TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
LƯƠNG THỊ KIM HẬU
KẾ TỐN CƠNG NỢ TẠI CONG TY CO PHAN HANEL
LUAN VAN THAC Si KINH TE
Hà Nội, Năm 2021
Trang 2
LƯƠNG THỊ KIM HẬU KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CO PHAN HANEL
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
Luận văn Thạc sĩ kinh tế
NGUOI HUONG DAN KHOA HOC PGS-TS DOAN VAN ANH
Hà Nội, Năm 2021
Trang 3Tên tôi là : Lương Thị Kim Hậu Sinh ngày :16/10/1981 Nơi sinh : Phú Thọ Học viên lớp :CH2A.KT.TI Mã học viên : I9AM0301014 Chuyên ngành : Kế toán
Khóa 2019 - 2021 : Trường Đại học Thương mại Tôi xin cam đoan:
1 Luận văn Thạc sĩ kinh tế: “Kế zốn cơng nợ tại Công ty Cổ phần Hanel” do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đoàn Vân Anh 2 Các số liệu, tài liệu, dẫn chứng được sử dụng trong luận văn nảy là trung thực và chưa từng được công bố trong bắt kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây
HỌC VIÊN
4 —
Trang 4LOI CAM ON
Trước tiên, Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy cô giáo khoa
Sau đại học và khoa Kế toán Kiểm toán Trường Đại học Thương mại Hà Nội, đặc
biệt là Cô giáo PGS.TS Đoàn Vân Anh (Người hướng dẫn khoa học) đã
hướng dẫn, góp ý về kiến thức và phương pháp giúp Tác giả hoàn thành Luận văn
in tinh
Bên cạnh đó, Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo cũng
như tập thê Phòng Kế tốn tải vụ Cơng ty Cổ phần Hanel đã tạo điều kiện thuận lợi
giúp Tác giả thu thập số liệu đồng thời cung cấp các thông tin bố trợ hữu ích trong
quá trình Tác giả thực hiện Luận văn
Mặc dù đã rất cố gắng và dành tâm huyết cho Luận văn, tuy nhiên do tầm nhìn
và trình độ lý luận còn hạn chế nên Luận văn của Tác giả không tránh khỏi những
thiếu sót Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành từ phía bạn đọc
và quý Thầy cô giáo để Luận văn thêm hoàn thiện, có ý nghỉ
như trong hoạt động thực tiễn
Trang 5MUC LUC LOI CAM DOAN LỜI CẢM MỤC LỤ DANH MỤC SƠ Bi DANH MUC BANG BIEU PHAN MO BAU 1 Tính cấp thiết đề tài
2 Tổng quan nghiên cứu đề tài 3 Mục đích nghiên cứu đề tài 4 5
| Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Các câu hồi đặt ra trong quá trình nợ) 6 Phương pháp nghiên cứu
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 8 Kết cấu của Luận văn
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẺ TOÁN NGHIỆP 1.1 Khái quát chung ‘ONG NO TRONG DOANH công nợ trong doanh ngh
Yêu cầu quản {ý các khoản công n
1.2.Kế tốn cơng nợ theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠ 0
PHAN HANEL
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Hanel
2.1.1 Giới thiệu khải quát về Công ty
2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kình doanh tại Công ty
Trang 62.2 Công nợ và chính sách
Hanel
2.2.1 Quản lý:
2.2.1 Quản lý các khoản nợ phải trí
2.3 Thực trạng kế tốn cơng nợ tại 2.3.1 Kế toán các khoản phải thu 2.3.2 Kế toán các khoản phải tr:
2.4 Nhận xét đánh giá về kế tốn cơng nợ 2.4.1 Ưu điểm
2.4.2 Nhược di 2.4.3 Nguyên nhân
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
CHUONG 3 MOT SO GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KE TOAN Ci
CÔNG TY CO PHAN HANE)
3.1 Định hướng phát triển của Công ty cỗ phần Hanel
3.2 Yêu cầu đặt ra đối với việc hồn thiện kế tốn cơng nợ tại Công ty CP
Hane
3.3 Một số giải pháp hồn thiện kế tốn cơng nợ tại 3.3.1 Hoàn thiện kế toán các khoản phải thu, phải trả 3.3.2 Hoàn thiện kế tốn dự phịng cơng nợ của Cơng 3.3.3 Hồn thiện trình bày thông tin công nợ trên BCTC 3.4 Kiến nghị thực hiện giải pháp
3.3.1 Đối với Cơ quan quản lý (Nhà nước và các cơ quan chức nan,
3.3.2 Đối với các cơ sở đào tạo
Trang 7¡ dung đầy đủ STT
1 BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
2 BCTC Báo cáo Tài chính
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỎ
Sơ đồ 2.1 - Cơ cấu tô chức của Công ty Cổ phần HanelError! Bookmark not defined Sơ đồ 2.2 - Bộ máy kế toán của Công ty
Phụ lục 1.1- Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán phải thu khách hàng
Phụ lục 1.2- Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán phải thu khác (TK 1388)
Phụ lục 1.3- Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán phải trả cho người bán (TK 331)
Trang 9DANH MUC BANG BIEU
Biểu 3.1: Số chỉ tiết công nợ phải thu :ccccccccsctrreeeererrrrrreeesrrrroo.T8
Biêu 3.2 Báo cáo tuôi nợ
Biểu 3.3: Bảng theo đõi hóa đơn đầu ra và doanh thu
Biểu 3.4: Báo cáo cân đối công nợ
3.7 Báo cáo TH các khoản CNPT và Dự kiến TLDP
Biểu 3.8 Báo cáo thống kê về chỉ phí bảo hành hàng hóa hai năm g:
Biểu mí
kiến mức trích lập bảo hành cho năm hiện hành (năm N)
Biểu 3.9 Bảng kê chỉ tiết trích lập dự phòng bảo hành hàng hóa 2 Biểu mẫu 3.10- Bảng tông hợp điều chỉnh công nợ theo kỳ hạn thanh toán „84
Biểu mẫu 3.11- Báo cáo giao dịch nội bộ
Biểu 3.12 - Bảng tổng hợp các giao dịch nội bị
Biểu mẫu 3.13 - Mẫu Ý kiến về nội dung họp ĐHCĐ/HĐQT/HĐTV
Phụ lục 2.1- Bảng 2.1 Tình hình Tài sản, Nguồn vốn của Công ty qua ba năm 2017- 2019 Phy lục 2.2 - Bảng 2.2 Tình hình kết quả SXKD của Công ty qua 3 năm 2017 - 2019 Phụ lục 2.3-Biểu mẫu 2.3 Chứng từ bán hàng Phụ lục 2.4: Biểu mẫu 2.4- Hóa đơn thương mại (Commerial Invoice)
và Phụ lục 2.5: Biểu mẫu 2.5- Hóa đơn Giá trị gia tăng
Phu luc 2.6- Bảng 2.6 - Số chỉ tiết công nợ phải thu khách hàng
Phụ lục 2.7- Bảng 2.7 ~ Số tổng hợp công nợ phải thu khách hàng
Phu luc 2.8 - Bang 2.8 — S6
Phụ lục 2.9- Bảng 2.9 ~ Số Nhật ký chung
Phụ lục 2.10 - Biểu mẫu 2.10- Giấy báo có
Phụ lục 2.11- Biểu mẫu 2.1 1- Chứng từ giảm giá hàng bái Phụ lục 2.12- Bảng 2.12- Số chỉ tiết tài khoản Phải thu khác Phụ lục 2.13 - Bảng 2.13 - Số cái tài khoản Phải thu khá: Phụ lục 2.14 - Bảng 2.14 - Số Nhật ký chung
Phu luc 2.15- Biểu mẫu 2.15 -Thông báo tạm ứng cô tức
Biểu mẫu 2.16 - Chứng từ nghiệp vụ khác (Hạch toán dự thu tạm ứng cổ tức)
Phu luc 2.17 -Biéu mau 2.17 - Hóa đơn giá trị gia tăng (đầu vào)
Phụ lục 2.18 - Biêu mẫu 2.18 Chứng từ mua hàng
Trang 10Phu luc 2.20- Bảng 2.20 - Số cái tài khoản phải trả người bán X Phu luc 2.21 - Bảng 2.21-Sô chỉ tiết tài khoản Vay ngắn hạn
Phụ lục 2.22 - Bảng 2.22 Số cái Tài khoản Vay ngắn hạn
Phụ lục 2.23 - Bảng 2.23- Bảng tổng hợp các khoản công nợ phải thu khó đòi cần trích lập dự phòng thời điểm 31/12/2019
Trang 111 Tính cấp thiết đề tài
Trong nên kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đề tồn tại và phát
triển, các doanh nghiệp buộc phải tự hoàn thiện, cải tiền cả về phương thức hoạt động
sản xuất kinh doanh và hiệu quả công tác quản lý trong đó có công tác kế tốn
Cơng tác kế tốn ở doanh nghiệp có nhiều khâu, nhiều phần hành mà trong đó kế tốn cơng nợ ln là phần kế tốn đặc biệt quan trọng Việc hạch toán day du, kip thời và quản lý tốt công nợ sẽ tạo nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp đánh giá
chính xác được tình hình tài chính về khả năng thanh toán, khả năng huy động
vốn từ đó chủ động trong các giao dịch kinh doanh đề phát triển các mối quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp, góp phần chung vào sự phát triển của Đơn vị Ngược
lại, quản lý công nợ không tốt sẽ dẫn đến hậu quả là công nợ quá hạn tồn đọng nhiều,
nếu là nợ phải thu trong trường hợp không thê thu hồi được doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nguy cơ giải thể, phá sản do mất khả năng thanh toán Nếu là nợ phải trả quá hạn, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro bị phạt vi phạm hợp đồng dẫn đến uy tín bị giảm sút nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh
Qua thực tế công tác tại Công ty cổ phần Hanel, Tác giả nhận thấy kế tốn cơng nợ được xem là một trong những phần hành kế toán trọng yếu mà Đơn vị đặc
biệt lưu ý Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau mà
cơng tác kế tốn công nợ của Công ty vẫn còn những bất cập cần khắc phục Theo
đó, nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc hồn thiện cơng tác kế tốn
cơng nợ tại Cơng ty Cổ phần Hanel, Tác giả đã chọn đề tài: “Kế rốn cơng nợ tai Công ty cỗ phần Hanel” đễ thực hiện nghiên cứu
2 Tổng quan nghiên cứu đề tài
Kế tốn cơng nợ là một trong những nội dung quan trọng trong thông kế toán doanh nghiệp hiện nay Vì vậy, qua tìm hiểu, Tác giả thấy rằng cho đến nay, các
nội dung liên quan đến kế toán các khoản công nợ tại doanh nghiệp đã được rất nhiều
tác giả tham gia nghiên cứu như:
TS Nguyễn Tuấn Duy và TS Đặng Thị Hòa (Chủ biên), Giáo trình Kế toán tài chính, Trường Đại học Thương mạ ó ội, 2010 đã đưa
các khoản phải thu, nợ phải trả, nhiệm vụ kế toán cũng
ra những quy định về kế toá
như cách thức phân loại và vận dụng chứng từ, tài khoản kế tốn
Trang 12thơng tin của các nghiệp vụ trên báo cáo tài chính
PGS.TS Võ Văn Nhị (Chủ biên), Giáo trình Kế toán tài chính (tái bản lần thứ 9 năm 2018), Nhà xuất bản Kinh tế TP HCM đã đưa ra những khái niệm, nguyên
tắc hạch toán, kết cấu tài khoản và phương pháp hạch toán đối với các tài khoản
công nợ
Các tài liệu nêu trên là nền tảng lý thuyết giúp Tác giả tạo lập cơ sở lý luận
cho luận văn
Bên cạnh đó, đối với một số công trình nghiên cứu trước đây, mỗi tác giả nghiên cứu về kế tốn cơng nợ dưới góc độ cũng như hoàn cảnh khác nhau vì vậy cách tiếp cận đề tài và quan điểm cũng mang tính khác biệt Cụ thể:
: "Kế tốn cơng nợ tại Cơng ty TNHH MTV Thương mại
và xuất khẩu Prime" của tác giả Nguyễn Thu Hằng, trường Đại học Thương Mại,
- Luận văn Thạc
năm 2016: Trong luận văn của mình, tác giá đã hệ thống hóa, làm rõ các nội dung
cơ bản về kế tốn cơng nợ tại Công ty TNHH MTV Thương mại và xuất khâu Prime và nêu rõ thực trạng công tác kế tốn cơng nợ tại doanh nghiệp này, đề xuất các giải pháp hợp lý để khắc phục được các nhược điểm còn tồn tại Tuy nhiên luận
văn chưa đưa ra được cách quản lý công nợ hiệu quả để tránh rủi ro công nợ quá
hạn tồn đọng nhiều, dẫn đến giảm khả năng thanh toán tại Công ty TNHH MTV
“Thương mại và xuất khẩu Prime
- Luận văn Thạc sĩ “Hoàn thiện kề tốn cơng nợ tại Công ty CP thương mại AIC
la tác giả Nguyễn Trọng Đông, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2017
thống hóa được những lý luận cơ bản liên quan đến công nợ Tác giả đã đánh
giá một cách khách quan về thực trạng kế toán các khoản phải thu, phải trả tại Công
ty CP thương mại AIC, trên cơ sở đó đã nêu ra được các ưu, nhược điềm về cơ cầu tổ chức kế toán, chứng từ kế toán, số sách kế toán, kiểm soát nội bộ các khoản phải
thu và quản lý công nợ phải trả tại Công ty Tuy nhiên, chưa nêu ra được các giải
pháp đề hoàn thiện vấn đề thu nợ còn tồn tại của
- Luận văn Thạc sĩ: “ Kể tốn cơng nợ tại Công ty Cô phân Sông Đà 10” của
tác giả Nguyễn Anh Đức, trường Đại học Thương mại, năm 2020 đã khái quát được những nội dung về mặt lý luận liên quan đến công nợ, đồng thời luận văn cũng chỉ ra những bắt cập trong quá trình hạch toán công nợ và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế tốn cơng nợ Tuy nhiên, tác giả chỉ nghiên cứu và đề xuất các giải
Trang 13
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về kế tốn cơng nợ được cơng,
phan nao cho chúng ta thấy được những tồn tại, khó khăn liên quan đến kế tốn cơng nợ cũng như những ý kiến, giải pháp của tác giả đối với những vấn đề đó Tuy
nhiên cho đến nay, chưa có đề tài nào đề cập đến việc nghiên cứu kế tốn cơng nợ
tại cơng ty cổ phần Hanel Theo đó, Tác giả tác giả tập trung nghiên cứu làm rõ
oan,
những lý luận cơ bản về kế tốn cơng nợ, từ đó, đưa ra một số giải pháp
thiện cơng tác kế tốn công nợ tại Công ty Cổ phần Hanel trong đó trọng tâm là kế
toán các khoản phải thu khách hàng và phải trả người bán
3 Mục đích nghiên cứu đề tài
~ Thứ nhất, hệ thông hóa những vấn đề lý luận về kế tốn cơng nợ trong doanh
nghiệp Làm rõ sự chỉ phối của một số Chuẩn mực kế toán Việt Nam đến kế toán
công nợ trong doanh nghiệp
~ Thứ hai, tìm hiểu, đánh giá thực trạng kế toán công nợ tại Công ty Cổ phan
Hanel
- Thứ ba, trên cơ sở đó, đưa ra đưa ra một số giải pháp, ý kiến đóng góp để hồn thiện cơng tác kế tốn cơng nợ tại Công ty Cổ phần Hanel
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
H: ©- Đối trợng nghiên c
Đề tài tập trung nghiên cứu kế tốn cơng nợ phải thu, phải trả và dự phòng
công nợ trong doanh nghiệp ©— Phạm vỉ nghiên cứu
~ Phạm vi về không gian: Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập tại phòng,
Kế toán -Tài vụ của Công ty Cổ phần Hanel
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua 3 năm 2017 - 2019, trong đó đi sâu nghiên cứu phần hành kế tốn
cơng nợ trong năm 2019
Ề nội dưng: Kế tốn cơng nợ là một phằ
~ Phạm vi hành đa dạng với ni
khoản phải thu, phải trả khác nhau Tuy nhiên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về các
khoản công nợ mang tính trọng yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sin tai Cong ty Cô phần Hanel, đó là khoản phải thu khách hàng, phải thu khác, phải trả người
Trang 145 Các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu
Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu, Tác giả Luận văn đã đặt
ra các câu hỏi như sau:
- Lý luận chung về công nợ và kế tốn cơng nợ của Việt Nam hiện hành như
thé nao?
- Thực trạng kế toán công nợ tại Công ty Cổ phần Hanel như thế nào? Có những ưu điểm và hạn chế gì?
- Giải pháp nào giúp hoàn thiện kế tốn cơng nợ tại Công ty Cô phần Hanel?
6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong Luận văn của Tác giả đó là phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích số liệu Cụ thê như sau: liệu *⁄ Phương pháp thu thậi + Quan sá các hành vi và Là việc lựa chọn, quan sát và ghỉ chép một cách có hệ thống về
ic tinh của đối tượng nghiên cứu Phương pháp này giúp nguồn
thông tin có độ chính xác cao Tác giả đã quan sát việc thực hiện kế tốn cơng nợ từ
lập chứng từ, quy trình luân chuyên chứng từ, ghỉ nhận vào số sách kế toán và lập
báo cáo kế tốn tại Cơng ty
+ Phỏng vấn: Là phương pháp hỏi trực tiếp những người cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài Qua đó giúp Tác giả giải đáp được những thắc mắc, những thông tin không được thể hiện trên tài liệu thu thập được liên quan tới phần hành n công nợ Phương pháp nà ử dụng trong giai đoạn 'n quan đến đề tài thu thập những thông tin cần thiết và những số liệu sơ cấp có
+ Nghiên cứu tải liệu: Là phương pháp nghiên cứu các tài liệu, văn bản pháp
luật có liên quan đến nội dung nghiên cứu; nghiên cứu tài liệu kế tốn tại cơng ty Tác giả tiến hành thu thập và tông hợp các tài liệu kế toán có liên quan đến kế toán báo cáo kế toán về tình
công nợ tại Công ty như: chứng từ kế toán, số kế t‹
hình công nợ, Báo cáo tài chính riêng, BCTC hợp nhất C
giúp tác giả có cái nhìn tông quan về công tác kế tốn cơng nợ tại Công ty Bên cạnh việc nghiên cứu tài liệu thực tế, tác giả còn nghiên cứu các tài liệu khác như
Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 48/2019/TT-
BTC, các giáo trình kế toán đã được xuất bản để củng có phần lý luận về kế tốn cơng nợ trong doanh nghiệp
ai
Trang 15
dữ liệu thu thập được phục vụ cho việc đánh giá, nhận xét + Phương pháp so sánh: Là phương pháp dựa vào số liệu có sẵn để so sánh,
đối chiếu về số tương đối và tuyệt đối, thường là so sánh giữa hai năm liền kề để
tìm ra sự tăng giảm của giá trị nào đó
+ Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu: Dựa trên các số liệu thu thập được bằng các phương pháp kể trên, tiến hành tông hợp phân tích công nợ tại Công ty để
đưa ra nhận định riêng về công tác kế tốn cơng nợ tại Công ty
Qua việc tổng hợp và phân tích số liệu thu thập có thẻ đánh giá được công tác
kế tốn cơng nợ có hợp lý hay không? Phù hợp với đặc điểm, nguyên tắc quản lý tài chính hay không? Từ đó tìm ra những điểm hạn chế cần khắc phục trong công tác kế toán và đề ra các giải pháp để hoàn thiện kế tốn cơng nợ tại Công ty Cổ phần
Hanel
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Về lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế tốn cơng nợ trong doanh nghiệp đồng thời làm rõ sự chỉ phối của một số Chuẩn mực kế toán Việt Nam đến kế tốn cơng nợ, qua đó tạo lập nên tảng lý thuyết để vận dụng và đối
chiều vào thực tiễn của doanh nghỉ:
- Về thực tiễn: Thông qua việc tìm hiểu, phân tích thực trạng kế toán công nợ
tại Công ty Cổ phần Hanel cùng với nền tảng lý thuyết được tạo lập trong quá trình triển khai nghiên cứu, Tác giả đã đưa ra những nhận xét đánh giá và đề xuất để hồn thiện kế tốn công nợ tại Công ty Cổ phần Hanel
8 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương:
Chương I Lý luận chung về kế tốn cơng nợ trong doanh nghiệp Chương 2 Thực trạng kế tốn cơng nợ tại Công ty Cỗ phần Hanel Chương 3 Một số giải pháp góp phần hoàn th
Trang 16TRONG DOANH NGHIEP 1.1 Khái quát chung về công nợ trong doanh nghiệp 1.1.1 Khải niệm 1.1.1.1 Khai niệm w Trong quá trình kinh doanh thường xuyên phát sinh các mối quan hệ thanh kẾ tốn cơng nợ
tốn giữa doanh nghiệp với người bán, người mua, cán bộ công nhân viên Các quan hệ thanh toán này là cơ sở phát sinh các khoản phải thu, khoản phải trả Kế
toán khoản phải thu và nợ phải trả gọi chung là kế tốn cơng nợ Như vậy kế toán
công nợ là một phần hành kế toán có nhiệm vụ hạch toán các khoản nợ phải thu, nợ phải trả diễn ra liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh ngi
(Nguyễn Tần Bình -201 1- Kế tốn tài chính, NXB Tơng hợp TP.HCM)
1.1.1.2 Khái niệm nợ phải thu
Theo PGS.TS Võ Văn Nhị (Chủ biên), Giáo trình Kế toán tài chính (tái bản
lần thứ 9 năm 2018), Nhà xuất bản Kinh tế TP HCM: “Nợ phải thu là một bộ phận
phát sinh trong quá trình hoạt động của quan trong trong tài sản của doanh ngi khi thực một số trường hợp khá doanh nại việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cũng như liên quan đến một bộ phận vốn của doanh nghiệp bị chiếm
dụng tạm thời như cho mượn ngắn hạn, chỉ hộ cho đơn vị bạn hoặc cấp trên, giá trị
tài sản thiếu chưa xử lý "
Theo TS Nguyễn Tuấn Duy và TS Đặng Thị Hòa (Chủ biên), Giáo trình Kế
toán tài chính, Trường Đại học Thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê Hà Nội, 2010: *Trong quá trình hoạt động kinh doanh, giữa doanh nghiệp với khách hàng, với các đối tượng khác ở bên ngoài và bên trong doanh nghiệp phát sinh các mối quan hệ kinh tế Các mối quan hệ kinh tế đó làm phát sinh các quan hệ thanh toán mà doanh nghiệp được quyền đòi tiền ở đối tượng có liên quan, từ đó hình thành nên các khoản phải thu”
Trang 17có các cơ quan chức năng của nhà nước (chủ yếu là cơ quan thuế) đồng thời nội
dung của các khoản phải thu cũng có tính chất đa dạng gắn với sự đa dạng
trong giao dich phat sinh trong hoạt động của doanh nghiệp Theo đó, doanh
nghiệp cần quản lý, kiểm soát chặt chẽ c khoản phải thu cũng như có biện pháp
thu hồi nợ nhanh chóng để hạn chế những rủi ro có thê xảy ra làm thiệt hại đến tài
sản cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 1.1.1.3 Khái niệm nợ phải trả
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, giữa doanh nghiệp với các đơn
vị, các tô chức, cá nhân luôn phát sinh các quan hệ kinh tế rất phong phú, đa dạng
mà doanh nghiệp có thể là chủ nợ hoặc cũng có thể là khách nợ Theo đó các khoản
nợ mà doanh nghiệp phải trả cho người bán, các đơn vị, các tổ chức kinh tế xã hội chính là nguồn hình thành nên một bộ phận tài sản của doanh nghiệp
Theo VAS 01- Chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định
số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002: *Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý; Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua, như mua hàng hoá chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác”
Theo GS.TS Ngô thế Chi, TS.Trương Thị Thủy (Chủ biên), Giáo trình Kế toán
tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, 2013 “Nợ phải t
trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả cho các đơn vị, các tổ
chức kinh tế xã hội, hoặc cá nhân như: Nợ tiền vay, nợ phải trả cho người bán, nợ : Là các khoản nợ phát sinh phải trả, phải nộp cho Nhà nước, cho công nhân viên, cho cơ quan cấp trên va các khoản phải trả khác.”
Theo PGS.TS Đặng Đức Sơn (Chủ biên), Giáo trình Kế toán tải chính, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018: “Nợ phải trả là một trong hai nguồn vốn chính
hình thành nên các tải sản của doanh nghỉ
kinh doanh của doanh nghiệp do quan hệ tín dụng trong hoạt động thương mại nên thường phát sinh các khoản công nợ phải trả giữa doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế, các cá nhân do chênh lệch giữa thời điểm phát sinh và thời điểm thanh toán
tiền Các khoản phải trả là một bộ phận thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp được tài
Trang 18=> Như vậy, nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ những giao dịch và sự kiện mà qua đó doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình Các khoản công nợ phải trả phát sinh trong doanh nghiệp một cách
thường xuyên, liên tục bao gồm nhiều loại, có nội dung kinh tế và yêu cầu quản lý
khác nhau
1.1.2, Phân loại
1.1.2.1 Phân loại các khoản phải thu
*Theo nội dung kinh tế, các khoản phải thu gồm:
- Phải thu của khách hàng: Là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách
hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư và tài sản có định - Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ: Là số tiền thué gi ri gia tang dau vào của các hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua ngoài để sử dụng trong hoạt động kinh doanh
- Phải thu nội bộ gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc
~ Phải thu của người nhận tạm ứng: Là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạ
hoặc giải quyết một số công việc nào đó được phê duyệt
- Phải thu về các khoản cầm cố, ký quỷ, ký cược: Là tai sản và tiền của doanh
nghiệp mang đi cầm có, ký quỹ, ký cược đẻ vay vốn hoặc đề nhận sự bảo lãnh hoặc tạo ra sự rằng buộc về mặt pháp lý giữa doanh nghiệp với đối tác bên ngoài trong quá
trình hoạt động
- Phải thu khác: Là những khoản phải thu của doanh nghiệp ngoài các khoản
phải thu nói trên như thu về bồi thường vật chất, các khoản cho vay, mượn tài sản có tính chất tạm thời, các khoản chỉ hộ đơn vị giao ủy thác xuất nhập khâu, các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hóa công ty nhà nước, tiền lãi cổ tức, lợi
nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính
'Việc phân loại các khoản phải thu theo nội dung kinh tế giúp kế toán ghỉ chép, phản ánh chính xác bản chất của các nghiệp vụ phải thu phát sinh trong doanh
nghiệp, từ đó cung cấp thông tin hữu ích để các nhà quản lý nắm được thực trạng
công nợ phải thu, giúp cho việc ra quyết định điều hành hoạt động SXKD được chính
ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh
Trang 19- Các khoản phải thu ngắn hạn: bao gồm các khoản phải thu tại thời điểm báo
cáo tài chính năm có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trong 12 tháng tới hoặc trong một chu kỳ kinh doanh thông thường,
~ Các khoản phải thu dài hạn: bao gồm các khoản phải thu tại thời điểm báo cáo tài chính năm có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh
Cách phân loại nợ phải thu theo kỳ hạn thanh toán giúp Nhà quản trị nắm
được thông tin tông quát về thời gian thu hồi các khoản công nợ, từ đó cân đối
nguồn tài chính phù hợp đề phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.2.2 Phân loại các khoản phải trả
Trong các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh luôn ác đối tác Các giao dịch này dẫn đến doanh nghiệp phát sinh các giao dịch với
nhận về một loại tài sản, dịch vụ, tham gia một cam kết hợp đồng hoặc phát sinh các
nghĩa vụ pháp lý tạo ra khoản nợ phải trả mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ, trách
nhiệm đối với các đối tác Các khoản nợ phải trả trong doanh nghiệp gồm:
~ Phải trả người bán các khoản phải trả mang tính chất thương mại phát
sinh từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản và người bán (là đơn vị
người mua, gồm cả các khoản phải trả giữa công ty mẹ và công ty con, công ty liên
doanh, liên kết) Khoản phải trả này gồm cả các khoản phải trả khi nhập khẩu thông,
qua người nhận ủy thác (trong giao dịch nhập khẩu ủy thác)
- Vay ngắn hạn là khoản vay có thời hạn trả trong vòng một năm hay một chu
kỳ sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp Vay dài hạn là khoản vay có
thời hạn trả trên một năm hoặc trên một chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường,
của doanh nghiệp
- Phải trả nội bộ gồm các khoản phải trả giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp
dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc
- Phải trả người lao động: Là khoản tiền phải trả cho người lao động trong
doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác về thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp
Trang 20- Phai trả khác gồm các khoản phải trả không có tính thương mại, không liên
quan đến giao dịch mua, bán, cung cấp hàng hóa địch vụ * Căn cứ vào nội dung kinh tế, các khoản phải trả gồm:
~ Nợ phải trả vay: Là các khoản nợ phải trả phát sinh trên cơ sở các hợp đồng,
các khế ước vay giữa doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân, đơn vị bên trong và
ngoài doanh nghiệp như: vay ngắn hạn, vay dài hạn, trái phiếu phát hành
- Nợ phải trả trong thanh toái
: Là các khoản nợ phải trả phát sinh từ những giao dịch mua bán, trao đổi, sử dụng dịch vụ mà doanh nghiệp phải có trách nhiệt
như: Phải trả người bán; Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước; Phải trả
người lao động; Phải trả nội bộ; Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng; Phải trả phải nộp khác - Các khoản dự phòng phải trả: Là các khoản phải chỉ trả mà thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước vào chỉ phí kinh doanh trong kỳ, bao gồm: Chỉ phí phải trả; Dự phòng phải tra
Việc phân loại các khoản phải trả theo nội dung kinh tế giúp kế toán ghỉ chép, phản ánh chính xác bản chất của các nghiệp vụ phải trả, từ đó cung cấp thông, tin hữu ích để các nhà quản trị nắm được thực trạng công nợ phải trả, giúp cho việc
éu hành hoạt động SXKD được chính xác, kịp thời
* Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán, nợ phải trả được chỉa thành 2 loại:
- Nợ phải trả ngắn hạn là các khoản nợ phải trả có kỳ hạn thanh toán trong
ra quyết định
vòng 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
- Nợ phải trả dài hạn là các khoản nợ phải trả có thời hạn thanh toán trên 1 năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp im
Cách phân loại nợ phải trả theo kỳ hạn thanh toán giúp Nhà quản trị
được thông tin tổng quát về thời hạn phải trả của các khoản công nợ, từ đó sắp xếp cân đối nguồn tài chính phù hợp đề thực hiện chỉ trả
1.1.3 Yêu cầu quản lý các khoản công nợ
Công nợ của doanh ng được theo dõi và quản lý theo từng đối tượng,
theo dõi chỉ tiết
trong đó phả
số tiễn nợ, các thông tin liên quan đến khách hàng hoặc nhà cung cấp Quản lý công nợ phải tập trung vào các nội dung chính sau:
~ Quản lý tổng công nợ nhằm xác định tổng số công nợ phải thu và công nợ phải trả, so sánh tổng công nợ phải thu và công nợ phải trả để xây dựng các kế
hoạch thanh toán hợp lý, tránh sự mắt cân bằng giữa nợ phải thu và nợ phải trả
Trang 21- Quản lý theo từng loại công nợ: Kế toán can mé s6 theo dai céng ng theo
từng khoản nợ; thường xuyên đối chiếu, xác nhận công nợ, tông hợp và phân loại
các khoản nợ theo từng đối tượng, theo thời hạn nợ
- Quan ly theo thời hạn: Kế toán phải hạch toán chỉ tiết từng loại công nợ theo từng thời hạn thanh toán cụ thể; cần phân tích nhóm nợ trong thời hạn thanh toán, nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc khó có khả năng thu hồi để có biện pháp thích hợp
trong việc quản lý công nợ, nhằm xây dựng kế hoạch thu hồi nợ phải thu để thanh toán nợ phải trả, giúp cho dòng tiền của doanh nghiệp luân chuyên không ngừng,
tránh tỉnh trạng ứ đọng vốn
- Quản lý theo từng đối tượng có quan hệ thanh toán: Các đối tượng có thanh toán thường xuyên, phải theo dõi riêng từng khoản nợ phát sinh, số tiền phải thanh
toán, số tiền đã thanh toán và số tiền còn phải thanh toán, định kỳ đối chiếu, kiểm
tra với từng đối tượng
~ Quản lý theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Quản lý công nợ theo từng
nghiệp vụ thông qua các chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ như hợp đồng kinh tế,
hóa đơn giá trị gia tăng, biên bản giao nhận hàng hóa Kế toán có trách nhiệm đảm
bảo an toàn, đầy đủ, dễ tìm kiếm đối với các chứng từ cơng nợ này
1.2 Kế tốn công nợ theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán doanh
nghiệp hiện hành
1.2.1 Sự chỉ phối của một số chuẩn mực kế tốn đến kế tốn cơng nợ
1.2.1.1 Chuẩn mực kế toán số 01 (VAS 01) - Chuẩn mực chung
+ Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Đây là một trong các nguyên tắc kế toán cơ bản nhất chỉ phối các phương pháp kế toán trong doanh nghiệp Nội dung của nguyên tắc này như sau: "Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chỉ phí phải được ghỉ số kế
toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế
chỉ tiền hoặc tương đương tiền” Theo nguyên tắc này, các khoản công nợ phải thu
của khách hàng và phải trả cho người bán được ghi nhận vào thời điểm nghiệp vụ
hoàn thành, có đủ kinh tế phát sinh và cứ để ghi số kế t
của khách hàng được ghi nhận khi doanh nghiệp chuyên giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa cho người mua, doanh nghiệp Không còn nắm giữ quyền sở hữu hoặc kiểm soát hàng hóa và được người mua chấp nhận thanh tốn Cơng nợ phải trả cho người bán được ghi nhận khi có đủ điều kiện
chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chỉ ra để trang trải cho
Trang 22những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán và khoản nợ phải trả đó được xác định một cách đáng tỉn cậy
+ Nguyên tắc thận trọng: Đây là nguyên tắc mà kế toán phải xem xét, cân nhắc
và có những phán đoán cần thiết trong các điều kiện không chắc chắn Theo nguyên
tắc này, phải lập các khoản dự phòng cho những khoản nợ phải thu của khách hàng, đã quá hạn nhưng không lập quá lớn; Không đánh giá cao hơn giá trị của các khoản phải thu của khách hàng; Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả
cho người bán Khi có các bằng chứng cho thấy một khoản tôn thất có khả năng, chắc chắn xảy ra, kế toán phải ghỉ nhận ngay một khoản phải trả theo nguyên tắc
thận trọng Việc tuân thủ nguyên tắc thận trọng giúp doanh nghiệp phòng tránh các
kiểm soát rủi ro ở mức thấp nhất, giảm thiêu khả năng biến
rủi ro có thể xảy ra hoặ
động tài chính bắt thường của doanh nghiệp
t Nguyên tắc trọng yếu: Nội dung nguyên
thập, xử lý và cung cấp đầy đủ những thông tỉn có tính chất trọng yếu, còn những
thông tin không mang tính chất trọng yếu, ít có tá
dụng hoặc có ảnh hưởng không
đáng kể tới quyết định của người sử dụng thì có thể bỏ qua Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu độ chính xác có thê làm sai lệch đáng kể BCTC, lam anh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử
dụng thông tin Tính trọng yếu của thông tin được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính, nó phụ thuộc vào độ lớn và tính chất thông tin hoặc các sai sót kế toán được đánh giá trong hoàn cảnh cu thé Nguyên tắc này được kế toán vận dụng vào trong việc trình bày trên báo cáo tài chính Cụ thể: các tài sản riêng lẻ có cùng tính chất và chức năng được tập hợp vào một khoản mục, kể cả khi giá trị của tinh cl khoản mục là rất lớn Tuy nhiên, các khoản mục quan trọng t hoặc chức
năng khác nhau phải được trình bày một cách riêng rẽ Theo đó, khoản mục phải
thu, phải trả là khoản mục mang tính trọng yếu do có nội dung và ban chat kinh tế
riêng biệt nên được trình bày trên BCTC một cách chỉ tiết, cụ thể: Là khoản phải
thu/phải trả ngắn hạn hay dài hạn? Trong đó, lại tiếp tục phân loại theo bản chất của
khoản công nợ: là khoản Phải thu khách hàng, Phải thu nội bộ hay Phải thu
khác /Phải trả người bán, Phải trả người lao động, Phải trả nội bộ
1.2.1.2 Chuẩn mực kế toán số 10 (VAS 10)- Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hỗi đoái
4) Quy định về ghỉ nhận công nợ có gốc ngoại tệ khi phát sinh
Trang 23và ngoại tệ tại ngày giao địch Đối với các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ có liên
quan đến các tài khoản nợ phải thu, nợ phải trả (các khoản mục tiền tệ) thì:
- Các giao dịch làm tăng nợ phải thu, nợ phải trả được quy đổi ngoại tệ ra đơn
vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dịch đề ghi số kế toán
Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh
Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng
thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh Theo VAS 10, trong giai đoạn sản xuất kinh doanh, chênh lệch tỷ giá hối đoái
phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được ghi nhận là
thu nhập hoặc chỉ phí trong năm tài chính, cụ thể: * Đối với nợ phải thu:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hồi đoái tăng tính vào thu nhập tài chính trong kỳ ~ Trường hợp chênh lệch tỷ giá hồi đoái giảm tính vào chỉ phí tài chính trong kỳ
* Đối với nợ phải trả:
~ Trường hợp chênh lệch tỷ giá hồi đoái giảm tính vào thu nhập tài chính trong kỳ
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hồi đi ¡ tăng tính vào chỉ phí tài chính trong ky
b) Điều chỉnh tăng, giảm công nợ có gốc ngoại tệ cuối kỳ kế toán
Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại tat cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của
pháp luật
Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
tại thời điểm lập Báo cáo tài chín mm hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) theo
nguyên tắc:
+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ được phân loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại
nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính Đối với các khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của chính ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ
Trang 24- Các khoản chênh lệch đánh giá số dư ngoại tệ các khoản mục tiền có gốc
ngoại tệ, sau khi bù trừ chênh lệch tăng hoặc giảm trên tài khoản Chênh lệch tỷ giá
hối đoái Số dư cuối kỳ trên tài khoản Chênh lệch tỷ giá hối đoái sẽ được kết chuyển
vào doanh thu hoạt động tài chính và chỉ phí tài chính
- Đối với các doanh nghiệp đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro
hối đối thì khơng được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã
sử dụng công cụ tài chính đẻ dự phòng rủi ro hối doai,
1.2.1.3 Chuẩn mực kế toán số 18 (VAS 18) - Các khoản dụ phòng, tài sản và nợ tiềm tang
Dự phòng là một trong những nghiệp vụ kế toán quan trọng, có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và tính chất hoạt động liên tục của doanh nghiệp trong kỳ kế
toán Ở Việt Nam, vấn đề dự phòng được đề cập đến trong chuẩn mực kế toán số 18
“Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” Chuẩn mực này là quy định và
hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán các khoản dự phòng, tải sản và nợ
tiém tang, gồm: Nguyên tắc ghi nhận: xác định giá trị: các khoản bồi hoàn; thay đồi
các khoản dự phòng; sử dụng các khoản dự phòng; áp dụng nguyên tắc ghi nhận và xác định giá trị các khoản dự phòng làm cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính
Theo VAS 18, kế toán phải lập các khoản dự phòng cho những khoản ng phải thu của khách hàng đã quá hạn (dự phòng nợ phải thu khó đòi) và lập dự phòng về khả năng phát sinh nợ phải trả của doanh nghiệp (dự phòng phải trả): như dự
phòng về bảo hành sản phẩm, hàng hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng cho các
hợp đồng có rủi ro lớn, Một khoản dự phòng chỉ được phép trích lập khi thỏa mãn
đủ các điều kiện sau:
- DN có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra
- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu câu phải
thanh toán nghĩa vụ nợ
- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó
Như vậ
chỉ vào chỉ phí sản xuất kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, phòng tránh các rủi ro có thể xảy
về bản chất, dự phòng là ghí nhận trước một khoản chỉ phí chưa thực
Trang 25
Rủi ro và các yếu tố không chắc chắn tồn tại xung quanh các sự kiện và các
trường hợp phải được xem xét khi xác định giá trị ước tính hợp lý nhất cho một khoản dự phòng
Rui ro thể hiện sự giảm sút kết quả Việc điều chỉnh rủi ro có thể làm tăng giá
trị các khoản nợ đã được ghi nhận Doanh nghiệp cần phải thận trọng khi đưa ra
những đánh giá trong các điều kiện không chắc chắn đề không làm sai lệch tăng thu
nhập hay tài sản và cũng không làm sai lệch giảm chỉ phí và các khoản nợ Tuy nhiệt , tình trạng không chắc chắn không có nghĩa là tạo ra các khoản dự phòng quá
mức hoặc khai khống các khoản nợ một cách có ý Ví dụ: Nếu các khoản chỉ phí dự
tính cho một rủi ro nào đó được ước tính trên cơ sở thận trọng, thì không nên chủ
quan xem kết quả đó là có khả năng xảy ra hơn các trường hợp thực tế khác Doanh nghiệp cần phải chú ý để tránh các bước đánh giá trùng lặp đối với rủi ro và sự không chắc chắn dẫn đến làm tăng các khoản dự phòng
1.2.2 Ké toán công nợ theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện
hành
1.2.2.1 Kế toán phải thu khách hàng
a) Khai niệm:
Phải thu của khách hàng là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng
về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư và tài sản cố định
(Theo TS Nguyễn Tuấn Duy và TS Đặng Thị Hòa (Chủ biên), Giáo trình Kế toán tài chính, Trường Đại học Thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê Hà Nội 2010) Đây là khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất phát sinh thường xuyên và cũng gặp nhiều rủi ro nhất trong các khoản nợ phải thu phát sinh tại doanh nghiệp
b) Đặc điểm:
Phải thu khách hàng về bản chất là một loại tài sả của doanh nghiệp bị người
mua chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi Đây thường là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tông nợ phải thu của doanh nghiệp
„ nợ phải thu khách hàng được trình bày bên phần tài
¡ thu khó đòi Hiệu số
giữa giá trị của hai khoản mục này sẽ phản ánh giá trị thuần có thể thực hiện được của nợ phải thu khách hàng
Đối với khoản ứng trước của khách hàng khi hạch toán vẫn được theo dõi trên tài khoản Phải thu khách hàng nhưng vẻ bản chất, nó là khoản phải trả nên được
trình bày bên phần Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán Trên Bảng cân đối kế t
Trang 26c) Tai khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản phải với khách hàng
thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB
đã hoàn thành Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay (Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của BTC)
Kết câu và nội dung phản ánh của tài khoản 131
Bên Nự Bên Có
« Số tiền phải thu KH về sản phẩm, | ® 9
BĐS đầu tư, TSCĐ đã giao dich vu | © Sé tiền của KH đã trả trước
đã cung cấp được xác định đã bán |s Khoản giảm giá hàng bán, hàng mua
trong kỳ trả lại, số tiền chiết khâu thanh toán,
e Trị giá hàng giao theo số tiền đã ứng chiết khâu thương mại cho người
của KH mua
e Đánh giá lại các khoản phải thu bằng | e Đánh giá lại các khoản phải thu bằng,
ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tỆ| ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tỆ
tăng so với Đồng Việt Nam) giảm so với Đồng Việt Nam) Số dư ni Số dư có: nhận trước của KH ìn còn phải thu từ KH § - Số tiên trả thừa của KH 4) Tổ chức kế toán chỉ tiết:
- Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chỉ tiết cho từng đối
tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chỉ tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay
không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp địch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư, các
khoản đầu tư tài chính
~ Trong hạch toán chỉ tiết tài khoản này, kế toán phải tiền hành phân loại các
khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không
thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có
Trang 27~ Doanh nghiệp phải theo đõi chỉ tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng
theo từng loại nguyên tệ
- Chứng từ, số sách sử dụng trong kế tốn chỉ tiết:
©_ Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng;
Phiếu thu/ Giấy báo Có của ngân hàng;
o_ Biên bản giao nhận hàng; Biên bản xác nhận công nợ/Biên bản nghiệm thu
bán hàng, thanh lý hợp đồng
©_ Số chỉ tiết TK 131 (theo từng đối tượng khách hàng); Sỏ tổng hợp công nợ
phải thu khách hàng
e)_ Một số nghiệp vụ phát sinh và phương pháp định khoản
- Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ chưa thu được ngay bằng tiền (kể các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác), kế
toán ghỉ nhận doanh thu, ghi:
phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường, kế
toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cắp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng ngay khi ghi nhận doanh thu (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), kế toán ghỉ Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng đồng thời ghỉ Có TK Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và TK Thuế
GTGT phải nộp (33311)
+ Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghỉ nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghỉ giảm doanh thu bán hang và CCDV, đồng thờighi tăng TK Thuế và
các khoản phải nộp Nhà nước
~ Trường hợp kế toán hàng bán bị khách hàng trả lại, khi nhận được hàng bán trả lại, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan, kế toán hạch toán ghỉ nợ TK 5213 - Hàng bán bị trả lại và ghỉ nợ TK 33311 - Thuế GTGT phải nộp đồng thời ghi đối ứng có TK Phải thu của khách hàng
- Kế toán chiết khẩu thương mại và
+ Trường hợp số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán đã ghỉ ngay trên hóa đơn bán hàng, kế toán phản ánh doanh thu theo giá đã trừ chiết kháu, giảm giá (ghi nhận theo doanh thu thuần) và không phản ánh riêng số chiết khau, giảm giá;
+ Trường hợp trên hóa đơn bán hàng chưa thẻ hiện số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán do khách hàng chưa đủ điều kiện đẻ được hưởng hoặc chưa
ảm giá hàng bán
Trang 28xác định được số phải chiết khấu, giảm giá thì doanh thu ghi nhận theo giá chưa trừ chiết khấu (doanh thu gộp) Sau thời điểm ghi nhận doanh thu, nếu khách hàng đủ điều kiện được hưởng chiết khấu, giảm giá thì kế toán phải ghỉ nhận riêng khoản chiết khấu giảm giá để định kỳ điều chỉnh giảm doanh thu gộp, ghi tăng TK 521 (5211, 5212) và TK 33311, ghi giảm TK 131 tổng số tiền đã giảm giá
- Số chiết khấu thanh toán phải trả cho người mua do người mua thanh toán tiền
mua hàng trước thời hạn quy định, trừ vào khoản nợ phải thu của khách hàng, kế toán
hạch toán Nợ TK liên quan đến số tiền người mua thanh toán trước(111,112, ) hoặc
ghi No TK 635 - Sé tiền chênh lệch giảm đồng thời ghỉ đối ứng với TK 131 - Phải thu của khách hàng,
~ Nhận được tiền do khách hàng trả (kể cả tiền lãi của số nợ - nếu có), nhận
tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, kế toán ghi tăng các TK liên quan đến số tiền ứng trước của KH (111, 112, ) đồng
thời hạch toán Có TK 131, TK 515 (Số tiền chênh lệch tăng) Trường hợp nhận ứng
trước bằng ngoại tệ thì bên Có TK 131 ghi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận tiền ứng trước tỷ giá mua của ngân hàng nơi thực hiện giao dịch
- Trường hợp khách hàng không thanh toán bằng tiền mà thanh toán bằng
hàng (theo phương thức hàng đổi hàng), căn cứ vào giá trị vật tư, hàng hoá nhận trao đổi (tính theo giá trị hợp lý ghỉ trong Hoá đơn GTGT hoặc Hoá đơn bán hàng
của khách hàng) trừ vào số nợ phải thu của khách hàng, kế toán hạch toán tăng các
TTK hàng hoá, vật tư (152,153, 156, 611 ) và TK 133 (nếu có) và ghi giảm đối ứng với TK Phải thu của khách hàng
- Trường hợp phát sinh khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ
được phải xử lý xoá số, căn cứ vào biên bản xử lý xóa nợ, Kế toán ghỉ: Nợ tài khoản Dự phòng phải thu khó đòi -TK 2293: Số đã lập dự phòng; Nợ tài khoản Chỉ phí quản lý doanh nghiệp (TK 642): Số chưa lập dự phòng và ghi “C6” cho tai khoản Phải thu của khách hàng (TK 131)
Ð)_ Sơ đỗ hạch toán phải thu khách hàng (Phụ lục 1.1)
1.2.2.2 Kế toán các khoản phải thu khác
a) Khái niệm
Phải thu khác là các khoản phải thu có tính chất phi hàng hóa hoặc văng lai
Trang 29
Kế toán các khoản phải thu khác phản ánh các khoản thu không đề cập trong nội dung thu ở TK 131 *Phải thu khách hàng” và TK 136 "Phải thu nội bộ”
b) Tài khoản sử dụng
Tài khoản 138 - Phải thu khác, có 3 tài khoản cấp 2
~ TK 1381: *Tài sản thiếu chờ xử lý”: phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa rõ nguyên nhân còn chờ xử lý
- Tai khoản 1385 “Phải thu về cỗ phần hóa"
hóa mà doanh nghiệp đã chỉ ra, như: Chỉ phí cô phần hoá, trợ c:
việc, mắt việc, hỗ trợ đảo tạo lại lao động trong doanh ngÌ *: Phản ánh số phải thu về cổ phần cho lao động thôi cổ phân hoá
- TK 1388: * Phải thu khác”: phản ánh các khoản thu như thu về bồi thường,
các khoản tiền phải thu do cho mượn, các khoản thu về ủy thác xuất nhập khâu, phải thu về khoản nhận cô tức, tiền lãi đầu tư, các khoản thu khác
Kết cấu và nội dung phân ánh của tài khoản 138
| Bên Nợ
- Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết;
~ Phải thu của cá nhân, tập thê (trong và
ngoài doanh nghiệp) đối với tài sản thiếu
đã xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý nga)
- Số tiên phải thu về các khoản phát sinh a
Bên Có
- Kết chuyển giá trị tài sản thiểu vào
tài khoản liên quan theo quyết
định ghi trong biên bản xử lý;
- Kết chuyển các khoản phải thu về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
~ Số tiền đã thu được về các khoản nợ
khi cỗ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; phải thukhác = Danh gia lai cée khoan phai thu say
- Phải thu về tiễn lãi cho vay, lãi tiền gửi, | › bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá đan Cae cổ tức, lợi nhuận được chia từ các hoạt
động đầu tư tài chính;
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng
ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so
với Đồng Việt Nam)
ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam)
Số dư nợ:
Các khoản nợ phải thu khác chưa thu được Tài khoản 138 có số du bên Có Số dự bên Có phản ánh số đã thu nhiều hơn số
phải thu (trường hợp cá biệt và trong chỉ tiết của từng đối tượng cụ thẻ),
©)_ Chứng từ sử dụng
Chứng từ, số sách sử dụng trong kể toán chỉ tiết phải thu khác bao gồm: o_ Phiếu thu, phiếu chỉ; Giấy báo có, giấy báo nợ;
o Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hóa
o_ Biên bản kiểm kê quỷ;
Trang 30
©_ Số chỉ tiết TK 138 (theo từng đối tượng); Sổ tổng hợp công nợ phải thu
khác (theo từng tài khoản cấp 2 và chỉ tiết theo đối tượng ) đ) Một số nghiệp vụ phát sinh và phương pháp định khoản
~ Tài sản cố định hữu hình dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát thiếu, chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, kế toán phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ vào TK phải thu khác (chỉ tiết 1381), gid trị hao mòn TSCĐ (214) vào bên nợ sau đó ghi đối ứng có TK TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
- Trường hợp tài sản phát hiện thiếu đã xác định được ngay nguyên nhân và người chịu trách nhiệm thì căn cứ nguyên nhân hoặc người chịu trách nhiệm bồi
thường, kế toán hạch toán: Nợ tài khoản Phải thu khác (TKI138): Số phải bồi
thường; Nợ tài khoản Phải trả người lao động (TK 334): Số bồi thường trừ vào lương; Nợ tài khoản Giá vốn hàng bán (TK 632): Giá trị hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý; Đồng thời ghi “Có” cho các tài khoản: Chỉ phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (TK 621); Chi phí sản xuất chung (TK 627); TK 152, 153, 155, 156,111,112
- Các khoản chỉ hộ bên thứ ba phải thu hồi, các khoản phải thu khác, kế toán
ghi nhận tăng TK Phải thu khác (1388), ghi giảm các TK liên quan đến khoản chỉ hộ
- Định kỳ khi xác định tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cỗ tức, lợi nhuận được chia phải thu, kế toán ghỉ Nợ TK liên quan đến số đã thu được tiền (111,112, ), số chưa thu được tiền hạch toán vào TK Phải thu khác (1388) và ghi Có đối ứng với “TK Doanh thu hoạt động tài chính
- Khi lập Báo cáo tài chính, số dư nợ phải thu khác có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính:
Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá Đồng Việt Nam, Kế toán ghi Nợ TK 138 đồng thời ghi Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) Ngược lại, nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá Đồng Việt Nam, Kế toán ghỉ: Nợ TK 413 (chỉ tiết: 4131)
đồng thời ghi Có TK 138 - Phải thu khác
©) Sơ đỗ hạch toán phải thu khác (Phụ lục 1.2 ) 1.2.2.3 Kế toán các khoản phải trả người bán
a) Khái niệm:
Khoản phải trả cho người bán là khoản nợ phát sinh rất thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liên quan đến việc mua vật tư, bàng hóa,
Trang 31thì việc nhận hàng trước trả tiền sau là quan hệ gắn liền với mức độ tín nhiệm lẫn nhau giữa các bên có liên quan nên tùy vào điều kiện và tình hình cụ thê mà có
những ràng buộc về cách thức và thời gian thanh toán Bên cạnh các khoản nợ tiền
mua hàng thì cũng có những trường hợp mà doanh nghiệp ứng trước tiền hàng cho bên cung cấp (Theo PGS.TS Võ Văn Nhị (Chủ biên) Giáo trình Kế toán tài chính
(tdi bản lần thứ 9 năm 2018), Nhà xuất bản Kinh tế TP HCM)
b) Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính theo
hợp đồng kinh tế đã ký kết Tài khoản này cũng được dùng đề phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ Không phản ánh
vào tài khoản này các nghiệp vụ mua trả tiền ngay (Theo Thông aư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của BTC)
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 331:
Bên Nợ | Bên Có
= Số tiến đã trả hoặc số tiên ứng trước | - Số tiên phải trả cho người bán vật tư,
cho người bán vật tư, hàng hóa, người
cụng cấp địch vụ, người nhận thầu xây lắp
~ Chiết khấu thanh toán và chiết khấu
thương mại được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán;
- Đánh giá lại khoản phải trả cho
người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ
giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam)
hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp;
- Đánh giá lại các khoản phải trả cho
người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam)
Số dư nợ (nêu có): phản ánh số tiền đã
ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã
trả nhiều hơn số phải trả cho người bán
theo chỉ tiết của từng đối tượng cụ thẻ
p ời bán,
người cung cấp, người nhận thầu xây
lái
e)_ Tổ chức kế toán chỉ tiết
- Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cần được hạch toán chỉ tiết cho từng đối tượng phải trả Trong chỉ t từng đối tượng
Trang 32cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ,
khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao
~ Doanh nghiệp phải theo dõi chỉ tiết các khoản nợ phải trả cho người bán theo
từng loại nguyên tệ Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ thì thực hiện theo
nguyên tắc:
+ Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán (bên có tài khoản 331)
bằng ngoại tệ, kế tốn phải quy đơi ra Đồng Việt nam theo tỷ giá giao dịch thực tế
tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch) Riêng trường hợp ứng trước cho nhà thầu hoặc người bán, khi đủ điều kiện ghi nhận tài sản hoặc chỉ phí thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi số
thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước
+ Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán (bên Nợ tài khoản 331) bằng ngoại
tệ, kế toán phải quy đôi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ghỉ số thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ (Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích
danh được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ
nợ đó) Riêng trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu hoặc
người bán thì bên Nợ tải khoản 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá bán
của ngân hàng nơi thường xuyên có giao dịch) tại thời điểm ứng trước; + Doanh ngh lại các khoản phải trả cho người bán có gốc it Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải trả cho người bán là ty giá bán phải đánh gi ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luậ
ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một
tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) đề
đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao
dịch trong nội bộ tập đoàn - Khi hạch toán chỉ tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết thương mại, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp nếu chưa được ph:
- Chứng từ, số sách sử dụng trong kế toán chỉ tiết phải trả cho người bán: o_ Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng;
o_ Phiếu chỉ / Giấy báo Nợ của ngân hàng;
o_ Biên bản giao nhận hàng; Biên bản xác nhận công nợ/Biên bản nghiệm thu
bán hàng, thanh lý hợp đồng
Trang 33©_ Số chỉ tiết TK 331 (theo từng đối tượng Nhà cung cấp); Số tổng hợp công nợ phải trả nhà cung cấp
d) Một số nghiệp vụ phát sinh và phương pháp định khoản
- Mua vật tư, hàng hóa chưa trả tiền người bán về nhập kho trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc khi mua TSCD:
+ Trường hợp mua trong nội địa, ghỉ:
© Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, Kế toán ghi Nợ các TK phản ánh
vật tư hàng hóa, TSCĐ theo giá chưa thuế (TK 152, 153, 156, 157, 211, 213 ), ghi
nợ thuế VAT đầu vào được khấu trừ (TK 133) đồng thời ghi có tài khoản phải trả
cho người bán (TK 331) tổng giá thanh tốn
© Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán)
+ Trường hợp nhập khẩu, ghi:
o Phan ánh giá trị hàng nhập khẩu bao gồm cả thuế TTĐB, thuế XK, thuế
BVMT (nếu có), ghỉ Nợ các TK phản ánh vật tư hàng hóa, TSCĐ theo giá chưa
thuế (TK 152, 153, 156, 157, 211, 213 ) đồng thời ghỉ Có cho các TK thuế (TTĐB,
và ghỉ có TK phải trả cho người bán
© Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, Kế toán ghi tăng thuế GTGT được khấu trừ (TK 1331) đồng thời ghi có TK thuế GTGT phải nộp (TK 33312)
- Sử dụng các lao vụ, dịch vụ dùng cho SXKD chưa thanh toán tiền cho nhà
cung cấp: Kế toán ghỉ nợ các tài khoản chỉ phí (TK 627, 641,642 ), ghỉ nợ thuế
GTGT đầu vào được kl ồ
-_ Trường hợp đơn vị trừ, đồng thời ghỉ có TK phải trả cho người bán thực hiện đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu, khi nhận khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao của bên nhận thầu xây lắp, căn cứ
hợp đồng giao thầu và biên bản bàn giao khối lượng xây lắp, hoá đơn khối lượng
xây lắp hồn thành:
© Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi nợ TK XDCB dở dang (giá
chưa có thuế GTGT), nợ TK thuế GTGT được khấu trừ đồng thời ghi có TK phải
trả cho người bán (tồng giá thanh tốn),
© Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị đầu tư
XDCB bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán)
Trang 34bán, người cung cấp, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán đồng thời ghỉ Có TK S15 - Doanh thu hoạt động tài chính
~ Khi nhận lại tiề én do người bán hoàn lại s
cấp được hàng hóa, dịch vụ, ghỉ: Nợ các TK tiền ( 111, 112, ) đồng thời ghi Có TK 331 - Phải trả cho người bán
in đã ứng trước vì không cung
~ Trường hợp vật tư, hàng hoá mua vào phải trả lại hoặc được người bán chấp thuận giảm giá do không đúng quy cách, phẩm chất được tính trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán, ghỉ Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán đồng thời ghỉ Có TK 133 -
Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có) và ghi Có các TK 152, 153, 156, 611, - Khi lập Báo cáo tải chính, số dư nợ phải trả cho người bán bằng ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính:
©_ Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho ông thời ghỉ Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đối (4131)
© Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam, ghỉ: Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hồi đoái (4131) Có TK 331 - Phải trả cho người bán e) Sơ đổ 1.2.2.4 Kế toán các khoản Vay và nợ thuê tài chính người bán ạch toán phải trả cho người bán: (Phụ lục 1.3) a) Khái niệm
~ Vay là khoản tiền vay từ Ngân hàng và các tổ chức tín dụng hay các đơn vị
kinh tế khác để tài trợ cho các hoạt động SXKD thuộc cả ba giai đoạn của quá trình
tái sản xuất (dự trữ- sản xuất và lưu thông), và các khoản sử dụng để tài trợ cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản có định, cải tiến kỹ thuật, mở
rộng kinh doanh
- Nợ thuê t chính: phản ánh giá trị khoản nợ thuê tài chính và tình hình thanh
toán nợ thuê tài chính của doanh nghiệp
= Doanh nghiệp phải theo dõi chỉ tiết kỳ hạn phải trả của các khoản vay, nợ
thuê tài chính Các khoản có thời gian trả nợ hơn 12 tháng kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán trình bày là vay và nợ thuê tài chính dài hạn Các khoản đến hạn trả trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm lập BCTC, kế toán trình bày là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn để có kế hoạch chỉ trả
(Theo PGS.TS Võ Văn Nhị (Chủ biên), Giáo trình Kế toán tài chính (tái bản
lần thứ 9 năm 2018), Nhà xuất bản Kinh té TP HCM)
b) Tài khoản sử dụng
Trang 35dõi các khoản tiền vay và nợ thuê tài chính của doanh nghiệp
Tài khoản 341 - Vay và nợ thuê tải chính có 2 tài khoản cấp 2 như sau:
- Tài khoản 3411 “Các khoản đi vay”: Tài khoản này phản ánh giá trị các
khoản tiền đi vay và tình hình thanh toán các khoản tiền vay của doanh nghiệp (tài
khoản này không phản ánh các khoản vay dưới hình thức phát hành trái phiếu) ~ Tài khoản 3412 “Nợ thuê tài chính”: Tài khoản này phản ánh giá trị khoản nợ thuê tài chính và tình hình thanh toán nợ thuê tài chính của doanh nghiệp
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 341
Bên Nợ Bên Có
- Số tiền đã trả nợ của các khoản vay, nợ | - Số tiên vay, nợ thuê tài chính phát
thuê tài chính; sinh trong kì
- Số tiền vay, nợ được giảm do được bên | - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh cho vay, chủ nợ chấp thuận; i sé du vay, nợ thuê tài chính
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại | bằng ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ
số dư vay, nợ thuê tài chính bằng ngoại tệ | giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so | Nam)
với Đồng Việt Nam) Số dư bên Có: Số dư vay, nợ thuê tài chính chưa đến bạn trả ©)_ Chứng từ, số sách sử dụng trong kế toán Vay và nợ thuê tài chính © Hợp đồng tín dụng; Hợp đồng cằm có thế chất nhận nợ, Ủy nhiệm chỉ
© Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng; Biên bản giao nhận hàng; Biên bản xác nhận công nợ/Biên bản nghiệm thu bán hàng, thanh lý hợp đồng
o Số chỉ tiết TK 341 (theo từng đối tượng Ngân hàng/tỗ chức, cá nhân); Số
tông hợp TK 341 (theo từng tài khoản cắp 2 và chỉ tiết theo đối tượng ) đ) Một số nghiệp vụ phát sinh và phương pháp định khoản
- Khi doanh nghiệp vay chyên thẳng cho người bán để mua sắm hàng tổn kho,
'TSCĐ, đề thanh toán về đầu tư XDCB, kế toán ghỉ: Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213, 241 ; Nợ TK 133 (nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ) đồng thời ghỉ TK 341 (chi tiét TK 3411)
~ Vay để đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu Kế toán ghi Nợ các tài khoản: 221, 222, 228 đồng thời ghỉ Có TK 341
(chỉ tiết TK 3411)
Trường hợp lãi vay phải trả được nhập gốc, Kế toán ghỉ: Nợ TK 635 - Chỉ phí
tài sản (nếu có); Khế ước
Trang 36tài chính; Nợ các TK 154, 241 (nếu lãi vay được vốn hóa) đồng thời ghi Có TK 341
(chỉ tiết TK 341 1)
- Khi trả nợ vay bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng tiền thu nợ của khách hàng,
Kế toán ghỉ Nợ TK 341 (chỉ tiết TK 3411) đồng thời ghi Có các TK 111, 112, 131
- Khi lập Báo cáo tài chính, số dư vay và nợ thuê tải chính bằng ngoại tệ được
đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối kỳ:
+ Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, Kế toán ghi Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái đồng thời ghi Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính
+ Nếu phát sinh lãi tỷ giá hồi đoái, Kế toán ghi Nợ TK 341 - Vay và nợ thuê
tài chính đồng thời ghi Có TK 413 - Chênh lệch ty giá hồi đoái e) Sơ đồ hạch toán Vay và nợ thuê tai chính: (Phụ lục 1.4) 1.2.2.5 Kế toán dự phòng phải thu, phải trả
a) Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi
Theo chuẩn mực kế toán số 18 thì dự phòng là một khoản nợ phải trả không
chắc chắn về giá trị hoặc thời gian
Theo Thông tư 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019 của Bộ tài chính: dự phòng
phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tôn thất của
c khoản nợ phải thu quá
hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thê không đòi được do khách
hàng không có khả năng thanh toán
Như vậy, hiểu một cách đơn giản và cụ thê thì dự phòng thực chất là việc ghi
nhận trước một khoản chỉ phí chưa thực chỉ ra vào chỉ phí của niên độ báo cáo để có
nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra trong niên độ liền sau
ập dự phòng nhằm mục đích:
- Đảm bảo nguyên tắc thận trọng và phù hợp;
- Giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính đề bù đắp tồn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh;
- Đảm bảo cho doanh nghiệp phản giá trị của các khoản nợ phải thu không cao
hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời
lập báo cáo tài chính
s# Việc trích
và xử lý các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định tại Thông tư 48/2019/TT-BTC như sau:
+ Đối tượng và điều kiện lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
« Đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ phải thu (bao gồm cả các khoản
Trang 37khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không
thu hồi được đúng hạn
+ _ Điều kiện để ghỉ nhận một khoản nợ là nợ phải thu khó đòi:
~ Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:
+ Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ; Bản thanh lý hợp đồng (nếu có); + Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn
bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị
chuyên phát);
+ Bảng kê công nợ; + Các chứng từ khác có liên quan (nếu có)
~ Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đi
+ Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên (tính theo thời
hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên), doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ
+ Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn
+ Riêng đối với các khoản nợ mua của doanh nghiệp mua bán nợ (có đăng ký ngành nghề và hoạt động mua bán nợ theo đúng quy định của pháp luật, thời
gian quá hạn được tính kế từ ngày chuyên giao quyển chủ nợ giữa các bên (trên cơ sở biên bản hoặc thông báo bàn giao quyền chủ nợ) hoặc theo cam kết gần nhất (nếu
có) giữa doanh nghiệp đối tượng nợ và doanh nghiệp mua bán nợ *⁄ Phương pháp lập dự phòng
Để để phòng những tổn thất về khác khoản thu khó đòi có thể xảy ra, hạn chế những đột biến về kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán, doanh nghiệp phải dự kiến
mức tồn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiền hành lập
dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi (tính trước vào chỉ phí quản lý doanh nghiệp), kèm theo các chứng từ gốc chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên
Trong đó:
Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới I năm
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm
+ 70% giá trị đ
Trang 38Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng, hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chỉ tiết để làm căn cứ hạch toán vào chỉ phí quản lý của doanh nghiệp
v⁄_ Xử lý khoản dự phòng
Nếu số dự phòng phải trích lập = (bằng) số dư khoản dự phòng nợ phải
thu khó đòi đã trích lập ở báo cáo năm trước, doanh nghiệp không được trích lập bổ sung thêm; Nếu số dự phòng phải trích lập > (lớn) số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lậ chênh lệch và ghỉ nhận vào chỉ phí trong kỳ
ở báo cáo năm trước, doanh nghiệp được trích lập bổ sung số
Nếu số dự phòng phải trích lập < (nhỏ) số dư khoản dự phòng nợ phải thu
khó đòi đã trích lập ở báo cáo năm trước, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch và ghỉ giảm chỉ phí trong kỳ
Doanh nghiệp không thực hiện trích lập dự phòng khoản nợ phải thu quá thời
thanh toán phát sinh từ khoản lợi nhuận, cô tức được chia do góp vốn đầu tư
vào các doanh nghiệp khác
Khi trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của một đối tượng nợ có phát
sinh cả nợ phải thu và nợ phải trả, căn cứ biên bản đối chiếu công nợ giữa hai bên
để doanh nghiệp trích lập dự phòng trên cơ sở số còn phải thu sau khi đã bù trừ khoản nợ phải trả của đối tượng này
*⁄ˆ Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi
Tén thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được khoản chênh lệch
giữa nợ phải thu ghi trên số kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người gây ra thiệt
hại đền bù, do phát mại tai sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản
theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thâm quyền khác)
Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp
sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đồi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù
phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chỉ phí quản lý của doanh nghiệp
khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi sau khi đã có quyết định
xử lý theo quy định trên, doanh nghiệp phải theo dõi trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp và trình bảy trong thuyết minh báo cáo tài chính trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi
nợ Nếu thu hồi được nợ thì é
Trang 39
+* Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 2293 “Dự phòng phải thu khó đòi” - Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu và
các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khó đòi
Kết cẫu và nội dung phản ánh của tài khoản 2293
Bên Nợ Bên Có
- Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng phải | - Trích lập dự phòng phải thu khó
lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ | đòi tại thời điểm lập Báo cáo tài
trước chưa sử dụng hết; chính
- Bu đắp phần giá trị đã được lập dự phòng của
khoản nợ không thể thu hồi được phải xoá sổ
Số dư bên Có: Số dự phòng tôn thất tài sản hiện có cuối kỳ
*“ Chứng từ sử dụng
Hợp đồng kinh tế, Hóa đơn GTGT; Biên bản giao nhận hàng kèm phiếu xuất
n bản đối chiếu công nợ có đóng dấu, ký xác nhận của hai bên; Các công văn,
biên bản đòi nợ; Công văn mà bên mua đã gửi về trường hợp không còn khả năng thanh toán; Quyết định của tòa án; Thông báo hoặc xác nhận của đơn vị; Giấy chứng tử: Lệnh truy nã; ⁄“_ Sơ đồ hạch toán (Phụ lục 1.5) b) Kế toán dự phòng phải trả
Trong qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh các sự kiện như: Có những hợp đồng có rủi ro lớn, có thực hiện bảo hành, sửa chữa hỏng hóc sản phẩm hàng hóa bán ra trong thời gian bảo hành, các sự kiện tái buộc cơ cấu doanh nghiệp Khi phát sinh các sự kiện này, doanh nghiệp có thị
phải chỉ trả chỉ phí hoặc ghỉ nhận nghĩa vụ nợ hiện tại Như vậy, để có nguồn tài
chính bù đắp cho tổn thất có thể xảy ra do những sự kiện nêu trên, doanh nghiệp sẽ
thực hiện trích lập dự phòng phải trả
Theo Thông tư 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019 của Bộ tài chính: Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng là dự phòng chỉ phí cho những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã bán, đã cung,
cấp hoặc đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp
tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc theo cam kết với khách hàng
Trang 40~ Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên
đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;
- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu
phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và
- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó
s* Việc trích lập các khoản dự phòng nợ phải trả theo quy định tại Thông tư 48/2019/TT-BTC như sau:
*⁄ Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: là những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,
công trình xây dựng do doanh nghiệp thực hiện đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao cho người mua còn trong thời hạn bảo hành và doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp
tục sửa chữa, hoàn thiện, bảo hành theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng
ˆ Mức trích lập:
Doanh nghiệp dự n mức tôn thất để trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm,
ø hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã tiêu thụ và dịch vụ đã cung cấp trong
năm và tiến hành lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, địch vụ công trình xây dựng có cam kết bảo hành
Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,
công trình xây dựng theo cam kết với khách hàng nhưng tối đa không quá 5% tông
doanh thu tiêu thụ trong năm đi in phẩm, hàng hóa, dịch vụ và không quá
5% trên giá trị hợp đồng đối với các công trình xây dựng
Sau khi lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây
dựng doanh nghiệp tông hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chỉ tiết Bảng kê chỉ tiết là căn cứ đề hạch toán vào chỉ phí của doanh nghiệp trong kỳ v⁄ˆ Xử lý khoản dự phòng: - Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã trích lập ở báo cáo năm trước đang,
ghi trên số kế toán, doanh nghiệp không được trích lập bổ sung khoản dự phòng bảo
hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng
trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng bảo hành sản
dự phòng phả
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên số kế toán, doanh nghiệp trích lập bỏ sung số chênh lệch đó và ghỉ nhận vào chỉ phí trong kỷ