1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty tnhh công nghiệp broad bright sakura

77 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện cơ cấu tổ chức tại công ty TNHH công nghiệp Broad Bright Sakura
Tác giả Nguyễn Thị Minh Huệ
Người hướng dẫn Th.S. Phạm Trung Tiến
Trường học Khoa quản trị doanh nghiệp
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 539,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CƠ CẤU TỔ CHỨC (8)
    • 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài (8)
    • 1.2. Xác lập và tuyên bố đề tài (9)
    • 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu (9)
    • 1.4. Phạm vị nghiên cứu (10)
    • 1.5. Kết cấu luận văn (10)
  • CHƯƠNG II: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHỆP (11)
    • 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản về tổ chức và cơ cấu tổ chức của DN (11)
    • 2.2. Một số lý‎ thuyết cơ bản về cơ cấu tổ chức của DN. thuyết cơ bản về cơ cấu tổ chức của DN (12)
    • 2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của các công trình nghiên cứu năm trước (13)
    • 2.4. Phân định nội dung cơ cấu tổ chức của DN (14)
      • 2.4.1. Các mô hình cơ cấu tổ chức (14)
        • 2.4.1.1. Cấu trúc tổ chức giản đơn (14)
        • 2.4.1.2. Cấu trúc tổ chức theo sản phẩm (15)
        • 2.4.1.4. Cấu trúc tổ chức theo khu vực địa lý (16)
        • 2.4.1.5. Cấu trúc dạng ma trận (17)
        • 2.1.4.6. Cấu trúc tổ chức theo định hướng khách hàng (18)
        • 2.4.1.7. Cấu trúc tổ chức hỗn hợp (19)
      • 2.4.2. Các nguyên tắc khi thiết kế CCTC (19)
      • 2.4.3. Yêu cầu và nguyên tắc khi phân quyền (20)
        • 2.4.3.1. Yêu câu (0)
        • 2.4.3.2. Nguyên tắc (21)
      • 2.4.4. Các căn cứ để xây dựng bộ máy quản trị (22)
      • 2.4.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy của DN (23)
    • 2.5. Vai trò và sự cần thiết phải hoàn thiện CCTC (24)
      • 2.5.1. Vai trò của CCTC 17 2.5.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện CCTC (24)
    • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP (27)
      • 3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu (27)
        • 3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (27)
        • 3.1.2. Phương pháp xử lý dữ liệu (29)
        • 3.1.3. Y nghĩa của phương pháp nghiên cứu (29)
      • 3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức tại công ty TNHH công nghiệp Broad Bright Sakura (29)
        • 3.2.1. Tổng quan về công ty TNHH công nghiệp Broad Bright Sakura (29)
        • 3.2.2. Tổng quan về tình hình CCTC tại công ty TNHH Công Nghiệp Broad Bright Sakura (33)
        • 3.2.3. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến cơ cấu tổ chức DN (34)
          • 3.2.3.1. Môi trường bên trong doanh nghiệp (34)
          • 3.2.2.2. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp (36)
      • 3.3. Kết quả điều tra trắc nghiệm và kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên (38)
        • 3.3.1. Kết quả điều tra trắc nghiệm (38)
        • 3.3.2. Kết quả điều tra phỏng vấn (42)
      • 3.4. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp về thực trạng CCTC tại công ty TNHH công nghiệp Broad Bright Sakura (43)
        • 3.4.1. Kết quả phân tích cơ cấu nhân sự tại công ty (43)
        • 3.4.2. Bộ máy quản lý của công ty TNHH công nghiệp Broad Bright Sakura (46)
        • 3.4.3. Phân tích tình hình phân quyền trong cơ CCTC công ty TNHH công nghiệp Broad Bright Sakura (50)
    • CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT (52)
      • 4.1.1. Các kết luận và thành công, những tồn tại và nguyên nhân thực trạng (52)
      • 4.1.2. Những phát hiện qua nghiên cứu thực trạng cơ cấu tổ chức của công ty (54)
      • 4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty (55)
        • 4.2.1. Dự báo triển vọng hoàn thiện cơ cấu tổ chức công ty TNHH công nghiệp (55)
          • 4.2.1.1. Mục tiêu phát triển chung của công ty TNHH Broad Bright Sakura48 4.2.1.2. Dự báo về triển vọng hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty TNHH công nghiệp Broad Bright Sakura (55)
        • 4.2.2. Quan điểm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty TNHH công nghiệp (56)
      • 4.3 Các đề suất và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty TNHH công nghiêp Broad Bright Sakura (57)
        • 4.3.1. Hoàn thiện bộ máy cơ cấu tổ chức của DN (57)
        • 4.3.3. Tăng cường sự phối hợp giữa cá phòng ban và truyền thông giữa các phòng ban (0)
        • 4.3.4. Tạo lập mối quan hệ giữa các cấp lãnh đạo (61)
        • 4.3.5. Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môi cho các cán bộ công nhân viên trong toàn công ty (0)
        • 4.3.6. Kỷ luật lao động và trách nhiệm quản lý‎ thuyết cơ bản về cơ cấu tổ chức của DN (0)
      • 4.4. Các kiến nghị với nhà nước. ..........................................................................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO (65)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CƠ CẤU TỔ CHỨC

Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Việt nam trong những năm gần đây đang trên đà phát triển mạnh theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cùng với đó là quá trình Việt Nam ra nhập WTO là một cơ hội cũng là thách thức không nhỏ đối với các

DN hiện nay Vì vậy để có thể thực hiện được muc tiêu kinh doanh của mỡnh thỡ việc có một CCTC hợp lý là một điều không thể thiếu quyết định sự thành bại của mọi DN CCTC có tốt sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của DN đạt hiệu quả cao, mang lại nhiều lợi nhuận.

Trong nền kinh tế thị trường như ngày nay mục tiêu hàng đầu của các

DN là tối đa hóa lợi nhuận mang lại hiệu quả kinh tế cao Điều đó đòi hỏi các nhà QL phải có những biện pháp thiết thực trong chiến lược kinh doanh của mình Để có hoạt động kinh doanh tốt, SP của DN có chỗ đứng ở trên thị trường, có thể cạnh tranh cùng với các DN khỏc thỡ việc đầu tiên là phải có CCTC tốt CCTC của DN có ổn định, có phù hợp thì mới có thể đưa DN phát triển.

Vấn đề đặt ra là phải hoàn thiện CCTC sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh, quy mô, trình độ năng lực của nhân viên Đó là vấn đề luôn được đặt ra và nhức nhối trong các DN Các DN luôn phải tìm ra cỏc biờn phỏp để hoàn thiện CCTC của mình để giúp cho hoạt động KD của công ty đem lại hiệu quả cao nhất.

Mặt khác với xu thế hội nhập cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, môi trường KD của các DN thay đổi tác động không nhỏ đến hoạt động KD của DN làm cho phương thức KD của DN cũng phải thay đổi gây tác động không nhỏ đến CCTC của công ty CCTC buộc phải thay đổi để phù hợp với quy mô, điều kiện môi trường KD của DN Vì vậy vấn đề hoàn thiệnCCTC luôn được đặt ra trong mọi DN.

Xuất phát từ thực tế đó em lựa chọn công ty TNHH công nghiệp Broad Bright Sakura làm đề tài nghiên cứu của mình Đề tài nghiên cứu về CCTC của công ty, tình hình KD của công ty những vấn đề còn tồn tại trong CCTC công ty; từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện CCTC công ty giúp nâng cao hiệu quả sản xuất KD nhằm đạt được mục tiêu KD của DN.

Qua khảo sát thực tế với các mẫu phiếu điều tra chuyờn sõu và phỏng vấn trực tiếp ban QL và các nhân viên trong cỏc phũng ban của công ty thì em thấy CCTC của công ty bên cạnh những ưu điểm cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục và hoàn thiện Do vậy CCTC tại công ty TNHH công nghiệp BroadBright Sakura cần được nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng tốt hơn yêu cầu QLKD của DN giúp DN hoàn thiện cơ cấu tổ chức hơn nữa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động KD.

Xác lập và tuyên bố đề tài

Đề tài đi sâu nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau:

Tình hình KD của công ty.

Thực trạng vấn đề CCTC công ty.

Các vấn đề khó khăn và thuận lợi CCTC của công ty. Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện CCTC công ty

Do đó tên đề tài cụ thể là: “ hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty TNHH công nghiệp Broad Bright Sakura”.

Các mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu sau:

Làm rõ một số lý thyết cơ bản về giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức của công ty như: một số khái niệm, định nghĩa, các phương thức, công cụ, vai trò, nguyên tắc, và các mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy công ty.

Phân tích làm rõ những kết quả đạt được của công ty cũng như những khó khăn mà công ty gặp phải trong bộ máy tổ chức của mình để công ty ngày càng hoàn thiện hơn nữa bộ máy tổ chức của công ty góp phần ổn định công ty đưa công ty ngày càng phát triển hơn.

Từ những nghiên cứu lý thuyết cũng như thực trạng của công ty đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện CCTC công ty, giúp công ty hoàn thành mục tiêu CLKD của mình.

Phạm vị nghiên cứu

Do thời gian có hạn, do kiến thức quản trị rất sâu rộng nên em không thể đi sâu tìm hiểu mọi vấn đề liên quan Hơn nữa căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực tế luận văn chỉ tõp trung nghiên cứu theo góc độ tiếp cận bộ môn quản trị căn bản với những kiến thức hết sức cơ bản. Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các giải pháp nhằm hoàn thiện CCTC của công ty

Giới hạn phạm vi nghiên cứu tại công ty TNHH công nghiệp Broad Bright Sakura tại Khu Công nghiệp Nội Bài Hà Nội.

Dữ liệu thứ cấp được cập nhật tại công ty từ năm 2007 đến nay.

Kết cấu luận văn

Luận văn bao gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài hoàn thiện cơ cấu tổ chức DN. Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu tổ chức của DN.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức tại công ty TNHH công nghiệp Broad Bright Sakura.

Chương 4: Các kết luận và đề suất giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty TNHH công nghiệp Broad Bright Sakura.

TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHỆP

Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản về tổ chức và cơ cấu tổ chức của DN

Theo cách phân loại các yếu tố sản xuất thì: Tổ chức là sự kết hợp các yếu tố sản xuất.

Theo quá trình phát triển thì: Tổ chức là sự liên kết của tất cả các cá nhân, quá trình hoạt động theo hệ thống để đạt được mục tiêu đề ra.

Theo mối quan hệ: Tổ chức bao gồm sự xác định cơ cấu và liên kết các hoạt động khác nhau của tổ chức.

 Tổ chức công ty là việc bố trí, sắp xếp mọi người trong công ty vào những vai trò, những công việc cụ thể Nói cách khác, tổ chức là tổng thể những trách nhiệm hay vai trò được phân chia cho nhiều người khác nhau nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ chung.

 Tổ chức bộ máy QL của DN.

Tổ chức bộ máy quản lý của DN là dựa trên những chức năng nhiệm vụ đã xác định của bộ máy QL, sắp xếp về lực lượng, bố trí về cơ cấu, xây dựng về mô hình và làm cho toàn bộ hệ thống QL của DN hoạt động một cách hiệu quả nhất.

 Cơ cấu tổ chức (CCTC):

CCTC là sự phân chia tổng thể của một tổ chức thành những bộ phận nhỏ theo những tiêu thức chất lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiện những chức năng riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện mục tiêu của DN.

CCTC chức bộ máy QL là những bộ phận có trách nhiệm khác nhau nhưng có quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau được bố trí theo từng khâu, từng cấp

QL taọ thành một chỉnh thể nhằm thực hiện mục tiêu và chức năng QL xác định.

Một số lý‎ thuyết cơ bản về cơ cấu tổ chức của DN thuyết cơ bản về cơ cấu tổ chức của DN

Cơ sở để xây dựng CCTC :

- Xây dựng CCTC khác với việc vẽ một sơ đồ tổ chức đó chỉ là một hình vẽ minh hoạ của CCTC CCTC thể hiện cách sắp xếp việc thực hiện các công việc và nhiệm vụ của tổ chức cho từng cá nhân, cách phối hợp, tập hợp và QL công việc của các cá nhân đó (thành các tổ nhúm, phũng ban).

- Xây dựng tổ chức bao giờ cũng phải bắt đầu từ phân tích công việc đó là định hướng chiến lược của công ty Đó là sự chuyên môn hóa công việc, thống nhất chỉ huy, quyền hạn trách nhiệm, kỷ luật….Nhận thức đúng và vận dụng thỏa đáng cỏc nguyờn lý đó vào công tác xây dựng tổ chức công ty là một nhân tố quyết định sự thành công của tổ chức.

- Các hình mẫu tổ chức phải được đúc kết và vận hành qua thời gian, với các kinh nghiệm, mỗi mô hình là một gợi về cách thức hình thành tổ chức và các nguyên tắc vận hành nó.

- CCTC còn chứa đựng trong nó nội dung công việc và một cơ chế QL nhất định đòi hỏi sự hiểu biết và xem xét thấu đáo.

 Các cấp độ của CCTC công ty

CCTC gồm có 3 cấp độ như sau:

 Cấp độ cơ cấu vĩ mô: là cách sắp xếp, tổ chức vị trí, vai trò của từng cá nhân trong công ty

 Cấp độ vi mô: là cách qui định quyền hạn, trách nhiệm của từng vị trí mà các cá nhân trong công ty nắm giữ

 Hệ thống bổ trợ: bao gồm hệ thống điều hành của tổ chức, quá trình

QL, sự phát triển của công ty, hệ thống văn hoá công ty và hệ thống quản lý hoạt động công ty

Công ty sẽ không thực hiện có hiệu quả các chức năng của mình nếu 3 cấp cơ cấu này không được thiết lập một cách đúng mức để hỗ trợ cho hoạt động của công ty Ngoài ra, khi đánh giá hoạt động của một công ty hoặc khi thành lập một công ty mới ta cũng cần phải xem xét 3 cấp độ cơ cấu này.

Tổng quan tình hình nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của các công trình nghiên cứu năm trước

 Sinh viên: Hà Thị Tình lớp K41A7 trường Đại Học Thương Mại với đề tài “một số giải pháp hoàn thiện CCTC công ty TNHH Nam Thành” năm 2009. Đề tài đã nêu ra vấn đề cần giải quyết đó là chưa có bộ phận nghiên cứu thị trường, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng cũn ớt; trang thiết bị còn chưa tốt Đề tài cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện CCTC, cơ cấu lao động trong cỏc phũng ban, tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho CBCNVcon ngoa trong DN Nhìn chung đề tài đã đưa ra và giải quyết được các vấn đề còn tồn tại trong công ty đáp ứng được tính cấp bách cần được giải quyết.

 Sinh viên: Tạ Thị Châm lớp K41A1 Trường Đại Học Thương Mại với đề tài “một số giải pháp nhằm hoàn thiện CCTC công ty TNHH đầu tư xây dựng và Thương mại Cường Giang” - 2009. Đề tài đã nêu ra vấn đề cần giải quyết đó là sự phân định công việc trong cỏc phũng ban chưa dừ dàng, còn nhiều trùng lặp, cỏc phũng ban còn thiếu, sự đoàn kết giữa các phòng ban cũn kộm gõy nhiều khó khăn trong quá trình làm việc Đề tài cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện CCTC công ty đó là: bổ xung thờm phũng ban, đào tạo thêm trình độ chuyên môn cho nhân viên, tăng cường cơ sở hạ tầng, mở rộng phân cấp phân quyền trong tổ chức. Những giải pháp này đã đáp ứng được phần nào các vấn đề trong DN.

 Sinh viên: Lê Thị Lan Chi lớp K42A4 Trường Thương Mại với đề tài

“hoàn thiện CCTC công ty TNHH Tư Thành” - 2010. Đề tài đã nêu ra vấn đề còn tồn tại đó là: công ty chưa có bộ phận nghiên cứu thị trường, sự liên kết chưa tốt còn tạo lập duy trì quyền hạn riêng, vai trò còn đè nặng nên vai giám đốc mang tính chủ quan thiếu tính khách quan Đề tài cũng đã nêu ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện CCTC công ty đó là: xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức mới, nghiên cứu phát triển thị trường, tăng cường sự phối hợp và truyền thông giữa các phòng ban, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho nhân viên, nâng cao cơ sở vật chất trang bị cơ sở hạ tầng Đề tài đã nêu ra các vấn đế còn tồn tại trong DN và các biện pháp để giải quyết các vấn đề đó.

Phân định nội dung cơ cấu tổ chức của DN

2.4.1.Các mô hình cơ cấu tổ chức

2.4.1.1.Cấu trúc tổ chức giản đơn. Đặc điểm: Cú ít cấp trung gian, số lượng NVkhông nhiều, tính tập trung của hình thức này là rất cao, thể hiện ở chỗ mọi quyền hành tập trung cao độ vào một người Mọi thông tin đều tập trung cho người QL cao nhất xử lý và mọi quyết định cũng được phát ra từ đó.

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức trực tuyến Ưu điểm: Gọn nhẹ, linh hoạt, chi phí QL thấp, việc kiểm soát và điều chỉnh các bộ phận, các hoạt động bên trong DN dễ dàng.

Nhược điểm: Chỉ áp dụng cho các DN có quy mô nhỏ, bộ máy quản trị có thể rơi vào tình trạng quá tải mỗi nhà quản trị phải làm công việc khác nhau cùng một lúc.

2.4.1.2 Cấu trúc tổ chức theo sản phẩm. Đặc điểm: Chia tổ chức thành cỏc nhỏnh, mỗi nhánh đảm nhận toàn bộ hoạt động KD theo các loại hoặc theo cỏc nhúm sản phẩm nhất định Mỗi nhánh vẫn có thể sử dụng các bộ phận chức năng hoặc các chuyên gia chuyên môn tập hợp xung quanh các giám đốc bộ phận để hỗ trợ.

Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức theo sản phẩm Ưu điểm: Hướng sự chú ý và lỗ lực vào tuyến sản phẩm, trách nhiệm lợi nhuận thuộc vào các nhà quản trị cấp dưới đảm nhận các loại hoặc nhóm sản phẩm, rèn luyện kỹ năng tổng hợp cho các nhà quản trị, có sự phối hợp tốt giữa các bộ phận, linh hoạt trong việc đa dạng hóa công việc.

Nhược điểm: Cần nhiều nhà quản trị tổng hợp, công việc bị trùng lặp ở các bộ phận khác nhau, cạnh tranh nội bộ về nguồn lực, khó kiểm soát.

2.4.1.3 Cấu trúc tổ chức theo chức năng. Đặc điểm: Đây là mô hình cấu trúc kiểu hướng nội trong đó đặc điểm cơ bản nhất là chia DN thành các tuyến chức năng, mỗi tuyến là một bộ phận đảm nhiệm thực hiện một hay một số chức năng, nhiệm vụ nào đó của tổ chức Các hoạt động giống nhau hoặc gần giống nhau được tập trung lại trong một tuyến chức năng như hoạt động sản xuất, thương mại, nhân sự, tài chính, marketing

Giám đốc sản phẩm B Giám đốc sản phẩm A

Sơ đồ 2.3: Cấu trúc tổ chức theo chức năng Ưu điểm: Cấu trúc này phản ánh được sự logic trong chức năng, nêu bật vai trò của các chức năng chủ yếu, tuân thủ nguyên tắc chức năng, chuyên môn hóa công việc, đơn giản húa việc đào tạo và huấn luyện nhân sự cho nên dễ kiểm soát.

Nhược điểm: Do tuân thủ nguyên tắc chuyên môn hóa nên sự phối hợp giữa các bộ phận phòng ban kộm, tớnh hệ thống suy giảm, kém linh hoạt, tính hệ thống suy giảm nên chỉ có cấp quản trị cao nhất mới có trách nhiệm về lợi nhuận.

2.4.1.4 Cấu trúc tổ chức theo khu vực địa lý. Đặc điểm: Chia tổ chức ra thành nhiều nhánh, mỗi nhánh thực hiện đảm nhận thực hiện hoạt động của tổ chức theo từng khu vực địa lý chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm và dịch vụ theo một vùng địa lý cụ thể.

Giám đốc chức năng B Giám đốc chức năng A

Sơ đồ 2.4: Mô hình cấu trúc tổ chức theo khu vực địa lý. Ưu điểm: Do phân chia theo khu vực địa lý khác nhau nên nhà quản trị cấp cao có thể tập trung vào các hoạt động chiến lược, các nhà quản trị cấp thấp thấy rõ trách nhiệm của mỡnh, chỳ ý đến những đặc điểm địa phương, tận dụng tốt các lợi thế theo vùng, tiết kiệm thời gian đi lại của nhân viên.

Nhược điểm: Công việc có thể bị trùng lặp ở các khu vực khác nhau, mỗi vùng cần phải có nhà quản trị, do đó có nhều nhà quản trị tổng hợp, phân tán nguồn lực, khó kiểm soát.

2.4.1.5 Cấu trúc dạng ma trận. Đặc điểm: Cấu trúc ma trận là sự kết hợp các cấu trúc tổ chức trên để tận dụng các ưu điểm cua mỗi loai và hạn chế tối đa những nhược điểm của chúng, cấu trúc này có 2 hệ thống nhất chỉ huy cặp đôi vì vậy cùng một lúc có

2 tuyến chỉ đạo trực tuyến.

Sơ đồ 2.5: Mô hình cấu trúc tổ chức dạng ma trận. Ưu điểm: Cho phép tổ chức đồng thời đạt nhiều mục đích, trách nhiệm của từng bộ phận được phân định rõ ràng, phối hợp tốt giữa các bộ phận, rèn luyện kỹ năng cho các nhà quản trị Kết hợp nhiều năng lực của nhiều cán bộ quản lý và chuyên gia, tập trung nguồn lực vào khâu xung yếu.

Nhược điểm: Tồn tại song song hai tuyến chỉ đạo trực tuyến, dễ nảy sinh mâu thuẫn trong công việc thực hiện mệnh lệnh, có sự tranh quyền giữa cỏc bụ phận khó kiểm soat, cơ cấu phức tạp không bền vững có thể gây tốn kém.

2.1.4.6 Cấu trúc tổ chức theo định hướng khách hàng. Đặc điểm: Chia tổ chức thành cỏc nhỏnh, mỗi nhánh đảm nhận toàn bộ hoạt động KD nhằm phục vụ cho một đối tượng khách hàng nào đó Mỗi đơn vị khách hàng tập trung vào việc thỏa mãn nhu cấu của từng nhóm khách hàng chuyên biệt.

Vai trò và sự cần thiết phải hoàn thiện CCTC

Một CCTC muốn tồn tại và phát triển thì mỗi con người không thể có những hành động riêng lẻ mà cần phải phối hợp lỗ lực cảu các cá nhân với nhau để hướng tới mục tiêu chung của tổ chức Quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cũng như đảm bảo cuộc sống an toàn cho xã hội ngày càng đươc thực hiện trên quy mô lớn với tính phức tạp ngày càng cao, đòi hỏi phải có sự phân công hợp tác của lao động trong tổ chức.

Trong sản xuất kinh doanh cũng vây, mỗi DN đề thực hiện mục tiêu nhất định Để thực hiện được các mục tiêu đó đòi hỏi phải có lực lượng điều hành đó là các cán bộ QL, CCTC phải có sự thống nhất, nhất quán từ trên xuống dưới Để đảm bảo sự thống nhất trong SXKD thì mỗi CCTC phải có ít nhất một người đứng đầu lãnh đạo, điều hành sản xuất KD, để QL thực hiện tốt các nhiệm vụ: bố trí sắp xếp nhân viên, phân công CCTC hợp lý, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng của các thành viên trong tổ chức.

CCTC quyết định toàn bộ hoạt động của tổ chức, CCTC gon nhẹ, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của tổ chức sẽ giúp cho việc thực hiện các nhiệm vụ một cách nhanh chóng, đạt hiệu quả cao Vì vậy cần đánh giá mức độ hợp lý của CCTC, một CCTC đươc coi là hợp lý không chỉ đủ các bộ phận cần thiết để thực hiện các chức năng của tổ chức mà cần phải có một tập thể vững mạnh về con người đủ phẩm chất, năng lưc để thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ được giao.

CCTC của công ty có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội Bất kỳ DN nào muốn có hiệu quả SXKD cao thì mọi hoạt động phải được thống nhất, vấn đề cần được quan tâm đầu tiên là phải hoàn thiện CCTC của DN CCTC hợp lý sẽ thúc đẩy hoạt động SXKD của DN

2.5.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện CCTC

Trong quá trình KD, CCTC phải được thiết lập gọn nhe, linh hoạt để thực hiện các hoạt động KD một cách linh hoạt và hiệu quả nhất hoàn thành mục tiêu của DN.

Với bất kỳ DN nào thì mục tiêu hoạt động lớn nhất là mục tiêu lợi nhuận. Để có được hiệu quả cao nhất trong KD thì đòi hỏi các nhà QL phải không ngừng trau dồi cả về lý luận và thự tiễn Công việc của hệ thống QL là thường xuyên điều tra phân tích tính toán, lựa chọn các phương án KD với chi phí thấp nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho DN Để DN đạt hiệu quả

KD cao thì phải có CCTC ổn định và thích hợp Do vậy vấn đề hoàn thiệnCCTC là một vấn đề tất yếu khách quan cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động, với hiệu quả kinh doanh cao.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP

TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP

3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.

Thu thập dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Những dữ liệu thu thập được là minh chứng cho các lý luận đó nờu Để thu thập dữ liệu về hoạt động của công ty nói chung, và của cơ cấu tổ chức trong

DN em đã sử dụng các phương pháp khác nhau Những thông tin thu thập được giúp ta đánh giá chính xác được thực trạng CCTC của công ty từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện CCTC công ty Những phương pháp đó là:

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.

+ Phiếu điều tra chuyờn sõu: là mẫu phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế để gửi cho các nhà QT và các NV trả lời bao gồm

15 phiếu trong đó có 7 phiếu dành cho nhà quản trị và 5 phiếu dành cho nhân viên.

Thông qua phiếu điều tra trắc nghiệm và câu hỏi phỏng vấn nhằm thu thập được các thông tin, dữ liệu một cách khách quan và tin cây Em đã tiến hành phỏng vấn và phát phiểu điều tra trắc nghiệm và thực hiện phỏng vấn những người đứng đầu công ty, đứng đầu cỏc phũng ban và một số CBCNV trong công ty Nội dung xoay quanh các vấn đề về cơ cấu tổ chức trong công ty

Mục đích: phiếu điều tra chuyờn sõu nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về thực trạng CCTC hiện tại của DN xem có phù hợp với tình hình, đặc điểm của hoạt động KD, quy mô, trình độ của DN, Từ đó phát hiện ra những ưu điểm và tìm hiểu được những hạn chế những tồn tại, cần khắc phuc, có một số giải pháp để hoàn thiện hơn nữa CCTC của công ty.

+ Phỏng vấn trực tiếp: Đõy là phương pháp thu thập dữ liệu chính xác và rõ ràng nhất thông qua những câu hỏi và những câu trả lời trực tiếp của người phỏng vấn và người được phỏng vấn.

Mục đích: Phương pháp này nhằm mục đích thu thập thông tin chính xác từ ban lãnh đạo, nhân viên phòng quản trị, phòng nhân lực, từ đó tìm hiểu sâu hơn về thực trạng CCTC hiện tại của công ty Đồng thời thông qua phỏng vấn trực tiếp giúp ta khẳng định và bổ xung các thông tin đã thu thập được qua phiếu điều tra và có thể tìm hiểu thêm được những vấn đề còn tồn tại từ đó đưa ra những phương án giải quyết phù hợp nhằm hoàn thiện hơn nữa CCTC của DN.

+ Phương pháp xem xét tài liệu của đơn vị: Là phương pháp thu thập thông tin bằng các nguồn tài liệu sẵn có do phòng tài chính, kế toán, nhân sự của công ty cung cấp và thu thập các văn bản thông tư, quy định của DN Các tài liệu của DN như: các hóa đơn, chứng từ, sổ sách, các báo cáo tài chính, các báo cáo tài chính, bảng cân đối kết quả KD, cơ cấu lao động, cơ cấu tổ chức….Cỏc tài liệu của đơn vị không chỉ sử dụng trong DN mà còn cung cấp thông tin, số liệu cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài DN Vì vậy những thông tin thu thập được do việc nghiên cứu tài liệu ở đơn vị nhằm khẳng định lại những thông tin đã thu thập được ở hai phương pháp trên.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.

Nếu chỉ thu thập dữ liệu sơ cấp thì thông tin thu thập được sẽ không đầy đủ, không thể đánh giá chính xác được tình hình CCTC hiện tại của DN, không thể đưa ra các giải pháp phù hợp với DN vì vậy ngoài việc thu thập dữ liệu sơ cấp luận văn còn sử dụng các thông tin do thu thập dữ liệu thứ cấp mang laị Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn thứ 3 thông qua việc tìm hiểu báo cáo, các tạp chí, các tài liệu trên trang web quản trị, các chế độ quy định của bộ tài chính, các thông tư nghị định, các quy định, đều lệ của công ty Việc thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm mục đích bổ xung thêm những vấn đề chưa được giải quyết cũng như các thông tin chưa được cung cấp khi sử dụng các phương pháp trên.

Khi kết hợp các phương pháp trên ta sẽ thu được các nguồn thông tin chính xác và cần thiết trong quá trình tìm hiểu về CCTC của DN từ đó phát hiện những hạn chế còn tồn tại và đưa ra những giải pháp, phương hướng giải quyết phù hợp với DN.

3.1.2 Phương pháp xử lý dữ liệu.

Số liệu sau khi thu thập được nhờ phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp cần phải được xử lý thì mới có thể phục vụ cho việc đánh giá phân tích, đưa ra những ưu điểm, tồn tại trong cơ cấu tổ chức của DN Để xử lý dữ liệu thu thập được em đã sử dụng những so sánh đối chiếu, phân tích các số liệu thu thập được cùng với các phần mềm QL như word excel….

3.1.3 Y nghĩa của phương pháp nghiên cứu.

Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trên cung cấp các thông tin, dữ liệu đảm bảo được độ tin cậy, chính xác, phản ánh đúng thực trạng CCTC của công ty TNHH công nghiệp Broad Bright Sakura Phương pháp điều ttra chuyờn sõu giỳp ta hiểu một cách khái quát về công ty cũng như cơ câu tổ chức của công ty, quy trình công nghệ… Phương pháp phỏng vấn giúp ta nắm bắt được thực tế các hoạt động của công ty, giúp ta tìm hiểu được các số liệu về tình hình KD, doanh thu, chi phí, giá vốn và lợi nhuận của công ty Mặt khác việc sử dụng các phương pháp trên đơn giản, dê thực hiện, tiết kiệm chi phí mang lại hiệu quả cao, phù hợp với năng lực, quy mô, trình độ của nhân viên trong công ty.

3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức tại công ty TNHH công nghiệp Broad Bright Sakura

3.2.1 Tổng quan về công ty TNHH công nghiệp Broad Bright Sakura.

 Giới thiệu vài nét chủ yếu về công ty.

- Tên công ty: Công ty TNHH công nghiệp Broad Bright Sakura ViệtNam.

- Tên giao dịch quốc tế: Broad Bright Sakura Industrial Co Ltd.

- Hình thức hoạt động: Công ty hoạt động theo luật DN và các quyết định khác của nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng theo mẫu quy đinh

- Trụ sở đăng ký hoạt động: Lô số 40, khu công nghiệp Nội Bài, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

- Linh kiện xe gắn mỏy,xe mô tô

- Khuụn gá kim loại Hiện nay với sản lượng bán ra trung bình 900.000 sản phẩm/năm, công ty TNHH công nghiệp Broad Bright Sakura là công ty độc quyền cung cấp sản phẩm ống xả xe máy, khuụn gỏ kim loại cho công ty Yamaha Việt Nam và Yamaha trên thế giới vì đang đứng thứ hai toàn quốc về cung ứng sản phẩm ống bô, ống xả, linh kiện xe máy, chiếm khoảng 30% thị phần toàn quốc, chỉ đứng sau công ty cơ khí Gô Shi Thăng Long.

Bởi vậy, hướng hoạt động của Công ty rất phù hợp với nhu cầu trong nước Bằng chứng là công ty đã tăng trưởng đều đặn, bất chấp khủng hoảng kinh tế Dưới đây là một số những chỉ tiêu trong vài năm gần đây của Công ty:

TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

6 Lợi nhuận sau thuế 47.597,71 53.822,89 64.703,53 6.243,18 113,12 10.880,64 120,21 Bảng 3.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của DN ĐVT: $

CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng CCTC tại công ty TNHH công nghiệp Broad Bright Sakura.

4.1.1 Các kết luận và thành công, những tồn tại và nguyên nhân thực trạng CCTC tại công ty TNHH công nghiệp Broad Bright Sakura. a, Những thành công và nguyên nhân

Qua việc thu thập dữ liệu và tổng hợp kết quả về thực trạng cơ cấu tổ chức của công ty TNHH công nghiệp Broad Bright Sakura em nhận thấy những thành công mà cơ cấu tổ chức của công ty đã đạt được là:

- CCTC của công ty đã phù hợp với đặc điểm KD của công ty đó là sản xuất các linh kiện xe máy như ống xả, ống giảm thanh, đồ gỏ, khuụn gỏ kim loại.

- CCTC của công ty đã thể hiện sự lãnh đạo tập trung của cán bộ QL Với cơ cấu này công ty đã tận dụng được mọi tính ưu việt của việc hướng dẫn công tác qua các chuyên gia kỹ thuật và cán bộ nghiệp vụ ở cỏc phũng ban chức năng.

- Công tác QL được chuyên môn hóa cao, mỗi bộ phận, mỗi phòng ban đảm nhiệm một công việc nhất định , vận dụng được khả năng và trình độ chuyờn sõu của cán bộ QL, giảm được gánh nặng cho TGĐ Công ty có đội ngũ NVcó năng lực có kinh nghiêm, có nhiều cán bộ có kinh nghiệm cao, có tầm nhìn chiếc lược có đủ năng lực đảm nhận công việc mà công ty giao cho, có tầm nhìn chiến lược cao, xa DN đang có những biện pháp để hoàn thiện CCTC và phân công rõ ràng nhiệm vụ của từng người trong cỏc phũng ban và quy trình sản xuất sản phẩm.

- Viờc phân chia quyền han, nhiệm vụ giữa các phòng ban chức năng tuy chưa rõ ràng không những tạo ra sự linh hoạt trong giải quyết vấn đề mà còn thống nhất hành động, không tạo ra sự chồng chéo trong mệnh lệnh.

- Theo mô hình tổ chức cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng thì ban lãnh đạo công ty có thể quan sát một cách tổng thể và chi tiết toàn bộ hoạt động của công ty từ đó có thể điều chỉnh hợp lý và kịp thời trước những biến động của môi trường, để CBCNV yên tâm sản xuất

- Công ty đã xây dựng được một e-kớp làm việc chuyên nghiệp, tận tình, khoa học.

- Cụng ty đó cú chính sách đãi ngộ, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, mức lương tương đối cao, môi trường cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty đáp ứng được nhu cầu KD, xây dựng được lòng tin cho người lao động, giúp họ không ngừng nỗ lực vì công ty.

- Cụng ty có hội đồng thành viên vững chắc, có tiềm lực tài chính dồi dào đáp ứng được các nhu cầu trong KD. b, Những tồn tại và nguyên nhân:

- Sự đào sâu phân chia giữa các đơn vị chức năng khiến mỗi đơn vị chức năng chỉ hoạt động với mục tiêu của riêng mình quên đi mục tiêu của DN ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN.

- Sự phân bố nhân lực chưa hợp lý giữa các phòng ban, sự phân chia phòng ban, công việc chưa hợp lý, có một số NV phải làm quá nhiều công việc không thuộc chuyên môn của mình Sự chưa hợp lý đó thể hiện ở sự chưa phù hợp của lao động về độ tuổi, giới tính, chưa phát huy được năng lực sáng tạo của NV.

- Cỏc phòng ban của công ty còn thiếu chỉ có phòng tài chính nhân sự và phòng kế toán nờn cỏc công việc chông chéo nhau, nhiều khi không biết phân chia phân công công việc cho phòng nào, NV trong cỏc phũng ban thiếu, vì vậy nhiều khi giải quyết công việc không kịp thời.

- Trong công ty có hai mảng quan trọng là tổ chức và sản xuất nhưng công ty chỉ giám đốc nhà xưởng chui trách nhiệm về mặt SX, không có giám đốc giám sát về mặt nhân sự, vì vậy TGĐ khó bao quát mọi công việc trong toàn công ty.

- Việc trao đổi thông tin, sự truyền thông giữa các phòng ban chức năng còn bị hạn chế làm giảm sự gắn kết trong toàn bộ công ty, thiếu tinh thần đoàn kết.

- Bầu không khí làm việc trong cỏc phũng ban chức năng cũn quỏ nặng nề, chưa xây dựng được bầu không khí vui vẻ thoải mái trong công việc,vẫn có tình trạng chỉ làm việc khi có người giám sát ở đó hoặc đôi khi không có thái độ nghiêm túc trong công việc Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do khối lượng công việc không nhiều dẫn đến tình trạng dư thừa lao động quản lý. + Nguyên nhân:

Ngày đăng: 28/08/2023, 13:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức trực tuyến - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty tnhh công nghiệp broad bright sakura
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức trực tuyến (Trang 14)
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức theo sản phẩm - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty tnhh công nghiệp broad bright sakura
Sơ đồ 2.2 Mô hình tổ chức theo sản phẩm (Trang 15)
Sơ đồ 2.3: Cấu trúc tổ chức theo chức năng - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty tnhh công nghiệp broad bright sakura
Sơ đồ 2.3 Cấu trúc tổ chức theo chức năng (Trang 16)
Sơ đồ 2.4: Mô hình cấu trúc tổ chức theo khu vực địa lý. - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty tnhh công nghiệp broad bright sakura
Sơ đồ 2.4 Mô hình cấu trúc tổ chức theo khu vực địa lý (Trang 17)
Sơ đồ 2.5: Mô hình cấu trúc tổ chức dạng ma trận. - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty tnhh công nghiệp broad bright sakura
Sơ đồ 2.5 Mô hình cấu trúc tổ chức dạng ma trận (Trang 18)
Sơ đồ 2.6: Mô hình cấu trúc tổ chức định hướng theo khách hàng. - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty tnhh công nghiệp broad bright sakura
Sơ đồ 2.6 Mô hình cấu trúc tổ chức định hướng theo khách hàng (Trang 19)
Bảng 3.2: Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty. - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty tnhh công nghiệp broad bright sakura
Bảng 3.2 Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty (Trang 32)
Sơ đồ 3.1: cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty tnhh công nghiệp broad bright sakura
Sơ đồ 3.1 cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty (Trang 46)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w