1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1179 các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại nh tmcp sài gòn thương tín 2023

84 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín
Tác giả Nguyễn Huỳnh Kiều Giang
Người hướng dẫn TS. Lê Văn Hải
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 107,33 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (13)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (14)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (14)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (14)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (15)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (15)
    • 1.6. Những đóng góp của khóa luận (16)
    • 1.7. Kết cấu của khóa luận (16)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN (12)
    • 2.1. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại (18)
      • 2.1.1. Khái niệm (18)
      • 2.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng (19)
        • 2.1.2.1. Căncứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro (19)
        • 2.1.2.2. Căncứ vào tính chất phát sinh rủi ro (20)
        • 2.1.2.3. Căncứ vào thời điểm phát sinh rủi ro (21)
    • 2.2. Đo lường rủiro tín dụng (21)
      • 2.2.1. Nợ quá hạn và Nợ xấu (22)
      • 2.2.2. Mô hình xếp hạng tín dụng CIC (24)
    • 2.3. Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng (26)
      • 2.3.1. Các nhân tố vĩ mô (26)
        • 2.3.1.1. Môi trường tự nhiên (26)
        • 2.3.1.2. Môi trường kinh tế (27)
        • 2.3.1.3. Môi trường pháp lý (27)
      • 2.3.2. Các nhân tố vi mô (27)
        • 2.3.2.1. Các nhân tố từ nội bộ ngânhàng (28)
        • 2.3.2.2. Các nhân tố từ khách hàngvay (29)
    • 2.4. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng (31)
      • 2.4.1. Đối với nền kinh tế (31)
      • 2.4.2. Đối với ngân hàng (32)
      • 2.4.3. Đối với khách hàng (33)
    • 2.5. Một số nghiên cứu liên quan (33)
      • 2.5.1. Các nghiên cứu trong nước (33)
      • 2.5.2. Các nghiên cứu nướcngoài (36)
      • 2.5.3. Khe hở nghiên cứu (38)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (12)
    • 3.1. Mô hình nghiên cứu (39)
      • 3.1.1. Mô hình Binary Logistic (39)
      • 3.1.2. Mô tả và giải thích các biến trong mô hình (40)
    • 3.2. Giả thuyết nghiên cứu (42)
    • 3.3. Dữ liệu nghiên cứu (45)
    • 3.4. Phương pháp nghiên cứu (45)
      • 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu (45)
      • 3.4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu (46)
        • 3.4.2.1. Cơ cấu mẫu theo khả năng tài chính của khách hàng đi vay (46)
        • 3.4.2.2. Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm của khách hàng đi vay (47)
        • 3.4.2.3. Cơ cấu mẫu theo tỉ lệ vốn vay/giá trị tài sản đảm bảo (48)
        • 3.4.2.4. Cơ cấu mẫu theo lịch sử vay vốn của khách hàng (48)
        • 3.4.2.5. Cơ cấu mẫu theo tình hình sử dụng vốn vay (0)
        • 3.4.2.6. Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (49)
        • 3.4.2.7. Cơ cấu mẫu theo số lần kiểm tra, giám sát khoản vay (50)
      • 3.4.3. Phân tích tương quan (50)
      • 3.4.4. Phân tích hồi quy (51)
    • 3.5. Quy trình nghiên cứu (51)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (12)
    • 4.1. Kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (52)
      • 4.1.1. Khái quát chung về Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín 41 4.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank từ 2019 đến 2021.43 4.1.3. Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (0)
    • 4.2. Kết quả nghiên cứu (58)
      • 4.2.1. Kết quả thống kê mô tả (58)
      • 4.2.2. Kết quả phân tích tương quan Pearson (60)
      • 4.2.3. Kết quả hồi quy Binary Logistic (61)
        • 4.2.3.1. Kiểm định tính phù hợp của mô hình (61)
        • 4.2.3.2. Kiểm định tính chính xác của mô hình ........................................51 4.2.3.3. Kiểm định ý nghĩa thống kê của biến độc lập lên biến phụ thuộc .52 (62)
    • 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu (63)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (12)
    • 5.1. Kết luận (68)
    • 5.2. Hàm ý chính sách (70)
      • 5.2.1. Đối với Tỉ lệ Vốn vay/Giá trị Tài sản đảm bảo (70)
      • 5.2.2. Đối với Khả năng tài chính của khách hàng vay (71)
      • 5.2.3. Đối với Kinh nghiệm của khách hàng vay (72)
      • 5.2.4. Đối với Kinh nghiệm của cán bộ cho vay (72)
      • 5.2.5. Đối với Sử dụng vốn vay (0)
    • 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo (74)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................65 (76)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN

Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

Một số tác giả trong và ngoài nước đã có những định nghĩa về rủi ro tín dụng được ghi nhận trong các công trình nghiên cứu, tài liệu đã xuất bản của mình, cụ thể:

Theo R.S Raghavan (2003), rủi ro tín dụng là việc bên đi vay ngân hàng không đáp ứng được nghĩa vụ trả nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận, luôn luôn có khả năng người đi vay vì lý do này hay lý do khác mà không trả được nợ, dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Theo Abedalfattah Zuhair Al-abedallat (2016), rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng đi vay không thanh toán phí bảo hiểm, lãi suất hoặc một phần của khoản vay tại thời điểm được xác định trong hợp đồng tín dụng.

Jilek trong một bài nghiên cứu vào năm 2000 đã cho rằng rủi ro tín dụng là rủi ro mất mát do sự vỡ nợ không đáp ứng được nghĩa vụ của mình theo các điều kiện của hợp đồng và gây ra thiệt hại cho chủ nợ Các nghĩa vụ này phát sinh từ hoạt động cho vay, hoạt động thương mại và đầu tư, thanh toán và quyết toán các giao dịch chứng khoán trên tài khoản của mình và tài khoản nước ngoài (Spuchľáková và cộng sự, 2015). Theo Investopia (2022), rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất do người đi vay không trả được các khoản vay hoặc không đáp ứng được các nghĩa vụ theo hợp đồng, nói cách khác, rủi ro tín dụng đề cập đến việc người cho vay có thể không nhận lại được số tiền gốc và lãi đã cho vay, dẫn đến dòng tiền bị gián đoạn và tăng chi phí cho việc thu nợ.

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, rủi ro tín dụng đã được định nghĩa là những tổn thất do khách hàng vay không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của khoản vay (Nguyễn Văn Tiến, 2010) Một định nghĩa khác về rủi ro tín dụng tại Việt Nam là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc không hoàn trả gốc so với thời gian ấn định trong hợp đồng tín dụng (Hồ Diệu, 2002).

Theo khoản 24 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN, rủi ro tín dụng được định nghĩa là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Nhìn chung, những khái niệm trên đều có ý kiến đồng thuận rằng rủi ro tín dụng là nguy cơ xảy ra tổn thất của ngân hàng do người đi vay không có khả năng thanh toán khoản gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn theo những cam kết trong hợp đồng tín dụng Rủi ro tín dụng không chỉ xuất phát từ hoạt động cho vay mà còn từ nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như bảo lãnh, tài trợ thương mại, cho vay liên ngân hàng, Đây là loại rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình cấp và sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, không chỉ gây ra những tổn thất về mặt lợi nhuận cho ngân hàng mà còn gây ra những bất ổn về kinh tế - xã hội trong trường hợp tình hình nợ xấu căng thẳng khiến ngân hàng rơi vào tình trạng mất cân bằng nguồn vốn, mất khả năng thanh toán có thể dẫn đến phá sản.

Rủi ro tín dụng luôn được coi là rủi ro phức tạp và khó xử lý nhất có thể xảy ra trong các hoạt động của ngân hàng, nếu không được phát hiện và giải quyết kịp thời, rủi ro tín dụng có khả năng sẽ khiến ngân hàng thương mại phải đối mặt với hàng loạt rủi ro khác, dẫn đến các bất ổn khó lường trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Hiện nay, các ngân hàng thương mại vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để khả năng xảy ra tổn thất này.

2.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng

2.1.2.1 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân thành hai loại là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục, trong đó:

Rủi ro giao dịch là rủi ro gắn với một giao dịch cụ thể của khách hàng với ngân hàng, thường xuất phát từ những hạn chế trong quá trình đánh giá khách hàng trước khi quyết định cấp tín dụng, xét duyệt khoản cấp tín dụng và thực hiện giao dịch Rủi ro giao dịch bao gồm:

• Rủi ro lựa chọn: là rủi ro phát sinh trong quá trình các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đánh giá, thẩm định khoản vay nhằm lựa chọn ra phương án vay vốn thích hợp và hiệu quả nhất dành cho khách hàng để ra quyết định cấp tín dụng.

• Rủi ro bảo đảm: là rủi ro phát sinh từ những hạn chế, lỗ hỏng trong bộ tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho khoản cấp tín dụng.

• Rủi ro tác nghiệp: là rủi ro đến từ sự chủ quan của cán bộ tín dụng trong quá trình theo dõi và xử lý khoản vay, thiếu kiểm soát trong công tác quản lý tín dụng của ngân hàng hoặc nguy cơ liên quan đến hệ thống, quy trình nghiệp vụ.

Rủi ro danh mục là rủi ro đến từ những hạn chế trong công tác quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành hai loại rủi ro nội tại và rủi ro tập trung:

• Rủi ro nội tại: là rủi ro hình thành từ các yếu tố, đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn riêng biệt của từng cá thể đi vay khác nhau, môi trường ngành hoặc lĩnh vực kinh tế.

• Rủi ro tập trung: là rủi ro hình thành do những chính sách cấp tín dụng thiếu đúng đắn của ngân hàng thương mại, tập trung nguồn vốn quá nhiều vào một khách hàng; các doanh nghiệp cùng hoạt động trong cùng một ngành, một lĩnh vực kinh tế.

2.1.2.2 Căn cứ vào tính chất phát sinh rủi ro

Căn cứ theo tính chất phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan, cụ thể:

Đo lường rủiro tín dụng

Rủi ro tín dụng được hiểu đơn giản là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng luôn là vấn đề nan giải đối với các ngân hàng thương mại vì hoạt động tín dụng là một trong các hoạt động chủ chốt, có đóng góp đáng kể vào doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại hiện nay đã dựa trên việc xem xét, đánh giá các chỉ tiêu phản ánh tình hình nợ xấu cũng như áp dụng các mô hình đo lường, kiểm soát rủi ro nhằm hạn chế tối đa khả năng xảy ra rủi ro tín dụng tại ngân hàng.

2.2.1 Nợ quá hạn và Nợ xấu

Tại Việt Nam, thông thường các ngân hàng thương mại sử dụng các chỉ tiêu về nợ quá hạn, nợ xấu để đánh giá rủi ro tín dụng của một khoản vay Theo Phạm Thái Hà

(2017) trong bài nghiên cứu về chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại, nợ quá hạn được định nghĩa là rủi ro phát sinh khi người vay không có khả năng trả một phần hoặc toàn bộ khoản vay cho ngân hàng vào thời hạn trả nợ đã cam kết trước đó; nợ xấu được định nghĩa là khoản tiền ngân hàng đã cho khách hàng vay mà không thể thu hồi được do khách hàng làm ăn thua lỗ hoặc vì nguyên nhân nào đó dẫn đến mất khả năng thanh toán, hai chỉ tiêu này thông thường được phân biệt dựa trên thời gian quá hạn của khoản vay, thời gian quá hạn trên 90 ngày sẽ phải xem xét chuyển nhóm nợ xấu.

Bên cạnh đó, một số tác giả nghiên cứu về giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam cũng đề cập đến mức độ phổ biến và thường dùng của hai chỉ tiêu này khi đánh giá rủi ro tín dụng Cụ thể, theo Nguyễn Lan Khanh

(2010), chỉ tiêu nợ quá hạn và kết quả phân loại nợ thông thường sẽ được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại Cũng theo tác giả này, nợ quá hạn được định nghĩa là những khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ tiêu chuẩn để được gia hạn nợ; trong khi nợ xấu được định nghĩa là những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo kết quả phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo Nguyễn Thị Thùy Dương (2014), các tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng của NHTM bao gồm: nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ; tỷ lệ nợ xấu trên tổng vốn chủ sở hữu; nợ có vấn đề, cần cảnh báo sớm Theo Hồ Thị Thu Hương (2020), các chỉ tiêu xác định rủi ro tín dụng bao gồm: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn, tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn, cơ cấu nợ quá hạn, khả năng thu hồi nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng, tỷ lệ xóa nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Nợ quá hạn được phản ánh thông qua hai chỉ tiêu:

- Tỷ lệ nợ quá hạn = (Số dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ) * 100%

- Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn trên tổng khách hàng có dư nợ = (Số khách hàng có nợ quá hạn/Tổng số khách hàng có dư nợ) * 100%

Nợ xấu được phản ánh thông qua ba chỉ tiêu:

- Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dư nợ

- Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu = Nợ xấu/Vốn chủ sở hữu

- Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất = Nợ xấu/Quỹ dự phòng tổn thất

Theo Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được ban hành theo Quyết định số

493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Nợ quá hạn là “Khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn” Nợ xấu là “Các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 mục Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.”

Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ như sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2, Điều này.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

2.2.2 Mô hình xếp hạng tín dụng CIC

Xếp hạng tín dụng được hiểu đơn giản những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng của khoản vay dựa trên bảng chấm điểm theo kí hiệu được hình thành trên cơ sở thể hiện được thiện chí thanh toán của khách hàng Tại Việt Nam, hệ thống chấm điểm này được ghi nhận bởi CIC – Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam, một tổ chức trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, nắm được nguồn thông tin tổng hợp về tình hình tín dụng của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, CIC có lợi thế nhất để có thể chấm điểm tín dụng và tạo ra bảng xếp hạng tín dụng minh bạch và chính xác nhất (Tin tức tài chính, 2018) Mục đích của hệ thống chấm điểm này là giúp các ngân hàng thương mại dự đoán được rủi ro tín dụng có thể xảy ra và có cái nhìn đúng đắn trong việc xác định hạn mức cũng như lãi suất cho vay phù hợp.

Theo Lê Thị Thanh Tân và Đặng Thị Việt Đức (2017), CIC có lợi thế về nguồn dữ liệu, có thể nắm được nguồn thông tin tổng hợp về tình hình tín dụng của các ngân hàng thương mại, có khả năng hỗ trợ hệ thống các ngân hàng trong hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng Trên thực tế, rất nhiều ngân hàng thương mại tại Việt Nam sử dụng hệ thống CIC để tra cứu, xem xét lịch sử quan hệ tín dụng của ngân hàng trước khi ra quyết định lập hồ sơ, xét duyệt cho vay Tính đến tháng 7/2021, số lượng đơn vị tham gia hệ thống là hơn 1200 đơn vị, trong đó có 44 ngân hàng thương mại; số lượng báo cáo thông tin tín dụng cung cấp cho các tổ chức tín dụng từ 2008 đến

2018 là hơn 40 triệu báo cáo (CICB, 2021)

Bảng tiêu chí chấm điểm khách hàng cá nhân CIC như sau:

Bảng 2.1 Bảng tiêu chí chấm điểm khách hàng cá nhân CIC

Tiêu chí Số điểm tối đa Số điểm tối thiểu Chấm điểm tín dụng (Chiếm 100%)

I Số dư nợ và tình trạng nợ

I.2 Số lượng các tổ chức tín dụng hiện đang còn nợ 60 40

I.3 Nhóm nợ cao nhất hiện tại 160 -30

I.4 Kỳ hạn trả nợ gốc 40 30

II Lịch sử trả nợ

II.1 Số tháng xuất hiện nợ không đủ tiêu chuẩn trong

II.2 Số năm có nợ xấu trong quan hệ tín dụng trong 3 năm gần nhất 120 0

II.3 Số tổ chức tín dụng có nợ xấu trong 3 năm gần nhất 120 20

III Lịch sử quan hệ tín dụng

III.1 Số năm có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng 30 20

III.2 Số lần vay nợ mới trong 3 năm gần nhất 40 30

Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng của CIC như sau:

Bảng 2.2 Bảng xếp hạng tín dụng CIC

Tổng điểm Khoảng cách điểm Xếp hạng tín dụng Điểm từ 150 - 321 Khoảng cách 171 Rủi ro rất cao (E) Điểm từ 322 - 430 Khoảng cách 108 Rủi ro cao (D) Điểm từ 431 - 569 Khoảng cách 138 Rủi ro trung bình (C) Điểm từ 570 - 679 Khoảng cách 109 Rủi ro thấp (B) Điểm từ 680 - 750 Khoảng cách 70 Rủi ro rất thấp (A)

Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng

2.3.1 Các nhân tố vĩ mô

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng từ môi trường tự nhiên phần lớn đều mang tính chất bất khả kháng, khó dự đoán và đo lường như thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, lũ lụt, không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại mà nghiêm trọng hơn còn có khả năng tác động tiêu cực đến các hoạt động khác của nền kinh tế - xã hội.

Theo hai bài nghiên cứu về tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng của Laxmi Koju, Ram Koju, Shouyang Wang (2020) và Ričardas Mileris (2015), các tác giả đều đồng ý rằng chu kỳ kinh tế là một trong các yếu tố có tác động trực tiếp đến rủi ro tín dụng, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái Cụ thể, trong trường hợp suy thoái kinh tế khiến nhu cầu về danh mục cho vay giảm, điều này dẫn đến sự sụt giảm các giao dịch kinh tế khiến cho doanh thu của các chủ thể đi vay chịu ảnh hưởng tiêu cực, cản trở khả năng trả nợ và làm tăng nguy cơ chuyển nợ xấu của khoản vay.

Bên cạnh đó, những thay đổi các chính sách về kinh tế do Chính phủ ban hành như chính sách tài chính tiền tệ, chính sách đối ngoại, chính sách thuế hoặc xuất nhập khẩu cũng có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Ngoài ra, theo Das và Ghosh (2007) cho rằng lãi suất thực tăng cao cũng là một yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến khả năng hình thành rủi ro tín dụng, điều này sẽ dẫn đến việc chi phí vốn của người đi vay tăng và khiến họ mất cân bằng tài chính, khó có thể hoàn trả nợ vay đúng hạn.

Ngân hàng là một chủ thể hoạt động dựa trên sự phát triển ổn định của nền kinh tế, có thể nói tất cả các hoạt động của ngân hàng đều gắn liền với việc lưu chuyển dòng tiền, vì vậy, các ngân hàng thương mại cần có một môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo an toàn Cụ thể, mỗi hợp đồng tín dụng được kí kết tại ngân hàng đều phải được xét duyệt trên cơ sở tuân thủ theo các quy định của pháp luật, mỗi hoạt động tín dụng của ngân hàng đều phải chịu sự giới hạn, quản lý dưới khuôn khổ pháp luật Chính vì vậy, một môi trường pháp lý chưa đủ hoàn thiện, không đồng bộ sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ra những tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như cho các đối tượng có ý định xấu cơ hội lách luật dẫn đến việc rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng cao khó kiểm soát.

2.3.2 Các nhân tố vi mô

2.3.2.1 Các nhân tố từ nội bộ ngân hàng

• Quy trình, chính sách của ngân hàng:

Quy trình vay vốn, chính sách tín dụng là trợ thủ đắc lực cho cán bộ tín dụng xác định được phương hướng đúng đắn khi thực hiện nghiệp vụ Một bộ quy trình, chính sách cấp tín dụng thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ, không có tính định hướng và không phù hợp với nhu cầu của khách hàng cũng như những thay đổi về kinh tế - xã hội có thể dẫn đến những sai sót trong nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, tạo ra khe hở lách luật cho các đối tượng xấu có cơ hội chiếm đoạt vốn ngân hàng.

Bên cạnh đó, Berger và Deyoung (1997) khi nghiên cứu về các khoản nợ có vấn đề đã cho rằng khi ngân hàng không chú trọng vào quá trình thẩm định và giám sát khoản vay sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng chi phí hoạt động trong ngắn hạn nhưng đổi lại, rủi ro tín dụng, đặc biệt là nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng cao trong tương lai Mục tiêu của việc kiểm tra, giám sát sau cho vay là kiểm tra việc tuân thủ các điều khoản cam kết của khách hàng với ngân hàng đồng thời kịp thời phát hiện những thay đổi có thể ảnh hưởng đến nguồn trả nợ cũng như khả năng trả nợ của khách hàng Việc ngân hàng thực hiện không chặt chẽ trong quá trình kiểm tra, giám sát sẽ rất rủi ro khi không phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh sau giải ngân Mặt khác, vấn đề còn lơ là, chưa tuân thủ chặt chẽ các quy định của Ngân hàng Trung ương về đảm bảo an toàn vốn cũng có thể gây ra rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, đối với các chính sách đầu tư và danh mục cho vay, việc tập trung quá nhiều nguồn lực vào một ngành, một lĩnh vực kinh tế, thiếu cân bằng về nguồn vốn và tỷ trọng cho vay cũng là những dấu hiệu hình thành nên rủi ro tín dụng, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình nợ xấu của ngân hàng.

• Vấn đề kỹ thuật – công nghệ:

Trong thời đại số hóa, các công cụ, phần mềm kỹ thuật – công nghệ đã trở thành nhân tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng, phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng như nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại, công nghệ càng hiện đại, ngân hàng sẽ càng dễ dàng hơn trong việc sàng lọc các đối tượng khách hàng dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin, hạn chế tối đa việc cấp tín dụng sai đối tượng, giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra Ngược lại, hệ thống công nghệ thông tin tụt hậu không chỉ khiến rủi ro tín dụng của ngân hàng trở nên khó kiểm soát mà còn giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng thương mại khác trên thị trường.

• Chất lượng cán bộ ngân hàng:

Có thể nói, nhân tố con người là nhân tố có vai trò đặc thù và chưa thể thay thế ở thời điểm hiện tại với bất kì một ngành nghề kinh doanh nào Trong cục diện nền kinh tế, ngân hàng được coi là một ngành chủ chốt, có ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu chuyển tiền tệ, làm tiền đề cho các hoạt động kinh doanh khác có cơ hội mở rộng phát triển. Chính vì vậy, cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng không chỉ cần có trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm xem xét khách hàng, đánh giá khoản vay, thẩm định tài sản để có thể đưa ra những quyết định, phương án cho vay hiệu quả mà còn cần phải đáp ứng được các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo tuân thủ theo các quy định pháp luật, luôn tỉnh táo trước những tình huống có thể xảy ra khi thực hiện nghiệp vụ cũng như đối mặt với khách hàng Một cán bộ tín dụng không đủ điều kiện chuyên môn hoặc có nhân phẩm, đạo đức yếu kém hoàn toàn có khả năng khiến các khoản vay của ngân hàng rơi vào tình trạng mất vốn, chuyển nhóm nợ gây ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của ngân hàng.

2.3.2.2 Các nhân tố từ khách hàng vay

• Khả năng tài chính của khách hàng vay:

Năng lực tài chính của khách hàng trong bất kì trường hợp xin cấp tín dụng nào cũng là một nhân tố bắt buộc phải xem xét, không thể bỏ qua Đối với mỗi ngân hàng thương mại, mỗi cán bộ tín dụng, vấn đề quan trọng và đáng quan tâm nhất về khách hàng họ tiếp nhận chính là khả năng trả nợ Các ngân hàng thương mại cần xem xét, kiểm tra đầy đủ và cẩn thận tình hình làm việc, năng lực tài chính cũng như các nguồn vốn trả nợ của khách hàng, đảm bảo tài chính của khách hàng ổn định, an toàn và đủ khả năng thanh toán khoản vay đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng, hạn chế tối đa các vấn đề nợ quá hạn, nợ xấu.

Một số nghiên cứu có liên quan trước đây của các tác giả Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011); Hồ Thị Thu Hương (2020); Bùi Hữu Phước, Ngô Thành Danh và Ngô Văn Toàn (2018) về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cũng cho ra kết quả rằng khả năng tài chính, năng lực trả nợ của khách hàng là một biến có ý nghĩa thống kê, có tác động trực tiếp đến sự hình thành rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.

• Vấn đề uy tín, đạo đức của khách hàng:

Bên cạnh những nhân tố về tình hình tài chính, pháp lý của khách hàng, thì các ngân hàng thương mại còn phải chú trọng đến đạo đức của khách hàng vay Hiện nay, không ít khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện cho vay của ngân hàng nhưng sau khi được cấp tín dụng lại luôn cố ý trốn tránh trách nhiệm, không có ý thức trả nợ, không thực hiện các điều khoản cam kết trong hợp đồng, ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ tín dụng phụ trách cũng như khiến các khoản chi phí sử dụng cho việc quản lý nợ của ngân hàng tăng cao.

Một trường hợp khác có liên quan đến vấn đề đạo đức của khách hàng đối với ngân hàng là các hạn chế về thông tin bất cân xứng, khách hàng cố ý đưa thiếu thông tin hoặc đưa thông tin sai lệch trong quá trình cán bộ tín dụng thu thập, xem xét khoản vay sẽ khiến cán bộ tín dụng khó có thể đánh giá chính xác về tư cách khách hàng, tài sản bảo đảm, mục đích vay vốn, gây nên rủi ro cho khoản cấp tín dụng.

• Tình hình sử dụng vốn vay:

Mọi phương án vay vốn khi được cung cấp cho ngân hàng đều phải trình bày rõ mục đích vay vốn của khách hàng nhằm giúp ngân hàng có thể đánh giá và xem xét cấp tín dụng Khi xét duyệt mục đích vay vốn cũng như phương án vay vốn của khách hàng thì các ngân hàng sẽ phải có công tác chuẩn bị trước cho các rủi ro có thể gặp phải và dự phòng phương án khắc phục Chính vì vậy, việc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích vay có ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng Trong trường hợp khách hàng không thực hiện, thực hiện sai cam kết về phương án sử dụng vốn vay hoặc sử dụng vốn vào nhiều mục đích khác nhau không đề cập trong hợp đồng tín dụng, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ vay, có thể khiến ngân hàng phải tiêu tốn nhiều chi phí hơn cho việc quản lý nợ hoặc thậm chí là rơi vào tình trạng mất vốn.

Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng

2.4.1 Đối với nền kinh tế

Như đã đề cập trước đó, ngân hàng là một ngành có tính chất đặc thù, phát triển hoặc trì trệ phụ thuộc vào những biến động của nền kinh tế nhưng đồng thời cũng là một chủ thể nắm vai trò chủ chốt, phục vụ cho sự mở rộng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh doanh của nền kinh tế Nói cách khác, hoạt động của ngân hàng thương mại gắn liền, không thể tách rời khỏi nền kinh tế và ngược lại Mặt khác, dù là đối thủ trên thị trường nhưng các ngân hàng thương mại vẫn không tránh khỏi có những mối quan hệ mật thiết với nhau về hoạt động kinh doanh, chịu ảnh hưởng lẫn nhau.

Do tính chất đặc thù này mà sự đổ vỡ của một ngân hàng thương mại có thể kéo theo những ảnh hưởng khó lường đến toàn bộ hệ thống ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế xã hội nói chung Trên thực tế, khi một ngân hàng tuyên bố phá sản sẽ dẫn đến tâm lý hoang mang, lo sợ của số đông khách hàng đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng phá sản và cả khách hàng của các ngân hàng khác, thông thường, khách hàng sẽ sinh ra ý muốn rút tiền về để tránh khả năng mất vốn, điều này sẽ khiến toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong việc cân bằng nguồn vốn sẵn có để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính, tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế.

Rủi ro làm giảm thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng: rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng không có khả năng chi trả cho khoản vay, ngân hàng không thể thu lại được các khoản phí, số vốn gốc và lãi đúng thời hạn quy định trên hợp đồng tín dụng trong khi vẫn phải thanh toán cho các khoản khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Mặt khác, trong trường hợp khách hàng không có thiện chí hoặc không có khả năng trả nợ, ngân hàng buộc phải tăng chi phí cho việc quản lý và thu hồi nợ, điều này càng gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được.

Ngoài ra, các khoản nợ quá hạn của ngân hàng đều phải thực hiện trích dự phòng theo quy định tùy thuộc vào giá trị của khoản vay, tỷ lệ trích dự phòng nợ quá hạn càng lớn, lợi nhuận thu được của ngân hàng sẽ càng giảm, khiến cho các chính sách đầu tư của ngân hàng rơi vào tình trạng ngưng trệ, không thể tiếp tục do nguồn vốn bị ảnh hưởng Như vậy, rủi ro tín dụng không chỉ gây tổn thất tài chính mà còn hạn chế khả năng mở rộng tín dụng, khiến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng giảm sút. Nghiêm trọng hơn còn có thể gây ra mất cân bằng nguồn vốn, dẫn đến tình trạng phá sản ngân hàng.

Rủi ro làm mất uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng: việc tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ quá cao do rủi ro tín dụng khó kiểm soát sẽ khiến uy tín của ngân hàng sụt giảm nghiêm trọng trong mắt khách hàng và nhà đầu tư do tính chất nhạy cảm về dòng tiền trong hoạt động của ngân hàng Nghiêm trọng hơn, khi một ngân hàng bị đưa vào diện kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước do tỷ lệ nợ xấu vượt mức quy định, ngân hàng sẽ đánh mất đi khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác vì một trong những nhân tố quan trọng nhất khi khách hàng chọn sử dụng dịch vụ của ngân hàng là đảm bảo an toàn và có khả năng sinh lời.

Rủi ro làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng: trước tình hình uy tín ngân hàng sụt giảm nghiêm trọng, hệ lụy kéo theo chính là việc huy động vốn từ khách hàng sẽ trở thành vấn đề khó khăn dẫn đến khả năng thanh toán của ngân hàng cũng sẽ phải chịu rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực Nếu ngân hàng không thể kịp thời đưa ra các phương án ứng phó hiệu quả và phù hợp sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng mất ổn định về tài chính, thậm chí là phá sản.

2.4.3 Đối với khách hàng Đối với khách hàng trực tiếp liên quan đến khoản vay có rủi ro tín dụng, uy tín và mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do lịch sử nợ xấu của khách hàng đều được ghi nhận đầy đủ trên hệ thống nội bộ của các ngân hàng thương mại Trong tương lai khi khách hàng có ý định muốn xin cấp tín dụng ở các tổ chức tín dụng khác cũng sẽ rất khó khăn do không đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn. Đối với các khách hàng khác trên thị trường, khi một ngân hàng phải chịu ảnh hưởng từ rủi ro tín dụng quá cao, khả năng thanh toán và lợi nhuận sụt giảm, ngân hàng sẽ phải có các biện pháp hạn chế cấp tín dụng, áp dụng các chính sách lãi suất cao hơn nhằm bù đắp những tổn thất phải gánh chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của khách hàng.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở tham khảo và kế thừa một số nghiên cứu tương đồng của các tác giả Nguyễn Duy Khoa (2017), Hồ Thị Thu Hương (2020), Bùi Hữu Phước, Ngô Thành Danh và Ngô Văn Toàn (2018), Ngô Thị Phương Dung (2021), Nguyễn Thị Thùy Dương (2014), em quyết định chọn mô hình hồi quy Binary Logistic để thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín”.

Mô hình Binary Logistic hay còn gọi là mô hình hồi quy nhị phân là mô hình khá phổ biến trong nghiên cứu dùng để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra Đặc trưng của hồi quy nhị phân là biến phụ thuộc chỉ có hai giá trị là: 0 và 1 (Phạm Lộc, 2019). Phương trình hồi quy nhị phân Binary Logistic được viết dưới dạng:

• Y là biến phụ thuộc, là khả năng xảy ra rủi ro tín dụng được đo lường bằng hai giá trị 0 và 1 (1 là có rủi ro và 0 là không có rủi ro) Trong nghiên cứu này, tác giả xác định các khoản vay có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm nợ từ nhóm 02 đến 05 và những khoản vay không có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm 01 theo Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được ban hành theo Quyết định số

493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

• X 1 , X 2 , là các biến độc lập.

• β1, β2, là hệ số hồi quy riêng tương ứng với các biến độc lập.

• ɛ là sai số của mô hình.

3.1.2 Mô tả và giải thích các biến trong mô hình

Rủi ro tín dụng (RRTD – Y): trong mô hình này, biến phụ thuộc được đo lường trên cơ sở xác định khả năng xảy ra rủi ro tín dụng của khoản cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Theo đó, khoản vay có rủi ro sẽ nhận giá trị = 1 và khoản vay không có rủi ro sẽ nhận giá trị = 0 (Các khoản vay có rủi ro là khoản vay thuộc nhóm nợ từ nhóm 02 đến 05 và các khoản vay không có rủi ro là khoản vay thuộc nhóm 01 theo Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày

22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.)

Trên cơ sở xem xét tình hình rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín và kế thừa kiến thức từ các nghiên cứu trước, em đã chọn ra bảy nhân tố sau đây để thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín”, được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.1 Bảng mô tả biến độc lập

Biến độc lập Giải thích biến Đơn vị tính Dấu kỳ vọng

Khả năng tài chính của khách hàng đi vay

Là số vốn tự có của khách hàng trên tổng số vốn vay tại thời điểm xin vay vốn ngân hàng.

Kinh nghiệm Là số năm làm việc của khách (năm) (-) làm việc của khách hàng đi vay (X2) hàng hoặc số năm gắn bó với ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

Số tiền vay/Giá trị Tài sản đảm bảo (X3)

Là tổng số tiền vay của khách hàng trên giá trị tài sản đảm bảo (%) (+)

Là quan hệ tín dụng của khách hàng với Sacombank hoặc tổ chức tín dụng khác trong quá khứ và ở hiện tại (có = 1; không = 0).

Tuân thủ sử dụng vốn vay

Là việc khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết hay không (có = 1; không = 0) (-)

Kinh nghiệm của cán bộ cho vay (X6)

Là số năm công tác trong vị trí tín dụng của cán bộ phụ trách (năm) (-)

Kiểm tra, giám sát khoản vay

Là tổng số lần kiểm tra khoản vay tính từ thời điểm giải ngân đến khi chuyển thành nợ quá hạn hoặc tổng số lần kiểm tra khoản vay tính từ thời điểm giải ngân đến hiện tại (đối với khách hàng cá nhân không có nợ quá hạn).

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

• Phương trình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân:

Ln íểSy l = p 0 + P 1 KNTC + P 2 KNKHDV + P 3 TSDB + P 4 LSVV +

Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Khả năng tài chính của khách hàng đi vay có mối quan hệ nghịch chiều

(-) với khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.

Trong nghiên cứu này, khả năng tài chính của khách hàng đi vay được đánh giá thông qua tỷ lệ nguồn vốn tự có trên tổng số vốn vay của khách hàng, năng lực tài chính trong bất kì trường hợp xin cấp tín dụng nào cũng là mối quan tâm hàng đầu của cán bộ tín dụng, điều kiện này là nhân tố quan trọng nhất để ngân hàng xem xét khả năng trả nợ, nguồn trả nợ của khách hàng để ra quyết định cấp tín dụng hay không Năng lực tài chính của khách hàng càng mạnh, điều kiện đảm bảo cho khoản vay càng cao và khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp.

Giả thuyết 2: Kinh nghiệm làm việc của khách hàng đi vay có mối quan hệ nghịch chiều (-) với khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.

Kinh nghiệm làm việc của khách hàng đi vay trong trường hợp này được đo lường dựa trên số năm làm việc của khách hàng Trên thực tế, các ngân hàng thương mại khi xem xét khách hàng sẽ có xu hướng ưu tiên chọn xét duyệt cho khách hàng có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành, điều này thể hiện uy tín cũng như mức độ ổn định, an toàn về nguồn trả nợ của khách hàng Kết quả của một số nghiên cứu trước cho thấy kinh nghiệm của khách hàng đi vay càng cao, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại.

Giả thuyết 3: Số tiền vay/Giá trị Tài sản đảm bảo có mối quan hệ thuận chiều (+) với khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.

Trên thực tế, bất kỳ một khoản vay nào của ngân hàng đều sẽ chứa đựng một số rủi ro nhất định và cách mà các ngân hàng thương mại hiện nay áp dụng để hạn chế tối đa rủi ro xảy ra là đưa ra các điều kiện về tài sản đảm bảo Tỷ lệ Số tiền vay so với Giá trị của tài sản đảm bảo càng cao thể hiện mức độ an toàn của khoản vay càng thấp, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng cao và ngược lại.

Giả thuyết 4: Lịch sử vay vốn có mối quan hệ nghịch chiều (-) với khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.

Trong bất kì trường hợp xin cấp tín dụng nào, cán bộ tín dụng đều phải thực hiện kiểm tra lịch sử vay vốn của khách hàng, xem xét tình hình thanh toán nợ cũng như tình hình nợ xấu để có được những đánh giá chính xác nhất về khả năng tài chính, quan hệ tín dụng và thiện chí trả nợ của khách hàng Thông thường khi phát hiện khách hàng có lịch sử nợ xấu, các ngân hàng thương mại sẽ từ chối cho vay để hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong tương lai nên ở bài nghiên cứu này, em chỉ xem xét tình hình vay vốn và thanh toán nợ của khách hàng để kiểm tra khả năng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của nhân tố này Khách hàng được chấp nhận cấp tín dụng ở ngân hàng vay vốn hoặc các ngân hàng khác trong quá khứ, hay nói cách khác là đã từng có lịch sử vay vốn được đánh giá tốt sẽ ít có khả năng gây ra rủi ro tín dụng hơn khách hàng chưa từng có lịch sử vay vốn.

Giả thuyết 5: Sử dụng vốn vay đúng mục đích có mối quan hệ nghịch chiều (-) với khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.

Việc tuân thủ sử dụng vốn vay của khách hàng được coi là một trong những nhân tố tác động đến khả năng xảy ra rủi ro tín dụng do mục đích vay vốn khách hàng gửi cho ngân hàng để được xem xét cấp tín dụng chính là điều kiện để ngân hàng có thể lên kế hoạch xét duyệt, chuẩn bị các phương án dự phòng, bảo đảm cho khoản vay Việc khách hàng tuân thủ theo cam kết sử dụng vốn vay trong hợp đồng tín dụng sẽ hỗ trợ ngân hàng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra và ngược lại.

Giả thuyết 6: Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng có mối quan hệ nghịch chiều (-) với khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.

Do tính chất nhạy cảm đặc thù liên quan đến dòng tiền của hoạt động tín dụng ngân hàng, cán bộ tín dụng không chỉ cần có trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm dày dặn để xử lý các tình huống phát sinh mà còn phải đáp ứng được các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp Theo một số nghiên cứu trước đây, cán bộ tín dụng có kinh nghiệm làm việc càng lâu, uy tín càng cao, đạo đức đảm bảo thì càng có ít hợp đồng xảy ra rủi ro tín dụng và ngược lại.

Giả thuyết 7: Số lần kiểm tra trước khi khoản vay chuyển sang nợ xấu hoặc Số lần kiểm tra khoản vay từ thời điểm giải ngân đến hiện tại có mối quan hệ nghịch chiều (-) với khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.

Mục tiêu của việc kiểm tra, giám sát sau cho vay là kiểm tra việc tuân thủ các điều khoản cam kết của khách hàng với ngân hàng đồng thời kịp thời phát hiện những thay đổi có thể ảnh hưởng đến nguồn trả nợ cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Việc ngân hàng thực hiện không chặt chẽ trong quá trình kiểm tra, giám sát sẽ rất rủi ro khi không phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh sau giải ngân Chính vì vậy, theo một số nghiên cứu trước, ngân hàng càng chú trọng vào công tác giám sát khoản vay, số lần kiểm tra khoản vay càng nhiều, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng sẽ càng thấp và ngược lại.

Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong bài được tham khảo và kế thừa từ các công trình nghiên cứu, tạp chí khoa học liên quan đến nhân tố ảnh hưởng rủi ro tín dụng; Những chính sách, bộ luật, thông tư của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động tín dụng và văn bản quy định về phân loại nợ tại Việt Nam; Dữ liệu khách hàng từ hệ thống quản lý nội bộ của Ngân hàng từ năm 2019 đến đầu năm 2022; Số liệu và thông tin từ Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank từ năm 2019 – 2021,

Dữ liệu sơ cấp trong bài nghiên cứu được thu thập thông qua việc tiếp cận, khảo sát khách hàng đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín tại một số chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh Phiếu thu thập dữ liệu được sử dụng cho bài nghiên cứu (xem tại Phụ lục 1) có hai phần là Thông tin cá nhân và Thông tin khoản vay Phần 1 – Thông tin cá nhân bao gồm Họ tên khách hàng vàGiới tính của khách hàng; Phần 2 – Thông tin khoản vay bao gồm các thông tin vềVốn tự có và nhu cầu vốn vay; Kinh nghiệm làm việc của khách hàng; Vốn vay và giá trị tài sản đảm bảo; Lịch sử vay vốn; Mục đích sử dụng vốn; Tên và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng; Số lần được kiểm tra khoản vay.

Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên phương pháp chọn cỡ mẫu được nghiên cứu bởi Tabachnick & Fidell (2007) cùng cơ sở bài nghiên cứu có liên quan trước đây của Nguyễn Duy Khoa (2017), số lượng mẫu quan sát tối thiểu trong bài được xác định dựa trên công thức: n ≥ 50 + 8p ( với n: số lượng mẫu tối thiểu , p: số lượng biến độc lập trong mô hình) Đối với bài nghiên cứu này, số lượng biến độc lập là 7 biến, từ đó suy ra số lượng mẫu quan sát tối thiểu là 50 + (8*7) = 106 quan sát.

Căn cứ vào số lượng mẫu tối thiểu cũng như khả năng thu thập dữ liệu, tác giả đã tổng hợp ngẫu nhiên được 572 quan sát từ hệ thống nội bộ của ngân hàng và khảo sát một số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng Sau khi loại bỏ 22 hồ sơ thiếu thông tin, số lượng mẫu nghiên cứu còn 550 quan sát Trong đó, nhóm hồ sơ có rủi ro tín dụng là 250 hồ sơ và nhóm hồ sơ không có rủi ro tín dụng là 300 hồ sơ.

3.4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích các đặc điểm, tính chất của 550 hồ sơ khách hàng cá nhân đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín dựa trên Khả năng tài chính; Kinh nghiệm làm việc; Tỉ lệ số tiền vay/Giá trị Tài sản bảo đảm; Lịch sử vay vốn; Tình hình sử dụng vốn vay; Kinh nghiệm của cán bộ cho vay và Số lần kiểm tra, giám sát khoản vay, từ đó xác định các nhân tố có tác động đến khả năng xảy ra rủi ro tín dụng của khách hàng.

Theo đó, trong số 550 trường hợp quan sát được khảo sát và tổng hợp từ hệ thống nội bộ của ngân hàng, có 250 hồ sơ khách hàng cá nhân có rủi ro tín dụng, chiếm tỉ lệ 45% trên tổng số quan sát và 300 hồ sơ khách hàng cá nhân không có rủi ro tín dụng, chiếm tỉ lệ 55% trên tổng số quan sát

Bảng 3.2 Cơ cấu mẫu theo loại rủi ro

Loại rủi ro Số quan sát

0 - Không có rủi ro tín (%) dụng 300 55

1 - Có rủi ro tín dụng 250 45

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ mô hình nghiên cứu)

3.4.2.1 Cơ cấu mẫu theo khả năng tài chính của khách hàng đi vay

Theo một số bài nghiên cứu có liên quan trước đây, khả năng tài chính của khách hàng thông thường sẽ được đánh giá dựa trên tỉ lệ vốn tự có trên tổng nhu cầu vốn vay, tỉ lệ này càng cao, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại.

Từ bảng thống kê các hồ sơ cho vay thực tế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, ta có thể thấy nhóm khách hàng không có rủi ro tín dụng có tỉ lệ vốn tự có trên tổng nhu cầu vốn vay từ 20% đến 30% chiếm khoảng 41% trong khi tỉ lệ này đối với nhóm khách hàng có rủi ro tín dụng chỉ chiếm khoảng 12% Hơn nữa, chỉ có khoảng 1% số khách hàng có rủi ro tín dụng có tỉ lệ vốn tự có trên

30% so với tổng nhu cầu vốn vay, đối với khách hàng không có rủi ro tín dụng, tỉ lệ này chiếm khoảng 10%.

Như vậy, có thể nói giả thuyết khả năng tài chính có tác động nghịch chiều đến rủi ro tín dụng của khách hàng là hoàn toàn có cơ sở và các ngân hàng thương mại cần phải thận trọng khi xét duyệt cho vay đối với các hồ sơ vay vốn có tỉ lệ vốn tự có thấp.

Bảng 3.3 Cơ cấu mẫu theo Khả năng tài chính

Không có rủi ro Có rủi ro Tổng

Số quan sát Tỷ trọng

Số quan sát Tỷ trọng

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ mô hình nghiên cứu)

3.4.2.2 Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm của khách hàng đi vay

Trong số 300 hồ sơ khách hàng không có rủi ro, có khoảng 153 khách hàng có kinh nghiệm làm việc hoặc kinh nghiệm kinh doanh từ 6 đến trên 12 năm, khách hàng có kinh nghiệm cao nhất là 20 năm Đối với 250 hồ sơ khách hàng có rủi ro tín dụng, tỉ lệ khách hàng có kinh nghiệm từ 6 đến 12 năm là 22%, còn lại 78% là khách hàng có kinh nghiệm từ 2 đến 5 năm. Điều này có thể chứng minh được rằng kinh nghiệm làm việc của khách hàng có tác động đến khả năng xảy ra rủi ro tín dụng, số năm làm việc càng cao, uy tín và những điều kiện về nguồn trả nợ càng được đảm bảo, rủi ro tín dụng sẽ càng có ít khả năng xảy ra.

Bảng 3.4 Cơ cấu mẫu theo Kinh nghiệm làm việc

Không có rủi ro Có rủi ro Tổng

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ mô hình nghiên cứu)

3.4.2.3 Cơ cấu mẫu theo tỉ lệ vốn vay/giá trị tài sản đảm bảo

Theo bảng thống kê, đối với cả hai nhóm có rủi ro và không có rủi ro tín dụng, tỉ lệ vốn vay phần lớn rơi vào khoảng từ 30% đến 50% so với giá trị tài sản đảm bảo. Ngoài ra, đối với 250 hồ sơ có rủi ro, tỉ lệ vốn vay từ 50% đến 65% chiếm khoảng 45%, trong khi đối với nhóm hồ sơ không có rủi ro, tỉ lệ này chỉ chiếm 7% trong tổng số 300 hồ sơ.

Từ đó có thể thấy, tỉ lệ vốn vay so với giá trị tài sản đảm bảo càng cao, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng lớn và ngược lại Trên thực tế, đối với riêng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, tỉ lệ này luôn được kiểm soát dưới mức 70% như một biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Bảng 3.5 Cơ cấu mẫu theo Tỉ lệ vốn vay/giá trị tài sản đảm bảo

VAY/TÀI SẢN ĐẢM BẢO

Không có rủi ro Có rủi ro Tổng

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ mô hình nghiên cứu)

3.4.2.4 Cơ cấu mẫu theo lịch sử vay vốn của khách hàng

Theo bảng thống kê, đối với 550 quan sát, số lượng khách hàng không có lịch sử vay tại ngân hàng xin vay vốn và ngân hàng khác chiếm tỷ trọng khá cao, cụ thể là 73% trong tổng số 300 hồ sơ không có rủi ro và 63% trong tổng số 250 hồ sơ có rủi ro.

Bảng 3.6 Cơ cấu mẫu theo Lịch sử vay vốn

Không có rủi ro Có rủi ro Tổng

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ mô hình nghiên cứu)

3.4.2.5 Cơ cấu mẫu theo tuân thủ mục đích sử dụng vốn vay

Tuân thủ sử dụng vốn vay là một trong các nhân tố được nghiên cứu chứng minh có tác động đến rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại Đối với 550 hồ sơ khách hàng vay thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, có hơn 83% tỉ trọng khách hàng tuân thủ mục đích sử dụng vốn vay đã cam kết với ngân hàng, cụ thể là 93% đối với hồ sơ không có rủi ro tín dụng và 72% đối với hồ sơ có rủi ro tín dụng Trên thực tế, qua phỏng vấn một vài cán bộ tín dụng đang làm việc tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín tại Thành phố Hồ Chí Minh, việc tuân thủ theo mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng được đánh giá là tốt, chỉ có một số ít khách hàng không tuân thủ mục đích sử dụng vốn đã cam kết với ngân hàng và những hồ sơ này thường dẫn đến rủi ro tín dụng.

Bảng 3.7 Cơ cấu mẫu theo Tuân thủ sử dụng vốn vay

Không có rủi ro Có rủi ro Tổng

Số quan sát Tỷ trọng

Số quan sát Tỷ trọng

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ mô hình nghiên cứu)

3.4.2.6 Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm của cán bộ tín dụng

Phần lớn kinh nghiệm của cán bộ tín dụng phụ trách hồ sơ khách hàng cá nhân tại một số Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín nằm trong khoảng từ 1 đến 8 năm Dựa trên bảng thống kê có thể thấy đối với nhóm khách hàng có rủi ro tín dụng, 61% cán bộ phụ trách hồ sơ vay có kinh nghiệm khá thấp (dưới 3 năm), trong khi cán bộ có kinh nghiệm cao trên 5 năm chỉ chiếm khoảng 8% Đối với nhóm khách hàng không có rủi ro tín dụng, tỷ trọng cán bộ tín dụng có từ 3 đến trên 5 năm kinh nghiệm chiếm khoảng hơn 53% Từ đó có thể thấy các hồ sơ được kiểm soát bởi cán bộ tín dụng có nhiều kinh nghiệm sẽ có ít khả năng xảy ra rủi ro tín dụng hơn.

Bảng 3.8 Cơ cấu mẫu theo Kinh nghiệm cán bộ cho vay

Không có rủi ro Có rủi ro Tổng

Số quan sát Tỷ trọng

Số quan sát Tỷ trọng

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ mô hình nghiên cứu)

3.4.2.7 Cơ cấu mẫu theo số lần kiểm tra, giám sát khoản vay Đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, hoạt động kiểm tra và giám sát sau giải ngân đối với khách hàng vay được thực hiện tối thiểu 2 lần/năm. Trong tổng số 550 hồ sơ khách hàng, có khoảng 65% hồ sơ có số lần kiểm tra dưới 3 lần Điều này có thể được giải thích là do hồ sơ nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên từ hệ thống ngân hàng trong khoảng thời gian từ 2019 đến đầu năm 2022, một số hồ sơ chỉ vừa phát sinh quan hệ tín dụng với ngân hàng chưa đến một năm nên số lần kiểm tra và giám sát khoản vay sau giải ngân vẫn còn khá ít Tuy nhiên, số lần kiểm tra khoản vay vẫn có thể có tác động đến việc phát sinh rủi ro tín dụng do trong số 250 hồ sơ có rủi ro, đã có 156 hồ sơ có số lần kiểm tra dưới 3 lần trong suốt quá trình cho vay.

Bảng 3.9 Cơ cấu mẫu theo Kiểm tra giám sát khoản vay

Không có rủi ro Có rủi ro Tổng

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ mô hình nghiên cứu)

Sau khi sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích đặc điểm và tính chất của các biến nghiên cứu, tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích tương quan Pearson trên phần mềm SPSS 20 để xác định mối tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau Theo đó, nếu kết quả kiểm định cho ra hệ số Sig < 0.05 nghĩa là các biến có mối tương quan với nhau, em sẽ tiếp tục xét đến trị tuyệt đối của hệ số tương quan Pearson - r để đánh giá mức độ tương quan mạnh yếu giữa các biến, nếu r > 0.7 nghĩa là hai biến có tương quan rất mạnh và cần chú trọng đến khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (C F Dormann et al., 2012).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín

• 1.1 Khái quát chung về Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Sài Gòn

• Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín.

• Tên tiếng Anh: Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank.

• Trụ sở chính: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận

Ngày 21/12/1991, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập từ việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với ba hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia với số vốn điều lệ là 3 tỷ đồng, ở thời điểm này, mạng lưới hoạt động của ngân hàng chỉ chủ yếu ở xung quanh các quận vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh với một hội sở và ba chi nhánh (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2006).

Ngày 12/07/2006, cổ phiếu Sacombank lần đầu được niêm yết trên sàn HOSE với mã chứng khoán STB, Sacombank cũng là ngân hàng TMCP tiên phong niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1,900 tỷ đồng Tính đến thời điểm hiện tại, vốn hóa thị trường của Sacombank đã đạt hơn 39,000 tỷ đồng.

Ngày 20/08/2008, Sacombank tăng vốn điều lệ lên 5,115 tỷ đồng Ngày 11/07/2013, con số này đã tăng lên đến hơn 12,425 tỷ đồng Tính đến thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của Sacombank đã đạt 18,852 tỷ đồng.

Sacombank hiện có các công ty con, liên doanh, liên kết:

• Công ty TNHH MTV Cho thuê Tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBL)

• Công ty TNHH Quản lý và khai thác nợ Tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBA)

• Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBR)

• Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn Thương Tín (SBJ)

• Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Campuchia

• Ngân hàng TNHH Sài Gòn Thương Tín Lào

Bên cạnh đó, Ngân hàng còn liên doanh và liên kết với Dragon Capital thành lập Công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam VietFund Management. Ngoài ra, Sacombank có 3 đối tác chiến lược nước ngoài là International Financial Company (IFC) thuộc World Bank; Dragon Financial Holdings Capital và Ngân hàng Australia và Newzealand (ANZ).

Về mạng lưới hoạt động, Sacombank có khoảng 552 điểm giao dịch trên khắp cả nước Việt Nam, 5 điểm giao dịch tại Lào và 9 điểm giao dịch tại Campuchia.

Về lĩnh vực kinh doanh, Sacombank hiện cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng như:

• Thanh toán quốc tế, tài trợ xuất – nhập khẩu

• Tài khoản, thẻ, ngân hàng điện tử

• Chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ

• Chuyển tiền nhanh trong nước và nước ngoài

• Bảo hiểm, đầu tư và kinh doanh ngoại hối,

Tính đến Quý I năm 2022, tổng tài sản của Sacombank đã đạt hơn 552,530 tỷ đồng (tăng 11% so với cùng kì năm 2021), dư nợ cho vay đạt 405,919 tỷ đồng (tăng 16% so với cùng kì năm 2021), huy động vốn đạt 457,792 tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kì năm 2021), thu nhập lãi ròng đạt hơn 2,739 tỷ đồng (giảm 9% so với cùng kì năm

2021) và lợi nhuận sau thuế đạt 1,274 tỷ đồng (tăng xấp xỉ 60% so với cùng kì năm 2021).

Bảng 4.1 So sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh cơ bản của Sacombank

Quý I/2021 và Quý I/2022 Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank Quý I/2021 và Quý I/2022)

• 1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank từ 2019 đến 2021

Bảng 4.2 Kết quả kinh doanh của Sacombank 2019 – 2021 Đơn vị tính: tỷ đồng

Tổng lợi nhuận trước thuế

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Sacombank 2019, 2020, 2021) Thông qua bảng 4.2 - kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể thấy:

Năm 2020, tổng lợi nhuận ròng của Sacombank đạt hơn 2,682 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng hơn 9.2% so với năm 2019 Điều này là do tổng doanh thu của Sacombank đã có mức tăng trưởng 9.3% trong khi tổng chi phí ghi nhận mức tăng trưởng thấp hơn, khoảng hơn 4%.

Tuy phải đối mặt với bối cảnh khó khăn do chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19, kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020 của ngân hàng vẫn được đánh giá khá tốt, cụ thể, tất cả cảc lĩnh vực hoạt động đều tăng trưởng ổn định, hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng tốt, tỉ lệ nợ xấu giảm, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 130% so với kế hoạch đề ra, các chỉ số sinh lời cũng được cải thiện đáng kể, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra (Sacombank, 2020).

Năm 2021, tổng lợi nhuận ròng của Sacombank đạt hơn 3,411 tỷ đồng, tăng 27.2% so với năm 2020 Điều này có thể được giải thích là do tổng chi phí trong năm này đã ghi nhận giảm hơn 15% so với năm 2020, doanh thu ghi nhận giảm nhẹ xấp xỉ 8%.

Cũng trong năm 2021, quy mô hoạt động của Sacombank đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, công tác thu hồi và xử lý nợ xấu được chú trọng đẩy mạnh, nợ xấu cuối năm cải thiện đáng kể, lợi nhuận trước thuế tăng xấp xỉ 32% so với năm trước, vượt 10% kế hoạch đề ra (Sacombank, 2021).

Nhìn chung, tuy trong giai đoạn từ 2019 đến 2021, Sacombank đã phải chịu ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng với những chỉ đạo sáng suốt, kịp thời và linh hoạt với những thay đổi của nền kinh tế, ngân hàng đã ghi nhận được nhiều kết quả khả quan từ hoạt động kinh doanh, giữ vững được vị thế là một trong những ngân hàng lớn và uy tín hàng đầu cả nước.

• 1.3 Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần

4- Hoạt động huy động vốn

Bảng 4.3 Kết quả hoạt động huy động vốn của Sacombank 2019 – 2021 Đơn vị tính: tỷ đồng

Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 241 143 522 -98 -41 379 265

Tiền gửi và vay các TCTD khác 3,525 7,880 15,229 4,355 1

Tiền gửi của khách hàng 400,844 427,971 427,38

Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro

Phát hành giấy tờ có giá 9,490 11,144 21,103 1,654 17 9,959 89

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Sacombank 2019, 2020, 2021)

Trong giai đoạn ba năm này, đại dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế toàn cầu và cả nền kinh tế Việt Nam phải chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, tuy nhiên, đội ngũ lãnh đạo Sacombank đã kịp thời đưa ra những quyết định hợp lý và linh hoạt với những thay đổi của nền kinh tế, phát huy thế mạnh công nghệ và nhân lực để đẩy mạnh hoạt động, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Thông qua bảng 4.3 có thể thấy tình hình vốn huy động của Sacombank trong giai đoạn từ 2019 đến 2020 tăng trưởng ổn định và khả quan.

Năm 2020 ghi nhận đạt 447,367 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 33,184 tỷ đồng (tương đương với 8%) so với năm 2019, đạt 98% kế hoạch đề ra, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản và gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Năm 2021 ghi nhận đạt 464,518 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 17,151 tỷ đồng (tương đương với 4%) so với năm 2020, đạt 96% kế hoạch do chủ động cân đối phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo tối ưu thanh khoản và nâng cao hiệu quả kinh doanh. ị- Hoạt động cho vay

Bảng 4.4 Kết quả hoạt động cho vay của Sacombank 2019 – 2021 Đơn vị tính: tỷ đồng

Nợ có khả năng mất vốn 5,022 4,545 4,480 -477 -

Tỉ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay (%) 1.94 1.70 1.47 -0.24 -0.22

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Sacombank 2019, 2020, 2021)

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó đo lường và tránh khỏi, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp Một điều dễ nhận thấy là trong tình hình dịch, các hoạt động kinh doanh, buôn bán, trao đổi hàng hóa không ngừng bị hạn chế, phục vụ cho công cuộc cách ly nhằm tăng cường kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ, rất nhiều khách hàng của ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, không thể kinh doanh hoặc không được công tác, làm việc dẫn đến không có lợi nhuận, không có lương, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn trả nợ của khách hàng.

Trong năm 2020, dư nợ tín dụng của Sacombank đạt 334,854 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2019, phù hợp với hạn mức tăng trưởng cho phép của NHNN, tăng thị phần tín dụng trong toàn hệ thống lên 3.6% (tương ứng tăng 0.1% so với đầu năm) Tổng nợ xấu tăng nhẹ 1% nhưng tỉ lệ nợ xấu giảm 0.24% so với năm 2019, chỉ còn 1.7%. Đây là kết quả của việc chú trọng và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn của ngân hàng Đồng thời, với mục tiêu lấy khách hàng làm trọng tâm, Sacombank cũng không ngừng đưa ra những chính sách ưu đãi phù hợp, hỗ trợ cơ cấu nợ cùng khách hàng vượt qua những khó khăn do dịch bệnh kéo dài.

Ngoài ra, Sacombank cũng tuân thủ theo quy định của NHNN tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN, Thông tư 22/2019/TT-NHNN và các Thông tư sửa đổi, bổ sung về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn, cụ thể:

• Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất năm 2020 là 9.53%, cao hơn mức quy định tối thiểu là 8%.

• Tỷ lệ cấp tín dụng trên tổng tiền gửi là 75.68%, thấp hơn mức tối đa quy định là 85%.

• Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là 27.18%, thấp hơn mức tối đa quy định là 40%.

Kết quả nghiên cứu

4.2.1 Kết quả thống kê mô tả

Bảng 4.5 Thống kê mô tả Biến độc lập

N Minimum Maximu m Mean Std.Deviation

Kinh nghiệm cán bộ tín dụng 550 1 8 3.126 1.9153

Kiểm tra giám sát khoản vay 550 1 6 2.85 1.475

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ mô hình nghiên cứu)

Theo bảng kết quả thống kê mô tả 4.5 cho thấy:

Biến Kinh nghiệm của khách hàng (được xác định dựa trên số năm làm việc hoặc kinh doanh của khách hàng) có giá trị nhỏ nhất là 2 năm và lớn nhất là 20 năm, giá trị trung bình là gần 5,5 năm với độ lệch chuẩn là 3.301.

Biến Khả năng tài chính (được xác định dựa trên tỉ lệ Vốn tự có trên Tổng nhu cầu vốn vay) có giá trị nhỏ nhất là gần 10% và lớn nhất là hơn 45% với giá trị trung là 19% với độ lệch chuẩn là 6.56.

Biến Tỉ lệ vốn vay/Giá trị Tài sản đảm bảo có giá trị nhỏ nhất là 18% và lớn nhất 65%, giá trị trung bình là hơn 45% với độ lệch chuẩn là 8.37.

Biến Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (được xác định dựa trên số năm công tác tại vị trí tín dụng của cán bộ ngân hàng) có giá trị nhỏ nhất là 1 năm và lớn nhất là 8 năm, giá trị trung bình là khoảng trên 3 năm với độ lệch chuẩn là 1.91.

Biến Kiểm tra giám sát khoản vay (được xác định dựa trên số lần kiểm tra đối với khoản vay của khách hàng tính từ thời điểm giải ngân đến khi chuyển thành nợ quá hạn hoặc số lần kiểm tra khoản vay tính từ thời điểm giải ngân đến hiện tại, đối với khách hàng cá nhân không có nợ quá hạn) có giá trị nhỏ nhất là 1 lần và lớn nhất là 6 lần, giá trị trung bình là 2.85 với độ lệch chuẩn là 1.475.

4.2.2 Kết quả phân tích tương quan Pearson

Bảng 4.6 Kết quả phân tích tương quan Pearson

Kinh nghiệm cán bộ cho vay

Kiểm tra giám sát khoản vay

Vốn vay/Giá trị TSBĐ 0.582 1.000 0.088

Kinh nghiệm cán bộ cho vay -0.216 1.000

Kiểm tra giám sát khoản vay 1.000

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ mô hình nghiên cứu)

Dựa trên bảng kết quả phân tích tương quan Pearson có thể thấy biến phụ thuộc Rủi ro tín dụng và các biến độc lập Kinh nghiệm khách hàng; Khả năng tài chính; Lịch sử vay vốn; Vốn vay/Giá trị Tài sản bảo đảm; Tuân thủ sử dụng vốn vay; Kinh nghiệm của cán bộ cho vay có mối tương quan với nhau, trong khi biến Kiểm tra giám sát khoản vay ghi nhận không có mối tương quan với biến phụ thuộc Rủi ro tín dụng.

Ngoài ra, giữa các biến độc lập với nhau cũng không có mối tương quan nào quá mạnh do trị tuyệt đối r của các cặp biến đều nhỏ hơn 0.5, như vậy, hiện tượng đa cộng tuyến có thể được coi là ít có khả năng xảy ra.

4.2.3 Kết quả hồi quy Binary Logistic Ở bài nghiên cứu này, em đã sử dụng phương pháp hồi quy Binary Logistic thông quan phần mềm SPSS 20 để phân tích các số liệu nhằm xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Biến phụ thuộc của mô hình là Rủi ro tín dụng với hai khả năng có thể xảy ra là Có rủi ro tín dụng (nhận giá trị là 1) và Không có rủi ro tín dụng (nhận giá trị là 0) Biến độc lập của mô hình bao gồm 7 biến Kinh nghiệm khách hàng; Khả năng tài chính; Lịch sử vay vốn; Tỉ lệ Vốn vay/Giá trị Tài sản đảm bảo; Tuân thủ sử dụng vốn vay; Kinh nghiệm cán bộ tín dụng; Kiểm tra giám sát khoản vay Tuy nhiên, sau khi phân tích tương quan Pearson đã cho ra kết quả biến Kiểm tra giám sát khoản vay không có mối tương quan với biến phụ thuộc Rủi ro tín dụng nên em đã loại bỏ biến này khỏi mô hình hồi quy Như vậy, mô hình hồi quy sẽ bao gồm biến phụ thuộc và 6 biến độc lập.

4.2.3.1 Kiểm định tính phù hợp của mô hình Để kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy, em sử dụng kết quả từ bảng Omnibus để phân tích các hệ số của mô hình, có thể thấy giá trị Sig của kiểm định đều bằng nhau và đều nhỏ hơn 0.05, do đó mô hình hồi quy được đánh giá là phù hợp và các biến trong mô hình có ý nghĩa trong việc giải thích cho biến phụ thuộc.

Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Omnibus

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ mô hình nghiên cứu)

Ngoài ra, hệ số -2 Log likelihood của mô hình cho ra kết quả bằng 317, giảm khá nhiều so với kết quả ban đầu là 757.9 (xem thêm tại Phụ lục), suy ra mô hình được sử dụng là phù hợp cho bài nghiên cứu.

Bảng 4.8 Kết quả tóm tắt mô hình

4 a 551 737 a Estimation terminated at iteration number 6 because parameter estimates changed by less than 001.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ mô hình nghiên cứu)

4.2.3.2 Kiểm định tính chính xác của mô hình

Bảng 4.9 Kết quả kiểm định mức độ chính xác của mô hình

Rủi ro tín dụng Percentage

Không có rủi ro tín dụng

Có rủi ro tín dụng

Step 1 Rủi ro tín dụng

Không có rủi ro tín dụng 273 27 91.00

Có rủi ro tín dụng 39 211 84.40

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ mô hình nghiên cứu)

Thông qua bảng kết quả có thể thấy mức độ chính xác của mô hình là 88%, cụ thể, trong tổng số 300 trường hợp Không có rủi ro tín dụng thì có 273 trường hợp dự báo đúng, chiếm 91% và trong tổng số 250 trường hợp Có rủi ro tín dụng thì có 211 dự báo đúng, chiếm 84.4% Mức độ chính xác của mô hình được đánh giá là có độ tin cậy khá cao.

4.2.3.3 Kiểm định ý nghĩa thống kê của biến độc lập lên biến phụ thuộc

Bảng 4.10 Kết quả kiểm định Wald

3.509 1.134 9.583 1 002 030 a Variable(s) entered on step 1: KNLV, KNTC, LSVV, TSDB, SDVV, KNCBCV.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ mô hình nghiên cứu)

Theo bảng kết quả kiểm định hồi quy 4.10:

Biến Kinh nghiệm làm việc của khách hàng vay có hệ số Sig = 0.000 < 0.05 và hệ số

B < 0 nghĩa là biến độc lập có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và có mối tương quan nghịch chiều với khả năng phát sinh rủi ro tín dụng.

Biến Khả năng tài chính của khách hàng vay có hệ số Sig = 0.000 < 0.05 và hệ số B 0.05 nghĩa là biến độc lập không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, nói cách khác, lịch sử vay vốn không có mối liên hệ với khả năng phát sinh rủi ro tín dụng.

Biến Tỉ lệ Vốn vay/Giá trị Tài sản đảm bảo có hệ số Sig = 0.000 < 0.05 và hệ số B > 0 nghĩa là biến độc lập có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và có mối tương quan thuận chiều với khả năng phát sinh rủi ro tín dụng.

Biến Tuân thủ sử dụng vốn vay có hệ số Sig = 0.000 < 0.05 và hệ số B < 0 nghĩa là biến độc lập có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và có mối tương quan nghịch chiều với khả năng phát sinh rủi ro tín dụng.

Biến Kinh nghiệm của cán bộ cho vay có hệ số Sig = 0.000 < 0.05 và hệ số B < 0 nghĩa là biến độc lập có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và có mối tương quan nghịch chiều với khả năng phát sinh rủi ro tín dụng.

Ngày đăng: 28/08/2023, 21:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tiêu chí chấm điểm khách hàng cá nhân CIC như sau: - 1179 các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại nh tmcp sài gòn thương tín 2023
Bảng ti êu chí chấm điểm khách hàng cá nhân CIC như sau: (Trang 26)
Bảng 2.1. Bảng tiêu chí chấm điểm khách hàng cá nhân CIC - 1179 các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại nh tmcp sài gòn thương tín 2023
Bảng 2.1. Bảng tiêu chí chấm điểm khách hàng cá nhân CIC (Trang 26)
Bảng 3.1. Bảng mô tả biến độc lập - 1179 các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại nh tmcp sài gòn thương tín 2023
Bảng 3.1. Bảng mô tả biến độc lập (Trang 40)
Bảng 3.2. Cơ cấu mẫu theo loại rủi ro Loại rủi ro Số quan - 1179 các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại nh tmcp sài gòn thương tín 2023
Bảng 3.2. Cơ cấu mẫu theo loại rủi ro Loại rủi ro Số quan (Trang 46)
Bảng 3.3. Cơ cấu mẫu theo Khả năng tài chính - 1179 các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại nh tmcp sài gòn thương tín 2023
Bảng 3.3. Cơ cấu mẫu theo Khả năng tài chính (Trang 47)
Bảng 3.4. Cơ cấu mẫu theo Kinh nghiệm làm việc - 1179 các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại nh tmcp sài gòn thương tín 2023
Bảng 3.4. Cơ cấu mẫu theo Kinh nghiệm làm việc (Trang 48)
Bảng 3.5. Cơ cấu mẫu theo Tỉ lệ vốn vay/giá trị tài sản đảm bảo - 1179 các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại nh tmcp sài gòn thương tín 2023
Bảng 3.5. Cơ cấu mẫu theo Tỉ lệ vốn vay/giá trị tài sản đảm bảo (Trang 48)
Bảng 3.7. Cơ cấu mẫu theo Tuân thủ sử dụng vốn vay - 1179 các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại nh tmcp sài gòn thương tín 2023
Bảng 3.7. Cơ cấu mẫu theo Tuân thủ sử dụng vốn vay (Trang 49)
Bảng 3.9. Cơ cấu mẫu theo Kiểm tra giám sát khoản vay - 1179 các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại nh tmcp sài gòn thương tín 2023
Bảng 3.9. Cơ cấu mẫu theo Kiểm tra giám sát khoản vay (Trang 50)
Bảng 3.8. Cơ cấu mẫu theo Kinh nghiệm cán bộ cho vay - 1179 các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại nh tmcp sài gòn thương tín 2023
Bảng 3.8. Cơ cấu mẫu theo Kinh nghiệm cán bộ cho vay (Trang 50)
Bảng 4.1. So sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh cơ bản của Sacombank Quý I/2021 và Quý I/2022 - 1179 các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại nh tmcp sài gòn thương tín 2023
Bảng 4.1. So sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh cơ bản của Sacombank Quý I/2021 và Quý I/2022 (Trang 54)
Bảng 4.3. Kết quả hoạt động huy động vốn của Sacombank 2019 – 2021 - 1179 các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại nh tmcp sài gòn thương tín 2023
Bảng 4.3. Kết quả hoạt động huy động vốn của Sacombank 2019 – 2021 (Trang 56)
Bảng 4.5. Thống kê mô tả Biến độc lập - 1179 các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại nh tmcp sài gòn thương tín 2023
Bảng 4.5. Thống kê mô tả Biến độc lập (Trang 58)
Bảng 4.6. Kết quả phân tích tương quan Pearson - 1179 các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại nh tmcp sài gòn thương tín 2023
Bảng 4.6. Kết quả phân tích tương quan Pearson (Trang 60)
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Omnibus - 1179 các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại nh tmcp sài gòn thương tín 2023
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Omnibus (Trang 61)
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định mức độ chính xác của mô hình - 1179 các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại nh tmcp sài gòn thương tín 2023
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định mức độ chính xác của mô hình (Trang 62)
Bảng 4.8. Kết quả tóm tắt mô hình - 1179 các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại nh tmcp sài gòn thương tín 2023
Bảng 4.8. Kết quả tóm tắt mô hình (Trang 62)
Bảng 4.11. So sánh mức độ ảnh hưởng - 1179 các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại nh tmcp sài gòn thương tín 2023
Bảng 4.11. So sánh mức độ ảnh hưởng (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w