ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH THU CỦA CÔNG TY
Khái quát các hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty Cổ phần Thủy Tạ là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty thương mại Hà Nội Tiền thân của Công ty Thủy Tạ là nhà hàng Thủy Tạ - là nhà hàng duy nhất nằm bên bờ Hồ Gươm Từ khi ra đời cho đến nay, Thủy Tạ đã không ngừng phát triển, mạnh dạn đầu tư, tích cực đổi mới, nắm bắt nhanh chóng xu hướng hội nhập để tiến lên thành một công ty mạnh của ngành thương mại – dịch vụ.
Khởi đầu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ nhà hàng, từ một cửa hàng chỉ có chức năng kinh doanh giải khát, công ty liên tục nghiên cứu tìm tòi các hướng mô hình kinh doanh nhà hàng – dịch vụ có hiệu quả, mạnh dạn đầu tư đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ Thủy Tạ đã đầu tư rất nhiều công sức, trí tuệ để hình thành và xây dựng hệ thống nhà hàng và các cửa hàng kinh doanh – dịch vụ như bây giờ Bao gồm:
+ Nhà hàng Đình Làng 1 Lê Thái Tổ - Hà Nội:
Là điểm du lịch văn hóa ẩm thực xuất sắc của Hà Nội, phục vụ các món ăn dân tộc chọn lọc của ba miền Việt Nam, với khung cảnh ấm cúng đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc và ca nhạc dân tộc biểu diễn hàng đêm thu hút rất đông khách sành ăn trong và ngoài nước.
Là nhà hàng thuần túy món ăn Ý và Âu, được khách nước ngoài biết tới và tín nhiệm về chất lượng mốn ăn, phong cách phục vụ chu đáo trong một khung cảnh ấm cúng, thân mật.
+ Nhà hàng Cà phê Thủy Tạ 1 Lê Thái Tổ - Hà Nội:
Nhà hàng cà phê nổi tiếng và duy nhất nằm bên bờ Hồ Gươm, có khung cảnh tuyệt đẹp và là địa chỉ ghé thăm của rất nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến Hà Nội Phục vụ không chỉ các loại cà phê, đồ uống cao cấp, các loại bánh tươi thượng hạng, mà còn có các món ăn nhanh với khẩu vị tuyệt vời và sự phục vụ chuyên nghiệp Đặc biệt với Kem tươi Ivalia đặc trưng nổi tiếng của Thủy Tạ.
+ Nhà hàng Long Vân 3B Lê Thái Tổ - Hà Nội:
Nhà hàng Long Vân nằm ngay tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục được biết đến như một địa chỉ đỏ của khách du lịch bốn phương Nhà hàng phục vụ các món ăn nhanh và đồ uống với phong cách chuyên nghiệp…
* Hệ thống các cửa hàng:
+ Cửa hàng Việt silk – 97 Hàng Gai- Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Nằm ở các khu phố cổ, trung tâm của Thủ đô Hà Nội, cửa hàng chuyên về hàng thủ công mỹ nghệ, đồ cổ, hàng tơ lụa, thêu ren.
+ Cửa hàng photolab Hồng Vân – 3 Lê Thái Tổ - Hoàn Kiếm – Hà Nội: Chuyên dịch vụ ngành ảnh.
- Năm 1998, Công ty đã có một bước đột phá lớn nhất có tính chất chiến lược – bắt đầu bước sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp thực phẩm quy mô lớn.
Sau một thời gian dài nghiên cứu của thị trường, lập dự án, mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng Năm 1999, Công ty đã đi vào hoạt động một nhà máy Kem công nghiệp với công suất 1 triệu lít/năm sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất của Italia Thời gian đầu sản phẩm kem có 14 loại, đến nay đã có hơn 40 sản phẩm kem các loại chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn VSATTP Hàng năm, công ty đã trả lãi và gốc Quỹ hỗ trợ phát triển, Ngân hàng và các nguồn huy động khác đầy đủ và đúng tiến độ Vốn đầu tư ban đầu là 14,5 tỷ đồng; hàng năm được bổ sung thêm cho sản xuất, cho công tác phát triển thị trường, nay đã lên tới … tỷ đồng Hiện tại, sản phẩm kem của công ty đã có mặt ở Hà Nội và tất cả có các tỉnh phía Bắc, miền Trung Nhà máy sử dụng 80% nguyên liệu và bao bì trong nước, tạo công ăn việc làm cho gần
100 lao động Sản phẩm được quản lý chất lượng nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm cao, đã đạt rất nhiều giải thưởng và được người tiêu dùng đánh giá cao.
- Năm 2001, Công ty tiếp tục đầu tư dự án: “Nhà máy chế biến thực phẩm và nước giải khát” tại Hưng Yên, với tổng trị giá trên 50 tỷ đồng Tháng 4/2003 sản phẩm nước đá viên tinh khiết pha lê đã ra đời, với công suất 100 tấn/ngày có thể cung ứng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân thủ đô và các tỉnh lân cận Nhãn hiệu pha lê đứng đầu thị trường miền Bắc về khả năng cung cấp đá viên tinh khiết chất lượng cao Cùng với nguồn nước ngầm tuyệt hảo để sản xuất đá viên tinh khiết.
- Tháng 11/2005, Thủy Tạ đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền chiết rót, đóng chai và tung ra thị trường sản phẩm nước uống tinh khiết pha lê Sản phẩm cao cấp này Thủy Tạ đang được UBND thành phố và các ban ngành ở
Hà Nội sử dụng làm nước tiếp khách trong các cuộc họp quan trọng Ngoài ra,
6 pha lê cũng được sử dụng thường xuyên trong các hoạt động, sự kiện tại các khu vui chơi, giải trí lớn trong thành phố.
- Ngoài ra, nói đến Thủy Tạ không thể không nhác đến một sản phẩm mang thương hiệu Thủy Tạ rất quen thuộc với người Hà Nội dù chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn trong năm Đó là, Bánh Trung thu Thủy Tạ. Đây là một sản phẩm truyền thống của Thủy Tạ rất được người Hà Nội tín nhiệm với hương vị đặc trưng riêng cổ truyền dân tộc – đã có từ rất lâu cùng với lịch sử công ty Từ năm 2002, Thủy Tạ đã cải tiến kết hợp phương pháp thủ công truyền thống tạo nên hương vị đặc trưng cổ truyền với công nghệ mới nhất, sản xuất quy mô lớn để giới thiệu rộng rãi ra thị trường miền Bắc Sản phẩm bánh Trung thu Thủy Tạ mang đậm hương vị cổ truyền, giá cả hợp lý, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ người tiêu dùng Bánh Trung thu Thủy Tạ được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, hương vị trong các loại bánh trung thu sản xuất tại miền Bắc Chỉ sau 4 năm tung ra thị trường với quy mô lớn, bánh trung thu Thủy Tạ đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành phố lớn ở miền Bắc và miền Trung, riêng ở Hà Nội đã có hơn 200 đại lý phân phối và bán lẻ ở các cửa hàng kinh doanh công nghệ thực phẩm, các siêu thị, bách hóa.
* Với rất nhiều các loại sản phẩm sản xuất công nghiệp cu gx như viêc cung cấp đa dạng các dịch vụ tại các nhà hàng, cửa hàng khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty rất năng động và đa dạng khai thác triệt để dư thuận lợi của từng địa điểm phù hợp với từng loại hình kinh doanh của ban lãnh đạo công ty góp phần làm doanh thu của công ty phát triển một cách bền vững và hiệu quả cao.
Đặc điểm doanh thu của công ty cổ phần Thủy Tạ
Với việc cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ từ các nhà hàng, các cửa hàng Cũng như tiến hành sản xuất các sản phẩm công nghiệp gồm kem, nước tinh khiết pha lê, đá viên tinh khiết pha lê.
Doanh thu của công ty rất đa dạng và phong phú bao gồm 2 loại hình doanh thu chính.
- Doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, bán các sản phẩm công nghiệp gồm kem, đá viên tinh khiết pha lê, nước uống tinh khiết pha lê, bánh Trung thu.
- Doanh thu đến từ cung cấp các dịch vụ ăn uống, giải khát tại các nhà hàng và các dịch vụ cung cấp hàng thủ công mỹ nghệ, thêu, quà lưu niệm, ảnh tại các cửa hàng của công ty.
Trong đó, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, bán các sản phẩm công nghiệp đóng vai trò chủ lực chiếm đến 2/3 tổng doanh thu của cả công ty Và hai loại doanh thu của công ty cũng có tính mùa vụ Với các sản phẩm công nghiệp bao gồm kem, đá viên tinh khiết và nước tinh khiết pha lê mang đặc điểm là các sản phẩm phục vụ giải khát nên doanh thu tập trung chủ yếu vào mùa hè Còn các hoạt động cung cấp dịch vụ nhà hàng lại mang doanh thu lớn vào các tháng mùa đông và gần Tết - thời điểm diễn ra những ngày lễ, ngày Tết.
Ngoài 2 loại doanh thu trên, công ty cổ phần Thuỷ Tạ cũng có loại doanh thu khác đó là doanh thu tài chính thu được từ các hoạt động cho vay hoặc đầu tư Và các thu nhập khác từ việc bán và thanh lý tài sản.
Tóm lại: Việc công ty Thuỷ Tạ có được các nguồn doanh thu đa dạng, phong phú giúp cho công ty luôn chủ động trong việc khai thác và sử dụng nguồn vốn của mình, các nguồn doanh thu này được khai thác hiệu quả góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Và chính các nguồn doanh thu này cũng bổ trợ cho nhau do tính mùa vụ của sản phẩm giúp công ty luôn cân bằng được nguồn vốn, có được các khoản thu trang bởi các chi phí của doanh nghiệp.
Tổ chức quản lý doanh thu của công ty cổ phần Thuỷ Tạ
Quản lý doanh thu là công việc rất quan trọng trong công tác quản lý. Đây là cơ sở để Ban lãnh đạo công ty lập ra kế hoạch doanh thu hàng năm cho từng loại sản phẩm cho phòng thị trường đặc biệt là kế hoạch doanh thu đối với các sản phẩm công nghiệp.
Và để thực hiện hoàn thành và hoàn thành xuất sắc kế hoạch doanh thu công ty giao đòi hỏi phải có sự nỗ lực trong việc lập kế hoạch bán hàng, xây dựng chính sách bán hàng của phòng thị trường, kế hoạch phát triển thị trường ở từng địa bàn mà từng giám sát phụ trách Cũng như việc giao hàng, vận chuyển hàng của Bộ phận tiêu thụ từng loại sản phẩm.
- Chức năng, nhiệm vụ của phòng thị trường.
+ Tổ chức nghiên cứu thị trường.
+ Báo cáo cho Ban Giám đốc các thông tin nghiên cứu được, cung cấp thông tin cho các bộ phận có nhu cầu theo quy định.
+ Hoạch định, điều hành thực hiện các chương trình quảng cáo và khuyến mãi cho người tiêu dùng.
+ Xây dựng chính sách khách hàng và phối hợp cung cấp các dịch vụ.
+ Phối hợp với phòng tiêu thụ và phòng kế hoạch nghiệp vụ để đưa ra các giải pháp về sản phẩm, về phân phối, về chính sách giá, nhằm đạt mục tiêu kinh doanh đã đặt ra.
+ Nghiên cứu, đề xuất các chính sách dịch vụ khách hàng.
+ Tìm kiếm đối tác cung cấp dịch vụ, phân phối thực hiện, theo dõi đánh giá hiệu quả của dịch vụ.
+ Tổ chức thực hiện các chương trình chào hàng trực tiếp, hướng dẫn tiêu dùng, giới thiệu sản phẩm.
+ Xây dựng các chương trình khuyến mãi, kích cầu.
+ Kiểm soát việc thực hiện, kiểm soát ngân sách dành cho khuyến mại, đánh giá việc thực hiện và kết quả đạt được.
+ Xây dựng các mẫu và hình tượng quảng cáo dựa trên khoa học về hiệu ứng tác động trên hành vi tiêu dùng.
+ Xây dựng chiến lược về Media.
+ Xây dựng các chương trình quảng cáo.
+ Kiểm soát việc thực hiện, kiểm soát ngân sách dành cho quảng cáo, đánh giá thực hiện việc kết quả đã đạt được.
+ Hoạch định và điều phối thực hiện các chương trình nghiên cứu thị trường, chịu trách nhiệm về chất lượng và nội dung nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu công tác tiếp thị và sản xuất kinh doanh.
Báo cáo kết quả nghiên cứu, cập nhật sản xuất kinh doanh.
+ Đề xuất phát triển, cải tiến sản phẩm theo diễn biến của thị trường, phục vụ nhu cầu kinh doanh của công ty, sản phẩm mới cá biệt hoá sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm Gợi ý, đề xuất bổ sung sửa chữa các đặc tả sản phẩm.
+ Kết hợp chăm sóc khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới Kiểm tra tủ và tài sản của công ty ở đại lý.
+ Nghiên cứu và nắm vững các hành vi tiêu dùng của khách hàng, thông tin về các kênh mua sắm tiềm năng.
+ Hành vi và năng lực của các kênh phân phối tiềm năng và hiện hữu.
+ Nhu cầu của thị trường và mục tiêu cũng như chiến lược kinh doanh tiếp thị của công ty.
+ Áp lực cạnh tranh trên kênh phân phối.
+ Thời vụ kinh doanh và các nỗ lực tiếp thị có liên quan.
+ Hoạch định chiến lược phân phối của công ty và cấu trúc của mạng lưới phân phối để đáp ứng nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách hàng, theo những mục tiêu kinh doanh và tiếp thị của công ty.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới phân phối theo nhu cầu kinh doanh của công ty.
+ Xây dựng và triển khai chính sách bán hàng để đáp ứng những hành vi của kênh phân phối, hành vi tiêu dùng của khách hàng và những nỗ lực cạnh tranh của đối thủ, phù hợp với mục tiêu, chính sách và những nguồn lực của công ty.
+ Xây dựng kế hoạch bán hàng và đặt hàng sản xuất theo nhu cầu kinh doanh, nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường và đạt các mục tiêu kinh doanh của công ty.
+ Triển khai những hoạt động phân phối hàng hoá và dịch vụ với kênh phân phối và tiêu dùng.
+ Thực hiện các nỗ lực để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá, bao gồm các hoạt động hỗ trợ và tiêu thụ khác đối với người tiêu dùng và kênh phân phối, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
- Chức năng, nhiệm vụ của các giám sát trong công tác phát triển thị trường, ký kết các hợp đồng kinh tế.
Các giám sát chính là người đại diện cho công ty thực hiện các hoạt động phát triển thị trường tại các tỉnh, cũng như các địa bàn, quận, huyện ở
Hà Nội phát triển đại lý, phát triển nhà phân phối, khảo sát các điểm đăng ký, làm hợp đồng cho các điểm đẹp, có hiệu quả kinh doanh, sau khi làm hợp đồng với đại lý xong Hợp đồng sẽ được phải trình trưởng phòng xem xét về tính hợp lý, hợp pháp của hợp đồng bao gồm hộ khẩu, chứng minh thư, hoặc hợp đồng thuê địa điểm (với những cá nhân thuê địa điểm kinh doanh, cá nhân đứng tên kinh doanh), đối với những cá nhân thuê địa điểm kinh doanh và hợp đồng phải được đóng dấu đầy đủ Sau đó hợp đồng sẽ chuyển cho Giám đốc công ty ký duyệt, đóng dấu Trưởng phòng ký duyệt biên bản xin cấp đủ cho đại lý Giám đốc có trách nhiệm cấp và bàn giao tủ kèm theo các vật dụng bán hàng, phủ hàng cũng như giám sát, kiểm tra, hướng dẫn đại lý bán hàng sau này để đại lý kế hoạch doanh số công ty đề ra.
- Chức năng, nhiệm vụ của trưởng phòng thị trường trong việc lập kế
+ Chỉ đạo, điều hành các nhân viên của phòng hiệu quả nhất.
+ Kiểm tra, xem xét, xét duyệt các hợp đồng của các giám sát sao cho sự đầu tư của công ty có hiệu quả nhất.
+ Xây dựng các chính sách bán hàng, chính sách chiết khấu, chính sách khuyến mại trình ban Giám đốc.
+ Xây dựng kế hoạch doanh số cho từng nhân viên theo các tháng nhằm thúc đẩy nhân viên tích cực, năng động, sáng tạo trong công việc, tạo ra doanh thu cao nhất.
+ Kiểm tra, giám sát đốc thuế công việc ở các bộ phận liên quan như bộ phận đội xe, bộ phận tiêu thụ sản phẩm kem, đá, nước.
+ Làm việc với các phòng ban khác như nhà máy để đảm bảo việc sản xuất sản phẩm đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường với từng loại sản phẩm.
+ Đề xuất Ban lãnh đạo công ty trang bị đầy đủ các vật dụng bán hàng như tủ, ô, bảng giá…
- Chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc, Phó Giám đốc trong việc ký kết hợp đồng, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của toàn công ty.
Giám đốc công ty là người đại diện của công ty theo quy định của pháp luật, là người lãnh đạo và điều hành toàn diện mọi hoạt động của công ty theo chế độ.
Giám đốc đưa ra bàn trong tập thể Ban Giám đốc trước khi quyết định những việc sau:
+ Phương hướng và kế hoạch hàng năm và dài hạn.
+ Hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật với các đối tác trong và ngoài nước. Giám đốc toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm quyết định của mình.
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ TẠ
Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.1.1 Chứng từ và thủ tục kế toán.
Công tác tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp có thể tiến hành theo nhiều phương thức khác nhau Nhưng theo việc thu tiền hàng thì được phan ra làm 2 phương thức.
- Bán hàng thu tiền ngay sau khi giao hàng hoặc khi hoàn thành việc cung cấp các dịch vụ.
- Bán hàng nhưng cho người mua thanh toán sau thường là vào các thời điểm cuối tháng Việc thanh toán này thường áp dụng cho các siêu thị, các công ty thanh toán qua ngân hàng hoặc bằng tiền mặt vào các thời điểm của tháng.
Với mỗi phương thức tiêu thụ khác nhau, trình tự hạch toán, chứng từ và việc luân chuyển chứng từ cũng khác nhau.
Hiện tại, doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ với hệ thống sổ sách, báo cáo sau:
+ Các sổ nhật ký - chứng từ: Đây là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Công ty sử dụng các Nhật ký chứng từ số 1,2,5,7,8.
* Nhật ký chứng từ số 1: Chi tiền mặt
Ghi Nợ các tài khoản 112, 133, 141, 152, 153, 154…
* Nhật ký chứng từ số 2: Chỉ bằng tiền gửi ngân hàng Ghi Nợ các tài khoản: 331, 627, 641, 152, 153…
* Nhật ký chứng từ số 5:
Ghi có các tài khoản: 111, 112, 131… hoặc:
Ghi Nợ các tài khoản: 133, 152, 153,154,156…
* Nhật ký chứng từ số 8:
Ghi Nợ các tài khoản: 111, 112, 131, 331…
Ghi Có các tài khoản: 115, 156, 131, 551, 33311…
* Nhật ký chứng từ số 7B:
Ghi Nợ các tài khoản: 152, 153, 154, 156
Ghi Có các tài khoản: 331, 153, 627, 111, 152, 154 hoặc:
Ghi Nợ các tài khoản: 154, 627, 641, 631, 152, 632
Ghi Có các tài khoản: 152, 153, 154, 156
* Sổ Cái: là sổ phân loại dùng để hạch toán tổng hợp, mỗi tài khoản được phản ánh trên một trang sổ cái.
* Các sổ và bảng kê chi tiết: dùng để theo dõi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần hạch toán chi tiết.
* Bảng kê: Kế toán của Công mở
Bảng kê số 1: Thu tiền mặt
Bảng kê số 2: Thu bằng tiền gửi ngân hàng
Bảng kê số 11: Phải thu của khách hàng
Bảng kê chi tiết nợ tài khoản 61, 642, 627
- Trình tự kế toán như sau:
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán phân loại và vào các sổ nhật ký chứng từ, đối với các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến các đối tượng không thể kết hợp hạch toán chi tiết trên sổ nhật ký chứng từ thì căn cứ vào chứng từ gốc để vào bảng kê. Đối với các nghiệp vụ liên quan đến đối tượng cần hạch toán chi tiết thì lập số và thẻ kế toán chi tiết Cuối tháng kế toán căn cứ vào các bảng kê để vào nhật ký chứng từ có liên quan; căn cứ vào sổ và thẻ chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết Sau đó căn cứ vào Nhật ký chứng từ để vào sổ cái; đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết với sổ cái Cuối mỗi quý, căn cứ vào bảng kê, sổ cái để lập các báo cáo tài chính.
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết Bảng kê
- Sơ đồ trình tự kế toán
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu
* Báo cáo tài chính công ty đang sử dụng:
Trong quá trình kinh doanh của công ty, để phản ánh được kết quả kinh doanh của mình, cứ 1 tháng, 1 quý, 1 năm công ty lại tiến hành kế toán xác định kết quả kinh doanh của tháng, quý hay năm đó thể hiện trên các báo cáo tài chính sau:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
* Tài khoản kế toán sử dụng a Tài khoản 551 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau:
- Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hoá mua vào.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ kế toán có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận ban đầu do các nguyên nhâ: Doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng đã bán cho khách hàng hoặc hàng đã bán bị trả lại có thể do không đảm bảo điều kiện về quy cách, phẩm chất ghi trong hợp đồng kinh tế và doanh nghiệp phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp được tính trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế mà doanh nghiệp đã thực hiện trong một kỳ kế toán.
- Số thuế phải nộp (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) tính trên doanh số bán trong kỳ.
- Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại.
- Kết chuyển doanh thu thần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
+ Bên có: phản ánh doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán.
+ Số dư: tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư.
- TK 511: Doanh thu bán hàng hoá
Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hoá đã xác định là tiêu thụ Tài khoản này được sử dụng chủ yếu ở các doanh nghiệp kinh doanh vật tư hàng hoá.
- TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm
Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng thành phẩm và bán thành phẩm đã được xác định là tiêu thụ Tài khoản này chủ yếu dùng cho các doanh nghiệp sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp.
- TK5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
Phản ánh doanh thu và doanh thu thuần khối lượng dịch vụ, lao vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là tiêu thụ Tài khoản này chủ yếu được dùng cho các ngành, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như giao thông vận tải, bưu điện, dịch vụ công cộng, du lịch.
- TK5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá.
Dùng để phản ánh các khoản thu từ trợ cấp trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm hàng hoá dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
- TK 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư, doanh thu bán bất động sản đầu tư.
* Nguyên tắc hạch toán tài khoản 511
Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán; dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu được tiền Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT.
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán.
Kế toán doanh thu hoạt động khác
Ngoài doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty cổ phần Thuỷ Tạ còn có doanh thu tài chính – doanh thu phát sinh từ hoạt động tài chính, cụ thể là lãi tiền gửi ngân hàng Hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ tạo ra thu nhập khác cho công ty.
Phần lãi tiền gửi ngân hàng do Ngân hàng trả căn cứ.
Thu nhập khác từ hoạt động thanh lý TSCĐ căn cứ vào
Quy trình luân chuyển chứng từ của hoạt động này hoàn toàn tương tự như hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
2.2.2 Kế toán chi tiết doanh thu khác
Các Tài khoản 515: Doanh thu hoạt động tài chính
Bên Nợ: Kết chuyển doanh thu thuần hoạt động tài chính sang TK 911 Bên Có: Tiền lãi phát sinh trong kỳ
TK515: Không có số dư
Bên Nợ: Kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911.
Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ
TK711 không có số dư
- Khi thanh lý nhượng bán TSCĐ, kế toán ghi:
Quy trình ghi sổ chi tiết tương tự như các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ.