1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1124 tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các nhtm cp vn 2023

84 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 154,7 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN cứu (13)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (13)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu (15)
    • 1.3 Phương pháp nghiên cứu (0)
    • 1.4 Ý nghĩa nghiên cứu (0)
    • 1.5 Bố cục đề tài (0)
  • CHƯƠNG 2: TỐNG QUAN LỶ THƯYỂT VÀ NGHIÊN cứu TRƯỚC ĐÂY . 8 (0)
    • 2.1 Tổng quan lý thuyết (19)
      • 2.1.1 Khái niệm về rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng (19)
      • 2.1.2 Khái niệm về sự ổn định của ngân hàng (20)
      • 2.1.3 Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng (21)
      • 2.1.4 Mối quan hệ giữa Rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng với sự ổn định của các ngân hàng (22)
    • 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây (23)
      • 2.2.1 Nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản – giả thuyết nghiên cứu (23)
    • 2.3 Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại (25)
    • 2.4 Khoảng trống nghiên cứu (26)
    • 2.5 Giả thuyết nghiên cứu (0)
  • CHƯƠNG 3: DỬ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứư (0)
    • 3.1 Dữ liệu nghiên cứu (0)
    • 3.2 Mô hình nghiên cứu (0)
      • 3.2.1 Mô hình nghiên cứu về mối quan hệ tương quan giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản (0)
      • 3.2.2 Mô hình nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro tín dụng và rủi ro (0)
      • 3.2.3 Mô hình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng (0)
    • 3.3 Phương pháp nghiên cứu (0)
      • 3.3.1 Phương pháp nghiên cứu về mối quan hệ rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản 33 (0)
      • 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro tín dụng và rủi (0)
      • 3.3.3 Phương pháp nghiên cứu về sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và rủi ro (0)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu (46)
    • 4.1 Thống kê mô tả (46)
    • 4.2 Phân tích tương quan (48)
    • 4.3 Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản (53)
    • 4.4 Mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro tín dụng với rủi ro thanh khoản 48 (57)
    • 4.5 Tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng (60)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (68)
    • 5.1 Kết luận (68)
    • 5.2 Khuyến nghị cho các ngân hàng TMCP Việt Nam (69)
    • 5.3 Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu của tiếp theo của các đề tài (70)
  • PHỤ LỤC ...............................................................................................................iv (74)

Nội dung

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN cứu

Lý do chọn đề tài

Ngân hàng thương mại đã hình thành và phát triển qua hằng trăm năm gắn liền cùng với sự phát triển chung của nhiều hình thái nền kinh tế - xã hội Theo đó, sự hình thành và phát triển của ngành ngân hàng thương mại gắn liền trực tiếp với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường Trải qua lịch sử hình thành và phát triển, ngày nay trong nền kinh tế thị trường, ngành ngân hàng ngày càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống tài chính của một quốc gia nói riêng cũng như hệ thống tài chính toàn cầu nói chung Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các ngân hàng thương mại thực hiện hai chức năng chính đó là trung gian tín dụng và trung gian thanh toán Thông qua hai chức năng trung gian tín dụng cũng như chức năng trung gian thanh toán, các ngân hàng thương mại đóng vai trò như là một cầu nối trung gian giúp luân chuyển dòng vốn nhàn rỗi từ chủ thể này sang chủ thể khác trong nền kinh tế, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất và tái sản xuất được đảm bảo có đủ nguồn vốn để hoạt động liên tục và mở rộng phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Với chức năng trung gian tín dụng, các ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc huy động từ các chủ thể thừa vốn với mức lãi suất thấp và cho vay lại đối với các chủ thể đang cần vốn với mức lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch lãi suất Đây là hoạt động mang lại lợi nhuận chính cho các ngân hàng, chính vì thế mà nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh việc tăng trưởng tín dụng quá nhanh để có thể gia tăng nguồn lợi nhuận và mở rộng quy mô ngân hàng Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cho vay luôn đem đến cho các ngân hàng những rủi ro tín dụng nhất định Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thời kỳ các ngân hàng đẩy mạnh việc tăng trưởng tín dụng quá nhanh sẽ làm gia tăng nguy cơ dẫn đến khủng hoảng trong ngành ngõn hàng (Gourinchas và cộng sự, 2001; Asli Demirgỹỗ-Kunt và cộng sự, 2002; Dell’Ariccia & Marquez, 2006) Không những thế, trong quá trình hoạt động của mình, các ngân hàng thương mại còn đối mặt với nhiều loại rủi ro tài chính khác chẳng hạn như rủi ro thanh khoản do các khách hàng đồng loạt rút tiền một cách đột ngột, hay rủi ro đến từ sự biến động lãi suất do một cú sốc kinh tế, … Các rủi ro tài chính khi tăng lên một mức khá cao có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại và hoạt động chung của nền kinh tế Bởi vì vai trò đặc biệt quan trọng của ngành ngân hàng, là huyết mạch của nền kinh tế nên sự ổn định của hệ thống ngành ngân

2 hàng luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu đối với chính phủ của các quốc gia Do đó mà hầu hết tại các quốc gia, việc quản trị rủi ro tài chính tại các ngân hàng thương mại luôn được xem là vấn đề tiên quyết đối với các nhà quản lý cũng như các nhà hoạch định chính sách đặc biệt là từ sau các cuộc khủng hoảng trong những năm của thập niên 1980, 1990 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Sau hơn mười năm từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản lại trở thành một vấn đề nóng hổi của các nhà khoa học kinh tế trước sự e ngại từ cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử mang tên COVID- 19 Tháng 12/2019, dịch bệnh truyền nhiễm Covid-19 do chủng virus SARS-COV- 2 gây ra bùng phát tại Trung Quốc và sau đó lan rộng ra nhiều nơi trên thế giới đã trở thành đại dịch toàn cầu. Dưới tác động của đại dịch kéo dài, nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng đóng băng, khủng hoảng và suy thoái nghiêm trọng, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đình trệ Trước tình hình nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, giống như các quốc gia khác trên thế giới nền kinh tế Việt Nam cũng phải chịu những tác động không nhỏ từ đại dịch COVID-19 Đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi thành phần kinh tế trong xã hội, trong đó có ngành ngân hàng nói riêng cũng chịu tác động không nhỏ Với việc các công ty, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng, khó khăn, hoạt động kinh doanh bị đình trệ trong khi các chi phí cố định như chi phí nhân công, chi phí trả lãi vay, nợ gốc,… vẫn phải chi trả đã khiến cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính mất khả năng thanh toán. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng khi làm gia tăng các rủi ro tài chính như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro về lãi suất,… từ đó làm ảnh hưởng tới sự ổn định của các ngân hàng.

Do tính chất đặc thù và môi trường hoạt động có sự liên kết cao trong ngành dễ gây nên hiện tượng hiệu ứng dây chuyền mà do đó công tác quản trị rủi ro tài chính của các ngân hàng cũng phức tạp hơn nhiều so với các lĩnh vực kinh doanh khác Vì vậy mà đã có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét sự ảnh hưởng của các loại rủi ro tới tính ổn định của các ngân hàng mà tiêu biểu có thể kể đến các công trình nghiên cứu của Cecchetti và Schoenholtz (2011), Acharya và Viswanathan (2011), He vàXiong (2012) đã cho thấy giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản có tác động đồng thời

3 đến sự ổn định của các ngân hàng và ảnh hưởng trực tiếp tới sự sụp đổ của cả thông ngân hàng.

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tới sự ổn định của các ngân hàng cũng như mối quan hệ giữa hai loại rủi ro này vẫn còn nhiều hạn chế Nghiên cứu của Võ Xuân Vinh và Phạm Hồng Vy (2017) khi nghiên cứu về mối quan hệ rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 – 2015 chưa tìm ra bằng chứng cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Đứng trước tình hình đó, tác giả nghĩ rằng cần phải thực hiện bài nghiên cứu nhằm xem xét các tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đối với sự ổn định của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam để từ đó có thể cung cấp các bằng chứng thực nghiệm bổ sung vào kho tàng nghiên cứu tại Việt Nam Đồng thời qua đó, có những góc nhìn cũng như đề xuất, kiến nghị cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách trong việc quản trị rủi ro tài chính trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo cho hoạt động ngân hàng có thể ổn định và vượt qua được khủng hoảng COVID-19 Với định hướng trên, tác giả đã thực hiện bài nghiên cứu “Tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đối với sự ổn định của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Bài nghiên cứu được tác giả thực hiện với mục tiêu chính là xem xét và nhận diện mối quan hệ giữa hai loại rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản với nhau cũng như sự ảnh hưởng của hai loại rủi ro này tới sự ổn định của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ đó đưa ra các khuyến nghị cho các nhà quản trị, các nhà hoạch định chính sách trong việc ra quyết định nhằm duy trì sự ổn định của các Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam.

Với mục tiêu tổng quát trên, bài nghiên cứu được tác giả thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau:

- Thứ nhất, xem xét và xác định mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản với nhau.

- Thứ hai, xem xét và xác định sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tới sự ổn định của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đạt được về mối quan hệ giữa hai loại rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản với nhau cũng như sự ảnh hưởng của hai loại rủi ro này tới sự ổn định của các Ngân hàng TMCP Việt Nam, luận văn sẽ đưa ra những khuyến nghị đối với nhà quản trị ngân hàng trong việc hoạch định các chính sách nhằm duy trì tính ổn định của các ngân hàng TMCP Việt Nam.

Với các mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu được tác giả thực hiện nhằm giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Thứ nhất, có tồn tại mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hay không?

- Thứ hai, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có tác động như thế nào đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam?

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản với nhau và sự ảnh hưởng của hai loại rủi ro này tới sự ổn định của các Ngân hàng TMCP Việt Nam.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả thực hiện nghiên cứu trong giai đoạn 2013 – 2020. Đây là khoảng thời gian đủ dài để phản ánh những thay đổi của nền kinh tế và gần với thời gian hiện tại Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện có 31 Ngân hàng TMCP được tính đến thời điểm 30/06/2021 (số liệu theo website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn và việc công bố thông tin sốliệu của một số ngân hàng không đầy đủ, rõ ràng nên đề tài sử dụng dữ liệu của 20 NHTMCP Việt Nam đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán (Phụ lục 1).

Với mục tiêu chính là xem xét và nhận diện mối quan hệ giữa hai loại rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản với nhau cũng như sự ảnh hưởng của hai loại rủi ro này tới sự ổn định

5 của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, trong bài nghiên cứu này dữ liệu được tác giả sử dụng là dữ liệu dạng bảng Mẫu dữ liệu được tác giả thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong giai đoạn từ năm 2013 – 2020 của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang được niêm yết công khai trên thị trường chứng khoán như sàn giao dịch HOSE, HNX và UPCOM Bên cạnh đó, từ cổng thông tin công khai của World Bank tác giả cũng tiến hành thu thập dữ liệu về các yếu tố vĩ mô như tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013 – 2020.

Trên cơ sở dữ liệu đã được thu thập, tác giả sẽ tiến hành loại bỏ các ngân hàng thương mại cổ phần không đủ dữ liệu liên tục trong thời gian từ năm 2013 – 2020 Mẫu dữ liệu sau khi sàn lọc bao gồm 160 quan sát theo năm của 20 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Với mẫu dữ liệu sau khi được sàng lọc để kiểm tra về mối tương quan giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy ước lượng Two Step System GMM Đồng thời để kiểm tra về mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tác giả đã sử dụng mô hình vector tự hồi quy theo dữ liệu dạng bảng (PVAR) Cuối cùng để kiểm tra tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng tác giả đã sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy Two step System GMM.

Với vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế mà do đó vấn đề quản trị nhằm đảm bảo sự ổn định của các ngân hàng luôn là vấn đề hàng đầu của các nhà kinh tế Đã có rất nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng như Ndifon Ejoh và các cộng sự (2014), He và Xiong (2012), … TạiViệt Nam việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản cũng tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng vẫn còn khá hạn chế Do đó với bài nghiên cứu “Tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đối với sự ổn định của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, tác giả mong muốn sẽ củng cố cũng như cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại cổ phần ViệtNam, từ đó có thể đưa ra kiến nghị cho các nhà quản trị, các nhà hoạch định chính sách

6 trong việc điều hành các hoạt động của ngân hàng nhằm vừa đảm bảo sự ổn định mà còn có thể đáp ứng được yêu cầu về tăng trưởng kinh tế giúp cho nền kinh tế có thể hồi phục và phát triển sau đại dịch.

Bài nghiên cứu này được tác giả trình bày theo một kết cấu gồm tất cả 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài Trong chương này tác giả giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tiếp theo đó tác giả cũng trình bày khái quát phương pháp nghiên cứu đồng thời nêu ra ý nghĩa nghiên cứu và bố cục của đề tài.

Chương 2: Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu trước đây Với chương này, tác giả sẽ trình bày tổng quan về các lý thuyết về rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, sự ổn định của các ngân hàng và trình bày các kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản với nhau cũng như mối quan hệ giữa cả hai loại rủi ro này với sự ổn định của các ngân hàng TMCP.

Chương 3: Dữ liệu và Phương pháp nghiên cứu Ở chương phương pháp nghiên cứu tác giả sẽ trình bày cụ thể về các phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu được sử dụng Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày cách thu thập, xử lý cơ sở dữ liệu để phục vụ cho việc thực hiện nghiên cứu cũng như mô tả các biến độc lập, biến phụ thuộc được sử dụng trong đề tài này.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu Tác giả sẽ trình bày kết quả thực nghiệm bao gồm các phân tích, giải thích về các mô tả thống kê, các phân tích về tương quan, các kết quả kiểm định khuyết tật của mô hình cũng như là kết quả hồi quy các mô hình Đồng thời tác giả cũng tiến hành thảo luận về các kết quả đạt được.

TỐNG QUAN LỶ THƯYỂT VÀ NGHIÊN cứu TRƯỚC ĐÂY 8

Tổng quan lý thuyết

2.1.1 Khái niệm về rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng

Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về rủi ro và mỗi cách tiếp cận sẽ có những góc nhìn và định nghĩa khác nhau về rủi ro Theo đó, rủi ro có thể được hiểu là những tình huống mà khi xuất hiện luôn đem đến các tổn thất, các thiệt hại về mặt tài chính Một định khác về rủi ro lại cho rằng rủi ro khi xảy ra sẽ tạo ra sự không chắc chắn hay độ nhạy cảm, sự thay đổi trong kết quả mà nhà đầu tư mong đợi trong tương lai Ngoài ra, rủi ro còn có thể được định nghĩa là sự bất ổn của tỷ suất sinh lợi hoặc xác suất xuất hiện kết quả tài chính không như mong đợi Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau vể khái niệm của rủi ro tuy nhiên nhìn chung các định nghĩa đều cho rằng rủi ro là một sự bất trắc không mong đợi và khi xảy ra sẽ đem đến hay gây ra những tổn thất thiệt hại cho các chủ thể Mặc dù rủi ro có thể đo lường được tuy nhiên việc triệt tiêu hoàn toàn rủi ro là không thể, do đó mà các quản trị chỉ có thể tìm cách hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra để giảm bớt các thiệt hại tổn thất mà rủi ro đem đến Trong quá trình hoạt động các ngân hàng luôn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề mà quan trọng nhất là duy trì được trạng thái cân đối giữa nhu cầu và khả năng cung ứng các nguồn vốn trong mọi điều kiện để vừa đảm bảo sự ổn định của ngân hàng và vừa đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng Với những đặc thù trong hoạt động mà rủi ro của các ngân hàng cũng có nhiều sự khác biệt so với rủi ro của các ngành nghề khác. Ủy ban Basel (1999) đã phân loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng được chia ra thành tám loại bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro pháp lý, rủi ro trong hoạt động và rủi ro danh tiếng Trong số các loại rủi ro đó, thì rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản là hai loại rủi ro có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến sự ổn định của các ngân hàng.

Rủi ro thanh khoản là rủi ro gắn liền với tính thanh khoản của các ngân hàng Tính thanh khoản của các ngân hàng được xem như khả năng tức thời về việc đáp ứng các nhu cầu rút tiền cũng như việc giải ngân các khoản cấp tín dụng đã được ký kết (Basel, 2010). Duttweiler (2008) cho rằng rủi ro thanh khoản được định nghĩa là rủi ro xảy ra khi các ngân hàng không có khả năng hay mất khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó hoặc phải huy động các nguồn vốn với một mức chi phí rất cao để có thể đáp ứng cho các nhu cầu thanh toán tức thời Rủi ro thanh khoản khi xảy ra sẽ gây ra những tốn thất rất lớn cho các ngân hàng, theo đó khi người dân ồ ạt rút tiền một cách đột ngột với số tiền lớn đòi hỏi các ngân hàng phải chấp nhận huy động vốn trong tình trạng khẩn cấp với mức lãi suất cao, hoặc thậm chí trong trường hợp xấu hơn thì các ngân hàng còn bắt buộc phải bán các tài sản để có thể đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và điều này có thể dẫn tới sự phá sản của ngân hàng Rủi ro thanh khoản theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) còn được định nghĩa là loại rủi ro xảy ra khi ngân hàng không có đủ các nguồn lực để thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn.

Trong khi đó theo thông tư 08/2017/TT-NHNN ngày 01/12/2017 thì rủi ro thanh khoản được định nghĩa là loại rủi ro do: “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn, hoặc có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhưng phải trả chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ đó.”

Rủi ro tín dụng là rủi ro tổn thất kinh tế do bên đối tác không thể thực hiện đầy đủ các nghĩa tài chính theo hợp đồng (Jorion, 2009) Mặt khác, theo thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 thì rủi ro tín dụng còn được định nghĩa là “là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

2.1.2 Khái niệm về sự ổn định của ngân hàng

Sự ổn định của Ngân hàng được hiểu là việc các Ngân hàng có thể hoạt động một cách an toàn, hiệu quả và ổn định Các Ngân hàng không bị rơi vào tình trạng mất ổn định,gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì các hoạt động của mình và đối mặt với tình trạng bị hạn chế tài chính và phá sản do vỡ nợ.

Năm 1968, Altman thông qua các nghiên cứu về rủi ro và khả năng phá sản của các doanh nghiệp đã đề xuất mô hình Z-score dựa trên 5 yếu tố là tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản, tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản, tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản, giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ và tỷ số doanh số trên tổng tài sản để đo lường và dự báo khả năng phá sản của của doanh nghiệp. Thông qua chỉ số Z-score, Altman đã đề xuất khoảng xếp loại khả năng phá sản của các doanh nghiệp và chỉ số này đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế trên toàn thế giới Trong lĩnh vực ngân hàng hệ số Z-score cũng được sử dụng trong việc đo lường mức độ ổn định của các ngân hàng.

Các nghiên cứu trước đây của Laeven và Levine, 2009; Delis và cộng sự, 2014; Nurul Kabir và cộng sự, 2015 đã đề xuất và đo lường sự ổn định của các ngân hàng thông qua hệ số Z-Score bằng cách lấy tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) cộng với tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (E/A) và chia cho độ lệch chuẩn của ROA Việc sử dụng hệ số Z-Score theo công thức dựa trên ý tưởng về mối quan hệ giữa vốn và độ biến động của tỷ suất sinh lợi của ngân hàng qua đó khi nhìn vào sự thay đổi trên thì người sử dụng có thể biết được có bao nhiêu sự thay đổi trong lợi nhuận được hấp thụ từ vốn của các ngân hàng mà các ngân hàng không rơi vào tình trạng vỡ nợ (Li và cộng sự, 2017) Bởi vì các ngân hàng được cho là vỡ nợ khi các ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính đến hạn Do đó mà khi hệ số Z-score càng cao thể hiện khả năng xảy ra tình trạng vỡ nợ hay mất khả năng thanh toán của các ngân hàng càng thấp và do đó tính ổn định của các ngân hàng này cũng ổn định hơn so với các ngân hàng khác (Laeven và Levine, 2009).

2.1.3 Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng

Lý thuyết cơ bản về kinh tế vi mô trong hoạt động ngân hàng đưa ra quan điểm rằng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Theo đó các Ngân hàng là những định chế tài chính trung gian với chức năng là luân chuyển dòng vốn nhàn rỗi trên thị trường Với chức năng của mình, các ngân hàng sẽ huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư với một mức lãi suất thấp và sử dụng nguồn vốn đó để cho vay lại đối với những người đang cần vốn với mức lãi suất cao hơn Chính vì vậy các ngân hàng luôn phải đối mặt cùng lúc với hai loại rủi ro đó là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.

Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tồn tại một mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng với nhau (Bryant, 1980; Diamond, 1997; Diamond & Dybvig, 1983; Qi, 1994) Tuy nhiên việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản cho đến nay vẫn chưa có sự đồng nhất.

Một số các nghiên cứu khi phân tích về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản lại cung cấp bằng chứng cho thấy giữa hai loại rủi ro trên tồn tại mối quan hệ cùng chiều với nhau Dermine (1986) qua nghiên cứu nhận thấy rằng giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng tồn tại một mối tương quan dương với nhau Dermine

(1986) cho rằng một khoản vay bị nợ xấu, mất khả năng thu hồi hay không đòi được sẽ làm tăng rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng lên vì khoản vay dó sẽ làm sụt giảm dòng tiền của các ngân hàng xuống Ngoải ra, khi các ngân hàng cho vay càng nhiều dự án rủi ro thì khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền của các ngân hàng sẽ càng giảm sút và nếu các tài sản dùng để cho vay các dự án rủi ro này mà ngày càng giảm giá trị thì sẽ có tác động làm giảm mức độ uy tín của các ngân hàng xuống từ đó thúc đẩy nhiều người đi rút tiền hơn và kết quả là rủi ro tín dụng càng cao thì cũng góp phần làm gia tăng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng lên (Acharya và Viswanathan, 2011; Gorton và Metrick, 2012; He và Xiong, 2012a). Mặt khác, một số các nghiên cứu khi phân tích về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản trong giai đoạn khủng hoảng lại cho thấy tồn tại mối quan hệ tương quan âm giữa hai loại rủi ro trên (Acharya và cộng sự, 2010; Acharya và Naqvi, 2012).

2.1.4 Mối quan hệ giữa Rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng với sự ổn định của các ngân hàng

Rủi ro thanh khoản khi xảy ra sẽ đem đến những tổn thất cho các ngân hàng Các ngân hàng khi bị rủi ro thanh khoản sẽ buộc phải chấp nhận việc huy động vốn với mức lãi suất cao hơn vì vậy để có thể đảm bảo hiệu quả hoạt động thì các ngân hàng sẽ đẩy lãi suất cho vay lên cao và điều này sẽ làm giảm tính cạnh tranh của các ngân hàng và làm giảm số lượng các khách hàng vay vốn xuống Từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng (Valla N.&Saes-Escprbiac, B.&Tieset,M.,2006) Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những tác động tiêu cực rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng (Wagner,2007; Cornetta và cộng sự, 2011; Beck và cộng sự, 2013; Almarzoqi và cộng sự, 2015).Trong khi đó, hoạt động tín dụng là hoạt động chính của các ngân hàng đem về nguồn lợi nhuận lớn nhất cho các ngân hàng Chính vì vậy, các ngân hàng thường có xu hướng gia tăng việc cho vay để tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn Tại thời điểm cho vay, các ngân hàng thường khó có thể biết chắc chắn được về khả năng trả nợ của các khách hàng trong tương lai như thế nào mà do đó rủi ro tín dụng luôn có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của các ngân hàng Rủi ro tín dụng khi xảy ra sẽ trực tiếp tác động làm giảm nguồn thu nhập của ngân hàng Khi đó, các ngân hàng sẽ không thể thu hồi được khoản nợ đã cho vay và đồng thời cũng mất đi khoản lợi nhuận từ việc cho vay khoản nợ đó Không những thế, các ngân hàng còn phải tốn thêm nhiều chi phí hơn cho việc trích lập dự phòng và bù đắp chi phí nguồn huy động vốn để cho vay những khoản vay đó Đặc biệt với tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ càng cao thì khả năng sẽ làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng xuống và trong một số trường hợp còn có thể đẩy các ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản do người gửi tiền mất niềm tin và ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng từ đó tác động sự ổn định của ngân hàng (Fan, L., Shaffer, S., 2004) và khiến các ngân hàng phải đối mặt với tình trạng mất khả năng thanh toán và vỡ nợ.

Tổng quan các nghiên cứu trước đây

2.2.1 Nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản

Rủi ro tín dụng là rủi ro tổn thất kinh tế do bên đối tác không thể thực hiện đầy đủ các nghĩa tài chính theo hợp đồng (Jorion, 2009) Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, lịch sử các tổ chức tài chính đã cho thấy sự sụp đổ của các ngân hàng đều có liên quan nhất định đến rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản Vậy liệu Mối quan hệ giữa thanh khoản và rủi ro tín dụng trong ngân hàng là gì?

Các lý thuyết cổ điển của kinh tế vi mô về ngân hàng đều ủng hộ quan điểm rằng rủi ro thanh khoản và tín dụng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Dermine (1986) qua việc nghiên cứu mở rộng mô hình Klein – Monti nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay và vốn chủ sở hữu của ngân hàng nhận thấy rằng khi các ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản thì lợi nhuận mà các ngân hàng thấp hơn khi không không gặp phải rủi ro thanh khoản Dermine (1986) cũng nhận thấy rằng việc xuất hiện rủi ro thanh khoản đã làm giảm dòng tiền vào của các ngân hàng bên cạnh đó cùng với việc các khoản vay không trả nợ đúng hạn tăng lên buộc các ngân hàng phải gia tăng chi phí dự phòng đã dẫn dến xác xuất xảy ra việc mất khả năng thanh toán khá là cao Hàm ý rằng, giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có mối tương quan dương với nhau.

Năm 2013, Hashem Nikomaram và các cộng sự đã nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng trong ngành ngân hàng Hồi Giáo của Iran trong giai đoạn từ năm 2005 – 2012 Qua thực nghiệm, Hashem Nikomaram và các cộng sự cũng cung cấp bằng chứng cho thấy tồn tại mối quan hệ tương quan dương giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng với nhau. Điều tương tự cùng được tìm thấy trong nghiên cứu của Ndifon Ejoh và các cộng sự trong nghiên cứu “Mối quan hệ và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và thanh khoản đối với rủi ro vỡ nợ của ngân hàng giữa các ngân hàng gửi tiền ở Nigeria” năm

2014 Ndifon Ejoh và các cộng sự đã thiết kế một bảng câu hỏi khảo sát 80 người quản lý của các ngân hàng Dữ liệu thu thập được từ khảo sát, được các tác giả trình bày dưới dạng bảng và sử dụng tỷ lệ phần trăm để phân tích Qua thực nghiệm, Ndifon Ejoh và các cộng sự đã cung cấp bằng chứng cho thấy giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có mối quan hệ tương quan dương với nhau Theo đó Ndifon Ejoh và các cộng sự luận giải rằng do rủi ro tín dụng gia tăng đã làm cho danh mục cho vay bên phần tài sản của các ngân hàng bị ảnh hưởng tiêu cực và làm giảm tính thanh khoản đi Bên cạnh đó Ndifon Ejoh và các cộng sự cũng nhận thấy rằng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng còn có tác động góp phần làm gia tăng rủi ro vỡ nợ của ngân hàng.

Bjửrn Imbierowicz và Christian Rauch (2014) đó thực hiện nghiờn cứu xem xột mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Hoa Kỳ trong giai đoạn 1998 – 2010 Với bộ dữ liệu gồm 4300 ngân hàng thương mại trong khoảng thời gian từ 1998 – 2010, qua thực nghiệm Bjửrn Imbierowicz và Christian Rauch nhận thấy rằng giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có mối tương quan dương với nhau, tuy nhiên cả hai loại rủi ro không có tác động đồng thời lên khả năng vỡ nợ của các ngân hàng.

Salma Louati và các cộng sự (2015) thông qua việc nghiên cứu và so sánh hành vi giữa ngân hàng Hồi giáo và các ngân hàng thông thường đối với tỷ lệ an toàn vốn trong hoàn cảnh cạnh tranh khác nhau Bằng cách sử dụng dữ liệu của các ngân hàng ở Trung Đông, Bắc Phi và các nước Đông Nam Á, Salma Louati và các cộng sự (2015) cũng cung cấp bằng chứng cho thấy rằng giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có mối quan hệ tương quan dương với nhau.

Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại

He và Xiong (2012) khi xem xét mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng nhận thấy rằng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng là nguyên nhân chính dẫn đến việc mất khả năng thanh toán và làm gia tăng nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng thương mại.

Bjửrn Imbierowicz và Christian Rauch (2014) đó thực hiện nghiờn cứu xem xột mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Hoa Kỳ trong giai đoạn 1998 – 2010 Với bộ dữ liệu gồm 4300 ngân hàng thương mại trong khoảng thời gian từ 1998 – 2010, qua thực nghiệm Bjửrn Imbierowicz và Christian Rauch nhận thấy rằng nếu xét một cách riêng lẻ thì từng loại rủi ro đều có tác động đến khả năng vỡ nợ của các ngân hàng tuy nhiên mức tác động của từng loại rủi ro lại phụ thuộc vào mức độ rủi ro tổng thể của ngân hàng. Điều tương tự cùng được tìm thấy trong nghiên cứu của Ndifon Ejoh và các cộng sự trong nghiên cứu “Mối quan hệ và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và thanh khoản đối với rủi ro vỡ nợ của ngân hàng giữa các ngân hàng gửi tiền ở Nigeria” Qua thực nghiệm, Ndifon Ejoh và các cộng sự đã cung cấp bằng chứng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng còn có tác động góp phần làm gia tăng rủi ro vỡ nợ của ngân hàng.

Ameni Ghenimi và các cộng sự (2017) đã thực hiện nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đối với sự ổn định của ngân hàng trong khu vực MENA Sử dụng bộ dữ liệu gồm 49 ngân hàng hoạt động trong khu vực MENA trong giai đoạn 2006 – 2013, qua thực nghiệm Ameni Ghenimi và các cộng sự (2017) nhận thấy rằng cả rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đều có tác động đối với sự ổn định của các ngân hàng.

Võ Xuân Vinh và Phạm Hồng Vy (2017) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 – 2015 lại cho thấy không tồn tại mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản với nhau.

Nguyễn Thị Hồng Ánh và Lê Thành Trung (2020) khi nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng Thương Mại Việt Nam với bộ dữ liệu được thu thập từ 27 ngân hàng thương mại trong giai đoạn từ năm 2007 – 2017 đã cung cấp bằng chứng cho thấy rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt nam trong giai đoạn này Khi rủi ro tín dụng tăng lên sẽ làm mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam giảm xuống.

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong (2020) thông qua việc sử dụng bộ dữ liệu dạng bảng được thu thập từ các Báo cáo tài chính của 27 ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 – 2018 để phân tích tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại Kết quả nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng có mối tương quan dương với khả năng phá sản của các ngân hàng theo đó tỷ lệ nợ xấu gia tăng hay rủi ro tín dụng tăng lên góp phần làm gia tăng khả năng phá sản của các ngân hàng.

Khoảng trống nghiên cứu

Cho đến thời điểm này, các quan điểm về lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm đã cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản với nhau và cả hai loại rủi ro này đều có tác động đến sự ổn định của ngân hàng hay khả năng phá sản của ngân hàng Tuy nhiên tại Việt Nam, việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản cũng như ảnh hưởng của hai loại rủi ro này đến sự ổn định của các ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế Các nghiên cứu trước đẩy chỉ tập trung vào việc nghiên cứu riêng lẻ về các yếu tố ảnh hưởng đến hai loại rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản và chưa có nhiều nghiên cứu đề cập về ảnh hưởng của hai loại rủi ro này tới sự ổn định của các ngân hàng.

Võ Xuân Vinh và Phạm Hồng Vy (2017) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 – 2015 lại cho thấy không tồn tại mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản với nhau Đồng thời nghiên cứu của các tác giả chỉ mới dừng ở việc xem xét mối quan hệ giữa hai loại rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản với nhau mà chưa đề cập tới sự ảnh hưởng của hai loại rủi ro này đến với sự ổn định của các ngân hàng TMCP Việt Nam.Nguyễn Thị Hồng Ánh và Lê Thành Trung (2020), Nguyễn Thành Phong (2020) chỉ tập trung nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng Thương Mại Việt Nam mà chưa đề cấp tới rủi ro thanh khoản tới sự ổn định của các ngân hàng.

Do đó trong bài nghiên cứu này tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013 – 2020 để kiểm chứng lại liệu có tồn tại mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng Việt Nam từ đó có thể bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm vào kho tàng nghiên cứu tại Việt Nam Đồng thời, tác giả cũng xem xét liệu có tồn tại sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng TMCP Việt Nam hay không để từ đó có thể bổ sung khoản trống nghiên cứu vào kho tàng nghiên cứu của Việt Nam.

Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước đây Tên tác giả và năm công bố Kết quả nghiên cứu

Việc xuất hiện rủi ro thanh khoản đã làm giảm dòng tiền vào của các ngân hàng bên cạnh đó cùng với việc các khoản vay không trả nợ đúng hạn tăng lên buộc các ngân hàng phải gia tăng chi phí dự phòng đã dẫn dến xác xuất xảy ra việc mất khả năng thanh toán khá là cao Hàm ý rằng, giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có mối tương quan dương với nhau.

Hashem Nikomaram và các cộng sự

Hashem Nikomaram và các cộng sự cũng cung cấp bằng chứng cho thấy tồn tại mối quan hệ tương quan dương giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng với nhau.

Ndifon Ejoh và các cộng sự

Qua thực nghiệm, Ndifon Ejoh và các cộng sự đã cung cấp bằng chứng cho thấy giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có mối quan hệ tương quan dương với nhau Đồng thời, Ndifon Ejoh và các cộng sự đã cung cấp bằng chứng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng còn có tác động góp phần làm gia tăng rủi ro vỡ nợ của ngân hàng.

Giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có mối tương quan dương với nhau, tuy nhiên cả hai loại rủi ro không có tác động đồng thời lên khả năng vỡ nợ của các ngân hàng.

Bjửrn Imbierowicz và Christian Rauch nhận thấy rằng nếu xét một cách riêng lẻ thì từng loại rủi ro đều có tác động đến khả năng vỡ nợ của các ngân hàng tuy nhiên mức tác động của từng loại rủi ro lại phụ thuộc vào mức độ rủi ro tổng thể của ngân hàng.

Salma Louati và các cộng sự (2015)

Giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có mối quan hệ tương quan dương với nhau.

He và Xiong (2012) nhận thấy rằng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng là nguyên nhân chính dẫn đến việc mất khả năng thanh toán và làm gia tăng nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng thương mại.

Ameni Ghenimi và các cộng sự

Rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đều có tác động đối với sự ổn định của các ngân hàng.

Võ Xuân Vinh và Phạm Hồng Vy

Không tồn tại mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản với nhau đối với các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 – 2015.

Nguyễn Thị Hồng Ánh và Lê Thành

Rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt nam

Rủi ro tín dụng có mối tương quan dương với khả năng phá sản của các ngân hàng theo đó tỷ lệ nợ xấu gia tăng hay rủi ro tín dụng tăng lên góp phần làm gia tăng khả năng phá sản của các ngân hàng.

Như vậy, trong chương này tác giả đã trình bày Cơ cở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản với nhau cũng như là tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh hưởng của hai loại rủi ro này đến tính ổn định của các ngân hàng Thông qua việc khảo lược các nghiên cứu trước đây, tác giả cũng nhận thấy tại Việt Nam việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản và tính ổn định của các ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế, từ đó tác giả đã đưa ra mục tiêu nghiên cứu cho bài nghiên cứu đó là xem xét sự ảnh hưởng của hai loại rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản ảnh hưởng như thế nào đến sự ổn định của các ngân hàng Đồng thời, thông qua việc khảo lược về các nghiên cứu trước đây cũng như các cơ sở lý thuyết tác giả cũng đưa ra những giả thuyết kỳ vọng cho bài nghiên cứu của mình Trong chương tiếp theo đây,tác giả sẽ trình bày về cách thu thập dữ liệu, mô hình nghiên cứu cũng như trình bày về các phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này.

DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương này, tác giả sẽ tiếp tục trình bày lần lượt về bộ dữ liệu được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu bao gồm cách thu thập, cách xử lý bộ dữ liệu Đồng thời tác giả cũng trình bày chi tiết các mô hình nghiên cứu và các phương pháp ước lượng được sử dụng để hồi quy các mô hình nhằm giải quyết các câu hỏi và các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra trong chương 1 và chương 2.

3.1.1 Mô hình nghiên cứu về mối quan hệ tương quan giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản

Có rất nhiều nghiên cứu trước đây đã cung cấp bằng chứng cho thấy tồn tại mối quan hệ tương quan giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản với nhau như nghiên cứu của Salma Louati và các cộng sự (2015), Ameni Ghenimi và các cộng sự (2017) … Trong bài nghiên cứu này, để kiểm tra về mối quan hệ tương quan của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản với nhau, tác giả đã dựa vào bài nghiên cứu của Ameni Ghenimi và các cộng sự (2017) để xây dựng mô hình như sau:

CR U = c + P i CR lt -i + ^LRu + s| = i P i Bank [ t + sf =1 P i Marco ị + 8 U

LR U = C + P 1 LR U -1 + P 2 CRU + Sp=i P p Bank^ + ĩ Ị l P l Marco Ị + 8 U

Biến CR i,t là đại diện cho mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng i tại năm thứ t;

Biến LR i,t là tính thanh khoản của các ngân hàng và là đại diện cho mức độ rủi ro thanh khoản của ngân hàng i tại năm thứ t

Bank i,t là biến độc lập đại diện cho những yếu tố kiểm soát như quy mô của ngân hàng (Size), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ an toàn vốn (CAR), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOAN ASSET) và hiệu quả hoạt động (EFFICENCY).

Marco i,t là biến đại diện cho nhóm những yếu tố kiểm soát từ vĩ mô như lạm phát (INF) và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (GDP).

3.1.2 Mô hình nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản

DỬ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứư

Phương pháp nghiên cứu

Trong chương 4, tác giả sẽ trình bày lần lượt kết quả về bộ dữ liệu được tác giả sử dụng trong bài nghiên sau khi đã thực hiện việc chạy mô hình và phương pháp thực hiện được trình bày ở chương 3 Sau đó, tác giả sẽ phân tích những kết quả đạt được nhằm giải quyết các câu hỏi và các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra trong chương 1 và chương 2.

Với bộ dữ liệu được tác giả thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 20 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán như HNX, HOSE và UPCOM trong giai đoạn từ năm 2013 – 2020 với tổng 160 quan sát, tác giả đã sử dụng phần mềm STATA để tiến hành thống kê mô tả đặc điểm của các số liệu từ đó có thể có những cái nhìn tổng quan về bộ dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu này Bảng 4.1 dưới đây trình bày các kết quả thống kê mô tả các biến số được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này.

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu

Biến N GTTB Độ lệch chuẩn Min Max

Kết quả phân tích từ phần mềm Stata 7

Thông qua kết quả từ bảng 4.1, tác giả nhận thấy rằng biến Z-score thể hiện sự ổn định của các ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2013 – 2020 có giá trị nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt là 13,53 và 2670,77 Theo đó, ngân hàng có hệ số Z-score nhỏ nhất

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

Thống kê mô tả

Với bộ dữ liệu được tác giả thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 20 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán như HNX, HOSE và UPCOM trong giai đoạn từ năm 2013 – 2020 với tổng 160 quan sát, tác giả đã sử dụng phần mềm STATA để tiến hành thống kê mô tả đặc điểm của các số liệu từ đó có thể có những cái nhìn tổng quan về bộ dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu này Bảng 4.1 dưới đây trình bày các kết quả thống kê mô tả các biến số được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này.

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu

Biến N GTTB Độ lệch chuẩn Min Max

Kết quả phân tích từ phần mềm Stata 7

Thông qua kết quả từ bảng 4.1, tác giả nhận thấy rằng biến Z-score thể hiện sự ổn định của các ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2013 – 2020 có giá trị nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt là 13,53 và 2670,77 Theo đó, ngân hàng có hệ số Z-score nhỏ nhất trong giai đoạn nghiên cứu là Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) vào năm 2013 và ngân hàng có hệ số Z-score lớn nhất là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) vào năm 2019 Nhìn chung, trong giai đoạn này thì mức độ ổn định của các ngân hàng trung bình là 162,5922. Đồng thời thông qua bảng 4.1, tác giả cũng nhận thấy biến rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2013 – 2020 có giá trị nhỏ nhất là 0 và giá trị cao nhất là 0,069977 Cũng trong những năm 2013 – 2020, tác giả cũng nhận thấy rằng mức độ rủi ro tín dụng của các ngân hàng rơi vào trung bình khoảng 0,018481 hay 1,8%.

Bên cạnh đó khi xem xét về tính thanh khoản của các ngân hàng trong giai đoạn

2013 – 2020, tác giả nhận thấy trong giai đoạn này thì tính thanh khoản thấp nhất của các ngân hàng có giá trị là 0,002634 và tính thanh khoản cao nhất của ngân hàng có giá trị là 0,025373 Theo đó, ngân hàng có tính thanh khoản thấp nhất đó là Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) với tỷ lệ 0,26% vào năm 2013 và ngân hàng có tính thanh khoản cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) với tỷ lệ 2,5% vào năm 2013 Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2013 –

2020, tính thanh khoản của các ngân hàng trung bình là 0,009112 hay 0,9%.

Mặt khác thông qua bảng 4.1, tác giả cũng nhận thấy rằng trong giai đoạn 8 năm từ năm 2013 – 2020 thì các ngân hàng có mức tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) nằm trong khoảng từ 0,000135 đến 0,026652 Nhìn chung trong giai đoạn này thì tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của các ngân hàng trung bình là 0,008161 Đồng thời cũng trong giai đoạn này khi xem xét về khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng, tác giả nhận thấy biến ROE nằm trong khoảng từ 0,002017 đến 0,244413 Trung bình trong giai đoạn nghiên cứu thì khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng TMCP Việt Nam rơi vào khoảng 0,102687.

Ngoài ra, bảng 4.1 cũng cho thấy về quy mô tổng tài sản của các ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2013 – 2020 dao động trong khoảng từ 30,82 đến 34,94 Trung bình quy mô tổng tài sản của các ngân hàng trong giai đoạn này là 32,85.

Bên cạnh đó, khi xem xét về tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2013 – 2020, tác giả cũng nhận thấy tỷ lệ an toàn vốn trung bình của các ngân hàng trong giai đoạn là 0,079647 Ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn thấp nhất là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) với 0,041546 vào năm 2017 và ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cao nhất là ngân hàng TMCP Bảo Việt với 0,169732 vào năm 2013.

Về tốc độ tăng trưởng tín dụng, thông qua bảng 4.1 tác giả nhận thấy trong giai đoạn từ năm 2013 – 2020 tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trung bình rơi vào khoảng 0,213908 Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp nhất là -0,11316 và ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất là 0,971343.

Ngoài ra khi xem xét về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, bảng 4.1 cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nằm trong khoảng từ 0,402463 đến 1,412273 Nhìn chung trong giai đoạn này, hiệu quả hoạt động trung bình của các ngân hàng là 0,669842.

Bên cạnh đó khi xem xét về tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng, tác giả cũng nhận thấy trong những năm 2013 – 2020 thì các ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản thấp nhất là 0,249042 và cao nhất là 0,747536 Nhìn chung trong giai đoạn này, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của các ngân hàng TMCP Việt Nam rơi vào khoảng 0,568156.

Mặt khác khi xem xét về các yếu tố vĩ mô trong giai đoạn từ năm 2013 – 2020, tác giả cũng nhận thấy trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế Việt Nam dao động trong khoảng từ 0.69% đến 6,6% Trung bình trong giai đoạn này, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế Việt Nam là 3,4% Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này trung bình rơi vào khoảng 6%.

Trên đây là một số phân tích tổng quan về bộ dữ liệu cũng như các biến được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này Tiếp theo đây, bằng phần mềm stata tác giả sẽ tiến hành thực hiện phân tích mối tương quan giữa các biến thông qua ma trận hệ số tương quan.

Phân tích tương quan

Hệ số tương quan là một trong những chỉ số được sử dụng để đo lường mức độ tương quan giữa các biến số với nhau Giá trị của hệ số tương quan dao động trong khoảng từ -1 đến 1 Theo đó, hệ số tương quan nhận giá trị dương cho thấy giữa hai biến đang quan sát có sự tác động và thay đổi cùng chiều với nhau Ngược lại khi hệ số tương quan nhận giá trị âm cho thấy giữa hai biến quan sát có sự tác động và thay đổi ngược chiều với nhau Bảng 4.2 dưới đây trình bày kết quả của ma trận hệ số tương quan giũa các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu.

Thông qua bảng kết quả ma trận hệ số tương quan trong bảng 4.2, tác giả nhận thấy khi xem xét giữa biến Z-SCORE và biến CR có hệ số tương quan là -0,009 Hàm ý rằng, giữa hệ số an toàn và rủi ro tín dụng của các ngân hàng có mối tương quan âm với nhau theo đó khi rủi ro tín dụng tăng lên thì tính ổn định của các ngân hàng cũng giảm lên.

Mặt khác khi xem xét mối quan hệ tương quan giữa tính thanh khoản và tính ổn định của các ngân hàng, tác giả nhận thấy giữa biến LR và biến Z-SCORE có hệ số tương quan là -0,0831 Hàm ý rằng, giữa tính thanh khoản và tính ổn định của các ngân hàng có mối quan hệ tương quan âm với nhau theo đó khi tính thanh khoản tăng lên đồng nghĩa với việc rủi ro thanh khoản giảm xuống thì sẽ tác động làm giảm tính ổn định của các ngân hàng.

Bên cạnh đó, khi xem xét mối quan hệ tương quan giữa tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản với tính ổn định của ngân hàng tác giả nhận thấy giữa biến ROA và biến Z- SCORE có hệ số tương quan là -0,1972 với mức ý nghĩa 5% Hàm ý rằng, giữa biến ROA và biến Z-SCORE có mối tương quan âm với nhau theo đó khi tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản tăng lên sẽ có tác động làm giảm tính ổn định của các ngân hàng.

Mặt khác, khi xem xét mối quan hệ tương quan giữa tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu với tính ổn định của ngân hàng tác giả lại nhận thấy giữa biến ROE và biến Z- SCORE có hệ số tương quan là -0,2055 tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê Hàm ý rằng, khi tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng lên sẽ có tác động làm giảm tính ổn định của các ngân hàng xuống.

Ngoài ra khi xem xét về mối quan hệ tương quan giữa quy mô và tính ổn định của các ngân hàng, tác giả nhận thấy rằng giữa biến SIZE và biến Z-SCORE có hệ số tương quan là 0,0099 Điều này cho thấy giữa quy mô và tính ổn định của các ngân hàng có mối quan hệ tương quan dương với nhau Hàm ý rằng, khi quy mô ngân hàng tăng lên sẽ có tác động làm gia tăng tính ổn định của các ngân hàng.

Bên cạnh đó thông qua bảng 4.2, tác giả cũng nhận thấy giữa hệ số an toàn vốn và tính ổn định của các ngân hàng có hệ số tương quan là -0,1016 Điều này cho thấy giữa hệ số an toàn vốn và tính ổn định của các ngân hàng có mối tương quan âm với nhau hàm ý rằng khi hệ số an toàn vốn tăng lên sẽ có tác động làm giảm tính ổn định của các ngân hàng.

Trong khi đó, khi xem xét về mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố kinh tố vĩ mô gồm lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP với tính ổn định của các ngân hàng, tác giả nhận thấy giữa lạm phát và tính ổn định của các ngân hàng có hệ số tương quan là - 0.2460 Hàm ý rằng, khi tỷ lệ lạm phát tăng lên sẽ có tác động làm giảm tính ổn định của các ngân hàng xuống Mặt khác, khi nhìn vào mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng GDP và tính ổn định của các ngân hàng, tác giả lại nhận thấy giữa biến GDP và biến Z-SCORE có hệ số tương quan 0,0856 hàm ý khi tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tăng lên sẽ có tác động làm gia tăng tính ổn định của các ngân hàng.

Bên cạnh đó, khi nhìn vào kết quả ma trận hệ số tương quan tác giả cũng nhận thấy giữa các biến LOAN GROWTH, biến LOAN ASSET với biến Z-SCORE đều lần lượt có hệ số tương quan nhận giá trị âm Hàm ý rằng giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản với tính ổn định của các ngân hàng có mối quan hệ tương quan nghịch chiều với nhau theo đó khi tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tăng lên sẽ có tác động làm giảm tính ổn định của các ngân hàng xuống.

Mặt khác, khi nhìn vào mối quan hệ tương quan giữa hiệu quả hoạt động EFFICIENCY với tính ổn định của các ngân hàng (Z-SCORE), kết quả từ bảng 4.2 cho thấy giữa biến EFFICIENCY và biến Z-SCORE nhận hệ số tương quan là 0,0031 Hàm ý rằng, khi hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tăng lên sẽ có tác động làm gia tăng tính ổn định của các ngân hàng lên.

Ngoài ra khi nhìn vào mối quan hệ tương quan giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, tác giả cũng nhận thấy giữa biến CR và biến LR có hệ số tương quan dương với nhau tuy nhiên không có ý nghĩa thông kê.

Kết quả ma trận hệ số tương quan được trình bày trong bảng 4.2 và những phân tích trên đây chỉ giúp cho tác giả có những góc nhìn cơ bản về mối tương quan giữa các biến với nhau nhưng chưa thể là căn cứ để có thể đưa ra các kết luận và giải thích cho các câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra trong chương 1 Do đó để có thể kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu cũng như giải thích được các câu hỏi nghiên cứu trong chương 1,tiếp theo đây tác giả sẽ lần lượt thực hiện hồi quy các mô hình và phân tích các kết quả đạt được.

Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan

LR CR LRCR ROA SIZE CAR LOAN

Trong đó *** tương đương với mức ý nghĩa 1%, ** tương đương với mức ý nghĩa 5% và * tương đương với mức ý nghĩa 10%

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata

Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản

Trước khi xem xét sự ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng, trong bài nghiên cứu này tác giả tiến hành kiểm tra liệu có tồn tại mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín với nhau hay không bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy GMM hai bước.

Bảng 4.3 Kết quả hồi quy theo phương pháp two-step system GMM

Nguồn kết quả được tác giả tổng hợp từ Stata

Bảng 4.3 trên đây được tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata thể hiện kết quả hồi quy lần lượt cả hai mô hình theo phương pháp ước lượng Two Step Systerm GMM.Trước khi đi vào phân tích các kết quả hồi quy đạt được tác giả sẽ tiến hành

4 3 thực hiện các kiểm định liên quan đến mô hình bao gồm kiểm định tự tương quan chuỗi bậc 2 (AR2) và kiểm định tính hiệu lực của mô hình.

Với giả thuyết Ho: Mô hình không bị hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc 2.

Giả thuyết H1: Mô hình bị hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc 2

Thông qua kết quả từ bảng 4.3, tác giả nhận thấy ở cả hai mô hình giá trị p- value của AR(2) lần lượt đều nhận giá trị lớn hơn mức ý nghĩa 10% Do đó, tác giả nhận thấy rằng chưa có đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết Ho hay mô hình không bị hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc 2.

Với giả thuyết Ho: Mô hình có tính hiệu lực.

Giả thuyết H1: Mô hình không có tính hiệu lực.

Kết quả từ bảng 4.3 cũng cho thấy giá trị p-value của kiểm định Hansen Test ở cả hai mô hình đều nhận giá trị lớn hơn mức ý nghĩa 10% Do đó, tác giả nhận thấy rằng chưa có đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết Ho hay mô hình có tính hiệu lực.

Như vậy, qua thực hiện các kiểm định về tự tương quan chuỗi bậc 2 và kiểm định về tính hiệu lực của mô hình, tác giả nhận thấy các kết quả hồi quy của mô hình không bị vi phạm các giả định, do đó kết quả hồi quy là tin cậy.

Từ các kết quả hồi quy được trình bảy trong bảng 4.3, tác giả nhận thấy rằng trong mô hình (1) khi xem xét về mối quan hệ tương quan giữa tính thanh khoản và rủi ro tín dụng thì hệ số tương quan giữa hai biến LR và biến CR nhận giá trị âm và có ý nghĩa thống kế cao với mức ý nghĩa 1% Điều này cho thấy giữa tính thanh khoản và rủi ro tín dụng là có mối tương quan âm hay nói cách khác có là sự thay đổi ngược chiều nhau Theo đó, khi tính thanh khoản tăng lên thì sẽ có tác động làm giảm rủi ro tín dụng của các ngân hàng xuống Tuy nhiên như đã trình bày tính thanh khoản tăng lên cũng hàm ý rằng mức độ rủi ro thanh khoản của các ngân hàng có xu hướng giảm xuống và như vậy khi tính thanh khoản tăng lên hay rủi ro thanh khoản giảm xuống sẽ có tác động làm giảm rủi ro tín dụng xuống Kết quả này đã ủng hộ quan điểm của các tác giả Dermine (1986), Hashem Nikomaram và các cộng sự

(2013), Salma Louati và các cộng sự (2015) về mối quan hệ tương quan cùng chiều

4 4 giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.

Mặt khác khi thực hiện hồi quy để xem xét mối tương quan giữa rủi ro tín dụng và tính thanh khoản, qua kết quả từ bảng 4.3 tác giả nhận thấy rằng giữa rủi ro tín dụng và tính thanh khoản có giá trị hệ số tương quan nhận giá trị dương tuy nhiên lại không có ý nghĩa thống kê.

Với các kết quả này, tác giả nhận thấy trong bài nghiên cứu này với dữ liệu của

18 ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013 – 2020 thì qua thực nghiệm đã cung cấp bằng chứng cho thấy tồn tại mối quan hệ tương quan giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng Theo đó, khi tính thanh khoản có xu hướng tăng lên hay rủi ro thanh khoản giảm xuống sẽ có tác động làm giảm mức độ rủi ro tín dụng của các ngân hàng xuống Tuy nhiên ở chiều ngược lại tác giả vẫn chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy rủi ro tín dụng có tác động đến tính thanh khoản hay rủi ro thanh khoản. Đồng thời khi xem xét về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng năm trước và rủi ro tín dụng của năm nay, tác giả nhận thấy rằng giữa biến rủi ro tín dụng năm nay và rủi ro tín dụng năm trước có hệ số tương quan dương và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là 1% Hàm ý rằng, rủi ro tín dụng bị tác động bởi rủi ro tín dụng của năm trước đó Theo đó khi rủi ro tín dụng năm trước có xu hướng tăng lên thì sẽ có tác động làm gia tăng rủi ro tín dụng của năm nay Bên cạnh đó, khi xem xét về sự ảnh hưởng của tính thanh khoản năm trước tới tính thanh khoản của năm nay của các ngân hàng, tác giả cũng nhận thấy giữa biến tính thanh khoản và độ trễ của tính thanh khoản nhận giá trị hệ số tương quan dương và có ý nghĩa thống kê là 1% Hàm ý rằng, tính thanh khoản bị tác động bởi tính thanh khoản của năm trước Qua đó cho thấy rằng mức độ rủi ro thanh khoản của các ngân hàng cũng bị tác động bởi rủi ro thanh khoản của năm trước theo đó, khi rủi ro thanh khoản của năm trước có xu hướng tăng lên sẽ có tác động làm gia tăng rủi ro tín dụng của năm nay tăng lên.

Ngoài ra kết quả từ bảng 4.3 cũng cho thấy, khi xem xét các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng, tác giả nhận thấy rằng giữa các biến tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

(ROA) với rủi ro tín dụng (CR) nhận hệ số tương quan âm và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% Điều này cho thấy rủi ro tín dụng của các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi

4 5 tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) Theo đó khi tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) tăng lên sẽ có tác động làm giảm rủi ro tín dụng của các ngân hàng xuống Kết quả này là khá phù hợp vì tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA tăng lên cho thấy các tài sản của ngân hàng đang cho tạo ra lợi nhuận tốt mà trong đó là việc cho vay đang đem lại lợi nhuận khá tốt và từ đó góp phần giảm mức độ rủi ro tín dụng của các ngân hàng xuống Trong khi đó, giữa tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và rủi ro tín dụng (CR) lại nhận giá trị hệ số tương quan dương với mức ý nghĩa thống kê là 5%. Kết quả này lại cho thấy khi tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng lên thì sẽ có tác động làm tăng mức độ rủi ro tín dụng của các ngân hàng Kết quả này là khá phù hợp vì khi tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng sẽ khuyến khích các ngân hàng gia tăng trong việc đầu tư tài sản nhiều hơn và đẩy mạnh tăng trưởng do đó cũng làm gia tăng mức độ rủi ro tín dụng của các ngân hàng lên Ngoải ra, tác giả cũng nhận thấy mức độ rủi ro tín dụng (CR) lại bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát theo đó các yếu tố như lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP góp phần làm giảm mức độ rủi ro tín dụng của các ngân hàng xuống.

Mặt khác, kết quả từ bảng 4.3 cũng cho thấy khi xem xét các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng, tác giả nhận thấy rằng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA và tỷ lệ lạm phát có tác động tiêu cực đến tính thanh khoản của các ngân hàng khi nhận các giá trị hệ số tương quan âm và có ý nghĩa thống kê Trong khi đó, các yếu tố như hệ số an toàn vốn (CAR), hiệu quả hoạt động (EFFICIENCY) và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản lại có tác động tích cực đến tính thanh khoản của các ngân hàng.

Mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro tín dụng với rủi ro thanh khoản 48

Tiếp theo đây, để có thể kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro tín dụng với rủi ro thanh khoản thông qua đại diện biến tính thanh khoản, tác giả đã dựa vào nghiên cứu của Ameni Ghenimi và các cộng sự (2017) để thực hiện thông qua phương pháp mô hình Vector tự hồi quy theo dữ liệu dạng bảng (PVAR) Trước hết, tác giả sẽ sử dụng kiểm định Fisher để xem xét về tính dừng của chuỗi dữ liệu Theo đó,

H0: Chuỗi dữ liệu không dừng.

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định tính dừng

Rủi ro thanh khoản Rủi ro tín dụng

Hệ số P-value Hệ số P-value

Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy, các giá trị p-value của kiểm định đều nhỏ hơn mức ý nghĩa thống kê 5% Do đó, trong bài nghiên cứu này tác giả có đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 Như vậy chuỗi dữ liệu trong mô hình có tính dừng.

Tiếp theo đây, tác giả sẽ tiến hành lựa chọn độ trễ tối ưu nhất cho mô hình. Bảng 4.5 dưới đây trình bày các kết quả đạt được.

Bảng 4.5 Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu Độ trễ CD J J P-value MBIC MAIC MQIC

Từ bảng 4.5, tác giả nhận thấy giữa các độ trễ là 1, 2 và 3 thì cả rủi ro tín dụng và tính thanh khoản đểu có độ trễ 1 là tối ưu nhất khi lần lượt có các giá trị MBIC,

4 7 MAIC, MQIC là thấp nhất Do vậy trong mô hình này thì độ trễ tối ưu nhất là 1.

Tiếp theo đây, tác giả sẽ kiểm tra về mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản thông qua tính thanh khoản của các ngân hàng Bảng 4.6 dưới đây trình bày các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện.

Bảng 4.6 Kết quả kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng theo mô hình PVAR

Từ các kết quả được trình bày ở bảng 4.6, tác giả nhận thấy rằng rủi ro tín dụng bị tác động bởi rủi ro của tín dụng của năm trước Theo đó, rủi ro tín dụng của năm trước tăng lên sẽ tác động làm gia tăng mức độ rủi ro tín dụng trong năm nay Tuy nhiên tính thanh khoản của năm trước lại không có tác động đến mức độ rủi ro tín dụng của năm nay hay mức độ rủi ro thanh khoản của năm trước không có tác động đến mức độ rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong năm nay.

Mặt khác, khi nhìn vào mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tác giả nhận thấy rủi ro thanh khoản năm nay bị ảnh hưởng bởi cả rủi ro tín dụng của năm trước và rủi ro thanh khoản của năm trước Theo đó, tính thanh khoản của các ngân hàng trong năm trước tăng lên sẽ có tác động làm gia tăng tính thanh khoản của các ngân hàng trong năm nay tăng lên Hay rủi ro thanh khoản năm trước giảm xuống sẽ có tác động làm giảm mức độ rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong năm nay giảm xuống Trong khi đó tác giả lại nhận thấy rủi ro tín dụng năm trước tăng lên sẽ có tác động làm tính thanh khoản của các ngân hàng trong năm nay lên.

Như vậy, qua bảng 4.6 tác giả đã tìm thấy bằng chứng cho thấy rủi ro tín dụng chỉ bị ảnh hưởng bởi mức độ rủi ro tín dụng của năm trước trong khi rủi ro thanh khoản năm nay lại bị ảnh hưởng bởi cả rủi ro thanh khoản năm trước và rủi ro tín dụng năm

Tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng

Sau khi đã tìm thấy bằng chứng cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản với nhau Tiếp theo đây, tác giả đã dựa vào nghiên cứu của Ameni Ghenimi và các cộng sự (2017) xây dựng mô hình để kiểm tra tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Tác giả cũng nhận thấy trong mô hình được xây dựng có sự xuất hiện của độ trễ của biến phụ thuộc do vậy có khả năng hiện tượng nội sinh sẽ xảy ra trong bài nghiên cứu này Do đó để có thể ước lượng mô hình và kiểm tra sự tác động của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của các ngân hàng, tác giả đã sử dụng phương pháp ước lượng Systerm GMM Bảng 4.7 dưới đây trình bày kết quả hồi quy đạt được sau khi tác giả thực hiện hồi quy bằng phần mềm Stata.

Bảng 4.7 Tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của ngân hàng

Trước khi đi vào phân tích các kết quả hồi quy đạt được, đầu tiên tác giả sẽ tiến hành thực hiện các kiểm định liên quan đến mô hình bao gồm kiểm định tự tương quan chuỗi bậc 2 (AR2) và kiểm định tính hiệu lực của mô hình.

Với giả thuyết Ho: Mô hình không bị hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc 2.

Giả thuyết H1: Mô hình bị hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc 2

Thông qua kết quả từ bảng 4.3, tác giả nhận thấy ở cả hai mô hình giá trị p- value của AR(2) lần lượt đều nhận giá trị lớn hơn mức ý nghĩa 10% Do đó, tác giả nhận thấy rằng chưa có đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết Ho hay mô hình không bị hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc 2.

Với giả thuyết Ho: Mô hình có tính hiệu lực.

Giả thuyết H1: Mô hình không có tính hiệu lực.

Kết quả từ bảng 4.7 cũng cho thấy giá trị p-value của kiểm định Hansen Test ở cả hai mô hình đều nhận giá trị lớn hơn mức ý nghĩa 10% Do đó, tác giả nhận thấy rằng chưa có đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết Ho hay mô hình có tính hiệu lực.

Như vậy, qua thực hiện các kiểm định về tự tương quan chuỗi bậc 2 và kiểm định về tính hiệu lực của mô hình, tác giả nhận thấy các kết quả hồi quy của mô hình không bị vi phạm các giả định, do đó kết quả hồi quy là tin cậy.

Thông qua kết quả trong bảng 4.7, tác giả nhận thấy rằng giữa biến Z-SCOREt- 1 và biến phụ thuộc ZSCORE nhận giá trị hệ số tương quan có giá trị dương tuy nhiên

5 1 không có ý nghĩa thông kế Do đó, trong bài nghiên cứu này tác giả vẫn chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy tính ổn định của các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi mức độ ổn định của kỳ trước.

Bên cạnh đó, khi nhìn vào mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng thông qua kết quả từ bảng 4.7 tác giả nhận thấy rằng cả rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đều có tác động đến sự ổn định của các ngân hàng Theo đó, khi nhìn vào mối quan hệ tương quan giữa biến rủi ro tín dụng (CR) và biến tính ổn định của ngân hàng (Z-SCORE), tác giả nhận thấy giữa rủi ro tín dụng và sự ổn định của các ngân hàng có sự thay đổi cùng chiều với nhau khi nhận hệ số tương quan có giá trị dương với mức ý nghĩa là 1% Hàm ý rằng, độ ổn định của các ngân hàng bị tác động bởi rủi ro tín dụng theo đó khi rủi ro tín dụng ở các ngân hàng tăng lên thì sẽ có tác động làm gia tăng mức độ ổn định của các ngân hàng Kết quả này là khác biệt so với nghiên cứu trước đây của Ameni Ghenimi và các cộng sự (2017). Nguyên nhân có thể là do thị trường Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với thị trường tại khu vực MENA Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ Việc cho vay của các ngân hàng phần lớn đều tập trung vào việc cho vay cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa, do đó mặc dù hoạt động cho vay có nhiều rủi ro tuy nhiên đây lại là nguồn thu nhập chính đem về lợi nhuận cho các ngân hàng do đó mà các ngân hàng thường có xu hướng chấp nhận rủi ro để có thể cho các doanh nghiệp vay vừa mục đích giúp cho các doanh nghiệp phát triển và vừa tìm kiếm được lợi nhuận Bên cạnh đó, một số các ngân hàng còn có xu hướng bảo lãnh cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu để nhận hoa hồng do đó có thể nói tại thị trường Việt Nam thì rủi ro tín dụng và độ ổn định của các ngân hàng có sự thay đổi cùng chiều với nhau Đồng thời, tác giả cũng nhận thấy khi nhìn vào mối quan hệ giữa tính thanh khoản và sự ổn định của các ngân hàng, kết quả từ bảng 4.7 cho thấy giữa tính thanh khoản và sự ổn định của các ngân hàng có mối tương quan dương với nhau với mức ý nghĩa 1% Theo đó, tính thanh khoán có tác động tích cực đến sự ổn định của ngân hàng Hàm ý rằng, tính thanh khoản của các ngân hàng tăng lên sẽ tác động làm gia tăng sự ổn định của các ngân hàng mà do vậy với các ngân hàng có tính thanh khoản càng cao thì độ ổn định của những ngân

5 2 hàng này càng tốt và khả năng phá sản sẽ thấp Mặt khác bởi vì rủi ro thanh khoản được đại diện thông qua tính thanh khoản của ngân hàng, do đó kết quả này còn hàm ý rằng khi tính thanh khoản của các ngân hàng càng giảm xuống cũng đồng nghĩa với việc rủi ro thanh khoản tăng lên sẽ có tác động làm giảm tính ổn định của các ngân hàng xuống Một trong những lý do có thể giải thích tại sao các ngân hàng có tính thanh khoản cao hay rủi ro thanh khoản thấp thì ổn định hơn những ngân hàng khác là vì việc nắm giữ nhiều tài sản lưu động có thể giúp các ngân hàng phòng ngừa được những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra như việc ồ ạt rút tiền bất ngờ của khách hàng, hay một cú sốc bất lợi nào đó và do đó có thể giúp các ngân hàng tránh bị rơi vào tình trạng bị khủng hoảng và phá sản Kết quả này cũng khá tương đồng với bài nghiên cứu của Ghenimi và các cộng sự (2017).

Bên cạnh đó thông qua biến tương tác giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản (LRCR), tác giả cũng nhận thấy giữa biến tương tác LRCR và biến độ ổn định của ngân hàng (Zscore) có mối tương quan âm với nhau với mức ý nghĩa 1% Điều này nói lên rằng khi rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản xuất hiện đồng thời sẽ tác động tiêu cực làm giảm độ ổn định của các ngân hàng xuống Kết quả này còn cho thấy ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng của rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng khi rủi ro tín dụng tăng cao Do đó hệ số tương quan giữa biến tương tác và biến độ ổn định của ngân hàng nhận giá trị âm có ý nghĩa thống kê còn hàm ý cho thấy những ngân hàng có mức độ rủi ro thanh khoản thấp hay tính thanh khoản cao hơn thì sẽ có tính ổn định hơn so với những ngân hàng có mức độ rủi ro thanh khoản cao khi rủi ro tín dụng của các ngân hàng này có xu hướng tăng lên.

Ngoài ra từ bảng kết quả 4.7, tác giả cũng nhận thấy rằng giữa tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) với độ ổn định của các ngân hàng có mối tương quan âm với nhau với mức ý nghĩa 1% Điều này có nghĩa là, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) có tác động tiêu cực đến sự ổn định của các ngân hàng, theo đó khi tỷ suất sinh lợi ROA tăng lên sẽ tác động làm giảm tính ổn định của các ngân hàng xuống Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) là chỉ tiêu cho thấy sự hiệu quả của các ngân hàng trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận do vậy đối với các ngân hàng có tỷ suất sinh lợi ROA càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của những ngân hàng này

5 3 càng tốt và điều này sẽ góp phần thúc đẩy các ngân hàng gia tăng đầu tư vào tài sản từ đó có thể đối mặt với nhiều rủi ro hơn và do đó mức độ ổn định của các ngân hàng cũng giảm xuống.

Mặt khác thông qua kết quả từ bảng 4.7, tác giả cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy quy mô có ảnh hưởng tới sự ổn định của các ngân hàng Theo đó, kết quả từ bàng 4.7 cho thấy hệ số tương quan giữa biến Size và biến Zscore nhận giá trị hệ số tương quan dương có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là 5% Hàm ý rằng quy mô của các ngân hàng tăng lên sẽ tác động làm tăng sự ổn định của các ngân hàng lên.

Bên cạnh đó khi xem xét ảnh hưởng của hệ số an toàn vốn của các ngân hàng đến sự ổn định của các ngân hàng, tác giả nhận thấy giữa hệ số an toàn vốn và sự ổn định của các ngân hàng có giá trị hệ số tương quan dương và có ý nghĩa thống kê với mức nghĩa 1% Điều này nói lên rằng hệ số an toàn vốn (CAR) có tác động trực tiếp đến sự ổn định của các ngân hàng theo đó khi tỷ lệ hệ số an toàn vốn tăng lên sẽ góp phần tác động làm gia tăng tính ổn định ở các ngân hàng Kết quả này là khá phù hợp vì hệ số CAR là hệ số giúp xác định khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của ngân hàng đồng thời cho thấy tỷ lệ an toàn của ngân hàng trước các rủi ro tín dụng do vậy mà hệ số CAR càng lớn càng cho thấy khả năng đáp ứng trước các rủi ro của ngân hàng càng cao và vì vậy khả năng phá sản cũng sẽ thấp đi Kết quả này cũng tương tự như các kết quả trước đây của Imbierowicz and Rauch (2014), Ghenimi và các cộng sự (2017).

Ngoài ra, tác giả cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng có tác động đến sự ổn định của các ngân hàng Thông qua bảng 4.7 cho thấy giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tính ổn định nhận hệ số tương quan có giá trị dương và có ý nghĩa thông kê Hàm ý rằng, tốc độ tăng trưởng tín dụng có tác động tích cực đến sự ổn định của các ngân hàng theo đó các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng càng cao thì có độ ổn định sẽ cao hơn so với những ngân hàng khác. Đồng thời thông qua bảng 4.7, tác giả cũng nhận thấy tồn tại mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và sự ổn định của các ngân hàng Theo đó, hệ số tương quan giữa hiệu quả hoạt động và sự ổn định nhận giá trị âm và có ý nghĩa thống kê hàm ý sự ổn

5 4 định của các ngân hàng bị tác động tiêu cực bởi hiệu quả hoạt động.

Ngày đăng: 28/08/2023, 21:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước đây Tên tác giả và năm công bố Kết quả nghiên cứu - 1124 tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các nhtm cp vn 2023
Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước đây Tên tác giả và năm công bố Kết quả nghiên cứu (Trang 27)
Bảng 3.1 Dấu kỳ vọng của các biến - 1124 tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các nhtm cp vn 2023
Bảng 3.1 Dấu kỳ vọng của các biến (Trang 37)
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các biến nghiên cứu trong mô hình Tên - 1124 tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các nhtm cp vn 2023
Bảng 3.2 Bảng tổng hợp các biến nghiên cứu trong mô hình Tên (Trang 38)
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan - 1124 tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các nhtm cp vn 2023
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan (Trang 52)
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy theo phương pháp two-step system GMM - 1124 tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các nhtm cp vn 2023
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy theo phương pháp two-step system GMM (Trang 53)
Bảng 4.3 trên đây được tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata thể hiện kết quả hồi quy lần lượt cả hai mô hình theo phương pháp ước lượng Two Step Systerm GMM. - 1124 tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các nhtm cp vn 2023
Bảng 4.3 trên đây được tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata thể hiện kết quả hồi quy lần lượt cả hai mô hình theo phương pháp ước lượng Two Step Systerm GMM (Trang 54)
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định tính dừng - 1124 tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các nhtm cp vn 2023
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định tính dừng (Trang 58)
Bảng 4.5 dưới đây trình bày các kết quả đạt được. - 1124 tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các nhtm cp vn 2023
Bảng 4.5 dưới đây trình bày các kết quả đạt được (Trang 58)
Bảng 4.6 Kết quả kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng theo mô hình PVAR - 1124 tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các nhtm cp vn 2023
Bảng 4.6 Kết quả kiểm tra mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng theo mô hình PVAR (Trang 59)
Bảng 4.7 Tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của ngân hàng - 1124 tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các nhtm cp vn 2023
Bảng 4.7 Tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của ngân hàng (Trang 60)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w