1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx

81 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,54 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU (11)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (11)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (11)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (12)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (12)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (12)
    • 1.6. Đóng góp và kỳ vọng của đề tài (13)
    • 1.7. Kết cấu của khóa luận (0)
  • CHƯƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ (13)
    • 2.1. Các nghiên cứu trước (14)
    • 2.2. Cơ sở lý luận về kế toán công nợ (16)
      • 2.2.1. Những vấn đề chung về kế toán công nợ (16)
      • 2.2.2. Kế toán các khoản phải thu (16)
      • 2.2.3. Kế toán các khoản phải trả 11 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 (21)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (29)
    • 3.1. Tổng quan về công ty (29)
      • 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (29)
      • 3.1.2. Đặc điểm hoạt động (31)
      • 3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty (31)
      • 3.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán (33)
    • 3.2. Kế toán liên quan đến các khoản phải thu tại công ty (37)
      • 3.2.1. Kế toán phải thu khách hàng (37)
      • 3.2.2. Kế toán các khoản tạm ứng (44)
      • 3.2.3. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ (45)
    • 3.3. Kế toán liên quan đến các khoản phải trả tại công ty (47)
      • 3.3.1. Kế toán phải trả cho người bán (47)
      • 3.3.2. Kế toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (51)
      • 3.3.3. Kế toán các khoản phải trả khác (52)
    • 3.4. Phân tích tình hình công nợ năm 2022 tại công ty TNHH Dịch vụ WM (53)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý (57)
    • 4.1. Kết luận (57)
      • 4.1.1. Nhận xét (57)
      • 4.1.2. Ưu điểm (57)
      • 4.1.3. Nhược điểm (58)
    • 4.2. Hàm ý (59)
      • 4.2.1. Bổ sung nhân sự kế toán (59)
      • 4.2.2. Thiết kế sổ chi tiết công nợ theo từng mã khách hàng/nhà cung cấp (60)
      • 4.2.3. Tuân thủ điều khoản trong hợp đồng, đối chiếu công nợ đúng hạn (61)
      • 4.2.4. Tuân thủ quy trình luân chuyển chứng từ và đối chiếu công nợ (61)
    • 4.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài (61)
      • 4.3.1. Hạn chế của đề tài (61)
      • 4.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo (62)

Nội dung

TP HỒ CHÍ MINH – 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ WM VŨ THỊ MAI TRÂM BỘ GIÁO[.]

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn phát triển sang nền kinh tế thị trường và các doanh nghiệp đóng vai trò là lực lượng nòng cốt để thúc đẩy sự phát triển đó Đối với một công ty, đặc biệt là công ty trong lĩnh vực dịch vụ sẽ thường xuyên phát sinh rất nhiều các hoạt động mua, bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ Trên cơ sở đó các nghiệp vụ thanh toán giữa người mua và người bán cũng phát sinh rất nhiều Việc cân đối, theo dõi và thanh toán các khoản này là nhiệm vụ của kế toán công nợ Tổ chức tốt công tác kế toán nói chung và phần hành kế toán công nợ nói riêng sẽ giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn, tránh hao hụt ngân sách, chủ động trong các cuộc giao dịch, duy trì mối quan hệ với khách hàng cũng như nhà cung cấp Ngoài ra, căn cứ vào tình hình nợ phải thu – phải trả, ta có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp Do đó kế toán công nợ là một phần hành rất quan trọng trong doanh nghiệp.

Công ty TNHH Dịch vụ WM tuy mới thành lập nhưng đã dần có chỗ đứng trên thị trường Để tiếp tục xây dựng và phát triển công ty, ban lãnh đạo ngày càng chú trọng và chất lượng sản phẩm dịch vụ, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng ban, nhân viên công ty Vì vậy, bộ máy kế toán càng được chú trọng hơn, đặc biệt là kế toán công nợ là một phần hành đang được ban lãnh đạo hết sức quan tâm.

Xuất phát từ vấn đề trên và nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán công nợ nên tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán công nợ tại công tyTNHH Dịch vụ WM” để làm đề tài nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu

- Thứ nhất, tìm hiểu chung cơ sở lý luận về kế toán công nợ tại doanh nghiệp.

- Thứ hai, tìm hiểu thực trạng kế toán công nợ (cụ thể là các khoản nợ phải thu – phải trả chiếm tỷ trọng cao) tại công ty TNHH Dịch vụ WM.

- Thứ ba, phân tích ưu điểm, hạn chế và tìm ra giải pháp phù hợp góp phần hoàn thiện kế toán công nợ tại công ty TNHH Dịch vụ WM.

Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH Dịch vụ WM như thế

- Ưu điểm và hạn chế trong kế toán công nợ tại công ty TNHH Dịch vụ WM là gì?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Quy trình nghiệp vụ kế toán các khoản phải thu – phải trả chiếm tỷ trọng cao trong công ty, cụ thể: Nợ phải thu (phải thu khách hàng, thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ, tạm ứng) và nợ phải trả (phải trả người bán, thuế GTGT phải nộp, phải trả khác) tại công ty TNHH Dịch vụ WM.

- Phạm vi không gian: Công ty TNHH Dịch vụ WM.

- Phạm vi thời gian: Số liệu kế toán phát sinh từ tháng 04/2022 đến hết tháng12/2022.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập các dữ liệu thứ cấp liên quan đến công nợ được quy định trong thông tư, chuẩn mực, luật kế toán… làm cơ sở lý luận về các khoản công nợ trong doanh nghiệp.

- Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào thực tế nghiên cứu tại doanh nghiệp mô tả lại bộ máy quản lý của doanh nghiệp, tổ chức bộ máy kế toán bằng sơ đồ cũng như quy trình luân chuyển chứng từ và phương pháp hạch toán các tài khoản công nợ tại doanh nghiệp.

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Thu thập các chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính (BCTC) liên quan đến công nợ và chọn lọc, xử lý số liệu cho phù hợp với mục đích.

- Phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích: Từ các chứng từ, sổ sách kế toán cùng với các báo cáo đã thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân tích để đưa ra nhận xét, đánh giá và kết luận về công tác kế toán công nợ tại công ty.

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn nhân viên kế toán trong công ty về đặc điểm kế toán tại công ty Những thuận lợi hay khó khăn trở ngại khi thực hiện phần hành kế toán công nợ.

Kết cấu của khóa luận

1.6 Đóng góp và kỳ vọng của đề tài

Kế toán công nợ là một phần hành kế toán không mới nhưng đây là một trong những mối quan tâm hàng đầu của công ty Việc kiểm soát các khoản nợ và theo dõi khả năng thanh toán nếu không được thực hiện tốt sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến công ty, gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp Qua đó, nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho các công ty là đưa ra những quyết định đúng đắn kịp thời để đảm bảo tốt vấn đề tài chính cho doanh nghiệp. Được thành lập từ đầu năm 2022, Công ty TNHH Dịch vụ WM đã xây dựng được bộ máy quản lý và vận hành khá hoàn chỉnh Tuy nhiên, là một doanh nghiệp trẻ nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình vận hành, đặc biệt là trong quy trình kế toán công nợ Qua nghiên cứu, tác giả muốn tìm hiểu sâu hơn về kế toán công nợ tại đơn vị, từ đó tìm ra những vấn đề còn tồn tại và đề xuất phương pháp khắc phục vấn đề Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên tại đơn vị, hi vọng sẽ góp phần giúp công ty hoàn thiện kế toán công nợ nói riêng và quy trình kế toán nói chung 1.7 Kết cấu của khóa luận

Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ

Các nghiên cứu trước

Kế toán công nợ là một phần hành quan trọng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp hiện nay Tuy không phải là một đề tài mới nhưng các nội dung liên quan đến kế toán công nợ được rất nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu.

Nguyễn Quỳnh Hoa (2020) đã khái quát về những vấn đề chung của kế toán các khoản phải thu, phải trả; trình bày về yêu cầu và nguyên tắc kế toán các khoản kể trên, đồng thời hệ thống các tài khoản sử dụng (khái niệm, kết cấu tài khoản, nguyên tắc hạch toán) và trình bày phương pháp hạch toán đối với các tài khoản công nợ.

Võ Thị Thu Hiền (2016) đã hệ thống lại cơ sở lý luận về công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ và thanh toán tại doanh nghiệp cũng như tìm hiểu công tác kế toán công nợ thực tế tại Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam Từ đó phân tích tình hình quản lý công nợ và khả năng thanh toán của công ty Dựa vào cơ sở lý luận và tình hình thực tế của đơn vị, tác giả đưa ra đánh giá phần hành kế toán công nợ, chỉ ra ưu điểm và hạn chế trong quy trình kế toán; từ đó đề xuất ra các giải pháp thực tiễn để hoàn thiện kế toán công nợ tại công ty Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở hai khoản mục Phải thu khách hàng và Phải trả người bán, trong khi phần hành kế toán công nợ còn rất nhiều khoản khác như Thuế GTGT được khấu trừ, phải trả khác, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải thu khác…

Trương Thị Kiều Nhi (2019) đã trình bày cơ sở lý luận về hai khoản công nợ là Phải thu khách hàng, Phải trả người bán cùng các hệ số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của một doanh nghiệp Trên cơ sở đó tác giả chỉ ra đặc điểm kế toán công nợ tại Công ty CP Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế, đề xuất giải pháp hoàn thiện các hạn chế còn tồn tại tại công ty Tuy nhiên các biện pháp tác giả đưa ra chỉ mang tính chất khái quát, chưa rõ ràng, cụ thể.

Nguyễn Thị Tý (2020) cũng đi theo phương thức trình bày cơ sở lý luận và căn cứ vào thực trạng kế toán tại công ty TNHH Minh Hòa để đưa ra các đánh giá về phần hành kế toán công nợ tại công ty Ngoài ra tác giải cũng sử dụng các chỉ tiêu, hệ số phản ánh tình hình công nợ để đánh giá khả năng thanh toán của công ty Từ đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện kế toán công nợ Tuy nhiên công ty TNHH MinhHòa

5 áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC, trong khi tác giả nghiên cứu tại công ty TNHH Dịch vụ WM áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/ TT- BTC nên cơ bản sẽ có sự khác biệt về công tác kế toán giữa hai công ty.

Lương Thị Kim Hậu (2021) cũng đã hệ thống lại cơ sở lý luận về kế toán công nợ tại doanh nghiệp; đồng thời lồng ghép các Chuẩn mực kế toán Việt Nam như Chuẩn mực chung, chuẩn mực VAS 10, VAS 18 để thể hiện rõ sự chi phối của các chuẩn mực kế toán đối với kế toán công nợ Dựa trên phân tích tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2017-2019 tại Công ty CP Hanel, tác giả đã đi sâu phân tích các khoản công nợ phải thu phải trả phát sinh thực tế cũng như cách trình bày các khoản này trên BCTC của công ty; từ đó đưa ra nhận xét đánh giá về phần hành này, đề xuất các biện pháp để công ty có thể hoàn thiện công tác kế toán công nợ.

Hồ Ngọc Nhật (2022) cũng đã nêu khái quát cơ sở lý luận về kế toán công nợ phải thu và phải trả, chỉ ra được thực trạng đặc điểm kế toán các khoản phải thu, phải trả tại công ty, từ đó đưa ra nhận xét và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ phải thu phải trả tại công ty.

Nhìn chung các nghiên cứu trên đã thể hiện phần nào về cơ sở lý luận kế toán công nợ, chỉ ra những khó khăn còn tồn đọng và nêu lên nhận xét, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện phần hành này Tuy nhiên vẫn chưa có đề tài nào đề cập đến việc nghiên cứu kế toán công nợ tại công ty TNHH Dịch vụ WM Vì vậy, tác giả sẽ tiến hành phân tích phần hành này tại công ty dựa trên những cơ sở lý luận cơ bản, từ đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH Dịch vụWM.

Cơ sở lý luận về kế toán công nợ

2.2.1 Những vấn đề chung về kế toán công nợ

Trong quá trình kinh doanh thường xuyên phát sinh các mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người bán, người mua, cán bộ công nhân viên Các quan hệ thanh toán này là cơ sở phát sinh các khoản phải thu, khoản phải trả Kế toán khoản phải thu và nợ phải trả gọi chung là kế toán công nợ Như vậy kế toán công nợ là một phần hành kế toán có nhiệm vụ hạch toán các khoản nợ phải thu, nợ phải trả diễn ra liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Tấn Bình, 2011).

2.2.1.2 Nhiệm vụ của kế toán công nợ

Nhiệm vụ của kế toán công nợ là theo dõi, đối chiếu các khoản nợ với người bán và khách hàng, phân tích, đánh giá và tham mưu để cấp quản lý có những quyết định đúng đắn trong hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể:

- Ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ thanh toán phát sinh theo từng đối tượng, từng lần thanh toán với thời hạn thanh toán.

- Tổng hợp và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình công nợ cho quản lý để có biện pháp xử lý.

- Giám sát việc thực hiện thanh toán công nợ, đôn đốc việc thanh toán tránh xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau.

2.2.2 Kế toán các khoản phải thu

Theo Võ Văn Nhị (2018) thì nợ phải thu là một bộ phận quan trọng trong tài sản của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp khi thực hiện việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cũng như một số trường hợp khác liên quan đến một bộ phận vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng tạm thời như cho mượn ngắn hạn, chi hộ cho đơn vị bạn hoặc cấp trên, giá trị tài sản thuế chưa xử lý…

Các khoản phải thu bao gồm:

- Thuế GTGT được khấu trừ

Trong đó khoản phải thu khách hàng là khoản thường chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.

2.2.2.1 Kế toán khoản phải thu khách hàng

Khoản phải thu của khách hàng là các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, tài sản cố định (TSCĐ), bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ, các khoản đầu tư tài chính. Đây là khoản phải thu phát sinh thường xuyên, chiếm tỷ trọng cao nhất và gặp nhiều rủi ro nhất trong các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp.

- Hợp đồng mua bán, hợp đồng nguyên tắc

- Giấy báo Có, phiếu thu

- Bảng kê, biên bản đối chiếu công nợ

Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản

Kế toán sử dụng tài khoản (TK) 131 để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các khoản nợ phải thu khách hàng

- Số tiền phải thu của khách hàng khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ…

- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.

- Đánh giá lại các khoản thu ngoại tệ (tỷ giá tăng).

- Số tiền mua sản phẩm, hàng hóa… khách hàng đã trả

- Khách hàng ứng trước giá trị hàng hóa.

- Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại

- Đánh giá lại các khoản thu ngoại tệ

Số dư cuối kỳ (SDCK): Số tiền còn phải thu của khách hàng.

SDCK (nếu có): Số tiền nhận trước hoặc số tiền đã thu nhiều hơn số tiền phải thu khách hàng.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 131

(Nguồn: Website Kế toán Thiên Ưng) 2.2.2.2 Kế toán các khoản tạm ứng

Khoản tạm ứng là các khoản tiền mà công ty giao trước cho nhân viên để mua sắm hàng hóa, dịch vụ có giá trị không quá lớn, phải thanh toán ngay cho người bán nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phiếu đề nghị tạm ứng, phiếu chi…

Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản

Kế toán sử dụng TK 141 để hạch toán các khoản tạm ứng.

- Khoản tiền đã cho công nhân viên ứng trước.

- Khoản chi thực tế được thanh toán bằng tiền tạm ứng.

SDCK: Các khoản tạm ứng chưa được thanh toán.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 141

(Nguồn: Website Kế toán Thiên Ưng) 2.2.2.3 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ

Khái niệm Điều 2 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 (2008) quy định rằng thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ, phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

- Tờ khai thuế, quyết toán thuế

- Bảng kê (nếu có nhiều đơn đặt hàng)

Kế toán sử dụng TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ để hạch toán các khoản thuế GTGT được khấu trừ khi mua hàng hóa, dịch vụ.

TK 133 có hai TK cấp 2 gồm:

- TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ

- TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

- Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ đầu kỳ.

- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ phát sinh tăng trong kỳ.

- Số thuế GTGT đã được khấu trừ.

- Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa mua vào nhưng trả lại, giảm giá hàng bán.

SDCK: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ cuối kỳ.

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 133

(Nguồn: Website Kế toán Thiên Ưng)

2.2.3 Kế toán các khoản phải trả

Nguyễn Quỳnh Hoa (2021) cho rằng nợ phải trả là các khoản nợ doanh nghiệp chiếm dụng của các đối tác khác, phát sinh trong quá trình thanh toán.

Các khoản phải trả bao gồm:

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Trong đó, khoản nợ phải trả người bán thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản nợ phải trả.

2.2.3.1 Kế toán khoản phải trả người bán

Phải trả người bán gồm các khoản phải trả mang tính thương mại phát sinh từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản.

Phải trả người bán là khoản nợ phát sinh rất thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liên quan đến việc mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thanh toán tiền cho nhà cung cấp (Võ Văn Nhị, 2018).

- Hợp đồng mua bán, hợp đồng nguyên tắc

- Giấy đề nghị thanh toán

- Giấy báo Nợ, phiếu chi

- Biên bản đối chiếu công nợ

Kế toán sử dụng TK 331 để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các khoản nợ phải trả người bán.

- Số tiền đã trả cho người bán.

- Số tiền ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận hàng hóa, dịch vụ.

- Chiết khấu thanh toán, chiết khấu hàng bán

- Đánh giá lại các khoản phải trả bằng ngoại tệ (tỷ giá giảm).

- Số tiền phải trả cho người bán.

- Đánh giá lại các khoản phải trả bằng ngoại tệ (tỷ giá tăng).

SDCK (nếu có): Số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc đã trả tiền nhiều hơn số phải trả.

SDCK: Số tiền còn phải trả cho người bán.

Lưu ý: Khi lập BCĐKT, kế toán phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”.

331 - Phải trả cho người bán

111, 112, 341 Ứng trước tiền cho người bán Thanh toán các khoản phải trả

Mua vật tư, hàng hóa nhập kho

211, 213 Đưa TSCĐ vào sử dụng

Giảm giá, hàng mua trả lại chiết khấu thương mại

Giá trị của hàng nhập khẩu

Nợ phải trả cho người bán không tìm ra chủ nợ 511

Hoa hồng đại lý được hưởng

Nhận dịch vụ cung cấp

Khi nhận hàng bán đại lý đúng giá hưởng hoa hồng

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 331

(Nguồn: Website Kế toán Thiên Ưng) 2.2.3.2 Kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước bao gồm thuế GTGT, thiếu tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài, thuế môi trường… và các loại phí, lệ phí mà doanh nghiệp phải tuân thủ thực hiện trong hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật Các khoản kể trên thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước.

- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp

- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân

- Tờ khai thuế môn bài

Kế toán sử dụng tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước để hạch toán và theo dõi các khoản thuế phải nộp

Có 9 loại thuế doanh nghiệp phải nộp, tương đương với 9 tài khoản cấp 2:

- TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

- TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt

- TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu

- TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp

- TK 3335: Thuế thu nhập cá nhân

- TK 3337: Thuế nhà đất, tiền thuê đất

- TK 3338: Thuế môi trường và các loại thuế khác

Trả trước tiền ủy thác mua hàng cho đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu

Trả tiền hàng nhập khẩu và các chi phí liên quan đến hàng nhập khẩu cho đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu

Phí ủy thác nhập khẩu phải trả đơn vị nhận ủy thác

Chênh lệch tỷ giá giảm khi cuối kỳ đánh giá các khoản phải trả người bán bằng ngoại tệ

Nhà thầu chính xác định giá trị khối lượng xây lắp phải trả cho nhà thầu phụ

Chênh lệch tỷ giá tăng khi cuối kỳ đánh giá các khoản phải trả người bán bằng ngoại tệ

- TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

Trong đó, TK 3331 có 2 TK cấp 3 là

- TK 33311: Thuế GTGT đầu ra

- TK 33312: Thuế GTGT hàng xuất nhập khẩu

- Thuế GTGT đã được khấu trừ.

- Nộp thuế và các khoản khác vào ngân sách Nhà nước (NSNN).

- Số thuế GTGT của hàng bán giảm giá, bị trả lại.

- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp.

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào NSNN.

SDCK (nếu có): Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào NSNN.

333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Thuế GTGT Khi phát sinh doanh thu Tổng giá đầu ra và thu nhập khác thanh toán

Khi nộp thuế và các khoản khác vào

Thuế XK, thuế TTĐB, thuế BVMT

Thuế NK, thuế TTĐB, thuế BVMT của hàng nhập khẩu 211 phải nộp NSNN

Thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp phải nộp

Thuế môn bài, thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp

NSNN Chi phí thuế TNDN hiện hành

Lệ phí trước bạ tính trên tài sản mua về

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 333

(Nguồn: Website Kế toán Thiên Ưng) 2.2.3.3 Kế toán các khoản phải trả khác

Khái niệm Đây là các khoản phải nộp, phải trả khác ngoài nội dung phản ánh của các loại phải trả nêu trên, không mang tính thương mại, không liên quan đến hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ Có thể kể đến các khoản phải trả như: Kinh phí công đoàn, hỗ trợ người lao động tiền thuê nhà, điện, nước, khoản lợi nhuận, cổ tức phải chi trả cho cổ đông, chủ sở hữu, trích đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)…

Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, giấy báo Nợ…

Kế toán sử dụng TK 338 để theo dõi các khoản phải trả khác.

- Chi nộp tiền bảo hiểm, kinh phí công đoàn.

- Kết chuyển số tài sản phát hiện thừa vào các tài khoản có liên quan.

- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý.

- Các khoản hỗ trợ tiền nhà, điện, nước cho công nhân.

- Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ.

SDCK (nếu có): Số tiền đã nộp nhiều hơn số phải nộp.

SDCK: Giá trị tài sản thừa đang chờ giải quyết.

Doanh thu chưa thực hiện vào cuối kỳ.

Sơ đồ 2.6: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 338

(Nguồn: Website Kế toán Thiên Ưng)

Chương 2 tác giả trình bày các cơ sở lý luận về tổ chức kế toán công nợ tại doanh nghiệp.

Chương 2 làm rõ khái niệm của các khoản phải thu và phải trả bao gồm: Phải thu khách hàng, thuế GTGT được khấu trừ, các khoản tạm ứng, nợ phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả khác, đồng thời đề cập đến các chứng từ, hồ sơ thanh toán, cách ghi nhận và hạch toán các khoản kể trên. Đây sẽ là nền tảng lý thuyết quan trọng để khóa luận có thể tiếp tục dựa vào và phân tích, đánh giá tình hình kế toán công nợ tại một đơn vị thực tế.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tổng quan về công ty

Tên tiếng Việt: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ WM.

Tên quốc tế: WM SERVICE COMPANY LIMITED.

Tên viết tắt: WM COMPANY.

Mã số thuế: 0317258738. Địa chỉ: Số 166F Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Người đại diện pháp lý: VŨ THANH TÙNG.

Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài Nhà nước. Quy mô: Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Theo VnExpress (2020) mỗi năm có hàng chục nghìn đôi đăng ký kết hôn, tương đương với số lượng khách hàng có nhu cầu tổ chức tiệc cưới, chưa kể những đôi đăng ký ở quê nhưng muốn tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh để gần nơi làm việc Thêm vào đó, sau đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu tổ chức tiệc cưới và các sự kiện tăng cao Đây là minh chứng cho thấy thị trường hoạt động sôi nổi và là cơ hội cho các trung tâm tổ chức sự kiện tiệc cưới và các dịch vụ kèm theo.

Nhận thấy cơ hội tiềm năng, ngày 21/04/2022, Công ty TNHH Dịch vụ WM được thành lập với giấy phép kinh doanh số 0317258738 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp Công ty hoạt động kinh trong lĩnh vực Tổ chức và xúc tiến thương mại, bao gồm thực hiện các dịch vụ tổ chức hội nghị (không thực hiện các hiệu ứng cháy nổ; không sử dụng hóa chất nổ, chất cháy, hóa chất làm đạo cụ, dụng cụ thực hiện các chương trình văn nghệ, sự kiện, phim ảnh).

Tuy là gương mặt mới trong ngành nhưng công ty đã có sự phát triển vượt bậc khi luôn được những khách hàng là những thương hiệu hàng đầu thị trường tin tưởng lựa chọn là nơi cung cấp dịch vụ cho các sự kiện hội nghị, tiệc cưới Một số khách hàng tiêu biểu của công ty có thể kể đến như:

- Công ty CP Đầu tư Đồng Xuân (Trung tâm hội nghị tiệc cưới White PalacePhạm Văn Đồng).

- Công ty CP Phú Quý Thủy Mộc (Trung tâm hội nghị tiệc cưới White Palace Hoàng Văn Thụ).

- Chi nhánh Công ty Cổ phần In Hospitality (Trung tâm hội nghị tiệc cưới GEM Center, nhà hàng The Log).

Sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng là tiền đề và động lực để công ty có thể tiếp tục phát huy các giá trị hiện có, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Cuối năm 2022, công ty đã tổ chức thành công chuỗi chương trình ca nhạc

“Taste of the Soul” với sự đón nhận của nhiều khán giả Đây cũng là cột mốc chứng tỏ sự phát triển ngày càng vững mạnh của công ty và đó sẽ là động lực để công ty tiếp tục phát triển và cải thiện nhằm cung cấp đến khách hàng dịch vụ với chất lượng vụ tốt nhất.

Hình 3.1 Một số hình ảnh về công ty TNHH Dịch vụ WM

(Nguồn: Bộ phận Chương trình)

Bên cạnh hoạt động chính là cung cấp dịch vụ chương trình và dịch vụ trang trí các hội nghị, tiệc cưới thì công ty cũng mở rộng hoạt động kinh doanh khác góp phần xúc tiến thương mại cho quốc gia như: Tổ chức chương trình nghệ thuật, dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá thương hiệu; buôn bán các mặt hàng may sẵn như đồng phục, khăn bàn, khăn ăn, cung cấp cây xanh cho đơn vị…

3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty

(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự) Chức năng các bộ phận Đại hội đồng cổ đông: Có quyền quyết định cao nhất trong mọi hoạt động, chính sách phát triển của công ty theo quy định của pháp luật.

Hội đồng quản trị: Quản trị, giám sát mọi hoạt động của công ty, đảm bảo sự vận hành của công ty một cách hiệu quả nhất cũng như là có quyền đại diện công ty quyết định các vấn đề liên quan đến lợi ích của công ty trừ các thẩm quyền chỉ có ở Đại hội đồng cổ đông.

Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động nội bộ của công ty, giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các phòng ban đảm bảo tính minh bạch, đúng đắn và hợp pháp trong hoạt động công ty Ban kiểm soát là cơ quan độc lập trong công ty, có quyền rà soát, đánh giá các hoạt động nội bộ của công ty, yêu cầu các phòng ban giải trình hoặc sửa đổi cho phù hợp theo quy định của công ty và pháp luật khi phát hiện vấn đề trong quá trình kiểm soát đồng thời định kỳ có20

2 1 nhiệm vụ báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông về toàn bộ hoạt động nội bộ của công ty để đưa ra chính sách phát triển và biện pháp xử lý cho kỳ hoạt động sau.

Ban Giám đốc : Đại diện cho các cổ đông công ty thiết lập chính sách cũng như duy trì, phát triển hoạt động kinh doanh của công ty Ban giám đốc có quyền quyết định các chính sách kinh doanh, quản lý toàn bộ hoạt động của công ty và thực hiện theo chỉ đạo từ Hội đồng cổ đông.

Phòng Kinh doanh – Marketing: Phòng kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra chính sách phát triển, phân phối dịch vụ đến với khách hàng, xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm thúc đẩy sự gia tăng lợi nhuận của công ty Để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng đó thì phòng Marketing sẽ là bộ phận đưa ra ý tưởng quảng bá hình ảnh công ty đến gần với khách hàng hơn, phân phối dịch vụ đến với khách, đánh giá thị hiếu khách hàng để đưa ra chiến lược quảng bá hiệu quả Đây là bộ phận đóng vai trò làm cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp kết hợp với phòng kinh doanh đưa ra chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh cho công ty.

Phòng Hành chính nhân sự: Là bộ phận chịu trách nhiệm tuyển dụng lao động cho công ty cũng như quản lý, giám sát hoạt động của tất cả nhân viên làm việc trong công ty bao gồm tác phong, thái độ làm việc trong công ty cũng như đảm bảo nhân viên thực hiện nghiêm túc các quy định mà công ty đặt ra Bên cạnh đó thì phòng hành chính nhân sự cũng có trách nhiệm trong công tác lưu trữ, kiểm tra hồ sơ trước khi gửi đến các phòng ban.

Phòng Tài chính – Kế toán: Quản lý dòng tiền và hạch toán đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm tài chính có ảnh hưởng đến quỹ tiền, nguồn vốn của công ty Từ đó lập các BCTC phản ánh trung thực, chính xác các biến động tài chính trong năm phục vụ mục đích đánh giá và quyết định chính sách phát triển công ty trong tương lai của cấp quản trị.

Phòng thu mua: Tìm nhà cung cấp đảm bảo nguồn cung ứng theo nhu cầu của công ty (cung ứng vật tư đúng quy cách, đủ số lượng, kịp thời) với một mức giá hợp lý.

Kế toán liên quan đến các khoản phải thu tại công ty

3.2.1 Kế toán phải thu khách hàng

3.2.1.1 Chính sách bán hàng và quản lý công nợ

Công nợ phải thu khách hàng phát sinh do quan hệ mua bán hàng hóa với khách hàng được thể hiện rõ trong hợp đồng, trong đó nêu rõ về thời hạn thanh toán, khoản đặt cọc, cách thức thanh toán, cam kết yêu cầu cung cấp dịch vụ, ngày tổ chức

Công ty sử dụng phần mềm có danh mục khách hàng cho phép lưu trữ các thông tin quan trọng về khách hàng như: địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại, số fax, người liên hệ, thuế giá trị gia tăng (VAT - value-added tax) Mỗi khách hàng sẽ được quản lý bằng mã khách hàng chi tiết riêng với đầu mã là C.

1 Công ty CP Phú Quý Thúy Mộc

2 Công ty CP Đău Tư Đông Xuân

3 Công ty CP In Hosptaity

O4 CN Cồng ty CP In Hospta ty

OS Cong ty CP In Holdings

6 Công ty CP Meta Foods

7 Công ty CP In Development

Hình 3.2 Danh mục khách hàng

Hàng ngày, khi nhận được biên bản bàn giao và nghiệm thu sản phẩm từ bộ phận chương trình và trang trí chuyển đến, kế toán tiến hành đối chiếu và nhập số liệu vào máy Kế toán toán có trách nhiệm kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo xuất hóa đơn đúng với các điều khoản trên hợp đồng và chứng từ; đồng thời phải ghi chép thường xuyên theo từng lần thanh toán, thường xuyên đối chiếu kiểm tra và đôn đốc việc thanh toán kịp thời.

Cuối tháng, kế toán căn cứ vào số liệu từ sổ chi tiết công nợ để thực hiện đối chiếu với khách hàng Nếu số dư không khớp phải tìm ra nguyên nhân sai lệch và thông báo với khách hàng để tìm hướng giải quyết. Định kỳ mỗi tháng, kế toán sẽ dựa vào số liệt ở sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lên báo cáo kế toán gửi cho Giám đốc tài chính.

3.2.1.2 Chứng từ và trình tự luân chuyển

Bộ hồ sơ thanh toán

- Phiếu đặt hàng, phiếu xuất kho, phiếu giao hàng

- Biên bản bàn giao và nghiệm thu

- Sổ chi tiết tài khoản

- Sổ chi tiết công nợ

- Bảng cân đối công nợ

Sơ đồ 3.3: Trình tự luân chuyển chứng từ TK 131

(Nguồn: Phòng Kế toán) 3.2.1.3 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 131 – Phải thu của khách hàng để hạch toán và theo dõi các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán của khách hàng.

Một số nghiệp vụ phát sinh trong quý 4 năm 2022 như sau:

Nghiệp vụ 1: Ngày 29/11/2022, công ty xuất hóa đơn số 00000085 (Phụ lục 1) cho công ty Cổ phần Đầu tư Đồng Xuân theo hợp đồng cung cấp dịch vụ số 0105/2022/HĐNT/WM-IN (Phụ lục 2) với giá trị 39.143.520 VND (đã bao gồm 8% VAT) Kế toán hạch toán:

Nghiệp vụ 2: Ngày 26/09/2022, công ty xuất bán cho Công ty CP Đồng Xuân với giá trị hàng hóa là 5.040.000 VND (chưa VAT), thuế suất 8% Kế toán xuất hóa đơn số 00000048 (Hình 3.3).

\ \ 7 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TÀNG • Kýh *?s^ĩ'* >) 'C 22 ™

Wý\\ (VATINVOICE) SÍ^M.IOMOMI Ấ > V Ngây (tNy) 2 6 tháng (month) 0 9 nam (yoor) 20 22

Ma của Cơ quan thué 0 04 E9 9C 10 7A6EC4 6 7 38BF B6 60DFDA A04 38 Đon VI oan (Saôeo: CÚNG TY TNHH DỊCH vụ WM

MST í Tax Coơe? 0317 2587 38 Đôa chi (Aởđross) 166F Bựi Thị Xuõn Phương Phạm Ngũ Lào, Quận 1, Thành phú Hề Chi Minh Việt Nam STK (Account Nữ.):

Donvt (Co name) CÔNG TY cô PHÁN ĐÁU TƯ ĐÔNG XUẢN

MST (Tax Coóe) 0313626349 Oia chì (Adđross) 194 Hoàng van Thụ Phương 09 Quận Phú Nhuận, Thành phô Hổ Chi Minh Việt Nam HTTT (Pay/nethoơ/ Tiòn mạvchuyên khoan

Tỏn hàng hoa d|ch vụ (Dotcnpt/on) OVT (IW SL

1 Cõy TưyA< sơn pin húôằg 0.8-1 m Cày 20 165.000 3300 000

Cộng tiền hàng (Sub toto>) 5.040.0

Thuỗ suàt GTGT (Ta* rằằe) 5% Cộng tẻn tiuờ GTGT (VAT omount): 252.000

Tổng cộng tiền thanh toàn (Totằ>paymeni) 5.292.0

Số tiền viết bâng chữ (Amữuntưì worơs) Nam triệu hai tràm chỉn mươi hai nghìn dông chán7 00

Người mua hàng (Buyor) Người bán háng (Seđerf oa dược kỹ diện tứ bơi

CÔNG TY TNHH DỊCH vụ WM Ngày 26.09^2022

Hình 3.3 Hóa đơn số 00000048 ngày 26/09/2022

Kế toán sau khi lập hóa đơn xuất cho khách hàng sẽ tiến hành nhập liệu đơn đặt hàng vào hệ thống SAP theo nội dung được thể hiện trên hợp đồng/ hóa đơn gồm thời gian bán hàng, tên khách hàng, tên hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng đặt mua, số lượng sản phẩm, đơn giá và thành tiền.

Trên màn hình nhập liệu A/R Invoice (Hình 3.4) của hệ thống SAP, kế toán nhập tên khách hàng ở dòng Name, mã khách hàng đã được công ty tạo sẵn ở dòngCustomer, nhập số hợp đồng/ hóa đơn ở dòng Customer Ref No và nhập ngày đặt hàng ở dòng Posting Date, Even Date, Contract Date theo hợp đồng/ hóa đơn Tiếp theo, kế toán lần lượt nhập tên hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng đặt mua vào cộtDescription, nhập đơn giá vào cột Unit Price, nhập thuế GTGT vào cột Tax Code thì phần mềm tự động tính thành tiền ở cột Total (LC) cho từng sản phẩm Dòng Total28

Before Discount sẽ thể hiện số tiền trước thuế mà khách phải trả, tổng thuế GTGT của hóa đơn sẽ thể hiện ở dòng Tax và tổng số tiền phải thu khách hàng được phần mềm tính toán và thể hiện ở dòng Total Ở mục Remarks, kế toán nhập nội dung của phiếu đặt hàng để thuận tiện cho việc tìm kiếm lại khi cần thiết và thực hiện việc khóa sổ vào cuối tháng Sau khi hoàn tất nhập liệu và kiểm tra khớp với nội dung mà hóa đơn thể hiện, chọn Add để lưu trữ dữ liệu vừa nhập Phần mềm sẽ tự động cập nhật dữ liệu vào các sổ TK chi tiết (Phụ lục 4), sổ chi tiết công nợ, bảng cân đối công nợ (Phụ lục 5), sổ nhật ký chung để thuận tiện cho việc theo dõi khoản phải thu khách hàng.

Hình 3.4 Màn hình nhập liệu A/R Invoice nghiệp vụ số 2

Hình 3.5 Màn hình hạch toán nghiệp vụ số 2

Cuối tháng kế toán dựa vào sổ chi tiết công nợ của từng khách hàng để lập bảng đối chiếu công nợ của từng khách hàng và gửi khách hàng để đối chiếu công nợ với khách hàng.

Nghiệp vụ 3: Ngày 10/11/2022 khách hàng chuyển khoản thanh toán, sau khi nhận được Giấy báo Có (Phụ lục 3), kế toán tiến hành nhập liệu vào phần mềm (Hình

Hình 3.6 Màn hình nhập liệu thanh toán nghiệp vụ số 3

Hình 3.7 Màn hình hạch toán nghiệp vụ số 3

3.2.2 Kế toán các khoản tạm ứng

- Giấy đề nghị tạm ứng

- Phiếu giao hàng, hợp đồng

- Giấy đề nghị hoàn ứng, thanh toán tạm ứng

Kế toán sử dụng TK 141 – Tạm ứng để hạch toán và theo dõi các khoản công nhân viên tạm ứng và tình hình hoàn ứng các khoản này.

Tại công ty, TK 141 được phân thành 2 cấp

- TK 1411 – 01 – Tạm ứng nhân viên

- TK 1411 – 02 – Tạm ứng dự án

Nghiệp vụ 4: Tháng 11/2022, để đảm bảo nguồn hàng tổ chức sự kiện, phòng thu mua tạm ứng 50% giá trị HĐ số 2411/FS&WM (Phụ lục 6) để thanh toán trước cho người bán Giá trị hợp đồng là 57.240.000 (đã bao gồm 8% VAT) Kế toán thanh toán bằng hình thức chuyển khoản trực tiếp cho người bán.

Hình 3.8 Màn hình nhập liệu nghiệp vụ số 4

Nghiệp vụ 5: Người bán đã giao hàng đầy đủ theo hợp đồng, phòng thu mua thực hiện làm đề nghị hoàn ứng Sau khi đã được Ban Kiểm soát phê duyệt, kế toán nhận hồ sơ hoàn ứng (Phụ lục 8) từ phòng thu mua để tiến hành hạch toán xóa công nợ tạm ứng.

Hình 3.9 Màn hình nhập liệu nghiệp vụ số 5

3.2.3 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ

3.2.3.1 Chứng từ và trình tự luân chuyển

- Bảng kê (nếu có nhiều đơn đặt hàng)

- Sổ chi tiết tài khoản

- Sổ chi tiết công nợ

Sơ đồ 3.4: Trình tự luân chuyển chứng từ TK 133

(Nguồn: Phòng Kế toán) 3.2.3.2 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ để hạch toán các khoản thuế GTGT được khấu trừ khi mua hàng hóa, dịch vụ.

TK 133 có hai TK cấp 2 gồm:

- TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa

- TK 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

3.2.3.3 Minh họa nghiệp vụ Đối với các khoản thuế GTGT được khấu trừ thì khi kế toán nhập liệu các đơn đặt hàng (Hình 3.13) thì đã nhập thuế GTGT ở cột Tax Code và phần mềm tự động lưu trữ dữ liệu lên TK 133 trong các sổ sách kế toán mà không cần màn hình nhập liệu riêng cho TK này.

Cuối tháng phần mềm tự động cập nhật dữ liệu vào sổ TK chi tiết (Phụ lục 11) và sổ nhật ký chung để thuận tiện cho việc tính toán thuế GTGT phải nộp trong kỳ, lập bút toán kết chuyển bao gồm thuế GTGT kỳ trước chuyển sang vào cuối tháng.

Kế toán liên quan đến các khoản phải trả tại công ty

3.3.1 Kế toán phải trả cho người bán

3.3.1.1 Chính sách mua hàng và quản lý công nợ

Công nợ phải trả người bán phát sinh do quan hệ mua bán hàng hóa với nhà cung cấp được thể hiện rõ trong hợp đồng, trong đó nêu rõ về thời hạn thanh toán, thời hạn đặt cọc, cách thức thanh toán, cam kết yêu cầu cung cấp dịch vụ, ngày tổ chức, Đối với các nhà cung cấp có ký hợp đồng nguyên tắc với công ty, kế toán sẽ trực tiếp nhận hóa đơn GTGT còn với các nhà cung cấp không ký hợp đồng nhân viên bộ phận mua hàng thì tự nhận hóa đơn GTGT và chuyển về cho kế toán Hiện nay, các nhà cung cấp của công ty đa phần là các công ty cung cấp cây xanh, hoa tươi, đá khói và các công ty cung cấp dịch vụ như âm thanh, ánh sáng, màn hình LED…

Công ty sử dụng phần mềm có danh mục nhà cung cấp cho phép lưu trữ các thông tin quan trọng về người bán như: địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại, số fax, người liên hệ, thuế VAT Mỗi nhà cung cấp sẽ được quản lý bằng mã khách hàng chi tiết riêng với đầu mã là S.

Hình 3.10 Danh mục nhà cung cấp

Hàng ngày, khi nhận được phiếu giao hàng và hóa đơn đã được Ban Kiểm soát phê duyệt từ bộ phận chương trình và trang trí chuyển đến, kế toán tiến hành đối chiếu và nhập số liệu vào máy Kế toán có trách nhiệm kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo các chứng từ khớp với nhau; đồng thời phải ghi chép thường xuyên theo từng lần thanh toán, thường xuyên đối chiếu kiểm tra và theo dõi để thanh toán kịp thời. Định kỳ, đối với người bán có ký hợp đồng nguyên tắc, kế toán căn cứ vào số liệu từ sổ chi tiết công nợ để thực hiện đối chiếu và thanh toán với người bán Nếu số dư không khớp phải tìm ra nguyên nhân sai lệch và thông báo với người bán để tìm hướng giải quyết Đối với các khoản phải thanh toán do công nhân viên công ty chuyển tới đã được Ban Kiểm soát phê duyệt, kế toán tiến hành thanh toán cho người bán Định kỳ mỗi tháng, kế toán sẽ dựa vào số liệu ở sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lên báo cáo kế toán gửi cho Giám đốc tài chính.

3.3.1.2 Chứng từ và trình tự luân chuyển

Bộ hồ sơ thanh toán

- Phiếu giao hàng/ Phiếu đặt hàng/ Phiếu nhập kho

- Phiếu chi/ Ủy nhiệm chi

- Sổ chi tiết tài khoản

- Sổ chi tiết công nợ

- Bảng cân đối công nợ Trình tự luân chuyển

Sơ đồ 3.5: Trình tự luân chuyển chứng từ TK 331

Kế toán sử dụng TK 3311 – Phải trả cho người bán để theo dõi các khoản nợ đến hạn thanh toán và kiểm soát tình trạng thanh toán của tất cả các khoản nợ phải trả cho người bán

Nghiệp vụ 6: Ngày 03/12/2022, công ty mua vật tư trang trí từ Công ty TNHH

Xanh Trong Lành với giá trị là 7.128.000 VND (đã bao gồm 8% VAT) Kế toán nhận hóa đơn (Hình 3.11) và tiến hành nhập liệu theo hóa đơn gồm thời gian nhà cung cấp giao hàng, tên nhà cung cấp, tên sản phẩm, dịch vụ mà công ty mua từ nhà cung cấp, số lượng từng loại, đơn giá và thành tiền.

Hình 3.11 Hóa đơn số 0000158 ngày 03/12/2022

Trên màn hình nhập liệu A/P Invoice (Hình 3.12) kế toán tiến hành nhập tên nhà cung cấp vào dòng Name và mã của nhà của nhà cung cấp được công ty tạo sẵn ở dòngVendor, nhập ngày nhận hàng từ nhà cung cấp ở dòng Posting Date Tiếp theo, kế toán lần lượt nhập tên hàng hóa, dịch vụ đã đặt mua từ nhà cung cấp vào cột Description,nhập đơn giá vào cột Unit Price, nhập thuế GTGT vào cột Tax Code thì phần mềm tự động tính thành tiền ở cột Total (LC) cho từng sản phẩm Dòng Total

Before Discount sẽ thể hiện số tiền trước thuế mà công ty phải thanh toán cho nhà cung cấp, tổng thuế GTGT của hóa đơn sẽ thể hiện ở dòng Tax và tổng số tiền phải trả cho nhà cung cấp được phần mềm tính toán và thể hiện ở dòng Total Ở mục Remarks, kế toán nhập nội dung của phiếu giao hàng để thuận tiện cho việc tìm kiếm lại khi cần thiết và thực hiện việc khóa sổ vào cuối tháng Sau khi hoàn tất nhập liệu và kiểm tra khớp với nội dung thể hiện trên hóa đơn mà nhà cung cấp gửi, chọn Add để lưu trữ dữ liệu vừa nhập.

Hình 3.12 Màn hình nhập liệu A/P Invoice nghiệp vụ số 6

Hình 3.13 Màn hình hạch toán nghiệp vụ số 6

(Nguồn: Phòng Kế toán) Nghiệp vụ số 7: Ngày 20/12/2022 khi đã thanh toán và nhận được Giấy báo Nợ

(Phụ lục 12), kế toán tiến hành hạch toán vào phần mềm.

Hình 3.14 Màn hình nhập liệu nghiệp vụ số 7

3.3.2 Kế toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

3.3.2.1 Chứng từ và trình tự luân chuyển

- Phiếu thu/ Phiếu báo Có

- Sổ chi tiết tài khoản

- Sổ chi tiết công nợ

Sơ đồ 3.6: Trình tự luân chuyển chứng từ TK 333

(Nguồn: Phòng Kế toán) 3.3.2.2 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra để hạch toán các khoản thuế phải nộp.

3.3.2.3 Minh họa nghiệp vụ Đối với các khoản thuế GTGT đầu ra thì khi kế toán nhập liệu các phiếu giao hàng (Hình 3.7) thì đã nhập thuế GTGT ở cột Tax Code và phần mềm tự động lưu trữ dữ liệu lên TK 3331 trong các sổ sách kế toán mà không cần màn hình nhập liệu riêng cho TK này giống như cách lưu trữ của TK 133.

Kế toán tiến hành nhập liệu vào phần mềm SAP dựa theo hóa đơn và phần mềm tự động cập nhật dữ liệu vào sổ TK chi tiết và sổ nhật ký chung để thuận tiện cho việc tính toán thuế GTGT phải nộp vào cuối kỳ đã khấu trừ thuế GTGT đầu ra.

3.3.3 Kế toán các khoản phải trả khác

Bảng phân bổ tiền lương, giấy báo Nợ…

Tại công ty, kế toán sử dụng các TK 3382 – Kinh phí công đoàn, TK 3383 - BHXH, TK 3384 – BHYT và TK 3386 – BHTN để hạch toán các khoản phải trả khác.

Vào cuối mỗi tháng, kế toán sẽ dựa vào bảng lương và trích nộp BHXH để đóng bảo hiểm kinh phí công đoàn và các khoản bảo hiểm Sau đó thực hiện hạch toán và trích các khoản bảo hiểm (Hình 3.15)

Hình 3.15 Màn hình nhập liệu các khoản trích theo lương tháng 12/2022

Phân tích tình hình công nợ năm 2022 tại công ty TNHH Dịch vụ WM

Đơn vị tính: VND chi tiêu Quý 2 Quý 3 Quý 4

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

A Các khoản phải thu ngắn hạn

1 Phái thu ngắn hạn của khách hàng 3,352,934,088 98.58% 4,771,437,304 79.88% 14,127,707,091 93.86

2 Trá trước cho người bán ngắn hạn

3 Phái thu ngắn hạn khác 40,493,30

1 Phái trã người bán ngắn hạn 882,725,77

2 Thuê và các khoán phái nộp

3 Phái trá người lao động 17,060,00

4 Phái trá ngắn hạn khác 9,584,700 0.6

Hình 3.16 Tình hình công nợ của công ty TNHH Dịch vụ WM năm 2022

(Nguồn: Phòng Kế toán) Dựa vào số liệu từ bảng 3.16, có thể thấy tình hình công nợ của công ty TNHH Dịch vụ WM trong năm 2022 có những biến động đáng kể. Đối với các khoản phải thu ngắn hạn

Các khoản phải thu ngắn hạn tăng theo từng quý Hết quý 3 số tiền phải thu là 5.973.604.173 VND tăng 75,64% so với quý 2 (3.401.119.288 VND) và đến quý 4 là 15.051.113.566 VND, tăng 151,96% so với quý 3.

Trong đó, khoản nợ phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong các khoản phải thu ngắn hạn, chiếm 98,58%, 79,88%, 93,86% lần lượt so với các quý 2, 3, 4 Đến cuối quý 3 số tiền phải thu khách hàng là 4.771.437.304 VND, tăng 42,31% so với quý 2 (3.352.934.088 VND); và cuối quý 4, số tiền phải thu tăng đột biến lên đến 14.127.707.091 VND, tức tăng 196,09% so với quý 3.

Nguyên nhân của sự tăng các khoản phải thu khách hàng này là do nhu cầu tổ chức tiệc cưới, sự kiện, tiệc công ty cuối năm khá cao; công ty có nhiều đơn hàng và hợp đồng hơn Ngoài ra, đây là thời điểm cận lễ Giáng sinh và tết dương lịch nên nhu cầu mua các gói trang trí của khách hàng tăng mạnh Thêm vào đó, công ty đã tổ chức chương trình Taste of the Soul vào tháng 12/2022, việc bán vé theo hợp đồng trả sau cũng khiến cho khoản phải thu khách hàng tăng đáng kể.

Ngoài các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn khác cũng có sự thay đổi lớn qua các quý Đến quý 4, khoản phải thu ngắn hạn khác tăng 870.140.175 VND so với quý 2 (từ 40.493.300 VND tăng lên 910.633.475 VND). Khoản phải thu khác này chủ yếu là tạm ứng cho nhân viên nhằm kịp thời mua sắm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho các đơn hàng phát sinh gấp cuối năm.

Nhìn chung, các khoản phải thu ngắn hạn tăng cho thấy công ty đang mở rộng thị trường đồng nghĩa với việc tăng doanh thu Tuy nhiên công ty đang bị chiếm dụng một nguồn vốn khá lớn, nếu quản lý không chặt chẽ dễ dẫn đến rủi ro nợ khó đòi Tuy các khách hàng đang nợ là những khách hàng quen thuộc với công ty và có uy tín khá cao nhưng không thể lơ là trong công tác quản lý và thu hồi công nợ, tránh những trường hợp xấu xảy ra, gây ảnh hưởng đến khả năng tài chính và thanh toán của công ty Ngoài

4 2 ra kế toán cũng cần theo dõi sát sao các khoản tạm ứng, yêu cầu hoàn ứng theo quy định tránh tình trạng nguồn vốn công ty bị chiếm dụng quá lâu. Đối với các khoản nợ phải trả

Nhìn sơ lược, các khoản phải trả của công ty cũng tăng dần theo từng quý. Đến cuối quý 3, số dư của chi tiêu này là 3.025.179.067 VND, tăng 118,02% so với quý 2 (1.387.544.990 VND); và cuối quý 4 số dư là 5.842.011.587 VND, tăng 93,11% so với quý 3. Đối với khoản phải trả người lao động có sự tăng đột biến giữa quý 2 và quý 4, từ 17.060.000 VND lên tới 538.357.313 VND Nguyên nhân là công ty tăng cường thuê nhân công, cộng tác viên để đáp ứng đơn hàng của khách hàng, đồng thời chi phí thuê người dẫn chương trình, ca sĩ, ban nhạc cho chương trình Taste of the Soul khá cao, giá trị hợp đồng khá lớn; đơn vị cung cấp khá chậm trễ trong việc cung cấp hồ sơ thanh toán nên số dư cuối kỳ khoản này là khá lớn.

Vì những nguyên nhân kể trên, các khoản nợ phải trả người bán cũng tăng lên đáng kể so với quý 2 và quý 3, cụ thể:

- Các khoản nợ phải trả người bán tại quý 4 là 3.990.690.001 VND, tăng 22,31% so với quý 3, và tăng 352,09% so với quý 2.

- Khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tại quý 4 là 1.310.814.273 VND, tăng 55,83% so với quý 3, và tăng 174,13% so với quý 2.

Nhìn chung, công ty đang chiếm dụng một phần vốn khá lớn của nhà cung cấp.Mặc dù khá chú trọng đến việc thanh toán công nợ nhưng công ty vẫn gặp khó khăn trong quá trình nhận hồ sơ thanh toán từ nhà cung cấp, dẫn đến việc số dư cuối kỳ là khá lớn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Ở chương 3, tác giả đã làm rõ hơn về phần hành kế toán công nợ bằng cách phân tích thực trạng kế toán công nợ tại Công ty TNHH Dịch vụ WM: nêu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty, đặc điểm, lĩnh vực mà công ty hoạt động; phân tích bộ máy quản lý, bộ máy kế toán và các chính sách kế toán, chế độ mà công ty áp dụng.

Nhằm hoàn thành mục tiêu khóa luận là hoàn thiện kế toán công nợ tại công ty TNHH Dịch vụ WM, tác giả đi sâu vào phân tích phần hành kế toán công nợ tại công ty; sau đó liệt kê ưu điểm và các hạn chế còn tồn tại Từ đó, tác giả kiến nghị các đề xuất phù hợp, có thể áp dụng được nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH Dịch vụ WM.

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ hạch toán - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Sơ đồ h ạch toán (Trang 18)
Sơ đồ hạch toán - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Sơ đồ h ạch toán (Trang 19)
Sơ đồ hạch toán - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Sơ đồ h ạch toán (Trang 21)
Sơ đồ hạch toán - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Sơ đồ h ạch toán (Trang 23)
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 331 - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ chữ T hạch toán TK 331 (Trang 24)
Sơ đồ hạch toán - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Sơ đồ h ạch toán (Trang 26)
Sơ đồ hạch toán - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Sơ đồ h ạch toán (Trang 27)
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ chữ T hạch toán TK 338 - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Sơ đồ 2.6 Sơ đồ chữ T hạch toán TK 338 (Trang 27)
Hình 3.1. Một số hình ảnh về công ty TNHH Dịch vụ WM - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Hình 3.1. Một số hình ảnh về công ty TNHH Dịch vụ WM (Trang 30)
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty (Trang 31)
Hình thức kế toán trên máy tính - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Hình th ức kế toán trên máy tính (Trang 36)
Hình 3.2. Danh mục khách hàng - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Hình 3.2. Danh mục khách hàng (Trang 38)
Sơ đồ 3.3: Trình tự luân chuyển chứng từ TK 131 - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Sơ đồ 3.3 Trình tự luân chuyển chứng từ TK 131 (Trang 39)
Hình 3.3. Hóa đơn số 00000048 ngày 26/09/2022 - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Hình 3.3. Hóa đơn số 00000048 ngày 26/09/2022 (Trang 40)
Hình 3.4. Màn hình nhập liệu A/R Invoice nghiệp vụ số 2 - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Hình 3.4. Màn hình nhập liệu A/R Invoice nghiệp vụ số 2 (Trang 41)
Hình 3.6. Màn hình nhập liệu thanh toán nghiệp vụ số 3 - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Hình 3.6. Màn hình nhập liệu thanh toán nghiệp vụ số 3 (Trang 42)
Hình 3.8. Màn hình nhập liệu nghiệp vụ số 4 - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Hình 3.8. Màn hình nhập liệu nghiệp vụ số 4 (Trang 44)
Hình 3.9. Màn hình nhập liệu nghiệp vụ số 5 - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Hình 3.9. Màn hình nhập liệu nghiệp vụ số 5 (Trang 45)
Sơ đồ 3.4: Trình tự luân chuyển chứng từ TK 133 - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Sơ đồ 3.4 Trình tự luân chuyển chứng từ TK 133 (Trang 46)
Hình 3.10. Danh mục nhà cung cấp - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Hình 3.10. Danh mục nhà cung cấp (Trang 47)
Sơ đồ 3.5: Trình tự luân chuyển chứng từ TK 331 - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Sơ đồ 3.5 Trình tự luân chuyển chứng từ TK 331 (Trang 48)
Hình 3.11. Hóa đơn số 0000158 ngày 03/12/2022 - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Hình 3.11. Hóa đơn số 0000158 ngày 03/12/2022 (Trang 49)
Hình 3.12. Màn hình nhập liệu A/P Invoice nghiệp vụ số 6 - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Hình 3.12. Màn hình nhập liệu A/P Invoice nghiệp vụ số 6 (Trang 50)
Hình 3.14. Màn hình nhập liệu nghiệp vụ số 7 - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Hình 3.14. Màn hình nhập liệu nghiệp vụ số 7 (Trang 51)
Sơ đồ 3.6: Trình tự luân chuyển chứng từ TK 333 - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Sơ đồ 3.6 Trình tự luân chuyển chứng từ TK 333 (Trang 52)
Hình 3.15. Màn hình nhập liệu các khoản trích theo lương tháng 12/2022 (Nguồn: Phòng Kế toán) - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Hình 3.15. Màn hình nhập liệu các khoản trích theo lương tháng 12/2022 (Nguồn: Phòng Kế toán) (Trang 53)
Sơ đồ 3.7. Sơ đồ kế toán tại công ty TNHH Dịch vụ WM - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Sơ đồ 3.7. Sơ đồ kế toán tại công ty TNHH Dịch vụ WM (Trang 59)
Hình 3.17. Mẫu sổ chi tiết công nợ - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
Hình 3.17. Mẫu sổ chi tiết công nợ (Trang 60)
Phụ lục 5. Bảng cân đối công nợ TK 131 từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022 - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
h ụ lục 5. Bảng cân đối công nợ TK 131 từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022 (Trang 69)
Phụ lục 10. Bảng cân đối công nợ TK 141 từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022 - 1554 Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Cty Tnhh Dịch Vụ Wm 2023.Docx
h ụ lục 10. Bảng cân đối công nợ TK 141 từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022 (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w