Các yếu tố ảnh hưởng đến biên lãi ròng của ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2021 và dự báo 2023

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

  • Mục tiêu nghiên cứu 1. Mục tiêu tổng quát
    • Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp thu thập dữ liệu

      Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ký kết hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, WTO… Việc gia nhập các cộng đồng kinh tế trên thế giới sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam khả năng tiếp cận với những thị trường mới, giúp mạng lại rất nhiều cơ hội cho mọi ngành nghề ở Việt Nam, bao gồm cả ngành ngõn hàng. Nhìn chung, những nghiên cứu đã đưa ra được nhiều kết quả khác nhau, như việc nghiên cứu của Suu, Luu, Pho & McAleer (2020) cho thấy một loạt các biến nội sinh có tác động đến biên lãi ròng nhưng không tìm thấy sự tác động của yếu tố vĩ mô, Leykun (2016) bổ xung biên sức mạnh thị trường vào nghiên cứu của mình, hay An & Loan (2016) tìm thấy lãi suất trung bình năm có tác động đến NIM của các ngân hàng Việt Nam. Trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã không ngừng học hỏi và tiếp thu thành tựu của các ngân hàng lớn khác trên thế giới để từ đó đề xuất hướng đi là tăng cường việc xây dựng và phát hành thêm nhiều sản phẩm mới, đa dạng để có thể phục vụ nhiều đối tượng khách hàng nhất có thể và từ đó tạo ra thêm nhiều nguồn thu nhập mới cho ngân hàng.

      Phương pháp xử lý và phân tích thông tin: Phương pháp được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này là phương pháp định lượng, đưa ra các mô hình: Mô hình hồi quy tối thiểu thông thường (OLS), mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), và mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) rồi tìm ra mô hình nào là thích hợp nhất cho nghiên cứu, sau đó kiểm tra và khắc phục khuyết tật của mô hình (nếu nó) bằng mô hình bình phương tối thiểu tổng quát khả thi - FGLS rồi sử dụng kết quả thu được từ mô hình thích hợp nhất để xác định các yếu tố có ảnh hưởng thế nào đến NIM. Đề tài này sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy các thành thành tựu của các tác giả đi trước để có thể một lần nữa làm rừ: Cỏc yếu tố nào sẽ cú tỏc động đến biờn lói rũng của cỏc ngõn hàng thương mại, những yếu tố đó có tác động mạnh yếu ra sao, tác động dương hay tác động âm, có đề xuất và kiến nghị gì cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nhằm nâng cao khả năng quản lý biên lãi ròng.

      PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      • Tính toán các biến độc lập

        Bước 1: Lược khảo các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến biên lãi ròng cả ở Việt Nam và trên thế giới, từ đó xác định các biến độc lập có tác động đến biên lãi ròng, xác định khoảng trống của các nghiên cứu trước để có thể vạch ra một cách sơ lược hướng đi cho đề tài. Zhou & Wong (2008), Hamadi & Awdeh (2012) và Dumičić & Rizdak (2013) đã cho ra kết quả tỷ lệ an toàn vốn có mối quan hệ ngược chiều với biên lãi ròng vì khi có vốn chủ sở hữu lớn, các ngân hàng có thể đưa ra một mức lãi suất tiền gửi cao hơn cho khách hàng để thu hút vốn, đồng thời giảm lãi suất cho vay để có thể nhanh chóng đem nguồn vốn dồi dào này đi đầu tư để có thể nhanh chóng mở rộng thị phần và thu được lợi ích lâu dài. Adeinat (2017) khẳng định một mối tương quan thuận chiều trong nghiên cứu của mình, điều này có thể là do muốn có được vốn chủ sở hữu, ngân hàng phải chi trả cổ tức cho cổ đồng, khi vốn chủ sở hữu tăng lên, cổ tức phải trả cũng tăng lên và do đó ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay để bù đắp, làm tăng biên lãi ròng.

        Nhìn chung, biên lãi ròng và chỉ số rủi ro tín dụng có xu hướng di chuyển cùng chiều với nhau do thực tế là khi chất lượng một khoản vay là thấp thì ngân hàng buộc phải trích lập một khoản tiền lớn hơn để dự phòng rủi ro đồng thời tăng lãi suất cho vay tương ứng để bù đắp phần rủi ro đó nên sẽ khiến NIM của ngân hàng tăng. Hiệu quả quản lý thấp thì chỉ số này sẽ tăng lên, khi hiệu quả quản lý thấp thì đồng nghĩa với việc ngân hàng đang quản lý không hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, việc này dẫn tới một số tác động tiêu cực như việc không tìm được những cơ hội đầu tư tốt và nguồn vốn với chi phí thấp, do đó biên lãi ròng sẽ giảm. Các nghiên cứu cả tại Việt Nam và các quốc gia khác đều cho kết luận rằng tỷ lệ cấp tín dụng có tác động cùng chiều với biên lãi ròng vì khi tỷ lệ này càng cao nghĩa là ngân hàng càng sử dụng nhiều vốn huy động để cho vay, tức là đã tối đa hoá hoạt động biến nguồn vốn không sinh lời thành nguồn vốn sinh lời, đồng thời bù đắp được chi phí trả lãi cho nguồn vốn không sinh lời.

        Nghiên cứu trong nước của Đinh Công Hiếu (2019) khẳng định mối quan hệ giữa yếu tố này đến biên lãi ròng là ngược chiều với giả thuyết rằng dù các ngân hàng có tỷ lệ này cao sẽ ít đối mặt với rủi ro thanh khoản hơn nhưng đồng thời thanh khoản cao cũng khiến cho chi phí cơ hội của ngân hàng tăng lên, các ngân hàng nắm giữ quá nhiều nguồn vốn vừa phải trả lãi vừa không sinh lời dẫn đến NIM ngân hàng giảm. Các ngân hàng hoạt động trong một nền kinh tế phát triển tốt sẽ cần phải thực hiện nhiều biện pháp để có thể duy trì tính cạnh tranh của mình trên thị trường, một trong những biện pháp đó là giảm lãi suất cho vay và điều này có thể làm giảm biên lãi ròng ngân hàng. Có thể giải thích là khi lạm phát làm giá cả tăng cao thì ngân hàng nhà nước sẽ tăng lãi suất thị trường để kềm chế sự lạm phát, điều này khiến các ngân hàng thu được nhiều tiền lãi cho vay hơn nhừo vào lãi suất thả nổi, trong khi không phải trả thêm lãi tiền gửi do lãi suất cố định, điều này làm tăng biên lãi ròng ngân hàng.

        Phân tích tự tương quan được dùng để xác định mức độ tương quan giữa một biến độc lập với các biến độc lập khác và giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, đồng thời cho phép người đọc thấy được sự tương quan đó là mạnh hay yếu, cùng chiều hay ngược chiều. Theo Gujarati & Porter (2009) nếu hệ số tương quan giữa 2 biến độc lập bất kỳ trong ma trận tự tương quan là lớn hơn 0.8 thì mô hình có thể đã gặp phải hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng. Cũng theo tác giả Gujarati, có 3 cách để xử lý hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình là bỏ đi một trong 2 biến có mức độ tương quan cao, sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính hoặc không làm gì cả. Đối với mô hình có quá nhiều biến độc lập thì việc phân tích thành phần chính tỏ ra hiệu quả nhất, còn đối với mô hình có ít biến độc lập hơn thì việc loại bỏ biến độc lập thường được sử dụng. • Phân tích hồi quy dữ liệu bảng:. Việc phân tích hồi quy dữ liệu bảng sẽ giải đáp câu hỏi nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới NIM vì nó cho thấy mức độ tác động của các biến độc lập trong mô hình đến biến phụ thuộc. Việc xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong và ngoài ngân hàng đến biên lãi ròng sẽ được thực hiện thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy tối thiểu thông thường – OLS, mô hình hiệu ứng cố định Fixed Effects – FEM, mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên Random Effects – REM. Kiểm định F sẽ được sử. định LM) được sử dụng để lựa chọn giữa mô hình REM và OLS với giả thuyết H0 là chấp nhận OLS còn H1 là chấp nhận REM; Cuối cùng kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM với giả thuyết H0 là chấp nhận REM còn H1 là chấp nhận FEM. Để có thể kiểm tra các giả thuyết về các biến độc lập và đưa ra kết luận về mức độ tác động của các biến độc lập lên NIM thì phương pháp kiểm định F hoặc kiểm định t sẽ được sử dụng cùng các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%, các mức ý nghĩa này sẽ giúp xác định ý nghĩa thống kê của các biến độc lập (các biến có mức ý nghĩa lớn hơn 10%. thì sẽ được coi là không có ý nghĩa thống kê).

        Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
        Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu