TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT HƯNG TRAENCO VIỆT NAM
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY
CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT HƯNG TRAENCO VIỆT NAM
VIỆT HƯNG TRAENCO VIỆT NAM JOINT STOCK COMPANY
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Công ty cp Việt Hưng Traenco Việt Nam (VHT) là doanh nghiệp trực thuộc bộ giao thông vận tải
- Trụ sở giao dịch: Số 407, đường Giải Phóng, Phường Phương Liệt, Quận Thanh
Xuân, Thành phố Hà Nội
- Giấy phép kinh doanh số: 0103038402
- Sản xuất, lắp ráp và đóng mới xe ô tô các loại, xe gắn máy hai bánh ( không bao gồm thiết kế phương tiện vận tải)
- Xuất nhập khẩu, vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị trang trí nội thất, hàng tiêu dùng ( không bao gồm kinh doanh dược phẩm)
- Kinh doanh phụ tùng ô tô xe máy
SV Đặng Trần Hiếu Lớp QTKD CN & XD 50B
- Cho thuê máy móc thiết bị
- Dịch vụ vận tải hàng hóa – Khách hàng bằng ô tô theo hợp đồng
- Xây dựng công trình giao thông, dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, sản xuất kinh doanh vật liêu xây dựng, kết cấu bê tông đúc sẵn.
- Bốc đất đá, san lấp mặt bằng
- Xây dựng các công trình hạ tầng
- Lắp đặt tủ, bảng điện, trạm hợp bộ điện đến 35KV
- Môi giới xúc tiến thương mại ký kết các hợp đồng kinh tế với các tổ chức trong và ngoài nước để quảng cáo trên sóng truyền hình toàn quốc ( không bao gồm dịch vụ tư vấn pháp luật)
- Mua, bán và sản xuất hóa chất ( trừ hóa chất nhà nước cấm)
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa
- Tổ chức các dịch vụ hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm
- Khai thác và thu gom than cứng
- Khai thác quặng sắt ( trừ loại nhà nước cấm)
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
- Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
- Vận tải hành khách đường thủy nội địa
- Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty cổ phần Việt Hưng Traenco Việt Nam – Bộ giao thông vận tải là doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa trên cơ sở tách nguyên trạng Xí nghiệp ô tô Traenco – Công ty xây dựng thương mại ( nay là công ty cổ phần TRAENCO – Bộ giao thông vận tải) có địa chỉ tại 407 Đường Giải Phóng – Quận Thanh Xuân – Hà Nội.
Tổng giám đốc: Bùi Mạnh Hùng.
Sau đây là quá trình hình thành và phát triển của công ty:
- Xí nghiệp dịch vụ tổng hợp và kinh doanh tổng hợp thuộc văn phòng bộ giao thông vận tải và bưu điện được thành lập theo quyết định số: 1139/QĐ/TTCB/LĐ ngày 30 tháng 6 năm 1989 của bộ GTVT – BĐ. nhà nước là: Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư GTVT Với tên giao dịch quốc tế: “ Transport Investment Cooperation and Import - Export Corporation” Viết tắt là: Tracimexco, mã số kinh tế kỹ thuật : 25
- Quyết định 1516/QĐ/TCCB-LĐ ngày 24/06/1998 của Bộ trưởng về việc đổi tên và bổ sung nhiệm vụ cho doanh nghiệp nhà nước Đổi tên doanh nghiệp nhà nước: Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư GTVT thành: Công ty xây dựng và thương mại trực thuộc bộ GTVT Tên giao dịch quốc tế:
“Transport Engineering Construction and Trading company”, viết tắt là Traenco, có trụ sở chính tại 127 - Giải Phóng - Thanh Xuân - Hà Nội.
- Quyết định số: 1464/1998/QĐ-TTCB/LĐ tách chuyển đơn vị thành viên xí nghiệp XDCT & XKLĐ về làm thành viên Công ty xây dựng và thương mại
- Quyết định số: 2482/QĐ-BGTVT đổi tên xí nghiệp XDCT & XKLĐ thành xí nghiệp lắp ráp ô tô.
- Quyết định số 798/QĐ/BGTVT ngày 27/03/2001 bổ sung ngành nghề kinh doanh là lắp ráp và đóng mới xe ô tô các loại cho doanh nghiệp nhà nước: Công ty xây dựng và thương mại trực thuộc bộ GTVT.
- Quyết định số 2670/QĐ – BGTVT ngày 05/08/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT đổi tên Công ty xây dựng và thương mại thành Công ty cổ phần xây dựng và thương mại giao thông vận tải Tên tiếng anh: Transport Engineering Construction and Trading Joint Stock Company Tên viết tắt: Traenco., JSC Trụ sở tại 46 – Võ Thị Sáu – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
- Quyết định số: 60/QĐ – HĐQT 21/4/2006 Quyết định của hội đồng quản trị đổi tên xí nghiệp lắp ráp ô tô thành chi nhánh công ty cổ phần TRAENCO – XÍ nghiệp ô tô TRAENCO.
- Căn cứ vào kết luận kỳ họp hội đồng quản trị của công ty cổ phần Traenco số:
50A/BB-HĐQT ngày 07 tháng 12 năm 2007 về việc đồng ý cho xí nghiệp ô tô Traenco xây dựng phương án chuyển đổi mô hình hoạt động của chi nhánh Công ty cổ phần Traenco – Xí nghiệp ô tô Traenco hiện tại thành Công ty cổ phần doanh nghiệp hạch toán độc lập theo luật doanh nghiệp: Công ty cổ phần Việt Hưng Traenco Việt Nam.
Căn cứ vào phương hướng thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2008 – Tại hội nghị tổng kết công tác đảng năm 2007 và triển khai nhiệm vụ năm 2008 của Đảng bộ Công ty cồ phần TRAENCO ngày 01/03/2008 về chủ trương cho phép chi nhánh
SV Đặng Trần Hiếu Lớp QTKD CN & XD 50B ty cổ phần Việt Hưng TRAENCO hạch toán độc lập có vốn góp của Công ty cổ phần TRAENCO
Căn cứ vào nghị quyết số: 51/NQ – ĐHĐCĐ Đại hội cổ đông thường niên ngày 19/06/2008 của Công ty cổ phần TRAENCO về việc thành lập tổ chỉ đạo cổ phần hóa của Xí nghiệp
Căn cứ vào Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp của chi nhanh công ty cổ phần TRAENCO – Xí nghiệp ô tô TRAENCO vào thời điểm 30/06/2008.
Sau hơn một năm thực hiện quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị công ty cổ phần TRAENCO và gần 10 tháng tiến hành các bước cổ phần hóa, với tinh thần làm việc khẩn trương, thận trọng, tỉ mỉ, chính xác với sự chỉ đạo sát sao của Đảng Ủy, Hội đồng quản trị, ban giám đốc, các phòng ban Công ty cổ phần TRAENCO, các đơn vị tư vấn: Như Công ty kiểm toán tư vấn định giá ACC VIỆT NAM, công ty chứng khoán ngân hàng ngoài quốc doanh VIỆT NAM VPBANK đã cơ bản hoàn thành.
- Quyết định số 29/QĐ-BGTVT ngày 01/06/2009 về tách chuyển Chi nhánh Công ty thành công ty cổ phần: Tách chuyển nguyên trạng Chi nhánh Công ty cổ phầnTRAENCO – Xí nghiệp ô tô TRAENCO thành Công ty cổ phần VIỆT HƯNGTRAENCO Tên tiếng anh: VIỆT HƯNG TRAENCO VIỆT NAM JOINT STOCKCOMPANY Tên viết tắt: VHT.,JSC
THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT HƯNG TRAENCO VIỆT NAM
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
1 Đặc điểm về tổ chức bộ máy:
Cơ cấu quản trị tổ chức theo quy định luật doanh nghiệp:
- Đại hội đồng cổ đông
- Các phòng, ban tham mưu, chức năng ( Phòng KT-TV, Phòng KH-KT, Phòng
TC-HC, Phòng KD-XNK), các đơn vị sản xuất (Nhà máy lắp ráp ô tô, xưởng lắp ráp xe máy Tân Quang–Văn Lâm–Hưng Yên, xưởng lắp ráp xe máy Gia Lâm–HàNội, Trung tâm bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, trưng bày sản phẩm, các liên doanh,liên kết.
SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VHT, JSC
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp QTKD CN & XD 50B ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ
PHÒNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TM
XƯỞNG LR XE MÁY TÂN QUANG, VĂN LÂM
CỬA HÀNG TRƯNG BÀY SẢN PHẨM ÔTÔ, XE MÁY
XƯỞNG LẮP RÁP XE MÁY, GIA LÂM HÀ NỘI
TRUNG TÂM BẢO HÀNH, SỬA CHỮA SẢN PHẨM ĐỘI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
CÁC LIÊN DOANH, LIÊN KẾT SẢN XUẤT LẮP RÁP ÔTÔ, XE MÁY
Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban: Mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ riêng, cụ thể như sau:
● Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty theo luật doanh nghiệp và điều lệ công ty Đại hội đồng cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.
Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc đại hội đồng cổ đông quyết định Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với hình thức sản xuất kinh doanh của công ty.
Do đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty.
Do đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm gồm có một tổng giám đốc, bốn phó tổng giám đốc Tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty Phó tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề xuất của tổng giám đốc.
● Ban giám đốc gồm có:
Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật
Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất công nghiệp
Phó tổng giám đốc phụ trách xây dựng cơ bản
● Phòng Tổ chức – Hành chính:
Phụ trách công tác hành chính và quản trị trong toàn công ty.
Cập nhập và giải quyết chế độ lương, bảo hiểm, bảo hộ lao động và các chế độ khác theo quy định của nhà nước, của công ty
Tiếp nhận và tham mưu cho lãnh đạo công ty về nhân công, nhân lực, bố trí kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ, công nhân lành nghề, bảo đảm đúng, đủ, đáp ứng nhiệm vụ sản xuất Giải quyết các chế độ lao động, nghỉ việc, ốm đau, theo quy định
● Phòng kế hoạch – Kỹ thuật Đảm nhiệm toàn bộ kỹ thuật sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, công trình xây dựng của công ty.
Tư vấn và tham mưu cho lãnh đạo công ty tiếp cận, xử lý giải pháp kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến
Hướng dẫn lập quy trình sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy.
Lập và triển khai kế hoạch sản xuất năm, quý, tháng.
Xây dựng và duyệt các định mức vật tư, chi phí sản xuất, đảm bảo sản xuất hiệu quả, đúng tiến độ.
Xây dựng và triển khai các chế độ an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng cháy nổ toàn công ty.
● Phòng kinh doanh – Xuất nhập khẩu
Lập các hợp đồng sản xuất, nhập khẩu hàng hóa.
Xây dựng phương án nhập khẩu linh kiện ô tô, xe máy trên cơ sở kế hoạch sản xuất năm, quý đã được phê duyệt.
Giải quyết và xử lý các hợp đồng đối ngoại, các tranh chấp thương mại với nước ngoài về linh kiện, phụ tùng, vật tư
Tìm kiếm và mở rộng thị trường nhập khẩu với nhiều nước ngoài thị trường trong nước.
Thủ tục pháp lý, hồ sơ đăng kiểm, thiết kế ô tô, xe máy
Kinh doanh và tiêu thụ một số lĩnh vực thương mại khác
Tham mưu cho lãnh đạo công ty về lĩnh vực xuất nhập khẩu
● Phòng Kế toán – Tài vụ
Hạch toán kế toán tài chính theo chế độ hiện hành
Tham mưu cho lãnh đạo về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Cập nhật thông tin tài chính giá cả, vật tư, nguyên liệu, vật liệu, tiêu thụ sản phẩm
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp QTKD CN & XD 50B
Tìm kiếm, huy động nguồn vốn kinh doanh, tiêu thụ, cân đối thu chi bảo đảm vật tư đầu vào, lương, các chế độ theo quy định.
● Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy ( Như Quỳnh)
Sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy theo đúng qui định trình công nghệ, bảo đảm kỹ thuật, chất lượng, an toàn, hiệu quả, tiết kiểm.
Chịu trách nhiệm và chủ động quản lý lao động, phân công, điều hành sản xuất, kế hoạch sản xuất, vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh công nghiệp.
Giữ gìn bảo quản máy móc, thiết bị, nhà xưởng, vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất. Tiếp thu và phổ biến, xử lý các giải pháp kỹ thuật tiên tiến.
Chịu trách nhiệm về kế hoạch sản xuất, chất lượng sản phẩm xuất xưởng.
Bảo hành và dịch vụ sau bán hàng.
Phối hợp với các đơn vị, phòng ban tiêu thụ và bán sản phẩm.
● Các phân xưởng sản xuất:
- Bộ phận quản lý ( Giám đốc, phó giám đốc, các bộ phận giúp việc)
Tổ sản xuất sát si, thùng bệ
Tổ sản xuất gia công cơ khí đốt đập
Tổ hàn vỏ và ca bin
Tổ tẩy rửa xử lý bề mặt
● Phân xưởng hoàn thiện, kiểm tra xuất xưởng, bảo hành:
Tổ hoàn thiện bộ xe, bảo hành
Tổ kiểm tra các thông số của xe ( trên các thiết bị, máy) trước khi xuất xưởng
● Xưởng sản xuất, lắp ráp xe máy ( Gia Lâm)
Sản xuất linh kiệm xe máy các loại, lắp ráp hoàn chỉnh xe máy.
Quản lý và điều hành sản xuất ( trong phạm vi xưởng)
Phối hợp với các đơn vị, phòng ban tiêu thụ và bán sản phẩm
● Trung tâm bảo hành, sửa chữa, trưng bày sản phẩm:
Bảo dưỡng, bảo hành, sửa chữa, trưng bày sản phẩm ô tô, xe máy
Dịch vụ sau bán hàng
Bán, trưng bày, giới thiệu sản phẩm ô tô, xe máy, xe công trình và các sản phẩm khác.
● Xí nghiệp đầu tư thiết bị và xây lắp công trình
Trực tiếp thi công các công trình giao thông, xây dựng, thủy lợi đã được ký hợp đồng
Bảo đảm tiến độ, kỹ thuật, chất lượng và có lãi.
2 Đặc điểm về nhân sự:
Bảng 3: Tình hình lao động của công ty
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011/2010
Số người Tốc độ tăng
1, HDLĐ không xác định thời hạn
2, HĐLĐ xác định thời hạn
Phân theo trình độ học vấn Đại học và trên đại học 28 10.9 31 11.8 35 10.8 4 12.9
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp QTKD CN & XD 50B
Từ bảng trên cho ta thấy: Lực lượng lao động của Công ty mỗi năm đang có xu hướng ngày càng một tăng lên, cụ thể như sau:
- Năm 2010 so với năm 2009 tăng 4 lao động tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,56% trong đó lao động gián tiêp tăng 2 lao động tương ứng với tỷ lệ tăng 4,1%, lao động trực tiếp tăng 2 lao động tương ứng với tỷ lệ tăng 0,95%.
- Năm 2011 so với năm 2009 tăng 63 lao động tương ứng tỷ lệ tăng 24,1%, trong đó lao động gián tiêp tăng 2 lao động tương ứng 4%, lao động trực tiếp tăng 61 lao động tương ứng tăng với tỷ lệ 28,8%.
- Do đặc điểm quá trình sản xuất kinh doanh là cần nhiều lao động nên tỷ trọng lao động trực tiếp lớn hơn nhiều so với lao động gián tiếp Đặc điểm là lao động nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với lao động nữ và năm sau tỷ lệ lại càng tăng lên để đáp ứng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, thể hiện năm 2009 lao động nam chiếm 80,6% , năm 2010 lao động nam chiếm 84,4%, năm 2011 lao động nam chiếm 89,5% Năm 2010 so với năm 2009 lao động nam tăng 13 lao động tương ứng với tỷ lệ 6,25% do tính chất công việc nên công ty đã tăng cường thêm lao động nam, đến năm 2011 so với năm 2010 tăng thêm 70 lao động tương ứng với tỷ lệ tăng 31,7%.
- Vì tính chất công việc và mở rộng sản xuất kinh doanh nên số lao động hợp đồng xác định thời hạn nhiều hơn hợp đồng không xác định thời hạn.
- Một yêu cầu tất yếu là có chính sách tuyển mộ, tuyển chọn và đãi ngộ nhân tài để tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả người lao động và công ty cùng phát triển.
- Tóm lại, qua bảng trên ta thấy có thể thấy rằng cơ cấu lao động của công ty là tương đối hợp lý Đặc biệt công ty có đội ngũ cán bộ mỗi năm một trẻ hơn và điều này là một trong những thế mạnh của công ty, do vậy công ty cần phải quan tâm và vận dụng nguồn lực này một cách có hiệu quả nhất.
3 Đặc điểm về máy móc thiết bị công nghệ:
3.1 Máy móc thiết bị công nghệ
- Để tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm ban lãnh đạo công ty đã mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị hiện đại và đưa công nghệ mới vào sản xuất cũng như các hoạt động Trang thiết bị đa phần là mới nên hiệu quả công việc khá cao và tỉ lệ khấu hao cũng không nhiều với giá trị còn lại chiếm tỉ lệ trên 90% Tất nhiên một số thiết bị máy móc còn bị khấu hao nhiều do tỉ lệ dùng thường xuyên và với khối lượng công việc lớn nên giá trị còn lại trên nguyên giá chỉ có tỉ lệ thấp như: Bộ súng phun sơn ( 30%), Hệ thống cấp nhiệt và cung cấp khí hóa lỏng( 57,45%), máy in+ máy vi tính(43,74%) Nhờ những số liệu thống kê trên công ty sẽ có những đề xuất để cung cấp các thiết bị mới cho kỳ sau và có những chính sách đầu tư các thiết bị này hiện đại hơn.
- Ta nhân thấy các loại tài sản có tính chất cố định như hệ thống nhà xưởng có tỉ lệ khấu hao ít hơn so với các thiết bị máy móc, và tỉ lệ còn lại chiếm khoảng hơn 98%.
TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP VIỆT HƯNG
1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty tại thị trường nội địa
1.1 Tình hình thực hiện kế hoạch bán xe của công ty
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp QTKD CN & XD 50B
Bảng 10: Tình hình thực hiện kế hoạch bán xe của công ty tại thị trường nội địa giai đoạn 2009 – 2011
( Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
- Qua Bảng 10 ta thấy chỉ có năm 2009 không hoàn thành chỉ tiêu đặt ra, việc thực hiện so với kế hoạch đề ra chỉ đạt 92,53% về doanh thu và chỉ đạt 93,23% về số lượng xe bán tại thị trường nội địa Hai năm 2010 và năm 2011 số lượng xe bán tại thị trường nội địa và doanh thu thu về đều vượt chỉ tiêu đặt ra Doanh thu và số lượng xe bán ra tại thị trường nội địa năm 2011 là cao nhất trong 3 năm và vượt so với kế hoạch nhiều nhất Số lượng xe tiêu thụ năm 2011 vượt 3,87% so với kế hoạch cao nhất trong 3 năm, còn doanh thu vượt cao nhất trong 3 năm là 3,86% so với kế hoạch Số lượng xe tiêu thụ năm 2010 và doanh thu cũng vượt xấp xỉ năm 2011, vượt 3,23% so với kế hoạch về số lượng xe và vượt 3,82% so với kế hoạch về doanh thu.
- Về thực tế thực hiện qua ba năm, nhận thấy năm 2010 là năm có số lượng xe ô tô bán ra tại thị trường nội địa thấp nhất trong ba năm đạt 575 xe và doanh thu thu được thấp nhất trong ba năm đạt 200.245 triệu đồng.
- Số lượng xe tiêu thị năm 2010 so với năm 2009 giảm 73 xe tương ứng giảm
11,26%; doanh thu năm 2010 so với năm 2009 giảm 11.440 triệu đồng tương ứng giảm 5,4%
- Năm 2011 là năm có số lượng xe tiêu thụ và doanh thu cao nhất trong ba năm Số lượng xe ô tô bán ra so với năm 2011 so với năm 2010 tăng 229 xe tương đương tăng 39,8%; doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 67.440 triệu đồng tương đương tăng 33,67%.
- Sức mua ô tô tải đang tăng rất mạnh trong những tháng đầu năm 2009, bởi nhu cầu thay thế xe công nông trên cả nước là rất lớn Đặc biệt, khi người tiêu dùng được vay của ngân hàng để mua xe trả góp thì sức mua sẽ tăng đáng kể Số lượng xe tải nhẹ có trọng tải từ 550kg đến 6 tấn rất được ưa chuộng Theo hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam VAMA sức mua xe tải tăng mạnh trong thời gian gầnd dây là do nhu cầu thay thế xe công nông trên cả nước tăng mạnh.
- Nước ta là một nước có khoảng cách địa lý rất dài từ Bắc cho đến Nam, đất đai rộng, dân số đông, do đó việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ sẽ chiếm phần lớn nhu cầu vận chuyển của khách hàng Khi đó, nhu cầu về xe tải có chất lượng cao sẽ rất lớn Xe tải nhẹ tiêu thụ mạnh do ít chịu ảnh hưởng của chính sách thuế.
1.2 Tình hình tiêu thụ theo ch ng lo i xe ủng loại xe ại xe
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp QTKD CN & XD 50B
Sản phẩm Đơn vị Giá
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
Xe tải nhẹ dưới 3 tấn
Bảng 11: Tình hình tiêu thụ theo chủng loại xe của công ty tại thị trường nội địa giai đoạn 2009 - 2011
( Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)
- Về tình hình tiêu thụ theo chủng loại xe của công ty tại thị trường nội địa giai đoạn 2009 – 2011 ta thấy: Trong ba năm 2009, 2010, 2011 thì số lượng xe tải tiêu thụ tại thị trường nội địa cao nhất sau đó đến xe ben và số lượng xe car tiêu thụ tại thị trường nội địa là thấp hơn so với xe tải và xe ben Năm 2009 số lượng xe tải tiêu thụ đạt 62,19% tổng số xe tiêu thụ năm 2009 cao nhất trong ba năm, số lượng xe ben tiêu thụ đạt 25,46% trong khi đó số lượng xe car tiêu thụ chỉ đạt 12,34% thấp nhất trong ba năm Năm 2010 số lượng xe tải tiêu thụ đạt 58,26% tổng số xe tiêu thụ thấp nhất trong ba năm, số lượng xe ben tiêu thụ chiếm 24,34%, riêng số lượng tiêu thụ xe car năm 2010 đạt 17,39% cao nhất trong ba năm Năm 2011 số lượng tiêu thụ xe tải đạt 62,06% tổng số xe tiêu thụ năm 2011, số lượng xe ben tiêu thụ đạt 24,25%, số lượng xe car tiêu thụ năm 2011 đạt 13,68%.
- Về chủng loại xe tải tiêu thụ trong ba năm thì năm 2009 có số lượng xe tải có tỉ lệ tiêu thụ cao nhất, mặc dù năm 2011 số lượng xe tải tiêu thụ đạt 499 xe cao nhất trong ba năm Trong đó số lượng xe tải nhẹ dưới 3 tấn luôn tiêu thụ nhiều hơn một chút so với xe tải nhẹ từ 3 đến 5 tấn Năm 2009 số lượng xe tải tiêu thụ đạt 403 xe và giảm 68 xe vào năm 2010, năm 2011 tăng 164 xe so với năm 2010 và đạt 499 xe.
Số lượng xe tiêu thụ năm 2010 bằng 83,12% so với năm 2009 và số lượng xe tiêu thụ năm 2011 bằng 148,95% so với năm 2010 Sức mua ô tô tải đang tăng rất mạnh trong những tháng đầu năm 2009, bởi nhu cầu thay thế xe công nông trên cả nước là rất lớn Đặc biệt khi người tiêu dùng được vay của ngân hàng để mua xe trả góp thì sức mua tăng đáng kể Thị trường Việt Nam mới bắt đầu phát triển, có rất nhiều khó khăn cũng rất nhiều cơ hội, Việt Nam là nước có khoảng cách địa lý rất dài từ Bắc đến Nam, đất rộng, dân số đông, do đó việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ sẽ chiếm phần lớn nhu cầu vận chuyển của khách hàng Khi đó nhu cầu về xe tải có chất lượng tốt sẽ rất lớn Năm 2010 các nhà sản xuất xe tải tại Việt Nam hiện gặp rất nhiều khó khăn vì nhu cầu của thị trường đang chững lại, đặc biệt là các thông tin không có lợi về chính sách thuế Năm 2011 các phương tiện xe lôi, xe ba gác không được phép lưu hành Do vậy, các chủ phương tiện buộc phải chuyển đổi loại hình vận tải sang xe tải nhỏ Tuy thị trường ô tô tải nhỏ đang sôi động nhờ sự tham gia của các ngân hàng trên địa bàn Đây là dòng xe chiến lược của công ty, được thị trường đón nhận khá tốt.
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp QTKD CN & XD 50B
- Về chủng loại xe ben tiêu thụ trong ba năm thì năm 2009 có tỉ lệ phần trăm tiêu thụ xe ben trên tổng số xe cao nhất là 25,46% Số lượng xe ben tiêu thụ năm 2009 đạt 165 xe và giảm 25 xe vào năm 2010, năm 2011 số lượng xe tiêu thụ tăng 55 xe so với năm 2010 và đạt 195 xe Xe ben là một trong những dòng xe tải hạng trung tự đổ, xe áp dụng những kỹ thuật tiên tiến là mẫu xe có tính tổng hợp cao đáp ứng các tiêu chuẩn EURO.
- Về chủng loại xe car dưới 32 chỗ tiêu thụ trong ba năm thì năm 2010 có tỉ lệ tiêu thụ xe car trên tổng số xe cao nhất trong ba năm đạt 17,39% Và số lượng xe car tiêu thụ tăng dần qua ba năm, năm 2009 số lượng xe car tiêu thụ đạt 80 chiếc, vào năm
2010 tăng 20 chiếc so với năm 2009, năm 2011 đạt 110 xe tăng 10 xe so với năm 2010.
- Về tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ ta thấy chỉ có năm 2009 là không hoàn thành mức kế hoạch đặt ra còn lại các năm 2010 và 2011 đều hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra Năm 2009 hoàn thành 93,23% kế hoạch đặt ra, năm 2010 hoàn thành 103,23% so với kế hoạch tuy nhiên lượng xe tiêu thụ giảm so với năm 2009 là
68 xe, năm 2011 hoàn thành 103,87% so với kế hoạch vượt 164 xe so với năm 2009.
1.3 Tình hình tiêu thụ xe theo khu vực thị trường
Bảng 12: Tình hình tiêu thụ xe theo khu vực thị trường của công ty tại thị trường nội địa giai đoạn 2009 – 2011
( Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)
- Theo thống kê tình hình tiêu thụ xe theo khu vực thị trường của công ty tại thị trường nội địa ta thấy thị trường miền Bắc luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với thịt trường miền Trung và Nam, và thị trường miền Nam luôn có tỷ trọng tiêu thụ thấp nhất so với hai thị trường miền Bắc và thị trường miền Trung Ta thấy tỷ trọng tiêu thụ ở ba miền trong ba năm không đều nhau Năm 2009 thị trường miền Bắc tiêu thụ chiếm 79,78% tổng số xe tiêu thụ đạt 517 xe, có tỷ trọng tăng vào năm 2010 là 83,13% mặc dù số lượng xe tiêu thụ giảm xuống chỉ đạt 478 xe, Năm 2011 có số lượng xe tăng đáng kể đạt 576 xe nhưng tỷ trọng thị trường miền Bắc chỉ chiếm 71,64% Thị trường miền Trung có tỷ trọng tiêu thụ cao nhất là vào năm 2011 đạt 15,54% và số lượng xe tiêu thụ tại thị trường này trong năm 2011 là cao nhất so với hai năm còn lại đạt 125 xe Thị trường miền Nam cũng có tỷ trọng tiêu thụ cao nhất là vào năm 2011 đạt 12,81% và số lượng tiêu thụ tại thị trường này trong năm 2011 cũng là cao nhất so với hai năm còn lại đạt 103 xe.
- Qua phân tích trên ta thấy thế mạnh của công ty là tại thị trường miền Bắc, công ty cần phát huy thế mạnh của mình hơn nữa Còn ở khu vực miền Trung và miền Nam công ty cần có những hình thức quảng bá các sản phẩm của mình và bố trí các đại lý ủy quyền một cách hợp lý để đưa sản phẩm của mình đến gần với khác hàng để khách hàng biết đến sản phẩm của công ty nhiều hơn Thị trường miền Nam là một thị trường rất tiềm năng và có rất nhiều công ty có đại lý ủy quyền và trụ sở ở đó, công ty bán xe vào thị trường này là nhờ vào mối quan hệ với bạn hàng, đối tác và người thân của mình giới thiệu Lượng xe tiêu thụ tại khu vực miền Trung tăng rất nhanh từ 40 xe vào năm 2010 đã tăng vọt lên 103 xe vào năm 2011 tăng 157,5% điều này thể hiện sự cố gắng lớn của công ty trong việc phát triển thị tường tiềm năng lớn này Thị trường miên Trung luôn là thị trường đứng thứ hai về lượng tiêu thụ xe trong nước của công ty Từ 57 xe tiêu thụ được vào năm 2010 đã tăng 119,3% vào năm 2011 và đạt 125 xe có sự thay đổi rất đáng kể Việc kiểm soát tình hình bán hàng ở miền Nam và miền Trung không được chặt chẽ và quy củ như ở miền Bắc vì nhiều điều kiện, hoàn cảnh nên công ty chưa thể mở nhiều chi nhánh tại các khu vực miền Trung và miền Nam, công tác bán hàng ở hai khu vực này đều ủy thác cho các đại lý Tại thị trường miền Bắc lượng xe mới bán ra do công ty trực tiếp bán và qua các đại lý và cửa hàng giới thiệu trưng bày sản phẩm.
1.4 Tình hình tiêu thụ xe theo thời gian
Bảng 13: Tình hình tiêu thụ xe theo thời gian
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp QTKD CN & XD 50B
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
- Qua bảng phân tích trên ta thấy số lượng xe tiêu thụ trong quí III và IV trong cả ba năm đều vượt trội so với quý I và II và số lượng xe tiêu thụ trong quý II luôn thấp hơn ba quý còn lại Số lượng tiêu thụ trong mỗi quý năm 2010 đều giảm so với quý tương ứng của năm 2009 Số lượng tiêu thụ trong mỗi quý năm 2011 đều cao hơn so với các quý tương ứng của năm 2009 và năm 2010.
- Ta có thể thấy rằng các quý III và IV có số lượng xe tiêu thụ vượt trội so với 2 quý còn lại nguyên nhân là do nhu cầu của người dân cung cao hơn vào dịp cuối năm và gần tết thì nhiều ngân hàng có các chương trình cho vay hấp dẫn Số lượng xe của quý II năm 2011 tăng 82,86% so với quý cùng kỳ năm 2010 rất cao Và số lượng xe của quý II năm 2010 giảm 22,47% giảm nhiều nhất so với quý cùng kỳ năm 2009.
2 Các hoạt động nhằm tiêu thụ sản phẩm của công ty
2.1 Nghiên cứu nhu cầu thị trường
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT HƯNG TRAENCO
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
- Các yếu tố môi trường vĩ môt thường xuyên thay đổi theo thời gian và nó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp, các yêu tố này có thể mang lại những cơ hội hoặc nguy cơ đối với doanh
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp QTKD CN & XD 50B nghiệp Doanh nghiệp cần phải nhận biết được nhằm tận dũng những cơ hội và hạn chế toái thiểu những thách thức do các yêu tó này mang lại Và ngành công nghiệp ôtô là một ngành lớn và yêu tố này càng quan trọng, đặc biệt ngành công nghiệp ôtô Việt Nam được coi là chiến lược của nước ta.
- Chu kỳ của nền kinh tế: Trải qua bốn giai đoạn khủng hoàng, tiêu điều, phụ hồi và hưng thịnh Hiện nay nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn khủng hoảng, lượng hàng hóa trên thị trường đang có xu hương tăng trở lại sau một thời gian mà nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng, nhu cầu về phương tiện cũng tăng lên. Theo thống kê của cục đường bộ hàng năm cả nước tăng thêm hàng nghìn các phương tiện giao thông các loại Theo số liệu dự báo trong chiến lược quốc gia phát triển giao thông vận tải năm 2011 vận tải đường bộ cần 950.690.000/km xe vận tải 10 tấn hoặc 1.990.850.000/km xe vận tải dưới 5 tấn Hiện nay vận tải đường bộ mới chỉ đáp ứng 30% - 40% nhu cầu vận tải Vì vậy đây là cơ hội cho công ty Việt Hưng Traenco Motor tiếp cận ngày càng nhanh với việc kinh doanh các phương tiện vận tải.
- Tăng trưởng kinh tế: Mức tăng trưởng kinh tế của nước ta qua các năm liên tục tăng, 2003: 7,24%; năm 2004: 7,7%; năm 2005:8,43%; Năm 2006: 8,17% và năm
2009 do khủng hoảng kinh tế xảy ra nên chỉ đạt tăng trưởng 6.5% GDP liên túc tăng qua các năm ,nền kinh tế ngày một càng phát triển do đó lượng nhu cầu tiêu dùng của người dân đã được đẩy mạnh lên cao, kinh doanh ôtô ngày càng phát triển Tăng trường kinh tế về cả thu nhập và sản lượng tạo ra thị trường rộng hơn cho ngành kinh doanh ô tô nói chung và Việt Hưng Traenco Motor nói riêng.
- Các yêu tố chính trị luật và các chính sách của nhà nước: Chính trị ổn định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, môi trường chính trị của nước ta được quốc tế đánh giá cao, và đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài Bởi môi trường kinh doanh luôn có những rủi ro nhất định, chính trị ổn định giúp cho các doanh nghiệp giảm được phần nào sự rủi ro đó Mặt khác điều kiện chính trị thuận lợi doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh với các hãng khác từ bên ngoài nên mức độ cạnh tranh cũng tăng lên, nền kinh tế ngày càng sôi động thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Chính sách thuế: Đây là chính sách ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường ôtôViệt Nam, với mức giá ôtô phụ thuộc rất nhiều vào chính sách thuế Chính phủ cso nhiều ưu đãi đối với ngành công nghiệp ôtô, đây là yêu tố thuận lợi đối với ngành công nghiệp ôtô vận tải của các doanh nghiệp trong nước Thuế đánh vào linh kiên thấp hơn thuế đánh vào ôtô nhập khẩu nghuyên chiếc nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các hãng ôtô sản xuát lắp ráp trong nước so với ôtô nhập khẩu nguyên chiếc Đây là chính sách bảo hộ phần nào cho các doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước, Điều đó cũng giúp cho công ty Việt Hưng Traenco Motor khằng định trên thị trường nội địa.
Chính sách ngoại thương: Việt Nam gia nhập WTO tạo ra sự cạnh tranh lớn giữa các hãng ôtô trong nước và khu vực, công ty Việt Hưng Traenco Motor sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam sẽ cơ điều kiện thuận lợi để nâng cao thị phần và tiến và thi trường các nước.
- Chính sách ngoại thương của Việt Nam tạo ra sự cạnh tranh lớn giữa các hãng ôtô trong nước và khu vực và cũng tạo ra nguy cơ vì nhiều doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận được với thị trường trong nước do khi gia nhập WTO thì các doanh nghiệp nước ngoài được ưu đãi hơn trong chính sách thuế.
- Xu hương hội nhập giúp cho việc mở rộng thị phần của công ty Việt Hưng
Traenco sang các nước trong khu vực tuy nhiên thị trường mở rộng cũng sẽ là nguy cơ đối với doanh nghiệp vì khi đó các đối thủ cạnh tranh cũng tăng theo và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi phù hợp với môi trường quố tế Hiện nay nước ta đã gia nhập WTO được nhiều năm vì vậy việc cắt giảm thuế đối với ôtô nhập khẩu đang tiến hành từng bước, nhà nước hạn chế dần sự bảo hộ đối với ngành ôtô trong nước, các dòng xe tải nước ngoài sẽ nhảy vào Việt Nam với giá rẻ đây là một nguy cơ đối với các hãng sản xuất ôtô trong nước.
- Hiện nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là một điều tất yếu Tuy nhiên với bất kỳ doan nghiệp nào thị yếu tố cạnh tranh là điều không mấy dễ chịu và gây lên nhiều khó khăn Để cạnh tranh được, ngoài sự phân tích các yếu tố vĩ mô doanh nghiệp còn phải có sự hiểu biết về các đối thủ cũng như khách hàng và nhà cung cấp của chính mình.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành luôn là sự cạnh tranh mạnh mẽ,và các hãng luôn mong muốn có được thị phần lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh của mình Hiện nay có ba nhóm:
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp QTKD CN & XD 50B
Nhóm 1: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lắp ráp, sản xuất ôtô tại Việt Nam: Hiện này cso 11 liên doan vốn FDI đang hoạt động tại thị trường Việt Nam, và mỗi ănm có hàng nghìn chiếc xe được lắp ráp để đưa ra thị trường như HINO, VIDAMCO, ISUZU Tuy nhiên các hãng này có tỷ lệ nội địa hóa thấp nên giá bán vẫn còn cao Các hãng này có thể chiếm lĩnh tới 40% - 50% thị phần các ôtô trên thị trường Việt Nam,và sức ép cạnh tranh của đối thủ này rất lớn Xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn do đó hãng nào muốn duy trì và mở rộng thị phần thì cần có chiến lược tốt mới có thể tiêu thụ sản phẩm tốt được.
Nhóm 2: Các loại xe nhập khẩu nguyên chiếc: Các loại xe nhập khẩu nguyên chiếc chủ yếu từ các hãng sản xuất tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc ( chiếm 75,4%) Do nhà nước có chính sách đánh thuế cao, nhưng hiện nay nước ta hiện gia nhập WTO đã được nhiều năm nên thuế nhập khẩu đang giảm từng bước, nhóm này tuy còn nhỏ nhưng cạnh tranh thị phần rất tốt và đánh vào thị trường người có thu nhập cao trong nước.
Nhóm 3: Các doanh nghiệp trong nước: Nhóm này có sự cạnh tranh rất lớn và gay gắt, các doanh nghiệp trong nước được nhà nước rất ưu đãi do đó đây là nhóm có sự cạnh tranh mạnh nhất Công ty cần có nhiều chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cũng như quảng bá để không bị mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh
- Yếu tố về công nghệ: Sự thay đổi về công nghệ tạo ra thách thức đối với các doanh nghiệp Ngành công nghiệp ôtô yêu cầu đòi hỏi phải có công nghệ cao do vậy sự thay đổi về công nghệ sẽ mang lại cơ hội tiếp cận công nghệ mới hơn, tiên tiến hơn đáp ứng mong muốn, nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng vì vậy nếu doanh nghiệp không đuổi kịp được sự thay đổi của công nghệ thì các sản phẩm sẽ ngày trở nên lỗi thời hoạc không kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng Các linh kiện nhập khẩu chủ yếu là bộ linh kiện CKD ( lắp ráp cụm chi tiết), SKD, IKD Đây là các linh kiện có thể ngày càng được sản xuất nhiều ở Viêt Nam.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY NHỮNG NĂM TỚI
Bảng 19: Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012-2014
T Chỉ tiêu ĐVT Ước thực hiện kế hoạch
1 Giá trị sản xuất đạt Trđ 418.000 460.000 506.000
II Sản lượng sản phẩm chủ yếu
1 Đóng mới xe ôtô các loại Cái 860 946 1.041
2 Sản xuất khung xe gắn máy
3 Sửa chữa xe các loại Trđ 1.980 2.178 2.396
4 Sản xuất công nghiệp khác Trđ 1140 1470 1630
5 Chi tiết, linh kiện rời Trđ 2.300 2.600 2.800
B Sản xuất kinh doanh khác Trđ 4.000 4.320 4.666
Tổng kim ngạch nhập khẩu chủ yếu 1.000 USD 10.800 11.772 12.832
(Nguồn: Phòng kế hoạch kỹ thuật)
- Cố gắng thật tốt,không ngừng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy tối đa năng lực sẵn có.
- Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động trong công ty, đảm bảo lợi ích cho các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Phấn đấu trở thành công ty sản xuất kinh doanh ôtô hàng đầu cảu bộ GTVT và của cả nước với tốt độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt từ 10% đến 20%
- Quản trị và phát triển tốt nguồn nhân lực hơn
- Đầu tư xây dựng mở rộng xưởng sản xuất, mở thêm nhiều showroom trưng bày sản phẩm, giành lại thị phần xe tải, xe ben tự đổ, nâng cao thị phần xe car.
2 Phương hướng phát triển của công ty
- Trong những năm tới, công ty tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh: Đầu tư mở rộng diện tích nhà xưởng, tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại
- Tiếp túc duy trì và cải tiến hệ thống ISO 9001-2000, tiêu chuẩn khí thải EURO III.
- Tiếp tục đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực hoạt động hiện tại
- Thực hiển sản xuất chế tạo máy, xe nông cụ, xe công trình, xe tải, xe ben, xe car đảm bảo phục vụ thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp QTKD CN & XD 50B
- Về thị trường: Công ty đặt ra kế hoạch giữ vững thị trường hiện có, đặc biệt là thị trường miền Bắc thị trường chủ yếu cảu công ty Với những thị trường tại khu vực miền Trung và miền Nam, đặc biệt là thị trường miền Nam, công ty sẽ mở rộng hoạt động tiêu thụ xe tại đây bằng cách tạo thêm nhiều đại lý mới nhằm đău sản phẩm của công ty đến với khách hàng nhiều hơn
3 Xu hướng phát triển của thị trường xe các loại ở Việt Nam thời gian tới
- Nền kinh tế bị suy giảm, cùng với chính sách tiền tệ bệ thắt chặt, tỷ giá và lãi suất ngân hàng quá cao nên đã kéo theo sự suy giảm chung của thị trường ôtô Việt Nam, hơn nữa, trận động đất tại Nhật Bản và nạn lũ lụt lịch sử của Thái Lan vừa qua cũng đã khiến cho các hãng sản xuất ôtô gặp nhiều khó khăn.
- Đối với thị trường ôtô nói chung, trên thực tế nhu cầu thật của người dân đối với ôtô vẫn tương đối cao, do vậy đã có sự dịch chuyển rõ rệt trong phân khúc thị trường.
- Việc tăng lệ phí trước bạ tại Hà Nội vầ TP HCM cũng như việc tăng lệ phí đăng ký biển xe là một trong những nỗ lực của chính phủ nhằm giảm thiểu tình trạng ách tắc giao thông Tuy nhiên, tình hình ôtô đang giảm sút, việc tăng thuế trước bạ và tăng lệ phí đăng ký biển xe chắn chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường ôtô trong nước vốn phụ thuộc vào hai thị trường lớn này Vì vậy thị trường ôtô 2012 có thể sẽ có nhiều khó khăn.
- Thị trường xe tải, xe ben, xe container và xe nông cụ nhu cầu sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới với việc xuất hiện ngày càng nhiều những dự án đầu tư sản xuất mở rộng, đòi hỏi việc chuyên trở vận chuyển máy móc thiết bị nguyên vật liệu tăng cao, đẩy nhu cầu về các loại xe này lên cao.
- Thị trường xe ôtô khách, ôtô du lịch, xe đa dụng và xe thương mại sẽ tăng do Việt
Nam có trải dài từ Bắc đến Nam nên công việc vận chuyển hành khách diễn ra rất thường xuyên, chi phí đi xe rẻ.
BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
1 Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên bán hàng
Thực tế với công ty, để đưa một chiếc xe ôtô đến với khách hàng là một việc không phải là một việc dễ dàng mà tốn kém khá nhiều thời gian và sức lực để thuyết phục khách hàng, chính vì vậy nếu không nắm bắt được tâm lý khách hàng rất dễ bị tuột mất khách hàng Thực tế trình độ làm việc của nhân viên bán hàng và kỹ thuật viên sửa chữa dịch vụ của công ty Việt Hưng Traenco Motor còn chênh lệch Một số nhân viên bán hàng có tác phong, ý thức chấp hành kỷ luật chưa được tốt, kỹ năng bán hàng còn thiếu chuyên nghiệp và không đạt chỉ tiêu sản phẩm một tháng Ở xưởng dịch vụ kỹ thuật còn thiếu nhân viên kỹ thuật giỏi để đáp ứng nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành xe của khách hàng Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ xe ôtô của công ty Việt Hưng Traenco Motor.
Do vậy để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ xe của công ty tại thị trường nội địa thì công ty nên chú trọng hơn phát triển nguồn nhân lực, công tác đào tạo cho những nhân viên bán hàng để họ trở thành người bán hàng chuyên nghiệp cũng như đào tạo các công nhân kỹ thuật để họ trở thành những người thợ có kỹ thuật giỏi và lành nghề
Công ty nên áp dụng những hình thức đào tạo sau giờ làm việc như: là mời các giáo viên tại những trường đào tạo nghiệp vụ có kinh nghiệm về giảng dạy cho nhân viên về những nghiệp vụ bán hàng mà nhân viên cần phải có; đào tạo không chỉ qua sách vở mà còn qua những cuốn video,các đoạn clip tình huống để nhân viên dễ dàng tập luyện và làm theo và dễ dàng xem lại khi cần.
Ngoài ra công ty cũng nên áp dụng các bài tập tình huống để các nhân viên tự thực hàng, đưa ra các tình huống khó để phát huy sự sáng tạo của nhân viên trong từng tình huống, như vậy sẽ khiến cho nhân viên tiếp thu được nhiều hơn là chỉ được học lý thuyết đơn thuần và tự rút ra kinh nghiệm cho riêng mình.
Và đồng thời, công ty cũng nên khuyến khích các nhân viên tự học với nhau,và sắp sếp để các nhân viên giỏi, đã có nhiều kinh nghiệm làm việc trong việc bán hàng, những nhân viên kinh doanh giỏi này sẽ hướng dẫn kèm cặp chỉ bảo những nhân viên vẫn còn chưa quen với công việc bán hàng, còn bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm Những nhân viên mới sẽ theo học nhân viên có kinh nghiệm một thời gian, và sau đó là tự mình tư vấn cho khách hàng nhưng dưới sự giám sát của trưởng
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp QTKD CN & XD 50B nhóm hoạc cố vấn giám sát để chỉ bảo các sai sót ngay từ đầu Qua việc học hỏi lẫn nhau đó sẽ giúp các nhân viên tiếp thu bài học, kinh nghiệm thực tế nhanh hơn. Để áp dụng giải pháp này một cách có hiệu quả, công ty còn có một chế độ lương thưởng thích hợp nhằm khích lệ, động viên những nhân viên kinh doanh giỏi và có kỹ thuật sửa chữa lành nghề
Công ty nên áp dụng thêm định mức bán hàng cho nhân viên như sau: Mỗi nhân viên bán hàng phải có chỉ tiêu tối thiểu 1 tháng là 1 xe Nếu không đạt đủ doanh số tối thiểu của tháng kinh doanh thì sẽ bị phạt không lương thưởng, còn nếu trong hai đến ba tháng tiếp theo mà vẫn không bán được hàng thì sẽ bị sa thải Nếu nhân viên bán được trên 1xe/tháng sẽ có chế độ thưởng phù hợp theo cấp số như sau dưới sự giám sát của các cán bộ cấp trên:
Bảng 20: Phân loại nhân viên kinh doanh và lương thưởng
Số lượng xe bán ra trong một tháng Tiền thưởng/1xe
Nhân viên bán hàng xuất sắc 6 xe 10 triệu đồng
Nhân viên bán hàng tốt 4 5 xe 7.5 triệu đồng
Nhân viên bán hàng khá 2 3 xe 5 triệu đồng
Nhân viên bán đủ doanh số 1 xe 1 triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Ngoài ra, vào hàng tháng công ty cũng nên trao nhưng giải thưởng là những phần quà nhỏ nhằm động viên, khích lệ thành tích bán hàng của các nhân viên dựa theo số lượng họ bán được và tiến hành trao giấy khen theo thành tích: Nhân viên xuất sắc, nhân viên tốt Công ty tổ chức khen thưởng cho nhân viên theo quí, và được chính ban giám đốc công ty trực tiếp trao thưởng quà tặng và giấy khen trước toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.
Với việc tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên như vậy sẽ khuyến khích cho nhân viên của công ty hăng say với công việc của mình, và đen lại nhiều doanh thu và lợi nhuận hơn cho Công ty Chính những điều này hình thành lên một người bán hàng giỏi. Để thực hiện những giải pháp trên lãnh đạo công ty cần phải đảm bảo đủ vốn để chi trả cho các khoản đào tạo cho công nhân viên như sau:
Bảng 21: Chi phí đào tạo cho cán bộ công nhân viên một năm
Tên khóa học Đối tượng Loại hình Số người Kinh Phí Đào tạo KT&CM Kỹ thuật viên, đốc công, cố vấn dịch vụ
Nghiệp vụ tư vấn bán hàng
Nhân viên bán hàng Nội bộ và bên ngoài
Quản lý cao cấp Ban lãnh đạo Bên ngoài 2 14.000.000 vnđ Đào tạo quản lý Trưởng, phó bộ phận
Bên ngoài Cử đi học lên cao
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính) Hiệu quả đào tạo: Dự kiến nếu công ty thực hiện được điều này, Công ty hoàn toàn có khả năng, điều kiện để nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên của mình về kỹ năng, về kinh nghiệp và về ý thức làm việc góp phần đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ xe lên 30% kéo doanh thu tiêu thụ có thể tăng 25% đến 30% so với năm trước đó
2 Thiết lập bộ phận marketing và tham gia thương mại điện tử
2.1 Thiết lâp bộ phận marketing
Hoạt động marketing đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nó giúp cho quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty được thuận tiên hơn,và hiệu quả hơn Do đó, bất cư một doanh nghiệp thương mại nào cũng nên chú trọng phát triển hoạt động marketing nhằm quảng bá sản phẩm cũng như tên tuổi của mình ra thị trường.
Phòng marketing là nơi chuyên thực hiện những hoạt động giúp ích cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi hơn Một khi doanh nghiệp nghiên cứu kỹ và tiến hành hoạt động marketing một cách đúng đắn, phù hợp sẽ giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp được biết đến rộng rãi trên thị trường, được nhiều người đón nhận và khiến cho số lượng sản phẩm tiêu thụ được tăng đáng kể.
Từ thực trạng hiện tại cho thấy hiện nay công ty chưa có bộ phận marketing chuyên trách mà hoạt động marketing hiện hay chỉ do phòng kinh doanh đảm nhận trong khi bộ phận này phải thực hiện rất nhiều nhụm vụ khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Do đó hoạt động marketing còn tồn tại nhiều yếu kém và chưa được đầu tư thích đáng Tuy những năm gần đây lượng xe mà công ty tiêu thụ được không phải là nhỏ nhưng nếu hoạt động marketing quảng bá sản phẩm được đẩy mạnh hơn nữa và có sự đầu tư thì chắc chắn lượng xe tiêu thụ sẽ lớn
SV: Đặng Trần Hiếu Lớp QTKD CN & XD 50B hơn nhiều Việc tăng sức tiêu thụ đồng nghĩa với thành công của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và đạt được mục tiêu đề ra.
Xuất phát từ vai trò rất quan trọng của hoạt động marketing đối với khâu tiêu thụ sản phẩm, công ty nên thành lập một bộ phận marketing chuyên phụ trách những mảng liên quan đến marketing như: Nghiên cứu, dự báo cầu và cung thị trường, lập kế hoạch và thực hiện những chính sách xúc tiến, quảng bá sản phẩm ôtô cũng như điều chỉnh kênh phân phối sản phẩm sao cho hợp lý. Để phòng marketing hoạt động có hiệu quả, công ty cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhân viên trong phòng, chia thành nhiều mảng để mỗi bộ phận thực hiện một mảng, như vậy sẽ chuyên môn hóa hơn rất nhiều.
Cụ thể phòng Marketing cần có 8 nhân viên và phụ trách công việc ở ba bộ phận sau:
Bảng 22: Dự kiến thành lập bộ phận và nhân lực phòng Marketing
Các bộ phận phòng Marketing Số người Trình độ yêu cầu
Bộ phận chuyên thực thiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm
Bộ phận chuyên phụ trách về phân phối sản phẩm 3 Đại học , cao đẳng
Bộ phận chuyên thực hiện nghiên cứu và dự báo thị trường 2 Đại học, Thạc sỹ
Nhiệm vụ của từng bộ phận của phòng Marketing như sau: