1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam giai đoạn 2008 – 2018

88 34 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN DỰ THI CẤP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NĂM HỌC 2018 - 2019

    • a. Các tiền nghiên cứu quốc tế

    • b. Các tiền nghiên cứu trong nước

    • 1.1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ

    • 1.1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ

    • a. Mục tiêu cung tiền :

    • Hình 1.1: Biến động lãi suất khi theo đuổi mục tiêu cung tiền

    • b. Mục tiêu lãi suất

    • Hình 1.3: Đường cong Philip ngắn và dài hạn

    • 1.2.1. Khái niệm hoạt động tín dụng ngân hàng và tăng trưởng tín dụng

    • 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng

    • Lạm phát

    • Thị trường chứng khoán

    • Chính sách tiền tệ

    • Quy mô và phạm vi hoạt động của Ngân hàng

    • Quy mô và chất lượng tài sản của NHTM

    • Hiệu quả hoạt động của ngân hàng

    • Nhóm khách hàng cá nhân

    • Nhóm khách hàng doanh nghiệp

    • Hình 1.5 :Mô hình IS — LM biểu diễn chính sách tiền tệ thắt chặt

    • 1.3.1. Cơ chế truyền tải CSTT qua kênh tín dụng ngân hàng

    • Kênh truyền dẫn CSTT dựa trên nền tảng lựa chọn đối nghịch

    • Kênh truyền dẫn CSTT dựa trên ảnh hưởng của CSTT tới dòng tiền

    • Kênh truyền tải dựa trên biến động của mức giá chung

    • M↑ => Gid↑ => cho vay↑ => I↑ => y↑

    • 1.3.2. Cơ chế truyền tải CSTT qua kênh lãi suất

    • 1.3.3. Cơ chế truyền tải CSTT qua kênh tỷ giá

    • Biểu đồ 2.1: Diễn biến GDP, lạm phát và thất nghiệp 2008 - 2011

    • 2.2.1. Mục tiêu của chính sách tiền tệ

    • 2.2.2. Công cụ của CSTT

    • Biểu đồ 2.2: Diễn biến lãi suất điều hành giai đoạn 2008 - 2011

    • Hình 2.1: Tăng trưởng tiền cơ sở và cung tiền giai đoạn 2008 - 2011

    • Hình 2.2: Tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 giai đoạn 2008 - 2011

    • Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng cung tiền và tín dụng 2012 - 2015

    • OCungIicn, 2017 17,l7%y∣d Huy dộng vốn, 2017 14,38%ytd ■ I in dụng, 2017; 16,41%yld

      • 3.1.1. Thiết kế mô hình

      • i = 1 ÷ 11, t = 2008 — 2018, β là hệ số của mô hình,

        • 3.1.2. Lý giải và mô tả các biến sử dụng trong mô hình

        • 3.3.1. Phân tích thống kê mô tả

        • 3.3.2. Kiểm định tự tương quan giữa các biến số

        • 3.3.3. Kiểm định đa cộng tuyến

        • Bảng 3.4: Hệ số phóng đại phương sai của các biến trong mô hình

        • 3.3.4. Kết quả hồi quy Pooled OLS, FEM và REM, kiểm định Hausman - test

        • 3.3.5. Kiểm tra các khuyết tật của mô hình

        • Hinh 3.1: Kiểm định PSSSTĐ

        • Hinh 3.2: Kiểm định tương quan chuỗi

        • 3.4.1 Đánh giá tác động của CSTT đến TTTD tại các NHTM

        • 3.4.2. Đánh giá tác động của các nhân tố khác đến TTTD tại NHTM

        • 4.2.1. Một số khuyến nghị tương ứng với các công cụ của CSTT

        • 4.2.2. Một số khuyến nghị tương ứng với các nhân tố vĩ mô

        • 4.2.3. Khuyến nghị đối với các nhân tố nội tại của NHTM

Nội dung

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN DỰ THI CẤP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NĂM HỌC 2018 - 2019 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2018 HÀ NỘI - 2019 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG iiv DANH MỤC HÌNH VẼ v DANH MỤC BIỂU ĐỒ .vi DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .vivii LỜI MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài và lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu 1 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài .1 a Các tiền nghiên cứu quốc tế 2 b Các tiền nghiên cứu trong nước 5 3 Mục tiêu của đề tài 7 4 Phương pháp nghiên cứu 7 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 6 Kết cấu nội dung đề tài 8 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG 9 1.1 C hính sách tiền tệ 9 1.1.1 .Khái niệm chính sách tiền tệ 9 1.1.2 M ục tiêu của chính sách tiền tệ 9 1.1.2.1 9 Mục tiêu cuối cùng 1.1.2.2 Mục tiêu .trung gian 10 1.1.2.3 Mục tiêu .hoạt động 12 1 1.2.2 .Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng 14 1.2.2.1 Nhóm nhân tố vĩ mô 14 1.2.2.2 Nhóm nhân tố vi mô 15 1.3 Tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng 19 1.3.1 Cơ chế truyền tải CSTT qua kênh tín dụng ngân hàng 21 1.3.1.2 .Kênh truyền dẫn qua bảng cân đối tài sản 21 1.3.1.3 của ngân hàng: Kênh truyền tải thông qua khả năng cấp tín 22 1.3.2 Cơ chế truyền tải CSTT qua kênh lãi suất 24 1.3.3 Cơ chế truyền tải CSTT qua kênh tỷ giá 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG I 26 CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2018 27 2.1 .Bối cảnh nền kinh tế 27 2.2 Đặc điểm chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam giai đoạn 2008 - 2018 31 2.2.1 M ục tiêu của chính sách tiền tệ 31 2.2.2 Cô ii 3.3 Kết quả nghiên cứu 51 3.3.1 .Phân tích thống kê mô tả 51 3.3.2 Ki ểm định tự tương quan giữa các biến số 52 3.3.3 Ki ểm định đa cộng tuyến 52 3.3.4 Kết quả hồi quy Pooled OLS, FEM và REM, kiểm định Hausman - test 53 3.3.5. _Ki ểm tra các khuyết tật của mô hình _54 3.3.5.1 Ki ếm định phương sai sai số thay đổi 54 3.3.5.2 Ki ểm định tương quan chuỗi 55 3.3.6 Khắc phục khuyết tật cho mô hình 55 3.4 Đánh giá kết quả mô hình nghiên cứu 57 3.4.1 Đánh giá tác động của CSTT đến TTTD tại các NHTM 57 3.4.2 Đá nh giá tác động của các nhân tố khác đến TTTD tại NHTM 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG III 61 CHƯƠNG IV: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CSTT ĐẾN TTTD TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM .62 4.1 Định hướng phát triển kinh tế và điều hành CSTT của Chính phủ và NHNN 62 4.2 Một số khuyến nghị 63 iii DANH MỤC BANG Bảng 2.1: Tăng trưởng GDP, CPI và lạm phát 2008 - 2018 .30 Bảng 2.2: Mục tiêu kiểm soát lạm phát 31 Bảng 2.3: LSTCV, LSTCK 2012 - 2018 33 Bảng 2.4: Mức cung tiền và tỷ giá 2008 - 2018 .34 Bảng 2.5: Mức dự trữ bắt buộc 35 Bảng 2.6: TTTD và tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống 37 Bảng 3.1: Mô tả các biến trong mô hình 48 Bảng 3.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 51 Bảng 3.3: Ma trận tương quan pearson giữa các biến trong mô hình .52 Bảng 3.4: Hệ số phóng đại phương sai của các biến trong mô hình 53 Bảng 3.5: Kết quả hồi quy ba mô hình Pooled OLS, FEM và REM 54 iv DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.2: Biến động cung tiền khi theo đuổi mục tiêu lãi suất 12 Hình 1.3: Đường cong Philip ngắn và dài hạn 13 Hình 1.4: Mô hình IS - LM biểu diễn chính sách tiền tệ mở rộng 19 Hình 1.5: Mô hình IS - LM biểu diễn chính sách tiền tệ thắt chặt 20 Hình 1.6: Cơ chế dẫn truyền CSTT qua kênh tín dụng 23 Hình 2.1: Tăng trưởng tiền cơ sở và cung tiền giai đoạn 2008 - 2011 40 Hình 2.2: Tăng trưởng tín dụng và và cungtiềngiai đoạn2008 -2011 .40 Hình 2.3 : Mức cung tiền, huy động và tíndụng giai đoạn2015 -2017 43 Hình 3.1: Kiểm định PSSSTĐ 55 Hình 3.2: Kiểm định tương quan chuỗi 55 Hình 3.3: Mô hình FGLS đã hiệu chỉnh 56 v DANH MỤC CÁCMỤC THUẬT NGỮ DANH BIỂU ĐỒVIẾT TẮT Biểu đồ 2.1:Diễn biến GDP, lạm phát và thất nghiệp 2008 -2011 28 Biểu đồ 2.2:Diễn biến lãi suất điều hành giai đoạn 2008 - 2011 .33 Biểu đồ 2.3:Diễn biến TTTD và nợ xấu toàn hệ thống 38 Biểu đồ 2.4:Tăng trưởng cung tiền và tín dụng 2012 - 2015 42 STT Viết tắt Diễn giải 1 CSTK Chính sách tài khóa 2 CSTT Chính sách tiền tệ 3 DTBB Dự trữ bắt buộc 4 MTTG Mục tiêu trung gian 5 NHNN Ngân hàng Nhà nước 6 NHTM Ngân hàng thương mại 7 NHTW Ngân hàng trung ương 8 PSSSTĐ 9 RRTD Rủi ro tín dụng 10 TCTD Tổ chức tín dụng 11 TTTD Tăng trưởng tín dụng Phương sai sai số thay đổi vi Vl l LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài và lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ hướng đến mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hiện đại hóa Trong giai đoạn ấy nền kinh tế đất nước phải đương đầu biết bao sóng gió, song bằng ý chí không chịu khuất phục, đất nước vẫn chèo lái con thuyền kinh tế vững vàng vượt qua mọi khó khăn Hơn 10 năm trở lại đây (2008 - 2018) thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế bất ngờ, hoạt động kinh tế, tài chính vì vậy cũng chịu nhiều tác động tiêu cực Tại Việt Nam, với đặc thù hoạt động ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường tài chính, những tác động ấy càng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình tài chính quốc gia Bởi vậy Chính phủ luôn có biện pháp kiểm soát và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM thông qua những chính sách vĩ mô như CSTT, CSTK, Thật vậy, nhận thức được vai trò vô cùng quan trọng của TTTD trong việc mở rộng và kiến thiết toàn bộ nền kinh tế trong giai đoạn 2008 - 2018, thông qua việc thực thi CSTT, NHNN đã có những tác động nhất định đến mức cung tiền, lãi suất trong nền kinh tế, đảm bảo ngưỡng tăng trưởng tín dụng hợp lý cho thị trường Tuy nhiên, CSTT đã có tác động như thế nào? Hiệu quả thực tế ra sao? Những định lượng cụ thể về hiệu quả đó được thể hiện sinh động hay chưa? Đó là những câu hỏi định ra với bản thân tác giả Từ những câu hỏi riêng biệt đó đã thôi thúc tác giả đến với đề tài “Tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2018 ” Thông qua đề tài, tác giả muốn làm sáng rõ hơn những hiệu quả và những khiếm khuyết mà CSTT quốc gia hơn 10 năm qua đã thực thi nhằm kiểm soát và bình ổn tăng trưởng tín dụng, từ đó có thể đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi CSTT đối với tăng trưởng tín dụng nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài CSTT với vai trò quan trọng của mình đã và đang không ngừng tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng tín dụng, từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế của các quốc gia Do vậy, việc nghiên cứu những tác động của chính sách tiền tệ đến TTTD giúp các quốc gia có thể xây dựng và hoàn thiện CSTT, nâng cao hiệu quả của việc điều tiết chính sách kinh tế vĩ mô Quá trình nghiên cứu này cũng thu hút sự quan tâm của rất nhiều 1 nghiệp giảm làm giảm sự tăng trưởng tín dụng Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam giai đoạn 2008 - 2018 CPI cũng không có nhiều tác động đến TTTD tại các NHTM Bên cạnh đó, nhân tố tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu thể hiện hiệu quả hoạt động của Ngân hàng cũng không có nhiều tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng trong giai đoạn 2008 - 2018 Đây cũng là kết luận tương tự trong nghiên cứu của Burcu Aydin và Deniz Igan (2010), nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011) Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của NH, tiềm lực tài chính DN mạnh hơn, củng cố niềm tin cho khách hàng có thể thu hút được thêm khách hàng vay vốn tại NH Tuy nhiên tại VN, ROE chưa có nhiều tác động đến TTTD, điều này có thể được lý giải do ROE chỉ có tác động nhỏ, định tính đến mức độ quan tâm của KH, chưa trực tiếp ảnh hưởng đến TTTD 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG III Trong chương III, nghiên cứu đã phân tích mô hình định lượng và đánh giá về các kết quả ước lượng các mô hình hồi quy về các tác động của CSTT đến TTTD thông qua 7 nhân tố Trong 7 nhân tố được lựa chọn vào mô hình thì có 4 nhân tố tác động có ý nghĩa thống kê lên TTTD của các ngân hàng, đó là các nhân tố: mức tăng trưởng cung tiền, tỷ giá trung tâm có tác động cùng chiều, có 2 nhân tố tác động ngược chiều bao gồm lãi suất bình quân liên ngân hàng (RATE) và tỷ lệ nợ xấu (NPL) Thông qua mô hình đánh giá định lượng về các nhân tố cụ thể tác động đến CSTT, kết quả sẽ là nền tảng giúp nghiên cứu có thể đề xuất những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện CSTT hiệu quả hơn, góp phần ổn định và nâng cao chất lượng tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam 61 CHƯƠNG IV: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM Thông qua kết quả nghiên cứu định lượng trong chương 3, đề tài đã rút ra kết luận CSTT có tác động mạnh đến TTTD tại Việt Nam thông qua ảnh hưởng của các nhân tố lãi suất, tỷ giá, cung tiền và tỷ lệ nợ xấu Từ kết quả phân tích ở trên đề tài đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp hoàn thiện cơ chế tác động của CSTT đến TTTD tại các NHTM Việt Nam dựa trên những định hướng phát triển kinh tế của Chính phủ và định hướng điều hành CSTT của NHNN trong giai đoạn tới 4.1 Định hướng phát triển kinh tế và điều hành CSTT của Chính phủ và NHNN Nền kinh tế đất nước đang trong quá trình vươn lên mạnh mẽ hòa theo dòng chày phát triển của toàn thế giới Trong bối cảnh đất nước đang không ngừng đổi thay, Chính phủ luôn xác định mục tiêu hàng đầu về phát triển kinh tế, đưa con tàu kinh tế đất nước sánh ngang cùng các cường quốc năm châu Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã xác định rõ ràng mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020 là: "Phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; Bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; Bảo đảm sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững; Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; Bảo đảm tính công khai, minh bạch, tính dự báo được thể hiện trong xây dựng và thực thi thể chế kinh tế, tạo điều kiện ổn định, thuận lợi cho phát triển KTXH" (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII) Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Chính phủ đã xây dựng các chiến lược chủ chốt trong từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế Đối với ngành Ngân hàng, ngày 8-8-2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 986/QĐ- TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” Chiến lược nêu rõ quan điểm của Chính phủ coi hệ thống tiền tệ, ngân hàng và hoạt động của các tổ chức tín dụng là 62 huyết mạch của nền kinh tế, tiếp tục giữ vai trò trọng yếu trong tổng thể hệ thống tài chính Việt Nam Thực hiện quan điểm chỉ đạo trên, NHNN tiếp tục triển khai việc thực thi CSTT với định hướng điều hành linh hoạt, chủ động theo tinh thần của Luật NHNN và tình hình thực tế ngành Ngày 7/1/2018 Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 34/QĐNHNN ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược, trong đó, đưa ra định hướng điều hành CSTT, CSTT vẫn ưu tiên việc ổn định hoạt động của hệ thống TCTD, kiến tạo môi trường kinh doanh tiền tệ, ngân hàng ổn định, an toàn, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, tôn trọng pháp luật và tôn trọng các quy luật thị trường Có thể thấy với định hướng điều hành kinh tế đất nước và thực thi CSTT của Chính phủ và NHNN hứa hẹn sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng thương mại phát triển các nghiệp vụ của mình, trong đó có TTTD Và với những định hướng điều hành như vậy, trong giai đoạn tới, CSTT có phát huy được vai trò điều tiết của mình hay không? Mục tiêu TTTD tại hệ thống NHTM phải chăng có đạt được chính là nhờ sự chung sức, quyết tâm của Chính phủ, của NHNN và cả hệ thống NHTM Việt Nam Từ những định hướng ở trên và kết quả nghiên cứu của mô hình, tác giả có đề xuất một số khuyến nghị nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực thi CSTT đến hoạt động tín dụng của NHTM, cụ thể như sau: 4.2 Một số khuyến nghị 4.2.1 Một số khuyến nghị tương ứng với các công cụ của CSTT CSTT có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, vì vậy để đạt được hiệu quả thực thi CSTT một cách tối ưu nhất, Chính phủ và NHNN cần ban hành các văn bản thống nhất về xây dựng, quản lý và thực thi CSTT phù hợp với định hướng phát triển ngành ngân hàng Từ kết quả của mô hình, có thể thấy cung tiền, tỷ giá và lãi suất bình quân liên ngân hàng là những nhân tố quan trọng tác động tới tăng trưởng tín dụng, bởi vậy để đạt được mục tiêu TTTD hiệu quả, chất lượng, NHNN nên xem xét tạo hiệu quả hơn nữa trong việc sử dụng các công cụ trên về công cụ lãi suất 63 Lãi suất từ trước đến nay vẫn là một trong những công cụ quan trọng nhất của CSTT Mô hình cho kết quả nghịch biến giữa sự gia tăng lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng với TTTD, vì vậy khi sử dụng công cụ lãi suất, NHNN cần xây dựng được chính sách lãi suất linh hoạt và hết sức lưu ý trước những tác động nhiều chiều của nó Với vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, NHNN nên linh hoạt trong việc sử dụng lãi suất làm mục tiêu trung gian, khơi thông lãi suất thị trường để tạo điều kiện lan truyền lãi suất đến các NHTM Đặc biệt, NHNN nên duy trì thực hiện công cụ lãi suất để theo đuổi mục tiêu trung gian, việc áp dụng lãi suất cơ bản cũng nên xem xét thay đổi trước những biến động cụ thể thay vì đạt ngưỡng 9% như hiện nay về mức cung tiền Mức cung tiền là mục tiêu trung gian quan trọng và cũng là công cụ hiệu quả, nhanh chóng tức thì trong điều hành CSTT Tăng trưởng cung tiền có tác động cùng chiều với TTTD, điều đó đồng nghĩa với việc muốn tăng trưởng tín dụng cần phải mở rộng cung tiền Tuy nhiên khi cung tiền mở rộng quá nhanh, nhưng không có biện pháp tương ứng để giảm lượng tiền trong lưu thông có thể gây ra những tác động tiêu cực và góp phần tạo ra lạm phát trong nền kinh tế Vì vậy khi lựa chọn cung tiền làm mục tiêu trung gian và công cụ của CSTT, NHNN cần lưu ý quan tâm đến diễn biến lạm phát trong nước bằng cách xây dựng mục tiêu lạm phát kỳ vọng dựa trên những dữ liệu trong quá khứ, từ đó xây dựng mục tiêu cung tiền đúng đắn, phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế về công cụ tỷ giá Có thể nhận thấy, công cụ tỷ giá trong thời gian gần đây đã được kiểm soát và quan tâm chủ động, tích cực từ phía NHNN, nhất là trong giai đoạn từ 2016 đến nay Tuy nhiên, NHNN không nên quá cứng nhắc trong việc đưa ra mức tỷ giá trung tâm mà cần xây dựng cơ chế tỷ giá mới phù hợp với tình hình biến động hàng ngày của thị trường ngoại hối Bên cạnh đó, CSTT cũng cần quan tâm hơn nữa đến việc chống đầu cơ ngoại tệ, ngăn chặn hiên tượng đô la hóa Một số khuyến nghị nhỏ có thể đưa ra như việc giảm lãi suất huy động tiền gửi ngoại tệ xuống mức 0% thậm chí có thể âm, thắt chặt hơn nữa trạng thái ngoại tệ Để ổn định công cụ tỷ giá, tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam không 64 chỉ phía NHNN mà các ban ngành kinh tế khác cũng cần vào cuộc bằng việc tăng cường năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới Thêm vào đó cần hạn chế các tác động tỷ giá từ NSNN, tránh những tác động của thâm hụt NSNN đến tỷ giá Như vậy, để điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, hiệu quả nhất, NHNN không chỉ phải đổi mới đồng thời các công cụ chính sách tiền tệ như công cụ tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc, lãi suất các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của thị trường liên ngân hàng mà còn cần điều hành một cách đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các công cụ, qua đó có thể nâng cao năng lực điều hành của NHNN nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ Đồng thời phối hợp giữa CSTT và các chính sách tài khóa khác để đạt được những mục tiêu tăng trưởng, ổn định nền kinh tế vĩ mô mà nhà nước đặt ra 4.2.2 Một số khuyến nghị tương ứng với các nhân tố vĩ mô Từ kết quả phân tích mô hình cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chưa có minh chứng đủ mạnh để chứng minh sức ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng tín dụng Song do tầm vĩ mô quan trọng của các chỉ số này, việc ổn định chỉ số giá tiêu dùng, duy trì tỷ lệ lạm phát ổn đinh, thúc đẩy tăng trưởng GDP vẫn là một việc làm vô cùng cần thiết Quản lý tốt các biến số vĩ mô là nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ và các cơ quan ban ngành khác Ở Việt Nam hiện nay, Chính phủ vẫn là cơ quan quản lí và kiểm soát hệ thống tiền tệ Bởi vậy, những chính sách vĩ mô của Chính phủ không chỉ tác động đến nền kinh tế nói chung mà còn có tác động rất lớn đến ngành ngân hàng và ảnh hưởng của nó đến TTTD ngân hàng càng nhân lên gấp bội Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế vĩ mô, ổn định giá cả như trên, Chính phủ cần linh hoạt, chủ động nhiều biện pháp và chính sách khác nhau, một số đề xuất của nghiên cứu đó là: Thứ nhất, tận dụng cơ hội hội nhập quốc tế, kích thích đầu tư Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trên thế giới Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa như lúc này, việc tận dụng thời cơ từ các đối tượng bên ngoài là một ưu thế nổi trội Chính phủ nên tận dụng cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại, thực hiện các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư, nâng 65 cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường kinh tế Đồng thời, khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế xã hội thông qua việc cải thiện môi trường đầu tư tư nhân, thúc đầy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, tập trung phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ - ngành mang lại tỉ lệ tăng trưởng GDP lớn nhất cả nước Thứ hai, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, trong những năm qua, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào đầu tư vốn - chiếm trên 50% tăng trưởng GDP Tỷ lệ tổng vốn đầu tư trên GDP trong giai đoạn 2008-2018 luôn ở mức cao, nhiều thời điểm tổng mức đầu tư thường chiếm trên 30% GDP, cao hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực (Hàn Quốc: 29,4%; Thái Lan: 26,8%; Indimesia: 24,9%; Malaysia: 21,9%; Philippin: 15,3%) Chính bởi vậy, Đại hội XI của Đảng đã khẳng định: “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững” Để thực hiện mục tiêu đó, Chính phủ cần đầu tư hơn nữa vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cụ thể đó là việc tăng cường đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp, xây dựng đội ngũ công nhân, cán bộ, nhân viên có trình độ, năng lực Bên cạnh đó là việc tăng cường đầu tư cho khoa học - công nghệ, tạo sân chơi kinh tế bình đẳng cho mọi đối tượng 4.2.3 Khuyến nghị đối với các nhân tố nội tại của NHTM Mô hình của nghiên cứu đã chỉ ra, tỷ lệ nợ xấu có quan hệ nghịch biến với TTTD Tỷ lệ nợ xấu không chỉ đại diện cho chất lượng tín dụng, mà qua đó ta còn có thể đánh giá chất lượng tổng tài sản của cả ngân hàng Vì vậy, để đảm bảo tăng trưởng tín dụng hợp lý, chất lượng, NHTM cần hạn chế nợ xấu, gia tăng quy mô, chất lượng tài sản, mở rộng phạm vi hoạt động Để đạt được những mục tiêu đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp như sau: Thứ nhất, xử lý nợ xấu Trong giai đoạn vừa qua, cùng với tăng trưởng tín dụng, nợ xấu luôn là mối quan tâm lớn của mỗi ngân hàng Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt 66 Nam (VAMC) ra đời như chiếc phao cứu sinh của các NHTM trong việc giải quyết các khoản nợ xấu, nhưng nếu sau 5 năm, nếu các khoản nợ xấu đó không được xử lý triệt để, ngân hàng khó có thể trút được gánh nợ Bởi vậy, thay vì phụ thuộc quá nhiều vào chủ thể bên ngoài, các NHTM cần chủ động trong việc kiểm soát và xử lý nợ xấu Thay vì bán các khoản nợ xấu cho VAMC, các NHTM nên xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ vay Tùy từng đối tượng khách hàng, NH có thể có những biện pháp thu nợ và quản trị nhợ phù hợp như chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn (đối với DN có uy tín kinh doanh tốt, tạm thời gặp khó khăn), chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển Thứ hai, nâng cao năng lực quản trị ngân hàng Do TTTD và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ nghịch biến, các NHTM muốn quản lý tốt cả hai chỉ tiêu này đòi hỏi NHTM cần có năng lực quản trị tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực quản trị RRTD, quản trị danh mục cho vay Cụ thể, tùy từng khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng có thể lựa chọn mức cho vay để vừa đạt được trạng thái thanh khoản, hạn chế nợ xấu đồng thời thúc đẩy TTTD hiệu quả, an toàn Như vậy cần xác định rõ khẩu vị rủi ro trong hoạt động tín dụng của bản thân ngân hàng Để công tác quản trị được hiệu quả, các NHTM cần xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm phục vụ cho việc nhận biết và đo lường rủi ro tín dụng Thay vì việc dựa trên chỉ tiêu nợ xấu và nợ quá hạn như hiên nay, các NHTM nên tiến tới lượng hóa rủi ro tín dụng theo khuyến nghị của ủy ban Basel theo khung giá trị Var, đồng thời phải hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dựa trên nền tảng công nghệ thông tin đồng bộ trong toàn hệ thống 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG IV Chương IV là những khuyến nghị và giải pháp chuyên đề hướng tới trong việc nâng cao hiệu quả thực thi CSTT nhằm thúc đẩy TTTD an toàn, hiệu quả Những khuyến nghị được nêu trong nội dung chương tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của các chỉ tiêu vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định mức giá cả, các chính sách điều hành lãi suất, tỷ giá, mức cung tiền, quản lý nợ xấu và nâng cao năng lực quản trị của NHTM Để đạt được mục tiêu đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ từ phía cơ quan quản lý nhà nước và hệ thống ngân hàng, từ đây có thể hoàn thiện cơ chế tác động, nâng cao hiệu quả thực thi CSTT, thúc đẩy TTTD và tăng trưởng kinh tế 68 KẾT LUẬN Và như vậy, nghiên cứu đã hoàn thành những nhiệm vụ như sau: (i) khái quát hóa cơ sở lý luận, các vấn đề cơ bản liên quan đến CSTT, TTTD, tác động của CSTT đến TTTD; (ii) tổng quan nghiên cứu về tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng(iii) thực hiện nghiên cứu định lượng áp dụng cho 20 NHTM Việt Nam cho giai đoạn 200-2018, chứng minh được những tác động của CSTT đến TTTD tại hệ thống NHTM qua các nhân tố ảnh hưởng khác nhau; (iv) khuyến nghị các giải pháp nhằm hạn hoàn thiện cơ chế tác động của CSTT đến TTTD ngân hàng Từ góc độ các nhân tố ảnh hưởng của CSTT, có thể thấy được nhiều góc nhìn khác nhau của CSTT trong việc tác động lên TTTD của các NHTM Có những mối tương quan đồng biến song cũng có những tác động ngược nhiều và đảo chiều vô cùng đa dạng Từ sự đa dạng, phong phú ấy có thể thấy tính phức tạp của vấn đề TTTD cũng như vai trò quan trọng không thể thiếu của CSTT, từ đó có biện pháp quản lý tín dụng, hoàn thiện cơ chế điều hành CSTT phù hợp, linh động nhất Đối với Việt Nam, khi hệ thống ngân hàng vẫn là đầu tàu của nền kinh tế, vấn đề quản lý TTTD và chất lượng tín dụng được Chính phủ và Ngân hàng nhà nước quan tâm, trở thành một trong những lĩnh vực quản trị hàng đầu ở cả NHNN và NHTM Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, thị trường tín dụng Việt Nam đón nhận nhiều luồng gió mới với những chủ thể mới và yêu cầu mới Tuy nhiên với định hướng điều hành chính sách tiền tệ và quản trị ngân hàng theo hướng hội nhập toàn cầu của chính phủ, tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam hứa hẹn sẽ xây dựng được một bức tranh mới, ở đó tỷ lệ nợ xấu được giảm thiểu, cơ cấu tín dụng an toàn, hợp lý, tạo điều kiện mở rộng và thúc đẩy phát triển kinh tế 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A TÀI LIỆU TIẾNG ANH 1 Adefeso, H and H Mobolaji (2010) "The fiscal-monetary policy and economic growth in Nigeria: Further empirical evidence." Pakistan Journal of Social Sciences 7(2): P137-142 2 Blinder, A.S.and Maccini, L J (1991), “Taking stock: A critical assessment of recent research on inventories ”, Journal of Economic Perspectives, Vol.5 3 Burcu Aydin, Deniz Igan, (2010), “Bank Lending in Turky: Effects of Monetary and Fiscal Policies”, IMF Working Paper 4 Bernanke Ben S (1983), ‘Non monetary effects of the financial crisis in the propogation of the Great Depression’, American Economic Review, Vol 73 5 Bernanke, B and Blinder, A (1988), “Credit, Money, and Aggregate Demand”, American Economic Review Vol 78, pp 435-439 6 Bernard J Laurens et al, (2005) Monetary Policy Implementation at different stages of market development 7 Chirinko, R (1993), “Business fixed investment spending: A critical survey of modeling strategies, empirical results, and policy implications”, Journal of Economic Literature Vol 31 8 Ehrmann M et al., (2003), “Financial System and the role of Banks in Monetary Policy Transmission in the Euro Area ”, IMF Working Paper 9 Felicia Omwunmi Olokoyo, (2011), “Determinants of Commercial Banks’ Lending Behavior in Nigeria”, International Jounal of Financial Research Vol.2, No.2 10 Frederic S Minshkin, (2013) Economics of Money, Banking and Financial market, 11 edittion 11 Gerlter, M.and Gilchrist, S (1993), “The role of Credit market imperfections in the transmission of monetary policy: Arguments and evidence”, Scandinavian Journal of Economics Vol 95, pp 43-64 12 Ivo Arnold, Clements Kool, Katharina Raabe, (2011), “Industry Effects of Bank Lending in Germany”, Tjalling C.Koopmans Research Institute, Discussion Paper 70 14 Hsing, Y and W.-J Hsieh (2004) “Impacts of monetary, fiscal and exchange rate policies on output in China:A VAR approach.” Economics of Planning 37(2): P125139 B TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1 Bộ luật NHNN 1997, 2010 2 Chu Khánh Lân (2012), “Bàn về tác động của chính sách tiền tệ tới tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, số 13 (Tháng 7/2012) 3 Nguyễn Khắc Quốc Bảo, 2013 “Nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 13 4 Nguyễn Thanh Nhàn & Nguyễn Thị Minh Nguyệt & Nguyễn Thị Hồng Hải (2014), “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tăng trưởng tín dụng hệ thống ngân hàng (2001 - 2012)” Tạp chí Ngân hàng số 3 (tháng 2/2014) 5 Ngân hàng Trung ương - PGS-TS Nguyễn Duệ, 2014 6 Nguyễn Thị Kim Thanh, 2008 “Hoàn thiện cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” 7 Nguyễn Thùy Dương & Trần Hải Yến (2011), “Các nhân tố ảnh hưởng đến Tăng trưởng tín dụng ngân hàng Việt Nam 2011” 8 Quyết định số 986/QĐ- TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 9 Tô Ngọc Hưng, Tín dụng Ngân hàng (2016) 10 Tô Kim Ngọc và Nguyễn Thanh Nhàn, 2019 Giáo trình tiền tệ Ngân hàng, NXB 71 PHỤ LỤC 3 Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn Phụ lục 1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 4 VnEconomy: http://vneconomy.vn/tang-truong-tin-dung-2018 sum CRE RATE MS EX GDP CPI NPL ROE 5 Website chính thức của các NHTM Việt Nam 6 Tạp chí Cộng sản: http://www.tapchicongsan.org.vn/ 7 Hiệp hội ngân hàng Việt Nam: http://www.vnba.org.vn 8 Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam: http://www.vapcf.org.vn/ 9 Chính sách công và quản lý Fulbright: https://fsppm.fuv.edu.vn/ Variable Ob Mean Std Dev Min s CR E RATE M S E X GD P CP I NP L RO E 22 0 0 0 0 0 22 22 22 22 22 0 0 0 M ax 22 22 25.6162 8 10.8909 1 17.6254 5 3.25363 6 6.14545 5 8.58804 5 2.68371 4 10.8634 7 24 69033 3 273933 5 211961 2 906099 6208164 5 894552 1 870622 8 654417 1 -24 59 7.5 12.1 0 5.23 65 6 06 87 -56.33 17 29 10 01 7.04 19 10 65 44.253 72 TE E RAT M S E X GD P CP INP L RO E Variable E CP I RAT GD PE X M S RO VIF E NP L Mean 0 RA S M X E GDP 0 3 NPL ROE 1.000 Phụ lục 2 : Ma trận tương quan pearson giữa các biến trong mô hình 1.000 0 0.680 0.227 1.000 3 8 0 - CPI NPL ROE 1.000 corr RATE -0 MS EX GDP 0.3167 3102 0.0084 0 0.576 0.537 0.337 -0.7152 (obs=220) 2 0.031 4 0.048 0 -0.1477 8 CPI 0.192 0.269 3 0.152 2 0.0304 0.251 0 VIF 1/VIF 3.79 2.74 0.263931 0.365241 0 414178 0.460389 2.41 2.17 1.54 1.19 1.10 Phụ lục 0.647348 -0.0201 1.000 0 0.089 8 0.181 7 0 1.000 0.244 1.000 0 Nguồn: Chiết xuất từ phần mềm Stata 13 Nguồn: Chiết xuất từ phần mềm Stata 13 3: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 0 vif 842474 0 912099 2.13 73 e el l Sourc Mod Residua SS 36193.16 89 97311.96 97 df 7 5170 Phụ 212 MS lục45271 4 : Kết quả hồi 01872 5 Total 133505.1 219 61250 reg 39 CRE RATE MS EX GDP CPI 5 NPL ROE Number of = obs F( 7 11 26 F( 2 2 7, 1 ) = Prob > F = quy Pooled OLS R-squared = 1 ∆H~i ROd jCflIiar - square 0 2470 = *Γ Root MSE = 609 CR E s RATE M S E X GD P CP INP L RO E _con Coef 1.645881 1.92060 8 2.35891 2 - 8299407 2983939 2.262939 - 2235131 13.0537 4 Std Err 7317013 3452415 7342101 3 62357 4780758 8103754 182254 25 60308 21.425 t 2.25 5.5 6 3.2 1 0.23 0.6 2 2.79 1.23 0.5 1 P>| t| 6 0.02 0.00 0 0.00 2 0.81 9 0 533 0.00 6 0.22 1 0.61 1 [95% Conf -3.088223 1 240062 911625 -7.972783 - 6439973 -3.860364 - 5827753 -37.41548 Interval] -.20353 91 2.60115 4 3.8062 6.31290 2 1.24078 5 -.66551 3 1357491 63.5229 6 Nguồn chiết xuất từ phần mềm Stata13 74 ... thống ngân hàng, gia tăng khoản tín dụng cấp ngược lại 1.3 Tác động sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng Chính sách tiền tệ nhân tố vĩ mơ có tác động mạnh đến tăng trưởng tín dụng CSTT sử dụng. .. tích tác động CSTT đến TTTD NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2018 26 CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2018 2.1 Bối cảnh... VIỆN NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN DỰ THI CẤP HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NĂM HỌC 2018 - 2019 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Ngày đăng: 12/04/2022, 08:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w