GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Tính cấp thiết của khóa luận
Nền kinh tế Việt Nam hiện là một nền kinh tế đang vận động không ngừng bởi việc tham gia hoạt động thương mại của các chủ thể trong nền kinh tế Trong đó, ngân hàng là một chủ thể có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của mọi lĩnh vực kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Có thể thấy ngân hàng là một cầu nối lưu thông nguồn vốn từ người có vốn nhàn rỗi sang người cần sử dụng vốn Nhờ hoạt động chuyển giao vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác giúp ngân hàng có được một nguồn thu nhập lớn Các ngân hàng không chỉ là một kênh để kiểm soát tiền tệ mà còn là định chế tài chính hiệu quả trong tái cấu trúc nền kinh tế và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô bền vững lâu dài Song song đó, việc hoạt động mạnh mẽ, cạnh tranh với nhau giữa các ngân hàng là điều không thể tránh khỏi Mục đích các ngân hàng cạnh tranh khốc liệt như vậy chỉ để tối đa hóa lợi nhuận Việc đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng gồm rất nhiều yếu tố khác nhau Trong đó, vốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng sinh lời của ngân hàng, góp phần mang lại thành công trong hoạt động ngân hàng.
Việc nghiên cứu vốn tác động đến khả năng sinh lời đã được nhiều tác giả trong nước và trên thế giới thực hiện như: Berger (1995) nghiên cứu trên 44 ngân hàng Hoa Kỳ giai đoạn 1983-1989, Demirgỹỗ-Kunt và cộng sự (2000) sử dụng dữ liệu ngõn hàng cho một số lượng lớn các nước phát triển và đang phát triển trong giai đoạn 1990-1997, Lee và Hsieh (2013) đã sử dụng dữ liệu ngân hàng của 42 quốc gia châu Á trong giai đoạn 1994-2008 Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy vốn có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời Ngược lại hoàn toàn với các nghiên cứu trên, Goddard và cộng sự (2010) khám phá rằng mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ lệ vốn và khả năng sinh lời được chuẩn hóa cho tám quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu từ năm 1992 đến năm 2007 Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu trên đều nghiên cứu dựa trên các ngân hàng nước ngoài, nơi đặc điểm thị trường và kinh tế ít nhiều gì cũng có sự khác biệt với thị trường Việt Nam. Ở Việt Nam cũng có một số nghiên cứu liên quan Điển hình là nghiên cứu của NguyễnThị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016) nghiên cứu trên 30 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007–2014 Kết quả chỉ ra rằng các tác động không rõ giữa vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng Khác với nghiên cứu trên, nghiên cứu của Đỗ Hoài Linh và Vũ Kiều Trang (2019) cũng nghiên cứu trên 30 ngân hàng thương mại Việt Nam nhưng trong giai đoạn 2012-2018, kết quả đều cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa vốn và khả năng sinh lời của các ngân hàng Tuy nhiên, các bài nghiên cứu về vốn tác động đến khả năng sinh lời ở nước ngoài cũng như trong nước đã thực hiện cho kết quả thực nghiệm khác nhau Kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước và sử dụng dữ liệu thu thập được từ các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính đã kiểm duyệt của 31 ngân hàng TMCP Việt Nam hay trên các trang thông tin điện tử tin cậy giai đoạn
2009 đến 2019 trong bối cảnh mới của Việt Nam, bài khóa luận này nhằm mục tiêu nghiên cứu liệu vốn tác động thuận hay nghịch chiều với khả năng sinh lời của các ngân hàng Việt Nam Khóa luận mong rằng sẽ có thêm bằng chứng thực nghiệm và đưa ra các kết luận phù hợp Đồng thời với dữ liệu thu thập có thời gian gần với thời gian hiện tại sẽ phù hợp với đặc điểm cũng như sự phát triển của nền kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay Từ những lí do trên tác giả đã quyết định chọn đề tài “TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCPVIỆT NAM”.
Mục tiêu khóa luận
Mục tiêu tổng quát của khóa luận là đây là cách thức để tiến hành đánh giá tác động của vốn đến khả năng sinh lời tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam Từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các ngân hàng.
Căn cứ vào mục tiêu tổng quát đã đề ra, bài khóa luận xác định các mục tiêu cụ thể nhằm làm rõ các vấn đề như sau:
Một là, phân tích dấu hiệu và mức độ ảnh hưởng của vốn đối với khả năng sinh lời tại các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Hai là, đánh giá tác động của vốn đối với khả năng sinh lời tại các Ngân hàng TMCP tạiViệt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Vốn có tác động đến khả năng sinh lời tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam không?
Câu hỏi 2: Vốn tác động đến khả năng sinh lời tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam như thế nào?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là vốn và khả năng sinh lời của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: 31 ngân hàng TMCP Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính của các ngân hàngTMCP Việt Nam từ năm 2009 đến 2019.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp định lượng: Sử dụng các phương pháp phân tích hồi quy Pooled OLS, hiệu ứng cố định (FEM) và hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) trên dữ liệu bảng để xác định dấu hiệu và đánh giá mức độ tác động của yếu tố vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng TMCP Việt Nam.
Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là các dữ liệu bảng, thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 31 ngân hàng TMCP Việt Nam từ năm 2009 đến 2019.
Phương pháp thống kê mô tả cho phần đánh giá thực trạng vốn, khả năng sinh lời tại các ngân hàng TMCP ở Việt Nam.
Phương pháp hồi quy dành cho dữ liệu bảng để xác định ảnh hưởng của vốn đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng TMCP ở Việt Nam.
Ý nghĩa nghiên cứu
Khóa luận trình bày về đặc điểm cũng như ảnh hưởng của vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Kết quả nghiên cứu có thể giúp các ngân hàng có được những thông tin cần thiết và có được cái nhìn khách quan về khả năng sinh lời và thông qua việc cải thiện các yếu tố vốn Từ đó đưa ra kết luận, khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các ngân hàng cũng như góp phần đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng.
Bố cục đề tài
Ngoài phần Tóm tắt nghiên cứu, Lời cam đoan, Lời cảm ơn, tài liệu tham khảo, phụ lục,các bảng biểu và hình minh họa cho nội dung thì khóa luận được trình bày trong 05 chương:
Chương 1 Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương này nêu lên được lý do chọn đề tài cũng như nêu lên được tầm quan trọng của đề tài Tác giả đưa ra sơ lược về mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Chương 2 Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về tác động của vốn đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam
Chương này trình bày tổng quan các khái niệm về cấu trúc vốn, khả năng sinh lời của các ngân hàng, các chỉ tiêu tài chính để đánh giá, đồng thời đưa ra các nghiên cứu thực nghiệm Trên cơ sở đó, đề tài sẽ xây dựng mô hình đề xuất để phân tích ảnh hưởng vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam.
Chương 3: phương pháp và mô hình nghiên cứu
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Tổng quan về vốn của ngân hàng thương mại cổ phần
2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại cổ phần Ở Việt Nam, Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 đã chỉ ra: “Ngân hàng thương mại là tổ chức tiền tệ hoạt động chủ yếu và thường xuyên nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, phương tiện thanh toán".
Lê Thị Tuyết Hoa và cộng sự (2017) có đề cập thuật ngữ “ngân hàng thương mại cổ phần” là ngân hàng thương mại có loại hình thuộc sở hữu hỗn hợp Vốn điều lệ do các cổ đông góp bằng cách phát hành cổ phiếu Do đó về mặt tính chất, ngân hàng thương mại cổ phần cũng giống như công ty cổ phần, người nắm giữ cổ phiếu của các ngân hàng chính là người chủ sở hữu ngân hàng, gọi là các cổ đông Các cổ đông có các quyền của người chủ sở hữu như: quyền bỏ phiếu, quyền hưởng cổ tức, quyền tham gia quản lý … Ngân hàng thương mại cổ phần chiếm thị phần lớn nhất và giữ vai trò rất quan trọng, đặc biệt là đối với quốc gia có cơ chế kinh tế thị trường phát triển.
2.1.2 Khái niệm vốn của ngân hàng thương mại cổ phần
Vốn ngân hàng được coi là công cụ đảm bảo khả năng ngân hàng tự bảo vệ mình trước rủi ro Demirguc-Kunt và cộng sự (2013) Ngoài ra, người ta cũng tuyên bố rằng khả năng gặp khó khăn tài chính của ngân hàng có thể được giảm bớt khi sở hữu nhiều vốn hơn Diamond và Rajan (2000) Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm hai loại chính: Vốn chủ sở hữu và vốn nợ.
Vốn chủ sở hữu ngân hàng bao gồm
Vốn điều lệ là số vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của ngân hàng thương mại Đối với ngân hàng cổ phần thì vốn điều lệ là do các cổ đông và các bên liên doanh đóng góp Vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định mà pháp luật quy định. Trong quá trình kinh doanh ngân hàng thương mại có thể bổ sung bổ sung vốn điều lệ nhưng phải được ngân hàng Trung ương đồng ý và phải được công bố công khai.
Các quỹ dự trữ Để duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh các ngân hàng thương mại được trích lập các quỹ dự trữ Tùy theo quy định của từng Quốc gia, từng thời kỳ về mức độ trích lập,quy mô, mục đích sử dụng.
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ hàng năm được trích theo tỉ lệ nhất định từ lợi nhuận sau thuế Phần chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu với mệnh giá theo quy định hạch toán vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
Quỹ dự phòng tài chính là các khoản dự phòng tổn thất được xem như là một bộ phận vốn tự có để bù đắp thua lỗ.
Các quỹ khác: quỹ phúc lợi, quỹ phát triển nghiệp vụ,… các quỹ này được trích lập và sử dụng theo quy định của pháp luật.
Các tài sản nợ khác
Theo quy định của pháp luật một số tài sản nợ khác được coi là vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại bao gồm: Vốn đầu tư mua sắm do Nhà nước cấp ( nếu có ); Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá; lợi nhuận được để lại chưa được phân chia cho các quỹ.
Vốn nợ của ngân hàng thương mại được tạo lập bằng cách huy động tiền gửi và phát hành các giấy tờ có giá, vay của các tổ chức tín dụng và Ngân hàng trung ương; các nguồn khác.
Tổng quan về khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần
2.2.1 Khái niệm về khả năng sinh lời
Theo Đỗ Hoài Linh và Vũ Kiều Trang (2019) khả năng sinh lời là một trong những phép đo hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Lợi nhuận được coi là một chỉ tiêu tài chính quyết định hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động, bao gồm các hoạt động đầu tư, sản xuất, bán hàng và cả các quyết định quản lý kinh tế và kỹ thuật.
2.2.2 Một số chỉ tiêu khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần
Các chỉ tiêu quan trọng nhất mà các ngân hàng thương mại hiện nay sử dụng gồm: Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ( NIM),
ROA cho biết lợi nhuận thu được trên một đơn vị tài sản và phản ánh khả năng quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính và đầu tư thực tế của ngân hàng để tạo ra lợi nhuậnHassan và Bashir (2003) ROA đã nổi lên như một tỷ số chính để đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng và đã trở thành thước đo phổ biến nhất về khả năng sinh lời của ngân hàng trong tài liệu Athanasoglou và cộng sự (2008); Garcia-Herrero và cộng sự (2009).
LỢI NHUẬN SAU THUẾ ROATỔNG TÀI SẢN ROE đo lường lợi nhuận cho cổ đông trên vốn chủ sở hữu của họ và nó phản ánh một ngân hàng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận với số tiền mà các cổ đông đã đầu tư ROE được sử dụng phổ biến trong các tài liệu tài chính Dietrich và Wanzenried (2011); Athanasoglou và cộng sự (2008) đã sử dụng ROE làm biến đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng.
LỢI NHUẬN SAU THUẾ ROEVỐN CHỦ SỞ HỮU
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) là chỉ số sinh lời thứ ba và nó đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về hoạt động của ngân hàng Dietrich và Wanzenried (2011); Athanasoglou và cộng sự (2008); Tan và Floros (2012) Nó phản ánh mức độ thành công của các quyết định đầu tư của ngân hàng so với chi phí lãi vay.
THU NHẬP THUẦNNIM=TỔNG TÀI SẢN
Lý thuyết có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu và tổng quan nghiên cứu trước 8
Lý thuyết cấu trúc – hành vi – hiệu quả (Structure – Conduct – Performance hypothesis):
Lý thuyết này cho rằng, mức độ tập trung của ngân hàng có mối liên hệ trực tiếp với năng lực cạnh tranh của họ, khuyến khích họ liên kết với nhau Do đó, tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ tập trung ngân hàng và khả năng sinh lời, bất kể thị phần của ngân hàng Điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng có mức độ tập trung (vốn CSH) càng cao thì lợi nhuận càng nhiều Một số nghiên cứu thực nghiệm áp dụng lý thuyết cấu trúc – hành vi – hiệu quả như nghiên cứu của Molyneux và cộng sự (1995); Edwards và cộng sự (2006) và Ayadin và Karakaya (2014).
Lý thuyết ủy nhiệm được khởi xướng bởi Jensen và Macking nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (cổ đông), bên được ủy nhiệm (nhà quản trị) và được dựa trên cơ sở phát sinh chi phí ủy nhiệm từ sự tồn tại thông tin bất cân xứng và mâu thuẫn lợi ích giữa bên ủy nhiệm, bên được ủy nhiệm Nghiên cứu Bikker và Bos (2005) đã sử dụng lý thuyết ủy nhiệm nhằm giải thích sức sinh lời của ngân hàng trong mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và được ủy nhiệm Nhu cầu của bên ủy nhiệm (chủ sở hữu: CSH) và bên được ủy nhiệm (nhà quản trị) là khác nhau, nguyên tắc thị trường vốn có thể làm mạnh hơn với việc kiểm soát của CSH đối với nhà quản trị, từ đó đem lại động cơ của nhà quản trị đảm bảo kinh doanh hiệu quả Trong đó, việc giám sát của CSH thường thông qua hội đồng quản trị Do vậy, các nghiên cứu đã sử dụng lý thuyết này giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố phản ánh quản trị công ty với khả năng sinh lời của ngân hàng.
2.3.1 Tổng quan các nghiên cứu trước
2.3.1.1 Nghiên cứu thực nghiệm nước ngoài
Trong giai đoạn 1998–2002, Athanasoglou và cộng sự (2006) đã điều tra các yếu tố quyết định đến lợi nhuận của 65 ngân hàng ở Nam và Đông Âu Tỷ lệ vốn chủ sở hữu được sử dụng để đo lường vốn ngân hàng, trong đó ROE và ROA được sử dụng để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng Kết quả của mô hình tác động ngẫu nhiên cho thấy vốn có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng (cả ROE và ROA). Kết quả cho thấy hệ thống tài chính ở Nam và Đông Âu chưa đạt đến thị trường vốn hoàn hảo, do đó khi các ngân hàng tăng vốn, kỳ vọng về chi phí khó khăn về tài chính sẽ giảm xuống Vốn ngân hàng tăng cũng cho thấy sản lượng của ngân hàng tốt hơn. Trong một nghiên cứu khác, Flamini và cộng sự (2009) đã kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng ở 41 nền kinh tế ở Châu Phi cận Sahara Dựa trên dữ liệu từ 389 ngân hàng thương mại từ giai đoạn 1998 đến 2006, nghiên cứu sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên và kết luận rằng vốn ngân hàng có tác động tích cực đến khả năng sinh lời.
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu khác, ảnh hưởng của vốn ngân hàng đến khả năng sinh lời là không rõ ràng Nghiên cứu của Wasiuzzaman và Tarmizi (2010) đã xem xét tác động của các đặc điểm cụ thể của ngân hàng và các yếu tố quyết định kinh tế vĩ mô đến lợi nhuận của mười sáu ngân hàng Hồi giáo ở Malaysia trong giai đoạn 2005-2008.Nghiên cứu phát hiện ra rằng vốn có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với khả năng sinh lời của ngân hàng.
Trong một nghiên cứu khác của Lee và Hsieh (2013) đã sử dụng phương pháp GMM để kiểm tra tác động của vốn ngân hàng đến khả năng sinh lời của 42 ngân hàng ở châu Á từ giai đoạn 1994 đến 2008 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản được sử dụng để đo lường vốn ngân hàng, trong đó ROA, ROE, NIM được sử dụng để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng Các tác động là không rõ ràng, phụ thuộc vào mức thu nhập của một quốc gia Vốn ngân hàng cho thấy tác động tích cực đáng kể đến khả năng sinh lời ở các nền kinh tế thu nhập thấp, trong khi tác động được quan sát là không đáng kể ở các nền kinh tế thu nhập cao.
Nghiên cứu của Ayadin và Karakaya (2014) sử dụng dữ liệu của 23 ngân hàng thương mại Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2003-2011 để điều tra tác động của vốn ngân hàng đối với lợi nhuận Kết quả cho thấy rằng vốn có mối quan hệ tích cực và tiêu cực với khả năng sinh lời Các biến số khả năng sinh lời khác nhau thể hiện các mô hình khác nhau với vốn Do đó, các nhà chức trách nên nhận ra rằng việc sử dụng một biến khả năng sinh lời duy nhất có thể dẫn đến một chính sách hoàn toàn sai lầm.
Goddard và cộng sự (2013) sử dụng mô hình bảng để điều tra các yếu tố quyết định khả năng sinh lời của ngân hàng ở tám quốc gia châu Âu từ giai đoạn 1992 đến 2007 và kết quả cho rằng vốn ngân hàng cao hơn sẽ dẫn đến lợi nhuận của các ngân hàng thấp hơn. Hơn nữa, tác động tiêu cực của vốn ngân hàng cũng chỉ ra rằng chi phí cơ hội của vốn sẽ làm giảm lợi nhuận của chủ sở hữu.
2.3.1.2 Nghiên cứu thực nghiệm trong nước
Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016) đã sử dụng phương pháp GMM, trên 30 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014, kết quả cho thấy rằng vốn có mối quan hệ tích cực và tiêu cực với khả năng sinh lời Cụ thể là vốn chủ sở hữu có quan hệ thuận chiều với ROA nhưng lại liên quan tiêu cực đến ROE. Nguyễn Thùy Dương và cộng sự (2018) đã khám phá các yếu tố quyết định đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam Họ sử dụng phân tích hồi quy cho dữ liệu bảng Tập hợp dữ liệu của 13 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015 Các tác động là không rõ ràng Kết quả cho thấy cơ cấu vốn có quan hệ thuận chiều với NIM nhưng lại liên quan tiêu cực đến ROE và mối quan hệ tương tự không tìm thấy trong các mô hình có ROA. Đỗ Hoài Linh và Vũ Kiều Trang (2019) đã điều tra tác động của vốn đến khả năng sinh
0 lời của ngân hàng với bằng chứng từ các ngân hàng thương mại Việt Nam Với mẫu 30 ngân hàng thương mại Việt Nam, kết quả cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng trong giai đoạn 2012-2018.
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước
Tác giả Biến phụ thuộc Biến độc lập Kết quả nghiên cứu
Athanasoglou và cộng sự (2006) ROA, ROE
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu bình quân trên tài sản (EA)
Tăng trưởng kinh tế (GDP) 0ROA / -ROE
Tỷ lệ các khoản cho vay trên tài sản
Mức vốn ngân hàng (CP) -ROA/+(ROE,NIM) Các khoản cho vay ròng trên tổng tài sản (NITA)
Tỷ suất vốn (CAR) +ROA/-ROE/0NIM
Karakaya (2014) Tỷ lệ lạm phát
Tốc độ tăng trưởng GDP thực - Nguyễn Thị Hồng
Vinh và Lê Phan ROA, ROE Vốn chủ sở hữu
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) +
Cơ cấu vốn (CAP) 0ROA/-ROE/+NIM
Dương và cộng sự ROA, ROE, NIM Quy mô (SIZE) 0(ROA,ROE)/+NIM
(2018) Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội
Lạm phát (INF) 0(ROA,ROE)/+NIM
Mức vốn ngân hàng (Capital) + Đỗ Hoài Linh và
Quy mô (Size) +ROA/-NIM
ROA, NIM Tốc độ tăng trưởng hàng năm (GDP growth)
Tỷ lệ lạm phát hàng năm (Inflation)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Dấu (+) thể hiện sự tác động cùng chiều, dấu ( - ) thể hiện sự tác động ngược chiều, kí hiệu (0) thể hiện biến động không có ý nghĩa thống kê.
Việc xem xét yếu tố vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại là một trong những lĩnh vực nghiên cứu thu hút rất nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Nhiều bài nghiên cứu đã nhận định rằng vốn tác động cùng chiều với khả năng sinh lời Điển hình là nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự (2006) cho thấy vốn tác động cùng chiều với ROA và ROE là hai biến đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng Các nghiên cứu ghi nhận kết quả tương tự như Flamini và cộng sự (2009) cho thấy vốn tác động cùng chiều với ROA Nhưng cũng có nghiên cứu bác bỏ lại giả thuyết trên, cho rằng các ngân hàng có vốn càng lớn thì khả năng sinh lời càng thấp Ví dụ, nghiên cứu của Wasiuzzaman và Tarmizi (2010), Goddard và cộng sự (2013) cho thấy
3 vốn ngân hàng tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời khi khả năng sinh lời của ngân hàng được đo lường lần lượt là ROA và ROE Lee và Hsieh (2013) đã tìm thấy tác động không rõ ràng của vốn chủ sở hữu đối với khả năng sinh lời nghiên cứu cho thấy vốn tác động cùng chiều với ROE và NIM nhưng tác động ngược chiều với ROA Tương tự Lee và Hsieh (2013), theo Ayadin và Karakaya (2014) mối quan hệ tích cực đáng kể giữa vốn ROA, mối quan hệ nghịch biến đáng kể giữa vốn và ROE luôn được tìm thấy đối với toàn bộ ngân hàng châu Á và NIM không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lời của ngân hàng So với các nghiên cứu nước ngoài, các nghiên cứu trong nước hầu như cho kết quả vốn tác động tích cực với khả năng sinh lời như nghiên cứu của Đỗ Hoài Linh và Vũ Kiều Trang (2019) cho thấy vốn tác động cùng chiều với ROA, NIM Bên cạnh đó nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016) kết luận rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản có quan hệ tỷ lệ thuận với ROA nhưng lại có liên quan tiêu cực đến ROE Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản cao hơn làm giảm rủi ro vốn chủ sở hữu và do đó giảm ROE Như đã chỉ ra trong Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016) và Đỗ Hoài Linh và Vũ Kiều Trang (2019), nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dương và cộng sự (2018) kết quả cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và NIM và tác động tiêu cực đến ROE Nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nào giữa ROA và khả năng sinh lời của ngân hàng Tác giả lập luận tác động trái ngược nhau của vốn lên NIM và ROE chỉ ra rằng các ngân hàng Việt Nam tận dụng hiệu quả lợi thế an toàn vốn cao để thu hút tiền gửi có lợi suất thấp hơn và ổn định hơn nhằm tăng NIM nhưng không thể tăng ROE.
Các nghiên cứu trước cho thấy ảnh hưởng của vốn đến khả năng sinh lời của ngân hàng được quan sát là không nhất quán Do đó, khóa luận sử dụng số liệu của các ngân hàng từ năm 2009 đến 2019, dữ liệu thu thập có thời gian gần với thời gian hiện tại sẽ phù hợp với đặc điểm cũng như sự phát triển của nền kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay,điều này sẽ cung cấp thêm bằng chứng liệu vốn có tác động thuận chiều với khả năng sinh lời hay không? Các phát hiện từ khóa luận sẽ giúp hình thành các chính sách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nâng cao lợi nhuận, đồng thời kiểm soát và giảm thiểu rủi ro cho ngành ngân hàng.
Giới thiệu mô hình nghiên cứu
Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy vốn tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Căn cứ vào các nghiên cứu đã thực hiện như nghiên cứu của Lee và Hsieh (2013), Ayadin và Karakaya (2014), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016) tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
NIM ư = P o + P i CAP ịt + P z DEP it + p 3 NLTA it +p 4 SlZE it + P 5 LlQ it + p ố GDP iit +p 7 lNF ít + E ư (1)
ROA it = P o + P i CAP i,t + p 2 DEP it + p 3 NLTA it +p 4 SlZE it + P s LlQ it +
ROE i,t = P o + P i CAP i,t + P 2 DEP it + p 3 NLTA it +p 4 SlZE it + P s LlQ it + p 6 GDP i, t +p 7 lNF it + E it (3) Trong đó:
NIM it : Thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t
R0A iit : Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t
R0E it : Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng i trong năm t
CAP it : Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t
DEP it : Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t
NLTA iit : Tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t SIZE iit : Logarit tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t
L!Q it : Khả năng thanh khoản của ngân hàng i trong năm t
GDP iit : Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm t
INF iit : Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm t β 1 …, β 7 : Hệ số £ iit : Sai số
Dựa vào các nghiên cứu trước về khả năng sinh lời của các ngân hàng, tác giả đã chọn chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời thông qua 3 biến phụ thuộc là NIM, ROA và ROE. ngoài Các yếu tố bên trong có thể là các yếu tố vi mô hoặc theo từng ngân hàng cụ thể Các yếu tố bên ngoài phản ánh các yếu tố kinh tế vĩ mô hoặc các yếu tố đặc thù của ngành được dự đoán là sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả của các tổ chức tài chính.
Nhóm các yếu tố vi mô bao gồm biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), tỷ lệ tiền gửi (DEP) và tỷ lệ cho vay (NLTA), khả năng thanh khoản (LIQ).
Nhóm các yếu tố vĩ mô bao gồm biến tăng trưởng kinh tế (GDP) và lạm phát (INF).
Nhóm các yếu tố thị trường, khóa luận sử dụng biến quy mô ngân hàng (SIZE).
Công thức tính và ý nghĩa về tác động của các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu được miêu tả chi tiết tại bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1: Mô tả chi tiết các biến trong mô hình nghiên cứu
Tên biến Cách đo lường biến
Thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản (NIM) Thu nhập thuần/Tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP) Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản
Tỷ lệ tiền gửi (DEP) Tổng tiền gửi/ tổng tài sản
Tỷ lệ cho vay (NLTA) Cho vay ròng/Tổng tài sản
Quy mô ngân hàng (SIZE) Logarit của tổng tài sản
Khả năng thanh khoản (LIQ) Thanh khoản tài sản/ Tổng tài sản
Tốc độ tăng trưởng (GDP) Tính toán của Tổng cục Thống kê
Tỷ lệ lạm phát (INF) Tính toán của Tổng cục Thống kê
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
3.2 Giả thuyết và kỳ vọng của nghiên cứu
Bảng 3.2 Mô tả dấu kỳ vọng của các biến được sử dụng
PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Giả thuyết và kỳ vọng của nghiên cứu
Bảng 3.2 Mô tả dấu kỳ vọng của các biến được sử dụng
3.2.1 Mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu với khả năng sinh lời của ngân hàng Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP) được đo lường bằng tỷ số giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản Tỷ lệ vốn chủ sở hữu rất cần thiết vì chúng cho thấy vốn chủ sở hữu của một ngân hàng ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận tạo ra Nó đo lường khả năng của các ngân hàng trong việc chịu những tổn thất phát sinh trong tương lai Nó phải là một biến số quan trọng để xác định khả năng sinh lời của ngân hàng vì tỷ lệ này không chỉ thể hiện yêu cầu về vốn mà còn có thể đại diện cho rủi ro và chi phí quản lý Flamini và cộng sự (2009) Lee và Hsieh (2013) cho rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại có mối quan hệ cùng chiều Dựa trên các lập luận trên, giả thuyết sau đây được đưa ra:
H1: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu có thể tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
3.2.2 Mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng với khả năng sinh lời của ngân hàng Quy mô ngân hàng (SIZE) được tính bằng Logarit (Tổng tài sản) Quy mô của các ngân hàng thương mại sẽ ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh cũng như tiềm năng phát triển và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Các nghiên cứu của Molyneux và Thorton (1992); Boyd và Runkle (1993); Bikker và Hu
(2002) cho rằng việc tăng quy mô của các tổ chức tín dụng giúp tăng khả năng sinh lời của các ngân hàng Tương tự các nghiên cứu trước Pasiouras và Kosmidou (2007) đã điều tra các ngân hàng châu Âu, cũng khám phá ra được quy mô ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng Lý do là các ngân hàng quy mô lớn có xu hướng có được mức độ phân loại sản phẩm và khoản vay cao hơn so với các ngân hàng nhỏ, điều này cho phép họ đạt được lợi ích từ lợi thế kinh tế theo quy mô Dựa trên các lập luận trên, giả thuyết sau đây được đưa ra:
H2: Quy mô của ngân hàng có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của các ngân hàng.
3.2.3 Mối quan hệ giữa tỷ lệ cho vay với khả năng sinh lời của ngân hàng
Tỷ lệ cho vay (NLTA) được tính bằng Cho vay ròng/Tổng tài sản Cho vay ròng là tổng các khoản cho vay trừ đi dự phòng rủi ro cho vay có thể xảy ra Cho vay ròng được tạo ra để cung cấp thu nhập cho ngân hàng và đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng Tỷ lệ cho vay thể hiện tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng (Iannotta và cộng sự, 2007; Wasiuzzaman và Tarmizi,2010; Goddard và cộng sự, 2013; Ayaydin và Karakaya, 2014; Menicucci và Paolucci, 2015;Jabra và cộng sự, 2017) cũng tìm thấy các hệ số của tỷ lệ cho vay ròng trên tổng tài sản có ý nghĩa tích cực đáng kể về lợi nhuận (NIM, ROA và ROE) vì cho đến nay cho vay là nguồn thu nhập chính của ngân hàng ở Việt Nam.
3.2.4 Mối quan hệ giữa tỷ lệ tiền gửi với khả năng sinh lời của ngân hàng
Tỷ lệ tiền gửi (DEP) được đo lường bằng tỷ số của tổng tiền gửi và tổng tài sản Dietrich và Wanzenried (2011) cho rằng tỷ lệ tiền gửi có thể có được bằng cách tài trợ bằng các tài sản có chất lượng tín dụng thấp hơn Hơn nữa, tốc độ phát triển cao hơn có thể thu hút sự chú ý của các đối thủ cạnh tranh khác, điều này làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng Dựa trên các lập luận trên, giả thuyết sau đây được đưa ra:
H4: Tỷ lệ tiền gửi có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
3.2.5 Mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản với khả năng sinh lời của ngân hàng Khả năng thanh khoản (LIQ) được xác định bằng tỷ số giữa thanh khoản tài sản trên tổng tài sản. Thanh khoản cũng đóng một vai trò thiết yếu đối với lợi nhuận của các ngân hàng Mối quan hệ giữa tính thanh khoản của ngân hàng và khả năng sinh lời trong hoạt động ngân hàng được khảo sát trong nhiều nghiên cứu Tiền mặt và chứng khoán thị trường là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất Việc nắm giữ tiền mặt cao có thể làm giảm rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng và giúp tăng khả năng sinh lời của ngân hàng (Berger và Bouwman, 2013) Eichengreen và Gibson (2001) tiết lộ rằng thanh khoản có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Bordeleau và Graham (2010) lập luận trong nghiên cứu của họ rằng tài sản có tính thanh khoản cao hơn làm giảm tính kém thanh khoản và chi phí tài chính của các ngân hàng Dựa trên các lập luận trên, giả thuyết sau đây được đưa ra:
H5: Khả năng thanh khoản của ngân hàng có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của các ngân hàng.
3.2.6 Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát với khả năng sinh lời của ngân hàng
Dữ liệu tỷ lệ lạm phát (INF) được thống kê bởi Tổng cục Thống kê Hầu hết các nghiên cứu về tác động của lạm phát đến khả năng sinh lời đều tìm thấy mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa Bourke (1989); Claessens và cộng sự (2001); Athanasoglouet và cộng sự (2006); Pasiouoras và Kosmidou (2007) Khả năng sinh lời của ngân hàng có thể bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ lạm phát vì nó có vai trò quyết định trong cơ cấu lãi suất Tỷ lệ lạm phát cao hơn sẽ dẫn đến lãi suất cho vay cao hơn, do đó khả năng sinh lời của ngân hàng lớn hơn Dựa trên các lập luận trên, giả thuyết sau đây được đưa ra:
3.2.7 Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng với khả năng sinh lời của ngân hàng Dữ liệu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) được lấy từ Tổng cục Thống kê Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, được sử dụng để kiểm soát các tác động của tăng trưởng kinh tế Tài liệu cho thấy những phỏt hiện khỏc nhau Theo Athanasoglou và cộng sự (2008); Demirgỹỗ-Kunt và Huizinga (1999); Dietrich và Wanzenried (2014) tăng trưởng kinh tế có thể làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ tài chính do các ngân hàng cung cấp trong quá trình tăng trưởng theo chu kỳ, do đó cải thiện lợi nhuận của ngân hàng Như vậy, giả thuyết sau đây được đưa ra:
H7: Tốc độ tăng trưởng có thể tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp dữ liệu bảng
Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng (Panel data regression) cho mẫu nghiên cứu gồm 31 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ năm 2009 đến 2019.
Dữ liệu bảng là dạng dữ liệu kết hợp của dữ liệu chuỗi thời gian (Time series) và dữ liệu dạng chéo (Cross – section data) Đây là dạng dữ liệu được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu Dữ liệu chuỗi thời gian là tập hợp các quan sát của một biến số được thu thập theo thời gian gắn liền với một tần suất quan sát cụ thể Dữ liệu chéo tập hợp thông tin của nhiều biến tại một thời điểm cụ thể Sự kết hợp này đã tạo ra rất nhiều thuận lợi đáng kể trong quá trình nghiên cứu, tiêu biểu nhất là trong việc phân tích mối liên hệ giữa các thành phần kinh tế theo thời gian hoặc là trong phân tích sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu xác định Có hai kiểu cấu trúc dữ liệu bảng: Bảng cân bằng (Balanced) và Bảng không cân bằng (Unbalanced). Bảng cân bằng khi các đối tượng có đầy đủ các số liệu trong tất cả các năm quan sát, không bị mất số liệu (Missing value) trong bất cứ năm quan sát nào Bảng không cân bằng khi trong các năm quan sát của một hay nhiều đối tượng nào đó không có giá trị Bảng không cân bằng là dạng thường gặp khi nghiên cứu dữ liệu bảng. Để ước lượng mô hình dữ liệu bảng, chúng ta có thể ước lượng qua 3 cách phổ biến:
• Ước lượng bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS)
• Ước lượng mô hình tác động cố định (Fixed effects model - FEM)
• Ước lượng mô hình tác động ngẫu nhiên (Ramdom effects model - REM)
3.3.2 Mô hình bình phương nhỏ nhất – Pooled OLS (Ordinary Least Square)
Mô hình Pooled OLS là mô hình mà trong đó tất cả các hệ số không đổi theo thời gian và theo đối không gian và thời gian của dữ liệu kết hợp mà chỉ ước lượng theo hồi quy OLS thông thường. Cho nên mô hình này có thể đưa ra những kết quả không hoàn chỉnh và không thực tế về mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
3.3.3 Mô hình hồi quy tác động cố định – FEM (Fixed Effect Model)
FEM phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi đơn vị với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không thay đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực (Net effects) của biến giải thích lên biến phụ thuộc.
Khi các đơn vị chéo được quan sát không đồng nhất, FEM được sử dụng để phản ánh tác động k của biến giải thích X k,it đến biến phụ thuộc Y it Theo đó FEM giả định các hệ số hồi quy riêng giống nhau giữa các đơn vị chéo, các hệ số chặn hồi quy được phân biệt giữa các đơn vị chéo.
Trong đó, p là hệ số chung cho tất cả các đơn vị chéo phản ánh tất cả các đơn vị chéo phản ánh các đơn vị chéo có tốc độ tăng giống nhau. a bao gồm hệ số chặn và biến bị bỏ sót của từng đơn vị chéo, được gọi là tham số đặc trưng của đối tượng, đồng thời cũng được gọi là thành phần tác động cố định Tác động cố định ở đây có nghĩa rằng không thay đổi theo thời gian Sự xuất hiện của α phản ánh sự không đồng nhất giữa các đơn vị chéo do tác động của các biến không thể quan sát được, nhờ đó FEM giải quyết được vấn đề biến bị bỏ sót. u là phần dư.
3.3.4 Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên – REM (Random Effect Model)
Mô hình này giả định sự biến động giữa các đơn vị được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích Mô hình REM được trình bày như sau:
Trong đó: a là hệ số chặn chung của tất cả đơn vị chéo £ trong thành phần của (') phản ánh tác động đặc trưng của từng đơn vị chéo và được gọi là thành phần tác động ngẫu nhiên (Random effect)
Y là hạng nhiễu không tương quan lẫn nhau giữa các đối tượng (còn gọi là tương quan chéo,
Cross-correlation) và không tương quan chuỗi trong cùng đối tượng.
3.3.5 Kiểm định F hạn chế (F-test)
Kiểm định F-test dùng để lựa chọn mô hình phù hợp giữa 2 mô hình Pooled OLS và FEM Với mức ý nghĩa 10%, nếu Prob F < 0.1 thì mô hình Pooled OLS không có ý nghĩa, tác giả sẽ lựa chọn mô hình FEM và tiếp tục hồi quy theo phương pháp REM hoặc ngược lại.
3.3.6 Kiểm định Hausman Để lựa chọn FEM hay REM, tác giả sẽ sử dụng kiểm định Hausman (1978) Kiểm định đưa ra giả thiết H0 là không có sự khác biệt mang tính hệ thống Với mức ý nghĩa 10%, nếu P-value > 0.1 thì H0 được chấp nhận, khi đó phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với mô hình tác động ngẫu nhiên REM được chấp nhận sẽ mang lại hiệu quả hơn FEM Ngược lại, nếu P-value F 0.0000, với mức ý nghĩa 5% thì ta thấy P-value =0.0000 < 5% cho thấy mô hình Pooled OLS không phù hợp, vì thế ta chọn mô hình hồi quy FEM.
KIỂM ĐỊNH FEM VÀ REM Để xem xét mô hình FEM hay REM phù hợp hơn, tác giả sử dụng kiểm định Hausman.
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Hausman cho mô hình (1)
Hausman Test Ho: difference in coefficients not systematic
Nguồn: trích kết quả từ phần phần mềm stata
Kết quả trong bảng 4.6 cho thấy chi2 = 1.55 và Prob > chi2 = 0.9804 Với mức ý nghĩa α =5% với giả thuyết Ho: không có sự khác biệt giữa 2 mô hình Kết quả kiểm định Hausman cho kết quả P-value > α nên chấp nhận Ho Điều này cho thấy mô hình REM hiệu quả hơn mô hình FEM.
Vì vậy, mô hình REM sẽ được sử dụng trong nghiên cứu ở mô hình (1) Sau khi kiểm định để lựa chọn mô hình hồi quy NIM, ta có kết quả như sau: NIMi,t = -0.049 + 0.111CAPĩ,t +
0.003SIZEĩ,t + 0.034NLTAi,t - 0.019DEPí,t + 0.054INFi,t + EĨ,t
4.4.2 Kết quả hồi quy mô hình (2): biến phụ thuộc ROA
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình 2 theo OLS/FEM/REM
Mô hình (2): Biến phụ thuộc ROA
Biến độc lập OLS FEM REM
*, **, *** có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10%, 5%, 1%
Nguồn: trích kết quả từ phần phần mềm stata
Dựa vào bảng 4.7, kết quả hồi quy theo OLS cho thấy biến CAP, biến SIZE, biến INF có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc ROA với mức ý nghĩa 1%, khi biến CAP, biến SIZE, biến INF tăng 1% thì biến ROA tăng lần lượt là 0.08%, 0.002%, 0.031% Giống với các biến trên, biến NLTA cũng tác động thuận chiều với biến ROA nhưng với mức ý nghĩa 5%, khi biến NLTA tăng 5% thì biến ROA tăng 0.008% Tuy nhiên, biến DEP có quan hệ ngược chiều với biến ROA ở mức ý nghĩa 5%, khi biến DEP tăng
5% thì biến ROA giảm 0.015% Các biến còn lại là biến LIQ, biến GDP không có ý nghĩa thống kê trong mô hình OLS
Với phương pháp FEM, mô hình cho thấy biến biến CAP và biến NLTA có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc ROA với mức ý nghĩa 1%, khi biến CAP, biến NLTA tăng 1% thì biến ROA tăng lần lượt là 0.054%, 0.017% Bên cạnh đó, biến INF và biến GDP cũng có tác động thuận
2 chiều với biến ROA nhưng ở mức ý nghĩa 10%, khi biến INF và biến GDP tăng 10% thì ROA tăng lần lượt là 0.019%, 0.165% Tuy nhiên, biến DEP lại có quan hệ ngược chiều với ROA ở mức ý nghĩa 1%, khi DEP tăng 1% thì ROA giảm 0.025% Các biến còn lại là biến SIZE, biến LIQ không có ý nghĩa thống kê.
Dựa vào kết quả hồi quy theo phương pháp REM cho thấy biến CAP, biến SIZE, biến NLTA và biến INF có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc ROA Với mức ý nghĩa 1%, khi biến CAP, biến NLTA và biến INF tăng 1% thì biến ROA tăng lần lượt là 0.07%, 0.011% và 0.028% Bên cạnh đó, biến SIZE cũng có tác động thuận chiều với biến ROA nhưng ở mức ý nghĩa 5%, khi biến SIZE tăng 5% thì ROA tăng 0.001% Tuy nhiên, biến DEP có quan hệ ngược chiều với biến ROA ở mức ý nghĩa 1%, khi biến DEP tăng 1% thì biến ROA giảm 0.0196% Hai biến còn lại là biến LIQ và GDP không có ý nghĩa thống kê để giải thích sự phụ thuộc của ROA.
4.4.2.2 Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp
KIỂM ĐỊNH POOLED OLS VÀ FEM
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định F-Test cho mô hình (2)
Nguồn: trích kết quả từ phần phần mềm stata Đối với mô hình (2), biến phụ thuộc là ROA: Tác giả sử dụng kiểm định F-TEST để lựa chọn giữa mô hình OLS và mô hình FEM Kết quả cho thấy là F(30,290) = 2.96 với Prob > F 0.0000, với mức ý nghĩa 5% thì ta thấy P-value =0.0000 < 5% cho thấy mô hình
Pooled OLS không phù hợp, vì thế ta chọn mô hình hồi quy FEM.
KIỂM ĐỊNH FEM VÀ REM Để xem xét mô hình FEM hay REM phù hợp hơn, tác giả sử dụng kiểm định Hausman.
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Hausman cho mô hình (2)
Ho: difference in coefficients not systematic
Nguồn: trích kết quả từ phần phần mềm stata
Kết quả trong bảng 4.9 cho thấy chi2 = 12.58 và Prob > chi2 = 0.0830 Với mức ý nghĩa α =5% với giả thuyết Ho: không có sự khác biệt giữa 2 mô hình Kết quả kiểm định Hausman cho kết quả P-value > α nên chấp nhận Ho Điều này cho thấy mô hình REM hiệu quả hơn mô hình FEM.
Vì vậy, mô hình REM sẽ được sử dụng trong nghiên cứu ở mô hình (2)
Sau khi kiểm định để lựa chọn mô hình hồi quy ROA, ta có kết quả như sau: ROA i , t = -0.022 + 0.072CAP i , t + 0.001 SIZE i , t + 0.011 NLTA i , t - 0.0196DEP i , t + 0.028INF i , t + £ i , t
4.4.3 Kết quả hồi quy mô hình (3): Biến phụ thuộc ROE
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mô hình 3 theo OLS/FEM/REM
Mô hình (3): Biến phụ thuộc ROE
Biến độc lập OLS FEM REM
*, **, *** có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 10%, 5%, 1%
Nguồn: trích kết quả từ phần phần mềm stata
4 Dựa vào bảng 4.10, kết quả hồi quy theo OLS cho thấy biến SIZE, biến NLTA và biến INF có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc ROE với mức ý nghĩa 1%, khi biến SIZE, biến NLTA và biến INF tăng 1% thì biến ROE tăng lần lượt là 0.024%, 0.1%, 0.354% Tuy nhiên, biến DEP có quan hệ ngược chiều với biến ROE ở mức ý nghĩa 1%, khi biến DEP tăng 1% thì biến ROE giảm 0.186% Ngoài ra các biến còn lại là biến CAP, biến LIQ, biến GDP không có ý nghĩa thống kê trong mô hình OLS.
Với phương pháp FEM, mô hình cho thấy biến NLTA, biến INF và biến GDP có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc ROE lần lượt với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%, khi biến biến NLTA, biến INF và biến GDP tăng lần lượt 1%, 5%, 10% thì biến ROE tăng lần lượt là 0.196%, 0.221% và 1.528% Tuy nhiên, các biến CAP, biến SIZE và biến DEP lại có quan hệ ngược chiều với ROE ở mức ý nghĩa lần lượt là 5%, 10%, 1%, khi biến CAP, biến SIZE và biến DEP tăng lần lượt 5%, 10%, 1% thì ROE giảm lần lượt là 0.408%, 0.016%, 0.269% Chỉ có duy nhất biến LIQ là không có ý nghĩa thống kê.
Dựa vào kết quả hồi quy theo phương pháp REM cho thấy biến SIZE, biến NLTA, biến INF có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc ROE với mức ý nghĩa 5% và 1%, khi biến SIZE tăng 5% thì biến ROE tăng 0.013%, khi biến NLTA và biến INF tăng 1% thì biến ROE tăng lần lượt là 0.134% và 0.314% Tuy nhiên, biến DEP có quan hệ ngược chiều với biến ROE ở mức ý nghĩa 1%, khi biến DEP tăng 1% thì biến ROE giảm 0.223% Ba biến còn lại là biến CAP, biến LIQ và GDP không có ý nghĩa thống kê để giải thích sự phụ thuộc của ROE.
4.4.3.2 Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp
KIỂM ĐỊNH POOLED OLS VÀ FEM
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Hausman cho mô hình (3)
Thảo luận về kết quả nghiên cứu
Các biến độc lập như biến CAP, biến SIZE, biến NLTA và biến INF có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc NIM với mức ý nghĩa 1%, khi biến CAP, biến SIZE, biến NLTA và biến INF tăng 1% thì biến NIM tăng lần lượt là 0.111%, 0.003%, 0.034% và 0.054%.
Tuy nhiên, biến DEP có quan hệ ngược chiều với biến NIM ở mức ý nghĩa 5%, khi biến DEP tăng 5% thì biến NIM giảm 0.019%.
Tác giả không tìm thấy ý nghĩa thống kê của hai biến còn lại là biến LIQ và GDP không có ý nghĩa thống kê để giải thích sự phụ thuộc của NIM.
Biến độc lập CAP, SIZE, NLTA và INF có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc ROA với mức ý nghĩa 1%, khi biến CAP, biến SIZE, biến NLTA và biến INF tăng 1% thì biến ROA tăng lần lượt là 0.07%, 0.001%, 0.011% và 0.028%.
Tuy nhiên, biến DEP có quan hệ ngược chiều với biến ROA ở mức ý nghĩa 1%, khi biến DEP
6 tăng 1% thì biến ROA giảm 0.0196%.
Tác giả không tìm thấy ý nghĩa thống kê của hai biến còn lại là biến LIQ và GDP không có ý nghĩa thống kê để giải thích sự phụ thuộc của ROA.
Biến NLTA, biến INF và biến GDP có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc ROE lần lượt với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%, khi biến biến NLTA, biến INF và biến GDP tăng lần lượt 1%, 5%, 10% thì biến ROE tăng lần lượt là 0.196%, 0.221% và 1.528%.
Tuy nhiên, các biến CAP, biến SIZE và biến DEP lại có quan hệ ngược chiều với ROE ở mức ý nghĩa lần lượt là 5%, 10%, 1%, khi biến CAP, biến SIZE và biến DEP tăng lần lượt 5%, 10%, 1% thì ROE giảm lần lượt là 0.408%, 0.016%, 0.269%.
Tác giả không tìm thấy ý nghĩa thống kê của biến LIQ là không có ý nghĩa thống kê.
Kết quả hồi quy theo phương pháp REM cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ cho vay (NLTA) và tỷ lệ lạm phát (INF) có quan hệ đồng biến với khả năng sinh lời theo NIM và ROA Tỷ lệ tiền gửi (DEP) có quan hệ nghịch biến với khả năng sinh lời NIM và ROA.
Kết quả hồi quy theo phương pháp FEM cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ tiền gửi (DEP) có quan hệ nghịch biến với khả năng sinh lời ROE.
Tỷ lệ cho vay (NLTA), và tỷ lệ lạm phát (INF), tốc độ tăng trưởng (GDP) có quan hệ đồng biến với khả năng sinh lời theo ROE.