Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN CHÍ HIẾU PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TH[.]
LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Trong năm 2020, Việt Nam đã thành công tham gia ba hiệp định thương mại tự do lớn, gồm: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định thương mại tư do Việt Nam – Vương Quốc Anh (UKVFTA), nâng tổng số hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam tham gia lên thành 15 Qua đó tạo bước đệm vững chải cho việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đi các nước thành viên, các doanh nghiệp dễ dàng tham gia chuỗi cung ứng mới; bên cạnh đó, áp lực phải đáp ứng tiêu chuẩn đầu vào thị trường các nước thành viên buộc các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng cải tiến một mặt để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, một mặt phải cạnh tranh với các hàng hóa nhập ngoại tại chính thị trường trong nước.
Hiện nay trên thị trường tín dụng trong nước đang hết sức sôi nổi khi có sự gia nhập nước ngoài như: Standard Chartered (Anh), Shinhanbank (Hàn Quốc), Ngân hàng HSBC (Anh), Citibank (Mỹ)…tạo ra sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt lên đè nặng lên vai các tổ chức trong nước.
Bên cạnh sự áp lực và khó khăn của thị trường nội địa thì đất nước ta cũng tương tự các nước trên toàn cầu đang đối mặt với đại dịch Covid-19, gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội Mặc dù, nước ta đã thành công bước đầu trong công tác kiểm soát dịch bệnh nhưng dịch bệnh vẫn đang tác động không nhỏ đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa; xuất nhập khẩu; hàng không; du lịch; giáo dục; nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc thu hẹp quy mô;….
Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ là đô thị thông minh, thành phố dịch vụ - công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vai trò là “đầu tàu” kinh tế và là động lực phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước Định hướng đến năm 2030 thành phố sẽ là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại và khoa học – công nghệ, văn hóa Khu vực Đông Nam Á Để hiện thực hóa mục tiêu trên, thì rất cần sự liên kết, chung tay của các tổ chức tín dụng, trong hoạt động đáp ứng đầy đủ và kịp thời nguồn tài lực cho thành phố Bên cạnh nhưng thuận lợi về thị trường thì dịch bệnh và sự cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đòi hỏi các tổ chức tín dụng nói chung và Ngân hàng An Bình nói riêng bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, còn cần
2 bảo an toàn vốn, giảm nợ xấu, nâng cao sự hài lòng của khách hàng, tạo ra sự phát triển bền vững hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Thị trường ngân hàng hiện nay đang tập trung đẩy mạnh khai phá dư địa của thị trường bán lẻ, quy mô nhỏ để phân tán rủi ro, đa dạng hóa danh mục cho vay; trong đó mảng khách hàng cá nhân được tập trung phát triển khá mạnh Mặt khác, thị trường tín dụng bán lẻ tại TP HCM có quy mô rất lớn, tuy nhiên thị phần của ABBank còn khá khiêm tốn và cả nước vừa phải trải qua đợt dịch bệnh Covid – 19 với những ảnh hưởng vô cùng lớn đến mọi mặt đời sống, cũng như là hoạt động của các ngân hàng Do đó để có thể tồn tại, cạnh tranh và phát triển bền vững thì ABBank – CN TPHCM cần có những bước đi cải tiến cả về chất lẫn về lượng, nên tôi quyết định chọn đề tài: “Phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh”
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu nước ngoài
- Buchbinder Tunick & Company (2017), “How to limit risks on personal guarantee business loans” Theo tác giả thì rất khó để quản lý rủi ro phát sinh trong những bảo lãnh cá nhân của các khoản vay, nhưng có áp dụng cá biện pháp như: cấu trúc khi đảm bảo cá nhân có hiệu lực, bảo hiểm khoản vay cá nhân, hạn chế bảo lãnh, cố gắng loại bỏ một số tài sản nhất định, cố gắng loại bỏ một số tài sản nhất định….giảm thiểu tác động của rủi ro.
- Shuai Lia, Yang Yanga & Zhou Zongfanga (2014), “Research on Impact of Moral Hazard on Individual Credit Risk”, nghiên cứu đã đi sâu làm rõ ảnh hưởng của rủi ro đạo đức trong kiểm soát rủi ro tín dụng cá nhân Cụ thể, tác giả có những kết luận quan trọng như: khi tồn tại rủi ro đạo đức trong cho vay tiêu dùng, lãi suất vay và xác suất xảy ra rủi ro đạo đức thay đổi cùng chiều, xác suất vỡ nợ tín dụng tiêu dùng và xác suất xảy ra rủi ro đạo đức có mối quan hệ phi tuyến tính…
- Syafrizal , Nabsiah Abdul Wahid & Ishak Ismail (2012), “Retail Banking andCustomer Relationship Quality Issues in Indonesia” Một số các kết luận được đưa ra:thu nhập từ bán lẻ chiếm khá lớn trong cơ cấu lợi nhuận và tăng trưởng của các tổ chức tín dụng Indonesia; mức độ thân thiết giữa ngân hàng và khách hàng có thể khắc phục được các vấn đề như: sự khiếu nại của khách hàng, ý định chuyển đổi ngân hàng, giảm tiền gửi…; khi ngân hàng nhận được sự hài lòng của khách hàng thì họ có thể dễ dàng
3 bỏ qua những lỗi về sản phẩm, cũng như giảm các khiếu nại.
- Bogdan Florin Filip (2015), “The Quality of Bank Loans within the Framework of Globalization”, nghiên cứu đưa ra đánh giá về chất lượng khoản vay của ngân hàng trong khuôn khổ toàn cầu hóa tại Romania và EU trong giai đoạn 2000-2012, trong đó đã đưa ra phân tích về khái niệm chất lượng khoản vay và nợ xấu (NPLs), phân tích mối tương quan nghịch biến giữa chất lượng khoản vay và nợ xấu, tác giả đã chỉ ra rằng nợ xấu ngày càng gia tăng tại Romania từ 3.1% năm 2000 lên mức 14,33% vào năm 2011, tương ứng tại EU lần lượt là 3,8% và 6% Đồng thời tác giả minh chứng được sự tương tác của nợ xấu với tổng thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản trị khoản vay.
- EftychiaNikolaidou & SofoklisVogiazas (2017), “Credit risk determinants in Sub-Saharan banking systems: Evidence fromfive countries and lessons learnt from Central East and South East Europeancountries”, tác giả nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng cận Sahara, với bằng chứng và thực tiễn từ các quốc gia Trung Đông và các quốc gia ở Đông Nam Châu Âu Từ kết quả nghiên cứu cho thấy: việc đa dạng hóa tài sản cơ sở được khuyến khích, khi kinh tế, sản xuất đang hưng thịnh có thể giúp các ngân hàng vượt qua khó khăn thông qua việc giảm khối lượng nợ tiềm ẩn rủi ro….
Các nghiên cứu trong nước
- Lê Hoàng Bá Huyền (2019), “Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Ngọc Lặc – Thanh Hóa”, Tác giả đã nhận xét chất lượng các khoản vay cá nhân tại Agribank Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, thông qua các thực trạng về: Tổng dư nợ và kết cấu dư nợ; Tỷ lệ nợ xấu; Nợ xấu trong cho vay cá nhân; Hệ số khả năng bù đắp rủi ro; Lợi nhuận hoạt động tín dụng cá nhân… Từ việc đưa ra những số liệu chi tiết, những hệ số mang tính chất so sánh tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Nguyễn Thị Thu Đông (2012), “Nâng cao Chất lượng tín dụng tại Ngân HàngThương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam trong quá trình hội nhập” Luận án đã tìm hiểu cách thức nâng cao chất lượng tín dụng theo hướng tiếp cận từ khách hàng vay thông qua hệ thống xếp hạng nội bộ sau đó đưa ra phê duyệt khoản vay, đây là xu hướng một cách làm tất yếu tuân thủ thông lệ quốc tế, nhằm giảm thiểu một phần rủi ro phát
4 sinh Qua việc khai phá dữ liệu qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với danh mục khách hàng đang vay tại Ngân hàng Ngoại Thương, tác giả đã đề xuất những phương pháp phát triển chất lượng tín dụng như sau: hoạt động cho vay phải chấp hành nghiêm quy trình, hệ thống quản lý rủi ro, tiêu chí cho vay…
- Nguyễn Thị Kim Oanh và Đỗ Thị Thanh Vinh (2014), “Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi Nhánh Nha Trang”, Bài báo khoa học của nhóm nghiên cứu đã cho thấy tình hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương Nha Trang trong từ năm 2009 đến năm 2011 và thông qua nghiên cứu cho thấy sự hài lòng của khách hàng bị tác động mạnh nhất bởi các yếu tố phương tiện hữu hình, kế đến là năng lực phục vụ và cuối cùng là sự tín cậy; qua đó có những đề xuất về phát triển kênh phân phối, cải tiên quy trình và chính sách tín dụng, … nhằm hiện thực hóa mục tiêu mở rộng cho vay tại Ngân hàng Ngoại Thương Nha Trang.
- Nguyễn Đức Thắng (2018), “Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu từ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai”, tác gỉả đã làm sáng tỏ những lý thuyết phát triển, mở rộng cho vay cá nhân, các tiêu chí đo lường mức độ phát triển của cho vay cá nhân Từ đó, tác giả đánh giá thực trạng hoạt động của chi nhánh để đề ra phương hướng giải quyết về nhân sự, mở rộng bán lẻ, sản phẩm, lãi suất… tương thích với nhu cầu thị trường để góp phần tăng trưởng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư – Chi nhánh Gia Lai.
- Nguyễn Thị Kim Ngân (2019), “Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam khu vực Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn đã cho thấy những đóng góp ngày càng to lớn của tín dụng bán lẻ trong cơ cấu lợi nhuận của các tổ chức tín dụng Tuy nhiên hiện nay hoạt động này vẫn chịu chi phối rất nhiều từ các chính sách chủ trương điều hành, môi trường kinh tế, sự linh hoạt, thống nhất trong điều hành ở các đơn vị kinh doanh tại ngân hàng,….Thông qua những yếu tố trên kết hợp với hoạt động thực tiễn của các đơn vị tác giả đã đóng những sáng kiến tích cực phục vụ phát triển mảng cho vay cá nhân.
- Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu cho luận văn: Hiện nay, các nghiên cứu về ABBank, đặc biệt là những đề tài liên quan đến phát triển tín dụng, đã cũ và chưa có nghiên cứu nào đề cập về thực trạng phát triển tín dụng cá nhân trước và sau dịch Covid – 19 để đánh giá kịp thời được những tác động tiêu cực lên hoạt động kinh doanh bán lẻ của ngân hàng và cụ thể là tại chi nhánh TPHCM Do đó căn cứ vào thực
5 tiễn trên nên tác giả đã tiến hành phân tích tình hình kinh doanh của chi nhánh trước và sau dịch bệnh để từ đó đề xuất, kiến nghị một số giải pháp phù hợp, sát với thực tế để phục vụ cho hoạt động phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại ABBANK – CNTPHCM.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Luận văn đánh giá tình hình hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân củaABBank - CN TPHCM trước và sau dịch Covid – 19 và từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp với thực tiễn để phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại ABBank – CNTPHCM.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Thứ nhất, tổng hợp và khái quát hóa những lý thuyết liên quan tín dụng ngân hàng, tín dụng cá nhân.
- Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An
Bình – Chi nhánh TPHCM để rút ra thành tựu đã đạt được và những hạn chế cần khắc phục.
- Thứ ba, căn cứ vào thực trạng hoạt động tác giả đề xuất các giải pháp phát triển tín dụng cá nhân cho ABBank – CN TPHCM.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Câu hỏi 1: Các tiêu chí nào được sử dụng để đo lường sự phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh?
- Câu hỏi 2: Thực trạng phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP
An Bình – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh?
- Câu hỏi 3: Cần có những giải pháp nào để phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP An Bình – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh?
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Để phù hợp với mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài, phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp định tính.
- Phương pháp thu thập dữ diệu: tác giả thu thập các dữ liệu thứ cấp như: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, dư nợ, nợ xấu, … của hoạt động tín dụng cá nhân được bóc tách từ báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh, cẩm nang sản phẩm nội bộ của ABBank và Chi nhánh TPHCM, trang wed của các ngân hàng, Ngân hàng Nhà Nước…
- Phương pháp phân tích dữ liệu: tác giả sử dụng phương pháp thống kê, mô tả để xử lý các dữ liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, dư nợ, nợ xấu… sau khi tổng hợp, tiếp theo tác giả sẽ dùng phương pháp so sánh để so sánh dữ liệu qua các năm (từ năm
2016 – 2022) Ngoài ra, tác giả còn kế thừa kết quả của những nghiên cứu trước có liên quan kết hợp với phương pháp suy luận, logic và quy nạp dữ liệu để làm rõ những thành tựu đạt được và hạn chế tồn đọng trong hoạt động tín dụng cá nhân, để từ đó đề xuất những giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ABBank – CN TPHCM.
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA NGHIÊN CỨU
Về mặt lý luận
- Tác giả đã học hỏi, đúc kết những kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân và các vấn đề liên quan tại các nước trên thế giới để vận dụng tại Việt Nam.
- Tác giả thông qua quá trình phân tích thực trạng kết hợp với phân tích dữ liệu khảo sát các nhân tố tác động đến hoạt động phát triển tín dụng cá nhân làm căn cứ đề xuất các giải pháp áp dụng tại ABBank – CN TPHCM.
Về mặt thực tiễn
Luận văn đã phân tích, đánh giá một cách khách quan những thành tựu đạt được và những hạn chế trong tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ABBank – CNTPHCM từ năm 2016 – 2022, giai đoạn này chứa đựng rất nhiều biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 và gồm cả sự phục hồi của chi nhánh sau đại dịch Từ kết quả trên bên cạnh những thành tích nổi bật, tác giả đã nêu ra những hạn chế và nguyên nhân phát sinh những tồn đọng trong quá trình hoạt động của ABBank Qua đó,làm căn cứ để đưa ra những phương hướng, hành động phù hợp nhằm phát triển tín dụng cá nhân tại ABBank – CN TPHCM.
KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại
- Chương 2: Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP An
Bình – Chi Nhánh TP HCM
- Chương 3: Giải pháp phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng
TMCP An Bình – Chi Nhánh TP HCM.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tổng quan về hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại
Khái niệm “tín dụng” mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy theo từng điều kiện và hoàn cảnh khác nhau nó sẽ mang những hàm ý riêng:
Nghiên cứu “tín dụng” từ phía các quan hệ kinh tế ở phạm vi vi mô thì “tín dụng là sự vay mượn giữa người đi vay và người cho vay, trên cơ sở thỏa thuận về thời gian, mức lãi cụ thể” [Luật các TCTD, 2010].
- Ngân hàng thương mại trong thực tế là một trung gian vừa tiến hành thu gom nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế và vừa phân phối lại cho các chủ thể đang thiếu hụt vốn Trong quá trình trên nếu ở góc độ huy động vốn thì ngân hàng chính là người đi vay nhưng ở góc độ cho vay thì ngân hàng lại chính là bên cho vay, do đó nên nó phải tính toán sao cho có mức giá cả huy động vốn phù hợp đủ hấp dẫn để thu hút vốn trong nền kinh tế và giá cả bán vốn sao cho vừa đủ bù đắp các chi phí huy động vốn, chi phí vận hành và một phần lợi nhuận phù hợp để đảm bảo giá thành không quá cao phù hợp với diễn biến đời sống xã hội Quá trình điều tiết vốn trên diễn ra liên tục giúp cho dòng tiền dịch chuyển liên tục đáp ứng cung cầu tiền tệ, thỏa mãn yêu cầu vận hành liên tục nền kinh tế.
- Khi các ngân hàng thực hiện vai trò trung gian tín dụng, phải thỏa đồng thời các điều kiện sau:
- Thứ nhất, thu hồi đầy đủ số vốn đã cho vay để duy trì khả năng hoàn trả số tiền đã huy động từ KH và đồng thời bảo đảm nguồn vốn tự có của ngân hàng;
- Thứ hai, phải có một lượng tiền dự trữ tối thiểu để phục vụ khi khách hàng đến rút tiền đột xuất.
- Đứng trên phương diện NHTM là bên cho vay:
- Ngân hàng là chủ thể điều hòa vốn cho toàn xã hội, bản chất của hoạt động trên là các ngân hàng thương mại đang thực hiện vay mượn của những chủ thể thừa vốn với giá cả (lãi suất huy động), kỳ hạn (không kỳ hạn, 1 tuần, 1 tháng, 1 năm,…) và phương thức hoàn trả nhất định (gốc cuối kỳ, lãi hàng tháng, gốc và lãi cuối kỳ,….) đã thỏa thuận vào lúc chuyển nhượng vốn sang cho ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay.
Sau khi tiếp nhận nguồn vốn vay ngân hàng tiến hành kinh doanh, cho các chủ thể đang có nhu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế với mức giá cả, thời gian vay và cách thức trả nợ (trả gốc cuối kỳ - lãi hàng tháng, gốc – lãi trả hàng tháng,…) phù hợp với phương án vay, hoạch định tài chính của khách hàng.
- Theo Luật các TCTD năm 2010, định nghĩa “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác” [Luật các TCTD, 2010].
- Căn cứ Theo thông tư 39 của Ngân hàng Nhà nước năm 2016, “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” [Thông tư 39, năm 2016].
- Trên thực tiễn trong lĩnh vực các ngân hàng thì khi nhắc đến “cụm từ” tín dụng ngân hàng thì phần lớn mọi người sẽ nghĩ đến đây là hoạt động cho vay Theo đó ngân hàng như một doanh nghiệp kinh doanh tiền, huy động tiền từ các nguồn nhàn rồi hình thành nên các quỹ cho vay và phân phối lại các đối tượng, chủ thể cần sử dụng tiền để sản xuất, tiêu dùng Trong quá trình phân phối lại quỹ cho vay thì ngân hàng phải luôn đảm bảo nguyên tắc có hoàn trả là cốt lõi của hoạt động vì ngân hàng cũng là chủ thể đi vay và phải hoàn trả chi phí huy động tiền gửi cho người dân.
- - Nghiên cứu trên phương diện toàn thể bao quát thì “tín dụng là sự vận động vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu” [Sử Đình Thành, năm 2008].
- Theo định nghĩa trên, nếu xét trên thị trường chỉ gồm có các ngân hàng thì mỗi NHTM ở đó vừa là người đi vay vừa là người cho vay nhằm mục đích điều hòa vốn giữa thành viên.
- Nếu xem xét kỹ bản chất của các tổ chức tín dụng, thì đây cũng chính là các doanh nghiệp trung gian thu gom tiền gửi và chuyển giao lại có chênh lệch (lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động, để đảm bảo lợi nhuận kỳ vọng cho nhà đầu tư) do đó sẽ có những thời điểm nhu cầu vay, nhu cầu thanh toán vượt quá nguồn lực hiện có, dự trữ tiền mặt tại quỹ nên sẽ nảy sinh nhu cầu vay mượn bù đắp quỹ tiền mặt đột xuất giữa các ngân hàng.
- Căn cứ vào lý thuyết “Tín dụng ngân hàng” ta có thể mở rộng tín dụng cá nhân là việc các ngân hàng cấp tín dụng chuyển giao cho các cá nhân và hộ gia đình một khoản tiền để sử dụng để tiêu dùng các mục đích như: mua nhà, mua xe, học hành, kinh doanh… theo những điều kiện nhất định, thời hạn xác định và đảm bảo nguyên tắc có hoàn trả.
- Trên thế giới, hoạt động tín dụng đã tồn tại và phát triển từ đầu thập niên 80 thế kỷ trước So với thời kỳ ban đầu chỉ chú trọng phát triển bán buôn dần dần nhận ra thế mạnh của việc phân tán rủi ro, thị trường rộng lớn nên các ngân hàng bắt đầu quan tâm khai thác dư địa mảng kinh doanh bán lẻ Ở Việt Nam, vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX tín dụng cá nhân mới bắt đầu xuất hiện, các sản phẩm khá ít, đơn giản. Dần dần lượng sản phẩm tăng, tiện ích dần chỉnh chu để tương thích với mong muốn của trường gần 100 triệu dân, với mức sống, thu nhập cải thiện liên tục, lối sống hiện đại, thói quen phóng khoáng, đây chính là mảnh đất vô cùng tiềm năng để các tổ chức tín dụng chạy đua để khai thác.
- Ngày nay, ở Việt Nam thu nhập bình quân đầu người liên tục cải thiện tất yếu đẩy tâm lý chi tiêu cũng phát triển tương ứng, đặc biệt là ở khu vực thành thị Do đó, đối tượng khách hàng cá nhân rất nhanh chóng trở thành trọng điểm quan tâm hàng đầu của các ngân hàng.
Các sản phẩm tín dụng cá nhân :
Căn cứ theo tính chất đảm bảo/mức độ tín nhiệm của người vay thì tín dụng ngân hàng gồm: tín dụng có đảm bảo và tín dụng không có đảm bảo Đây là cách phân loại phổ biến của các ngân hàng.
❖ Các sản phẩm cho vay cá nhân:
- Cho vay mua nhà, sửa chửa nhà: cho vay mua bất động sản (nhà, đất) đã có giấy chứng nhận, vay mua nhà hoặc đất dự án; cho vay xây nhà, sửa chữa nhà.
Phát triển tín dụng cá nhân tại các Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm phát triển tín dụng cá nhân:
- Theo triết học Mác – Lênin thì phát triển được hiểu như sau: “Phát triển không chỉ đơn thuần là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng mà còn có sự biến đổi về chất của một sự vật, hiện tượng Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về vật chất gây ra, và hướng theo xu thế phủ định của phủ định”.
- Triết học Mác - Lênin đã nhận định bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng, hai mặt thống nhất hữu cơ với nhau Theo đó, “lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật, biểu hiện bằng con số các thuộc tính, các yếu tố cấu thành nó Lượng là cái khách quan, cái vốn có của sự vật Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm… Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, nói lên sự vật hiện tượng đó là gì, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác” [Hoàng Thị Ngọc Huệ, năm 2018]
- Như vậy, nếu xét về lượng thì phát triển tín dụng cá nhân là sự mở rộng, phát triển quy mô cho vay cá nhân.
- Nếu xét về mặt chất thì phát triển tín dụng được hiểu là hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ, nhận diện thương hiệu, nâng cao trải nghiệm khách hàng, bằng cách: xây dựng và duy trì sợi dây gắn kết với khách hàng, ngân hàng từ một đối tác trở thành một người bạn sẵn sàng hỗ trợ, tương trợ người vay vượt qua khủng hoảng bằng những phương án tài chính thích hợp và kịp thời Tín dụng được phát triển thông qua những hoạt động sau:
+ Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ công nghệ vào hoạt động ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ mới, đa tiện ích và đã được xã hội chấp nhận như: máy giao dịch nộp rút tiền tự động, các thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán (POS/mPOS), Internet Banking, Mobile Banking, liên kết ví điện tử, Fintech
- Mở rộng hình thức, đối tượng, quy mô, kỳ hạn cho vay, điều kiện cho vay Mặt khác, tinh gọn quy trình vận hành, tăng năng suất giải quyết công việc.
+ Phát triển các hoạt động chăm sóc khách hàng tiềm năng và quan trọng thông qua các hoạt động: tặng quà sinh nhật, quà tết, quà trung thu, ưu đãi lãi suất vay, … Thông qua đó tạo điều kiện khuyến khích khách hàng sử dụng thêm dịch vụ, bán kèm: bảo hiểm khoản vay, bảo hiểm cháy nổ chung cư, bảo hiểm nhân thọ, thanh toán quốc tế, ….
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của tín dụng cá nhân:
1.2.2.1 Dư nợ tín dụng cá nhân:
- Quy mô cho vay phản ánh dư nợ thực tế và thị phần tín dụng của ngân hàng Nếu tốc độ tăng trưởng dư nợ của một ngân hàng ổn định hơn các đối thủ trên cùng một địa bàn thì khẳng định năng lực cạnh tranh của ngân hàng đó cao hơn các ngân hàng còn lại.
Do đó tốc độ đăng tưởng dư nợ cá nhân phản ánh là tiêu chí cơ bản đánh giá sự tăng trưởng tín dụng cá nhân.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng cá nhản
Dư nơ cho vay cá nhản kỳ thực hiện — Dư nợ cho vay kỳ trước
Dư nợ cho vay cá nhằn kỳ trước
[Phan Thị Thu Hà, năm 2005]
1.2.2.2 Thị phần tín dụng cá nhân của một ngân hàng:
- Thị phần phản ánh kết quả của hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng, đo lường mức độ bao phủ của tổ chức đó,
- Thị phần là công cụ đo lường hiệu quả của chiến lược kinh doanh đang vận hành. Thị phần càng lớn cho thấy các đường lối chiến đang phát triển đúng hướng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Thị phần tín dụng cá nhân = Dư nợ tín dụng cá nhân của một ngân hàng/Tổng dư nợ tín dụng cá nhân của toàn bộ hệ thống ngân hàng
1.2.2.3 Hệ thống kênh phân phối:
Sự bao phủ, phát triển mạng lưới phân phối là một trong những thước đo phản ánh mức độ phát triển của một ngân hàng.
- Kênh phân phối truyền thống: là kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua các điểm giao dịch trực tiếp (bao gồm: chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, điểm thu chi hộ,…) Do số lượng khách hàng cá nhân là rất lớn, phân bổ dàn trải trên toàn quốc, do đó để đảm bảo tính cạnh tranh, tính tiện lợi thì các ngân hàng cần tính toán về độ bao phủ của các địa điểm kinh doanh phù hợp với đặc điểm từng vùng miền và điều kiện kinh tế của từng địa phương
- Kênh phân phối hiện đại: là kênh phân phối sản phẩm ngân hàng thông qua các ứng dụng tài chính trên điện thoại và máy tính Thông qua các ứng dụng tài chính khách hàng có thể thực hiện tại nhà các giao dịch chuyển tiền, thanh toán hàng hóa, điện nước… giúp giảm thiểu thời gian, công sức của bên vay lẫn ngân hàng Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng cần chú trọng nghiên cứu phát triển ứng dụng liên tục và hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp để vận hành thông suốt tăng tính cạnh tranh của chính mình.
- Xu hướng phát triển của các ngân hàng trong kỷ nguyên số:
- Ngành Ngân hàng đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng nhờ vào những tiến bộ về khoa học kỹ thuật như cơ sở hạ tầng cho hoạt động thanh toán ngay lập tức, xác nhận trên điện thoại di động, công nghệ chuỗi khối (Block chain), và Internet kết nối vạn vật (Internet of Things) Hệ quả là, khách hàng ngày càng có nhu cầu cao hơn về những trải nghiệm ngân hàng liền mạch, cá nhân hoá liên tục mọi lúc mọi nơi.
- Cùng với sự phát triển của hoa học kỹ thuật và việc sử dụng ngày càng nhiều điện thoại thông minh và máy tính bảng, xu hướng hợp kênh (omni-channel) đã dần trở nên quan trọng đối với các tập hợp dịch vụ ngân hàng đa dạng Hoạt động ngân hàng hợp kênh (omni-channel banking) cung cấp đường dẫn đến các dịch vụ tài chính ngân hàng thông qua nhiều kênh khác nhau (như chi nhánh ngân hàng, ATM, tổng đài điện thoại, ngân hàng điện tử/ngân hàng internet và ngân hàng qua điện thoại di động) một cách hợp nhất dựa trên ý tưởng “mọi thứ đều có thể được làm trên mọi kênh” Để làm được điều này, cần có ba nguyên tắc cơ bản của hợp kênh là sự liền mạch, tối ưu hoá và gắn kết chặt chẽ (hợp kênh được hiểu một cách tổng quát là một định hướng cung cấp một trải nghiệm đơn lẻ, liền mạch, thống nhất cho khách hàng giữa tất cả các kênh) [Tạp chí Ngân hàng, năm 2020]
- Tỷ lệ nợ xấu là thước đo được áp dụng rộng rãi đo lường mức độ lành mạnh của tín dụng ở một NHTM Các NH rất quan tâm đến tỷ lệ nợ xấu vì khi tồn tại nợ xấu chứng tỏ ngân hàng đã có thiếu sót trong khâu thẩm định, phê duyệt, giám sát sau vay, vì thế rủi ro có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tiêu chí này nói lên chất lượng tín dụng, đồng thời thể hiện quy mô và tỷ lệ vốn khó thu hồi trong tổng dư nợ cho vay.
- Theo Quỹ tiền tệ quốc tế, “một khoản nợ được xem là nợ xấu khi đã quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày trở lên; các khoản lãi đã quá hạn 90 ngày trở lên đã được cơ cấu lại; các khoản thanh toán đã đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu chắc chắn về việc người đi vay không thể hoàn trả đầy đủ” [IMF, năm 2002].
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH TP HCM
Giới thiệu về Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh TPHCM
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ABBank – Chi nhánh TP HCM:
- ABBank Sở Giao Dịch ra đời theo quyết định số 1061/NHTP2002 vào ngày 07/02/2000 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
- Ngày 11/01/2004, Chủ tịch HĐQT ABBank ký quyết định số 24/TCQĐ_PTCN.06 sau đó đến ngày 26/03/2004 Sở Giao dịch chính thức hoạt động.
- ABBank - Chi nhánh Tp HCM tiền thân Sở Giao Dịch là thành lập ngày 08/08/2007 theo giấy phép kinh doanh số 0301412222 – 006;
- Hiện nay, ABBank - Chi nhánh TPHCM tọa lạc tại địa chỉ 170 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM;
- Về cơ cấu tổ chức: ABBank - CN TPHCM gồm 6 phòng nghiệp vụ tại chi nhánh và 07 phòng giao dịch:
- Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh, gồm: Ban Giám đốc, Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Giao dịch khách hàng và Kho quỹ, Phòng Quan hệ KHCN, Phòng Quan hệ KHCN, Phòng Hỗ trợ và tác nghiệp tín dụng.
- Các Phòng Giao dịch trực thuộc chi nhánh gồm: Phòng Giao dịch Đa Kao (Quận
1), Phòng Giao dịch Minh Khai (Quận 3), Phòng Giao dịch Bến Nghé (Quận 2/Thành phố Thủ Đức), Phòng Giao dịch Tân Bình (Quận Tân Bình), Phòng Giao dịch Trường Chinh (Quận Tân Bình), Phòng Giao dịch Tô Hiến Thành (Quận 10), Phòng Giao dịch
Sơ đồ 2.1: Mạng lưới tổ chức của Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh TPHCM
KHDN P.HỖ trợ Tin dụng Các PGD trực thuộc
— ĐaKao Minh Kliai Ben Nghé
(Nguồn: Quy định nội bộ ABBank)
- Trong năm 2020, ABBank – CN TPHCM đã cải tạo cơ sở vật chất và lắp đặt biển hiệu tại các điểm giao dịch theo bộ nhận diện thương hiệu mới nhằm tăng tính nhận diện và trải nghiệm của khách hàng.
Biểu đồ 2.1: Thống kê số lượng điểm kinh doanh của các ngân hàng tại TPHCM thời điểm 31/03/2022
Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Tp.HCM:
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn:
Biểu đồ 2.2: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại ABBank – CN TPHCM Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính nội bộ ABBank – CN TPHCM)
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
HĐV cá nhân cuối kỳ ■ HĐV cá nhân bình quân
- Huy động vốn của ABBank – CN TPHCM tăng mạnh trong giai đoạn từ 2016 –
2018 đã duy trì tốc độ tăng trưởng trên 25% mỗi năm, trong đó năm 2017 tăng trưởng
639 tỷ đồng, đặc biệt năm 2018 tăng đến 28.2% và 889 tỷ đồng so với năm 2017 Đây là thành quả của quá trình thực hiện dự án trọng điểm “Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của ABBank” với ba mục tiêu trọng tâm: (i) chuyên môn hóa và nâng cao năng lực bán hàng của các đơn vị kinh doanh, (ii) Quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro toàn diện và quản trị chất lượng, (iii) Khai thác và tối ưu mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao Ngoài ra, ABBank đã tận dụng tốt việc huy động vốn từ nguồn hiện hữu và phát triển nền huy động thông qua những chương trình khuyến mãi, phát triển đổ lương cho các doanh nghiệp.
- Huy động vốn bắt đầu chững lại và giảm dần trong từ năm 2019 – 2020, cụ thể huy động vốn cuối kỳ năm 2019 đạt 4,316 tỷ đồng (tăng 277 tỷ đồng tương đương tốc độ tăng 6.86%) và năm 2020 huy động vốn chỉ tăng 72 tỷ so với năm 2019 Hoạt động huy động đã bị ảnh hưởng khá nhiều trong giai đoạn dịch Covid bùng phát từ cuối năm 2019 đến 2020.
- Huy động vốn bắt đầu hồi phục trong năm 2021 mặc dù bị chi phối mạnh mẽ bởi dịch bệnh Covid - 19, được xem là đỉnh dịch khi cả nước phải phong tỏa diện rộng, nhưng tại thời điểm đó tiền gửi là 4,567 tỷ đồng Đặc biệt trong năm 2022 mảng huy động vốn ghi nhận sự tăng trưởng hết sức tốt khi lượng tiền gửi tăng trưởng đột biến đến 35.34% so với cuối năm 2021, đạt 6,181 tỷ đồng.
- Nhìn chung, công tác huy động của ABBank – CN TPHCM trong năm 2019 và
2020 gặp nhiều khó khăn nhưng đã ổn định từng bước vào năm 2021 và thực sự bức phá trong năm 2022 thể hiện qua chỉ tiêu tiền gửi bình quân và cuối kỳ năm 2022 lần lượt là:6,181 và 4,819 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh hơn năm 2019 (các chỉ tiêu trên theo thứ tự là4,316 tỷ đồng và 4,301 tỷ đồng) Qua đó thể hiện chất lượng dịch vụ ngày càng được chú trọng đầu tư bài bản, sự hài lòng của khách hàng ngày càng được nâng cao do đó khách hàng có xu hướng tin tưởng và gửi tiết kiệm ổn định hơn ít biến động, đây là nền tảng cho hoạt động kinh doanh có được nguồn vốn dồi dào.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu huy động vốn tại ABBank – CN TPHCM Đơn vị tính: %
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
- HĐV cuối kỳ KHDN HĐV cuối kỳ KHCN
(Nguồn: Báo cáo tài chính nội bộ ABBank – CN TPHCM)
- Huy động vốn bán lẻ tại ABBank – CN TPHCM phát triển tốt trong khoảng từ năm 2016 đến 2019, cụ thể tiền gửi cá nhân đã giữ vững thế mạnh khi bức phá từ mức 64.74% lên đến 70.74%, tương ứng tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp đã giảm từ 35.26% xuống còn 29.53% Tỷ trọng huy động vốn cá nhân đã sụt giảm vào năm 2020, cụ thể chỉ còn chiếm tỷ trọng 67.75% (giảm 2.72% so với năm 2019) và huy động vốn doanh nghiệp chiếm 32.25% Hoạt động huy động vốn cá nhân dần chiếm ưu thế trở lại trong năm 2021 và 2022 khi tỷ trọng lần lượt đạt đến 70.58% và 77.54%.
- Nhìn chung, trong giai đoạn từ 2016 – 2022 mảng bán lẻ luôn đã có những đóng góp tích cực trong hoạt động huy động vốn hàng năm tại ABBank – Chi nhánh TPHCM, luôn chiếm khoảng 2/3 lượng tiền gửi ở đơn vị Để đạt được kết quả trên chi nhánh đã kết hợp tốt kênh bán hàng truyền thống cùng việc phát triển những kênh bán hàng mới thông qua chính sách lãi suất và chế độ chăm sóc linh hoạt đáp ứng đúng mong muốn của người gửi tiền đó mới là chìa khóa thúc đẩy công tác huy động giữ vững vai trò tiên phong và phát triển tốt.
Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân tại ABBank – CN TPHCM Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính nội bộ ABBank – CN TPHCM)
- Dư nợ tín dụng cá nhân tại ABBank – CN TPHCM cuối năm 2017 đạt 1068 tỷ đồng, tăng 328 tỷ đồng so với năm trước đó (tương ứng tăng trưởng 44.34%) Năm 2018 dư nợ cuối kỳ đạt 2,108 tỷ đồng, bức tốc vượt xa kế hoạch khi tăng gần gấp đôi so với năm 2017.
- Cho vay cá nhân cuối 2019 tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm lại so với giai đoạn trước năm 2018 cụ thể chỉ tăng 177 tỷ đồng và cuối năm 2020 dư nợ tín dụng cá nhân giảm mạnh so với năm 2019 đà tăng trưởng dư nợ bị đứt gãy, cụ thể dư nợ cuối năm ở mức 1,888 tỷ đồng, giảm 397 tỷ đồng so với năm 2019.
- Khác biệt với thời điểm cuối năm 2020 cuối năm 2021, tăng trưởng tín dụng phục hồi, số liệu dư nợ cuối kỳ đạt 2,080 tỷ đồng; đặc biệt cuối năm 2022 khi đất nước chính thức trở lại trạng thái bình thường sau dịch thì nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ kéo theo dư nợ cuối kỳ năm 2022 đạt 2,524 tỷ đồng, tăng hơn 500 tỷ so với năm 2021.
- Cuối năm 2019 là thời điểm bắt đầu bùng phát dịch bệnh nên những tác động đến đời sống và nền kinh tế chưa thực sự rõ ràng, nhưng năm 2020 tình hình dư nợ sụt giảm mạnh cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống người dân bị ảnh hưởng mạnh mẽ kéo theo thói quen chi tiêu, mua sắm, tích lũy tài sản đi xuống Nguyên nhân là do trong thời điểm bùng phát dịch bệnh, chỉ những hoạt động thiết yếu duy trì đời sống của người mới được duy trì, hoạt động sản xuất bị gián đoạn do phải tiến hành cách ly dãn cách xã hôi, tâm lý e dè cẩn trọng trong các khoản đầu tư của người dân ngày càng tăng mạnh, chi tiêu giảm và tâm lý muốn tích lũy, an toàn lấn át tâm lý đầu tư sinh lời, mở rộng sản xuất kinh doanh Mặc dù 2021, là đỉnh dịch Covid nhưng vào những tháng cuối năm khi tình hình dần ổn định thì nền kinh tế đã bật lên khá mạnh khi ghi nhận tăng trưởng dư nợ tốt so với giai đoạn trước – cắt đứt đà giảm và phục hồi vượt bậc vào năm 2022.
- Năm 2020 bên cạnh sự sụt giảm dư nợ thì ta có thể thấy được sự bền vững của tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân thể hiện qua chênh lệch giữa quy mô tín dụng cá nhân cuối kỳ và bình quân ngày càng thu hẹp trong giai đoạn 2019 – 2020 so với giai đoạn
2016 – 2018, cho thấy chính sách tín dụng, những biện pháp hỗ trợ chăm sóc khách hàng của ABBank đã phát huy hiệu quả, kết quả này thể hiện rất rõ trong năm 2021 và 2022 tình hình cho vay của chi nhánh phục hồi rất tốt.
❖ Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn:
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn tại ABBank CN – TPHCM Đơn vị tính: %
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Nợ ngắn hạn Nợ trung dài hạn
(Nguồn: Báo cáo tài chính nội bộ ABBank – CN TPHCM)
Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Tp.HCM
2.2.1 Quy trình và thẩm quyền tín dụng tại ABBank:
- Quy trình cấp tín dụng tại ABBank
- Sơ đồ quy trình cấp tín dụng:
Sơ đồ 2.2: Quy trình cấp tín dụng tại ABBank
(Nguồn: Quy định nội bộ ABBank)
- Mô tả quy trình cấp tín dụng:
Tiếp cận khách hàng, lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
CA' QHKH nhạn hồ sơ:
/ Khách hàng cung L ã ■ Hộ so phiplý.
1 X - 1 lép thi tiép nhạn cac nhu cau cua khách hang X , _< p h^SlSh^^ —> -Hô 50 phương án.
X _X - Phong van khach hang ve nhu cau cáp tin dụng.
_ - Ho SO tài sàn bão đâm.
/ -7 QHKH tó chúc phân tich vá thâm dinh:
/ / - Tư cách Kêtquã ghi nhân
/ 1 hu thạp thong tin qua / • phóng vân viểng thăm tháo Ị ■ Nang lục quân trị và điêu hành - Bão cáo thâm định.
/ luận vơi khách hang Cac 1 ^ Nâng lực tài chinh Các hố sơ tiên quan
ị Cãp kiim soát bão cao thẩm dinh
/ ^L^^l?? 15 / BPtiiTĐTD: lập báo cáo tái TĐTD đánh
/ , ”, _ _ / —giã các nói dung cua báo cáo TĐTD đanh giá / chinh sach, khung /
/ pháp ỉv / ™ ro phát ““ • P“P ^ lỹ ™ ro - câp phêduyệt r.n quyetđịnhtmdụng /' \
Thõng báo dõng ý cap đồng ỷ _^ ^" -Ban tin dụng ĐVXD Cụm ĐVXD ' • Không i' Thông bão từ chọi \ tin dụng gữi đén khách -—-< -Ban tin dụng HO '_>—> cáp tin dụng gửi đén 1 hang ■ - - Hội dóng tin dụng . -■' dóng ý \ khachhang 1
Các thù tục tín dụngrà câp tín dụng (theo quy đinh vé hoạt động HTTD tại ABBaak tùng thời kỳ)
/ Đế nghi từ khách 1 Các nhu cầu tin dụng phát sinh tăng giâm mũc _
\ / duyệt, thay thè bó sung tái sân, co câu nạ,
Phong giam sát tuan thũ, kiềm toan nội bộ.
Chuyên viên thám dịnh tin dụng.
^^Khòmđũva Bay & va _ khòne đúng han ^ B nơ Aỉôc - lài) đung hạn
Cãsh báo, tăng cường TU.J Thạnh ly hợp đóng kiểm soát, ngủng Eiãi inunọaayau tin dụng mặc nhiên ' ngân \ /
Thu hôi nợ tmớc hạn
Không thu được nợ _ 'ĨÍ^T™ J Thanh tỷ họp đóng 1
Ihu nợ không đẩy đũ KiậiUitùaiạ >1 tindụngbatbuộc
- Cợ quan có thâm \ ' quyên. \ /
2.2 Tái thẩm định tín dụng
Quyết định/Phê duyệt tín dụng
Thủ tục tín dụng và giải ngân.
Bước 5: Giám sát tín dụng và thu hồi nợ
5.1 Xử lý các nhu cầu tín dụng phát sinh
Quản lý/xử lý nợ có vấn đề
Và thanh lý tín dụng
Sơ đồ 2.3: Mô tả quy trình cấp tín dụng tại ABBank
(Nguồn: Quy định nội bộ ABBank)
2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An Bình – CN TPHCM:
2.2.2.1 Dư nợ tín dụng cá nhân:
Bảng 2.2: Dư nợ và tốc độ tăng trưởng tín dụng tại ABBank – CN TPHCM Đơn vị tính: tỷ đồng; %
Dư nợ tín dụng cá nhân cuối kỳ 740 1,068 2,108 2,285 1,888 2,080 2,524 Tốc độ tăng trưởng tín dụng
(Nguồn: Báo cáo tài chính nội bộ ABBank – CN TPHCM)
- Quy mô cho vay cá nhân tại ABBank bức phá mạnh vào các năm 2016, 2017 và
2018, trong đó năm 2017 ghi nhận tăng 44.34% hơn năm trước, năm 2018 dư nợ tăng gần gấp đôi với cùng kỳ năm 2017 (97.45%) Cho vay cá nhân trong giai đoạn ghi nhận sự tăng trưởng tốt do ABBank đã triển khai tốt việc liên kết các dự án nhà ở mới có tiềm năng tốt, tiêu biểu là khu căn hộ The Art Quận 9 – Chủ đầu tư Công Ty Gia Hòa và phát triển khu biệt thự liền kề, nhà phố trong khu dân cư; ngoài ra chi nhánh đã đẩy mạnh khai thác thâm canh lại nền khách hàng hiện hữu có dự định vay bất động sản tăng tích lũy tài sản và đi kèm đó là phát triển bảo hiểm nhân thọ, tài khoản số đẹp, chuyển tiền du học, mở thẻ tín dụng tặng kèm cho các khách hàng đang vay vốn có lịch sử tín dụng tốt,…
- Tốc độ mở rộng tín dụng của ABBank – CN TPHCM giai đoạn năm 2018 – 2020 chững lại so với trước đó, cụ thể năm 2019 dư nợ cá nhân cuối kỳ đạt 2,285 tỷ đồng chỉ tăng 8.39% so với năm liền trước Đặc biệt cuối năm 2020 quy mô kinh doanh bị thu hẹp, khi dư nợ cuối kỳ ở mức 1,888 tỷ đồng tương ứng giảm 17.73% nguyên nhân là do ABBank bị chi phối mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh và giai đoạn cuối năm 2019 và
2020 dịch Covid 19 bùng phát gây ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của phần lớn người dân, dẫn đến chi tiêu giảm, buôn bán thu hẹp do phải cách ly khoanh vùng dịch bệnh, giao thông, sản xuất trì trệ vì thế nên vay để chi tiêu, tích lũy tài sản giai đoạn này giảm mạnh.
- Mặc dù năm 2021 là đỉnh dịch Covid 19 bùng phát mạnh bắt đầu từ khoảng tháng
5 đến gần cuối năm nhưng sau khi đất nước kết thúc giản cảnh cách xã hội cho đến hết năm 2022 là giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ của toàn bộ nền kinh tế, điều đó thể hiện hết sức rõ ràng qua dư nợ cuối kỳ của năm 2021 và 2022 lần lượt là 2,080 tỷ đồng và 2,524 tỷ đồng.
- Trên cơ sở điều kiện kinh doanh không được thuận lợi do sự so kè mạnh mẽ từ các đối thủ cùng ngành và rủi ro do thiên tai dịch bệnh đã chi phối không nhỏ đến mọi các ngành nghề kinh doanh và mọi tầng lớp dân cư do đó cần có sự tập trung có những kế hoạch dài hạn phát triển tín dụng, đặc biệt là tín dụng cá nhân Để mở rộng tín dụng cá nhân thì Chi nhánh cần đẩy mạnh sử dụng các thế mạnh nội lực như:
+ Phát triển nhà dự án do nhu cầu nhà ở của đối tượng người lao động ở thành phố là rất lớn và ngoài ra cần mở rộng địa bàn cho vay sang các địa bàn lân cận như Long An, Bình Dương, Đồng Nai khi mà giá cả nhà ở cũng như quỹ đất ở khu vực TPHCM ngày càng ít đẩy giá cả lên cao nên khách có xu hướng chuyển sang mua nhà ở các địa bàn lân cận với chi phí và khoản cách di chuyển nằm trong mức có thể chấp nhận được;
+ Phát triển hoạt động liên kết các cửa hàng kinh doanh ô tô để phục vụ nhu cầu đi lại ngày một tăng của nhân dân, bằng cách xây dựng tốt các chính sách hoa hồng mô giới đánh mạnh vào thu nhập của lực lượng bán hàng liên kết với ngân hàng, từ đó lực lượng bán hàng sẽ hỗ trợ tích cực hơn cho chi nhánh để sàn lọc khách hàng có nhu cầu và nội lực tốt, có năng lực hoàn trả tốt.
+ Phát triển chính sách bán kèm các sản phẩm thẻ tín dụng cho các khách hàng hiện hữu có uy tín giao dịch tốt.
+ Xây dựng nền khách hàng mới nhờ vào sự hỗ trợ của các khách hàng hiện hữu.
2.2.2.2 Thị phần tín dụng cá nhân:
Biểu đồ 2.7: Thị phần tín dụng tổng thể và thị phần tín dụng cá nhân của
ABBank –CN TPHCM Đơn vị tính: %
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tín dụng Tín dụng cá nhân
(Nguồn: Báo cáo tài chính nội bộ ABBank – CN TPHCM)
- Thị phần tính dụng của ABBank giai đoạn 2016 - 2020 chiếm tỷ trọng khá nhỏ (dưới 1%) trong thị phần các ngân hàng trong nước cụ thể hoạt động cho vay đạt 0.88% vào năm 2016 và tăng lên 0.89% vào năm 2017 sau đó giảm dần về mức 0.8% vào năm
- Tương tự với xu hướng chung, quy mô tín dụng cá nhân của ABBank chỉ chiếm0.86% toàn thị trường vào năm 2016 và tăng lên 0.88% năm 2017 và sau đó gặp phải sự cạnh mạnh mẽ của đối thủ cạnh tranh trong hoạt động cho vay tiêu dùng do đó đã giảm mạnh tỷ trọng xuống còn 0.79% vào năm 2019 và bức phá tăng trưởng vào năm 2020 tăng trưởng lên mức 0.82%.
- Nhìn chung thị phần tín dụng của ABBank còn chưa đáp ứng đúng kỳ vọng, do chịu sự tác động mạnh mẽ của các ngân hàng khác và cả hình thức cho vay hiện đại như các công ty tài chính Fintech.
Bảng 2.3: Thực trạng nợ xấu KHCN tại ABBank – CN TPHCM Đơn vị tính: tỷ đồng
Tỷ lệ Nợ xấu/Dư nợ TD KHCN 0.51% 0.62% 0.71% 0.77% 0.88% 2.27% 0.77%
(Nguồn: Báo cáo tài chính nội bộ ABBank – CN TPHCM)
Qua số liệu bảng thực trạng tỷ lệ nợ xấu KHCN tại ABBank – CN TPHCM giai đoạn 2016 – 2022 có thể thấy dư nợ xấu tăng liên tục qua các năm và chỉ giảm vào năm 2022.
- Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu rất thấp, chỉ 0.51%, thấp nhất trong khoảng từ năm 2016 đến 2022 và dư nợ tương ứng chỉ 3.77 tỷ đồng Năm 2017 quy mô tăng mạnh lên 6.58 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 0.62% Tương tự với năm 2017, năm 2018 dư nợ tín dụng tăng gần gấp đôi lên mức 2,108 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dịch chuyển lên tới 0.71%, dư nợ tương ứng là 17.59 tỷ đồng Trong giai đoạn 2016 – 2018, tỷ lệ nợ xấu tăng liên tục qua từng năm, tuy nhiên song song đó mặt tích cực ta có thể nhìn thấy được là quy mô bán lẻ đạt mức tăng trưởng rất tốt, đặc biệt dư nợ cuối kỳ 2018 mở rộng gần gấp đôi so với năm 2017.
- Năm 2019 và 2020, tỷ lệ nợ xấu tăng không đáng kể từ 0.71% năm 2018, lên 0.77% năm 2019 và tăng mạnh vào cuối 2020 lên 0.88% trong khi tín dụng cá nhân tăng trưởng chậm lại vào năm 2019 (tăng trưởng từ 2,108 tỷ đồng lên 2,285 tỷ đồng) và lần đầu tiên ghi nhận sự sụt giảm trong suốt giai đoạn từ 2016 – 2020 (quy mô tín dụng cá nhân năm 2020 giảm còn 1,888 tỷ đồng), chất lượng tín dụng sa sút đẩy tỷ lệ nợ xấu lên cực đại trong suốt 5 năm.
- Trong năm 2021, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh lên mức 2.27% tương ứng dư nợ xấu lên đến hơn 47 tỷ đồng, nguồn gốc là do người dân bị ảnh hưởng do dịch bệnh, sản xuất trì trệ và thất nghiệp tăng Tuy nhiên chi nhánh đã cố gắng theo dõi liên tục và hỗ trợ khách hàng kịp thời bằng các biện pháp giảm lãi suất, cơ cấu nợ tạo điều kiện cho khách hàng có thời gian để khôi phục thu nhập, tái vận hành sản xuất, do đó nợ có vấn đề tại ABBank qua các năm luôn nằm trong khuôn khổ kiểm soát của chi nhánh và sau các nổ lực không mệt mỏi những thành công đáng khích lệ vào cuối năm 2022 nợ xấu sụt giảm mạnh về mức 0.77%.
Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân
- Hoàn thành xuất sắc kế hoạch mở rộng kinh doanh và lợi nhuận KHCN hàng năm:
+ Căn cứ kết quả hoạt động hàng năm từ năm 2016 - 2022, ABBank - CN TPHCM đã hoàn thành các tiêu chí đặt ra về lợi nhuận và tăng trưởng quy mô, mặc dù có rất nhiều khó khăn trong trong năm 2019, đặc biệt là 2020 bởi , nhưng tập thể nhân viên mảng cá nhân cũng như ban giám đốc đã có những chỉ đạo điều hành kịp thời hỗ trợ người vay (giảm lãi suất, cơ cấu nợ phù hợp với tình hình thực tế và khó khăn của từng khách hàng; liên lạc, hỏi thăm và đông viên khách hàng), song song với đó phát triển nguồn thu mảng sản phẩm phi tín dụng, bảo hiểm bán chéo (Bảo hiểm FWD, bảo hiểm VNI: các gói bảo hiểm cháy nổ căn hộ, bảo hiểm vật chất ô tô, đặc biệt bảo hiểm khoản vay tín chấp lần đầu được triển khai tuy có những khó khăn nhưng bước đầu đã có những thành công nhất định làm tiền đề phát triển bảo hiểm khoản vay thế chấp có TSBĐ…).
+ Lợi nhuận mảng cá nhân có quá trình vươn mình phát triển rất tốt, tăng tỷ trọng đóng góp trong cơ cấu lợi nhuận của chi nhánh xấp xỉ 50% tổng lợi nhuận toàn chi nhánh vào năm 2020.
- Hoạt động đào tạo chuyên viên quản lý khách hàng :
+ Hoạt động đào tạo được đơn vị chú trọng và chủ động tăng cường bổ sung kiến thức cho người lao động thông qua việc thường xuyên đăng ký tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ về: kỹ năng bán hàng, văn bản nghiệp vụ quy trình mới, sản phẩm mới thông qua các lịch đào tạo dự kiến hàng năm do hội sở gửi trước mỗi năm và chương trình phát sinh hàng quý do có những cập nhật sản phẩm kiến thức mới.
+ Bên cạnh đó tại tại mỗi phòng ban đều có những cuộc họp tổng kết hàng tuần, hàng tháng hoặc đột xuất để kịp thời tổng hợp tình hình kinh doanh, những thuận lợi khó khăn phát sinh trong quá trình kinh doanh, đồng thời cập nhật thường xuyên những vướng mắt về quy trình, thông tin thêm về những điểm mới cập nhật cho toàn thể nhân viên.
- Hoạt động bán hàng, phát triển quy mô khách hàng :
+ Chi nhánh đã có hoạt động bán hàng tăng trưởng tốt liên tục qua các năm nhờ vào sự linh hoạt trong công tác bán hàng thông qua việc chấp nhận giảm bớt NIM lợi nhuận đối với những khách hàng lớn, chấp nhận áp dụng lãi suất sàn của hội sở khuyến nghị của các gói cho vay để phát triển tối đa quy mô khách hàng, dư nợ Mặt khác, tại phòng cá nhân thường xuyên có những cuộc họp có sự chủ trì của ban lãnh đạo quản lý mảng cá nhân với các phòng nghiệp vụ liên quan (quầy giao dịch, phòng hỗ trợ tín dụng, kho quỹ) để kịp thời giải quyết những tồn đọng trong vận hành, nghiệp vụ, từ đó thu hẹp dần thời gian giải quyết các giao dịch, hồ sơ cho khách hàng.
+ Mặt khác, ABBank - CN TPHCM còn tăng cường chào bán các dịch vụ như: bảo hiểm, tài khoản chọn số, thẻ tín dụng … cho tập khách hàng hiện hữu và phát triển nền khách hàng thông qua mối quan hệ trên, công ty đổ lương, người lao động thuộc các đơn vị đang có giao dịch với ABBank.
+ Thông qua các nổ lực trên đơn vị đã có thành quả kinh doanh bán lẻ đáng khích lệ, phát triển tốt qua các năm và chỉ chững lại vào năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19.
- Hoạt động marketing, mở rộng mạng lưới và nhận diện thương hiệu : hiện tại chi nhánh có 7 phòng giao dịch tập trung chủ yếu ở Quận 1, tiếp đến là Tân Bình, Quận 3, Quận 10, Quận 2 tương đối có độ bao phủ khá tốt Trong năm 2020 chi nhánh đã tiến hành thay thế biển hiệu, đặt thêm bảng quảng cáo trong quầy giao dịch, tăng cường quảng cáo qua Facebook bằng cách hưởng ứng chương trình sáng tác ảnh về nhận diện thương hiệu mới do Hội sở Chính tổ chức, thực hiện các chiến dịch ra quân tăng nền khách hàng số, mở ứng dụng ABBank Ditizen, tặng quà có in logo ABBank cho khách hàng đăng ký thông tin thành công…
- Hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ :
+ Chi nhánh thường xuyên đo lường sự hài lòng của khách hàng định kỳ và đột xuất thông qua hoạt động gửi phiếu đánh giá cho khách hàng và gọi điện trực tiếp tới khách hàng.
+ Chi nhánh và hội sở thường xuyên có những lượt kiểm tra đột xuất thông qua khách hàng bí mật gọi điện thoại tư vấn vay vốn, hoặc thực hiện trải nghiệm trực tiếp tại chi nhánh để chấm điểm dịch vụ tại quầy, dịch vụ vay vốn cá nhân để có những phương hướng khắc phục kịp thời, hiệu chỉnh thái độ phục vụ, bồi dưỡng thêm nghiệp vụ nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
+ Mặt khác, Hội sở đang tiến hành giám sát đột xuất tình hình giao dịch tại quầy qua hệ thống camera quan sát và nhắc nhở ngay khi chi nhánh để phát sinh tình trạng để khách hàng phàn nàn, ùn tắc tại quầy, khách hàng phải chờ đợi lâu….
- Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng : Rủi ro tín dụng của chi nhánh được kiểm soát tốt trong giai đoạn 2016 – 2020, cụ thể tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức dưới 0.9% Mặc dù tỷ lệ nợ xấu tăng qua các năm nhưng quy mô cho vay bán lẻ năm 2020 đã mở rộng 2.5 lần so với năm 2016, qua đó cho thấy nợ xấu là rủi ro nội tại luôn tiềm ẩn và luôn song hành trong quá trình mở rộng cho vay Tuy nhiên việc kiềm chế chỉ số này thành công ở những năm 2019 và 2020 không để phát sinh vượt giới hạn đề ra là một quá trình phấn đấu liên tục và miệt mài của toàn thể cán bộ ABBank – CN TPHCM do đây là thời điểm bùng phát dịch bệnh gây ra tác động cực đoan đến toàn bộ các lĩnh vực đời sống nhân dân Trong tương lai, chi nhánh đã định hướng chú trọng xử lý dứt điểm nợ xấu của những khoản vay mất khả năng chi trả; hỗ trợ giảm lãi suất, cơ cấu nợ và điều chỉnh lịch trả nợ đối với những khách hàng có thiện chí, có khả năng tiếp tục trả nợ, qua đó kéo giảm dần tỷ lệ nợ có vấn đề Ngoài ra ở những khoản vay mới, ABBank – CN TPHCM kiên trì với chiến lược mở rộng quy mô cho vay an toàn và thận trọng thông qua những chính sách khuyến khích hàng quý bằng tiền mặt đối với những nhân viên đạt thành tích tốt và kiềm chế nợ xấu, chi động viên kịp thời đối với các vị trí tái thẩm định tín dụng có năng suất lao động tốt….
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân:
+ Quy mô cho vay có đà phát triển tốt, tuy nhiên đã chững lại và giảm vào năm 2020, quá trình mở rộng tín dụng chưa tỷ lệ thuận với năng lực huy động vốn hiện có Hiện nay địa bàn TPHCM tập trung tất cả các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước nên áp lực canh tranh là rất lớn, do đó mặc dù bị tác động của yếu tố khách quan là dịch bệnh nhưng chi nhánh cần có định hướng và những chương trình cho vay ưu việt, cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng.
+ Chi nhánh chỉ chú trọng vào dư nợ tín dụng có bảo đảm, trong khi đó hiện nay các đơn vị đổ lương qua chi nhánh và nhân viên làm việc tại các công ty đối tác đang vay vốn tại ABBank chưa được chú trọng đầu tư Nhu cầu vay tín chấp (vay món, cấp hạn mức thấu chi và thẻ tín dụng) là mảnh đất màu mở, dư địa khai thác vô cùng lớn và đem lại nguồn thu tốt cho tín dụng, qua đó đây chính là cầu nối để giúp tín dụng cá nhân và các dịch vụ đi kèm khác cùng tiến lên.
+ Thị phần tín dụng của ABBank nói chung, cũng như thị phần bán lẻ còn khá khiêm tốn (chiếm dưới 1% tổng nhu cầu của toàn địa bàn TPHCM).
- Quy trình thủ tục cho vay :
+ Quy trình cho vay hiện tại đang phụ thuộc nhiều bộ phận: khâu định giá được thực hiện độc lập ở một phòng tại Hội sở phía Nam, lực lượng khá mỏng do đó áp lực công việc rất lớn do đó hiệu xuất giải quyết hồ sơ khá chậm; tờ trình đề xuất hồ sơ được duyệt tại phòng cá nhân sẽ qua bộ phận tái thẩm định tại chi nhánh: có khoảng 03 cán bộ vận hành hoạt động phân tích tín dụng cho cả đơn vị gồm các phòng giao dịch, phòng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nên việc xử lý hồ sơ còn chậm;….
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP – CHI NHÁNH TPHCM
Định hướng phát triển tín dụng cá nhân hiện nay
3.1.1 Định hướng phát triển của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước : Định hướng phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng: các tổ chức tín dụng đóng vai trò đầu tàu, dẫn dắt hệ thống ngân hàng; hoạt động minh bạch, cạnh tranh, an toàn và hiệu quả bền vững Tạo xúc tác thôi thúc vận dụng khoa học công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp tài chính thành công lâu đời trên thế giới, đồng thời dựa vào điều kiện thực tế của nước nhà để chọn lọc áp dụng vận hành thí điểm và sau khi có kết quả tốt sẽ thực hiện vận hành đại trà trong từng đơn vị Các ngân hàng phải đảm bảo công bằng cho mọi người dân, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước khi tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng, tinh gọn bộ máy giảm các khoản chi không phù hợp tạo nền tảng giảm chi đầu vào, lãi suất giảm, nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài với ưu thể vốn rẻ, mặt khác đẩy lùi tín dụng đen, phát triển kinh tế đất nước.
- NHNN chịu trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ và báo cáo Chính Phủ kết quả thực hiện, đảm bảo kìm chế mục tiêu lạm phát và thất nghiệp phù hợp với từng giai đoạn kinh tế, từ đó tạo cơ chế thúc đẩy thị trường tăng trưởng ổn định.
- Định hướng kinh doanh các tổ chức tín dụng theo hướng giảm dần tỷ lệ tiền gửi và cho vay ngoại tệ có lộ trình về mức 5% vào năm 2030.
- Tăng cường năng lực thể chế, hiệu lực, hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN; mở rộng phạm vi thanh tra, giám sát đến các tập đoàn tài chính dưới hình thức công ty mẹ - con, trong đó công ty mẹ là tổ chức tín dụng; đến cuối năm 2025, thanh tra, giám sát ngân hàng tuân thủ phần lớn các nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả theo Basel.
- Tăng cường phát triển các dịch vụ thanh toán toán không dùng tiền mặt, phát triển thanh toán qua thẻ, qua ứng dụng mobile banking, online banking, ví điện tử,…. và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất phù hợp để đảm bảo quá trình vận hành và khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ; đảm bảo mục tiêu đưa tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán về mức dưới 8% vào năm 2025.
- Tăng cường phát triển mạng lưới các điểm kinh doanh tại những vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn để hỗ trợ tạo điều kiện vực dậy nền kinh tế địa phương, thúc đẩy việc tiếp cận các dịch vụ tài chính của người dân, các doanh nghiệp địa phương, từ đó mở rộng cơ hội việc làm, thu nhập của người dân và đẩy lùi tín dụng đen.
- Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thực trạng của hệ thống qua từng giai đoạn:
+ Giai đoạn 2021 - 2025: o Tiếp tục thực hiện chính sách minh bạch, tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng tạo điều kiện gia nhập và niêm yết trên thị trường chính khoán nước ngoài, qua đó tăng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước. o Phấn đấu đến cuối năm 2025:
- Gia tăng quy mô tổng tài sản của các ngân hàng thương mại, có các ngân hàng trong xếp hạng 100 ngân hàng lớn nhất Châu Á Phấn đấu có ngân hàng niêm yết thành công trên các sàn chứng khoáng thế giới.
- Mặt bằng chung tất cả các ngân hàng thương mại phải hoàn tất Basel II (cả tiêu chuẩn và nâng cao) trong vận hành, hướng tới mục tiêu có ngân hàng áp dụng thành công Basel III;
- Thực hiện mục tiêu gia tăng doanh thu của hoạt động phi tín dụng, thay đổi dần cơ cấu thu nhập truyền thống của các ngân hàng, quá phụ thuộc vào hoạt động tín dụng.
Tỷ lệ thu nhập phi tín dụng/tổng thu nhập mục tiêu tối thiểu là 17%
- Các tổ chức tín dụng thực hiện đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%.
- Các ngân hàng tăng cường thực hiện các chương trình thúc đẩy phát triển tín dụng xanh, giảm phát thải các bon, bảo vệ môi trường và đảm bảo thực hiện phát triển kinh tế bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường Khuyến khích các ngân hàng đề xuất thêm các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm xanh, năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường.
- Nâng cao vị thế của Việt Nam ở các tổ chức quốc tế về tiền tệ, kinh tế, tài chính và ngân hàng [Quyết định 986 của Thủ Tướng Chính Phủ, năm 2018]
3.1.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình:
- Mục tiêu tăng trưởng ổn định, bền vững, chú trọng phát triển bán lẻ bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng SMEs là định hướng phát triển dài hạn của ABBANK Cụ thể trong năm 2020 Mảng cá nhân của ABBANK đã gia tăng tỷ trọng, đóng góp gần 70% trong cơ cấu dư nợ cấp tín dụng của ABBANK năm 2020; Huy động từ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng 53% trong cơ cấu tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng, cho thấy sự dịch chuyển sang bán lẻ khá tương đồng với mảng tín dụng tại ABBANK.
- Trong năm 2020, ABBANK ra quyết định điều chỉnh cơ cấu tổ chức và giá trị cốt lõi để hướng tới các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2021 – 2025 Theo đó, cơ cấu tổ chức và 5 giá trị cốt lõi mới đặc trưng của ABBANK được định hành bởi yếu tố đặt khách hàng là trọng tâm.
- Giá trị cốt lõi mới được ABBANK lựa chọn cho những giá trị và niềm tin chung, bao gồm: Khách hàng là trọng tâm; Nhân sự là tài sản; Cộng tác cùng phát triển; Linh hoạt và thích ứng; Kỷ luật để chiến thắng Các giá trị cốt lõi này hướng đến các yếu tố tiên quyết về khách hàng, đề cao những cống hiến cán bộ nhân viên trong tổ chức cũng như xây dựng các “từ khóa” trong hành động để đạt được các mục tiêu chiến lược nêu trên, đó là cộng tác, linh hoạt, thích ứng và kỷ luật.
- ABBANK đặt mục tiêu trong vòng 4 năm tới sẽ nằm trong top các ngân hàng tư nhân có tỷ suất sinh lời trên vốn (ROE) tốt nhất; thu nhập từ mảng cá nhân là trọng tâm; thu nhập từ dịch vụ (bảo lãnh và FX) đóng góp tỷ trọng cao trong tổng thu nhập thuần Ngân hàng cũng đặt kỳ vọng thu hút 3 triệu khách hàng bán lẻ và mỗi khách hàng sử dụng đa dạng sản phẩm, dịch vụ Bên cạnh đó là bộ máy quản trị ngân hàng hiện đại, năng lực điều hành được nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An Bình –
3.2.1 Cải tiến quy trình thủ tục vận hành:
- Quá trình xem xét phân tích hồ sơ, phê duyệt cho vay cần đảm bảo được tính công chính liêm minh, vận dụng đầy đủ những hướng dẫn, ràng buộc từ hội sở để giảm thiểu tối đa các biến cố bất lợi phát sinh trong khoản vay Trong quá trình xét duyệt khoản vay những cán bộ ở tuyến phòng vệ đầu tiên cần phải rà soát kỹ các chứng từ nguồn trả nợ, xác minh những chứng từ bên vay cung cấp đảm bảo dòng tiền về tài khoản đủ đảm bảo cho khoản vay; hóa đơn, hợp đồng thể hiện mục đích sử dụng nguồn vốn vay phải có thực, phù hợp với quy định của ngân hàng và NHNN từng thời kỳ; đối với tài sản bảo đảm thì các chuyên viên quan hệ khách hàng cần đi thực tế với bộ phận định giá để nắm được vị trí tài sản, tình trạng tài sản phù hợp với chứng từ KH cung cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý tài sản trong quá trình vay của KH, hơn nữa cần kiểm tra kỹ giấy tờ tài sản bảo đảm để hạn chế việc làm giả chứng từ tài sản, … bên cạnh đó trước khi đề xuất hồ sơ các cán bộ khách hàng cần tiếp xúc trao đổi, bàn bạc về phương án vay trực tiếp với khách hàng, tránh việc trao đổi qua các đầu mối mô giới, bên thứ ba, hoặc thẩm định sơ sài chỉ thực hiện qua điện thoại mà không gặp trực tiếp bên vay vì qua quá trình tiếp xúc cán bộ sẽ có cái nhìn sơ bộ được thiện chí trả nợ và hợp tác, yếu tố này có ý nghĩa then chốt khi ra quyết định cho vay, nhưng đây chính là điều khó đánh giá được vì không thể lượng hóa như các yếu tố khác, việc đánh giá mang tính cảm quan cá nhân, lệ thuộc nhiều vào năng lực phán đoán của từng cá nhân khi làm việc.
- Bộ phận tái thẩm định tín dụng cần có sự hỗ trợ bộ phận bán hàng nhiều hơn, do thực tế có khá nhiều hồ sơ áp dụng quy định khá cứng nhắc dẫn đến việc bỏ lỡ không ít các khách hàng tiềm năng, sở hữu thu nhập và tài sản tốt Để thực hiện hỗ trợ cho bộ phận bán hàng tốt hơn thì bộ phận thẩm định cần phối hợp với Ban pháp chế, phòng quản lý sản phẩm, các chuyên gia phê duyệt … để có những tư vấn kịp thời, nhằm hỗ trợ xử lý những tình huống hồ sơ phát sinh được thông suốt, đẩy nhanh tiến độ mà vẫn đảm bảo được tính tuân thủ quy trình nghiệp vụ của ngân hàng.
- Bộ phận xây dựng sản phẩm và Ban pháp chế rủi ro ở Hội sở cần có cơ chế tự chủ, phân quyền cho đơn vị kinh doanh có thể chủ động duyệt hồ sơ (ví dụ các đơn vị có thẩm quyền quyết định mức cho vay từ 5 tỷ trở xuống đối với hồ sơ vay mua dự án bất động sản ABBank liên kết (có pháp lý rõ ràng, đã được định giá sơ bộ, tỷ lệ số tiền vay/giá trị tài sản bảo đảm