (Trang 104)
Bảng 4.7. Độ trễ toàn bộ chuỗi dữ liệu trong mô hình VECM - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.7. Độ trễ toàn bộ chuỗi dữ liệu trong mô hình VECM (Trang 105)
Bảng 4.9. Kết quả mô hình tác động cùng các biến vĩ mô - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.9. Kết quả mô hình tác động cùng các biến vĩ mô (Trang 106)
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định nhân quả Granger - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định nhân quả Granger (Trang 110)
Hình 4.2. Kiểm định nghiệm đơn vị – mô hình tác động cùng các biến vĩ mô - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Hình 4.2. Kiểm định nghiệm đơn vị – mô hình tác động cùng các biến vĩ mô (Trang 112)
Hình 4.2 cho thấy không có điểm nào nằm ngoài vòng tròn đơn vị. Điều này hàm ý mô hình  VECM đánh giá tác động của TDNH tới TTKT cùng các biến vĩ mô đã đáp ứng được các  điều kiện về tính ổn định của mô hình - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Hình 4.2 cho thấy không có điểm nào nằm ngoài vòng tròn đơn vị. Điều này hàm ý mô hình VECM đánh giá tác động của TDNH tới TTKT cùng các biến vĩ mô đã đáp ứng được các điều kiện về tính ổn định của mô hình (Trang 112)
Hình 4.3. Kết quả hàm phản ứng xung - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Hình 4.3. Kết quả hàm phản ứng xung (Trang 114)
Bảng 4.14. Kết quả mô hình tác động theo tín dụng ngành 5 - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.14. Kết quả mô hình tác động theo tín dụng ngành 5 (Trang 117)
Hình 4.4. Kiểm định nghiệm đơn vị - mô hình tác động theo cơ cấu tín dụng ngành - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Hình 4.4. Kiểm định nghiệm đơn vị - mô hình tác động theo cơ cấu tín dụng ngành (Trang 119)
Bảng 4.16. Kiểm định phương sai phần dư thay đổi – mô hình - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.16. Kiểm định phương sai phần dư thay đổi – mô hình (Trang 120)
Hình 4.5. Tỷ lệ tín dụng/GDP theo quý tại Việt Nam giai đoạn 2004-2020 - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Hình 4.5. Tỷ lệ tín dụng/GDP theo quý tại Việt Nam giai đoạn 2004-2020 (Trang 121)
Bảng 4.18. Kết quả phân vùng tác động theo ngưỡng - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Bảng 4.18. Kết quả phân vùng tác động theo ngưỡng (Trang 122)
Hình 4.6. Phân vùng tỷ lệ tín dụng/GDP theo ngưỡng - 1521 Tác Động Của Tín Dụng Nh Tới Tăng Trưởng Kinh Tế Tại Vn 2023.Docx
Hình 4.6. Phân vùng tỷ lệ tín dụng/GDP theo ngưỡng (Trang 124)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w