1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1279 Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Nhtm Cp Tiên Phong Chi Nhánh Quận 3 Tp Hcm 2023.Docx

76 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong – Chi Nhánh Quận 3 Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thị Linh Chi
Người hướng dẫn PGS. TS. Hoàng Thị Thanh Hằng
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 98,7 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (10)
    • 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (10)
    • 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI (11)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (11)
    • 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI (13)
    • 1.8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU (14)
  • CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (16)
    • 1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (16)
      • 1.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay tiêu dùng 8 1.1.2. Đặc điểm hoạt động cho vay tiêu dùng 9 1.1.3. Lợi ích hoạt động cho vay tiêu dùng 10 1.1.4. Phân loại hoạt động cho vay tiêu dùng 11 1.2. CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (16)
      • 1.3.1. Bài học kinh nghiệm từ NH TMCP Á Châu (ACB) 19 1.3.2. Bài học kinh nghiệm từ NH TMCP Kỹ Thương (Tecombank) 20 1.3.3. Bài học rút ra Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 (26)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (29)
    • 2.1. GIỚI THIỆU KHÁT QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (29)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 23 2.1.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự 25 2.1.3. Kết quả hoạt động 26 2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (29)
      • 2.2.1. Tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 30 2.2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 43 2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (36)
  • CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG (64)
    • 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN (64)
    • 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ (66)
      • 3.2.1. Nâng cao hiệu quả của chính sách cho vay 62 3.2.2. Tăng cường tính xác thực trong công tác thẩm định, đánh giá tài sản đảm bảo 64 3.2.3. Tăng cường giám sát công tác hoạt động sau cho vay 65 3.2.4. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát nội bộ 66 3.2.5. Hạn chế rủi ro đến từ khách hàng 67 3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN (66)
  • KẾT LUẬN ..........................................................................................................72 (74)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................73 (75)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ LINH CHI • HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NH[.]

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong khu vực Đông Nam Á, chỉ số vay tiêu dùng (Consumer Borrowing Index) của Việt Nam đang đứng ở vị trí thấp nhất, mặc dù Việt Nam lại có chỉ số về thu nhập và tiêu dùng cao nhất Theo khảo sát của Financial Times Confidential Research (FTCR), hoạt động cho vay tiêu dùng ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, trong tiền năng của thị trường còn khá lớn với nhu cầu chi tiêu tăng mạnh, số lượng người chưa tiếp cận với dịch vụ tài chính còn nhiều.

Diễn biến dịch Covid-19 ngày một phức tạp, dần rồi ra khỏi tầm kiểm soát của

Bộ Y Tế, để lại hậu quả kinh tế nặng nề, hàng loạt doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bị vùi trong những khó khăn không lối thoát do dịch bệnh mang lại Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm khôi phục lại nền kinh tế Tại đây chức năng của Ngân hàng thương mại (NHTM) sẽ được tối đa hóa, mang trách nhiệm là trung gian tài chính, cũng là kênh lưu thông vốn của toàn bộ nền kinh tế Do đó các NHTM cần đẩy mạnh phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, đây là hoạt động cấp tín dụng được xem là quan trọng nhất trong giai đoạn này Tín dụng tiêu dùng giúp các khách hàng cá nhân (KHCN) và hộ gia đình có được cuộc sống ổn định hơn trong chuỗi ngày chỉ thị 15-

16 này Thông qua các khoản mua trả góp những sản phẩm cần thiết cho gia đình, hay sử dụng những dịch vụ cần thiết, qua đó giúp khách hàng có động lực làm việc hơn Vì vậy, việc nâng cao chất lượng khoản vay tiêu dùng đã và đang trở thành một hướng đi tất yêu mà mỗi NHTM đều cần chú trọng đến.

Sự xuất hiện của các Công ty tài chính (FECredit, HomeCredit, Mcredit…) đang là những đối thủ nặng kí của các NHTM Với thủ tục đơn giản, không phân loại khách hàng, thêm vào một phân khúc khách hàng chưa tiếp xúc với ngân hàng, không hiểu về quy trình thực hiện dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao, ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của khách hàng Không ngoại trừ, TPBank cũng là ngân hàng cung cấp khá nhiều gói vay tiêu dùng cho khách hàng, nhưng nhận thấy đối với các khoản vay tiêu dùng đã để lại tỷ lệ nợ xấu khá cao TPBank – Chi nhánh quận 3, được xem là chi nhánh có hoạt động cho vay tiêu dùng mạnh nhất trong tổng các chi nhánh khu

2 vực Thành phố Hồ Chí Minh Tại giai đoạn kinh tế ảnh hưởng bởi dịch Covid- 19 đã tác động trực tiếp đến khách hàng của TPBank mất đi khả năng chi trả cho các khoản vay dẫn đến tốc độ nợ xấu tăng cao và không có xu hướng giảm (Tỷ lệ nợ xấu củaNgân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh quận 3, Thành phố Hồ ChíMinh có chiều hướng gia tăng khá nhanh từ 1,74% năm 2019 lên 2,46% năm 2020 và vào năm 2021 là 2,49%), tác động trực tiếp đến thị trường tài chính, quá trình lưu thông tiền tệ Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động cho vay tiêu dùng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm tìm hiểu và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng khoản vay dành cho TPBank.

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong. Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong.

Tổng hợp những những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại

Phân tích chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong.

Bài nghiên cứu được tác giả đưa ra nhằm giải đáp:

Hoạt động cho vay tiêu dùng là gì? Những tiêu chí nào đánh giá chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng hiện có trên thị trường tài chính nói chung và của TPBank nói riêng?

Thực trạng chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại TPBank – Chi nhánh quận 3 như thế nào?

Giải pháp nào nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh quận 3, thành phố Hồ Chí Minh?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – TPBank.

Không gian nghiên cứu: Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – TPBankThời gian nghiên cứu: 2019 - 2021

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

> Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập từ: Tài liệu sách báo chuyên ngành thông qua thư viện, các trang mạng điện tử, các báo cáo, kết luận cuộc họp, quy định nội bộ, quy trình nội bộ… sau đó phân loại Sau khi phân loại đã xác định các vấn đề liên quan cần đọc Khi nghiên cứu tài liệu, tác giả đánh dấu toàn bộ các thông tin cần thiết phục vụ cho việc tra cứu sau này Một số thông tin đã trích dẫn trực tiếp, một phần tổng hợp hoặc khái quát ý để diễn đạt lại trong luận văn.

Việc nghiên cứu các thông tin thứ cấp nhằm phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả cho vay tiêu dừng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh quận 3 bao gồm các số liệu liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dừng trong thời gian vừa qua cũng như kế hoạch hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian tới.

> Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp so sánh : Tác giả đã đối chiếu, phân tích giữa các thông tin, tiến hành so sánh theo cặp nhằm đánh giá được sự thay đổi, tăng trưởng qua các năm

2019 - 2021 Khi tiến hành phương pháp này thường là để so sánh số liệu giữa các năm với nhau, năm sau so với năm trước xem tình hình tăng giảm chỉ tiêu như thế nào, như chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, tình hình nhân sự qua các năm.

Phương pháp phân tích, tổng hợp : Tác giả tiến hành đánh giá một cách tổng

4 quát các thông tin thứ cấp thông và các thông tin thu được về cho vay tiêu dừng tại ngân hàng Từ đó đưa ra các đề xuất của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh quận 3

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI TPBANK – CHI NHÁNH QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHOẢN VAY TIÊUDÙNG TẠI TPBANK – CHI NHÁNH QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Thứ nhất, hệ thống hóa những lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng và chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại.

Thứ hai, đề tài cho thấy được thực trạng về nhu cầu sử dụng vốn và hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh quận 3.

Thứ ba, đề tài nhằm giúp nhà lãnh đạo ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh quận 3 có một cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn trong quá trình cải tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

Thứ tư, đề tài giúp tác giả có một cái nhìn sâu xa hơn về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh quận 3.

Thứ năm, đề tài cung cấp cho tác giả nhận thấy được những mặt tốt và mặt chưa tốt cần được cải thiện trong thời gian tới để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh quận 3.Thứ sáu, từ những nghiên cứu trên, đưa ra các giải pháp, kiến nghị cho nhà lãnh đạo ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh quận 3 nhằm có những chiến lược, chính sách phát triển và giải pháp thực hiện chiến lược đó.

TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy vấn đề vay vốn tiêu dùng là một đề tài không hoàn toàn mới nhưng đây là vấn đề đang được quan tâm rất nhiều trong bối cảnh kinh tế khó khăn này Một số đề tài mà tác giả khác đã nghiên cứu như:

Lê Thị Kim Huệ, 2013 Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay, Kinh tế và dự báo, số 21(11/2013), Trang 24-25 Bài viết đã cho thấy được xu hướng phát triển mạnh mẽ của hoạt động cho vay tiêu dùng trong những năm gần đây, bốn hạn chế chính còn tồn tại như: chưa có sự khoanh vùng và quản lý riêng biệt hoạt động cho vay tiêu dùng, hệ thống quản trị hoạt động cho vay tiêu dùng đối với các ngân hàng chưa hoàn thiện, lãi suất đối với hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn còn khá cao, và còn thiếu một hành lang pháp lý Từ đó, tác giả cũng đề xuất một số các chính sách để hệ thống hoạt động cho vay tiêu dùng được phát triển và an toàn hơn nữa.

Theo Nguyễn Văn Tuấn (2015), Luận án tiến sĩ “Giải pháp nâng cao chất lượng vay tiêu dùng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam bao gồm 9 nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng như sau: (1) Chính sách; (2) Quy trình, quy chế; (3) Công tác tổ chức; (4) Chất lượng nhân sự; (5) Năng lực quản trị; (6) Trang thiết bị công nghệ; (7) Thông tin tín dụng; (8) Kiểm tra và kiểm soát nội bộ; (9) Huy động vốn.

Theo Nguyễn Thị Quỳnh Châu và Nguyễn Ngọc Chánh (2020), nghiên cứu về

“Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng hiện nay” Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê phân tích và tổng hợp tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại các TCTD trong giai đoạn năm 2017 đến năm 2019 Kết quả cho thấy vấn đề phát triển cho vay tiêu dùng là biện pháp hữu hiệu để đa dạng hóa các dịch vụ tài chính, là một xu thế tất yếu cho những lợi ích thiết thực mà cho vay tiêu dùng mang lại Ngoài ra, các TCTD cần thẩn trọng trong hoạt động cho vay, đổi mới công nghệ, kết hợp với các hoạt động học tập, trao đổi kinh nghiệm với nhau, rút lọc các

6 thủ tục hành chính phức tạp, giữ vững chữ kín đối với khách hàng, để các TCTD sẽ ngày càng phát triển và vươn xa hơn nữa.

Theo Phan Thị Linh (2021), nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng mô hình Servqual của Parasuramna (1988) với dữ liệu khảo sát từ các khách hàng sử dụng dịch vụ cho vay tiêu dùng của 30 NHTM tạiTP.HCM Trong mô hình này, chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng chịu tác động bởi 5 nhân tố: Sự tin cậy; Sự đáp ứng; Sự đảm bảo; Sự cảm thông; Sự hữu hình.Trong đó, nhân tố sự đáp ứng có ảnh hưởng mạnh nhất đối với chất lượng cho vay tiêu dùng, sau đó lần lượt là các nhân tố: phương tiện hữu hình, sự cảm thông, sự tin cậy, sự đảm bảo.

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay tiêu dùng

Hoạt động cho vay tiêu dùng là các khoản vay được cấp cho cá nhân, hộ gia đình bởi ngân hàng hoặc công ty tài chính để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của khách hàng.

Theo Tùng Anh (2007), cho vay tiêu dùng là sản phẩm cho vay trả góp không cần tài sản bảo đảm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đối với Cán bộ nhân viên có nguồn thu ổn định từ lương, số tiền vay có thể lên đến 300 triệu đồng.

Tùy vào từng đối tượng khách hàng, mục đích vay, mức cho vay hay thời hạn cho vay…mà tổ chức tín dụng có thể hoạt động cho vay tiêu dùng có hoặc không có tài sản bảo đảm Hiện nay, hoạt động cho vay tiêu dùng được khách hàng cá nhân, hộ gia đình sử dụng để tài trợ cho các chi phí như mua nhà, mua xe, giáo dục, y tế, du lịch…

Trong khi nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển với đa dạng các mẫu mã, chủng loại hàng hoá, hình thức hoạt động cho vay tiêu dùng được bắt đầu từ các hãng bán lẻ do yêu cầu đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá Một số hãng phải vay ngân hàng để bù đắp vốn lưu động thiếu hụt.

Trước tiên, xét về cơ sở để tiến hành hoạt động cho vay tiêu dùng ta căn cứ trên 2 giác độ:

Trên giác độ người tiêu dùng, nhu cầu vay tiêu dùng càng ngày càng gia tăng mạnh mẽ gắn liền với nhu cầu về hàng tiêu dùng lâu bền càng được mở rộng (nhà cửa, phương tiện đi lại, nội thất hay nhu cầu du lịch) Đồng thời, người tiêu dùng có thu nhập ổn định để trả nợ ngân hàng Khi mức thu nhập đạt tới mức khá hoặc cao, người tiêu dùng có xu hướng muốn nâng cao mức sống của mình (tiêu dùng các mặt hàng tốt chất lượng cao, ăn ngon, mặc đẹp, cuộc sống đầy đủ tiện nghi, hiện đại) hay là tăng khả năng được đào tạo bản thân để giúp mình có nhiều cơ hội tìm kiếm công việc với mức thu nhập cao hơn hiện tại.

Trên giác độ ngân hàng, nhiều doanh nghiệp, tổ chức tự tài trợ chủ yếu bằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu, nhiều công ty tài chính cạnh tranh với ngân hàng trong cho vay làm thị phần cho vay các doanh nghiệp của ngân hàng bị giảm sút. Điều này đã buộc chính ngân hàng phải mở rộng thị trường hoạt động cho vay tiêu dùng để tăng thu nhập.

Như vậy, người ta đã đưa ra khái niệm cụ thể về hoạt động cho vay tiêu dùng: Hoạt động cho vay tiêu dùng là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu của cá nhân hộ gia đình Các khoản vay tiêu dùng là nguồn tài trợ chính quan trọng giúp cho người tiêu dùng có thể trang trải cho nhu cầu trong cuộc sống: nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch…trước khi họ có đủ khả năng tài chính để hưởng thụ.

1.1.2 Đặc điểm hoạt động cho vay tiêu dùng

Quy mô của từng hợp đồng vay thường sẽ nhỏ nên dẫn đến chi phí tổ chức vay cao

Dù cho giá trị khoản vay có lớn hay nhỏ thì nhân viên ngân hàng cũng sẽ phải làm đầy đủ các bước theo quy trình cho vay tín dụng, điều đó sẽ dẫn tới chi phí quản lí các khoản vay này tương đương với chi phí cho doanh nghiệp vay khoản lớn để sản xuất kinh doanh.

Hoạt động cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ

Hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ tăng lên trong thời kì nền kinh tế mở rộng. Ngược lại, nếu nền kinh tế rơi vào suy thoái, các cá nhân và hộ gia đình sẽ không cảm thấy tin tưởng và hạn chế hơn về việc vay tiêu dùng.

Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co dãn với lãi suất

Khách hàng quan tâm đến khoản tiền họ phải trả hơn là lãi suất Vì vậy, mức thu nhập cũng như trình độ dân trí sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc sử dụng các khoản tiền vay của khách hàng.

Nguồn trả nợ có thể biến động lớn

Sự chênh lệch giữa lương, thưởng thu nhập với chi phí sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình là nguồn chính để hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng Các yếu tố này lại dễ dàng bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi về các điều kiện khách quan và chủ quan như: điều kiện kinh tế, xã hội, tiến bộ khoa học kĩ thuật và sức khỏe…

Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định

Xác định tư cách khách hàng là quan trọng, quyết định thiện chí trả nợ của khách hàng Tuy nhiên, việc thu thập thông tin của nhóm khách hàng này khó đầy đủ và chính xác, nên thường dẫn tới việc ngân hàng đưa ra những quyết định sai lầm, rủi ro tiêu dùng là điều khó tránh khỏi.

1.1.3 Lợi ích hoạt động cho vay tiêu dùng

• Mở rộng được thêm nhiều mối quan hệ với khách hàng

• Góp phần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, phân tán rủi ro

• Được hưởng các tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền, cần thiết cho những nhu cầu cấp bách Tuy nhiên, nếu không được sử dụng hợp lí thì nó cũng chứa đựng những rủi ro không lường trước được.

4- Đối với nền kinh tế

• Tạo cơ hội để giảm chi phí giao dịch, mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ và phân công lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển, tăng sản lượng, tạo nguồn thu nhập cho người lao động…

• Cung cấp tài chính, thúc đẩy thành phần tiêu dùng…

• Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập,…

1.1.4 Phân loại hoạt động cho vay tiêu dùng

4- Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn

• Vay ngắn hạn là thời gian vay dưới 12 tháng

• Vay trung hạn là thời gian vay từ 1 đến 5 năm

• Vay dài hạn là thời gian vay trên 5 năm Ý nghĩa:

• Đối với nhà lập pháp: phân nhóm đối tượng và đưa ra những quy định phù hợp với từng thời gian vay.

• Bên đi vay: lựa chọn được loại hình cho vay phù hợp với mục đích sử dụng khoản vay, đảm bảo cho nhu cầu vay của mình.

• Bên cho vay: quy định lãi suất vốn vay, kế hoạch sử dụng vốn và các quy định đưa ra những yêu cầu cho bên đi vay.

4- Căn cứ vào chủ thể vay vốn

• Bên đi vay là khách hàng cá nhân

• Bên đi vay là tổ chức Ý nghĩa:

• Đối với nhà lập pháp: phân nhóm đối tượng và đưa ra những quy định phù hợp, xem xét nhóm đối tượng nào thuộc loại vay nào.

• Bên cho vay: quy định điều kiện, thủ tục, hồ sơ xin vay vốn của mỗi nhóm chủ thể, đảm bảo những quy định.

4- Căn cứ tính chất có bảo đảm

• Cho vay có bảo đảm bằng tài sải

• Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản Ý nghĩa:

• Bên cho vay và bên vay xác định trình tự thủ tục pháp lý liên quan đến các khoản vay, quyết định cho vay hay không.

4- Căn cứ vào mục đích vay vốn

• Nhằm mục đích kinh doanh

• Hoạt động cho vay tiêu dùng Ý nghĩa:

• Đối với nhà lập pháp: đưa ra chính sách khuyến khích tiêu dùng hay phát triển kinh doanh.

• Bên cho vay: cơ sở giám sát mục đích sử dụng vốn vay, căn cứ xác định kế hoạch cấp tín dụng.

1.2 CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Khái niệm về chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng

Trong sản xuất kinh doanh, yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh đó chính là chất lượng của sản phẩm, hàng hóa sản xuất ra Khi đem ra thị trường, sản phẩm chất lượng được nhiều người tiếp nhận, giá cả phù hợp sẽ làm cho quá trình tiêu thụ hàng hóa một cách nhanh chóng Tuy nhiên, chất lượng lại là cái vô hình, nó được đánh giá trên nhiều tiêu trí khác nhau.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm chất lượng Trong cuốn sách

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIỚI THIỆU KHÁT QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

> Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong

Năm 2009: Sau một năm hoạt động, Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất của TPBank được tổ chức tại tháng 3/2009 với việc thông qua các báo cáo, nghị quyết quan trọng là định hướng phát triển cho TPBank trong năm 2009 và các năm tiếp theo Trong năm này TPBank khai trương các chi nhánh tại Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Năm 2010: TPBank tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai vào tháng 3/2010 và tại năm này, TPBank chính thức được kết nối liên thông với hệ thống 1.100 máy ATM của Ngân hàng Đông Á (thuộc liên minh thẻ VNBC) Bằng việc kết nối này, ngoài việc giao dịch tại toàn bộ ATM của các ngân hàng trong liên minh thẻ Smartlink, Banknet, chủ thẻ ATM của TPBank có thể giao dịch thêm tại 1.100 ATM của Ngân hàng Đông Á. Năm 2011: Tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 8/2011 và Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba vào tháng 4/2011 Đồng thời, trong năm 2011, TPBank còn khai trương Chi nhánh tại Đồng Nai, An Giang, Quỹ tiết kiệm Khâm Thiên và Quỹ tiết kiệm Nguyễn Trãi.

Năm 2012: Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông vào tháng 4/2012 và khai trương các Phòng giao dịch Lê Ngọc Hân, Phú Xuyên, Đinh Tiên Hoàng Tháng 11/2012,

TPBank đạt Giải thưởng "Tin và Dùng" 2013 cho Dịch vụ Ngân hàng điện tử do độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam - Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng bình chọn.

Năm 2013: Ngân hàng chính thức tham gia thị trường vàng vào tháng 1/2013;đạt giải “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2012” vào tháng 3/2013; tổ chức Đại hội đồng Cổ đông 3 vào tháng 4/2013; ra mắt giải pháp công nghệ eCounter - eGold vàThẻ tiêu dùng Đa tiện ích - các giải pháp công nghệ thông minh lần đầu tiên tại

Việt Nam vào tháng 7/2013; đạt giải "Ngân hàng sáng tạo tiêu biểu" năm 2013 vào tháng 11/2013; ra mắt nhận diện thương hiệu mới với tên viết tắt là TPBank và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích xuất sắc trong công tác tái cơ cấu vào tháng 12/2013 Đồng thời, trong năm 2013, TPBank khai trương rất nhiều Chi nhánh và phòng giao dịch.

Năm 2014: TPBank trở thành Ngân hàng đầu tiên trên cả nước ra mắt phiên bản eBank trên nền công nghệ HTML5 có tính năng nhất thể hóa cả hai phiên bản Mobile Banking và Internet Banking vào tháng 9/2014 và vào tháng 12/2014, TPBank khai trương trụ sở mới tại 57 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội Đồng thời, trong năm 2015, Ngân hàng đã khai trương rất nhiều Chi nhánh trên toàn quốc.

Năm 2015: Trong năm này, TPBank đẩy mạnh việc khai trương ở nhiều địa điểm trên các địa bàn trên toàn quốc.

Năm 2016: TPBank ra mắt phiên bản Ebank v.7.0 – tự do cá nhân hóa & Ebank Biz – HTML5 cho doanh nghiệp vào tháng 6/2016 và ra mắt thẻ tín dụng TPBank World MasterCard vào tháng 8/2016 Ngân hàng cũng đã đưa vào hoạt động hơn 10 điểm giao dịch mới trong cả nước theo phê duyệt của NHNN Việt Nam.

> Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh quận 3, Thành phố

> Địa chỉ: Số 456A Nguyễn Thị Minh Khai, Phuờng 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh (Tìm Mã số thuế: 0102744865-002

> Người ĐDPL: Phạm Hiếu Thành

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh quận 3, Thành phố

Hồ Chí Minh được thành lập năm 2008, sau thời gian phát triển hiện nay có 2 PGD là PGD Bến Thành và PGD Quận 3.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

(Nguồn: Tổ hành chính quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong –

Chi nhánh quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh)

2.1.3.1 Tình hình nguồn vốn tại ngân hàng

Huy động vốn là hoạt động mang tính chất truyền thống của mọi ngân hàng,đóng vai trò ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng Nguồn vốn huy động được giúp ngân hàng thực hiện nhiệm vụ là thủ quỹ của nền kinh tế Nó là một công cụ điều hành quan trọng giúp Ban Giám Đốc quản lý sử dụng vốn hợp lý,đảm bảo vốn thanh toán an toàn, hiệu quả Nhận thức được tầm quan trọng đóNgân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh quận 3, Thành phố HồChí Minh luôn chú trọng đến công tác huy động vốn.

B ẢNG 2.1 Tình hình nguồn vốn ĐV: triệu đồng

Vay TCTD và vay NHTW

(Nguồn: Theo bảng cân đối kế toán năm 2019 - 2021 Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh)

Từ bảng trên cho thấy tôc độ tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng ngày càng cao, năm 2019 tổng vốn của ngân hàng đạt 634,220 tỷ đồng; Năm 2020 tổng vốn của công ty đạt 1023,410 tỷ đồng, tăng 61,37% so với năm 2019; năm 2021 tổng vốn của công ty đạt 1516,350 tỷ đồng, tăng 48,17% so với năm 2020.

Tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi khá mạnh Năm 2019 tiền gửi của ngân hàng đạt 392,720 tỷ động; năm 2020 tiền gửi ngân hàng đạt 573,740 tỷ đồng, tăng 46,09% so với năm 2019; năm 2021 tiền gửi đạt 852,306 tỷ đồng tăng 48,55% so với năm 2020 Đây là nguồn vốn rất lợi thế nó đóng vai trò là một nguồn vốn đối ứng ổn định, chi phí trả lãi thấp Ngân hàng áp dụng lãi suất huy động tương đối cao, áp dụng lãi suất thực dương với nhiều mức lãi suất tương ứng với các kì hạn tiền gửi khác nhau đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.

Tiền phát hành GTCG của ngân hàng chiểm tỷ trọng không cao trong tổng vốn của công ty Năm 2019 đạt 41,290 tỷ đồng; năm 2020 tiền phát hành GTCG có xu hướng giảm khi chỉ đạt 39,560 tỷ đồn, giảm 4,19% so với năm 2019; năm 2021 tiền phát hành GTCG có xu hướng tăng khi đạt tới 45,330 tỷ đồng, tăng 14,59% so với năm 2020.

Nguồn vốn từ vay TCTD và vay NHTW chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn năm 2019 nguồn vốn từ Vay TCTD và vay NHTW đạt 200,210 tỷ đồng; năm 2020 tăng lên 410,110 tỷ đồng, tăng 104,85% so với năm 2019; năm 2021 vay TCTD và vay NHTW tăng mạnh và đạt 618,714 tỷ đông, tăng 50,87% so với năm 2020.

Những thành quả đạt được đó còn phải kể đến chính sách khách hàng của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh quận 3 mang lại cho khách hàng những dịch vụ uy tín tiện ích, phục vụ khách hàng chu đáo, nhanh chóng Với mục tiêu hàng đầu là không ngừng tăng trưởng nguồn tiền gửi hàng năm.

2.1.3.2 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, hoạt động trong lĩnh vực nào thì yếu tố lợi nhuận thường được quan tâm trước tiên Nó phản ánh chúng ta có được sau một khoảng thời gian lao động - phần bù trừ giữa thu vào và chi ra tức là lãi hoặc lỗ Và việc thể hiện các khoản mục nêu trên được thực hiện thông qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Ta có bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh qua 3 năm như sau:

Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong

– Chi nhánh quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

-Thu lãi điều chuyển vốn 45,3 60,21 66,2

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn

Biểu đồ 2.1 So sánh kết quả kinh doanh qua các năm

Nhìn vào bảng 2.5, biểu đồ 2.1 so sánh trên ta thấy kết quả kinh doanh qua

MỘT SỐ GIẢI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Mở rộng mạng lưới để gia tăng độ phủ thương hiệu và khả năng tiếp cận khách hàng

Mạng lưới giao dịch rộng lớn đã giúp Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong tiếp cận được nhiều đối tượng, nhiều phân khúc khách hàng ở những vùng miền khác nhau trên cả nước, đặc biệt là bộ phận người dân sinh sống ở vùng nông thôn, những người không có cơ hội tiếp cận hoặc tiếp cận rất ít với dịch vụ tài chính ngân hàng, mang lại tiềm năng và lợi thế bán lẻ rất lớn cho Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong. Với lợi thế này, Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong đã thu hút được lượng lớn nguồn tiền gửi dài hạn, ổn định, phần lớn là từ các khách hàng cá nhân nhỏ lẻ, đưa cơ cấu tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng trên 70% huy động vốn, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng Bên cạnh đó, mạng lưới giao dịch lớn cũng là lợi thế để Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong triển khai hiệu quả các hoạt động dịch vụ của ngân hàng như:

(i) Chi trả bảo hiểm xã hội cho các đối tượng được hưởng chế độ hưu trí trên toàn quốc thông qua hệ thống các điểm giao dịch đặt tại trung tâm địa bàn cấp huyện;

(ii) Triển khai dịch vụ bảo hiểm - một trong những hoạt động đang mang lại nguồn thu lớn nhất trong tổng thu dịch vụ của các ngân hàng thương mại hiện nay;

(iii) Phát triển các dịch vụ thu hộ, chi hộ tiền điện, tiền nước, truyền hình… Đồng thời, thông qua tiếp cận và phát triển các khách hàng khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong đã mang đến các kênh cung ứng vốn tín dụng chính thức để người dân tiếp cận với các dịch vụ tài chính lành mạnh; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ mang dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng đến với khu vực vùng sâu, vùng xa, góp phần tích cực vào việc cải thiện đời sống kinh tế, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, chung tay đẩy lùi “tín dụng đen”.

Thế mạnh về mạng lưới giao dịch ở các vùng nông thôn

Thực tế hiện nay, các điểm giao dịch ngân hàng tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, nơi có mật độ dân cư đông đúc với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và các dịch vụ công nghệ hiện đại Đối lập với đó, tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các điểm giao dịch ngân hàng còn thưa thớt Các ngân hàng khá e dè mở mới điểm giao dịch tại những địa bàn này bởi lẽ chi phí mở mới lớn và chủ yếu là khách hàng nhỏ lẻ nên thời gian thu hồi vốn chậm hơn các điểm giao dịch ở khu vực thành phố Sự mất cân đối đó đã tạo ra một khoảng trống lớn tại các khu vực nông thôn nơi mà người dân cũng rất cần vốn nhưng khó khăn trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng.

Hướng đến mục tiêu mang sản phẩm dịch vụ và công nghệ ngân hàng đến với mọi người dân trên cả nước và đẩy mạnh khai thác ở khu vực có mức độ cạnh tranh thấp, Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong đã tập trung mở rộng mạng lưới tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa trên cơ sở nâng cấp các phòng giao dịch tại các huyện thành các phòng giao dịch ngân hàng Chi phí nâng cấp từ các phòng giao dịch có sẵn rẻ hơn rất nhiều, chỉ bằng 1/5 chi phí so với việc mở mới các điểm giao dịch - đây là lợi thế riêng có của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong mà không một ngân hàng thương mại nào có được Các điểm giao dịch của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, nhân sự tinh giản để phù hợp với đặc thù địa bàn nhưng vẫn hoạt động như một điểm giao dịch thông thường với đầy đủ cơ sở vật chất, công nghệ, cung cấp đầy đủ sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, vừa giúp ngân hàng tiết giảm chi phí vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả Trên thực tế rất nhiều phòng giao dịch của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong đã có lãi chỉ sau hơn 12 tháng hoạt động. Đón đầu xu hướng, thế mạnh mạng lưới là cơ sở để phát triển ngân hàng số Trong các năm gần đây, dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng, tỷ lệ người dân chuyển sang dùng điện thoại thông minh cao nhất Đông Nam Á Tuy nhiên với đặc thù là 65% dân số sống ở vùng nông thôn, trình độ tiếp cận cũng như kiến thức sử dụng các dịch vụ số của người dân cần có thời gian để được hướng dẫn, đào tạo sử dụng, đặc biệt là trong bối cảnh các sản phẩm số hóa chưa thực sự thân thiện, thuận tiện với người dùng, việc này sẽ tạo độ trễ nhất định trong việc phổ cập và phát triển sâu rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số.

Nắm bắt được cơ hội, thách thức này Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong lựa chọn chiến lược đón đầu xu thế, vừa phát triển mạng lưới vật lý vừa chú trọng phát triển ngân hàng số Thông qua mạng lưới các điểm giao dịch nằm tại tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện trên cả nước, Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong thực hiện hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ trực tiếp cho khách hàng, tăng khả năng tiếp cận người dân trong việc sử dụng các sản phẩm công nghệ số một cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

3.2.1 Nâng cao hiệu quả của chính sách cho vay

Chính sách cho vay là văn bản ở cấp độ cao nhất trong hoạt động cho vay, trong đó quy định tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động cho vay từ đối tượng khách hàng, phương pháp thẩm định, cách thức kiểm tra, giám sát, cho đến giới hạn rủi ro trong hoạt động cho vay Chính vì vậy, chính sách cho vay được coi như là kim chỉ nam định hướng các mục tiêu cơ bản trong hoạt động cho vay Dựa trên những nguyên tắc đã được nghiên cứu kỹ càng, một chính s ách hợp lý và hiệu quả sẽ giúp cho hoạt động cho vay phát triển theo hướng an toàn, hạn chế được nhiều nhất rủi ro có thể xảy ra.

Với ý nghĩa quan trọng đó, hệ thống chính sách CVTD của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh cần phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện tại và dễ áp dụng Đối với một số nguyên tắc đã cũ, không tương thích với những biến động thực tiễn của nghiệp vụ và các quy định, cần phải được sửa đổi, bổ sung Sự thay đổi này được thực hiện trên dựa trên nguyên tắc đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro,giữa khả năng tăng trưởng và sự an toàn cho ngân hàng Tuy nhiên, việc điều chỉnh, bổ sung thường ban hành chậm hơn so với sự thay đổi của nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường Vì vậy, định kỳ, bộ phận chính sách cần lấy ý kiến tham khảo từ các bộ phận hoạt động trực tiếp để có những điều chỉnh thích hợp trong chính sách sao cho sát với thực tế và phù hợp với yêu cầu phục vụ khách hàng Bên cạnh đó, chi nhánh cần thực hiện ban hành một quy chế mới duy nhất và hủy bỏ các quy định sửa đổi, bổ sung đi kèm để việc thực hiện được thống nhất, tránh những lỗi không tuân thủ do chưa cập nhật văn bản, dẫn đến những rủi ro trong hoạt động cho vay Hệ thống hướng dẫn thực hiện các tác nghiệp đối với một sản phẩm cho vay cần chi tiết hơn, cụ thể hơn để làm cơ sở đánh giá, sửa đổi các sản phẩm cũng như quy trình cho vay trong quá trình thực hiện, tạo điều kiện nghiên cứu, phát triển thêm các sản phẩm mới.

Ngoài ra, để đảm bảo chính sách được phổ biến rộng rãi, tuân thủ nghiêm túc, chi nhánh cần nâng cao việc tìm hiểu và nắm chắc các nội dung trong chính sách cho vay của CBTD và lãnh đạo các bộ phận liên quan đến nghiệp vụ bằng những bài kiểm tra kiến thức định kỳ.

3.2.2 Tăng cường tính хấu CVTDác thực trong công tác thẩm định, đánh giá tài sản đảm bảo

Hiện nay, hệ thống thông tin về khách hàng còn một vài hạn chế và chưa đủ độ tin cậy cao dẫn đến việc đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng chưa hiệu quả Vì vậy, TSĐB được xem là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro quan trọng trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ những khoản vay.

CVTD của Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là các khoản cho vay trung hạn có độ rủi ro cao vì giá trị lớn và thời gian vay vốn kéo dài lại do tình hình thu nhập của khách hàng trong dài hạn có nhiều rủi ro cho nên TSĐB càng đóng vai trò quan trọng hơn Kết quả từ đánh giá TSĐB còn được lấy làm cơ sở cho các quyết định về mức cho vay, lãi suất, thời hạn của khoản vay tiêu dùng Do đó, đây là một công đoạn tối quan trọng trong quá trình CVTD, yêu cầu độ chính xác, xác thực cao, ảnh hưởng trực tiếp đến những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải.

Tuy nhiên, thực tế xử lý TSĐB thời gian qua tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua cho thấy việc xử lý tài sản thu hồi nợ không phải dễ dàng Ngoài các thủ tục pháp luật về việc phát mại kéo dài, tình trạng hồ sơ pháp lý của tài sản không đầy đủ, không đảm bảo tính pháp lý,giá trị định giá không chính xác, có thể dẫn đến không thu hồi đủ nợ vay, gây tổn thất cho Chi nhánh Điều này cũng phản ánh phần nào trình độ thẩm định TSĐB của một số cán bộ còn hạn chế Không những vậy, do tình hình giá cả thị trường không ổn định nên việc đánh giá TSĐB cũng trở nên khó khăn hơn.

Vì vậy, chi nhánh cần tách bạch bộ phận thẩm định hồ sơ khách hàng vay vốn với thẩm định TSĐB Chi nhánh cần xây dựng một bộ phận định giá TSĐB chuyên nghiệp với các nhân viên được đào tạo cẩn thận, có khả năng nắm vững các kiến thức pháp luật về sở hữu tài sản, các luật pháp có liên quan và phương pháp định giá tài sản để đảm bảo tính khách quan và chuẩn xác trong định giá Hơn nữa, Chi nhánh cũng như các cán bộ thẩm định phải có sự cập nhật thường xuyên các thông tin về kinh tế, kỹ thuật, dự báo phát triển của các ngành, giá cả thị trường, để phục vụ cho công tác thẩm định.

3.2.3 Tăng cường giám sát công tác hoạt động sau cho vay

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát được thực hiện sau khi vốn vay tiêu dùng được giải ngân cho khách hàng hết sức quan trọng Một mặt, nó giúp ngân hàng phát hiện kịp thời những khoản vay sử dụng sai mục đích vay vốn Từ đó, thực hiện các biện pháp kiểm soát và điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng, thậm chí có thể ngừng cung cấp dịch vụ và khởi kiện đòi lại vốn vay nếu nghiêm trọng, đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng Mặt khác, hoạt động này còn giúp ngân hàng xác định được việc các CBTD có tuân thủ nghiêm túc quy trình cho vay của khách hàng hay không.

Bởi vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi CVTD cần được tiến hành thường xuyên để nắm bắt được hành vi của khách hàng, đảm bảo đồng vốn sẽ được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả Việc giám sát thông qua xem xét các báo cáo cùng một số hóa đơn có liên quan sẽ rất khó phát hiện kịp thời các biến động xảy ra trong tình hình tài chính của khách hàng, đặc biệt là tính trung thực của các thông tin mà khách hàng nộp Do đó, hoạt động giám sát khoản vay tiêu dùng trung và dài hạn cần được đẩy mạnh thực hiện như sau:

Tổ chức quá trình kiểm soát cẩn thận, nghiêm túc để đảm bảo tính khách quan, chính xác trong việc đánh giá tất cả những đặc tính quan trọng nhất của khoản vay. Đánh giá quá trình thanh toán của khách hàng để đảm bảo khách hàng không vi phạm kế hoạch thanh toán, đảm bảo khả năng chi trả ổn định.

Tiến hành heo dõi định kỳ chất lượng và tình hình của TSĐB để đảm bảo nguồn thu nợ nếu khách hàng mất năng lực trả nợ.

Xem xét đầy đủ khía cạnh pháp lý của hợp đồng CVTD để đảm bảo Chi nhánh có quyền hợp pháp sở hữu một phần hay toàn bộ giá trị TSĐB của khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ.

Thường xuyên đánh giá sự thay đổi trong tình hình tài chính của khách hàng, tăng cường công tác kiểm tra thực tế bên cạnh việc đối chiếu giấy tờ, báo cáo.

Tiến hành kiểm soát, theo dõi thường xuyên hơn với các khoản vay có vấn đề vì giá trị khoản vay tương đối lớn, rủi ro tiềm ẩn trong những khoản vay này có thể gây hậu quả nghiêm trọng, làm tổn thất đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận tín dụng, bộ phận quan hệ khách hàng và quản trị rủi ro để có thể kiểm tra sự biến động thực tế các nguồn thu nhập, nắm bắt tình hình khách hàng kịp thời, việc cập nhật, bổ sung thông tin diễn ra nhanh chóng, gia tăng tính chính xác trong theo dõi, đánh giá thông tin, Tất cả những hoạt động này phải được tiến hành thường xuyên dựa trên các quy định, quy chế cho vay của Chi nhánh và được báo cáo kịp thời với cấp lãnh đạo để có biện pháp xử lý trong trường hợp phát sinh rủi ro.

3.2.4 Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát nội bộ

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát cần được đổi mới về nội dung và phương pháp kiểm tra nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong bối cảnh hội nhập đầy biến động Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng được mở rộng trong đó nghiệp vụ cho vay vô cùng đa dạng, phong phú với các loại hình cho vay mới và phức tạp Do đó, phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để có thể ngăn ngừa những tổn thất do các rủi ro xảy ra trong quá trình CVTD. Để đạt được điều đó, bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải đủ mạnh về số lượng và chất lượng để có thể bao quát hết được tất cả các khoản vay tiêu dùng Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để công tác giám sát nội bộ đủ mạnh, cần quan tâm tới các vấn đề sau:

Số lượng cán bộ kiểm tra cần được bố trí đầy đủ bảo đảm an toàn cho quy mô hoạt động của Chi nhánh ngày càng mở rộng.

Nâng cao chất lượng, trình độ cán bộ giám sát thông qua việc xây dựng các tiêu chuẩn cho nhóm cán bộ này.

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi - 1279 Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Nhtm Cp Tiên Phong Chi Nhánh Quận 3 Tp Hcm 2023.Docx
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi (Trang 31)
Bảng 2.3. Tình hình doanh số hoạt động cho vay tiêu dùng giai đoạn năm - 1279 Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Nhtm Cp Tiên Phong Chi Nhánh Quận 3 Tp Hcm 2023.Docx
Bảng 2.3. Tình hình doanh số hoạt động cho vay tiêu dùng giai đoạn năm (Trang 36)
Bảng 2.4. Tình hình doanh số thu hồi nợ hoạt động cho vay tiêu dùng giai đoạn - 1279 Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Nhtm Cp Tiên Phong Chi Nhánh Quận 3 Tp Hcm 2023.Docx
Bảng 2.4. Tình hình doanh số thu hồi nợ hoạt động cho vay tiêu dùng giai đoạn (Trang 38)
Bảng 2.5. Tình hình dư nợ hoạt động cho vay tiêu dùng giai đoạn năm - 1279 Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Nhtm Cp Tiên Phong Chi Nhánh Quận 3 Tp Hcm 2023.Docx
Bảng 2.5. Tình hình dư nợ hoạt động cho vay tiêu dùng giai đoạn năm (Trang 39)
Bảng 2.6. Tình hình dư nợ hoạt động cho vay tiêu dùng phân loại theo mục - 1279 Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Nhtm Cp Tiên Phong Chi Nhánh Quận 3 Tp Hcm 2023.Docx
Bảng 2.6. Tình hình dư nợ hoạt động cho vay tiêu dùng phân loại theo mục (Trang 41)
Bảng 2.8. Tình hình dư nợ hoạt động cho vay tiêu dùng phân loại theo phương - 1279 Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Nhtm Cp Tiên Phong Chi Nhánh Quận 3 Tp Hcm 2023.Docx
Bảng 2.8. Tình hình dư nợ hoạt động cho vay tiêu dùng phân loại theo phương (Trang 46)
Bảng 2.9. Tình hình dư nợ hoạt động cho vay tiêu dùng phân loại theo loại tiền - 1279 Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Nhtm Cp Tiên Phong Chi Nhánh Quận 3 Tp Hcm 2023.Docx
Bảng 2.9. Tình hình dư nợ hoạt động cho vay tiêu dùng phân loại theo loại tiền (Trang 47)
Bảng 2.10. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu CVTD giai đoạn năm 2019 – 2021 - 1279 Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Nhtm Cp Tiên Phong Chi Nhánh Quận 3 Tp Hcm 2023.Docx
Bảng 2.10. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu CVTD giai đoạn năm 2019 – 2021 (Trang 48)
Bảng 2.12. Tình hình thu lãi hoạt động cho vay tiêu dùng giai đoạn 2019 – 2021 - 1279 Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Nhtm Cp Tiên Phong Chi Nhánh Quận 3 Tp Hcm 2023.Docx
Bảng 2.12. Tình hình thu lãi hoạt động cho vay tiêu dùng giai đoạn 2019 – 2021 (Trang 53)
Bảng 2.13. Tỷ lệ trích lập DPRR tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên - 1279 Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Nhtm Cp Tiên Phong Chi Nhánh Quận 3 Tp Hcm 2023.Docx
Bảng 2.13. Tỷ lệ trích lập DPRR tại Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên (Trang 55)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w