1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước ba đình

102 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Kiểm Soát Thanh Toán Vốn Đầu Tư Thuộc Ngân Sách Nhà Nước Qua Kho Bạc Nhà Nước Ba Đình
Tác giả Trần Xuân Hiệp
Trường học Kho bạc Nhà nước Ba Đình
Chuyên ngành Quản lý tài chính
Thể loại luận văn
Thành phố Ba Đình
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 503 KB

Cấu trúc

  • 1.2. Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước (21)
    • 1.2.1. Đối tượng kiểm soát 14 1.2.2. Chủ thể quản lý Nhà nước đối với vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 16 1.2.2.1. Các cơ quan lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 16 1.2.2.2. Chủ thể quản lý thanh toán vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 21 Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ THUỘC NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC BA ĐÌNH 28 2.1. Khái quát chung về hoạt động của Kho bạc Nhà nước Ba Đình (21)
    • 2.1.1. Vài nét về Kho bạc Nhà nước. 28 2.1.2. Mô hình tổ chức kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN Ba Đình 31 2.1.3. Cơ chế chính sách quản lý vốn đầu tư trong thời gian qua 33 (35)
  • 2.2 Thực trạng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ ngân sách trung Ương và ngân sách địa phương tại KBNN Ba Đình (42)
    • 2.2.1 Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ ngân sách trung ương và NSĐP tại KBNN Ba Đình 35 (42)
    • 2.2.2 Việc mở tài khoản để tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư. 48 (55)
    • 2.2.3 Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ NSTW và NSĐP . 52 (59)
  • 2.3 Kết quả đạt được và những hạn chế về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ (62)

Nội dung

Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước

Đối tượng kiểm soát 14 1.2.2 Chủ thể quản lý Nhà nước đối với vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 16 1.2.2.1 Các cơ quan lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 16 1.2.2.2 Chủ thể quản lý thanh toán vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 21 Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ THUỘC NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC BA ĐÌNH 28 2.1 Khái quát chung về hoạt động của Kho bạc Nhà nước Ba Đình

Vốn NSNN (bao gồm vốn trong nước của các cấp NSNN, vốn vay nợ nước ngoài của Chính phủ và vốn viện trợ của nước ngoài cho Chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước) chỉ thanh toán cho các dự án đầu tư thuộc đối tượng được sử dụng vốn NSNN theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Quy chế quản lý đầu tư xây dựng Đối tượng sử dụng vốn đầu tư từ NSNN là các công trình, dự án phục vụ lợi ích công cộng, phát triển kinh tế xã hội, các công trình an ninh quốc phòng các dự án, công trình có đặc điểm sau:

Có tính chất cố định, mạng tính chất đơn nhất, mỗi dự án, công trình đều có thiết kế riêng, yêu cầu riêng về công nghệ, quy phạm, nội dung và tính chất; Có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế , văn hóa, xã hội ;Thời gian sử dụng lâu dài và có thể liên quan đế nhiều ngành, vùng, địa phương.

Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư phát triển hoặc bằng nguồn vốn chi sự nghiệp trong dự toán NSNN, các dự án đầu tư sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau trong đó có tách riêng nguồn vốn NSNN đầu tư cho các hạng mục, công việc hoặc các dự án đầu tư sử dụng nhiều nguồn vốn nhưng không thể tách riêng được vốn NSNN mà nguồn vốn đầu tư từ NSNN có tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức vốn đầu tư của dự án phải có đủ thủ tục đầu tư và xây dựng, được bố trí vào kế hoạch đầu tư và kế hoạch chi sự nghiệp hàng năm của Nhà nước và có đủ điều kiện được thanh toán vốn theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và quy định hiện hành.

Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong dự toán NSNN của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp chỉ được sử dụng cho các trường hợp đầu tư cải tạo mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có (bao gồm cả việc xây dựng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp) Đối tượng sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách trung ương: là các công trình, dự án đầu tư từ NSNN do các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội , tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (thuộc TW) quản lý. Đối tượng sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách địa phương: là các công trình, dự án đầu tư từ NS thành phố (Tỉnh), quận (Huyện), phường (Xã) do các thành phố (Tỉnh) các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội , tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quản lý.

Chủ thể sử dụng vốn đầu tư là Chủ đầu tư.

Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người thay mặt chủ sở hữu hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư.

Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng cụ thể như sau:

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định Tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư phát triển.

Chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, sự đúng đắn, hợp pháp của khối lượng dự án hoặc tiến độ thực hiện khi thanh toán; đảm bảo tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các số liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho Kho bạc nhà nước và các cơ quan chức năng của Nhà nước.

1.2.2 Chủ thể quản lý Nhà nước đối với vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước

1.2.2.1 Các cơ quan lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Việc lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư thuộc NSNN ở mỗi quốc gia khác nhau do thể chế chính trị và kinh tế khác nhau Ở Việt Nam đang từng bước chuyển sang chuyển sang kinh tế thị trường, cơ chế phân cấp quản lý vốn đầu tư thuộc NSNN được thực hiện như sau:

* Cơ chế phân cấp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.

Giai đoạn đầu, các cấp quyết định đầu tư bao gồm 2 cấp: Đối với các dự án đầu tư quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết định; các dự án còn lại do Bộ trưởng (hoặc cấp tương đương) và chủ tịch UBND tỉnh, Thành phố quyết định đầu tư

Từ năm 1996 đến thời điểm trước Nghị định 07/2003/NĐ-CP, các cấp thẩm quyền quyết định đầu tư bao gồm: đối với dự án nhóm A (thay cho dự án quan trọng) do Thủ tướng Chính phủ quyết định; dự án do nhóm B, C vẫn do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương và chủ tịch UBND tỉnh quyết định

Khi có Nghị định 07/2003/NĐ-CP trở về đây: Thủ tướng Chính phủ chỉ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, các dự án còn lại do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương và Chủ tịch UBND tỉnh quyết định, riêng các dự án của doanh nghiệp dùng vốn tín dụng hoặc vốn của doanh nghiệp thì do doanh nghiệp tự quyết định đầu tư.

Thẩm quyền quyết định và phân bổ ngân sách quốc gia do Quốc hội phê chuẩn, ở địa phương do Hội đồng nhân dân quyết định và phân bổ ngân sách địa phương,

Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản liên quan chặt chẽ đến cơ chế điều hành kế hoạch Phân cấp thẩm quyền ra quyết định bố trí kế hoạch hàng năm theo loại dự án A, B, C đồng bộ với phân cấp thẩm quyền ra quyết định đầu tư đã tạo nên được sự thông thoáng về trình tự lập và thực hiện kế hoạch xây dựng cơ bản.

* Trình tự xây dựng kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước được thực hiện theo sau:

Bước 1: Lập dự toán NSNN

Căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, nhu cầu sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất, chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án gửi cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp vào dự toán NSNN theo quy định của luật NSNN Cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp thành kế hoạch chung của các Bô, ngành hoặc địa phương gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (UBND các tỉnh lập dự toán ngân sách địa phương trình Thường trực Hội nhân dân tỉnh xem xét có ý kiến trước khi gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Vài nét về Kho bạc Nhà nước 28 2.1.2 Mô hình tổ chức kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN Ba Đình 31 2.1.3 Cơ chế chính sách quản lý vốn đầu tư trong thời gian qua 33

Ngày 1/4/1990, hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính được được thành lập, được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính của nhà nước, huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển và là đầu mối duy nhất thực hiện nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán NSNN Qua 22 năm, một chặng đường không phải là dài nhưng đó cũng là quãng thời gian mang mốc son đã được ghi nhận mà hệ thống KBNN nỗ lực tạo dựng trong việc hoàn thiện, phát triển chức năng nhiệm vụ của mình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính - ngân sách góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập và phát triển

Sau 22 năm thành lập và phát triển, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã vượt qua nhiều khó khăn, từng bước ổn định và phát triển, cùng với toàn ngành Tài chính đạt được nhiều kết quả trong xây dựng chính sách, quản lý phân phối nguồn lực của đất nước, góp phần tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển Có thể khẳng định rằng, hệ thống KBNN đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia thông qua việc tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN),đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của Chính phủ; huy động một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; kế toán và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thu, chi ngân sách phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan Trung ương và chính quyền địa phương, nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả sử dụng NSNN

Từ ngày 01/01/2000, KBNN được Chính phủ giao nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN tại Nghị định số 145/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 về tổ chức lại Tổng cục Đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài chính, từ đây, hệ thống KBNN đã thống nhất thực hiện chức năng kiểm soát chi NSNN trên cả 2 lĩnh vực chi thường xuyên và thanh toán vốn đầu tư.

Với phương châm củng cố, ổn định và phát triển trong 20 năm qua, hệ thống KBNN nói chung và Kho bạc NN Ba Đình nói riêng đã có những bước tiến vững chắc, hoàn thành nhiệm vụ được giao góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, điều hành NSNN thông qua việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình

* Chức năng nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước

Theo Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc nhà nước thì Kho bạc Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ sau:

Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngân sách Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc thẩm quyền của Kho bạc

NN và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước, hướng dẫn về nghiệp vụ hoạt động Kho bạc Nhà nước

Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định: Dự thảo thông tư và các văn bản khác về lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước; Kế hoạch hoạt động hàng năm của Kho bạc Nhà nước;

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước; Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác được giao theo quy định của pháp luật Tập trung và phản ánh các khoản thu NSNN, bao gồm cả thu viện trợ, vay nợ trong nước và ngoài nước Thực hiện việc thu, nộp vào quỹ NSNN và thanh toán số thu ngân sách theo quy định của luật NSNN và theo quy định của pháp luật Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước liên quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Tổ chức huy động vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ; Tổ chức quản trị và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của Kho bạc Nhà nước; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật; Hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước; Thực hiện công tác tổ chức và cán bộ; Quản lý kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp và tài sản được giao theo quy định của pháp luật; được sử dụng các khoản thu phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.

* Cơ cấu tổ chức Để đáp ứng chức năng, nhiệm vụ của mình, KBNN được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất thành hệ thống dọc theo đơn vị hành chính từ Trung ương đến địa phương với cơ cấu tổ chức 3 cấp như sau: (Phụ lục số 1)

- Ở Trung ương có KBNN trực thuộc Bộ Tài chính

- Ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc KBNN (gọi chung là KBNN cấp tỉnh).

- Ở địa phương quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có KBNN quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc KBNN tỉnh, thành phố (gọi chung là KBNN huyện) KBNN và KBNN cấp tỉnh có tổ chức thành các phòng, ban nghiệp vụ KBNN huyện là đơn vị kho bạc cấp cơ sở, có tổ chức thành các phòng hoặc tổ nghiệp vụ tùy theo quy mô hoạt động của từng đơn vị KBNN cụ thể.

- Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tập trung thống nhất toàn hệ thống, trực tiếp quản lý ngân sách trung ương, KBNN có văn phòng và các Vụ, đơn vị sự nghiệp giúp việc Tổng Giám đốc

- Cơ quan Kho bạc Nhà nước ở địa phương có trách nhiệm chỉ đạo các KBNN quận, huyện, trực tiếp quản lý ngân sách tỉnh Giúp việc Giám đốc KBNN tỉnh có văn phòng và các phòng nghiệp vụ.

- KBNN huyện trực tiếp quản lý ngân sách huyện

2.1.2 Mô hình tổ chức kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN

Từ ngày 01/1/2000, Kho bạc Nhà nước chính thức tiếp nhận nhiệm vụ kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước theo quyết định số 145/1999/QĐ-BTC ngày 26/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thanh toán vốn đầu tư thuộc hệ thống KBNN và mới nhất là Quyết định số 357/QĐ-BTC ngày 11/2/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ và Văn phòng thuộc Kho bạc Nhà nước, đã tổ chức kiện toàn tổ chức bộ máy, triển khai công tác kiểm soát chi từ Trung ương đến địa phương đảm bảo thanh toán vốn cho các dự án đầy đủ, kịp thời, đúng tiến độ.

Quản lý ngân quỹ KBNN quận, huyện theo chế độ quy định;

Kho bạc Nhà nước Ba Đình nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội có cơ cấu tổ chức như sau: Ban giám đốc và dưới là các phòng chuyên môn gồm phòng Kế toán, phòng Kho quỹ và phòng Tổng hợp - Hành chính

Thực trạng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ ngân sách trung Ương và ngân sách địa phương tại KBNN Ba Đình

Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ ngân sách trung ương và NSĐP tại KBNN Ba Đình 35

Hiện nay Kho bạc NN Ba Đình đang thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB (Bao gồm vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư ngoài nước) theo hai qui trình sau:

+ Qui trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc nhà nước theo quyết định số 686/QĐ-KBNN ngày 18 tháng 8 năm 2009 của Tổng giám đốc Kho bạc NN.

+ Qui trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước theo quyết định số 25/QĐ-KBNN ngày 14 tháng 1 năm 2007 của Tổng giám đốc KBNN.

Các Quy trình này do KBNN ban hành trên cơ sở cơ chế chính sách trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản Việc ban hành được thực hiện theo nguyên tắc cải cách hành chính nhà nước, nhằm đơn giản hóa tối đa các thủ tục hành chính, theo đó Quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư quy định việc giao dịch giữa KBNN và chủ đầu tư được thực hiện theo nguyên tắc một cửa, nghĩa là toàn bộ hồ sơ, tài liệu của dự án, hồ sơ thanh toán đều tập trung vào một đầu mối bộ phận giao dịch một của trực tiếp nhận hồ sơ, tài liệu của chủ đầu tư, sau đó mới chuyển cho bộ phận kế toán để mở tài khoản (Những hồ sơ, tài liệu ban đầu mở tài khoản), đồng thời chuyển cho cán bộ kiểm soát chi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hồ sơ tài liệu từng lần tạm ứng,thanh toán, kiểm tra, nhận xét, xác nhận số vốn đã thanh toán cho dự án, công trình được quyết toán, thanh toán hoặc thu hồi vốn đã thanh toán khi quyết toán được duyệt.

Theo quy định của các quy trình trên thì kiểm soát chi vốn đầu tư

Theo qui định của qui trình trên thì kiểm soát chi vốn đầu tư từ nguồn vốn NSTW và vốn đầu tư NSĐP qua hệ thống KBNN được thực hiện như sau:

Một là, về kiểm soát hồ sơ ban đầu.

Sau khi nhận hồ sơ của chủ đầu tư, cán bộ kiểm soát chi trực tiếp cho dự án phải thực hiện kiểm trahồ sơ ban đầu,đảm bảo các điều kiện sau:

Những loại tài liệu gửi một lần (bao gồm cả trường hợp bổ sung, điều chỉnh), tài liệu gửi bổ sung hàng năm phải là bản chính hoặc bản sao y bản chính Riêng hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu, quyết định phê duyệt dự toán phải là bản chính, Đối với những chứng từ gửi từng lần tạm ứng, thanh toán: Đối với Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư: chủ đầu tư lập theo mẫu in sẵn hoặc có thể lập trên máy vi tính nhưng phải đảm bảo theo đúng mẫu do

Bộ Tài chính và KBNN qui định Đối với Giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư; Giấy nộp trả vốn đầu tư được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.

Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng phải là bản chính (Mẫu theo phụ lục số 2 Thông tư 06/2007/TT-BXD ngày25/7/2007 của Bộ Xây dựng)

Chủ đầu tư, KBNN Ba Đình phải ký tên đầy đủ trên từng liên chứng từ thanh toán; không viết, ký bằng mực đỏ, bút chì hoặc ký lồng giấy than, không được tẩy xoá; chữ ký và dấu đóng trên giấy đề nghị thanh toán, thanh toán tạm ứng vốn đầu tư và chứng từ rút vốn phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký đã đăng ký tại KBNN Ba Đình.

Kiểm tra ngay sự đầy đủ của tài liệu theo quy định; tính hợp pháp, hợp lệ của từng loại tài liệu; sự lô gích về thời gian các văn bản, tài liệu.

Nếu phát hiện hồ sơ thiếu hoặc chưa đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ thì cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản và báo cáo trưởng phòng ký gửi chủ đầu tư đề nghị chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện tài liệu còn thiếu, hoặc điều chỉnh hoặc thay thế tài liệu chưa hợp pháp, chưa hợp lệ.

Hai là, về kiểm soát chi từng lần tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành.

KBNN Ba Đình thực hiện thanh toán trước, kiểm soát sau đối với từng lần thanh toán của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần và kiểm soát trước, thanh toán sau đối với công việc, hợp đồng thanh toán 1 lần và lần thanh toán cuối cùng của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần, đối với tạm ứng thì thực hiện kiểm soát trước tạm ứng sau, cụ thể:

* Đối với tạm ứng vốn: Trong thời hạn 4 ngày làm việc kể từ khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN Ba Đình hoàn thành thủ tục tạm ứng, chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng

Trình tự kiểm soát tạm ứng được thực hiện như sau:

Bước 1: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chuyển hồ sơ của chủ đầu tư cho cán bộ kiểm soát chi trong ngày nhận hồ sơ của chủ đầu tư.

Bước 2 : Cán bộ kiểm soát chi căn cứ hồ sơ đề nghị tạm ứng của chủ đầu tư thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu (bao gồm cả việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký), sự phù hợp mã đơn vị sử dụng ngân sách, nguồn vốn, niên độ kế hoạch vốn; việc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc đối tượng chỉ định thầu, đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác); đối chiếu mức vốn đề nghị tạm ứng với các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng.

Việc mở tài khoản để tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư 48

Theo quy định của Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước qua hệ thống KBNN số 686/QĐ-KBNN ngày 18/8/2009 và Quy trình kiểm soát chi vốn ngoài nước số 25/QĐ-KBNN ngày 14/1/2007 thì các chủ đầu tư phải mở tài khoản tại KBNN nơi thuận tiện cho Chủ đầu tư để thanh toán, tạm ứng vốn đầu tư.

Chủ đầu tư gửi đến KBNN Ba Đình (Bộ phận giao dịch một cửa) các hồ sơ để mở tài khoản tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư bao gồm:

- 01 bộ giấy đăng ký mở tài khoản và đăng ký mẫu dấu, chữ ký (03 liên) theo mẫu quy định do Kho bạc NN Ba Đình cung cấp

- Quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư (trường hợp trong quyết định đầu tư không nêu);

- Giấy chứng nhận đăng ký mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách (Dự án đầu tư XDCB) do cơ quan tài chính cấp (Dự án NSTW Cục tin học Bộ Tài chính cấp, đối với NSĐP do Sở Tài chính cấp, đối với NS quận, phường do Phòng Tài chính quận Ba Đình cấp)

- Hồ sơ đối với các chức danh ký trên mẫu giấy đăng ký kèm theo (Bản sao các văn bản này) có xác nhận của cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý đơn vị hoặc cơ quan công chứng

* Trường hợp mở tài khoản cho cơ quan chủ đầu tư:

+ Giấy tờ chứng thực tính hợp pháp của việc thành lập đơn vị, trừ một số trường hợp đặc biệt như: Cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Các bộ, cơ quan ngang bộ; Cơ quan thuộc Chính phủ; Cơ quan của các đoàn thể, tổ chức sau:

Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam; Uỷ ban nhân dân các cấp; các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.

+ Quyết định bổ nhiệm chức vụ thủ trưởng đơn vị Trường hợp thủ trưởng đơn vị không trực tiếp làm chủ tài khoản, uỷ quyền cho cấp phó làm chủ tài khoản thay mình, thì phải có giấy uỷ quyền cho người thay thế và quyết định bổ nhiệm chức vụ của người được uỷ quyền kèm theo hồ sơ mở tài khoản gửi đến Kho bạc Nhà nước Ba Đình.

+ Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) Đối với đơn vị không có kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) thì đơn vị phải gửi văn bản giao nhiệm vụ kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) cho cán bộ kiêm nhiệm.

* Trường hợp mở tài khoản cho Ban quản lý dự án:

Quyết định thành lập Ban quản lý dự án (Ban quản lý dự án phải có tư cánh pháp nhân hoặc sử dụng tư cách pháp nhân của chủ đầu tư để giao dịch)

+ Văn bản giao nhiệm vụ hoặc uỷ quyền của chủ đầu tư cho Ban quản lý dự án (Trường hợp trong quyết định thành lập Ban quản lý dự án chưa có uỷ quyền quản lý, cấp phát dự án này).

+ Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán) Ban quản lý dự án (Trường hợp trong quyết định thành lập Ban quản lý dự án chưa quy định chức danh cụ thể)

Khi dự án chuyển từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư sang thực hiện đầu tư, nếu chủ đầu tư tiếp tục được giao nhiệm vụ thực hiện dự án thì chỉ cần gửi văn bản đề nghị Kho bạc mở tài khoản

Khi có sự thay đổi về nhân sự hoặc mẫu dấu, thì chủ đầu tư (Ban QLDA) lập 01 bộ giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu chữ ký theo qui định do Kho bạc NN cung cấp kèm theo hồ sơ liên quan đến sự thay đổi.

Một số nội dung khác thực hiện theo quyết định 30/2005/QĐ-BTC ngày 26/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ khi tiếp nhận hồ sơ, tài liệu thực hiện kiểm tra sơ bộ tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ; số lượng và loại hồ sơ; lập phiếu giao nhận hồ sơ với chủ đầu tư.

Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ NSTW và NSĐP 52

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN Ba Đình kiểm soát chi cho dự án; để thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tư KBNN Ba Đình quy định việc luân chuyển chứng từ theo Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/8/2007 của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành quy chế thực hiện một cửa trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN, cụ thể như sau:

Bước 1: Bộ phận giao dịch một cửa tiếp nhận hồ sơ nhận hồ sơ của chủ đầu tư.

Bước 2: Phòng thanh toán VĐT tiếp nhận hồ sơ nhận hồ sơ của chủ đầu tư từ bộ phận giao dịch một cửa và tiến hành kiểm soát hồ sơ ( bao gồm hồ sơ ban đầu và hồ sơ từng lần tạm ứng hoặc thanh toán), hoàn thành các chứng từ thanh toán vốn đầu tư trình Lãnh đạo phòng ký duyệt.

Bước 3: Phòng thanh toán VĐT chuyển toàn bộ hồ sơ và chứng từ cho phòng Kế toán.

Bước 4: Phòng Kế toán kiểm tra, trình Lãnh đạo KBNN Ba Đình ký Giấy rút vốn đầu tư.

Bước 5: Lãnh đạo KBNN Ba Đình ký giấy rút vốn đầu tư và hồ sơ kiểm soát chi sau đó chuyển trả Phòng kế toán.

Bước 6: Phòng Kế toán thực hiện các thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng.

Sơ đồ 2.21 Đường luân chuyển chứng từ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ NSTW và NSĐP của KBNN Ba Đình

Về thời gian làm thủ tục kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN Ba Đình

KBNN Ba Đình thực hiện thanh toán trước, kiểm soát sau do vậy rút ngắn được thời gian chuyển tiền đến đơn vị thụ hưởng Đối với tạm ứng: Trong vòng 4 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, KBNN Ba Đình thay mặt chủ đầu tư tạm ứng trực tiếp cho các nhà thầu. Đối với từng lần thanh toán của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần thì trong vòng 4 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, KBNN Ba

Cán bộ tiếp nhận và trả kết quả

Lãnh đạo phụ trách Thanh toán vốn đầu tư XDCB

64 Đình thay mặt chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho các nhà thầu và trong vòng

7 ngày làm việc KBNN đã hoàn tất việc kiểm soát hồ sơ đề nghị tạm ứng,thanh toán của chủ đầu tư.

Kết quả đạt được và những hạn chế về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ

* Về quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ban ngành.

Trong thời gian tiếp nhận công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư từ Tổng cục đầu tư phát triển KBNN đã ban hành kịp thời các quy trình về kiểm soát chi vốn đầu tư phù hợp mới,theo từng giai đoạn do có sự thay đổi các Luật xây dựng, luật đấu thầu, các nghị định của chính phủ và thông tư của các bộ ban ngành liên quan Sau khi ban hành các quy trình mới KBNN địa phương công khai quy trình quản lý, kiểm soát chi vốn vốn đầu tư , trong đó, quy định cụ thể về các tài liệu chủ đầu tư phải gửi đến Kho bạc Nhà nước, trình tự và thủ tục giải quyết công việc, quy trình luân chuyển chứng từ, thời gian giải quyết công việc và trách nhiệm của từng bộ phận nghiệp vụ giúp các chủ đầu tư trong việc thanh toán vốn đầu tư qua KBNN, qua đó minh bạch hóa công tác kiểm soát chi của KBNN.

Nếu như thời gian đầu thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi vốn đầu tư, KBNN chỉ ban hành các công văn hướng dẫn công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB, thì đến năm 2003 đã ban hành Quyết định số 601 KB/QĐ/TTVĐT và Quyết định số 602KB/QĐ/TTVĐT, ngày 28/10/2003 về quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước và ngoài nước qua hệ thống KBNN. Đến năm 2007, KBNN đã ban hành Quyết định số 297/QĐ-KBNN ngày 18/5/2007 và Quyết định số 1539/QĐ-KBNN ngày 11/12/2007 về Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN thay thế Quyết định 601 KB/QĐ/TTVĐT.

Và hiện nay, KBNN đang thực hiện kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB theo Quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư trong nước số 686/QĐ-KBNN ngày 18/8/2009, và Quy trình kiểm soát chi vốn ngoài nước số 25/QĐ-KBNN ngày 14/1/2007 Đến thời điểm này do có một số hướng dẫn mới của các Bộ ban ngành như Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính qui định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng cùng với các văn bản khác nên Kho bạc NN đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan để ban hành quy trình kiểm soát thanh toán mới phù hợp với sự thay đổi chính sách, chế độ của Nhà nước.

Các quy trình này do KBNN ban hành trên cơ sở cơ chế chính sách trong quản lý nhà nước về đầu tư XDCB Việc ban hành được thực hiện theo nguyên tắc cải cách hành chính nhà nước, nhằm đơn giản hóa tối đa các thủ tục hành chính, theo đó quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư quy định việc giao dịch giữa KBNN Ba Đình và chủ đầu tư được thực hiện theo nguyên tắc một cửa, nghĩa là toàn bộ hồ sơ, tài liệu của dự án, hồ sơ thanh toán đều tập trung vào một đầu mối bộ phận giao dịch một của trực tiếp nhận hồ sơ, tài liệu của chủ đầu tư, sau đó mới chuyển cho bộ phận kế toán để mở tài khoản ( những hồ sơ, tài liệu ban đầu mở tài khoản), đồng thời chuyển cho cán bộ kiểm soát chi trục tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hồ sơ tài liệu từng lần tạm ứng, thanh toán, kiểm tra, nhận xét, xác nhận số vốn đã thanh toán cho dự án, công trình được quyết toán, thanh toán hoặc thu hồi vốn đã thanh toán khi quyết toán được duyệt; theo từng loại nguồn vốn: vốn quy hoạch, vốn chuẩn bị đầu tư, vốn chuẩn bị thực hiện dự án, vốn thực hiện dự án, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng, nhằm đảm bảo vốn đầu tư được thanh toán nhanh chóng, chính xác, đúng chế độ quy định, những vẫn thuận tiện cho các đơn vị thực hiện

Quy định của quy trình khá chặt chẽ, đảm bảo việc kiểm soát chi của KBNN theo đúng chính sách chế độ hiện hành về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, việc thanh toán vốn đầu tư nhanh chóng kịp thời theo tiến độ thực hiện của dự án, phù hợp khối lượng hoàn thành và kế hoạch vốn giao cho dự án không gây ách tách phiền hà cho đơn vị.

Quy trình quy định cụ thể về các tài liệu chủ đầu tư phải gửi đến KBNN Ba Đình, trình tự và thủ tục giải quyết công việc, quy trình luân chuyển chứng từ, thời gian giải quyết công việc và trách nhiệm của từng bộ phận nghiệp vụ giúp các chủ đầu tư trong việc thanh toán vốn đầu tư qua hệ thống Kho bạc, qua đó minh bạch hóa công tác kiểm soát chi của KBNN.

Kết quả: Do thực hiện tốt công tác kiểm soát chi theo quy trình thống nhất, trong thời gian từ 2002-2009, đối với các khoản chi vốn đầu tư KBNN

Ba Đình đã từ chối đã từ chối hàng trăm khoản chi do áp sai định mức, đơn giá, do cộng sai số học, do không có khối lượng thực hiện, do không có trong dự toán được duyệt, với số tiền lên tới 5.195 triệu đồng3.308.

* Tình hình từ chối thanh toán vốn đầu tư từ NSTW và NSĐP tạiKBNN Ba Đình

Số từ chối thanh toán năm 2009, 2010 giảm đi so với các năm trước đó là do hiện nay KBNN Ba Đình chỉ kiểm soát thanh toán trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu, còn về các yếu tố khác từ định mức đơn giá, tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình đều do các chủ đầu tư chịu trách nhiệm (Theo quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư ban hành kèm theo quyết định số 686/QĐ-KBNN ngày 18/8/2009 của Kho bạc Nhà nước).

Biểu đồ 2.1 Số từ chối thanh toán qua công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư Đơn vị tính: Triệu đồng

( Nguồn số liệu lấy từ báo cáo quyết toán vốn đầu tư tại

Kho bạc NN Ba Đình)

* Về hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản để tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư.

KBNN Ba Đình đã nghiên cứu và quy định cụ thể về điều kiện và thủ tục mở tài khoản cấp phát chi vốn đầu tư, đơn giản hóa một cách tối đa các loại hồ sơ mở tài khoản giúp các chủ đầu tư dễ thực hiện, đồng thời tạo điều kiện cho các chủ đầu tư mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư cho các dự án thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán của Kho bạc và thuận tiện cho việc giao dịch của chủ đầu tư.

Thông qua việc công khai quy trình kiểm soát chi giúp cho các chủ đầu tư hiểu được các hồ sơ cần phải gửi đến KBNN Ba Đình để làm thủ tục thanh toán, tạm ứng vốn đầu tư.

Trong 10 năm kể từ khi tiếp nhận nhiệm vụ kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ Cục Đầu tư phát triển Hà Nội, có rất nhiều dự án công trình đầu tư được kiểm soát chi qua KBNN Ba Đình, theo số liệu thống kê của KBNN Ba Đình thì trong giai đoạn 2006 - 2010 đã có 1.076,2 tỷ đồng với 383 dự án được nhà nước bố trí từ nguồn vốn NSTW cho đầu tư phát triển được Bộ Tài chính, Sở Tài chính Hà Nội và Phòng Tài chính quận Ba Đình thông báo sang KBNN Ba Đình để kiểm soát chi, đồng nghĩa với việc hơn 187 tài khoản thanh toán vốn đầu tư đã được KBNN Ba Đình mở cho các chủ đầu tư đến giao dịch tại KBNN Ba Đình.

175.249 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương được kiểm soát chi qua KBNN Bảng 2.1 Tổng hợp số vốn và số dự án từ nguồn vốn NSTW và ngân sách địa phương ĐÃ KIỂM Sgiai đoạn 2006 - 2010 Đơn vị: Triệu đồng

(so với số kế hoạch)

(Nguồn số liệu lấy từ báo cáo Quyết toán VĐT hàng năm của KBNN Ba Đình giai đoạn 2006 - 2010 )N)

Biểu đồ 2.2: Kế hoạch vốn được giao NSTW và NSĐP giai đoạn 2006 - 2010 Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn số liệu lấy từ báo cáo Quyết toán VĐT hàng năm của KBNN Ba Đình giai đoạn 2006 - 2010 )N)

* Về thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSTW và ngân sách địa phương đảm bảo kịp thời, đầy đủ cho dự án.

Trên cơ sở kế hoạch vốn được giao, căn cứ hồ sơ chủ đầu tư gửi đến, KBNN Ba Đình thực hiện kiểm soát chi cho dự án theo đúng quy trình, kịp thời chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng; nhiều trường hợp đề nghị thanh toán của chủ đầu tư không phù hợp với quy định, KBNN Ba Đình đã có công văn gửi chủ đầu tư nêu rõ lý do, qua đó giải đáp đầy đủ, kịp thời những thắc mắc, khiếu nại của các chủ đầu tư liên quan đến nội dung kiểm soát Kho bạc NN

Ba Đình luôn luôn đảm bảo chi đúng quy định của nhà nước góp phần tránh thất thoát trong đầu tư XDCB.

Bên cạnh đó, để làm tốt công tác chi vốn đầu tư, KBNN Ba Đình đã chủ động cử cán bộ tham gia các buổi tập huấn do Kho bạc Nhà nước và Kho bạc NN Hà Nội tổ chức, đồng thời tổ chức các buổi tọa đàm về giải ngân vốn đầu tư XDCB với các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án có số vốn được giao lớn. Làm việc trực tiếp với một số chủ đầu tư để đánh giá tình hình thực hiện vốn đầu tư, những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư, trong giải ngân vốn đầu tư, những nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình triển khai thực hiện, từ đó đề ra giải pháp để đảm bảo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư;

Trong thời gian 10 năm kể từ ngày nhận nhiệm vụ kiểm soát chi vốn đầu tư, KBNN Ba Đình đã kiểm soát và chi vốn đầu tư XDCB từ NSTW và NSĐP giai đoạn 2006 - 2010 là 1.076,2 triệu đồng.

Bảng 2.2 Tình hình thanh toán vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 Đơn vị tính: triệu đồng

II Ngân sách ĐP 110.286 112.521 57.606 158.675 75.433 III Tỷ lệ giải ngân 90,72% 81,52% 74,97% 72,96% 64,92%

( Nguồn số liệu lấy từ báo cáo quyết toán vốn đầu tư hàng năm của Kho bạc NN Ba Đình giai đoạn 2006 - 2010)

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.21.  Đường luân chuyển chứng từ  kiểm soát thanh toán vốn - Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước ba đình
Sơ đồ 2.21. Đường luân chuyển chứng từ kiểm soát thanh toán vốn (Trang 60)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w