1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023

129 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Yếu Tố Tác Động Đến Biên Lãi Ròng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Trong Giai Đoạn 2009 - 2021
Tác giả Lê Quan Trường
Người hướng dẫn TS. Đào Lê Kiều Oanh
Trường học Hochiminh University Of Banking
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 371 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (13)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (16)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (16)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.5. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu (18)
      • 1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (18)
      • 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu (18)
    • 1.6. Đóng góp của đề tài (18)
    • 1.7. Bố cục nghiên cứu (19)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN (22)
    • 2.1. Khái niệm biên lãi ròng (22)
    • 2.2. Ý nghĩa biên lãi ròng (24)
    • 2.3. Lược khảo các nghiên cứu liên quan (25)
      • 2.3.1. Nghiên cứu lý thuyết (25)
      • 2.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm (27)
        • 2.3.2.1. Nghiên cứu tại Việt Nam (27)
        • 2.3.2.2. Nghiên cứu trên thế giới (30)
        • 2.3.2.3. Thảo luận về khe hở nghiên cứu (35)
    • 2.4. Các yếu tố tác động đến biên lãi ròng (35)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (37)
    • 3.1. Dữ liệu nghiên cứu (37)
    • 3.2. Quy trình nghiên cứu (38)
    • 3.3. Mô hình nghiên cứu (40)
    • 3.4. Tính toán các biến độc lập (41)
      • 3.4.1. Các nhân tố bên trong ngânhàng (41)
      • 3.4.2. Các nhân tố bên ngoài ngânhàng (48)
    • 3.5. Phương pháp nghiên cứu cụ thể (50)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (53)
    • 4.1.3. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (56)
    • 4.1.4. Rủi ro tín dụng (57)
    • 4.1.5. Hiệu quả quản lý (58)
    • 4.1.6. Tỷ lệ cấp tín dụng (59)
    • 4.1.7. Quy mô ngân hàng (60)
    • 4.1.8. Rủi ro thanh khoản (61)
    • 4.1.9. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (62)
    • 4.1.10. Lạm phát (63)
    • 4.2. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến (64)
    • 4.3. Ma trận tương quan (65)
    • 4.4. Các mô hình (66)
      • 4.4.1. Mô hình OLS (66)
      • 4.4.2. Mô hình FEM (67)
      • 4.4.3. Mô hình REM (68)
    • 4.5. Lựa chọn mô hình (69)
    • 4.6. Thảo luận kết quả (0)
      • 4.6.1. Chi phí hoạt động (OC) (73)
      • 4.6.2. Vốn chủ sở hữu (CAP) (74)
      • 4.6.3. Rủi ro tín dụng (CR) (75)
      • 4.6.4. Hiệu quả quản lý (QM) (75)
      • 4.6.5. Tỷ lệ cấp tín dụng (LDR) (76)
      • 4.6.6. Quy mô ngân hàng (SIZE) (76)
      • 4.6.7. Rủi ro thanh khoản (LIQ) (77)
      • 4.6.8. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDPR) (77)
      • 4.6.9. Lạm phát (INF) (79)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (81)
    • 5.1. Kết luận (81)
    • 5.2. Kiến nghị (82)
      • 5.2.1. Quản lý chi phí hoạt động (82)
      • 5.2.2. Quản lý cấu trúc vốn chủ sở hữu (82)
      • 5.2.3. Cải thiện hiệu quả quản lý (0)
      • 5.2.4. Quản lý tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (84)
      • 5.2.5. Tận dụng lợi thế về qui mô (85)
      • 5.2.6. Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế (86)
      • 5.2.7. Kiểm soát tốt lãi suất trong giai đoạn lạm phát (87)
      • 5.2.8. Quản lý nợ xấu (87)
    • 5.3. Hạn chế của nghiên cứu (88)
    • 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo (89)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................i (90)

Nội dung

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ký kết hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, WTO… Việc gia nhập các cộng đồng kinh tế trên thế giới sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam khả năng tiếp cận với những thị trường mới, giúp mạng lại rất nhiều cơ hội cho mọi ngành nghề ở Việt Nam, bao gồm cả ngành ngân hàng Tuy nhiên, cần phải làm rõ rằng có cơ hội thì cũng có thách thức bởi các ngân hàng thương mại ở Việt Nam sẽ phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng ngoại quốc, đòi hỏi các ngân hàng phải hoạt động hiệu quả hơn, tận dụng được triệt để các cơ hội và vượt qua những thách thức mà quá trình hội nhập đặt ra.

Ngân hàng thương mại có thể coi là trung gian thanh toán của nền kinh tế, nói cách khác nó đóng vai trò làm cầu nối cho các chủ thể trong nền kinh tế, đem vốn từ chủ thể thừa vốn dưới hình thức tiền gửi cho chủ thể thiếu vốn dưới hình thức vốn vay.Chính vì thế nó giúp gắn kết các chủ thể, tạo ra sự kết nối và quan hệ tương hỗ, giúp nâng cao sự liên kết, tính linh hoạt và góp phần tăng cường sự năng động của toàn bộ nền kinh tế Không những thế, các ngân hàng thương mại còn là cầu nối quốc tế, giúp huy động vốn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy hợp tác quốc tế Thêm nữa, các ngân hàng tạo thuận lợi cho việc thanh toán và giải quyết các giao dịch thương mại xuyên biên giới, điều cần thiết cho sự phát triển của ngành xuất khẩu trong nước. Ở một thị trường đang phát triển như Việt Nam thì hệ thống ngân hàng thương mại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và không thể thay thế Với vai trò là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại không chỉ mang lại lợi nhuận cho bản thân các ngân hàng mà còn góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng ổn định và bền vững của nền kinh tế Điều này không chỉ đúng đối với những thị trường đang phát triển, trên thực tế, ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển và hoạt động tốt thì sự tồn tại của các ngân hàng thương mại cũng là vô cùng cần thiết Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của một nền kinh tế đang phát triển, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải hoạt động một cách thông suốt, hiệu quả để có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng cường sức cạnh tranh của các chủ thể trong nước trong môi trường hội nhập quốc tế.

Mục tiêu chính của hầu hết các chủ thể đang hoạt động trong nền kinh tế là tối đa hoá lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, và ngân hàng cũng không phải ngoại lệ Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá lợi nhuận của ngân hàng, trong đó biên lãi ròng là một trong những chỉ số quan trọng Biên lãi ròng (Net Interest Margin – NIM) là một trong những thước đo sự hiệu quả của hoạt động ngân hàng Chỉ số NIM có thể giúp các nhà đầu tư cũng như bản thân ngân hàng có cái nhìn bao quát về khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng trong dài hạn bằng cách cho thấy năng lực duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu từ lãi so với mức tăng tương ứng của chi phí lãi.

Trên lý thuyết, thu nhập từ lãi của ngân hàng tăng lên thì NIM của ngân hàng cũng tăng theo Tuy nhiên, việc thu nhập từ lãi tăng cao trong nhiều trường hợp sẽ bắt nguồn từ việc tăng lãi suất cho vay, điều này có thể có tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn vay vốn để sản xuất kinh doanh cũng như các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn kinh doanh mới Trong một số trường hợp, lãi suất cho vay cao bắt nguồn từ việc ngân hàng đang bị thiếu vốn và muốn giảm lượng tiền cho vay, từ đó hiệu quả hoạt động kinh doanh, đầu tư bị ảnh hưởng tiêu cực. Để có thể giúp phát triển thị trường tài chính nói riêng và cả nền kinh tế trong

3 nước nói chung, các ngân hàng cần phải có một mức NIM lý tưởng, vừa đảm bảo lợi nhuận và sự phát triển ngân hàng nhưng không làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế Từ đó đặt ra nhu cầu nghiên cứu các yếu tố có tác động đến biên lãi ròng để giúp các nhà quản lý ngân hàng hoạch định những chiến lược hợp lý. Đã có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế giới tìm hiểu sự tác động của các yếu tố khác nhau đến biên lãi ròng của các ngân hàng Các nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam có thể kể đến nghiên cứu của Nguyen & Do (2014), Khanh & Tra (2015),

An & Loan (2016), Suu, Luu, Pho & McAleer (2020)… Các nghiên cứu trên thế giới có thể kể đến nghiên cứu của Azeez & Gamage (2013), Leykun (2016), Bashir (2021), Setiawan & Wisna (2021) Nhìn chung, những nghiên cứu đã đưa ra được nhiều kết quả khác nhau, như việc nghiên cứu của Suu, Luu, Pho & McAleer (2020) cho thấy một loạt các biến nội sinh có tác động đến biên lãi ròng nhưng không tìm thấy sự tác động của yếu tố vĩ mô, Leykun (2016) bổ xung biên sức mạnh thị trường vào nghiên cứu của mình, hay An & Loan (2016) tìm thấy lãi suất trung bình năm có tác động đến NIM của các ngân hàng Việt Nam

Có thể thấy việc tìm hiểu xa hơn nữa các yếu tố ảnh hưởng đến biên lãi ròng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam là hết sức cần thiết Trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã không ngừng học hỏi và tiếp thu thành tựu của các ngân hàng lớn khác trên thế giới để từ đó đề xuất hướng đi là tăng cường việc xây dựng và phát hành thêm nhiều sản phẩm mới, đa dạng để có thể phục vụ nhiều đối tượng khách hàng nhất có thể và từ đó tạo ra thêm nhiều nguồn thu nhập mới cho ngân hàng Tuy nhiên, có thể thấy thu nhập từ lãi vẫn chiếm một phần rất lớn trong tổng thu nhập của các ngân hàng cho thấy hướng đi mới này vẫn chưa thu được kết quả đáng kể ở thời điểm hiện tại Điều này dẫn kết thực trạng là hiện nay các ngân hàng vẫn đang cạnh tranh dựa trên lãi suất Vì vậy, việc nghiên cứu về biên lãi ròng và các yếu tố tác động đến nó là vẫn còn cần thiết trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành ngân hàng trong bối cảnh kinh tế có nhiều chuyển biến phức tạp hiện nay.

Kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu này có thể giúp các các nhà quản lý trong ngân hàng đưa ra quyết định phù hợp, mang lại hiệu quả hoạt động tốt, tăng sự hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng mình trong mắt các nhà đầu tư, đồng thời giúp ngân hàng vừa thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán, người dẫn vốn cho nền kinh tế.

Mục tiêu nghiên cứu

Dựa vào những nghiên cứu trước ở Việt Nam và trên thế giới để tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến biên lãi ròng của các ngân hàng thương mại Việt Nam Thông qua việc xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố đến NIM, đề tài này sẽ đưa ra là những gợi ý giúp những nhà quản trị ngân hàng xác định yếu tố nào có tác động như thế nào đến biên lãi ròng của ngân hàng mình và từ đó đưa ra những chính sách phù hợp.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để có thể thực hiện được mục tiêu tổng quát, đề tài đưa ra những mục tiêu cụ thể:

• Thứ nhất, cố gắng xác định các yếu tố nội sinh và các yếu tố mang tính vĩ mô có ảnh hưởng thế nào đến biên lãi ròng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2021.

• Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của những nhân tố tìm được lên biên lãi ròng.

• Thứ ba, đưa ra kết luận về chiều hướng tác động của các yếu tố khác nhau lên biên lãi ròng với kết quả thu được từ việc xử lý mô hình và từ đó đề suất một số khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động thông qua việc quản lý NIM.

Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, khóa luận này sẽ tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

• Các nhân tố nào có tác động đến biên lãi ròng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2021?

• Mức độ tác động của từng nhân tố là như thế nào?

• Cần có những kiến nghị nào đối với các ngân hàng thương mại?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng đến biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2021.

Không gian nghiên cứu: 27 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu được thu thập theo năm, kéo dài 13 năm từ cuối năm 2009 đến cuối năm 2021.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2009 – 2021 Trong khoảng thời gian kéo dài 13 năm này, ngành ngân hàng đã chứng kiến nhiều sự thay đổi, tiêu biểu có thể kể đến những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007, làm cho giá dầu, giá vàng tăng lên liên tục, dẫn đến tình trạng lạm phát tăng cao, để lại nhiều hệ quả cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Phạm vi của nghiên cứu này được giới hạn ở con số 27 ngân hàng, bao gồm các ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam có công bố báo cáo tài chính thường niên trong giai đoạn 2009 – 2021 Cụ thể, mỗi ngân hàng được lựa chọn phải có báo cáo tài chính thường niên có thể tiếp cận được xuyên suốt giai đoạn 31/12/2009 đến 31/12/2021 Sau quá trình chọn lọc dữ liệu, loại bỏ những dữ liệu bất thường (Outliers) kết quả nghiên cứu còn lại 27 ngân hàng với dữ liệu trong giai đoạn 2009 – 2021, tạo thành dữ liệu bảng với 324 quan sát Do hạn chế về khả năng tiếp cận nên đề tài không thể thu thập và nghiên cứu số liệu của các ngân hàng thương mại nước ngoài tại ViệtNam.

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu: Số liệu được sử dụng trong đề tài là dữ liệu thứ cấp được thu thập trên báo cáo tài chính của các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu là khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2021 Toàn bộ những dữ liệu trong bài viết được lấy từ báo cáo tài chính của những ngân hàng thương mại, thông tin và dữ liệu thu được đảm bảo tính chính xác - cập nhật - đầy đủ.

Phương pháp xử lý và phân tích thông tin: Phương pháp được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này là phương pháp định lượng, đưa ra các mô hình: Mô hình hồi quy tối thiểu thông thường (OLS), mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), và mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) rồi tìm ra mô hình nào là thích hợp nhất cho nghiên cứu, sau đó kiểm tra và khắc phục khuyết tật của mô hình (nếu nó) bằng mô hình bình phương tối thiểu tổng quát khả thi - FGLS rồi sử dụng kết quả thu được từ mô hình thích hợp nhất để xác định các yếu tố có ảnh hưởng thế nào đến NIM Bên cạnh đó, phương pháp định tính cũng được sử dụng, đề tài tìm hiểu các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về biên lãi ròng để có thể đưa ra các lý luận phù hợp cho khoá luận.

Đóng góp của đề tài

Việc nghiên cứu biên lãi ròng của các ngân hàng sẽ mang lại một số đóng góp cả trên lý thuyết lẫn thực nghiệm.

Về mặt lý thuyết, đề tài đã đưa ra được bằng chứng về sự tác động của một số yếu tố khác nhau lên biên lãi ròng, góp một phần vào cơ sở dữ liệu dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Về mặt thực nghiệm, những đề xuất, kiến nghị của đề tài này có thể được dùng làm cơ sở cho các nhà quản trị ngân hàng tham khảo Các nhà quản trị có thể nhìn vào những yếu tố tác động và chiều hướng tác động để có thể xác định những công việc cần làm nhằm điều chỉnh NIM theo ý muốn Bên cạnh đó, họ cũng có thể nhận định được

7 những điểm chưa hiệu quả trong quá trình điều hành hiện tại để có thể tạo lập những chiến lược hiệu quả và chính xác hơn Điều này giúp cho không chỉ ngân hàng hoạt động hiệu quả mà còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đã có nhiều nghiên cứu cả ở Việt Nam và trên thế giới về NIM cũng như các nhân tố tác động đến NIM của các ngân hàng thương mại Việt Nam Tuy nhiên, cần phải ghi nhận rằng sẽ có những thay đổi ở thời điểm hiện tại dẫn đến việc có một số nhân tố mới sẽ xuất hiện hoặc một số nhân tố sẽ không còn phù hợp Đề tài này sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy các thành thành tựu của các tác giả đi trước để có thể một lần nữa làm rõ: Các yếu tố nào sẽ có tác động đến biên lãi ròng của các ngân hàng thương mại, những yếu tố đó có tác động mạnh yếu ra sao, tác động dương hay tác động âm, có đề xuất và kiến nghị gì cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nhằm nâng cao khả năng quản lý biên lãi ròng. Đề tài có thể giúp làm tăng thêm hiểu biết về sự tác động của các yếu tố nội sinh và các yếu tố vĩ mô đến NIM vì vậy nó cũng có thể được dùng làm tài liệu có tính tham khảo cho các nghiên cứu về sau.

Bố cục nghiên cứu

Ngoài phần các danh mục bảng và hình, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của đề tài bao gồm 5 chương như sau:

Chương 1: Giới Thiệu Nghiên Cứu

Trong chương 1, người đọc sẽ biết được lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và dữ liệu, đóng góp của đề tài.

Chương 2: Tổng Quan Lý Luận Ở chương 2, đề tài sẽ cho thấy tổng quan về cơ sở lý thuyết và lược khảo những nghiên cứu của những tác giả trong và ngoài nước khác về các yếu tố tác động đến biên lãi ròng Từ đó tạo nên cơ sở cho mô hình và giả thuyết nghiên cứu.

Chương 3: Phương Pháp Nghiên Cứu

Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm được lược khảo ở chương 2, chương 3 sẽ cho người đọc thấy được phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu của đề tài, đưa ra giả thuyết và giải thích các biến.

Chương 4: Kết Quả Và Thảo Luận

Chương 4 sẽ trình bài rõ kết quả chạy mô hình để từ đó phân tích được kết quả và có cơ sở để đưa ra kết luận.

Dựa trên kết quả thu được từ chương 4, chương 5 sẽ cho thấy được những đề xuất và kiến nghị phù hợp, đồng thời nêu lên được những hạn chế còn tồn đọng mà đề tài không thể bao quát được và gợi ý hướng nghiên cứu cho những nghiên cứu về sau.

Trong một nền kinh tế đang không ngừng đổi mới và hội nhập như Việt Nam thì nhu cầu nhìn nhận và phân tích lại biên lãi ròng của các ngân hàng thương mại trong nước là một nhu cầu có tính thực tiễn cao Đề tài đặt ra mục tiêu nghiên cứu các yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2009 – 2021 bằng mô hình phù hợp Nội dung của đề tài sẽ được thể hiện rõ ràng hơn trong các chương sau Ở chương 2, đề tài sẽ cho thấy cơ sở lý thuyết cơ bản về NIM, cũng như lược khảo một số nghiên cứu trước có liên quan trong phạm vi đề tài.

TỔNG QUAN LÝ LUẬN

Khái niệm biên lãi ròng

Như đã đề cập ở chương 1, sự có mặt của các ngân hàng thương mại trong một nền kinh tế là một hiện tượng vô cùng thiết yếu Ngân hàng thương mại sẽ thông qua nghiệp vụ huy động vốn để cấp tín dụng hoặc đầu tư bằng các phương tiện khác nhau, trong quá trình đó, ngân hàng sẽ thu lãi của các khoản vay và trả lãi cho các khoản tiền gửi Biên lãi ròng là một chỉ số đo lường hiệu quả và khả năng sinh lời từ lãi cũng như sự phát triển của ngân hàng, hoặc theo cách diễn giải khác của Trương Quang Thông

(2012) thì biên lãi ròng là chỉ số dùng để đo lường mức sinh lời mà một ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động quản lý các loại tài sản có sinh lãi mà ngân hàng sở hữu, đồng thời cố gắng để đạt được nguồn vốn với chi phí thấp Theo Saunders & Cornett (2018), bằng cách quản lý danh sách tài sản có sinh lời và nguồn vốn đến từ tiền gửi thì các tổ chức tài chính có thể tối ưu hoá khả năng sinh lời tổng thể, chính vì vậy biên lãi ròng ngoài là một chỉ số phản ánh khả năng sinh lời thì nó còn có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả quản lý bảng cân đối kế toán của một tổ chức tài chính (trong trường hợp này là ngân hàng thương mại) Đồng thời, có thể rút ra kết rằng bằng việc phân tích NIM thì có thể rút ra được thông tin về khẩu vị rủi ro của một ngân hàng. NIM cao cho thấy ngân hàng đang chấp nhận một mức rủi ro cao hơn trong các khoản tiền mà mình cho vay, trong khi NIM thấp cho thấy ngân hàng chấp nhận một mức lợi nhuận thấp hơn với rủi ro cũng thấp tương ứng.

Có thể thấy NIM là một chỉ số và là thước đo quan trọng đối với các tổ chức tài chính, đặc biệt là ngân hàng - tổ chức thu lợi nhuận chủ yếu từ lãi vay, vì nó phản ánh

1 1 khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh cốt lõi Theo An & Loan (2016) thì thu nhập từ lãi thường chiếm tới 70 – 85% thu nhập của một ngân hàng Tỷ lệ NIM càng cao thì thu nhập của ngân hàng càng cao, thêm nữa nó còn cho thấy khả năng của Hội đồng quản trị và đội ngũ cán bộ nhân viên trong việc duy trì sự tăng trưởng thu nhập (chủ yếu từ các khoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng chi phí (chủ yếu từ chi phí lãi tiền gửi, các khoản nợ trên thị trường tiền tệ).

Có một số cách tính NIM được sử dụng trong các nghiên cứu cả trong và ngoài nước, trong bài viết này, đề tài sử dụng công thức: NIM = (Thu nhập lãi – chi phí lãi) / Tổng tài sản có sinh lãi Công thức này đã được Ho & Saunders (1981) sử dụng trong nghiên cứu của mình, công thức này cũng là nền tảng để An & Loan (2016), Barik & Raje (2019), Setiawan & Wisna (2021)… phát triển những nghiên cứu về sau Trên thực tế, có nhiều công thức để tính biên lãi ròng, nhưng hiện nay có 2 cách tính được sử dụng chủ yếu:

Thu nhậр lãі - Chі phí lãі Тổng tàі ѕản có sіnh lờі ổng tàі ѕản có sіnh lờі ản có sіnh lờі ( )

Cách tính thứ hai: Тổng tàі ѕản có sіnh lờі hu nhậр lãі - Chі phí lãі

NIM = (2.2) Тổng tàі ѕản có sіnh lờі ổng tàі sản Trong đó:

• Thu nhập lãi: Thu nhập đến từ lãi nhận được thông qua việc cho vay khách hàng, cho vay các tổ chức tài chính, gửi tiền tại ngân hàng nhà nước và các tổ chức tài chính khác…

• Chi phí lãi: Chi phí phải trả cho tiền gửi, các khoản vay của ngân hàng và các khoản tương tự khác.

• Tổng tài sản có sinh lời: Đề tài sẽ tính tài sản sinh lời theo cách tính của Nguyễn Hồng Quân (2018) với tài sản sinh lời bao gồm: Tiền gửi tại Ngân

NIM hàng Nhà nước, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác, cho vay khách hàng và các tổ chức tín dụng, chứng khoán đầu tư.

• Tổng tài sản: Tổng tài sản của ngân hàng được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng đó.

Theo Rose (1999) thì biên lãi ròng có thể được tính theo kỳ hạn quý, 6 tháng,hoặc 1 năm, với đơn vị phần trăm Đề tài sử dụng công thức thứ nhất: biên lãi ròng bằng chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi chia cho tổng tài sản có sinh lời, kỳ hạn tính là 1 năm, đơn vị phần trăm.

Ý nghĩa biên lãi ròng

Biên lãi ròng là một chỉ số tài chính quan trọng của ngân hàng Nó cho thấy hiệu quả tài chính và khả năng sinh lời của một ngân hàng Theo Hoggarth & Marques- Ibanez (2010), đối với đội ngũ quản trị của các ngân hàng, NIM cung cấp cho họ thước đo chênh lệch giữa lãi kiếm được từ tài sản có (như cho vay khách hàng…) và lãi phải trả cho các khoản mà ngân hàng nợ (như tiền gửi…) Mức chênh lệch giữa 2 khoản này là đại diện cho doanh thu từ các hoạt động cốt lõi của một ngân hàng, vì vậy NIM cho thấy mức độ hiệu quả của các hoạt động này với mục tiêu tạo lợi nhuận Thêm nữa, bằng cách so sánh NIM giữa các ngân hàng với nhau hoặc so sánh NIM của một ngân hàng qua các năm thì nhà quản trị có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng mình (NIM cao trên lý thuyết cho thấy hiệu quả hoạt động cao trong việc tạo ra nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi) Cuối cùng, NIM đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro lãi suất bằng cách cho thấy mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến khả năng sinh lời của một ngân hàng (trong giai đoạn ổn định, nếu NIM của một ngân hàng cao hơn một ngân hàng khác cho thấy ngân hàng với NIM cao có khả năng quản lý rủi ro lãi suất tốt hơn).

Trên thực tế, việc đánh giá chỉ mang tính tương đối, NIM cao hơn không phải lúc nào cũng là một dấu hiệu tích cực Một ngân hàng với NIM cao có thể là do họ đang thực hiện cho vay với lãi suất quá cao, dẫn đến việc hạn chế khả năng tiếp cận các

1 3 khoản vay của các doanh nghiệp Trong nhiều nghiên cứu cả ở Việt Nam và trên thế giới, NIM không chỉ bị chi phối bởi bản thân các ngân hàng, các yếu tố vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng kinh tế… cũng như các chính sách của ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ kinh tế khác nhau cũng gây tác động tới NIM Tóm lại, khi phân tích NIM thì cần xem xét trên nhiều khía cạnh để có thể có được kết luận trực quan và thực tế nhất.

Lược khảo các nghiên cứu liên quan

Theo Nguyen & Do (2014), có 2 giả thuyết chủ yếu giải thích sự thay đổi của biên lãi ròng ngân hàng gồm giả thuyết tự bảo hiểm và giả thuyết thoả dụng mong đợi. Giả thuyết tự bảo hiểm cho rằng các ngân hàng sẽ luôn tìm cách cân bằng giữa thời hạn cho vay và thời hạn gửi tiền nhằm hạn chế tối đa rủi ro tái đầu tư, từ đó giả thuyết này cho rằng biên lãi ròng sẽ chịu tác động chủ yếu bởi biến động lãi suất Điểm hạn chế của giả thuyết này là nó không cho rằng ngân hàng có mong muốn tối đa hoá lợi nhuận. Giả thuyết thoả dụng mong đợi cho rằng các ngân hàng sẽ cố gắng tối đa hoá lợi nhuận để đạt độ thoả dụng mong đợi bằng cách tăng lãi suất cho vay và giảm lãi suất huy động Nhưng giả thuyết này lại cho rằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay là độc lập với nhau, nó cũng không phân tích các yếu tố khác ảnh hưởng thế nào đến lãi suất ngân hàng.

Nghiên cứu của Ho & Saunders (1981) là một nghiên cứu kinh điển, gắn kết 2 giả thuyết nói trên lại với nhau để tạo nên mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến biên lãi ròng, tạo tiền đề cho hàng loạt những nghiên cứu về sau Dựa vào lý thuyết đại diện (Agency theory) với ý tưởng rằng các ngân hàng hoạt động với mục đích tối đa hoá lợi nhuận, nghiên cứu này cho rằng các ngân hàng sẽ cố gắng duy trì sự cân bằng giữa thời hạn cho vay và thời hạn tiền gửi khách hàng nhằm hạn chế hết mức có thể rủi ro tái đầu tư và tạo ra chi phí cơ hội Kết luận sau cùng của nghiên cứu cho rằng những yếu tố chính có ảnh hưởng đến biên lãi ròng của các ngân hàng bao gồm lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, mức ngại rủi ro của nhà quản lý trong ngân hàng, cấu trúc thị trường và quy mô giao dịch được thực hiện bởi ngân hàng Nghiên cứu này có tính kế thừa rất cao khi chính các tác giả đã khuyến khích việc phát triển các mô hình tương tự để có thể cung cấp những công cụ quản lý tài chính cho các ngân hàng nhằm kiểm soát được NIM một cách hiệu quả nhất.

Ho & Saunders (1981) đã xây dựng mô hình nghiên cứu như sau: α1 s=a+b= β + 2Rσ 2 Q (2.3)

• s có thể coi là lợi ích mà ngân hàng nhận được.

• a và /3 đóng vai trò là hệ số chặn, a/ (3 đo lường độ co giãn của cầu và cung, khi độ co giãn thấp (tường ứng a/ /3 của một ngân hàng nào đó cao) thì nghĩa là khách hàng chỉ có lựa sử dụng sản phẩm ngân hàng đó và kể cả giá sử dụng dịch vụ tăng lên thì có ít khách hàng lựa chọn ngân hàng thay thế, lúc này ngân hàng với a/ (3 cao có thể sử dụng vị thế độc quyền để kiếm được doanh thu từ lãi nhiều hơn.

• R đóng vai trò chỉ số đo lường mức ngại rủi ro.

• Q đo lường quy mô giao dịch của ngân hàng.

• ơị đo lường phương sai (biến động) lãi suất.

• Cụm đóng vai trò là phần bù đắp rủi ro thị trường.

McShane & Sharpe (1985), trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của Ho và Saunders, đã phát triển mô hình xác định biên lãi ròng ngân hàng dựa trên giải thuyết tự bảo hiểm và cho ra kết quả biên lãi ròng chịu tác động của khả năng cạnh tranh, mức ngại rủi ro và sự thay đổi liên tục trong lãi suất của thị trường tiền tệ Hơn nữa, nghiên cứu khẳng định rằng việc tập trung thu hút khách hàng cá nhân trong nghiệp vụ cho vay và nhận tiền gửi có thể làm tăng biên lãi ròng Allen (1988) đã nghiên cứu dựa trên mô hình của

Ho và Saunders và chỉ ra rằng việc đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ ngân hàng có thể làm biên lãi ròng giảm xuống Angbazo (1997) đã giới thiệu thêm biến rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất vào mô hình của Ho và Saunders, sự tương tác của 2 biến này cũng

1 5 được xem xét để đảm bảo kết quả sau cùng là hợp lý nhất Maudos & Fernandez (2004) đã mở rộng mô hình của Ho và Saunders bằng cách tính toán chi phí hoạt động của ngân hàng một cách rõ ràng hơn và sử dụng thước đo trực tiếp về mức độ cạnh tranh (chỉ số Lerner) để đo lường mức độ cạnh tranh của các ngân hàng Carbó & Rodriguez

(2007) đã phát triển mô hình của Ho và Saunders bằng cách xem xét cả các hoạt động truyền thống và phi truyền thống của các ngân hàng để nghiên cứu tác động chúng đến NIM của các ngân hàng ở Châu Âu Họ kết luận rằng sức mạnh thị trường của ngân hàng có tác động đến biên lãi ròng nhưng tác động đó sẽ có sự khác biệt giữa các ngân hàng tuỳ thuộc vào việc một ngân hàng chú trọng hơn vào nghiệp vụ gì.

2.3.2.1 Nghiên cứu tại Việt Nam

Nguyen & Do (2014) đã thực hiện một nghiên cứu định lượng để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến biên lãi ròng của các ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2012 Kết quả thực nghiệm cho thấy mức ngại rủi ro, rủi ro tín dụng ngân hàng và chi phí lãi suất ngầm có ý nghĩa thống kê và quan hệ thuận chiều với biên lãi ròng Trong khi chất lượng quản lý lại có tương quan ngược chiều với biên lãi ròng. Nghiên cứu này cũng đã đưa ra một số khuyến nghị cho ngân hàng nhà nước cũng như các ngân hàng thương mại để có thể điều chỉnh NIM sao cho phù hợp.

Khanh & Tra (2015) đã thực hiện một nghiên cứu để tìm hiểu các yếu tố quyết định biên lãi ròng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn suy thoái

2008 – 2012 Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp thu được từ báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng tại Việt Nam từ năm 2008, năm đánh dấu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đến cuối năm 2012, với tổng cộng 175 quan sát Nghiên cứu sử dụng mô hình OLS và cho ra kết quả chi phí hoạt động, chất lượng quản lý, mức ngại rủi ro, tỷ lệ lạm phát có tác động dương đến biên lãi ròng, trong khi mức độ tập trung có tác động âm Một số đề xuất chính sách cũng đã được nghiên cứu đưa ra với hi vọng kiểm soát NIM một cách hiệu quả.

An & Loan (2016) đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến biên lãi ròng của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp của 26 ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2014 với tổng cộng 182 quan sát Kết quả cho thấy rằng quy mô cho vay, rủi ro tín dụng, quy mô vốn hoá, và lãi suất thị trường có tác động thuận chiều với biên lãi ròng, trong khi hiệu quả quản lý có tác động ngược chiều. Nghiên cứu sử dụng chỉ 182 quan sát nên kết quả sẽ có điểm chưa đầy đủ.

Trương Thị Ngọc Thạch (2017) đã thu thập dữ liệu của 23 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2016 để thực hiện một nghiên cứu nhằm tìm hiểu hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Bài viết đã sử dụng mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và tìm ra các yếu tố các tác động đến biên lãi ròng Kết quả thực nghiệm từ mô hình cho thấy quy mô ngân hàng, chi phí hoạt động, quy mô vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng, tỷ lệ cấp tín dụng và lạm phát có tác động cùng chiều đến biên lãi ròng, trong khi tỷ lệ tăng trưởng GDP không có ý nghĩa thống kê Bài viết cũng đã đưa ra một số kiến nghị liên quan đến vấn đề mở rộng quy mô ngân hàng, hiệu quả chi phí, quản trị cơ cấu vốn, quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản… nhằm nâng cao hiệu quả và độ an toàn của hệ thống ngân hàng, hệ thống tài chính, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Lê Xuân Hoàng (2018) đã thực hiện nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các ngân hàng thương mại được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam với tổng cộng 13 ngân hàng thương mại cổ phần được xem xét trong giai đoạn 2008 – 2017 Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy FGLS cho ra kết quả quy mô ngân hàng và tỷ lệ vốn hoá thị trường có tác động dương đến biên lãi ròng, trong khi quy mô cho vay, rủi ro tín dụng và hiệu quả quản lý có tác động âm đến biên lãi ròng Một số yếu tố được kỳ vọng khác như tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, tỷ lệ tăng trưởng ngân hàng lại không cho ra kết quả đáng kể Nghiên cứu này đề xuất việc các nhà quản trị cần kiểm soát chặt chẽ quy mô quân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô cho vay, rủi ro tín dụng, hiệu quả quản lý để có thể tăng biên lãi ròng cho ngân

Nguyễn Hồng Quân (2018) đã thực hiện một luận văn nghiên cứu các yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các ngân hàng thương mại dựa trên dữ liệu bảng được thu thập từ báo cáo tài chính của 28 ngân hàng trong giai đoạn 2012 – 2017 Nghiên cứu sử dụng mô hình OLS, mô hình FEM, mô hình REM và mô hình FGLS để tìm ra kết quả thực nghiệm phù hợp nhất Kết quả cho thấy tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, quy mô tín dụng cá nhân, quy mô huy động vốn không kỳ hạn, rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động, mức độ tập trung ngành có tác động cùng chiều đến biên lãi ròng Trong khi đó, nhân tố tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát lại có tác động ngược chiều Tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như gợi mở chính sách cho ngân hàng nhà nước.

Phạm Thị Thảo Nguyên (2018), đã thực hiện một nghiên cứu với dữ liệu từ 9 ngân hàng thương mại được niêm yết trên sàn HOSE và sàn HNX trong giai đoạn 2010 – 2016 Kết quả thu được cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô cho vay, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, tỷ lệ lãi suất có quan hệ cùng chiều với biên lãi ròng Ngược lại, tỷ trọng chi phí quản lý cho thấy quan hệ ngược chiều Các yếu tố quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, tăng trưởng GDP không cho kết quả tác động Nghiên cứu này cũng đưa ra một số đề xuất liên quan đến việc quản lý ngân hàng nhằm làm tăng hiệu quả việc sử dụng vốn, tránh lãng phí nguồn vốn huy động. Đinh Công Hiếu (2019) đã nghiên cứu về biên lãi ròng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2017 Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng để tìm hiểu các yếu tố có tác động đến biên lãi ròng của 27 ngân hàng thương mại Việt Nam Kết quả sau cùng cho thấy rủi ro tín dụng, rủi ro vốn, chỉ số Lerner, hiệu quả chi phí, quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay, tăng trưởng kinh tế, lãi suất có tác động dương đến biên lãi ròng, trong khi rủi ro thanh khoản, chính sách dự trữ của ngân hàng nhà nước, lạm phát có tác động âm Nghiên cứu cũng đề xuất một số ý kiến liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng, phòng ngừa rủi ro thanh khoản, quản lý rủi ro vốn… để giúp các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.

Các yếu tố tác động đến biên lãi ròng

Trong phạm vi bài viết, các yếu tố ảnh hưởng đến NIM sẽ được phân ra thành các yếu tố ảnh hưởng đến từ bên trong ngân hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến từ nền kinh tế vĩ mô Các yếu tố bên trong ngân hàng được sử dụng trong đề tài bao gồm: Chi phí hoạt động, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng, hiệu quả quản lý, tỷ lệ cấp tín dụng, quy mô ngân hàng, rủi ro thanh khoản Các yếu tố bên ngoài nền kinh tế vĩ mô được sử dụng trong đề tài bao gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát.

Chương 2 đã cho người đọc thấy được các khái niệm liên quan đến biên lãi ròng, ý nghĩa của chỉ số này cũng như tầm quan trọng của nó Bên cạnh đó, đề tài cũng đã tổng hợp một số các nghiên cứu từ lý thuyết đến thực nghiệm về NIM để từ đó giúp chắt lọc ra một số yếu tố nổi bậc và xây dựng được ý tưởng cơ bản cho đề tài Đồng thời chương 2 cũng tìm ra khoảng trống trong nghiên cứu của những bài viết trước để từ đó có được cơ sở để bổ xung.

Từ những bằng chứng thực nghiệm từ chương 2, phương pháp nghiên cứu sẽ được xây dựng để có thể đánh giá những yếu tố có ảnh hưởng đến biên lãi ròng Cách thu thập dữ liệu, mô hình, các biến, phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày trong chương 3.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng số liệu lấy từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 27 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2021 Số lượng các ngân hàng được xem xét chiếm trên 70% số lượng ngân hàng thương mại đang hoạt động, như vậy có thể xem bộ dữ liệu từ 27 ngân hàng này là phù hợp để làm đại diện cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Ngoài ra, đề tài còn sử dụng thêm các biến vĩ mô dưới vai trò là biến độc lập có tác động đến NIM, các biến này được lấy từ cơ sở dữ liệu của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank)

Kết quả cuối cùng thu được sau khi đã loại bỏ những dữ liệu dữ liệu bất thường (Outlier) và một số dữ liệu không rõ ràng đã tạo nên một bảng dữ liệu không cần xứng với tổng cộng 324 quan sát, số lượng quan sát hằng năm được thể hiện trong bảng 3.1:

Bảng 3.1: Số lượng quan sát ở mỗi năm trong giai đoạn nghiên cứu

Năm Số lượng quan sát

Bài viết này sử dụng các mô hình: Hồi quy OLS, FEM và REM Ngoài ra, bài viết còn sử dụng thêm kiểm định Hausman để lựa chọn ra mô hình phù hợp nhất cho nghiên cứu, sau đó là kiểm định phương sai thay đổi và kiểm định tự tương quan trước khi loại bỏ khuyết tật bằng mô hình FGLS để cho ra kết quả tốt nhất.

Quy trình nghiên cứu

Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu các yếu tố tác động đến biên lãi ròng cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó như đã nêu ở chương 1, đề tài sẽ có quy trình được thể hiện ở hình 3.1 như sau:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Cụ thể các bước trong quy trình:

Bước 1: Lược khảo các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến biên lãi ròng cả ở Việt Nam và trên thế giới, từ đó xác định các biến độc lập có tác động đến biên lãi ròng, xác định khoảng trống của các nghiên cứu trước để có thể vạch ra một cách sơ lược hướng đi cho đề tài.

Bước 2: Thu thập dữ liệu sao cho phù hợp với mục tiêu đề tài cũng như đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Bước 3: Lựa chọn các biến độc lập phù hợp với đề tài, giải thích các biến đó và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu.

Bước 4: Sử dụng các phương pháp kiểm định khác nhau để lựa chọn ra mô hình hình phù hợp nhất với đề tài Tiến hành kiểm tra các khuyết tật của mô hình đã được chọn Nếu tồn tại khuyết tật như tự tương quan hay phương sai sai số thay đổi thì sẽ khắc phục bằng mô hình FGLS (mô hình này cũng sẽ được coi là mô hình hồi quy sau cùng) Nếu không tồn tại khuyết tật thì mô hình được chọn sẽ được sử dụng như mô hình tốt nhất.

Bước 5: Sử dụng các kiểm định cần thiết với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% để nghị cho các ngân hàng.

Mô hình nghiên cứu

Mô hình được sử dụng trong đề tài được thiết kế dựa trên các mô hình nghiên cứu đã được sử dụng ở Việt Nam và trên thế giới Các nghiên cứu ở Việt Nam bao gồm nghiên cứu của: An & Loan (2016), Trương Thị Ngọc Thạch (2017), Lê Xuân Hoàng

(2018), Nguyễn Hồng Quân (2018), Đinh Công Hiếu (2019), Suu, Luu, Pho & McAleer

(2020) Các nghiên cứu trên thế giới đã được đề tài mượn mô hình bao gồm: Azeez & Gamage (2013), Leykun (2016), Bashir (2021), Setiawan & Wisna (2021) Các nghiên cứu trên thế giới được đề tài chọn làm cơ sở tham khảo vì phạm vi của những nghiên cứu này đều nằm trên một quốc gia và tại thời điểm các nghiên cứu này được thực hiện thì các quốc gia đó đều là các nước đang phát triển (Sri Lanka, Ethiopia, Pakistan, Indonesia) vì vậy nó cũng phù hợp hơn với giai đoạn nghiên cứu hiện nay tại Việt Nam.

Mối tương quan giữa các biến độc lập và NIM được mô tả ở hình 3.2:

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu

Như đã thể hiện ở hình 3.2, mô hình bao gồm những yếu tố trên lý thuyết có tác động đến biên lãi ròng (NIM), bao gồm: Chi phí hoạt động (OC), tỷ lệ vốn chủ sở hữu

(CAP), rủi ro tín dụng (CR), hiệu quả quản lý (QM), tỷ lệ cấp tín dụng (LDR), quy mô ngân hàng (SIZE), rủi ro thanh khoản (LIQ) Mô hình còn chọn ra một số yếu tố vĩ mô của nền kinh tế để đánh giá sự tác động của chúng lên NIM, gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDPR) và lạm phát (INF).

Mô hình được mô tả như sau:

NIM it = β 0 + β 1 *OCOC it + β 2 CAP it + β 3 *OCCR it + β 4 *OCQM it + β 5 *OCLDR it + β 6 *OCSIZE it + β 7 *OCLIQ it + β 8 *OCGDPR t + β 9 *OCINF t + u it

Với: t = 1,…, T là khoảng thời gian nghiên cứu, đơn vị năm; i = 1,…, I là ngân hàng quan sát. β0: Hằng số. u it : Phần sai số của ngân hàng i tại năm t.

NIM: Biên lãi ròng Được thể hiện bằng cách lấy thu nhập lãi trừ cho chi phí lãi,kết quả thu được sẽ được chia cho giá trị tài sản có sinh lời.

Tính toán các biến độc lập

3.4.1 Các nhân tố bên trong ngân hàng

Chi phí hoạt động (OC): Trong phạm vi đề tài, tỷ lệ chi phí hoạt động được thể hiện bằng cách lấy chi phí hoạt động chia cho tổng tài sản Tất cả các nghiên cứu cả trong và ngoài nước được đề tài dùng để tham khảo đều khẳng định biến này có tương quan thuận chiều với biên lãi ròng, các nghiên cứu tại Việt Nam khẳng định kết luận này gồm nghiên cứu của: Khanh & Tra (2015), Trương Thị Ngọc Thạch (2017), Nguyễn Hồng Quân (2018), Đinh Công Hiếu (2019), Suu, Luu, Pho, & McAleer

(2020) Các nghiên cứu tại nước ngoài khẳng định kết luận này gồm nghiên cứu của: Zhou & Wong (2008), Gounder & Sharma (2012), Tarus, Cheko, & Mutwol (2012), Plakalović & Alihodžić (2015), Islam & Nishiyama (2016), Leykun (2016) Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho rằng khi tỷ lệ này tăng lên thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng sẽ tăng theo do các ngân hàng đang sử dụng nhiều chi phí hơn nhằm đầu tư cho quá trình hoạt động, điều này khiến hiệu quả hoạt động trong dài hạn tăng chuyển một phần chi phí hoạt động sang cho khách hàng thông qua việc tăng lãi suất cho vay và từ đó làm tăng NIM Giả thuyết H01: Chi phí hoạt động có tác động đến biên lãi ròng.

Bảng 3.2: Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về chi phí hoạt động

Tác giả Khung thời gian Cách đo lường Kết quả

Chi phí hoạt động / Tổng tài sản

Nguyễn Hồng Quân (2018) 2012 - 2017 + Đinh Công Hiếu (2019) 2008 - 2017 +

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP): Được tính bằng cách chia vốn chủ sở hữu cho tổng tài sản Zhou & Wong (2008), Hamadi & Awdeh (2012) và Dumičić & Rizdak (2013) đã cho ra kết quả tỷ lệ an toàn vốn có mối quan hệ ngược chiều với biên lãi ròng vì khi có vốn chủ sở hữu lớn, các ngân hàng có thể đưa ra một mức lãi suất tiền gửi cao hơn cho khách hàng để thu hút vốn, đồng thời giảm lãi suất cho vay để có thể nhanh chóng đem nguồn vốn dồi dào này đi đầu tư để có thể nhanh chóng mở rộng thị phần và thu được lợi ích lâu dài Ngược lại, Islam & Nishiyama (2016), Leykun (2016), và Obeid &

Adeinat (2017) khẳng định một mối tương quan thuận chiều trong nghiên cứu của mình, điều này có thể là do muốn có được vốn chủ sở hữu, ngân hàng phải chi trả cổ tức cho cổ đồng, khi vốn chủ sở hữu tăng lên, cổ tức phải trả cũng tăng lên và do đó ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay để bù đắp, làm tăng biên lãi ròng Tại Việt Nam, nghiên cứu của An & Loan (2016), Trương Thị Ngọc Thạch (2017), Lê Xuân Hoàng

(2018), Phạm Thị Thảo Nguyên (2018) và Đinh Công Hiếu (2019) cho thấy mối tương quan thuận chiều, còn nghiên cứu của Suu, Luu, Pho, & McAleer (2020) trong giai đoạn 2008 – 2018 cho thấy mối tương quan ngược chiều Giả thuyết H02: Vốn chủ sở hữu có tác động đến biên lãi ròng.

Bảng 3.3: Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về tỷ lệ vốn chủ sở hữu

Tác giả Khung thời gian Cách đo lường Kết quả

Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản

Rủi ro tín dụng (CR): Được tính bằng cách lấy dự phòng rủi ro tín dụng chia cho tổng dư nợ cho vay khách hàng Nhìn chung, biên lãi ròng và chỉ số rủi ro tín dụng có xu hướng di chuyển cùng chiều với nhau do thực tế là khi chất lượng một khoản vay là thấp thì ngân hàng buộc phải trích lập một khoản tiền lớn hơn để dự phòng rủi ro đồng thời tăng lãi suất cho vay tương ứng để bù đắp phần rủi ro đó nên sẽ khiến NIM của ngân hàng tăng Nghiên cứu của An & Loan (2016), Trương Thị Ngọc Thạch (2017), Nguyễn Hồng Quân (2018), Đinh Công Hiếu (2019) và Suu, Luu, Pho, & McAleer

(2020) tại Việt Nam cùng nghiên cứu của Tarus, Cheko, & Mutwol (2012), Plakalović

& Alihodžić (2015) và Leykun (2016) tại các quốc gia khác ủng hộ điều này Trong khi nghiên cứu của Hamadi & Awdeh (2012), Dumičić & Rizdak (2013) và Bashir (2021) cho ra kết quả ngược lại Giả thuyết H03: Rủi ro tín dụng có tác động đến biên lãi ròng.

Bảng 3.4: Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về rủi ro tín dụng

Tác giả Khung thời gian Cách đo lường Kết quả

Dự phòng rủi ro tín dụng / Tổng dư nợ cho vay

Nguyễn Hồng Quân (2018) 2012 - 2017 + Đinh Công Hiếu (2019) 2008 - 2017 +

Nguồn: Tự tổng hợp Hiệu quả quản lý (QM): Được tính bằng cách lấy chi phí hoạt động chia cho tổng thu nhập Khi tỷ số này càng lớn thì hiệu quả quản lý càng giảm Tất cả các nghiên cứu được dùng để tham khảo đều khẳng định mối tương quan ngược chiều giữa biến này với biên lãi ròng Có thể kể đến nghiên cứu của Zhou & Wong (2008), Gounder & Sharma (2012), Dumičić & Rizdak (2013), An & Loan (2016), Obeid & Adeinat

(2017), Suu, Luu, Pho & McAleer (2020) và Bashir (2021) Hiệu quả quản lý thấp thì chỉ số này sẽ tăng lên, khi hiệu quả quản lý thấp thì đồng nghĩa với việc ngân hàng đang quản lý không hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, việc này dẫn tới một số tác động tiêu cực như việc không tìm được những cơ hội đầu tư tốt và nguồn vốn với chi phí thấp, do đó biên lãi ròng sẽ giảm Giả thuyết H04: Hiệu quả quản lý có tác động đến biên lãi ròng.

Bảng 3.5: Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về hiệu quả quản lý

Tác giả Khung thời gian Cách đo lường Kết quả

Chi phí hoạt động / Tổng thu nhập

Bashir (2021) 2006 - 2015 - tài sản Các nghiên cứu cả tại Việt Nam và các quốc gia khác đều cho kết luận rằng tỷ lệ cấp tín dụng có tác động cùng chiều với biên lãi ròng vì khi tỷ lệ này càng cao nghĩa là ngân hàng càng sử dụng nhiều vốn huy động để cho vay, tức là đã tối đa hoá hoạt động biến nguồn vốn không sinh lời thành nguồn vốn sinh lời, đồng thời bù đắp được chi phí trả lãi cho nguồn vốn không sinh lời Các nghiên cứu đã cho ra kết luận tỷ lệ cấp tín dụng có tác động dương đến biên lãi ròng bao gồm nghiên cứu của: Plakalović & Alihodžić (2015), Trương Thị Ngọc Thạch (2017), Nguyễn Hồng Quân (2018), Phạm Thị Thảo Nguyên (2018) và Setiawan & Wisna (2021) Giả thuyết H05: Tỷ lệ cấp tín dụng có tác động đến biên lãi ròng.

Bảng 3.6: Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về tỷ lệ cấp tín dụng

Tác giả Khung thời gian Cách đo lường Kết quả

Dư nợ cho vay / Tiền gửi khách hàng

Nguồn: Tự tổng hợp Quy mô ngân hàng (SIZE): Được đại diện bằng chỉ tiêu tổng tài sản ngân hàng trên bảng cân đối kế toán và thường được tính bằng cách lấy Logarit tự nhiên của tổng tài sản ngân hàng Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tác động của quy mô ngân hàng đến biên lãi ròng, tuy nhiên kết luận của các nghiên cứu lại không đồng nhất Nghiên cứu của Trương Thị Ngọc Thạch (2017), Lê Xuân Hoàng (2018) và Đinh Công Hiếu

(2019) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô ngân hàng và biên lãi ròng Ngân hàng càng lớn thì càng có lợi thế về quy mô cũng như thị phần, họ có thể tận dụng các lợi thế đó để tiếp cận thị trường vốn và cho vay hiệu quả hơn các ngân hàng nhỏ, bên cạnh đó các ngân hàng lớn sẽ có số lượng sản phẩm lớn và đa dạng nên ít gặp rủi ro. Ngược lại, Hamadi & Awdeh (2012) và Yuksel & Zengin (2017) tìm thấy mối tương quan ngược chiều trong nghiên cứu của mình Khi các ngân hàng tăng quy mô của mình, bộ máy hoạt động sẽ trở nên to lớn và phức tạp hơn, từ đó dẫn đến việc hao tổn nhiều hơn chi phí cho quá trình hoạt động nhưng hiệu quả hoạt động lại không tăng thêm tương ứng Giả thuyết H06: Quy mô ngân hàng có tác động đến biên lãi ròng.

Bảng 3.7: Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về quy mô ngân hàng

Tác giả Khung thời gian Cách đo lường Kết quả

Logarit tự nhiên của tổng tài sản

Lê Xuân Hoàng (2018) 2008 - 2017 + Đinh Công Hiếu (2019) 2008 - 2017 +

Nguồn: Tự tổng hợp Rủi ro thanh khoản (LIQ): Được tính bằng cách lấy tài sản thanh khoản của ngân hàng chia cho tổng tài sản ngân hàng, trong đó tài sản thanh khoản và khoản mục tiền mặt, vàng bạc, đá quý trên bảng cân đối kế toán ngân hàng Nghiên cứu trong nước của Đinh Công Hiếu (2019) khẳng định mối quan hệ giữa yếu tố này đến biên lãi ròng là ngược chiều với giả thuyết rằng dù các ngân hàng có tỷ lệ này cao sẽ ít đối mặt với rủi ro thanh khoản hơn nhưng đồng thời thanh khoản cao cũng khiến cho chi phí cơ hội của ngân hàng tăng lên, các ngân hàng nắm giữ quá nhiều nguồn vốn vừa phải trả lãi vừa không sinh lời dẫn đến NIM ngân hàng giảm Ngược lại, nghiên cứu của Zhou & Wong (2008) và Islam & Nishiyama (2016) cho thấy mối quan hệ cùng chiều trên cơ sở các ngân hàng có thanh khoản lớn sẽ có xu hướng tăng thêm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn nên sẽ làm tăng NIM Giả thuyết H07: Rủi to thanh khoản có tác động đến biên lãi ròng.

Bảng 3.8: Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về rủi ro thanh khoản

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý / Tổng tài sản

Islam & Nishiyama (2016) 1997 - 2012 + Đinh Công Hiếu (2019) 2008 - 2017 -

3.4.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDPR): Là tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế trong nước Có nhiều nghiên cứu ở các quốc gia trên thế giới cho thấy mối tương quan ngược chiều giữa biên lãi ròng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, có thể kể đến nghiên cứu của Hamadi & Awdeh (2012), Tarus, Cheko, & Mutwol (2012), Azeez & Gamage

(2013) và Islam & Nishiyama (2016) Các ngân hàng hoạt động trong một nền kinh tế phát triển tốt sẽ cần phải thực hiện nhiều biện pháp để có thể duy trì tính cạnh tranh của mình trên thị trường, một trong những biện pháp đó là giảm lãi suất cho vay và điều này có thể làm giảm biên lãi ròng ngân hàng Nghiên cứu của Dumičić & Rizdak (2013), Obeid & Adeinat (2017), Barik & Raje (2019) lại chỉ ra mối tương quan thuận chiều giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và NIM Trong nền kinh tế phát triển thì doanh nghiệp sẽ có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nhiều hơn dẫn đến nhu cầu vốn tăng cao, từ đó giúp các ngân hàng có doanh thu từ lãi nhiều hơn Nghiên cứu ở Việt Nam của Nguyễn Hồng Quân (2018) ủng hộ mối tương quan ngược chiều, trong khi nghiên cứu của Đinh Công Hiếu (2019) và nghiên cứu của Suu, Luu, Pho, & McAleer (2020) ủng hộ mối tương quan cùng chiều Giả thuyết H08: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động đến biên lãi ròng.

Bảng 3.9: Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tác giả Khung thời gian Cách đo lường Kết quả

Hamadi & Awdeh (2012) 1996 - 2009 Tốc độ tăng - trưởng GDP

Barik & Raje (2019) 2011 - 2017 + Đinh Công Hiếu (2019) 2008 - 2017 +

Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp định lượng và định tính, trong đó, kết quả tính toán cuối cùng được cho ra nhờ vào phương pháp định tính Việc sử dụng kết hợp

2 phương pháp nhằm thực hiện tốt hơn mục đích trả lời các câu hỏi nghiên cứu cũng như hoàn thành mục tiêu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến biên lãi ròng của các ngân hàng thương mại Việt Nam mà nghiên cứu đã đặt ra ở chương 1.

Phương pháp định tính được sử dụng chủ yếu ở chương 1, 2, 3 và 5 nhằm mục đích tiếp cận các lý thuyết liên quan đến biên lãi ròng và phân tích các yếu tố có thể tác động đến biên lãi ròng ở Việt Nam cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó Bên cạnh đó phương pháp định tính cũng giúp việc lược khảo các nghiên cứu trước cả ở Việt Nam và trên thế giới về biên lãi ròng Trên hết, nó giúp xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cho các biến độc lập và giúp thảo luận kết quả nghiên cứu cuối cùng nhằm mục đích đưa ra các khuyến nghị.

Phương pháp định lượng sẽ được sử dụng để xác định ý nghĩa thống kê của các biến ảnh hưởng đến biên lãi ròng và mức độ ảnh hưởng của các biến đó đối với biên lãi ròng của các ngân hàng thương mại Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Thống kê mô tả (Descriptive Statistics), phân tích tự tương quan (Correlation Analysis), và phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel Data regression) Cụ thể:

Thống kê mô tả được sử dụng để cho người đọc thấy được những thông tin cơ bản của các biến được sử dụng bao gồm: giá trị trung bình (Mean), giá trị nhỏ nhất (Minimum), giá trị lớn nhất (Maximum), độ lệch chuẩn (Standard Deviation) Sau khi bảng thống kê mô tả được đưa ra thì đề tài cũng sẽ cung cấp một số phân tích về các biến được sử dụng để phần nào mô tả thực trạng của các biến.

• Phân tích tự tương quan:

Phân tích tự tương quan được dùng để xác định mức độ tương quan giữa một biến độc lập với các biến độc lập khác và giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, đồng thời cho phép người đọc thấy được sự tương quan đó là mạnh hay yếu, cùng chiều hay ngược chiều Hơn nữa, việc xem xét vấn đề tự tương quan còn cho phép nhận diện hiện tượng đa cộng tuyến Theo Gujarati & Porter (2009) nếu hệ số tương quan giữa 2 biến độc lập bất kỳ trong ma trận tự tương quan là lớn hơn 0.8 thì mô hình có thể đã gặp phải hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng Cũng theo tác giả Gujarati, có 3 cách để xử lý hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình là bỏ đi một trong 2 biến có mức độ tương quan cao, sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính hoặc không làm gì cả Đối với mô hình có quá nhiều biến độc lập thì việc phân tích thành phần chính tỏ ra hiệu quả nhất, còn đối với mô hình có ít biến độc lập hơn thì việc loại bỏ biến độc lập thường được sử dụng.

• Phân tích hồi quy dữ liệu bảng:

Việc phân tích hồi quy dữ liệu bảng sẽ giải đáp câu hỏi nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới NIM vì nó cho thấy mức độ tác động của các biến độc lập trong mô hình đến biến phụ thuộc Việc xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong và ngoài ngân hàng đến biên lãi ròng sẽ được thực hiện thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy tối thiểu thông thường – OLS, mô hình hiệu ứng cố định Fixed Effects– FEM, mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên Random Effects – REM Kiểm định F sẽ được sử định LM) được sử dụng để lựa chọn giữa mô hình REM và OLS với giả thuyết H0 là chấp nhận OLS còn H1 là chấp nhận REM; Cuối cùng kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM với giả thuyết H0 là chấp nhận REM còn H1 là chấp nhận FEM Sau đó kiểm tra khuyết tật của mô hình được chọn (tự tương quan, phương sai sai số thay đổi) nếu có tồn tại và khắc phục chúng bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy bình tối thiểu tổng quát khả thi FGLS. Để có thể kiểm tra các giả thuyết về các biến độc lập và đưa ra kết luận về mức độ tác động của các biến độc lập lên NIM thì phương pháp kiểm định F hoặc kiểm định t sẽ được sử dụng cùng các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%, các mức ý nghĩa này sẽ giúp xác định ý nghĩa thống kê của các biến độc lập (các biến có mức ý nghĩa lớn hơn 10% thì sẽ được coi là không có ý nghĩa thống kê) Hệ số p sẽ được dùng để xác định hướng và mức độ tác động của biến độc lập tương ứng với NIM.

Các phương pháp nêu trên sẽ được thực hiện bằng phần mềm Stata, quy trình cơ bản như sau:

• Sắp xếp, nhập dữ liệu vào Stata.

• Thực hiện thống kê mô tả.

• Thực hiện kiểm định đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại phương sai Variance inflation factor (VIF).

• Kiểm tra mối tương quan giữa các biến.

• Hồi quy bằng mô hình OLS.

• Tiến hành các kiểm định lựa chọn mô hình.

• Kiểm tra hiện tượng tự tương quan của mô hình được lựa chọn.

• Kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi.

• Nếu phát hiện có tự tương quan và/hoặc phương sai sai số thay đổi thì tiến hành khắc phục các khuyết tật của mô hình bằng mô hình FGLS.

Chương 3 đã cho thấy được một cách khái quát nguồn gốc dữ liệu, sơ lược về quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và cách tính toán các biến cũng như nêu lên các giải thuyết cho các biến: Chi phí hoạt động, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng, hiệu quả quản lý, tỷ lệ cấp tín dụng, quy mô ngân hàng, rủi ro thanh khoản, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát đến biên lãi ròng ngân hàng Chương này cũng đã nêu lên được cách thức ước lượng mô hình, cách kiểm định lựa chọn mô hình, vấn đề khuyết tật mô hình và cách khắc phục Trong chương 4, kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày và thảo luận với mục tiêu kiểm định các giả thuyết đã được đặt ra ở chương 3 cũng như trả lời câu hỏi nghiên cứu về chiều hướng tác động của các biến đến biên lãi ròng của các ngân hàng đã được nêu ra ở chương 1.

Ngày đăng: 28/08/2023, 21:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 39)
Bảng 3.3: Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về tỷ lệ vốn chủ sở hữu - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Bảng 3.3 Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về tỷ lệ vốn chủ sở hữu (Trang 43)
Bảng 3.4: Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về rủi ro tín dụng - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Bảng 3.4 Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về rủi ro tín dụng (Trang 44)
Bảng 3.5: Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về hiệu quả quản lý - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Bảng 3.5 Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về hiệu quả quản lý (Trang 45)
Bảng 3.6: Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về tỷ lệ cấp tín dụng - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Bảng 3.6 Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về tỷ lệ cấp tín dụng (Trang 46)
Bảng 3.7: Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về quy mô ngân hàng - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Bảng 3.7 Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về quy mô ngân hàng (Trang 47)
Bảng 3.9: Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng kinh tế - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Bảng 3.9 Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng kinh tế (Trang 48)
Bảng 3.9: Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về lạm phát - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Bảng 3.9 Tóm tắt các tài liệu nghiên cứu về lạm phát (Trang 49)
Bảng 4.1 đã đưa ra kết quả thống kê mô tả từ dữ liệu của 27 ngân hàng thương mại Việt Nam với 324 quan sát trong giai đoạn 2009 – 2021 - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Bảng 4.1 đã đưa ra kết quả thống kê mô tả từ dữ liệu của 27 ngân hàng thương mại Việt Nam với 324 quan sát trong giai đoạn 2009 – 2021 (Trang 54)
Hình 4.1: Biểu đồ NIM trung bình của các NHTM hàng năm - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Hình 4.1 Biểu đồ NIM trung bình của các NHTM hàng năm (Trang 55)
Hình 4.3: Biểu đồ CAP trung bình của các NHTM hàng năm - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Hình 4.3 Biểu đồ CAP trung bình của các NHTM hàng năm (Trang 57)
Hình 4.5: Biểu đồ QM trung bình của các NHTM hàng năm - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Hình 4.5 Biểu đồ QM trung bình của các NHTM hàng năm (Trang 59)
Hình 4.7: Biểu đồ SIZE trung bình của các NHTM hàng năm - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Hình 4.7 Biểu đồ SIZE trung bình của các NHTM hàng năm (Trang 61)
Hình 4.8: Biểu đồ LIQ trung bình của các NHTM hàng năm - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Hình 4.8 Biểu đồ LIQ trung bình của các NHTM hàng năm (Trang 61)
Bảng 4.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế giao động thấp nhất vào khoảng 2,58% vào năm 2021 và cao nhất 7,08% vào năm 2018 - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Bảng 4.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế giao động thấp nhất vào khoảng 2,58% vào năm 2021 và cao nhất 7,08% vào năm 2018 (Trang 62)
Hình 4.10: Biểu đồ INF trung bình của các NHTM hàng năm - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Hình 4.10 Biểu đồ INF trung bình của các NHTM hàng năm (Trang 63)
Bảng 4.2: Kiểm tra đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Bảng 4.2 Kiểm tra đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai (Trang 64)
Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Bảng 4.3 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình (Trang 65)
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy FEM - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy FEM (Trang 67)
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy REM - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy REM (Trang 68)
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Hausman - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định Hausman (Trang 70)
Bảng 4.12: Kết quả mô hình FGLS - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Bảng 4.12 Kết quả mô hình FGLS (Trang 72)
Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu - 1104 những yếu tố tác động đến biên lãi ròng của các nhtm tại vn trong giai đoạn 2009 2021 2023
Bảng 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu (Trang 81)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w