TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ TRÚC THẢO TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦ[.]
GIỚI THIỆU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra năm 2008 đã làm nổi dậy các tranh cãi cũng như chứng minh rất nhiều vấn đề liên quan đến nền kinh tế đất nước, trong đó có những quy định trước về an toàn hệ thống tài chính liên quan đến sự ổn định của các ngân hàng – phải thừa nhận rằng các quy định về quản lý hệ thống tài chính hầu hết đã quá tập trung vào rủi ro của từng tổ chức tín dụng (TCTD) cụ thể thay vì là toàn bộ hệ thống tài chính (Freixas và cộng sự, 2016) Tuy nhiên cuộc khủng hoảng cũng đã chứng minh một cú sốc không đáng kể xảy ra từ một tổ chức tài chính có thể gây nên những hậu quả khôn lường cho toàn bộ hệ thống tài chính của một quốc gia (Bernabe Jr,
2012) Đối với Việt Nam, hiện đang là một nền kinh tế quy mô nhỏ đang trên đà tham gia sâu và rộng vào hệ thống kinh tế thế giới, nên sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng Vì thế để phát triển hệ thống kinh tế Việt Nam bền vững thì yêu cầu hoạt động ngân hàng thương mại (NHTM) cũng phải có sự ổn định, cho nên việc ổn định của một tổ chức tài chính là đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam (Jokipii & Monnin, 2013)
Trải qua đại dịch Covid – 19 vừa qua và đứng trước rủi ro đại dịch sẽ quay trở lại bất cứ lúc nào thì Chính phủ Việt Nam lại càng quan tâm và chú trọng hơn trong công tác quản lý sự ổn định hoạt động của ngân hàng Để kiểm soát các rủi ro có thể phá hủy sự ổn định của các NHTM khi các TCTD nói chung và NHTM nói riêng có thể bị cuốn vào vòng xoáy tăng trưởng tín dụng và bong bóng tài sản, thì Chính phủ và Ngân hàng nhà nước (NHNN) đang rất quan tâm đến chính sách tiền tệ (CSTT) Bởi vai trò của chính sách tiền tệ đối với tăng trưởng kinh tế và ổn định của NHTM, phòng ngừa rủi ro hệ thống trong ngành ngân hàng sẽ phụ thuộc vào việc xây dựng và điều hành các công cụ chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương (Alavinasab, 2016).
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, chính sách tiền tệ càng có vai trò quan trọng hơn vì nó tác động trực tiếp đến luồng vốn chu chuyển của các quốc gia, từ
2 đó tác động nhất định đến tăng trưởng kinh tế Chính vì vậy, việc nắm bắt những tác động của chính sách tiền tệ tới tăng trưởng kinh tế nhằm ổn định hệ thống NHTM có ý nghĩa thiết thực Theo Luật NHNN năm 2010, NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ Hoạt động của NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đứng trước cơ sở này, NHNN đã lập thêm vụ ổn định tài chính với chức năng tham mưu, giúp Thống đốc xây dựng chính sách tiền tệ Quốc gia và sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo quy định của pháp luật, đồng thời có thêm cơ sở trong hoạt động đánh giá, phân tích thực thi chính sách an toàn vĩ mô cũng như các biện pháp phòng ngừa rủi ro của hệ thống tài chính, cùng hướng tới mục đích mang lại sự ổn định cho các NHTM tại Việt Nam.
Nghiên cứu liên quan về tác động của CSTT đến tăng trưởng kinh tế, đa số các nghiên cứu tập trung phân tích (i) CSTT tác động nhất định đến các biến lãi suất, đầu tư, GDP thực, hay tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, ổn định giá cả, chỉ số thị trường chứng khoỏn, lạm phỏt,… như nghiờn cứu của Kửhler (2015), Hà and Hướng (2016), R.-I Diaconu and Oanea (2014), (Roger, 2006), (Mishkin, 2004), Sean, M (2019), Nwoko (2016), Kamaan, C K., & Nyamongo, E M (2014), (Srithilat, 2017), Twinoburyo (2018); (ii) CSTT tác động tới hoạt động của các ngân hàng như nghiên cứu của PQ Hà (2011), Nguyen Thanh, Huong Vu, and Thu Le (2017), Kandrac (2012).
Về các nghiên cứu của CSTT tác động đến hoạt động ổn định của ngân hàng trước và sau khi Covid – 19 bùng nổ, một số nghiên cứu đã nghiên cứu về tác động của chính sách này đến rủi ro ngân hàng như Giang, C T N (2021), Paligorova and Santos
(2017), Thảo, N T., Thanh, N Đ., Thảo, N T P., Tâm, N M., & Quyên, L T T.
(2022), X Laeven, and Valencia (2010), Moraes and de Mendonỗa (2019), Altunbas et al (2010a), Chen et al (2017).
Tóm lại các nghiên cứu đã chỉ ra sự tác động đáng kể của CSTT lên sự ổn định của các NHTM, các nghiên cứu đi sâu vào sự bất ổn, rủi ro của ngân hàng như nghiên cứu của Ngalawa et al (2016), Goetz (2018), Dwumfour (2017), Čihák and Hesse
(2010), Mishkin (1996), Trung and Chung (2018),… Tuy nhiên đa số các nghiên cứu tập trung phần lớn nghiên cứu ở các quốc gia nước ngoài, đặc biệt là Châu Âu và có rất ít các nghiên cứu được tiến hành thực hiện tại Việt Nam, nhất là các NHTM tại Việt Nam Đối với Việt Nam những năm gần ổn định tài chính trong kinh tế vĩ mô và ổn định ngân hàng được Chính phủ ngày càng chú trọng hơn 1 , dẫn đến những thay đổi trong chính sách tiền tệ để phù hợp hơn nhằm duy trì sự ổn định Những thay đổi này đã buộc hầu hết các ngân hàng thương mại phải chuyển các tác động sang khách hàng của họ Việc chuyển những thay đổi này sang khách hàng có thể có ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của các ngân hàng.
Vì vậy nghiên cứu ‘’Tác động của chính sách tiền tệ đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam’’ là cần thiết, vì nghiên cứu này sẽ (i) bổ sung các khoảng trống của các nghiên cứu trước về chính sách tiền tệ tác động đến ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam, (ii) bổ sung thêm các yếu tố tác động đến ổn định tài chính các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, góp phần nào đóng góp thêm bằng chứng cho các chuyên gia quản trị hệ thống kinh tế, ngân hàng Từ đó có thể đưa ra những phương án, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách tiền tệ,giúp các NHTM Việt Nam ổn định hơn, phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của khóa luận tốt nghiệp là đánh giá tác động của chính sách tiền tệ đến sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam, để từ đó đề xuất được một số hàm ý chính sách liên quan nhằm gia tăng ổn định tài chính cho các NHTM Việt Nam trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu tổng quát như trên, đề tài sẽ thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:
1 Tìm ra mô hình nghiên cứu về tác động của CSTT đến ổn định tài chính của
4 các NHTM tại Việt Nam.
2 Phân tích được chiều hướng và mức độ tác động của CSTT đến sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam
3 Đề xuất một số hàm ý chính sách trong thực thi CSTT cũng như các hàm ý chính sách liên quan nhằm gia tăng ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài trả lời các câu hỏi nghiên cứu gồm:
Một là, mô hình nào được sử dụng để phân tích tác động của CSTT đến ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam?
Hai là, chiều hướng và mức độ tác động của CSTT đến sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam như thế nào?
Ba là, cần đề xuất một số hàm ý chính sách nào trong thực thi CSTT nhằm cải thiện ổn định tài chính của các NTHM tại Việt Nam?
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là ổn định tài chính NHTM, CSTT, tác động của CSTT đến sự ổn định của các NTHM tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Ở Việt Nam có rất nhiều loại hình ngân hàng hoạt động khác nhau, nếu để xét về sự ổn định của toàn hệ thống ngành ngân hàng là điều rất khó khăn và khó để tổng quan hết, vì vậy, bài lấy phạm vi nghiên cứu trong nhóm các NHTM cổ phần để phân tích và đánh giá sự ổn định ngân hàng.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn từ 2008-
2021 Lý do tác giả sử dụng giai đoạn này để lấy dữ liệu nghiên cứu, vì đây là giai đoạn có nhiều sự thay đổi trong nền kinh tế, cũng như NHNN thực hiện nhiều dự án tái cơ cấu hệ thống TCTD Vì vậy giai đoạn này sẽ giúp bài nghiên cứu có cái nhìn tổng quan hơn về tác động của CSTT đến sự ổn định của NHTM Việt Nam.
Phạm vi dữ liệu nghiên cứu: Bài nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của CSTT
5 đến sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam, nên dữ liệu được thu thập từ 22 NHTM đang hoạt động trên thị trường ngân hàng Việt Nam, từ năm 2008 đến 2021 Dữ liệu nghiên cứu: Hầu hết số liệu được lấy từ Báo cáo tài chính đã kiểm toán của các ngân hàng thương mại Việt Nam Về dữ liệu vĩ mô là GDP và CPI được tham khảo lấy từ website của WordBank, dữ liệu M 2 lấy từ website của ADB (Ngân hàng phát triểnChâu Á).
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để có thể xem xét, phân tích về tác động của CSTT đến ổn định NHTM Việt Nam, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính kết hợp định lượng để tiến hành nghiên cứu.
Cụ thể phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng thực hiện bằng cách khảo lược, tổng hợp dữ liệu, phân tích các nghiên cứu trước để có thể làm cơ sở đánh giá thực trạng tài chính của các NHTM tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng (panel data) được tiến hành nhằm đo lường mức độ và chiều hướng tác động của chính sách tiền tệ lên sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam Khi mô hình bắt đầu sử dụng phương pháp OLS, FEM và REM, có thể sẽ có những khuyết tật như phương sai sai số thay đổi, tự tượng quan, hiện tượng nội sinh Để khắc phục nhiều vấn đề trong hồi quy, bài sẽ đồng thời kết hợp phương pháp moment tổng quát (Generalized) method of moments – GMM) để xử lý do dữ liệu được sử dụng nghiên cứu là dữ liệu bảng động Phương pháp GMM sẽ phù hợp hơn vì chúng có thể khắc phục nhiều vấn đề trong hồi quy như tự tương quan, phương sai thay đổi, hiện tượng nội sinh (Jacheka, 2016), hơn là sử dụng phương pháp OLS, FEM và REM Trong nghiên cứu của (Nickell, 1981), cũng đưa ra kết luận trong các mô hình dữ liệu bảng động tuyến tính, khi T (thời gian) nhỏ thì các phương pháp ước lượng tác động cố địnhFEM hoặc REM sẽ ít phù hợp hơn.
ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU
Vì nghiên cứu được thực hiện trên khoảng thời gian cập nhật gần nhất (từ 2008-
2021), nên kết quả nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm những bằng chứng sát nhất về tác động của CSTT đến sự ổn định của các NHTM tại Việt Nam Từ kết quả bài nghiên cứu sẽ giúp phần nào cho các NHTM hiểu rõ về các chính sách mà NHNN áp dụng thực thi. Đồng thời giúp các nhà quản trị có thêm những bằng chứng về những tác động của chính sách tiền tệ, từ đó đưa ra các phương án, lộ trình hiệu quả, chất lượng hơn nhằm ổn định ngân hàng trong tương lai.
CẤU TRÚC BÀI NGHIÊN CỨU
Chương 1: Giới thiệu Nội dung chương 1 trình bày về lý do chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp, dữu liệu nghiên cứu, các đóng góp của nghiên cứu và cấu trúc bài luận án, từ đó làm nền móng cho các chương tiếp theo.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước Ở chương này sẽ tập trung phân tích tổng quan về chính sách tiền tệ, ổn định tài chính của các NHTM. Bên cạnh đó khảo lược các nghiên cứu trước để tìm ra khe hở nghiên cứu, từ định hướng nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hơn cho nghiên cứu lần này.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trình bày cụ thể về phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng cho bài luận án, đưa ra mô hình nghiên cứu và mô tả chi tiết các biến trong mô hình Đồng thời đưa ra một số giả thuyết của luận án và nêu rõ cách thức thu thập dữ liệu của bài.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu Trong chương 4, bài luận án sẽ thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu, trình bày bằng chứng thực nghiệp và tập trung phân tích tác động của CSTT đến ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2021.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách Dựa trên phần kết quả của chương 4, ở chương 5 sẽ đưa ra kết luận và đưa ra một số hàm ý chính sách phù hợp, bên cạnh đó nêu ra điểm hạn chế của bài luận, đưa ra hướng nghiêm cứu tiếp theo.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
2.1.1 Khái niệm chính sách tiền tệ
Theo Fed - Cục dự trữ liên bang Mỹ có quan niệm CSTT là các hoạt động thực hiện bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ để tác động tới mức độ sẵn có và chi phí của tiền và tín dụng nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế của quốc gia (Labonte và Makinen, 2008) Cục dự trữ liên bang thực hiện CSTT bằng cách quản lý mức lãi suất ngắn hạn, các hành động can thiệp vào tính sẵn có và chi phí tín dụng trong nền kinh tế. CSTT gián tiếp ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, sự giàu có, và tỷ giá hối đoái Và chúng ảnh hưởng trực tiếp tới lãi suất Thông qua các kênh này, CSTT ảnh hưởng đến chi tiêu, đầu tư, sản xuất, việc làm và lạm phát ở Hoa Kỳ.
Theo Mishkin (2012) cho rằng CSTT là một công cụ tài chính vĩ mô do NHNN thực hiện để quản lý cung tiền, điều tiết lượng tiền trong lưu thông nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như duy trì tỷ giá, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế, đạt mức toàn dụng lao động và các mục tiêu khác.
CSTT quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra I Như vậy, CSTT là một chính sách kinh tế vĩ mô được thực hiện bởi NHNN thông qua việc sử dụng hệ thống các công cụ để tác động tới lượng tiền lưu thông (hoặc lãi suất) trong nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra của quốc gia như kìm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho dân,
2.1.2 Mục tiêu chính sách tiền tệ
Mục tiêu của CSTT tập trung vào 3 mục tiêu gồm: mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng Trong đó mục tiêu quan trọng nhất là mục tiêu cuối cùng và để đạt được điều này, NHNN thường sử dụng mục tiêu hoạt động và trung gian
I Truy cập lại website: https://www.sbv.gov.vn để làm bàn đạp nhằm hỗ trợ đạt được mục tiêu cuối cùng.
Khi thực thi điều hành CSTT, NHNN luôn muốn đạt được mục tiêu cuối cùng để mang lại hiệu quả nhất Theo Miskin (2010), để đạt được hiệu quả thì CSTT phải đạt được 6 mục tiêu sau: Ổn định giá cả thị trường
Việc ổn định giá trong kinh tế vĩ mô sẽ loại bỏ được biến động giá giúp Nhà nước hoạch định hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế Giá cả ổn định sẽ tạo ra môi trường đầu tư ổn định, an toàn, việc này hấp dẫn các nhà đầu tư giúp thu hút thêm nguồn vốn vào nền kinh tế, tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng và phát triển Theo Mishkin
(2012), một mức lạm phát thấp và ổn định sẽ tạo môi trường đầu tư ổn định, thúc đẩy nhu cầu đầu tư và đảm bảo phân bổ nguồn lực xã hội một cách trơn tru và hiệu quả.
Mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tiền tệ là tăng trưởng kinh tế Dựa vào sự điều chỉnh khối lượng cung tiền cho nền kinh tế, chính sách này tác động đến lãi suất và tổng cầu Từ đó giúp gia tăng đầu tư, tăng sản lượng chung, tăng GDP, đây là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng kinh tế Như quan điểm của Madura (2014) cho rằng tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng trong thực thi CSTT bởi tăng trưởng kinh tế cao sẽ là nền móng tạo nên một nền kinh tế thuận lợi hơn, tác động làm tăng nhu cầu lao động.
Giảm tỷ lệ thất nghiệp
Khi thực thi chính sách tiền tệ tác động tăng cung tiền giúp mở rộng quy mô nền kinh tế, các doanh nghiệp tăng cường sản xuất sẽ cần nhiều nhân công hơn, từ đó tạo ra nhiều việc làm cho người dân, tỷ lệ thất nghiệp giảm Tuy nhiên, việc tăng cung tiền đi kèm với chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định Như vậy, NHNN phải vận dụng kết hợp hiệu quả các công cụ tiền tệ để kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá mức cho phép, đồng thời đưa nền kinh tế ổn định và tăng trưởng, khống chế tỷ lệ lạm phát ở mức cho phép. Ổn định thị trường tài chính Ổn định thị trường tài chính là một phần không thể thiếu trong nhiệm vụ của một NHTW hiện đại (Cecchetti và ctg, 2015) Bởi đây là nơi tạo ra nguồn vốn giúp nền kinh tế phát triển, góp phần quan trọng trong việc điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, nhằm tối đa hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế Bên cạnh đó việc ổn định thị trường tài chính còn giúp các NHNN tránh được các cuộc khủng hoảng tài chính làm tác động tiêu cực cho nền kinh tế, giảm thiểu rủi ro hệ thống. Ổn định lãi suất
Theo Keynes thì lãi suất là giá cả của vốn vay, khi lãi suất biến động mạnh sẽ gây ra tính không chắc chắn trong nền kinh tế Bởi chính lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiết đến các quyết định chi tiêu, tiêu dùng, đầu tư của người dân, doanh nghiệp Nếu lãi nằm ở mức biến động cao, sẽ làm tăng phần bù rủi ro, làm giảm hiệu quả hoạt động đầu tư, giảm hiệu quả nền kinh tế Và ngược lại, lãi suất giảm sẽ kích thích người dân vay mượn, đầu tư, tiêu dùng hơn (Cecchetti et al., 2006) Do đó, Ổn định lãi suất là điều mong muốn không chỉ của NHNN mà còn là mong muốn của Chính phủ các quốc gia khi thực thi CSTT nhằm hướng tới mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô. Ổn định thị trường ngoại hối:
Trong bối cảnh các quốc gia ngày càng hội nhập nền kinh tế thế giới, các luồng hàng và tiền vốn được chuyển đổi qua lại giữa đồng nội tệ và ngoại tệ Nên tỷ giá hối đoái đang ngày càng khẳng định được sức ảnh hưởng mạnh mẽ của mình đối với nền kinh tế Việc tỷ giá hối đoái biến động thất thường đều không có lợi Do đó nhiệm vụ của ngân hàng trung ương là sử dụng những công cụ của chính sách tiền tệ để can thiệp giữ cho tỷ giá hối đoái không tăng cũng không giảm quá đáng, làm dịu bớt những tình trạng bất ổn định của nền kinh tế trong nước Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, NHNN sẽ ưu tiên lựa chọn mục tiêu nào cho phù hợp nhằm hướng tới mục tiêu duy trì tỷ lệ lạm phát ổn định, tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho phát triển kinh tế.
6 mục tiêu của CSTT nêu trên, sẽ tùy thuộc vào từng diễn biến của nền kinh tế mà
NHNN sẽ chọn ra các mục tiêu phù hợp cho từng giai đoạn Trên thực tế, xét về dài hạn đa số NHNN sẽ ưu tiên theo đuổi mục tiêu giữ lạm phát ở mức ổn định, xây dựng môi trường vĩ mô thuận lợi nhằm tăng trưởng kinh tế Bởi vì đây là mục tiêu trọng yếu, nếu đạt được thì các mục tiêu khác sẽ có hướng sẽ thực hiện được.
Mục tiêu trung gian Đối với mục tiêu trung gian được hiểu khi NHNN đạt được mục tiêu trung gian sẽ tạo điều kiện để đạt được mục tiêu cuối cùng Bởi khi sử dụng các công cụ để điều hành CSTT, NHNN sẽ rất khó khi tác động ngay lập tức đến các mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế như: giá cả, tăng trưởng kinh tế, công ăn việc làm Mục tiêu trung gian bao gồm các chỉ tiêu được NHNN lựa chọn để đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ.
Các chỉ tiêu thường được sử dụng làm mục tiêu trung gian là tổng khối lượng tiền cung ứng M1, M2 hoặc M3 và mức lãi suất thị trường kể cả lãi suất ngắn hạn, lãi suất trung hạn và lãi suất dài hạn Tùy theo hoàn cảnh cụ thể, NHNN có thể chọn lãi suất hoặc tổng lượng tiền để làm mục tiêu trung gian nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng của CSTT Nhưng theo (Mishkin, 2012) NHNN không thể cùng lúc sử dụng cả hai mục tiêu cung tiền và lãi suất làm mục tiêu trung gian, lựa chọn cung tiền làm mục tiêu thì sẽ không kiểm soát được lãi suất và ngược lại.
Mục tiêu trung gian có tác động trực tiếp đến mục tiêu hoạt động nhưng cũng có độ trễ vì thông qua công cụ chính sách Do đó, ngoài mục tiêu trung gian, NHNN phải lựa chọn thêm mục tiêu hoạt động để đạt được mục tiêu trung gian (Hoa & Dân, 2017). Các chỉ tiêu này có phản ánh tức thời với sự điều chỉnh của CSTT Yêu cầu các mục tiêu này phải quan sát, đo lường, kiểm soát và dự tính được tác động đến mục tiêu cuối cùng. Thông thường các mục tiêu hoạt động NHNN thường lựa sử dụng là: lượng tiền cơ sở (MB) và lãi suất liên ngân hàng NHNN chỉ có thể theo đuổi một trong hai mục tiêu nêu trên Đồng thời, để đạt được mục tiêu trong từng giai đoạn nhất định thì NHNN thường sử dụng các công cụ như: chính sách chiết khấu, DTBB, để điều tiết và tác động vào lượng tiền lưu thông.
Bảng 2.1: Mục tiêu và các công cụ của chính sách tiền tệ
Công cụ CSTT Mục tiêu hoạt động Mục tiêu trung gian Mục tiêu cuối cùng
Nghiệp vụ thị trường mở
Dự trữ vượt mức, dự trữ không vay và dự trữ đi vay
Lãi suất thị trường (ngắn hạn hoặc dài hạn) Ổn định tiền tệ
Lãi suất liên ngân hàng, lãi suất ngắn hạn khác
Tăng trưởng kinh tế, việc làm cao
Lãi suất tái chiết khấu Lượng tiền cơ sở Khối tiền tệ (M1,
M2, M3) Ổn định thị trường tài chính, thị trường ngoại hối
Dự trữ bắt buộc Ổn định lãi suất
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
2.1.3 Các công cụ của CSTT
ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2.1 Khái niệm về ổn định tài chính ngân hàng
Xét về ổn định tài chính, theo World Bank (2020) cho rằng, một hệ thống tài chính ổn định là một hệ thống không bị mất cân đối khi đối mặt với bất cứ sự kiện bất ổn nào mà nền kinh tế có thể xảy ra bất ngờ và không lường trước được Hệ thống có thể tự thích nghi và hấp thụ các tác động của cú sốc, ngăn chặn được những bất lợi có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế hoặc các TCTC khác.
Tomasso (2003) cho rằng, sự ổn định tài chính là việc hệ thống tài chính có thể song song ứng phó được với những cú sốc, đồng thời vẫn thực hiện được chức năng thanh toán, phân bổ vốn từ tiết kiệm sang các hoạt động đầu tư của nền kinh tế (theo Nguyễn Minh Sáng và cộng sự (2019)). Đối với nghiên cứu của Yayla và cộng sự (2008), cũng có quan điểm rằng sự ổn định tài chính là hệ thống ngân hàng có khả năng làm hết các vai trò, trách nhiệm của nó hoặc nếu hệ thống đó có sự thâm hụt, sụt giảm lợi nhuận xuống thấp trong bất kì hoàn cảnh nào Ổn định tài chính được coi là ổn định khi không có sự xuất hiện tham gia của những yếu tố gây biến động, khủng hoảng hay suy thoái.
Mặt khác, khi xét cụ thể về sự bất ổn tài chính của ngân hàng, theo nghiên cứu của Ngalawa et al (2016) cho rằng sự bất ổn ngân hàng xảy ra khi (i) ngân hàng rơi vào thế bị động, bị rút tiền quá nhiều, khách hàng lo ngại về khả năng thanh toán của ngân hàng nên muốn rút hết tiền để tháo chạy khỏi ngân hàng một cách bất thường (bank run).
Sự rút tiền ồ ạt này xảy ra khi giá trị tổng tài sản của ngân hàng bị giảm xuống hơn so với lượng tiền gửi hoặc xu hướng người dân thay đổi kỳ vọng, điều này khiến người gửi tiền nhanh chóng rút tiền gửi của họ để cắt lỗ (Bryant, 1980) (ii) Ngân hàng vướng lượng lớn nợ xấu, không có khả năng để thu hổi nợ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng Tình trạng này dễxảy ra hơn trong thời kỳsuy thoái kinh tếvà sau thời kỳ “bùng nổ” cho vay tư nhân (Allen and Gale, 1998).
Ngoài ra, hiện tượng lây lan tài chính cũng được liệt kê khi nhắc đến sự bất ổn của hệ thống tài chính Việc xảy ra rủi ro thanh khoản và mất khả năng thanh toán có thể truyền từ TCTC này sang TCTC khác (Brown et al., 2014) Nên chỉ cần một ngân hàng trong hệ thống có bất ổn, có thể kéo theo sự bất ổn cho cả hệ thống.
Như vậy, với các nhận định và các tiếp cận nêu trên có thể hiểu rằng: ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng là sự ổn định của các ngân hàng, là trạng thái vận hành tốt, thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán và các chức năng khác Bởi sự ổn định tài chính của ngân hàng có thể bị gián đoạn bất cứ lúc nào nếu tình trạng vận hành yếu kém Đồng thời đảm bảo không phát sinh tin tức truyền thông tiêu cực, các vấn đề liên quan đến mất thanh khoản, khách hàng rút chạy khỏi ngân hàng hoặc dính vào các khoản nợ xấu không lường trước được Bên cạnh đó phải có khả năng chịu đựng và phản ứng trước những cú sốc kinh tế bất ngờ xảy ra, đồng thời chính ngân hàng không gây ra các cú sốc có sự tiêu cực đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế chung.
2.2.2 Vai trò của ổn định ngân hàng
Sự ổn định tài chính của các NHTM được xem là nền tảng giúp toàn bộ hệ thống tài chính và nền kinh tế hoạt động vững chắc và hiệu quả Bởi các NHTM đóng vai trò trung tâm trong quá trình tạo tiền, trong các khoản đầu tư tài chính, trong hệ thống thanh toán, và trong sự phát triển của nền kinh tế, vì vậy được coi là một trong những trung gian tài chính quan trọng nhất của hệ thống tài chính Nhìn vào giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2007 – 2008 có thể thấy sự mất ổn định của hệ thống ngân hàng có thể dẫn đến sự suy thoái của cả một hệ thống tài chính.
Bên cạnh đó, sự ổn định của ngân hàng còn có vai trò giúp bảo vệ khách hàng gửi tiền, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư và giúp nền kinh tế hoạt động trơn tru, hiệu quả Theo Rose and Hudgins (2012), ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính có danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức tài chính nào trong nền kinh tế Ngân hàng được liên kết chặt chẽ với mọi khía cạnh hoạt động đời sống của người dân, chính vì thế bất kỳ sự gián đoạn nào trong hoạt động của ngân hàng cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của người dân. Čihák and Hesse (2010) nghiên cứu về vai trò của hệ thống ngân hàng bằng chỉ tiêu z-score, các tác giả đã chỉ ra rằng ổn định hệ thống ngân hàng có tác động tích cực đến ổn định tài chính, nhất là các ngân hàng Hồi giáo nhỏ.
Như vậy, khi hệ thống ngân hàng ổn định có thể giúp chính hoạt động của bản thân ngân hàng ổn định, và giúp các hoạt động của nhiều chủ thể trong nền kinh tế diễn ra trơn tru, hiệu quả hơn Mặt khác, chúng còn giúp nhà nước dễ dàng trong việc điều tiết nền kinh tế, kiểm soát lạm phát ở mức thấp, giúp nền kinh tế phát triển hơn Từ đó giúp cải thiện, nâng cao cuộc sống nhân dân, và đạt kết quả là nâng tầm sức cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế
2.2.3 Phương pháp đo lường ổn định ngân hàng Để tìm ra phương pháp nhằm đo lường được sự ổn định tài chính của các ngân hàng, đồng thời có thể dự báo trước được những bất ổn có thể khiến ngân hàng lâm vào nguy cơ rủi ro phá sản, thì đây là vấn đề luôn được các nhà nghiên cứu tài chính quan tâm hàng đầu, phương pháp được nhiều nhà nghiên cứu dùng nhất là dùng chỉ số Z- score nhằm đo lường sự bất ổn và sự ổn định tài chính của các NHTM.
Chỉ số Z – score được GS.Eward I.Altman, tại trường kinh doanh Leonard N. Stern - Đại học New York lần đầu phát triển năm 1968 Mô hình ban đầu phát triển với
22 chỉ số sau đó rút gọn trong 5 biến và dự báo số biến giảm còn 4 biến ở năm 1995 Các biến bao gồm: (i) Vốn lưu động / Tổng tài sản, (ii) Lợi nhuận giữ lại / Tổng tài sản, (iii)
Tỷ số LNTT và lãi vay / Tổng tài sản, (iv) Giá trị thị trường VCSH / Giá trị sổ sách của tổng nợ, (v) Doanh số / Tổng tài sản.
Boyd and Runkle (1993) đã đề xuất công thức tính như sau:
Trong đó: k: (Tổng vốn chủ sở hữu và các khoản dự trữ) / tổng tài sản μ: lợi nhuận trung bình/tổng tài sản σ: độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tổng tài sản Chỉ số này đại diện cho mức biến động lợi nhuận của ngân hàng
Sau này, từ công thức (2.1) trên, các tác giả đã phát triển, sử dụng chỉ số Z-score theo công thức:
ROA: tỷ lệ lợi nhuận bình quân trên tổng tài sản
EQA: vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. ơ (ROA): Độ lệch chuẩn của ROA it : ngân hàng thứ i, và năm t
Theo Kửhler, Z-score là chỉ tiờu đo lường rủi ro và ổn định của NHTM, vỡ chỳng đo lường được bộ ba rủi ro gồm: rủi ro tín dụng, thanh khoản và rủi ro thị trường có liên quan các hoạt động phi tín dụng của ngân hàng Nghiên cứu đã chỉ ra chỉ số Z- score có tỷ lệ nghịch với rủi ro ngân hàng, đồng nghĩa với Z-score Nên đối với công thức (2.2), nếu [ROA + E/A] 10, chắc chắn có đa cộng tuyến và sẽ bị loại ra khỏi mô hình để đảm bảo hiện tượng này không xảy ra.
Kiểm định hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đôi
Nghiên cứu tiến hành chạy OLS FEM REM, sau đó kiểm định Hausman để tìm ra mô hình FEM hay REM là phù hợp, nếu cho ra kết quả p-value 0.05 lựa chọn REM là mô hình phù hợp Sau khi lựa chọn được mô hình, tiến hành kiệm định xem có bị phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan hay không, nếu có các khuyệt tật này, sử dụng GMM để khắc phục.
Theo Hansen và các cộng sự (1996), kiểm định này kiểm tra tính phù hợp của các biến công cụtrong ước lượng GMM Đây là kiểm định giới hạn về vấn đề nội sinh của mô hình Kiểm định Sargan/Hansen với giả thuyết là “H0: Biến công cụ là biến ngoại sinh”, tức các biến công cụ không tương quan với sai số mô hình, nên theo Hansen và các cộng sự (1996) cho biết giá trị p-value càng lớn càng tốt.
Kiểm định Arellano – Bond (AR)
Trong kiểm định này, kiểm tra sự tự tương quan chuỗi bậc 1 với H0 là: không có tự tương quan chuỗi bậc 1 Nếu giá trị p-value của AR(1) càng nhỏ, F = 0.0022, R- squared = 0.0700, Adj R-squared = 0.0502 Root MSE =0.93649
Wald chi2(6) = 22.94, Prob > chi2 = 0.0008, R- sq = 0.0668
***, **, * có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5%, 10%
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mền Stata 15
Theo kết quả 4.6, một số nhận xét được đưa ra như sau:
Xét giá trị Prob > F được ước lượng trong mô hình OLS, FEM, REM, có kết quả trả ra lần lượt là: Prob > F = 0.0022, Prob > F = 0.0001, Prob > chi2 = 0.0008, nhỏ hơn 0,05 Tức là mô hình khi ước lượng theo 3 phương pháp trên đều có ý nghĩa thống kê ứng với mức độ thống kê cao nhất là 1% Tổng thể, đối với biến LnM2 ở cả 3 mô hình đều có mức ý nghĩa 1%, tức LnM2 có tác động tới ổn định ngân hàng Bên cạnh đó biến thuộc đặc thù ngân hàng là BANKSIZE cũng có mức ý nghĩa 10% ở mô hìnhFEM.
Tuy vậy, việc sử dụng ước lượng theo mô hình OLS này không phản ánh được các tác động riêng biệt của từng biến Nên để khắc phục các điểm hạn chế này, bài sẽ tiếp tục thực hiện thêm các kiểm đinh khác để lựa chọn mô hình phù hợp.
Các kiểm định trong mô hình
Test: Ho:difference in coefficients not systematic chi2(6) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
Nguồn: Tính toán từ phần mền Stata 15
Dựa trên kết quả kiểm định bảng 4.7 để lựa chọn mô hình phù hợp, cho thấy Prob>chi2 = 0.1983 > 0.05 nên mô hình phù hợp là mô hình REM Vì vậy, REM được sử dụng để tiếp tục thực hiện các bước kiểm định các bệnh khuyết tật trong mô hình này.
Bảng 4.8 Kiểm định Breusch-Pagan hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình OLS
Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity
Ho: Constant variance Variables: fitted values of lnzscore chi2(1) = 0.99 Prob > chi2 = 0.3195
Nguồn: Tính toán từ phần mền Stata 15
Theo kết quả bảng 4.8 khi kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình OLS, có Prob > chi2 = 0.3195 > 0.05 nên kết luận mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Bảng 4.9 Kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian multiplier ở mô hình REM
Nguồn: Tính toán từ phần mền Stata 14
Kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian multiplier với câu lệnh Xttest0, cho ra kết quả theo bảng 4.9, có Prob > chibar2 = 0.0003 F = 0.0000 bé hơn 0.05, nên mô hình xảy ra hiện tượng tự tương quan Theo kết quả mô hình tác động của CSTT đến sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam đều xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan Nên nghiên cứu sẽ tiến hành hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS, bởi nó có thể kiểm soát được các hiện tượng trên, đồng thời phương pháp FGLS sẽ ước tính mô hình theo phương pháp OLS (ngay cả trong trường hợp có sự tồn tại của hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi) Kết quả hồi quy cho thấy chỉ có LnM2 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình FGLS Biến Hệ số hồi quy chuẩ n Độ lệch P Value
***, **, * có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5%, 10%
Nguồn: kết quả từ Stata 15
Theo kết quả trả ra, do mô hình có sự xuất hiện của biến trễ nên hiện tượng nội sinh tồn tại trong mô hình nghiên cứu, vì vậy, tác giả sử dụng phương pháp GMM(Greene, 2003), để khắc phục hiện tượng nội sinh và cho ra kết quả như sau:
Bảng 4.12 Tác động của CSTT đến ổn định ngân hàng tại Việt Nam thông qua phương pháp SGMM
Biến Biến phụ thuộc LnZscore
Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn
***, **, * có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5%, 10%
Nguồn: kết quả tính toán từ STATA 15
Khi xét mô hình phù hợp, bài nghiên cứu sử dụng đánh giá thông qua các kiểm định: AR (Arellano Bond), F, và Hansen Theo bảng kết quả 4.10, kiểm định AR(1) có giá trị p-value là 0.087, thỏa điều kiện < a = 0.1, từ đó bác bỏ giải thuyết H0: không có tương quan chuỗi bậc 1, tức có sự tương quan chuỗi bậc 1 Đối với kiểm định AR(2), có p-value là 0.150, có thỏa điều kiện lớn hơn a = 0.1 nên chấp nhận H0: không có tương quan chuỗi bậc 2 trong phần dư mô hình hồi quy Vì vậy mô hình phù hợp Bên cạnh AR(1), AR(2) thì kiểm định Hansen cũng cho ra kết quả mô hình phù hợp khi có giá trị p-value là 0.801 > 0.1 và tiến gần về 1, nên chấp nhận giải thuyết H0: mô hình đúng, các biến đại diện phù hợp Tương tự, p-value ở kiểm định F là 0,000 < a = 0,01 nên giả thuyết H0: tất cả hệ số ước lượng trong phương trình đều bằng 0, bị bác bỏ nên mô hình phù hợp. Đối với LnM2, có hệ số hồi quy là -0.697, cùng độ lệch chuẩn là 0.196, có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy cung tiền có tác động ngược chiều với ổn định ngân hàng Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Ha and Quyen (2018), tức nếu ngân hàng trung ương tăng lượng cung tiền M2 vào nền kinh tế, Z-score của các NHTM sẽ giảm xuống, bất ổn ngân hàng sẽ gia tăng Kết quả nghiên cứu cho thấy M2 có phần tác động đến ổn định ngân hàng và phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả Nên chấp nhận giả thuyết H1: M2 có tác động ngược chiều với ổn định ngân hàng