1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên

88 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Chi Phí Tại Công Ty TNHH Thái Dương Khu Công Nghiệp Phố Nối A, Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Đề Tài Tốt Nghiệp
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 834,5 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I MỞ ĐẦU (1)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (1)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (2)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (2)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (2)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài (2)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài (2)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài (2)
  • PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (3)
    • A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ (3)
      • 2.1. Một số vấn đề về chi phí sản xuất kinh doanh (3)
        • 2.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (3)
        • 2.1.2. Phân loại chi phí (5)
      • 2.2. Quản lý chi phí (14)
        • 2.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của quản lý chi phí (14)
        • 2.2.2. Nội dung của quản lý chi phí (16)
        • 2.2.3. Mục đích, yêu cầu của quản lý chi phí (20)
        • 2.2.4. Nguyên tắc quản lý chi phí (20)
    • B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (21)
      • 2.1. Phương pháp chuyên môn kế toán (21)
  • PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (23)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (23)
      • 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNNH Thái Dương (23)
      • 3.1.2. Tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Thái Dương (24)
      • 3.1.3. Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Thái Dương (25)
      • 3.1.4. Một số tình hình cơ bản tại Công ty (26)
    • 3.2. Khái quát về chi phí tại Công ty TNHH Thái Dương (31)
    • 3.3. Thực trạng quản lý chi phí tại Công ty TNHH Thái Dương (34)
      • 3.3.1. Công tác lập kế hoạch chi phí tại Công ty (34)
      • 3.3.2. Tổ chức thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh (40)
      • 3.3.3. Ghi chép, phản ánh việc thực hiện chi phí tại Công ty (50)
      • 3.3.4. Phân tích tình hình thực hiện chi phí tại Công ty (60)
      • 3.3.5. Kiểm soát nội bộ về chi phí tại Công ty (70)
      • 3.3.6. Đánh giá chung về tình hình quản lý chi phí tại Công ty (73)
    • 4.3. Một số đề xuất nhằm tăng cường quản lý chi phí tại Công ty (75)
      • 4.3.1. Mục tiêu chung của giải pháp (75)
      • 4.3.2. Một số giải pháp cụ thể (75)
  • PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (78)
    • 4.1. Kết luận (78)
    • 4.2. Kiến nghị (79)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNNH Thái Dương Được thành lập vào tháng 7 năm 2001 ban đầu là một xưởng sản xuất nhỏ tại khu công nghiệp Sài Đồng B để sản xuất thức ăn chăn nuôi Liên tục phát triển cả về quy mô và chất lượng đến nay Thái Dương đã phát triển thành một tập đoàn có tên tuổi trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Đến thời điểm hiện nay công ty đã có 6 thành viên nằm rải rác từ Bắc vào Nam bao gồm: Công ty TNHH Thái Dương (Hưng yên), Công ty TNHH lợn giống hướng ngoại (Nghệ An), Công ty TNHH Thái Dương (Kontum), Công ty thực phẩm Thái Dương (Hà Nội), Công ty TNHH Năm Sao, Công ty TNHH Thái Dương (Bình Dương).

Công ty TNHH Thái Dương (Hưng Yên) được thành lập từ tháng 10 năm

2002 tại khu Công nghiệp Phố Nối A, Văn Lâm, Hưng Yên với quy mô lớn, dây chuyền sản xuất hiện đại có thể cung cấp 50.000 tấn/ năm cho hàng nghìn đại lý các tỉnh trên toàn quốc Ban đầu khi mới thành lập Công ty chỉ là một nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thái Dương Đến tháng 3 năm 2003, từ nhà máy sản xuất đã đổi tên thành Công ty TNHH Thái Dương, là công ty con và là đơn vị hạch toán độc lập với công ty Cổ phần thức ăn chăn Thái Dương Công ty có chức năng chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi cung cấp cho Công ty TNHH Lợn giống hướng ngoại Thái Dương và các đại lý ở tất cả các tỉnh thành khu vực từ Quảng Bình trở ra bắc.

Khách hàng ban đầu là những đại lý cấp 2 và 3 ở 3 - 4 tỉnh phía bắc nay đã mở rộng ra khắp các tỉnh trên cả nước, một số sản phẩm đã được các khách hàng nước bạn Lào, Campuchia đặt hàng Sản phẩm của công ty phát triển liên tục về chất lượng và chủng loại, từ thức ăn gia súc nay đã có đủ chủng loại cho tất cả các loại gia súc, gia cầm và thủy cầm được khách hàng tín nhiệm.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả và thuận lợi trên thì Công ty cũng còn gặp nhiều khó khăn Đó là hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều sản phẩm thức ăn chăn nuôi của các công ty khác trong ngành Mặt khác là sự xuất hiện của bệnh dịch đối với gia súc và gia cầm như dịch lợn tai xanh, dịch cúm gia cầm,… điều đó đã gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của Công ty Vì vậy để đứng được trên thị trường thì Công ty phải cạnh tranh và phải cố gắng rất nhiều.

3.1.2 Tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Thái Dương

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thái Dương gồm các phòng ban chuyên trách giúp ban Giám đốc trong việc lập kế hoạch và quản lý điều hành công việc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nội dung công việc được giao Mỗi

Phòng Quản lý sản xuất

PhòngKiểm nghiệm bộ phận phòng ban có mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể theo chức năng trong sản xuất kinh doanh của Công ty.

3.1.3 Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Thái Dương

Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán Công ty

Phòng kế toán tài chính của công ty TNHH Thái Dương được đặt dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc, bộ máy kế toán trong công ty có trách nhiệm tổ chức thực hiện thu thập và xử lý các thông tin kinh tế, thực hiện việc ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh theo chế độ tài chính kế toán Trong đó kế toán trưởng có nhiệm vụ hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra công tác kế toán cho kế toán viên thực hiện Chịu trách nhiệm trước giám đốc, cấp trên và cơ quan nhà nước về các thông tin kế toán ở đơn vị

 Một số đặc điểm về tổ chức nghiệp vụ kế toán tại Công ty

- Hiện nay Công ty đang áp dụng phần mền kế toán ASIA.

- Áp dụng hình thức ghi sổ là hình thức “Nhật ký chung”

Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp)

Kế toán bán hàng và các khoản phải thu

Kế toán NVL và TSCĐ

Kế toán thanh toán và các khoản phải trả

Kế toán tổng hợp thuế và kế toán chi phí

3.1.4 Một số tình hình cơ bản tại Công ty

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì lao động là một trong những điều kiện cần thiết quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty Năng suất lao động trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng quý, hàng năm của công ty đặt ra Vì vậy yếu tố lao động có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh Dưới đây là bảng theo dõi tình hình lao động của Công ty:

Bảng 3.1: Tình hình lao động của Công ty năm 2005, 2008

2 Theo tính chất công việc 106 100 128 100 22 120,75

( Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự)

Bảng 3.1 trình bày tình hình lao động của Công ty năm 2005 và năm 2008. Qua bảng ta thấy rằng trong tổng số lao động nếu phân theo trình độ thì lao động phổ thông cũng chiếm tỷ lệ lớn (trên 60%) sau đó đến lao động có trình độ trung cấp Tuy nhiên lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp đang dần tăng lên và chiếm tỷ trọng tăng dần lên từ 32,08% (năm 2005) lên 39,06% (năm 2008) Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ lệ lao động trực tiếp cao hơn so với lao động gián tiếp trong Công ty Tuy nhiên sự chênh lệch giữa tỷ lệ lao động trực tiếp và lao động gián tiếp là không đáng kể Cụ thể là năm 2005 số lao động trực tiếp cao hơn lao động gián tiếp 14 người tương đương với 13,2% và năm 2008 thì lao động trực tiếp cao hơn lao động gián tiếp là 18 người tương đương với 14,06%

Qua bảng 3.1 cho thấy tổng số lao động của Công ty đã có sự biến động, số lao động tăng lên là 22 lao động qua 3 năm tương đương với tăng 20,75% Nguyên nhân tăng là do trong quá trình sản xuất cần tuyển thêm lao động nhằm đảm bảo việc sản xuất được liên tục đảm bảo việc cung cấp cho công ty lợn giống hướng ngoại (Nghệ An), các đơn đặt hàng cũng như là nhu cầu của các đại lý của Công ty Tuy từ các năm 2005 đến năm 2008 tình hình chăn nuôi của nước ta nói riêng và của thế giới nói chung gặp nhiều khó khăn do dịch cúm gia cầm và dịch lợn tai xanh Nhưng nhờ có sự điều chỉnh hướng sản xuất đến một số sản phẩm khác như thức ăn cho thủy cầm và nhằm đảm bảo các đơn hàng nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn diễn ra bình thường

Như vậy, số lượng lao động của Công ty vẫn tăng lên qua các năm chứng tỏ sự phát triển không ngừng của Công ty.

 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty

Trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, tài sản và nguồn vốn là yếu tố vật chất không thể thiếu được, là nhân tố cơ bản để nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, kích thích sự phát triển của cá nhân lao động…Và quan trọng hơn, tài sản và nguồn vốn là công cụ và phương tiện để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, việc phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn qua đó thấy được tiềm lực kinh tế của đơn vị, thấy được xu hướng biến động cũng như khả năng tích lũy và quy mô sản xuất của Công ty qua các giai đoạn phát triển Dưới đây là bảng thể hiện tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty qua năm 2005, 2008:

Bảng 3.2: Tài sản và nguồn vốn của Công ty qua các năm 2005, 2008

Giá trị (đồng) CC(%) Giá trị (đồng) CC(%) ± (đồng) %

II Tài sản dài hạn 13.400.033.345 25,75 13.625.371.425 100 225.338.080 101,68

II Nguồn vốn chủ sở hữu 6.073.673.557 11,67 6.127.861.117 8,82 54.187.560 100,89

2 Nguồn kinh phí, quỹ khác 73.673.557 1,21 127.861.117 2,13 54.187.560 173,55

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty)

Bảng 3.2 thể hiện tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Qua bảng 3.2 cho thấy tài sản và nguồn vốn của Công ty tăng qua các năm Cụ thể từ năm 2005 đến năm

2008 tài sản và nguồn vốn của Công ty đã tăng hơn 17 tỷ đồng tương đương với tăng 33,49%.

Về tài sản : Trong các năm qua thì tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản dài hạn Cụ thể là năm 2005 tài sản ngắn hạn chiếm 74,25% và đến năm

2008 chiếm 80,39% trong tổng số tài sản Năm 2008 tài sản của doanh nghiệp tăng chủ yếu là do sự tăng của tài sản ngắn hạn mà đặc biệt là hàng tồn kho (tăng hơn 16,8 tỷ đồng tương ứng tăng 47%) Nguyên nhân là do lượng tồn kho nguyên vật liệu và lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều nhưng chưa tiêu thụ được do có dịch lợn tai xanh vào khoảng giữa năm 2008 và cuối năm tuy dịch đã dập tắt nhưng người chăn nuôi vẫn chưa khôi phục lại được như cũ.

Về nguồn vốn : Trong nguồn vốn thì nợ phải trả của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể là năm 2005 chiếm 88,33% và năm 2008 chiếm 91,18% Nguồn vốn của Công ty năm 2008 so với năm 2005 tăng 17.432.418.230 đồng nhưng trong đó nợ phải trả tăng tới 17.378.230.670 đồng tương đương với tăng 37,8% Đó là do Công ty vay vốn ở các ngân hàng, tổ chức tín dụng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất được diễn ra bình thường trong thời gian có dịch bệnh.

Như vậy trong thời gian qua ngành chăn nuôi nói chung và ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nói riêng gặp phải nhiều khó khăn do sự xuất hiện của bệnh dịch Nhiều Công ty trong ngành đã bị phá sản hoặc chuyển hướng kinh doanh Nhưng nhờ sự chỉ đạo đúng hướng của ban lãnh đạo Công ty nên Công ty vẫn đứng vững ở trên thị trường

 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Khái quát về chi phí tại Công ty TNHH Thái Dương

Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều có những đặc trưng riêng gắn liền với đặc điểm của từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh và tính chất của nguyên liệu đầu vào mà doanh nghiệp đó lựa chọn Công ty TNHH Thái Dương cũng mang đặc trưng riêng đó.

Là một thành viên của tập đoàn Thái Dương, chức năng chính của Công ty là chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm của ngành chăn nuôi Hoạt động chủ yếu của Công ty là sản xuất kinh doanh các sản phẩm về thức ăn chăn nuôi bao gồm các sản phẩm cho gia súc, gia cầm và thủy cầm Sản phẩm của Công ty cung cấp cho Công ty TNHH Lợn giống hướng ngoại Thái Dương, các đại lý từ Quảng Bình trở ra bắc và khách lẻ ở khu vực phía bắc Nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty một phần được nhập từ Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Thái Dương (các nguyên liệu nhập khẩu), các công ty trong nước (các nguyên liệu vi lượng), các đại lý và người cung cấp lẻ.

Qua đó chúng ta thấy rằng các chi phí của Công ty phát sinh ở rất nhiều nơi, rất nhiều khoản chi phí, nằm ở nhiều giai đoạn khác nhau Từ đặc điểm này mà Công ty TNHH Thái Dương đã khái quát các chi phí sản xuất kinh doanh thành hai loại chính là chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất Trong đó chi phí sản xuất là các khoản về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Chi phí ngoài sản xuất là các khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Theo số liệu kế toán năm 2008 thì các khoản mục chi phí thực tế phát sinh trong năm được tập hợp qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.4: Tổng hợp chi phí thực tế tại Công ty TNHH Thái Dương năm 2008

Khoản mục chi phí Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%)

1 Chi phí NVL trực tiếp 98.190.656.910 84,48

2 Chi phí NC trực tiếp 1.584.350.612 1,36

3 Chi phí sản xuất chung 5.760.419.474 4,96

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty)

Bảng 3.4 thể hiện tổng hợp chi phí thực tế phát sinh tại Công ty năm 2008, năm

2008 tổng chi phí thực tế phát sinh là 116.224.428.079 đồng Trong đó chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất và chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất.

- Chi phi NVL trực tiếp: bao gồm tất cả các loại chi phí về nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ và nhiên liệu đưa trực tiếp vào sản xuất như cám mỳ, khô đậu tương, ngô, cám gạo, thóc, sắn, cá khô, bột cá, bột xương, vitamin, khoáng, muối,chỉ khâu bao bì,… Do đặc điểm sản xuất của Công ty mà khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty Theo số liệu bảng 3.4 thì chi phí nguyên vật liệu chiếm 84,48% trong tổng chi phí tương đương với hơn 98 tỷ đồng Vì vậy mọi biến động thay đổi tăng giảm về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đều ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm Do đó đây là nhân tố được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu, cũng như theo dõi, kiểm soát rất chặt chẽ ngay từ khâu phát sinh ban đầu như quá trình thương thảo hợp đồng về giá cả, chất lượng hàng hóa, phương thức giao hàng,… đến các yếu tố phát sinh nên chi phí như quá trình thu mua, công tác phí,…

- Chi phí NC trực tiếp: Khoản mục này bao gồm các chi phí về tiền lương chính, tiền ăn ca, phụ cấp và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định của công nhân trực tiếp sản xuất Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu tính giá thành, năm 2008 chi phí nhân công trực tiếp chỉ chiếm 1,36% tương ứng với gần 1,6 tỷ đồng trong tổng chi phí.

- Chi phí sản xuất chung: Đây là khoản chi phí sử dụng chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Theo số liệu kế toán được tổng hợp thể hiện qua bảng 4 thì năm 2008 chi phí sản xuất chung của Công ty là 5.760.419.474 đồng tương ứng với chiếm 4,96% trong tổng chi phí Nội dung của chi phí này bao gồm rất nhiều loại như chi phí lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng tại phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.

- Chi phí bán hàng: Là khoản mục chi phí ngoài sản xuất liên quan đến tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Công ty, năm 2008 chi phí bán hàng chiếm 7,62% tương ứng với 8.850.574.262 đồng trong tổng số chi phí đứng thứ 2 sau chi phí nguyên vật liệu Do đặc trưng của Công ty mà Công ty có rất nhiều đại lý do vậy chi phí bán hàng là một khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng rất lớn Nằm trong khoản mục này bao gồm chi phí nhân viên bán hàng, chi phí hoa hồng đại lý, chi phí hỗ trợ vận chuyển, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trong bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo tiếp thị, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là khoản chi phí phát sinh phục vụ cho bộ phận quản lý, trong tổng số chi phí phát sinh năm 2008 thì chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 1,58% tương ứng với 1.838.426.821 đồng Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty bao gồm các nội dung như chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí đồ dùng văn phòng, thuế và các khoản lệ phí, chi phí dịch mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.

Như vậy, nhìn chung đặc trưng sản xuất của Công ty đã ảnh hưởng rất lớn đến đặc thù chi phí phát sinh, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là thành phần chủ yếu và chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm Do đó, yêu cầu quản lý các chi phí này đòi hỏi sử dụng tiết kiệm và quản lý chặt chẽ các chi phí phát sinh.

Thực trạng quản lý chi phí tại Công ty TNHH Thái Dương

Lợi nhuận trong mỗi doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí Do đó, muốn hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cần phải đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu đồng thời hạ thấp chi phí trong sản xuất kinh doanh Muốn vậy để đạt được điều này thì vấn đề quản lý chi phí phải được đặt lên hàng đầu Tại Công ty TNHH Thái Dương lượng chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh hàng năm là rất nhiều và có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm Vì vậy công tác quản lý chi phí luôn được Công ty tiến hành chặt chẽ đi đôi với việc tổ chức sản xuất, ứng dụng công nghệ mới và tăng cường các biện pháp kích thích người lao động cả về vật chất và tinh thần Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty nên nguyên liệu đầu vào luôn giữ vai trò quan trọng Quy trình quản lý chi phí tại Công ty bao gồm đầy đủ các bước từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch đến kiểm tra, đánh giá và ra các quyết định liên quan đến chi phí trong suốt quá trình sản xuất.

3.3.1 Công tác lập kế hoạch chi phí tại Công ty

Muốn việc quản lý chi phí có hiệu quả thì trước hết phải làm tốt khâu đầu tiên trong các khâu của quản lý chi phí, đó là khâu lập kế hoạch chi phí Tại Công ty

TNHH Thái Dương thì công tác lập kế hoạch chi phí là do phòng kế toán lập và kế hoạch được lập dựa vào các căn cứ sau:

- Căn cứ vào số chi phí thực hiện của năm trước.

- Dựa vào công suất hoạt động của máy móc và số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất của năm nay.

- Định mức kỹ thuật sản xuất của các loại sản phẩm.

- Dựa vào tình hình biến động giá cả trên thị trường.

- Dựa vào năng lực sản xuất của Công ty như nguồn vốn, trình độ quản lý, tình hình lao động,…

Trên cơ sở các căn cứ trên, phòng kế toán tài chính sẽ lập nên kế hoạch chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho năm, sau đó sẽ trình lên ban giám đốc xem xét, có thể sẽ có sự thay đổi nhằm điều hòa cân đối để đưa ra bản kế hoạch tốt nhất Kế hoạch chi phí sản xuất sẽ được lập cụ thể, chi tiết cho từng khoản mục chi phí khác nhau Đối với kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

- Dựa vào định mức kỹ thuật nguyên vật liệu chính, phụ của từng loại sản phẩm để xác định chi phí nguyên vật liệu tiêu hao cho từng loại và giá của các loại nguyên liệu Dựa vào chi phí nguyên vật liệu thực hiện của những năm trước Dưới đây là bảng kế hoạch chi phí nguyên vật liệu cho 1 tấn sản phẩm:

Bảng 3.5: Kế hoạch chi phí nguyên vật liệu tại công ty ĐVT: VNĐ/tấn SP

Chi phí NVL chính trực tiếp Chi phí NVL phụ trực tiếp Chi phí NVL trực tiếp

(Nguồn: Phòng Kế toán công ty)

- Dựa vào số lượng sản phẩm tiêu thụ năm trước và tình hình tồn kho để dự kiến số lượng sản phẩm sản xuất trong năm nay Kế hoạch sản xuất năm 2008 của

- Dựa vào sự biến động giá cả nguyên vật liệu trên thị trường, nghĩa là Công ty phải dự đoán xem trong thời gian tới giá nguyên vật liệu có sự thay đổi nào không?

Từ định mức nguyên vật liệu và những dự kiến về số lượng sản phẩm sản xuất kế toán lập kế hoạch chi tiết chi phí NVL trực tiếp cho năm 2008 như sau:

Bảng 3.6: Kế hoạch chi tiết chi phí NVL của Công ty trong Năm 2008

Khoản mục phí KH CP

Sản phẩm hỗn hợp 3.526.895 19.800 69.832.521.000 76,66 Sản phẩm đậm đặc 4.012.250 5.300 21.264.925.000 23,34

Sản phẩm hỗn hợp 294.635 19.800 5.833.773.000 78,15 Sản phẩm đậm đặc 307.820 5.300 1.631.446.000 21,85

(Nguồn: Phòng Kế toán công ty)

Bảng 3.6 thể hiện kế hoạch chi tiết cho chi phí NVL trực tiếp của công ty năm

2008 Theo kế hoạch thì tổng chi phí NVL trực tiếp là 98.562.665.000 đồng, trong đó chi phí NVL chính trực tiếp chiếm 92,43% và chi phí NVL phụ chỉ chiếm 7,57% tổng chi phí Theo bảng kế hoạch thì chi phí nguyên vật liệu cho sản phẩm hỗn hợp chiếm tỷ trọng tương đối cao (trên 75%), cụ thể là chi phí nguyên vật liệu chính chiếm 76,66% và chi phí nguyên vật liệu phụ là 78,15% Đối với kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp thì được tiến hành như sau:

- Căn cứ vào số lượng lao động của năm trước và hợp đồng lao động để xem xét sự biến động số lượng lao động trong năm, từ đó đưa ra dự đoán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.

- Căn cứ vào chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương ở năm trước của công nhân.

- Căn cứ vào tình hình đời sống sinh hoạt của công nhân, sự biến động giá cả sinh hoạt để có sự điều chỉnh mức lương và tính các khoản phụ cấp được hợp lý và thỏa đáng hơn.

(Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp được thể hiện trong bảng 3.9). Đối với kế hoạch chi phí sản xuất chung thì được tiến hành:

- Về chi phí nhân viên phân xưởng: Dựa vào các căn cứ như đối với chi phí nhân công trực tiếp.

- Về chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền dùng cho phân xưởng thì căn cứ vào số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất và định mức từ các năm trước để lập kế hoạch.

Bảng 3.7: Kế hoạch chi tiết chi phí SXC của Công ty Năm 2008

Khoản mục phí Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%)

1 Chi phí nhân viên phân xưởng 936.766.307 15,84

2 Chi phí vật liệu phân xưởng 1.352.705.756 22,88

3 Chi phí dụng cụ sản xuất 1.598.768.960 27,04

4 Chi phí khấu hao TSCĐ 1.150.359.008 19,46

5 Chi phí dịch vụ mua ngoài 864.804.838 14,63

- Chi phí tiền điện, điện thoại, nước 224.796.571 25,99

6 Chi phí bằng tiền khác 5.582.636 0,09

7 Chi phí phân tích mẫu 3.500.000 0,06

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty)

Qua bảng 3.7 cho thấy trong kế hoạch chi phí sản xuất chung của Công ty thì chi phí công cụ dụng cụ chiếm tỷ trọng lớn nhất (27,02%) tiếp đó là chi phí vật liệu đặc điểm sản xuất của công ty vì dây chuyền sản xuất của Công ty mang tính tự động nhưng trong quá trình sản xuất có một vài chi tiết máy, bộ phận hỏng cần phải thay thế như vòng bi, băng tải vòng, van 2 càng,… và các công cụ dụng cụ khác hỗ trợ.

Sau khi lập xong kế hoạch chi phí sản xuất chung và các kế hoạch chi phí sản xuất (chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp) kế toán công ty xây dựng bảng kế hoạch về chi phí và giá thành như sau:

Bảng 3.8: Kế hoạch chi phí và giá thành sản xuất của Công ty Năm 2008

Chi phí NVL TT (đồng)

Chi phí SXC (đồng) Tổng (đồng)

Giá thành đơn vị (đồng/tấn)

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty)

Trong bảng kế hoạch 3.8 thì giá thành đơn vị của sản phẩm hợp là 4.110.793 đồng/ tấn và sản phẩm đậm đặc là 4.639.239 đồng/ tấn Như vậy thì giá thành đơn vị của sản phẩm đậm đặc cao hơn giá thành đơn vị của sản phẩm hỗn hợp.

Riêng đối với các loại chi phí ngoài sản xuất như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Công ty không xây dựng định mức được nên căn cứ để lập kế hoạch chi phí ngoài sản xuất là thực tế phát sinh năm trước và phương hướng sản xuất trong năm kế hoạch.

Một số đề xuất nhằm tăng cường quản lý chi phí tại Công ty

4.3.1 Mục tiêu chung của giải pháp

- Quản lý chi phí dựa trên cơ sở tiết kiệm hợp lý, nghĩa là chi phí mang lại giá trị sử dụng tối ưu, khai thác triệt để nguồn lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời giá trị và chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao.

- Quản lý chi phí ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất từ thu mua, cung ứng nguyên vật liệu, định mức tiêu hao, giám sát, theo dõi chất lượng sản phẩm hàng hóa đến các chi phí gián tiếp phục vụ chung cho quá trình sản xuất cũng như mọi chi phí cho khâu bán hàng, tiêu thụ sản phẩm.

- Định hướng khắc phục những tồn tại trong quản lý chi phí để không ngừng nâng cao lợi nhuận và tăng khả năng tích lũy của Công ty.

4.3.2 Một số giải pháp cụ thể

Từ thực tế quản lý chi phí tại Công ty TNHH Thái Dương, đồng thời dựa vào các mục tiêu trên nhằm từng bước hoàn thiện hơn công tác quản lý chi phí, thực hiện tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ởCông ty chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý chi phí như sau:

Khâu lập kế hoạch chi phí của Công ty tương đối đầy đủ, hợp lý, cơ sở lập kế hoạch sản xuất là căn cứ vào vào kế hoạch sản xuất của Công ty và những kết quả đạt được từ những năm trước Tuy nhiên việc lập kế hoạch vẫn chưa dự đoán chính xác quy mô hoạt động, cơ cấu tổ chức của năm lập kế hoạch Qua phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí năm 2008 của Công ty cho thấy kế hoạch lập ra đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt quá xa so với thực tế, còn kế hoạch cho các khoản chi phí khác thì đã tương đối phù hợp Do đó, Công ty cần tăng cường công tác lập kế hoạch thu mua nguyên liệu Năm 2008 khi thực hiện kế hoạch chi phí thì Công ty đã thay đổi lại cơ cấu sản phẩm giữa 2 loại sản phẩm hỗn hợp và đậm đặc nên có sự thay đổi về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đây cũng là một nguyên nhân làm cho kế hoạch chi phí nguyên vật liệu năm 2008 không sát với thực tế Để khắc phục tình trạng này thì Công ty cần tăng cường công tác lập kế hoạch cụ thể:

 Trong quá trình xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu phải xem xét kỹ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố kỹ thuật, nhân tố cải tiến công nghệ Tổ chức xây dựng dự toán chi phí chặt chẽ.

 Thường xuyên xem xét, kiểm tra định mức tiêu hao trong từng thời điểm để kịp thời điều chỉnh định mức.

 Để kế hoạch chi phí sát với thực tế thì ngoài bản kế hoạch chi phí chung cho cả năm thì Công ty nên đưa ra các bản kế hoạch chi phí cụ thể cho từng quý hay từng tháng.

 Công ty cũng nên lập kế hoạch chi phí cho từng sản phẩm chi tiết hơn Ví dụ trong sản phẩm đậm đặc thì còn có rất nhiều loại sản phẩm chi tiết hơn như: siêu đậm đặc cho lợn từ tập ăn đến xuất chuồng, đậm đặc vỗ béo cho bò thịt, siêu cao đạm cho gà thịt,… Mỗi loại khác nhau ở thành phần dinh dưỡng tức là khác nhau ở chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhưng chính từ sự khác nhau này mà dẫn đến sự khác nhau về chi phí sản xuất chung, vì vậy mà giá thành của mỗi loại là khác nhau Do đó việc lập kế hoạch mới chỉ dừng lại ở 2 loại chính là chưa được hợp lý, chưa phù hợp và chưa sát thực tế Vì thế Công ty nên lập dự toán hàng tháng hay hàng quý, từ việc lập kế hoạch loại sản phẩm và số lượng sản phẩm cần sản xuất trong tháng tới quý tới, dựa vào định mức kỹ thuật sản xuất (công thức sản xuất) để đưa ra dự toán chi phí cho từng sản phẩm Ví dụ dưới đây là các bảng về dự toán nguyên vật liệu cho một sản phẩm cụ thể và bảng dự toán chi phí cho một tháng (hoặc quý):

Bảng: Dự toán NVL cho 1 sản phẩm (Ví dụ siêu cao đạm cho lợn từ tập ăn đến xuất chuồng - 1 tấn sản phẩm)

Nội dung (tên NVL) ĐM NVL (kg) Giá NVL (đồng/kg) Thành tiền (đồng) Khô đậu tương

Bảng: Dự toán chi phí sản xuất của sản phẩm tháng (quý) ĐVT: VNĐ Định mức

Sản phẩm Định mức chi phí sản xuất Tổng chi phí/1 tấn

Số SP dự kiến SX (tấn)

NVLTT NCTT SXC Đậm đặc cho lợn từ

Thứ hai, về khâu thực hiện chi phí

Trong các khâu của quản lý chi phí thì việc tổ chức thực hiện chi phí là khâu quan trọng nhất Vì chi phí thực tế phát sinh nằm trong khâu này, do đó để đạt được hiệu quả trong việc quản lý chi phí thì cần tổ quản lý chặt chẽ việc thực hiện chi phí, cụ thể là:

 Quản lý thực hiện chi phí bảo đảm đúng kế hoạch, đúng mức tiêu hao từ khâu lưu trữ, cấp phát đến quyết toán chi phí.

 Tăng cường công tác đầu tư, xây dựng mở rộng vùng nguyên liệu, tìm kiếm các thị trường cung cấp nguyên liệu, theo dõi tình hình biến động giá cả và tìm kiếm các nguồn nguyên liệu rẻ và có chất lượng nhằm giảm chi phí sản xuất.

 Hoàn thiện quy chế và cơ chế điều hành công tác thu mua theo kế hoạch và phù hợp với sản xuất Thường xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chi phí

 Mở rộng thêm kho nguyên liệu lưu trữ các nguyên liệu thô như ngô, thóc, sắn,… nhằm lưu trữ khi thu mua vào chính vụ, điều đó cũng sẽ góp phần làm giảm chi phí nguyên vật liệu.

 Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng phương án trả lương cho người lao động gắn liền với năng suất và hiệu quả sản xuất nhằm phát huy tính sáng tạo, tự giác, tiết kiệm vật tư nguyên nhiên liệu trong sản xuất Ví dụ như khoán các chi phí về điện năng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí về văn phòng phẩm,…

 Các khoản mục chi phí bằng tiền còn thiếu chặt chẽ, do đó Công ty cần tăng cường quản lý, bám sát chặt chẽ chi phí phát sinh, yêu cầu trình bày cụ thể, chi tiết và được giám đốc trình duyệt từng khoản chi đảm bảo chi là đúng, chi đủ và hợp lý.

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
Sơ đồ 2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động (Trang 8)
Sơ đồ 2.2: Phân loại chi phí theo cách ứng xử - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
Sơ đồ 2.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử (Trang 10)
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (Trang 24)
Bảng 3.1: Tình hình lao động của Công ty năm 2005, 2008 - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
Bảng 3.1 Tình hình lao động của Công ty năm 2005, 2008 (Trang 26)
Bảng 3.2: Tài sản và nguồn vốn của Công ty qua các năm 2005, 2008 - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
Bảng 3.2 Tài sản và nguồn vốn của Công ty qua các năm 2005, 2008 (Trang 28)
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2005, 2008 - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
Bảng 3.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2005, 2008 (Trang 30)
Bảng 3.4: Tổng hợp chi phí thực tế tại Công ty TNHH Thái Dương năm 2008 Khoản mục chi phí Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
Bảng 3.4 Tổng hợp chi phí thực tế tại Công ty TNHH Thái Dương năm 2008 Khoản mục chi phí Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) (Trang 32)
Bảng 3.5: Kế hoạch chi phí nguyên vật liệu tại công ty - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
Bảng 3.5 Kế hoạch chi phí nguyên vật liệu tại công ty (Trang 35)
Bảng 3.6: Kế hoạch chi tiết chi phí NVL của Công ty trong Năm 2008 - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
Bảng 3.6 Kế hoạch chi tiết chi phí NVL của Công ty trong Năm 2008 (Trang 36)
Bảng 3.7: Kế hoạch chi tiết chi phí SXC của Công ty Năm 2008 - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
Bảng 3.7 Kế hoạch chi tiết chi phí SXC của Công ty Năm 2008 (Trang 37)
Bảng 3.8: Kế hoạch chi phí và giá thành sản xuất của Công ty Năm 2008 Nội - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
Bảng 3.8 Kế hoạch chi phí và giá thành sản xuất của Công ty Năm 2008 Nội (Trang 38)
Bảng 3.9 là thể hiện tổng hợp kế hoạch chi phí năm 2008 của Công ty. Qua bảng trên cho thấy chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
Bảng 3.9 là thể hiện tổng hợp kế hoạch chi phí năm 2008 của Công ty. Qua bảng trên cho thấy chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí (Trang 39)
Sơ đồ 3.3: Quy trình nhập NVL tại Công ty - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
Sơ đồ 3.3 Quy trình nhập NVL tại Công ty (Trang 42)
Sơ đồ 3.4: Quy trình xuất NVL tại Công ty - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
Sơ đồ 3.4 Quy trình xuất NVL tại Công ty (Trang 43)
BẢNG LƯƠNG TỔ NẠP LIỆU - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
BẢNG LƯƠNG TỔ NẠP LIỆU (Trang 46)
Bảng 3.10: Tổng hợp chi phí NVL trực tiếp thực tế phát sinh Năm 2008 Khoản mục phí  TH CP NVL/ - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
Bảng 3.10 Tổng hợp chi phí NVL trực tiếp thực tế phát sinh Năm 2008 Khoản mục phí TH CP NVL/ (Trang 51)
Bảng 3.11: Tổng hợp chi phí NC trực tiếp thực tế phát sinh Năm 2008 - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
Bảng 3.11 Tổng hợp chi phí NC trực tiếp thực tế phát sinh Năm 2008 (Trang 54)
Bảng 3.14: Tổng chi phí bán hàng phát sinh Năm 2008 - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
Bảng 3.14 Tổng chi phí bán hàng phát sinh Năm 2008 (Trang 58)
Bảng dưới đây là tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh tại Công ty năm 2008: - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
Bảng d ưới đây là tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh tại Công ty năm 2008: (Trang 60)
Bảng 3.16: Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trong năm 2008 tại Công ty - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
Bảng 3.16 Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trong năm 2008 tại Công ty (Trang 61)
Bảng 3.17: Biến động chi phí thực tế qua 2 năm 2007-2008 tại Công ty - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
Bảng 3.17 Biến động chi phí thực tế qua 2 năm 2007-2008 tại Công ty (Trang 64)
Bảng 3.18: Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp lãi đóng góp - Quản lý chi phí tại công ty tnhh thái dương khu công nghiệp phố nối a lạc hồng văn lâm hưng yên
Bảng 3.18 Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp lãi đóng góp (Trang 68)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w