MỤC LỤC
Do đó trong bài nghiên cứu này tác giả dựa vào nghiên cứu của Ameni Ghenimi và các cộng sự (2017) và mô hình PVAR được phát triển bởi Love and Zicchino (2006) để xem xét về mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Các nghiên cứu trước đây của He và Xiong (2012), Ameni Ghenimi và các cộng sự (2017), … đã cung cấp bằng chứng cho thấy sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến mức độ ổn định của các ngân hàng. Ameni Ghenimi và các cộng sự (2017) lập luận rằng khi tính thanh khoản của các ngân hàng giảm xuống thì sẽ tác động làm cho rủi ro thanh khoản của ngân hàng tăng lên.
Nguyên nhân là do việc các những người tiền rút tiền khỏi tài khoản ngân hàng một cách đột ngột sẽ làm giảm dòng tiền vào của ngân hàng, khiến cho nguồn vốn cho vay bị ảnh hưởng. Nghiên cứu của Imbierowicz và Rauch (2014) qua thực nghiệm đã cung cấp bằng chứng cho thấy có tồn tại mối tương quan âm giữa rủi ro tín dụng và sự ổn định của ngân hàng. Vì ROA là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, ROA càng cao thì khả năng sinh lợi của các ngân hàng các tốt và vì thế khả năng phá sản của các ngân hàng sẽ thấp và độ ổn định của các ngân hàng sẽ cao do đó trong bài nghiên cứu này tác giả kỳ vọng ROA sẽ mang dấu dương.
Hệ số CAR là hệ số giúp xác định khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của ngân hàng đồng thời cho thấy tỷ lệ an toàn của ngân hàng trước các rủi ro tín dụng. Các nghiên cứu của Shehzad và cộng sự (2010), Bourkis (2013) đều cung cấp cho bằng chứng cho thấy giữa biến hiệu quả hoạt động và sự ổn định của ngân hàng có mối tương quan dương với nhau.
Bên cạnh đó, qua khảo lược về các nghiên cứu trước đây, tác giả cũng nhận thấy rằng một số nghiên cứu đã cho thấy tác động tiêu cực rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng như nghiên cứu của Wagner, 2007; Cornetta và cộng sự, 2011; Beck và cộng sự, 2013;. Do đó các ngân hàng khi bị rủi ro thanh khoản sẽ buộc phải chấp nhận việc huy động vốn với mức lãi suất cao hơn vì vậy để có thể đảm bảo hiệu quả hoạt động thì các ngân hàng sẽ đẩy lãi suất cho vay lên cao và điều này sẽ làm giảm tính cạnh tranh của các ngân hàng và làm giảm số lượng các khách hàng vay vốn xuống. Đặc biệt với tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ càng cao thì khả năng sẽ làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng xuống và trong một số trường hợp còn có thể đẩy các ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản do người gửi tiền mất niềm tin và ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng từ đó tác động sự ổn định của ngân hàng (Fan, L., Shaffer, S., 2004) và khiến các ngân hàng phải đối mặt với tình trạng mất khả năng thanh toán và vỡ nợ.
Để kiểm tra các giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu được đặt ra, tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu theo năm được thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 20 Ngân hàng TMCP đang được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam bao gồm Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và sàn giao dịch chứng khoán UPCOM trong giai đoạn từ 2013 – 2020 với tổng cộng là 160 quan sát. Sau khi đã có những nhận định đầu tiên tổng quan bộ dữ liệu và mối quan hệ giữa từng cặp biến với nhau, để xem xét xem xét mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản với nhau tác giả lần lượt thực hiện hồi quy mô hình theo phương pháp ước lượng Two Step Systerm GMM. Trong quá trình thực hiện hồi quy mô hình theo phương pháp Two Step Systerm GMM, tác giả cũng tiến hành các kiểm định như kiểm định tự tương quan chuỗi bậc 2 thông qua giá trị p-value của AR(2) và kiểm định tính hiệu lực của mô hình thông qua Hansen test để đảm bảo kết quả mô hình hồi quy không bị vi phạm các giả định.
Cuối cùng sau khi đã tìm ra được bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp Two Step Systerm GMM để hồi quy mô hình nghiên cứu nhằm xem xét sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng. Với mục tiêu chính là xem xét rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản ảnh hưởng như thế nào đến sự ổn định của các ngân hàng TMCP Việt Nam, trong chương này tác giả cũng đã dựa vào nghiên cứu của Ameni Ghenimi và các cộng sự (2017) để xây dựng các mô hình tương ứng cho từng mục tiêu nghiên cứu cụ thể được trình bày trong chương 1 và trình bày về các tính các biến trong từng mô hình.
Mặt khác, khi nhìn vào mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng GDP và tính ổn định của các ngân hàng, tác giả lại nhận thấy giữa biến GDP và biến Z-SCORE có hệ số tương quan 0,0856 hàm ý khi tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tăng lên sẽ có tác động làm gia tăng tính ổn định của các ngân hàng. Trước khi xem xét sự ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đến sự ổn định của ngân hàng, trong bài nghiên cứu này tác giả tiến hành kiểm tra liệu có tồn tại mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín với nhau hay không bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy GMM hai bước. Từ các kết quả hồi quy được trình bảy trong bảng 4.3, tác giả nhận thấy rằng trong mô hình (1) khi xem xét về mối quan hệ tương quan giữa tính thanh khoản và rủi ro tín dụng thì hệ số tương quan giữa hai biến LR và biến CR nhận giá trị âm và có ý nghĩa thống kế cao với mức ý nghĩa 1%.
Mặt khác khi thực hiện hồi quy để xem xét mối tương quan giữa rủi ro tín dụng và tính thanh khoản, qua kết quả từ bảng 4.3 tác giả nhận thấy rằng giữa rủi ro tín dụng và tính thanh khoản có giá trị hệ số tương quan nhận giá trị dương tuy nhiên lại không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này là khá phù hợp vì tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA tăng lên cho thấy các tài sản của ngân hàng đang cho tạo ra lợi nhuận tốt mà trong đó là việc cho vay đang đem lại lợi nhuận khá tốt và từ đó góp phần giảm mức độ rủi ro tín dụng của các ngân hàng xuống. Mặt khác, kết quả từ bảng 4.3 cũng cho thấy khi xem xét các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các ngân hàng, tác giả nhận thấy rằng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA và tỷ lệ lạm phát có tác động tiêu cực đến tính thanh khoản của các ngân hàng khi nhận các giá trị hệ số tương quan âm và có ý nghĩa thống kê.
Theo đó, khi nhìn vào mối quan hệ tương quan giữa biến rủi ro tín dụng (CR) và biến tính ổn định của ngân hàng (Z-SCORE), tác giả nhận thấy giữa rủi ro tín dụng và sự ổn định của các ngân hàng có sự thay đổi cùng chiều với nhau khi nhận hệ số tương quan có giá trị dương với mức ý nghĩa là 1%. Mặt khác bởi vì rủi ro thanh khoản được đại diện thông qua tính thanh khoản của ngân hàng, do đó kết quả này còn hàm ý rằng khi tính thanh khoản của các ngân hàng càng giảm xuống cũng đồng nghĩa với việc rủi ro thanh khoản tăng lên sẽ có tác động làm giảm tính ổn định của các ngân hàng xuống. Do đó hệ số tương quan giữa biến tương tác và biến độ ổn định của ngân hàng nhận giá trị âm có ý nghĩa thống kê còn hàm ý cho thấy những ngân hàng có mức độ rủi ro thanh khoản thấp hay tính thanh khoản cao hơn thì sẽ có tính ổn định hơn so với những ngân hàng có mức độ rủi ro thanh khoản cao khi rủi ro tín dụng của các ngân hàng này có xu hướng tăng lên.
Kết quả này là khá phù hợp vì hệ số CAR là hệ số giúp xác định khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của ngân hàng đồng thời cho thấy tỷ lệ an toàn của ngân hàng trước các rủi ro tín dụng do vậy mà hệ số CAR càng lớn càng cho thấy khả năng đáp ứng trước các rủi ro của ngân hàng càng cao và vì vậy khả năng phá sản cũng sẽ thấp đi.