Lý luận chung về thương hiệu của doanh nghiệp
Khái niệm và yếu tố cấu thành thương hiệu
Thương hiệu - thuật ngữ quen thuộc trên phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, ở đâu có sản phẩm hàng hoá, dịch vụ ở đó xuất hịờn thuật ngữ này Nó như một minh chứng cho sự tồn tại, phát triển và đi sâu vào tiềm thức người tiêu dùng của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ Tuy quen thuộc nhưng một quan điểm thống nhất về thương hiệu vẫn còn là vấn đề còn nhiều tranh cãi.
Có quan điểm cho rằng thương hiệu chính là nhãn hiệu thương mại. Thương hiệu hoàn toàn không cú gỡ khỏc so với nhãn hiệu hàng hoá Việc gọi tên thương hiệu là muốn gắn với thị trường và khác hàng Thương hiệu còn bao gồm các yếu tố, khẩu hiệu (slogan), hình dáng và sự cá biệt của bao bì và âm thanh.
Cũn có quan điểm cho rằng thương hiệu là nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký bảo hộ Nếu nói vậy thì những nhãn hiệu hàng hoá ở quốc gia được bảo hộ là thương hiệu còn sang thị trường khác lại không được coi là thương hiệu Không lẽ một thương hiệu ăn sâu vào tiềm thức người tiêu dùng được ưa chuộng nhưng không được bảo hộ không được coi là thương hiệu?
Vậy thương hiệu là gì? Thuật ngữ này nên được hiểu như thế nào? Hiệp hội marketing Hoa Kỳ- nơi sản sinh ra cha đẻ ngành marketing - Philipkotler đưa ra khái niệm thương hiệu: “Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu,biểu tượng, hình vẽ, âm thanh, thiết kế,… hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm phân biệt hàng hoá, dịch vụ của một người hoặc một nhóm người bán với hàng hoá, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh”.
Theo quan điểm này ta có thể hiểu thương hiệu được cấu tạo bởi hai phần
+ Phần phát âm được: là yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người nghe: Tên công ty, tên sản phẩm, câu khẩu hiệu… hoặc các yếu tố có thể phát âm được.
+ Phần không phát âm được: Là yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác: Hình vẽ, biểu tượng, màu sắc, bao bỡ… và các yếu tố nhận biết khác.
Tầm quan trọng và ý nghĩa của phát triển thương hiệu
Thương hiệu là một tài sản vô giá đối với doanh nghiệp Sở hữu một thương hiệu mạnh và uy tín là lợi thế của một DN Các DN cũng như Sở ban ngành đang rất quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu.
Trong xã hội công nghiệp hóa – hiện đại hóa, các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa rất lớn do vậy sự khác nhau của các sản phẩm của các doanh nghiệp là ít Do vậy khách hàng có thể dễ nhầm lẫn sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác nếu không có sự phân biệt Đặc biệt đối với cỏc dũng sản phẩm thực phẩm Thương hiệu ở đây thể hiện:
- Hình tượng về hàng hóa hoặc doanh nghiệp
- Đạo đức văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp
Thương hiệu chính là một công cụ Marketing hiệu quả và ít tốn kém cho doanh nghiệp khi mà việc tiếp thị và quảng cáo thường là tốn chi phí nhiều hơn Quá trình đưa sản phẩm mới của doanh nghiệp vào thị trường mới sẽ thuận lợi dễ dàng hơn rất nhiều nếu doanh nghiệp đã sẵn có một thương hiệu và được người tiêu dùng biết đến Với thương hiệu uy tín của mình Thủy Tạ cũng đã dễ dàng xâm nhập vào thị trường mới với các sản phẩm kem, nước uống tinh khiết, do có sự cam kết về chất lượng mà thương hiệu Thủy Tạ đã xây dựng được trong lòng khách hàng từ nhiều năm qua.Thương hiệu có ý nghĩa đặc biệt đối với khách hàng Nhờ những kinh nghiệm đối với một sản phẩm và chương trình tiếp thị của sản phẩm đó qua nhiều năm, khách hàng biết đến các thương hiệu Họ tìm ra thương hiệu nào thoả mãn được nhu cầu của mỡnh cũn thương hiệu nào thỡ khụng Kết quả là, các thương hiệu là một công cụ nhanh chóng hoặc là cách đơn giản hoá đối với quyết định mua sản phẩm của khách hàng Đõy chớnh là điều quan trọng nhất mà một thương hiệu cũng như công ty được gắn với thương hiệu đó cần vươn tới Nếu khách hàng nhận ra một thương hiệu và có một vài kiến thức về thương hiệu đó, họ không phải suy nghĩ nhiều hoặc tìm kiếm, xử lý nhiều thông tin để đưa ra quyết định về tiêu dùng sản phẩm Như vậy, từ khía cạnh kinh tế, thương hiệu cho phép khách hàng giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm cả bên trong (họ phải suy nghĩ mất bao nhiêu) và bên ngoài (họ phải tìm kiếm mất bao nhiêu) Dựa vào những gì họ đã biết về thương hiệu - chất lượng, đặc tính của sản phẩm,v.v…khỏch hàng hình thành những giả định và kỳ vọng có cơ sở về những gì mà họ còn chưa biết về thương hiệu Mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng có thể được xem như một kiểu cam kết hay giao kèo Khách hàng đặt niềm tin và sự trung thành của mình vào thương hiệu và ngầm hiểu rằng bằng cách nào đó thương hiệu sẽ đáp lại và mang lại lợi ích cho họ thông qua tính năng hợp lý của sản phẩm, giá cả phù hợp, các chương trình tiếp thị, khuyến mại và các hỗ trợ khác Nếu khách hàng nhận thấy những ưu điểm và lợi ích từ việc mua thương hiệu cũng như họ cảm thấy thoả mãn khi tiêu thụ sản phẩm thì khách hàng có thể tiếp tục mua thương hiệu đó Thực chất, các lợi ích này được khách hàng cảm nhận một cách rất đa dạng và phong phú Các thương hiệu có thể xem như một công cụ biểu tượng để khách hàng tự khẳng định giá trị bản thân Một số thương hiệu được gắn liền với một con người hoặc một mẫu người nào đó để phản ánh những giá trị khác nhau hoặc những nét khác nhau Do vậy, tiêu thụ sản phẩm được gắn với những thương hiệu này là một cách để khách hàng có thể giao tiếp với những người khác hoặc thậm chí với chính bản thân họ-tuýp người mà họ đang mong muốn trở thành
Ví dụ: các khách hàng trẻ tuổi trở nên sành điệu, hợp mốt hơn trong các sản phẩm của Nike, với một số người khác lại mong muốn hình ảnh một thương nhân năng động và thành đạt với chiếc xe Mercedes đời mới. Thương hiệu còn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc báo hiệu những đặc điểm và thuộc tính của sản phẩm tới người tiêu dùng Các nhà nghiên cứu đã phân loại các sản phẩm và các thuộc tính hoặc lợi ích kết hợp của chúng thành ba loại chính: hàng hoá tìm kiếm, hàng hoá kinh nghiệm và hàng hoá tin tưởng Với hàng hoá tìm kiếm, các thuộc tính của sản phẩm có thể được đánh giá qua sự kiểm tra bằng mắt (Ví dụ: sự cứng cáp, kích cỡ, màu sắc, kiểu dáng, trọng lượng và các thành phần cấu tạo của một sản phẩm).
Với hàng hoá kinh nghiệm, các thuộc tính của sản phẩm không thể dễ dàng đánh giá bằng việc kiểm tra, mà việc thử sản phẩm thật và kinh nghiệm là cần thiết (Ví dụ: với độ bền, chất lượng dịch vụ, độ an toàn, dễ dàng xử lý hoặc sử dụng).
Với hàng hoá tin tưởng, các thuộc tính của sản phẩm rất khó có thể biết được (Ví dụ: chi trả bảo hiểm) Do việc đánh giá, giải thích các thuộc tính và lợi ích của sản phẩm là hàng hoá kinh nghiệm và hàng hoá tin tưởng rất khú nờn cỏc thương hiệu có thể là dấu hiệu đặc biệt quan trọng về chất lượng và các đặc điểm khác để người tiêu dùng kiểu sản phẩm đó nhận biết dễ dàng hơn.
Thương hiệu có thể làm giảm rủi ro khi quyết định mua và tiêu dùng một sản phẩm Có nhiều kiểu rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải như rủi ro chức năng (sản phẩm không được như mong muốn), rủi ro vật chất(sản phẩm đe dọa sức khoẻ hoặc thể lực của người sử dụng hoặc những người khác), rủi ro tài chính (sản phẩm không tương xứng với giỏ đó trả), rủi ro xã hội (sản phẩm không phù hợp với văn hoá, tín ngưỡng hoặc chuẩn mực đạo đức xã hội), rủi ro tâm lý (sản phẩm ảnh hưởng tới sức khoẻ tinh thần của người sử dụng), rủi ro thời gian (sản phẩm không như mong muốn dẫn đến mất chi phí cơ hội để tìm sản phẩm khác) Mặc dù khách hàng có những cách khác nhau để xử lý những rủi ro này, nhưng chắc chắn có một cách mà họ sẽ chọn, đó là chỉ mua những thương hiệu nổi tiếng, nhất là những thương hiệu mà họ đó cú những kinh nghiệm tốt trong quá khứ Vì vậy, thương hiệu có thể là một công cụ xử lý rủi ro quan trọng.
Tóm lại, với khách hàng, ý nghĩa đặc biệt của thương hiệu là có thể làm thay đổi nhận thức và kinh nghiệm của họ về sản phẩm Sản phẩm giống hệt nhau có thể được khách hàng đánh giá khác nhau tuỳ thuộc vào sự khác biệt và uy tín thương hiệu hoặc các thuộc tính của sản phẩm.Với người tiêu dùng, thương hiệu làm cho sinh hoạt hàng ngày cũng như cuộc sống của họ trở nên thuận tiện và phong phú hơn.
Yêu cầu xây dựng phát triển thương hiệu doanh nghiệp
+ Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở trong và ngoài nước.
Sau khi đã thiết kế được thương hiệu, doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ thương hiệu cả ở trong và ngoài nước.
* Đối với việc đăng ký bảo hộ trong nước, để xác lập quyền đối với nhãn hiệu, doanh nghiệp cần nộp đơn đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền (Cục Sở hữu Trí tuệ) Đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm các tài liệu sau đây: Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định, tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ (bao gồm: mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận), giấy ủy quyền (nếu đơn nộp thông qua đại diện), chứng từ nộp phí, lệ phí.
* Đối với việc đăng ký bảo hộ tại nước ngoài, doanh nghiệp có thể đăng ký theo ba cách: đăng ký trực tiếp, theo nhóm quốc gia, cộng đồng hoặc theo công ước quốc tế Madrid.
Nếu muốn bảo hộ ở một nước, doanh nghiệp trực tiếp hoặc nhờ đại diện thương mại của mình ở quốc gia đó đăng ký hộ Với hình thức này, thương hiệu hay nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trên phạm vi quốc gia đó trong khi nếu đăng ký theo nhóm như cộng đồng châu Âu hoặc theo công ước quốc tế thì việc bảo hộ có phạm vi rộng hơn.
Việt Nam là thành viên của công ước quốc tế Madrid, công ước về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và theo nguyên tắc, quyền bảo hộ được áp dụng cho 54 nước thành viên mà không cần phải đăng ký ở tất cả các quốc gia tham gia công ước.
Doanh nghiệp có thể thông qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để được giúp đỡđăng ký thương hiệu hoặc nhãn hiệu theo nhóm hoặc theo công ước Madrid Doanh nghiệp không nhất thiết phải áp dụng cùng lúc ba cách đăng ký mà nên linh hoạt sử dụng nhằm tạo hiệu quả kinh tế cao nhất đồng thời đảm bảo mục tiêu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
+ Xõy dựng thương hiệu có chiến lược, bài bản, khoa học
Khi nói đến thương hiệu, nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến “bề nổi” của nó Đó là các yếu tố nh tên hiệu, ký hiệu, khẩu hiệu, đồ họa, mẫu mã, mùi vị, màu sắc Nhưng thật ra, để tạo sự khác biệt cho thương hiệu, để cho khách hàng gắn bó lâu dài, trung thành với một thương hiệu thì bấy nhiêu chưa đủ.Xây dựng chiến lược khác biệt hóa cho thương hiệu, trước tiên doanh nghiệp cần xác định các điểm nổi bật của thương hiệu và đặc biệt là chúng có mang lại lợi Ých gì cho khách hàng của doanh nghiệp không? Để làm rõ câu hỏi này doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường Tuy nhiên, doanh nghiệp sử dụng kết quả nghiên cứu, từ đó định hướng khách hàng chứ không phải chạy theo khách hàng.
Có khả năng tài chính để đầu tư xây dựng hệ thống, phát triển thương hiệu với tính khác biệt hóa cao nhưng không dựa trên nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mục tiêu sẽ dẫn đến sự thất bại của thương hiệu.
+ Phát triển thương hiệu gắn với quá trình phát triển kinh doanh
Bước vào nền kinh tế thị trường, khi mà quy luật cạnh tranh được tôn vinh, người tiêu dùng được quyền tự do lựa chọn những sản phẩm tốt nhất cho nhu cầu của mỡnh thỡ cũng là lúc mà các doanh nghiệp cần phải khẳng định “cỏi tụi” của mình Đặc biệt hơn khi chúng ta đang đứng trước những thách thức của bối cảnh hội nhập của cả khu vực lẫn của thế giới thì vấn đề thương hiệu đối với các doanh nghiệp luôn được coi là vấn đề nóng bỏng và cấp bách Doanh nghiệp đặc định hoá sản phẩm của mình so với các doanh nghiệp khác, đồng thời nó cũng là một đảm bảo vô hình nhưng cũng hết sức hiệu quả của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng về sản phẩm mà họ đã lựa chọn Thực tiễn kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải nghĩ tới những khoản đầu tư cho thương hiệu. Việc chậm trễ cũng như những khoản đầu tư không thích đáng hay lựa chọn sai phương pháp thực hiện xây dựng và phát triển thương hiệu đều mang lại những kết quả hạn chế nếu như không muốn nhấn mạnh là tiêu cực Lấy ví dụ là hồ tiêu xuất khẩu, vào năm 2002, Việt Nam xuất khẩu lượng hồ tiêu tăng 135,4% nhưng giá trị chỉ tăng 118,4% Gạo 5% tấm của Việt Nam giá 185 USD/tấn trong khi của Thái Lan cùng loại là 187 USD/tấn Gạo Việt Nam loại 15% tấm có giá 165 USD/tấn còn gạo Thái Lan là 173 USD/tấn Những điều này là cho người Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam phải suy nghĩ về việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam
Thực tế kinh doanh cũng chỉ ra rằng “Thương hiệu là tiền bạc và lợi nhuận” Một thống kê đã được công bố cho thấy giá trị thương hiệuNokia là 30 tỷ USD, trị giá thương hiệu của tập đoàn Samsung là 8,3 tỷ
USD, thương hiệu Coca-cola 69,6tỷ đô la, Microsoft 64 tỷ USD, IBM 51 tỷ USD…Điều này cho thấy “Thương hiệu” chính là một bộ phận tài sản rất có giá trị của doanh nghiệp Không những thế Thương hiệu cũn chớnh là hình ảnh, tiếng tăm của doanh nghiệp tồn tại, lưu lại trên thương trường, trong lòng của người tiêu dùng Thực tế những thương hiệu nổi tiếng đã tạo ra những sản phẩm để đời và ngẫu nhiên trở thành những chuẩn mực so sánh với những sản phẩm cùng loại.
Nói tóm lại, đối với doanh nghiệp, nhà sản xuất, thương hiệu chính là công cụ hữu hiệu trong việc nhận diện và khác biệt hoá sản phẩm Nó đóng vai trò là phương tiện bảo vệ hợp pháp các lợi thế và đặc điểm riêng có của sản phẩm Thương hiệu giúp công ty khẳng định đẳng cấp chất lượng sản phẩm, dịch vụ trước khách hàng Với chức năng của mình thương hiệu đưa sản phẩm ăn sâu vào tâm trí khách hàng Từ những phân tích thực tế trên, có thể đi đến một kết luận đó là “Thương hiệu là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh và nguồn gốc của lợi nhuận”.
Đặc điểm về kinh tế kĩ thuật chủ yếu của công ty cổ phần Thủy Tạ
Quá trình phát triển của công ty cổ phần Thủy Tạ
Công ty CP Thuỷ Tạ là một đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội.
Tiền thân của Công ty Thủy Tạ là Nhà hàng Thủy Tạ được thành lập từ tháng 5/1958 Nhà hàng Thủy Tạ là nhà hàng duy nhất nằm bên bờ Hồ Gươm
- trung tâm Thủ đô Tháng 10 năm 1954, Bộ Công thương Thủ đô được ta tiếp quản, Thủy Tạ trở thành tài sản của toàn dân Bộ Nội thương ngày ấy đã quyết định thành lập cửa hàng Ăn uống quốc doanh Thủy Tạ
Từ đó đến nay Thủy Tạ đã không ngừng phát triển Đến năm 1993 Nhà hàng Thủy Tạ được thành lập theo Quyết định số 869/QĐ-UB ngày 2/3/1993,Quyết định số 1781/QĐ-UB ngày 29/4/1993 và Quyết định số 4785/QĐ-UB ngày 19/9/2000 của UBND thành phố Hà Nội v/v thành lập và đổi tên doanh nghiệp thành Công ty Thủy Tạ Từ cuối năm 2005, Thủy Tạ đã bắt đầu thực hiện công tác cổ phần hoá để phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế thị trường hiện nay Công ty được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Khóa X kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999 Ngày 11/4/2006, Công ty Thủy
Tạ đã chính thức chuyển đổi sang Công ty Cổ phần Thủy Tạ Hiện nay Công ty CP Thủy Tạ đã trở thành một trong những Công ty hàng đầu uy tín trong ngành Thương mại
Đầu tư sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, đồ uống sạch: kem ăn, đỏ viờn, nước uống tinh khiết, sữa, các loại nước giải khát, bánh kẹo, thực phẩm chế biến ( Không bao gồm kinh doanh quán bar );
Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng; Kinh doanh lữ hành nội địa và các dịch vụ du lịch khác ( không bao gồm kinh doanh quán bar, phũng hỏt Karaoke, vũ trường );
Buôn bán nông sản thực phẩm;
Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được chế biến từ động vật, thực vật, hàng thủy sản đông lạnh;
Gia công các mặt hàng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;
Sản xuất, thu mua, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng nụng, lõm, hải sản, khoáng sản, thủ công mỹ nghệ và hàng công nghiệp;
Đại lý bán buôn, bán lẻ hàng hóa, tư liệu về ngành ảnh, dịch vụ tráng rọi ảnh màu;
Dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hoá trong nước và ngoài nước;
Buôn bán rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá ( không bao gồm kinh doanh quán bar );
Xuất nhập khẩu những mặt hàng Công ty kinh doanh:
+Xuất khẩu: Hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ, hàng thực phẩm chế biến, đồ uống, thủy hải sản đông lạnh;
+Nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, nguyên liệu cho chế biến thực phẩm, đồ uống; máy móc, vật tư thiết bị phụ tùng cho sản xuất công - nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các loại hàng tiêu dùng được Nhà nước cho phép, phương tiện vận tải và phương tiện vận chuyển hành khách ( mụtụ, xe máy ). và Dịch vụ Thủ đô.
Đặc điểm về sản phẩm
Hiện tại công ty Cổ phần Thủy Tạ đang sản xuất và kinh doanh theo 5 lĩnh vực chính đó là sản xuất kinh doanh kem các loại, các sản phẩm chế biến, nước uống tinh khiết, đỏ viờn tinh khiết, dịch vụ nhà hàng
Bảng 1 Danh mục sản phẩm của công ty Cổ phẩn Thủy Tạ
Dịch vụ nhà hàng Kem ăn ngay Kem mang về Bánh Nước uống tinh khiết Đỏ viên tinh khiết
Nhà hàng caphờ thủy tạ
Kem socola Bánh trung thu
Kem cam Kem cốm Nước phalờ
Kem đậu xanh Kem socola Kem techno Kem dừa đậu xanh
Nếu chia sản phẩm theo khía cạnh thời gian tiêu dùng: Thủy Tạ chia thành 2 nhóm sản phẩm chính là sản phẩm theo mùa vụ và sản phẩm thường xuyên
Dòng sản phẩm theo mùa vụ đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng đó là bánh trung thu Chia theo đặc tính tiêu dùng: Thủy Tạ chia sản phẩm của mình thành 2 nhúm chớnh đó là sản phẩm dùng để tiêu dùng hằng ngày, sản phẩm phục vụ biếu tặng.
Chia theo quy cách đóng gói: Thủy Tạ chia sản phẩm thành cỏc nhúm sản phẩm đóng gói; nhúm cỏc sản phẩm đóng hộp.
=> Với mỗi cách chia các loại sản phẩm khác nhau này sẽ tạo thuận lợi cho Thủy Tạ trong công tác sản xuất, tiêu thụ, đóng gói, bảo quản cũng như quảng cáo tới những nhóm đối tượng khách hàng khác nhau
Các sản phẩm thường xuyên sẽ được công ty quy định giá đến các cửa hàng bán lẻ cũn cỏc dũng sản phẩm mùa vụ công ty quy định giá đến tận người tiêu dùng trên toàn quốc Dòng sản phẩm thường xuyên là:
Kem ăn ngay: kem vani phủ socola hạt, kem đậu xanh, kem chuối trứng, kem cam, kem dừa đậu xanh, kem chanh bạc hà, kem taro, kem trái cây và các loại kem hộp
2 Kem mang về(1 lít): kem sầu riêng, socola, khoai môn dừa, sữa chua dâu, cốm, đậu xanh, techno, vani, khoai môn.
Đặc điểm về nguồn nhân lực
Con người luôn là nhân tố trung tâm quyết định đến kết quả thành bại của bất kỳ doanh nghiệp nào Muốn Công ty phát triển một cách bền vững ngoài các yếu tố khách quan thì yếu tố con người tại Thủy Tạ luôn được chú trọng và đầu tư đúng mức.
Về mặt số lượng hiện tại doanh nghiệp có tổng số lao động lên tới 300 lao động Đội ngũ lao động của công ty đảm bảo về mặt chất lượng vì đã qua đào tạo có trình độ chuyên môn Đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp tạo cho doanh nghiệp một lợi thế canh tranh lớn Các cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học trực tiếp giám sát quá trình sản xuất giúp cho quá trình sản xuất luôn diễn ra một cách liên tục đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí
Về trình độ của đội ngũ lao động , công ty có kết cấu lao động như sau:
Bảng 2: Kết cấu lao động của Thủy Tạ theo trình độ
Trên Đại học 9 3 9 3 9 3 Đại học, Cao đẳng 36 12 36 12 36 12
\Nguồn: Phồng tổ chức hành chính
Về mặt cơ cấu thì lao động của doanh nghiệp được thể thiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1 Kết cấu lao động theo giới tính
Lao động của doanh nghiệp chủ yếu là nữ chiếm khoảng 70% do đặc thù loại hình doanh nghiệp đang kinh doanh cần có sự khéo léo, tỉ mỉ, kiên trì. Lượng lao động này chủ yếu tập trung ở khâu bán hàng
Ngoài ra công ty còn kinh doanh các mặt hàng mang tính thời vụ nên công ty cũng sử dụng một phần lớn lực lượng lao động thời vụ và nhân viên hợp đồng tập trung chủ yếu ở nhân viên bán hàng và công nhân sản xuất Đây là một trong các chiến lược về nhân lực mà doanh nghiệp sử dụng để cắt giảm chi phí giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trong thời kỳ khủng hoảng.
Có thể nhận định rằng cơ cấu lao động của doanh nghiệp khá phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: nhân viên của công ty ở độ tuổi trung bình 30, khá trẻ trung linh hoạt nhưng cũng đầy kinh nghiệm đã tạo ra nhiều ý tưởng sáng kiến giúp cho doanh nghiệp có một thế mạnh hơn hẳn so với các doanh nghiệp cùng ngành khác
Đặc điểm về công nghệ và quá trình sản xuất
Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật và nhu cầu kem, nước uống tinh khiết, đá sạch trong nước cũng ngày càng cao và đa dạng chính vì vậy đầu tư vào hoạt động sản xuất là giải pháp tốt nhất để tăng khả năng cạnh tranh cho chính mình.
Công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho công nghệ và dây chuyền mới nhằm nâng cao và mở rộng danh mục sản phẩm Hiện tại công ty đang sở hữu một dây chuyền sản xuất kem công nghệ hiện đại của Chõu õu, nước uống đóng chai tinh khiết, đá sạch, Nước uống tinh khiết Pha Lê của công ty được khai thác từ nguồn nước tốt nhất Việt Nam, xử lý qua hệ thống thẩm thấu ngược RO, thanh trùng bằng tia cực tím và OZONE trên dây chuyền thiết bị hiện đại công nghệ Mỹ và Chõu õu sản xuất theo tiêu chuẩn: TCVN – 6096 –
2004 Đá Phale vượt trội về chất lượng, độ tinh khiết và thế mạnh về nguồn nước hoàn hảo, về quy trình công nghệ hiện đại khép kín theo tiêu chuẩn Mỹ đảm bảo chất lượng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm Với dây chuyền công nghệ 100 tấn/ ngày Đỏ Phalờ đang đứng đầu thị trường Hà Nội về khả năng cung cấp đá sạch Một dây chuyền sản xuất kem công nghiệp được sản xuất khép kín từ khâu nhiên liệu đầu vào đến khi ra thành phẩm, giảm thiểu lao động chân tay giúp lao động có thể nâng cao năng suất, chất lượng công việc và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đặc điểm về nguyên vật liệu
Đối với Công ty CP Thủy Tạ thì nguyên liệu là một điểm rất được chú ý, nó sẽ liên quan đến chất lượng thành phẩm Vì vậy nguyên liệu phải đáp ứng kịp thời và đúng chất lượng theo các quy định của hợp đồng đã ký kết giữa cỏc bờn.
Nguyên liệu -> Trộn -> Thanh trùng -> Đồng hoá -> Đông lạnh -> Tạo hình (Rút khuụn) -> Đông cứng -> Bao gói sản phẩm, đóng thùng -> Bảo quản ( Phân phối -> Tới các đại lý, cửa hàng.
Nguyên liệu chủ yếu sản xuất kem
-Các chất ổn định / nhũ hoá
-Các loại hoa quả tự nhiên, hạt khô, mứt quả, nước quả,
Chủ yếu các loại nguyên liệu dùng để sản xuất kem là mua trong nước, cú cỏc chất làm đông kem là phải nhập từ cỏc hóng sản xuất ở nước.
Nguyên liệu được nhập về có thể được đưa thẳng vào phân xưởng sản xuất để trực tiếp sản xuất hoặc cũng có thể được đoa vào kho chuyên dùng để bảo quản tích trữ nguyên liệu cho các kỳ sản xuất tiếp theo.
Nguyên liệu chọn lọc: Để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao ngay từ nguyên vật liệu đầu vào đã sử dụng những nguyên vật liệu chất lượng cao, được kiểm tra giám sát chặt chẽ về mặt chất lượng với hệ thống nhà cung cấp uy tín ổn định Đăc biệt góp phần làm nên hương vị đặc trưng Việt Nam của thương hiệu kem Thủy Tạ là các hoa quả sản vật nhiệt đới được tuyển chọn rất kĩ từ các vùng đặc sản trong nước như: Khoai môn Lạng Sơn, cốm làng Vòng, đậu xanh Hải Dương, dừ Bình Định Hơn 80% nguyyen vật liệu sản xuất kem từ nguyên vật liệu trong nước.
Các loại thiết bị dùng để phân phối kem, đá
Các loại xe vận tải chuyên dụng
Thùng chở hàng chuyên dụng
Các loại tủ trưng bày kem cho các đại lí phân phối ( nhiều kích cỡ ) để bảo quản và trưng bày kem tại đại lí.
Quy trình sản xuất phấn phối đồng bộ khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng.
Chỉ tiêu về chất lượng vượt trội so với các sản phẩm cùng loại
- Các chỉ tiêu vi sinh thấp hơn so với giới hạn cho phép với các sản phẩm cùng loại
- Các chỉ tiêu húa lớ
+ Độ tan chảy: đồng đều và lâu hơn sản phẩm cùng loại tại cùng một điều kiện
+ Độ mịn: Cao hơn rất nhiều sản phẩm cùng loại
- Chỉ tiêu cảm quan: thơm ngon và có mùi vị đặc trưng với từng loại sản phẩm hơn so với sản phẩm cùng loại.
Phát triển thương hiệu của một số doanh nghiệp
Nghiên cứu phát triển thương hiệu của một số doanh nghiệp
Thương hiệu cũng sẽ giúp DN tạo ra một rào cản gây khó khăn cho các doanh nghiệp khác khi muốn xâm nhập vào thị trường Có được điều này cũng không hề khó hiểu, những ấn tượng về sản phẩm hàng hóa của DN đã in sâu trong tâm trí khách hàng những điều đó không thể bị mất hay bị sao chép trong một thời gian ngắn Do vậy thương hiệu có thể coi là một cách thức giúp DN đảm bảo lợi thế cạnh tranh VÝ dụ điển hình cho vấn đề này là các sản phẩm như chè, cà phê, hồ tiêu, lúa gạo là những nông sản xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam, thế nhưng, người nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu luôn vấp phải những khó khăn không đáng có khi chưa xây dựng được thương hiệu Theo tính toán của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, chỉ tính riêng mặt hàng cà phê xuất khẩu, do một lượng không nhỏ thiếu thương hiệu,phải bán qua các trung gian nước ngoài dẫn đến thiệt hại kinh tế trên dưới 100 triệu USD Đây cũng là thực tế của nhiều nghành hàng hiện nay Theo Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) thì hiện có90% hàng Việt Nam vào thị trường thế giới thông qua các trung gian dưới dạng thô hay gia công cho những thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài Và một khi chóng ta không nhanh chóng có những thay đổi tích cực thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không có được một chỗ đứng trên thị trường thế giới và thậm chí là ngay cả với thị trường nội địa.
Bên cạnh những doanh nghiệp chưa nhận thức được hết vai trò của việc xây dựng và phát triển thương hiệu, điều đáng mừng là đã có nhiều doanh nghiệp đặt việc xây dựng và bảo vệ, quảng bá thương hiệu là vấn đề sống còn của công ty Họ hiểu rằng, thương hiệu là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh và khách hàng mua sắm sẽ căn cứ vào mức độ nổi tiếng của thương hiệu để đặt niềm tin vào sản phẩm đó Kết quả điều tra mới đây ở 500 doanh nghiệp cho thấy: 57% doanh nghiệp coi việc xây dựng và phát triển thương hiệu là mối quan tâm hàng đầu; 43% doanh nghiệp coi thương hiệu là hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp Đặc biệt, kết quả này không có sự khác biệt giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước Điều đó chứng tỏ, dưới sức Ðp cạnh tranh của thị trường, các doanh nghiệp đã ý thức đến những thành quả mình đạt được, để giữ nó thì phải nỗ lực phấn đấu khẳng định tên tuổi trên thị trường
Trong thương trường cạnh tranh, có được một thương hiệu mạnh trở thành yếu tố sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Dù không có nhiều tiềm lực tài chính nh các công ty tên tuổi trên thế giới, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang nỗ lực xây dựng thương hiệu theo điều kiện riêng của mình Với Kinh Đô, một thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam, việc xây dựng thương hiệu bắt đầu dựa trên những đột phá về sản phẩm, thể hiện qua việc nắm bắt nhạy bén các xu hướng tiêu dùng và tạo ra sản phẩm mới Việc thiết kế bao bì sản phẩm cũng rất được coi trọng Khi đã tạo dựng được uy tín thì việc xây dựng hình ảnh thương hiệu tiếp tục được khuyếch trương thông qua các hoạt động quảng cáo, tài trợ Kinh Đô là doanh nghiệp đầu tiên tài trợ cho bóng đá Việt Nam,cho Sao mai điểm hẹn Trên thị trường chứng khoán, thương hiệu Kinh Đô đã tăng gấp 8 lần so với vốn điều lệ là 300 tỷ đồng, đạt 2.400 tỷ Nếu trừ đi tài sản hữu hình của doanh nghiệp là 250 tỷ đồng thì tài sản vô hình của Kinh Đô khoảng 2.150 tỷ đồng, trong đó giá trị thương hiệu chiếm phần lớn Phó TổngGiám đốc Công ty cổ phần Kinh Đô cho biết, mặc dù đã xuất khẩu ra thị trường gần 30 nước và đã đăng ký bảo hộ thương hiệu tại các thị trường này,nhưng Kinh Đô đa phần vẫn thường sử dụng thương hiệu của các nhà nhập khẩu nước ngoài Hiện nay, Kinh Đô đã bắt đầu bán sản phẩm mang thương hiệu của mình tại một số nước Đông Nam Á, Mỹ, Nhật Bản Kinh Đô cũng bắt tay với tập đoàn Cadbury để nâng cao vị thế của thương hiệu trên thế giới.
Bài học rút ra
Doanh nghiệp phải có nhận thức tốt về thương hiệu, mục tiêu và chiến lược phát triển thương hiệu Chiến lược phát triển thương hiệu là cách thức để doanh nghiệp đạt được những mục tiêu thương hiệu Và dĩ nhiên khi nói đến chiến lược thì phải được hiểu là những định hướng, kế hoạch dài hạn, cần đầu tư nhiều về thời gian, công sức và tiền bạc Doanh nghiệp muốn thành công được thì phải nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, hoạch định chiến lược, hành động và kế hoạch thật cụ thể, phù hợp và hiệu quả Doanh nghiệp phải có được tầm nhìn chiến lược, phải kiên trì theo đuổi thương hiệu để đạt được mục tiêu là niềm tin và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp Khả năng tài chính và chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu mang tính dài hạn và là một chuỗi các hoạt động Các doanh nghiệp phải thực hiện việc nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, quảng cáo, tiếp thị, phân phối… tất cả những hoạt động đó đều đòi hỏi nguồn nhân lực cũng như kinh phí không nhỏ Nếu một doanh nghiệp có khả năng tài chính cộng với chất lượng nguồn nhân lực tốt thì việc thực hiện chuỗi hoạt động phát triển thương hiệu sẽ trở nên dễ dàng và cơ hội thành công cho doanh nghiệp sẽ cao hơn.
Hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ kinh doanh trên thị trường nội địa nữa và còn mở rộng qui mô hoạt động ra thị trường toàn cầu Khi mở rộng thị trường ra nước ngoài, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề từ sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa đến các quy định về pháp luật của nước chủ nhà… Các doanh nghiệp sẽ chịu sự giám sát và bảo vệ bằng hệ thống pháp luật của nước nội tại, vì thế một hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch và mang tính quốc tế sẽ là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp phát triển thương hiệu của mình Thêm vào đó, nếu Nhà nước chú trọng đến các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài dưới mọi hình thức thì thương hiệu doanh nghiệp sẽ có điều kiện để phát triển Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến trách nhiệm của mình đối với xã hội thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thực hiện các chương trình hỗ trợ người nghèo, người khuyết tật, các học bổng khuyến học nhằm quảng bá hình ảnh một thương hiệu vì cộng đồng đối với người tiêu dùng.
“Khỏch hàng luôn là thượng đế, nếu doanh nghiệp nào nhận thức được vai trò không thể thiếu được của người tiêu dùng thì doanh nghiệp đó sẽ thành công bền vững.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ TẠ 21 2.1 Thực trạng kinh doanh của công ty cổ phần Thuỷ Tạ
Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Thủy Tạ năm 2009- 2012
Sau hơn 5 năm chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần Công ty dần đã đi vào ổn định và pháp triển Năm 2011 năm cuối của nhiệm kỳ 5 năm mặc dù với những thuận lợi như kế thừa từ doanh nghiệp nhà nước về địa điểm, thương hiệu, tổ chức, lao động, con người, tài sản, hợp đồng kinh tế, hệ thống nhà hàng, cửa hàng, nhà máy, các tổ chức Đảng, Công đoàn thanh niờn….Song năm 2011 và 2012 cả thế giới tiếp tục đối mặt với những khó khăn thách thức do tác động sâu rộng của khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng gặp rất nhiều khó khăn như lạm phát, xăng dầu, điện và các loại vật tư đầu vào cũng như phí nhân công cao làm ảnh hưởng đến công tác kinh doanh của Công ty
Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh n v tính: tri u Đơn vị tính: triệu ị tính: triệu ệu đồngng st t Các chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
6 Thu nhập bình quân (trđ) 4 4.5- 5 5.5
Nguồn: Phòng kế toán 2.1.1.1 Doanh thu
Hệ số sinh lợi đạt 9,7%, lợi nhuận đạt 13% Kinh doanh đạt hiệu quả tốt. Tổng doanh thu của công ty năm 2011 đạt 92.898 triệu đồng
Doanh thu bán hàng đạt 90.756 triệu đồng đạt 103,4% so với năm 2010,
2009 và đạt 90,7%, tăng 3,4% so với năm 2010
Thu nhập khác đạt 666 triệu đồng, đạt 187,4% so với năm 2010, 2009( liên kết kinh doanh 3a lê thái tổ)
Thu nhập bình quân đạt 5,5 triệu đồng, tăng 5% so với kế hoạch.
- Doanh thu khối cửa hàng, nhà hàng đạt 57.021 triệu đồng chiếm 62,8% tổng doanh thu của công ty, so với năm 2010, 2009 tăng 6,2%, so với kế hoạch đạt 90,79%
Các cửa hàng, nhà hàng dịch vụ ăn uống doanh thu năm 2011 so với năm
2009, 2010 đều tăng nhưng so với kế hoạch năm 2011 chỉ đạt 96%
Nguyên nhân: do khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng giảm khách du lịch đến việt nam đặc biệt khối nhà hàng( nhà hàng đình làng) khách quốc tế giảm gần 50%, giá cả nguyên vật liệu tăng cũng là nguyên nhân làm giảm sức mua và tiêu thụ sản phẩm.
Khối nhà hàng: đối tượng khách hàng chủ yếu là cao cấp bao gồm:
+ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp
+ gia đỡnh có thu nhập khá
+ khỏch du lịch, khách quốc tế
Năm 2011: khách quốc tế giảm 50%, khách trong nước giảm 20%
( Nguồn hapro travel, khối nhà hàng, cửa hàng)
Các cửa hàng kinh doanh thương mại gồm: cửa hàng ảnh Hồng Vân, cửa hàng 97 hàng gai hoàn thành kế hoạch công ty giao Măc dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng hai cửa hàng đã chủ động kinh doanh bằng việc tăng thêm chủng loại hàng hóa tạo nhiều lựa chọn cho khách hàng.
- Doanh thu sản phẩm công nghiệp đạt 33.734 triệu đồng so với năm
2009, 2010 đạt 100% so với kế hoạch đạt 90,52%
- Kem công nghiệp đạt doanh thu 29.507 triệu đồng, đạt 97% so với năm
- Đá pha lê doanh thu 1.000 triệu đồng, đạt 83% so với năm 2010.Sản lượng đạt 90% so với năm 2010, 2009
- Nước tinh khiết pha lê đạt 3.226 triệu đồng tăng 39% so với năm 2010
Các sản phẩm công nghiệp về cơ bản đã thực hiện t ốt quy trình sản xuất, quy trình vệ sinh, công nhân có trách nhiệm trong công việc đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Doanh thu bánh trung thu: năm 2011 đạt 3.240 triệu đồng, tăng 26% so với năm 2009, 2010 Trong điều kiện kinh tế khó khăn, công ty Thủy tạ đã dự trù sản xuất sát với thực tế đảm bảo cung cấp đủ cho thụ trường, xây dựng giá bán phù hợp , định hướng thị trường trọng điểm, xây dựng chính sách bán hàng hợp lý, có chính sách mềm dẻo với các khách hàng lớn, cạnh tranh được với những tên tuổi lớn, thương hiệu Thủy tạ đã được người tiêu dùng ủng hộ và khen ngợi.
Lợi nhuận trước thuế năm 2011 công ty đạt 11.809 triệu đồng, tăng 1,3% so với năm 2009, 2010.
-Khối cửa hàng, nhà hàng lợi nhuận đạt 7.236 triệu đồng, tăng 5,9 so với năm 2010, 2011
Các cửa hàng, nhà hàng đã duy trì lượng khách thường xuyên và đún thờm được lượng khách mới, đã tận dụng được vị trí đắc địa, thu hút được lượng khách theo đoàn, khách lẻ tốt, món ăn ngày càng được cải tiến hoàn thiện hơn, chất lượng ngon đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm. Trình độ nhân viên ngày cang được nâng lên man tính chuyên nghiệp cao.
Khối nhà hàng tiếp tục nâng cao uy tín, ổn định được khách quen và thu hút được những đoàn khách sang trọng, đối ngọai.
Khối cửa hàng, nhà hàng luôn đảm bảo tốt vệ sinh môi trường, bộ máy quản lý được ổn định và tăng cường đảm bảo cho khối nhà hàng luôn ổn định và phát triển.
Khối sản xuất công nghiệp lợi nhuận là 2.432 triệu đồng, đạt 70% so với năm 2010, 2011
+ Lượng kem que giảm mạnh do thời tiết mưa ẩm nhiều, máy móc trục trặc cũ nỏt khụng đáp ứng được sản xuất, trong đó sản lượng đạt 78% so với cùng kỳ.
Trong đó sản phẩm kem công nghiệp đạt 3.576 triệu đồng, sản phẩm nước Pha Lê đảm bảo chất lượng tốt, có uy tín với người tiêu dung hiện tại, tạo được chỗ đứng trên thị trường ( tăng 39% so với cùng kỳ).
Công ty luôn sát sao thị trường, linh hoạt đưa ra các chính sách về giá,chính sách bán hàng phù hợp đảm sự tăng trưởng và lợi nhuận, công tác thị trường phát triển thường xuyên với các chương trình khuyến mại hấp dẫn vào các dịp lễ tết, tham gia các hội trợ như Espo, hàng Việt Nam chất lượng cao… quảng bá hình ảnh công ty trở thành hình ảnh quen thuộc đối với người tiêu dùng.
Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Thủy Tạ từ năm 2009- 2012
- Tích cực: doanh nghiệp được chuyển thành công ty cổ phần vào năm
2006 nhìn chung phát triển tốt hơn, ổn định hơn.
- Trước đây doanh nghiệp nhà nước Chỉ sau hơn 5 năm chuyển đổi thành công ty cổ phần đã được những kết quả đáng khích lệ Công tác tổ chức luôn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh Cỏc phũng ban chức năng đã tích cực tham mưu cho lãnh đạo ban hành các quy chế, nội quy của Công ty nhằm phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi đối với mỗi cá nhân trong công ty.
- Hạn chế: Bên cạnh những thành tựu mà công ty đã đạt được, Công ty còn một số hạn chế:
+ Tình hình tổ chức quản lý của cán bộ: Do mới chuyển thành Công ty cổ phần từ một doanh nghiệp của nhà nước nờn cũn nhiều bỡ ngỡ trong công tác điều hành, quản trị.
Năng lực của mỗi cán bộ có trình độ quản lý kinh tế còn chưa đáp ứng được điều kiện kinh doanh hiện nay.
Việc bám sát thực tế của Ban điều hành và các bộ phận phụ trách SXKD còn chậm, chưa linh hoạt kịp thời.
+ Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động
Là một công ty qui mô nhỏ, tuy ở trung tâm của thủ đô nhưng trụ sở thỡ thuờ của nhà nước Công ty nhỏ cơ sở vật chất còn thiếu thốn lại không tập trung phân tán và không ổn định Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa công ty
Giá cả không ngừng biến động, nhất là nguyên liệu nhập khẩu, những nguyên liệu sản xuất kem như bơ, sữa, kakao, đường ( nguyên liệu tăng thấp nhất là 35%( đường, sữa…), cao nhất là 300% so với cùng kỳ
Phân tích thực trạng hình ảnh của công ty cổ phần Thủy Tạ
Nhắc đến thương hiệu Thủy Tạ, chúng ta có thể liên tưởng ngay đến đây là một dòng sản phẩm thực phẩm có uy tín và được người tiêu dùng ưa chuộng ở cả mẫu mã chất lượng và giá cả Đó là một giá trị vô hình quý giá nhất đối với mỗi doanh nghiệp Thủy Tạ khiến cho người ta liên tưởng ngay đến hình ảnh của một công ty có truyền thống về sản xuất các sản phẩm kem, thực phẩm chế biến với những hương vị đặc trưng mang đậm hương vị truyền thống Nhắc đến Thủy Tạ những người quan tâm cũng có thể nghĩ đến một công ty mạnh với nhà máy sản xuất hiện đại với kênh phân phối rộng phủ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước Một đội ngũ cán bộ công nhân thân thiện, trẻ và nhiệt huyết luôn hướng đến khách hàng và mang lại những giá trị lợi ích lớn nhất cho khách hàng.
Ví dụ như sản phẩm mùa vụ bánh trung thu một sản phẩm đã mang lại nhiều thành công và sự ưa chuộng của người tiêu dùng Nếu Thủy Tạ không xây dựng cho mình một thương hiệu chắc chắn sản phẩm này không thể được nhiều người tiêu dùng biết đến trong khi các doanh nghiệp khác cũng không ngừng đưa ra các sản phẩm tương tự như Kinh Đô, Tràng An, Hải Hà, Bibica,Hải Chõu, Bỏnh mứt kẹo Hà Nội, Chính vì vậy, thương hiệu đó giỳp người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm của doanh nghiệp hơn.
Hình ảnh cửa hàng bánh trung thu của Thủy Tạ
2.2.1 Thực trạng xây dựng bộ nhận diện của thương hiệu Thủy Tạ
Tên hiệu Thủy Tạ của Công ty Cổ phần Thủy Tạ đã được đăng ký tại cục sử hữu trí tuệ Đây là một yếu tố đặc biệt quan trọng cấu thành nên thương hiệu Công ty Công ty lấy tên bởi một ý nghĩa nguồn gốc của Công ty, thương hiệu Thủy Tạ là một thương hiệu đã tồn tại và phát triển trong vòng hơn 50 năm Năm 1993 Nhà hàng Thủy Tạ được thành lập và đổi tên doanh nghiệp thành Công ty Thủy Tạ Từ cuối năm 2005, Thủy Tạ đã bắt đầu thực hiện công tác cổ phần hoá để phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế thị trường hiện nay Cho dù có đi qua nhiều sự kiện nhưng cái tên Thủy Tạ vẫn luôn tồn tại cùng với sự phát triển của công ty qua các giai đoạn khó khăn hay thành công của Công ty.
Với hai từ thật ngắn gọn và dễ nhớ người đọc có thể nhớ ngay Thủy Tạ ngay sau lần đọc đầu tiên Nhắc đến Thủy Tạ người tiêu dùng còn có thể nghĩ ngay đến kem, luôn luôn chú ý tới lợi ích của khách hàng.
Tuy nhiên tên gọi Thủy Tạ này lại khó chuyển đổi sang ngôn ngữ khỏc vỡ trong nền kinh tế hàng hóa phát triển như hiện nay, việc mở rộng hoạt động của mình sang thị trường thế giới là một việc tất yếu của DN Muốn hoạt động ở thị trường đú, cỏc doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định thị trường Khi chuyển sang ngôn ngữ khác cụ thể là tiếng Anh bắt buộc phải bỏ dấu và tên hiệu sẽ được viết THUY TA Điều này gây khó khăn cho việc nhận biết và phân tích để nhận ra đây là sản phẩm của Thủy Tạ
Có thể thấy rõ logo của Thủy Tạ dùng màu sắc chủ yếu là màu xanh trên nền trắng Sự kết hợp giữa hai gam màu tạo nên sự nổi bật đặc biệt là dòng chữ Thủy Tạ được viết bằng chữ cổ Những màu sắc này không chỉ thuận tiện cho việc in hình ảnh logo trờn cỏc chất liệu khác nhau mà còn thể hiện cả về ý nghĩa khi mà màu xanh là màu trang phục đặc trưng của những người công nhân những người trực tiếp lao động tạo ra những sản phẩm phục vụ người tiêu dùng Qua đây ta cũng thấy được sự quan tâm và luôn đề cao vai trò của người lao động của Thủy Tạ, Đặc biệt, Thủy Tạ đã áp dụng hệ thống quản trị và giám sát chất lượng ngay từ đầu theo hình mẫu chuẩn của hệ thống: GMP, HACCP, và hiện nay đã áp dụng ISO 9001: 2008 và đang chờ cấp chính chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000, hiện đang triển khai áp dụng Xây dựng hệ thống đo lường đánh giá chất lượng rõ ràng dễ thực hiện tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tiện theo dõi và áp dụng, ngày càng củng cố thêm lòng tin của khách hàng “ Hương vị cổ truyền” là slogan của Thủy
Tạ Nó xuất hiện trờn cỏc chương trình quảng cáo và đã được người tiêu dùng nhắc đến khi nói tới Thủy Tạ, đặc biệt với dòng sản phẩm mùa vụ như bánh trung thu Bánh trung thu Thủy Tạ lấy yếu tố cổ truyền làm giá trị cốt lõi và làm nên sự khác biệt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường Điều đó thể hiện rất rõ trong các sản phẩm bánh trung thu “ Hương vị cổ truyền” – câu khẩu hiệu ngắn gọn dễ nhớ dễ lưu lại trong tâm trí không chỉ riờng tụi mà chắc chắn trong rất nhiều người đã đang yêu mến dòng sản phẩm này.
Mẫu mã sản phẩm được cho là một trong những liên hệ mạnh nhất của thương hiệu vì hình thức mẫu mã bao bì có tính chất quyết định trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh và nhất quán Mẫu mã ngoài tác dụng bảo vệ, mô tả và giới thiệu sản phẩm mà nú cũn chứa đựng rất nhiều yếu tố tác động tới khách hàng trong việc ra quyết định tiêu dùng của mình.
Hiện nay, Thủy Tạ sử dụng nhiều loại bao gói khác nhau giúp bảo quản các sản phẩm của mình như: bao gói bằng giấy bóng, giấy bìa cứng, giấy kim loại, hộp nhựa,
Trình tự sản phẩm thường được bao gói theo các lớp như sau:
- Loại thứ nhất: Đây được coi là lớp trực tiếp bảo vệ sản phẩm, thường làm bằng giấy bóng, túi nhựa, giấy kim loại, trên đó in các hình ảnh đặc trưng cho sản phẩm như các loại kem que: kem phủ socola hạt, kem dâu, kem cam, kem chanh bạc hà Thủy Tạ cũng in hình ảnh logo của mình trực tiếp lên lớp bảo vệ này nhằm tác động trực tiếp vào trực quan của khách hàng khi tiêu thụ sản phẩm.
- Loại thứ hai: thường được làm bằng hộp nhựa, hộp giấy Đây là loại bao bì được quan tâm thiết kế về mặt mầu sắc và hình ảnh Đối với mỗi sản phẩm khác nhau cũng phải có những cách bao gói riêng để phù hợp với cách thức tiêu dùng cũng như bảo quản sản phẩm Có những sản phẩm chỉ dùng loại thứ nhất như các sản phẩm kem que, kem ốc quế, cũng có sản phẩm cần tới 4 lớp vỏ bảo vệ như bánh trung thu.
Với sự đầu tư ngày được chú trọng nên thời gian qua mẫu mã sản phẩm đã đáp ứng khá tốt thị hiếu của cả những người tiêu dùng khó tính Doanh nghiệp nhận thấy, mẫu mã đẹp, bao gói tiện dụng cũng chính là một cách quảng bá cho thương hiệu của Công ty.
Thủy Tạ cũng luôn thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về nhón mỏc hàng hóa vì vậy trên bao gói sản phẩm Thủy Tạ luụn cú in đầy đủ thông tin về thành phần, hạn sử dụng của sản phẩm của sản phẩm cũng như địa chỉ, thông tin liên lạc nếu như khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay phản hồi nào Điều đó thể hiện uy tín và trách nhiệm của thủy Tạ đối với mỗi sản phẩm của mình.
2.2.2 Tình hình quản lý thương hiệu Thủy Tạ
Sở hữu thương hiệu Thủy Tạ, một thương hiệu nổi tiếng được biết đến từ những năm 50 của thế kỷ trước, Công ty cổ phần thủy Tạ hiện là một trong những công ty uy tín hàng đầu Việt Nam chuyên về sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhà hàng cao cấp, các loại kem, bánh, nước uống tinh khiết Phale, đỏ viờn Phale, không ngừng mở rộng sản xuất và phát triển một cách bền vững, Công ty cổ phần Thủy Tạ đạt nhiều thành tích và danh hiệu uy tín trong nước.
Các sản phẩm của Thủy Tạ được sản xuất và phân phối là một quá trình khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Đánh giá thực trạng phát triển thương hiệu của công ty cổ phần Thủy Tạ
Nhắc đến thương hiệu Thủy Tạ, khách hàng có thể nghĩ ngay đến những sản phẩm đàm đà hương vị truyền thống, luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Chính những điều đú đó làm cho Thủy Tạ giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút thêm được nhiều khách hàng mới Và những thành tích mà Thủy
Tạ đã đạt được trong việc phát triển thương hiệu là:
- Thay đổi nhận thức theo hướng tích cực về tầm quan trọng của thương hiệu.
- Đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân lực chuyên trách về thương hiệu thông qua công tác đào tạo.
- Doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho mình.
- Chú trọng đến việc phát triển thương hiệu thông qua việc phát triển và mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây thương hiệu Thủy Tạ được người tiêu dùng nhắc đến một cách thường xuyên hơn Đây cũng là thành công của Thủy Tạ.
- Năm 2010 công ty cổ phần Thủy Tạ đã được đón nhận danh hiệu thương hiệu mạnh quốc gia.
Bên cạnh những thành công nhất định, công tác phát triển thương hiệu của Thủy Tạ vẫn còn một số hạn chế như :
- Hiện nay, doanh nghiệp vẫn chưa có đội ngũ lao động chuyên về quản lý thương hiệu và ngân sách dành cho việc phát triển thương hiệu chưa nhiều.
- Các chương trình quảng cáo của công ty đã được thực hiện và đầu tư nhưng chưa thực sự hấp dẫn, chưa thu hút được khách hàng.
- Kinh phí đầu tư cho hoạt động phát triển thương hiệu mà cụ thể là hoạt động PR còn hạn chế và chưa thực sự chú ý đến.
- Văn hóa là linh hồn của Công ty nhưng trên thực tế Thủy Tạ vẫn chưa thực sự xây dựng cho mình một văn hóa công ty rõ ràng và mạnh mẽ Điều này không khuyến khích cán bộ công nhân viên tham gia đóng góp tích cực cho hoạt động của công ty.
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, công ty chưa thực sự chú trọng đến vào hoạt động xây dựng văn hóa công ty.
Thứ hai công ty chưa có riêng một bộ phận phát triển thương hiệu độc lập Đây là một công việc khó khăn và quan trọng do vậy đòi hỏi sự tập trung chuyên môn và nguồn lực có chất lượng Từ đó, DN không xem việc đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu là vấn đề cấp bách.
- Thứ ba, Ban lãnh đạo vẫn chưa thực sự tập trung, không gây được sự chú ý của khách hàng do chưa có điểm nhấn, điểm hấp dẫn trong quảng cáo, mặc dù việc đầu tư cho hoạt động phát triển thương hiệu đã được chú trọng
PHƯƠNG PHÁP VÀ GIẢI PHÁP, PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ TẠ 39 3.1 Định hướng phát triển của công ty cổ phần Thủy Tạ đến năm 2020
Thuận lợi và khó khăn của công ty
Với mấy chục năm hoạt động của mình, Thủy Tạ đã giành được chỗ đứng trong lòng khách hàng Nhắc đến thương hiệu Thủy Tạ, khách hàng có thể nghĩ ngay đến những sản phẩm đầm đà hương vị truyền thống, luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Chính những điều đú đó làm cho Thủy Tạ giữ chân được khách hàng hiện tại và thu hút thêm được nhiều khách hàng mới. Không một công ty nào có thể tồn tại nếu thiếu khách hàng Hiểu được điều đó, Thủy Tạ luôn có được những giải pháp thỏa mãn tốt nhất những nhu cầu của khách hàng.
Trong những năm gần đây thương hiệu Thủy Tạ được người tiêu dùng bình chọn và nhắc đến một cách thường xuyên hơn Để có được thành công đó phải kể đến những mặt đã đạt được sau đây:
- Thay đổi nhận thức theo hướng tích cực về tầm quan trọng của thương hiệu.
- Đầu tư cho việc phát triển nhân lực chuyên trách về thương hiệu thông qua công tác đào tạo.
- Các chính sách hỗ trợ của nhà nước đã phần nào định hướng cho các doanh nghiệp trong việc phát triển thương hiệu.
- Việc tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về xây dựng thương hiệu đã tạo ra hiệu quả tốt.
- Vẫn chưa hiểu đúng và đầy đủ về thương hiệu.
- Chưa chú trọng đến việc bảo hộ các yếu tố thương hiệu.
- Thiếu các chuyên gia giỏi về thương hiệu.
- Chưa xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Mặt khác, số các doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu thì lại chưa chú trọng đến nội dung nghiên cứu thị trường và bảo vệ thương hiệu.
- Chưa đa dạng hóa các hình thức quảng bá thương hiệu
Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh của công ty đến năm 2015 và 2020
Năm 2007 Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, một sân chơi mới của thế giới nơi mà mọi DN đều có những cơ hội như nhau để phát triển.
Có thể nói Thủy Tạ là một doanh nghiệp có thương hiệu ở thị trường Việt Nam song nó lại ít được biết đến trên thị trường thế giới do vậy để xâm nhập vào thị trường mới này buộc DN phải có những sự chuyển đổi sao cho hợp lý với DN và phát triển ổn định bền vững đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.Thủy Tạ luôn cố gắng phấn đấu giành vị trí số một trên thị trường Việt Nam Vì thế, một dây chuyền công nghệ hiện đại và hợp lý cùng với sự đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới sẽ luôn phải được DN đề ra và triển khai. Đầu tư vào nguồn nhân lực cũng là một chính sách phát triển của Thủy Tạ.
Tìm kiếm thị trường mới và mở rộng thị trường hiện tại là một trong những hoạt động quan trọng của Thủy Tạ vì Thủy Tạ là một doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ.
Thủy Tạ luôn luôn phải cam kết sẽ cung cấp các sản phẩm bảo vệ an toàn thực phẩm.
Luôn lấy ý kiến của khách hàng làm “kim chỉ nam” để liên tục cải tiến chất lượng.
Do nhu cầu kem, nước uống giải khát ngày càng lên Thủy Tạ cần đầu tư để mở rộng sản xuất.
Luôn lắng nghe khách hàng và đối tác, thực hiện một cách trung thực, tận tâm và ân cần, cởi mở, tôn trọng không có sai trái với khách hàng
Giải pháp phát triển thương hiệu của công ty cổ phần Thủy Tạ đến năm 2020
3.2.1 Hoàn thiện khâu xây dựng thương hiệu Thủy Tạ Để có cơ sở cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty từ nay cho đến năm 2020, công ty CP Thủy Tạ có quan điểm:
Giữ vững định hướng xã hội của một doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, coi trọng thị trường trong nước để có hướng phấn đấu theo hướng công nghiệp hoá và hiện đai hoá, công nghệ.
Luôn coi trọng yếu tố con người, có kế hoạch lâu dài về việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ môi trường
Coi thương hiệu là vũ khí lợi hại trong cạnh tranh, duy trì và phát triển, mở rộng phạm vi ảnh hưởng thương hiệu.
Xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh, tạo dựng uy tín thương hiệu, danh tiếng công ty, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đóng góp cho ngân sách nhà nước kịp thời và đầy đủ.
+ Xây dựng công ty cổ phần Thủy Tạ thành công ty sản xuất kem và nước giải khát lớn nhất cả nước Đây là mục tiêu quan trọng tạo nền tảng cơ sở vật chất tương đối đồng bộ để công ty hoạt động và nâng cao uy tín thương hiệu ở thị trường trong nước.
Phấn đấu đến năm 2020 doanh thu đạt dược là 200 tỷ đồng.
+ Đa dạng hoá sản phẩm, lựa chọn sản phẩm mũi nhọn:
Ngày nay, nền kinh tế thế giới đang phát triển như vũ bão đã thay đổi quan niệm về tiêu dùng của con người Con người ngày càng muốn vươn tới nhu cầu cao hơn, muốn tự khẳng định mình Họ ngày càng có xu hướng vươn tới dịch vụ hoàn hảo và các sản phẩm đa dạng về mẫu mã chủng loại cái đẹp.
+ Đẩy mạnh liên doanh, liên kết: trong bối cảnh cạnh tranh, không một doanh nghiệp nào tồn tại và phát triển mà không hợp tác liên doanh liên kết. Việc liên doanh liên kết giỳp cỏc doanh nghiệp khai thác triệt để năng lực của mình, mở rộng thị trường Nhận thức được tầm quan trọng của việc liên doanh liên kết, công ty cổ phần Thủy Tạ đã củng cố và quan hệ hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài nước.
+ Phấn đấu chiếm lĩnh thị trường trong nước, ổn định vị thế cạnh tranh,
Thị trường nội địa là một trong những thị trường tiềm năng, với số lượng tiêu thu lớn, dân cư tập trung tại nhiều vựng, cú nhu cầu lớn, có yêu cầu: chất lượng, giá cả, …, do đó công ty có khả năng đáp ứng, chiếm lĩnh thị trường
+ Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, nâng cao năng xuất phục vụ sản xuất kinh doanh.
+ Công ty chủ trương xây dựng các nhà hàng, nâng cao phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
+ Đẩy mạnh các hoạt động nhằm duy trì và phát triển thương hiệu, đưa thương hiệu công ty cổ phần Thủy Tạ trở thành nổi tiếng trên thị trường trong nước và cạnh tranh với những thương hiệu nổi tiếng thế giới.
3.2.2 Giải pháp đầu tư phát triển thương hiệu Thủy Tạ
- Nhất quán trong nhận thức và chỉ đạo điều hành, tạo điều kiện tập trung các nguồn lực cho công tác đầu tư phát triển thương hiệu.
Ban lãnh đạo công ty phải có sự đánh giá cao hơn nữa về tài sản thương hiệu, hiệu quả trong kinh doanh ngắn hạn không làm thay đổi các bước đầu tư phát triển thương hiệu, qua đó phải kiên định theo đuổi mục tiêu phát triển thương hiệu Qua đó cam kết chiến lược theo đuổi chiến lược đầu tư cho phát triển thương hiệu đến cùng.
- Chiến lược đầu tư dài hạn và có định hướng rõ ràng Để hiện thực hóa những chiến lược này, công ty phải đưa ra những tuyên bố thể hiện tính nhất quán trong đầu tư như: "Phát triển Thủy tạ thành một công ty chuyên sản xuất kem và nước giải khát lớn nhất cả nước” Thủy Tạ sẽ thực hiện điều này bằng việc bỏn cỏc sản phẩm này một cách hợp lý thông qua hệ thống phân phối của mình".
- Thành lập bộ phận phát triển thương hiệu một cách chuyên nghiệp để chỉ đạo triển khai và phối hợp các hoạt động đầu tư một cách đồng bộ.
Công ty nhất thiết phải có phải có một bộ phận theo đuổi mục tiêu phát triển thương hiệu một cách chuyên nghiệp Hoạt động đầu tư phải diễn ra một cách đồng bộ, thống nhất theo một kế hoạch đã được hoạch định sẵn và phải phù hợp với điều kiện của công ty trong từng thời điểm Tiến hành đào tạo nhanh chóng và bài bản đội ngũ nhân viên trong toàn doanh nghiệp các kiến thức về thương hiệu cũng như đầu tư phát triển thương hiệu để phối hợp với bộ phận chuyên trách khi có yêu cầu.
-Tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo sự khác biệt của hàng hóa
Chất lượng hàng hóa là vấn đề cốt lõi cho sự tồn tại của doanh nghiệp.
Công ty chủ yếu kinh doanh trong mặt hàng chế biến thưc phẩm Doanh nghiệp cần thiết phải đầu tư ngay vào việc xây dựng hệ thống kiểm định và giám sát của riêng mình để bảo bảo chất lượng sản phẩm, thường xuyên phối hợp với cục vệ sinh an toàn thực phẩm để kiểm tra các sản phẩm Mặt khác liên tục cập nhật thông tin về chất lượng và chủng loại hàng hóa trên thế giới để có những điều chỉnh hợp lý.
Một vấn đề khác nữa là việc doanh nghiệp phải luôn đảm bảo được nguồn hàng ổn định, thực hiện đúng các cam kết đối với khách hàng về số lượng, chất lượng hàng hóa cung cấp cũng như nguồn gốc hàng hóa Điều này thể hiện sự trung thực trong kinh doanh của công ty cũng như niềm tin của khách hàng.
- Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu thông qua hệ thống bán lẻ
Với đặc điểm là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ nên vấn đề cốt lõi là doanh nghiệp phải xây dựng được một hệ thống phân phối hợp lý Trải qua 55 năm thành lập và phát triển, công ty đã xây dựng được một mạng lưới phân phối tại hầu hết các tỉnh miền Bắc thông qua hàng loạt các đại lý…Cỏc nhân viên trong công ty đều được đào tạo một cách khá bài bản trong lĩnh vực tiếp thị nên có thể nói đây là một lợi thế lớn của công ty. Mỗi nhân viên bán hàng là một sứ giả truyền tải tầm nhìn, nội dung, tính cách của Thủy Tạ, tất cả các thành viên là một tập hợp thống nhất đem lại cho khách hàng hình ảnh một thương hiệu mạnh mẽ, năng động, là nơi cung cấp sản phẩm chất lượng, trung thực cho khách hàng… Để có thể phát huy được thế mạnh của công ty trong việc quảng bá thương hiệu thông qua hệ thống phân phối, công tác đầu tư cho thương hiệu cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Đầu tư tạo một không gian, thiết kế, bố cục đặc trưng: Các cửa hàng của công ty nờn cú một kiểu cách thiết kế thống nhất mang những biểu tượng đặc trưng của công ty Đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như sự sắp xếp hợp lý,tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng vào mua hàng.