1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý chi phí hợp đồng thi công xây dựng trong các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn

95 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Chi Phí Hợp Đồng Thi Công Xây Dựng Trong Các Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Sử Dụng Nguồn Vốn
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Lý Chi Phí Hợp Đồng
Thể loại luận văn
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 198,3 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN (4)
    • 1.1 Quản lý chi phí trên thế giới (4)
      • 1.1.1 Quản lý chi phí xây dựng tại Hoa Kỳ (4)
      • 1.1.2 Quản lý chi phí xây dựng ở Anh (6)
      • 1.1.3 Quản lý chi phí xây dựng ở Trung Quốc (14)
    • 1.2 Quản lý chi phí xây dựng ở Việt Nam (14)
      • 1.2.1 Quản lý chi phí xây dựng thời kỳ bao cấp (14)
      • 1.2.2 Quản lý chi phí xây dựng trong giai đoạn đổi mới (từ 1986 đến nay) (17)
    • 1.3 Các vấn đề còn tồn đọng, tồn tại trong quản lý chi phí đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước (18)
      • 1.3.1 Những rủi ro kỹ thuật ảnh hưởng đến chi phí của dự án (18)
      • 1.3.2 Rủi ro dẫn đến kéo dài thời gian thi công (20)
      • 1.3.3 Ảnh hưởng lỗi do nghiệm thu sai, trùng khối lượng; áp sai đơn giá, định mức làm tăng chi phí (20)
  • CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI (23)
    • 2.1 Cơ sở pháp lý (23)
      • 2.1.1 Văn bản pháp luật liên quan đến Luật (23)
      • 2.1.2 Văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng23 (23)
      • 2.1.3 Văn bản pháp luật liên quan đến Luật Đấu thầu (25)
    • 2.2 Tổng mức đầu tư và dự toán đầu tư xây dựng công trình (26)
      • 2.2.1 Khái niệm về tổng mức đầu tư (26)
      • 2.2.2 Lập tổng mức đầu tư (26)
      • 2.2.3 Lập dự toán đầu tư xây dựng công trình (36)
    • 2.3 Những rủi ro kỹ thuật ảnh hưởng tới sự biến động của chi phí trong (40)
      • 2.3.1 Rủi ro về phương diện kỹ thuật thi công (40)
      • 2.3.2 Rủi ro do các nguyên nhân khách quan (43)
  • CHƯƠNG III: QUẢN LÝ CHI PHÍ THÔNG QUA HỢP ĐỒNG (46)
    • 3.1 Quản lý chi phí trong giai đoạn lựa chọn Nhà thầu (47)
      • 3.1.1 Lựa chọn Nhà thầu (47)
      • 3.1.2 Các nguyên tắc xử lý rủi ro trong Hợp đồng (47)
      • 3.1.3 Nguyên tắc cơ bản của Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (49)
    • 3.2 Thương thảo và ký kết Hợp đồng thi công xây dựng (51)
      • 3.2.1 Các rủi ro do Nhà thầu đặt ra và kiến nghị xử lý (51)
      • 3.2.2 Các rủi ro do Chủ đầu tư đặt ra và cách kiến nghị xử lý (56)
      • 3.2.3 Các nguyên tắc xử lý rủi ro cam kết trong Hợp đồng thi công xây dựng (59)
    • 3.3 Quản lý Hợp đồng trong giai đoạn thi công xây dựng (71)
      • 3.3.1 Rủi ro do các nguyên nhân xuất phát từ thủ tục hành chính, pháp lý (áp dụng theo công thức 1.6; mục 2.2.2) (72)
      • 3.3.2 Nhận dạng và xử lý các rủi ro về tiến độ ảnh hưởng đến chi phí (73)
      • 3.3.3 Nhận dạng và xử lý các rủi ro về kỹ thuật ảnh hưởng đến chi phí (khối lượng phát sinh theo công thức 1.5; mục 2.2.2) (74)
    • 3.4 Kiến nghị quy trình kiểm soát Hợp đồng trong dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước (77)
      • 3.4.1 Kiểm soát dòng tiền (77)
      • 3.4.2 Kiểm soát chất lượng (79)
      • 3.4.3 Kiểm soát tiến độ (84)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (88)

Nội dung

TỔNG QUAN

Quản lý chi phí trên thế giới

Đối với tất cả các công trình xây dựng thì công việc xây dựng phải gánh chịu trách nhiệm kể từ khi có ý tưởng của các kiến trúc sư và kỹ sư cho đến khi quét lớp sơn hoàn thiện cuối cùng Từ xa xưa các nhà thiết kế và xây dựng đã để lại cho chúng ta những công trình vĩ đại như kim tự tháp Maya, kim tự tháp Aicập, những nhà thờ lớn mang kiểu kiến trúc Gôtíc, Vạn lý trường thành của Trung Quốc và những kiến trúc hiện đại của chúng ta ngày nay; các công trình đó đã thực sự được xây dựng trên nền tảng khoa học cũng như kỹ thuật Phạm vi công việc xây dựng ngày nay thật vô cùng lớn từ những ngôi nhà ngoại ô tới những công trình ngôi nhà chọc trời hàng trăm tầng, từ vỉa hè trong thành phố tới những đập ngăn nước.

1.1.1Quản lý chi phí xây dựng tại Hoa Kỳ

Ngành xây dựng Hoa kỳ là một ngành công nghiệp lớn nhất với phần đóng góp hàng nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm Hoa Kỳ, với hàng trăm nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ Với sự tham gia của trên nửa triệu doanh nghiệp xây dựng, các công ty này cạnh tranh với nhau rất gay gắt theo những truyền thống tốt đẹp nhất của nền kinh tế thị trường văn minh. Để có thể đứng vững tồn tại, cạnh tranh được với nhau người ta nghiên cứu ra nhiều hình thức tổ chức quản lý để thu được hiệu quả (hay các mục tiêu chất lượng, giá thành, thời gian) Một trong những thành quả có tính đột phá là việc hình thành viện quản lý dự án (PMI) vào năm 1969.

Viện đã đưa ra mô hình quản lý dự án của PMI Hoa Kỳ (ProjectManagement Institute USA) như sau:

Hình 1-1: Mô hình quản lý tổng thể dự án Trong đó việc quản lý chi phí được các Nhà thầu đặc biệt quan tâm Và để thi công công trình với chi phí thấp nhất có thể các Nhà thầu tại đây tiến hành nghiên cứu điều kiện thi công, lập kế hoạch (kế hoạch ngân quỹ) kiểm tra rồi kế tiếp là các hành động sửa chữa.

Tại Hoa Kỳ thì các chi phí lao động và các thiết bị được kiểm soát rất chặt chẽ theo từng giờ Chi phí về vật liệu, các công việc đều được mã hoá để tiện cho công việc sử dụng máy tính điện tử.

Họ luôn tìm ra những công cụ mạnh để giúp cho việc quản lý sản xuất có hiệu quả Sự ra đời của chương trìn Microsoft Project là một ví dụ.

Chương trình Microsoft Project hiện nay có thể lập tiến độ và quản lý thực hiện vài trăm dự án đồng thời và mỗi dự án có thể tới hàng ngàn công việc Chỉ cần nhập các phần việc của kỹ sư công nghệ máy tính, máy tính sẽ tự động trình bày kế hoạch tiến độ, tài nguyên, chi phí thi công và in báo cáo chi phí tiến độ theo ngày muốn có báo cáo.

Quản lý tổng thể dự án

Quản lý chi phí dự án

Quản lý liên lạc dự án

Quản lý quy mô dự án

Quản lý chất l ợ ng dự án

Quản lý rủi ro dự án

Quản lý thời gian dự án

Quản lý nguồn nhân lực dự án

Quản lý mua sắm thiết bị dự án

Việc quản lý của Nhà thầu cũng được thực hiện theo sơ đồ hình 1-2

Hình 1 – 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý trên công trường của Nhà thầu

1.1.2 Quản lý chi phí xây dựng ở Anh

1.1.2.1 Tổng quan về sơ đồ tổ chức và quy trình quản lý chi phí Ở nước Anh, tổ chức Chính phủ có tính tập trung hoá cao, mặc dù vậy, các

Bộ thường có quyền tự chủ cao Đối với các dự án quan trọng của Chính phủ, có các tổ chức đóng vai trò Chủ đầu tư của Các dự án Mỗi tổ chức này quản lý các dự án thuộc về chuyên môn của họ Ví dụ: dự án đầu tư xây dựng một tuyến đường cao tốc được quản lý bởi cơ quan quản lý đường cao tốc, dự án đường sắt được quản lý bởi cơ quan quản lý giao thông, cơ quan Năng lượng nguyên tử quản lý các dự án năng lượng v.v Ngoài ra còn có các công ty, các quỹ đầu tư làm chủ đầu tư các dự án do họ đầu tư Đối với các dự án của Chính phủ Anh, Chủ đầu tư uỷ nhiệm cho Kỹ sư chuyên ngành và Kiến trúc sư là công ty tư nhân (hoặc Nhà nước tuyển) để phác thảo dự án và thiết kế sơ bộ Trong giai đoạn này, Kỹ sư chuyên ngành và Kiến

- Nhân công thuê trực tiếp

- Các yêu cầu thay đổi

Ban chỉ huy công tr ờng Kỹ s Ban A

Quản lý văn phòng Bộ phận tiến độ Bộ phận giám sát Bộ phận kiểm soát giá Bộ phận kü thuËt trúc sư được hỗ trợ bởi Tư vấn thiết kế và Tư vấn quản lý chi phí (Quantity Surveyor) là các công ty tư nhân Các công ty này được giới thiệu bởi Kỹ sư chuyên ngành và Kiến trúc sư cho chủ đầu tư lựa chọn Khái toán chi phí được tính trên đơn vị m2 để xác định lượng vốn cho dự án và được Tư vấn quản lý chi phí tính toán dựa trên các thông tin cơ bản về dự án, dựa trên diện tích mét vuông sàn.

Khi lượng vốn dành cho dự án được chấp thuận, thiết kế sơ bộ sẽ được trình cho Chủ đầu tư Tư vấn quản lý chi phí lập dự toán sơ bộ mô tả lượng vốn xây đựng sẽ được chi tiêu như thế nào Dự toán sơ bộ được xác định dựa trên thiết kế Do đó, Dự toán sơ bộ đưa ra mục tiêu chi phí cho mỗi người trong nhóm thiết kế Khi các quyết định về thiết kế được đưa ra, Tư vấn quản lý chi phí sẽ lập dự toán và dự toán này có liên quan đến dự toán sơ bộ đã được duyệt Nếu bị vượt quá dự toán sơ bộ được duyệt, dự toán sơ bộ hoặc thiết kẽ sẽ được cảnh báo Chi phí dự phòng trong dự toán sơ bộ sẽ giúp giải quyết các vấn đề xảy ra Mặc dù vậy, thường thì ít khi gặp những thay đổi trong ngân sách hoặc thiết kế sơ bộ trong giai đoạn thiết kế thi công Khi xong thiết kế thi công, Tư vấn quản lý chi phí sẽ lập Biểu khối lượng bao gồm chi tiết tất cả các hạng mục công việc theo yêu cầu thiết kế Biểu Khối lượng sẽ được áp giá và sau đó sẽ được sử dụng để phân tích Hồ sơ thầu của các Nhà thầu.

Sơ đồ tổng quan về tổ chức quản lý chi phí dự án xây dựng tại Vương quốcAnh

Hình 1- 3: Phương thức quản lý chi phí ở Anh

Tại Vương quốc Anh, không có Nhà thầu thuộc nhà nước (chỉ có các cơ quan quản lý công trình công cộng nhưng chủ yếu cho các công việc bảo trì và khẩn cấp), do đó các dự án quan trọng được đấu thầu giữa các công ty tư nhân.

Có thể trao thầu dưới hình thức thầu chính, Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao hoặc Chìa khoá trao tay Sau khi trao thầu xây dựng, quy trình quản lý chi phí được thiết lập để kiểm soát giá trong quá trình xây dựng do Tư vấn quản lý chi phí tiến hành

Một cách khác để thực hiện dự án của Chính phủ Anh là dự án được thực hiện bởi một Nhà thầu chịu trách nhiệm cả về thiết kề và xây dựng Nhà thầu thiết kế và xây dựng có thể được lựa chọn một cách đơn giản thông qua thương thảo Hợp đồng giữa Nhà thầu và chủ đầu tư.

Bộ, các cơ quan liên quan (chủ đầu t ) KiÕn tróc

Hoặc, Nhà thầu thiết kế và xây dựng được chọn thông qua đấu thầu Chủ đầu tư sẽ nêu rõ yêu cầu về công trình xây dựng hoàn thành, những phần việc còn lại sẽ thuộc trách nhiệm của Nhà thầu thiết kế và xây dựng Chủ đầu tư yêu cầu các Nhà thầu đệ trình đề xuất bao gồm thiết kế và giá trọn gói Sau đó sẽ thương thảo Hợp đồng để lựa chọn Nhà thầu Chủ đầu tư sẽ lấy ý kiến từ các nhà tư vấn Kiến trúc, kỹ thuật và tư vấn quản lý chi phí để chọn lựa Nhà thầu thiết kế và xây đựng Tư vấn quản lý chi phí tham gia vào dự án để giúp chủ đầu tư kiểm soát chi phí dự án.

1.1.2.2 Nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác dự toán

Có rất nhiều Phương pháp tiêu chuẩn đo bóc khối lượng (Standard Method of Measurement - SMM) được sử dụng tại Anh cho các dự án hạ tầng và dân dụng Nguồn dữ liệu được xây dựng bởi các nhà Tư vấn Quản lý khối lượng (Quantity Surveyor) giàu kinh nghiệm, với ngân hàng dữ liệu về đơn giá được xây đựng từ nhân công, vật liệu và máy móc Đơn giá được áp dụng cho bất cứ dự án nào có sử đụng SMM và như vậy sẽ tương đối dễ dàng cho Tư vấn quản lý chi phí đo bóc khối lượng của một dự án và vận dụng áp giá các dự án tương tự đã thực hiện trước đây và có sử dụng cùng một phương pháp đó bóc chuẩn. Ngân quỹ được xác định dựa trên phác thảo dự án bằng cách tính toán diện tích sàn xây dựng (CFA) sau đó áp giá tính cho một mét vuông CFA Tư vấn xây dựng có một ngân hàng dữ liệu đơn giá tính trên một mét vuông CFA cho các loại công trình xây dựng khác nhau và giá được dựa trên các hệ số tiêu chuẩn như hệ số sử dụng đất, hệ số diện tích lưu thông, hệ số diện tích sử dụng chung v.v.

Quản lý chi phí xây dựng ở Việt Nam

1.2.1 Quản lý chi phí xây dựng thời kỳ bao cấp

Cũng như các nước khác trên thế giới theo nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, ở Việt Nam thời kỳ bao cấp (trước năm 1986) là nền kinh tế hoạch tập trung, một nền kinh tế trì trệ kém phát triển.

Thời kỳ này chúng ta tập trung sức lực của cải để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội Những thành quả trong thời kỳ này hiện nay vẫn tồn tại; có thể kể đến những công trình, những khu công nghiệp như: khu mỏ tĩnh túc Cao Bằng, khu gang thép Thái Nguyên, phân đạm hoá chất Hà Bắc, khu công nghiệp Việt Trì, cầu Việt Trì, Apatit Lào Cai, nhà máy chè Phú Thọ, nhà máy phân lân Lâm Thao, than Uông Bí; nhiệt điện: Vinh, Ninh Bình, Phả Lại, Uông Bí; thủy điện Thác Bà; xi măng Hải Phòng; khu công nghiệp Thượng Đình (cao su, xà phòng, thuốc lá) và một loạt các khu chung cư 4-5 tầng tại các thành phố, khu đô thị ở miền Bắc đặc biệt là ở Hà Nội Các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và các công trình công cộng khác cũng được quan tâm xây dựng nhưng được xếp sau các công trình công nghiệp nặng ở các đô thị.

Có thể nói là toàn bộ việc xây dựng là sử dụng vốn ngân quỹ Nhà nước cấp với cơ chế chỉ đạo tập trung Các doanh nghiệp xây dựng được Nhà nước giao công việc xây dựng, giao chỉ tiêu vật tư, máy móc thiết bị và chỉ việc tổ chức thực hiện dự án Với công cụ lao động thô sơ, công trình chưa được trang bị máy tính điện tử cho nên việc quản lý tiến độ, chi phí gần như vượt quá sức của đơn vị thi công Chính vì vậy một loạt công trình kém chất luợng cũng được đưa vào khai thác sử dụng; công trình chậm tiến độ bàn giao diễn ra đối với hầu hết các dự án xây dựng Vật liệu xây dựng công trình bị thất thoát, lãng phí vượt xa so với dự toán ban đầu.

Từ những vấn để nêu trên ta thấy những nét cơ bản của công tác quản lý chi phí trong thời kỳ bao cấp như sau:

- Hầu hết lực lượng lao động (cán bộ, công nhân) của các doanh nghiệp xây dựng được trả lương theo chế độ hiện hành nên không kích thích được sáng tạo; trách nhiệm công việc thấp, năng suất lao động thấp;

- Thi công bằng thủ công, công cụ xây lắp cũ kĩ, lạc hậu dẫn đến chậm tiến độ, chất lượng kém, giá thành cao;

- Việc quản lý chi phí ở công trường chủ yếu tập trung vào chấm công mà chưa quan tâm đến hiệu quả lao động, năng suất lao động dẫn đến tình trạng công nhân, cán bộ đến công trường chỉ để điểm danh sau đó chốn đi làm việc khác;

- Vật tư, vật liệu ở công trường bị thất thoát lãng phí rất nhiều, vật liệu vượt xa số liệu dự toán ban đầu Do việc quản lý chỉ chông coi đến việc chống mất trộm, chưa có biện pháp khống chế, hạn chế để hạn chế lãng phí;

- Lập tiến độ thi công chỉ mang tính hình thức, nên cung ứng vật liệu chỉ dựa vào phán đoán của cán bộ tại công trình mà chưa có biện pháp quản lý rõ ràng;

- Các doanh nghiệp xây dựng không bị chi phối bởi yếu tố kinh tế thị trường Việc tăng chi phí công trình đều do Nhà nước chịu, không có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nên họ chưa thực sự quan tâm tới quản lý chi phí;

Có thể nói với cách quản lý chất lượng, tiến độ, chi phí như trên rất nhiều công trình kém chất lượng, thời gian thi công kéo dài và vượt xa mức dự toán cần thiết cho công trình, ảnh hưởng lớn đến ngành xây dựng, kinh tế xã hội Cho nên cần phải xem xét và đưa ra được phương thức quản lý tốt hơn, phù hợp với tình hình thực tế.

Phương thức của Việt Nam thời kỳ bao cấp.

Hình 1-4: Mô hình quản lý của Việt Nam thời kỳ bao cấp

1.2.2 Quản lý chi phí xây dựng trong giai đoạn đổi mới (từ 1986 đến nay)

Trong giai đoạn hiện nay, việc quản lý chi phí xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng phải thực hiện nghiêm theo các quy định của pháp luật hiện hành Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường;

- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, các loại nguồn vốn và các quy định của Nhà nước;

- Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được dự tính đúng phương pháp, đủ các khoản mục chi phí theo quy định và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình;

- Nhà nước thực hiện chức năng quản lý chi phí thông qua việc ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí;

- Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi công trình đưa vào khai thức sử dụng.

Cơ quan quản lý chi phí nhà n ớ c

Ban quản lý công trình

Công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm:

- Quản lý Tổng mức đầu tư;

- Quản lý định mức, đơn giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng;

- Quản lý Hợp đồng xây dựng;

- Quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

Các vấn đề còn tồn đọng, tồn tại trong quản lý chi phí đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Qua thực tế công tác tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước, đã từng tham gia một số Đoàn kiểm toán dự án đầu tư xây dựng (Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Trụ sở mới của Bộ Ngoại giao); tham khảo một số Báo cáo kiểm toán dự án đầu tư xây dựng (Trụ sở làm việc cơ quan Bộ Tài chính; Tu bổ, nâng cấp Nhà hát lớn Hà Nội) sử dụng nguồn Tôi thấy còn một số tồn tại, tồn đọng như sau:

1.3.1 Những rủi ro kỹ thuật ảnh hưởng đến chi phí của dự án

+ Hồ sơ thiết kế, dự toán thiết kế chưa sát với thực tế, phải điều chỉnh bổ sung làm tăng giá thành

- Trong dự án đầu tư xây dựng trụ sở Bộ Tài chính, gói thầu phòng cháy chữa cháy đã phải thay đổi thiết kế, và điều chỉnh dự toán của 51/119 công việc làm cho giá trị thay đổi 42,3% giá trị trúng thầu; phần cừ thép và cọc gia cường do không áp giá trúng thầu mà xây dựng đơn giá mới đã làm tăng giá trị quyết toán nên 3.787.050.000đồng; việc bù giá thép tuân thủ các quy định hiện hành nhưng không phù hợp với thông báo giá thời điểm được bù giá dẫn đến tăng chi phí lên 601.678.000đồng;

- Dự án Tu bổ, nâng cấp Nhà hát lớn Hà Nội hồ sơ thiết kế phải chỉnh sửa

212 lần để phù hợp với thực tế thi công nên đã gây ra nhiều khó khăn và làm chậm tiến độ thi công;

- Dự án Đầu tư xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc gia, trong quá trình thi công các Nhà thầu sử dụng nhiều loại thép khác nhau như Việt Ý, Việt Nhật, Việt Hàn, Thái Nguyên nhưng do khối lượng quá lớn, nhiều nhà cung cấp, đòi hỏi tiến độ nhanh nên Ban quản lý không tổng hợp được khối lượng theo chủng loại và thời gian nghiệm thu làm cho công việc bù giá thép không chính xác. Cũng trong dự án này việc quyết toán không đúng chủng loại vật tư sử dụng thi công của gói thầu Cung cấp gạch ốp và lát trong nhà (gói thầu số 8) nên đã phải giảm trừ giá trị quyết toán của gói thầu 1.459trđ.

+ Do các công trình có đặc thù riêng về kỹ thuật thi công

Nhiều nội dung công việc không có trong đơn giá thanh toán do UBND thành phố Hà Nội ban hành nên đã phải thành lập Ban đơn giá xây dựng công trình để xây dựng một số loại định mức đặc thù cho công trình

- Dự án Tu bổ, nâng cấp Nhà hát lớn Hà Nội phải xây dựng 1.115 loại đơn giá chi tiết trình Bộ Xây dựng thẩm định, phê duyệt làm cơ sở cho việc thanh quyết toán khối lượng hoàn thành;

- Dự án Đầu tư xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Ban đơn giá đã xây dựng 5 tập đơn giá xây dựng công trình để trình Bộ Xây dựng thẩm định, phê duyệt làm cơ sở cho việc thanh quyết toán khối lượng hoàn thành Nhưng một số đơn giá riêng áp dụng định mức chưa hợp lý, giá vật tư trong đơn giá cao hơn thông báo giá hoặc giá theo hoá đơn nên đã làm tăng chi phí cho dự án (Gói thầu thoát nước mưa khu 34ha tăng 507,1trđ) Cũng trong công trình này do là công tình đặc thù nên áp dụng các lo

1.3.2 Rủi ro dẫn đến kéo dài thời gian thi công

+ Nguyên nhân do giải phóng mặt bằng, khởi công thực hiện dự án chậm

- Dự án đầu tư xây dựng trụ sở Bộ Tài chính do khởi công Dự án chậm hơn

2 năm so với Quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Tài chính, làm tăng vốn đầu tư với số tiên 22 tỷ đồng do phải điều chỉnh chi phí nhân công, máy và bù giá thép.

+ Nguyên nhân do các thủ tục, quy trình thực hiện dự án Đối với Dự án Tu bổ, nâng cấp Nhà hát lớn Hà Nội còn một số tồn tại

- Tiến độ bàn giao hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán chi tiết của Hãng H&H architecture (Nhà thầu tư vấn thiết kế chính phần xây dựng) bị chậm và kéo dài so với tiến độ Hợp đồng (theo quy định trong Hợp đồng đến 31/8/1995 phải bàn giao xong hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, thực tế đến tháng 4/1998 mới bàn giao xong);

- Tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt đơn giá xây dựng công trình chậm, kéo dài Đến ngày 5/10/2005 Bộ VH-TT mới có quyết định số 7651/QĐ-BVHTT về việc phê duyệ và ban hành đơn giá công trình cho 426 loại đơn giá chi tiết cho nội dung xây dựng và lắp đặt thiết bị; cong 4 hạng mục: hệ thống điều hoà không khí; hệ thống phòng cháy, chữa cháy và hệ thống âm thanh, chiếu sáng sân khấu vẫn chưa có đơn giá riêng được phê duyệt làm cơ sở cho thanh quyết toán;

- Công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự toán chi tiết và tổng dự toán của

Dự án kéo dài (trong thời gian thi công chủ yếu sử dụng dự toán tạm duyệt làm cơ sở tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành) đến tháng 11/2004 mới có tổng dự toán điều chỉnh được phê duyệt.

1.3.3 Ảnh hưởng lỗi do nghiệm thu sai, trùng khối lượng; áp sai đơn giá, định mức làm tăng chi phí

+ Do nghiệm thu sai, trùng khối lượng

- Dự án Tu bổ, nâng cấp Nhà hát lớn Hà Nội nghiệm thu khối lượng nhiều hạng mục chưa chính xác, qua kiểm toán phát hiện đề nghị giảm trừ khối lượng quyết toán vượt so với hồ sơ hoàn công và thực tế thi công 4.157.565.376đ Đặc biệt Nhà thầu chính thi công phần xây lắp - Tổng Công ty xây dựng Hà Nội lập quyết toán trùng khối lượng thi công 02 hạng mục: lắp đặt hệ thống âm thanh với giá trị 539.933.649đ và hạng mục tu bổ kết cấu sàn S4, S5 trục 6-9 với giá trị 564.469.000đ Theo Biên bản Thanh tra Bộ Tài chính năm 2001 của dự án này thấy tình trạng lập hồ sơ nghiệm thu, lập phiếu giá thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành khi hạng mục đang thi công dở dang thậm chí chưa thi công;

- Dự án đầu tư xây dựng trụ sở Bộ Tài chính, nghiệm thu quyết toán A-B khối lượng nhiều hạng mục chưa chính xác, qua kiểm toán phát hiện đề nghị giảm trừ khối lượng quyết toán vượt so với hồ sơ hoàn công và thực tế thi công là 2.503.531.000đ;

- Dự án Đầu tư xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc gia, qua kiểm toán cho thấy khối lượng quyết toán cao hơn so với khối lượng nghiệm thu và bản vẽ hoàn công là 1.353.467.716đ

+ Do áp sai đơn giá, định mức

- Một số đơn giá riêng của Dự án Đầu tư xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc gia áp dụng định mức chưa hợp lý, giá vật tư trong đơn giá cao hơn giá theo hoá đơn, thông báo giá (đơn giá hạng mục: Thoát nước mưa khu 30ha, Hệ thống chiếu sáng đài phun nước, Bãi đỗ xe buýt Zone 2…) làm tăng giá trị quyết toán phải giảm trừ trên 507,1trđ;

- Dự án Tu bổ, nâng cấp Nhà hát lớn Hà Nội, giảm giá trị quyết toán do sai định mức là 153.557.678đ; do sai đơn giá là 941.865.870đ;

Chi phí xây dựng giảm do sai đơn giá trong Dự án đầu tư xây dựng trụ sở

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Cơ sở pháp lý

2.1.1 Văn bản pháp luật liên quan đến Luật

2.1.1.1 Luật số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 Để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng , củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích lũy nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại

2.1.1.2 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/06/2003 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật về lập dự toán, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán Việc quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số lĩnh vực quốc phòng, an ninh; cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù đối với thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ

2.1.2 Văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng 2.1.2.1 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003

Luật Xây dựng được Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2004.

Luật này quy định về hoạt động xây dựng, quyền và nghĩa vụ tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, xây dựng công trình và hoạt động xây dựng.

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng và hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Luật này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

2.1.2.2 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên.

Nghị định này quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: tổng mức đầu tư; dự toán xây dựng công trình; định mức và giá xây dựng; điều kiện năng lực; quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, Nhà thầu trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước, bao gồm vốn , vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn đầu tư khác của Nhà nước

2.1.2.3 Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Thông tư này hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, bao gồm: tổng mức đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là tổng mức đầu tư), dự toán xây dựng công trình (dự toán công trình), định mức xây dựng và giá xây dựng công trình của các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên, bao gồm:vốn , vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là vốn ODA), vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh và vốn đầu tư khác của nhà nước

Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình của các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên

2.1.3 Văn bản pháp luật liên quan đến Luật Đấu thầu

2.1.3.1 Luật Đầu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005

Luật này quy định về các hoạt động đấu thầu để lựa chọn Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án sau đây: Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển; Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

2.1.3.2 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/10/2009 về việc hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn Nhà thầu theo Luật Xây dựng

Nghị định này hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc hội và hướng dẫn thi hành việc lựa chọn Nhà thầu xây dựng Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội

2.1.3.3 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng

Nghị định này quy định về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (sau đây viết tắt là Hợp đồng xây dựng) thuộc các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến Hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên trên lãnh thổ Việt Nam Khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan đến Hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng ít hơn 30% vốn nhà nước áp dụng các quy định tại Nghị định này. Đối với Hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có những quy định khác với các quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo các quy định của Điều ước quốc tế đó.

Tổng mức đầu tư và dự toán đầu tư xây dựng công trình

2.2.1 Khái niệm về tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng mức đầu tư) là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

2.2.2 Lập tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư được xác định phù hợp với thiết kế bản vẽ thi công.

Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:

- Tính theo thiết kế cơ sở, trong đó chi phí xây dựng được tính theo khối lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và giá xây dựng phù hợp với thị trường; chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với thiết kế công nghệ, giá thiết bị trên thị trường và các yếu tố khác (nếu có); chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tính theo khối lượng phải bồi thường hỗ trợ, tái định cư của dự án và các chế độ của nhà nước có liên quan; chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị; chi phí dự phòng được xác định theo quy định; Đối với công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật thì tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán công trình và chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tái định cư (nếu có) Dự toán công trình tính theo khối lượng từ thiết kế bản vẽ thi công và các quy định hiện hành.

- Tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổng hợp theo bộ phận kết cấu, theo diện tích, công năng sử dụng (sau đây gọi là giá xây dựng tổng hợp), suất vốn đầu tư xây dựng công trình tương ứng tại thời điểm lập dự án có điều chỉnh, bổ sung những chi phí chưa tính trong giá xây dựng tổng hợp và suất vốn đầu tư để xác định tổng mức đầu tư;

- Tính trên cơ sở số liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật tương tự đã thực hiện Trường hợp áp dụng phương pháp này phải tính quy đổi các số liệu của dự án tương tự về thời điểm lập dự án và điều chỉnh các khoản mục chi phí chưa xác định trong tổng mức đầu tư;

- Hoặc kết hợp các phương pháp nêu trên. a, Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án

Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức sau:

V = GXD + GTB + GBT, TĐC + GQLDA + GTV + GK + GDP (1.1) Trong đó:

- V : tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình;

- GXD : chi phí xây dựng;

- GTB : chi phí thiết bị;

- GBT, TĐC: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

- GQLDA: chi phí quản lý dự án;

- GTV : chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;

- GDP : chi phí dự phòng.

* Xác định chi phí xây dựng

Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức sau:

- n: số công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.

Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức sau: m

GXDCT = (∑QXDj x Zj + GQXDK) x (1 + T GTGT-XD ) (1.3) j=1 Trong đó:

- QXDj: khối lượng công tác xây dựng chủ yếu hoặc bộ phận kết cấu chính thứ j của công trình, hạng mục công trình thuộc dự án (j=1m);

- Zj: đơn giá công tác xây dựng chủ yếu hoặc đơn giá theo bộ phận kết cấu chính thứ j của công trình Đơn giá có thể là đơn giá xây dựng công trình đầy đủ hoặc giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp và cả chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước) Trường hợp Zj là giá xây dựng công trình không đầy đủ thì chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình được tổng hợp theo Bảng 3.1 Phụ lục số 3 của Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- GQXDK: chi phí xây dựng các công tác khác hoặc bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục công trình được ước tính theo tỷ lệ (%) trên tổng chi phí xây dựng các công tác xây dựng chủ yếu hoặc tổng chi phí xây dựng các bộ phận kết cấu chính của công trình, hạng mục công trình

Tuỳ theo từng loại công trình xây dựng mà ước tính tỷ lệ (%) của chi phí xây dựng các công tác khác hoặc bộ phận kết cấu khác còn lại của công trình, hạng mục công trình.

- T GTGT_XD : mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng.

* Xác định chi phí thiết bị

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án và nguồn thông tin, số liệu có được có thể sử dụng một trong các phương pháp sau đây để xác định chi phí thiết bị của dự án:

+ Trường hợp dự án có các nguồn thông tin, số liệu chi tiết về dây chuyền công nghệ, số lượng, chủng loại, giá trị từng thiết bị hoặc giá trị toàn bộ dây chuyền công nghệ và giá một tấn, một cái hoặc toàn bộ dây chuyền thiết bị tương ứng thì chi phí thiết bị của dự án (GTB) bằng tổng chi phí thiết bị của các công trình thuộc dự án

Chi phí thiết bị của công trình được xác định theo phương pháp lập dự toán nêu ở mục 2 Phụ lục số 2 của Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

+ Trường hợp dự án có thông tin về giá chào hàng đồng bộ về thiết bị, dây chuyền công nghệ của nhà sản xuất hoặc đơn vị cung ứng thiết bị thì chi phí thiết bị (GTB) của dự án có thể được lấy trực tiếp từ các báo giá hoặc giá chào hàng thiết bị đồng bộ này

+ Trường hợp dự án chỉ có thông tin, dữ liệu chung về công suất, đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, thiết bị thì chi phí thiết bị có thể được xác định theo chỉ tiêu suất chi phí thiết bị tính cho một đơn vị công suất hoặc dự tính theo theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện

* Xác định chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (GBT, TĐC) được xác định theo khối lượng phải bồi thường, tái định cư của dự án và các qui định hiện hành của nhà nước về giá bồi thường, tái định cư tại địa phương nơi xây dựng công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành

* Xác định chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các chi phí khác

Những rủi ro kỹ thuật ảnh hưởng tới sự biến động của chi phí trong

2.3.1 Rủi ro về phương diện kỹ thuật thi công

+ Các sự cố kỹ thuật thi công cọc nhồi:

- Khoan sai vị trí: nguyên nhân sai sót do quá trinh định vị cọc.

- Sập thành hố khoan: do độ dài ống vách tầng địa chất phía trên không đủ xuyên qua các tầng địa chất phức tạp; do duy trì áp lực cột dung dịch Bentonite không đủ; do mực nước ngầm có áp lực tương đối cao; trong hố khoan có hiện tượng mất dung dịch Bentonite do tàng cuội sỏi có nước chảy, hoặc không có nước; tỷ trọng và nồng độ dung dich Bentonite không đủ; do tốc độ khoan quá nhanh nên chưa đủ hình thành màng Cake; do ống vách bị đóng cong vênh; do khi hạ lồng thép, lồng thép bị va vào thành hố làm phá vỡ màng dung dịch hoặc thành hố; do thời gian chờ đổ bê tông quá lâu làm cho dung dịch giữ thành bị tách nước dẫn tới phần dung dịch phía trên không đạt yêu cầu về tỷ trọng nên sập vách; do không rút được gầu khoan lên; gẫy cần khoan do gầu khoan nghiêng, ma sát thành hố khoan với gầu khoan lớn; do thời gian đổ bê tông quá dài, rung lắc ống đổ bê tông quá mạnh, chiều cao đổ bể tông quá cao, dẫn đến lực đẩy động bê tông xuất hiện ở đáy hố khoan.

- Khi hạ lồng thép và đổ bê tông: ống siêu âm bị cong, oằn, hở dẫn đến tắc ống, không thử siêu âm được; trồi cốt thép khi đổ bê tông: rút ống vách, lực dính lớn giữa thành ống vách với lồng thép, do lực đẩy động của bê tông khi be tông rơi từ trên xuống.

- Tắc ống đổ bê tông: do thời gian chờ đợi bê tông giữa các chuyến xe quá lâu, do bê tông có độ sụt quá nhỏ, cốt liệu bê tông quá lớn.

- Không rút được ống vách lên: do điều kiện địa chất (chủ yếu là tầng cát). Lực ma sát giữa ống chống với đất nền xung quanh lớn hơn lực nhổ ống; ống vách hoặc thiết bị tạo ông nghiêng nên thiết bị nhổ ống vách không phát huy hết khả năng.

+ Các sự cố kỹ thuật khi thi công cọc đóng, cọc ép:

- Cọc bị nghiêng có thể do các nguyên nhân sau: cọc không đối xứng theo chiều dài cọc; mặt ép không vuông góc với trục ép; cọc được ép với cùng một trạng thái đối tải, ở giá trị dừng ép dàn chất tải bị nghiêng, lúc này tải trọng tác dụng vào cọc bị lệch; mối nối cọc không đảm bảo chịu các tác động trong quá trình thi công với độ nghiêng ban đầu, sẽ xuất hiện lực ngang tại phần nối, phần yếu sẽ bị phá huỷ, các đốt cọc sau có xu hướng tiếp xúc với đốt trước ở một cạnh, từ đó tạo ra độ lệch tâm, và độ nghiêng của cọc cùng tăng sẽ phát triển với lực ép.

- Cọc bị phá hoại: nếu cọc làm việc đúng tâm ứng suất trong cọc sẽ giảm theo độ sâu, như vậy cọc sẽ bị phá hoai tại phần bên trên mà không bị phá hoại trong lòng đất.

- Mối nối cọc không đảm bảo.

- Có thể gặp vật cản trong quá trình ép khi đó phải khoan đá, khoan dẫn.

- Khi ép đến độ sâu thiết kế mà áp lực đầu cọc vẫn chưa đạt đến yêu cầu theo tính toán.

+ Các sự cố và những bất cập khi thi công xây dựng phần đài móng và phần thân

- Sự cố do kỹ thuật xử lý bê tông khối lớn không đảm bảo gây nứt bê tông khối lớn.

- Tường tầng hầm bị thấm.

- Công tác ép cừ để thi công tầng hầm thường bị sạt lở hoặc biến dạng đối với các công trình sát trục đường giao thông.

- Hồ sơ thiết kễ bản vẽ kỹ thuât thi công thiếu sót và không đồng bộ về vị trí, các ci tiết đấu nối phần kỹ thuật chôn ngầm như họng cấp thoát nước, chống sét, cáp đấu nối thiết bị…

- Về thiết kế: vị trí đầu nối hệ thống kỹ thuật thường không được thiết kế chi tiết, đồng bộ dẫn đến tình trạng phải thay đổi trong quá trình thi công hoặc đã thi công.

- Khi thi công xong mới thấy những điều bất hợp lý: mặt bằng, khu phụ …

- Phần lớn thường không có thiết kế an toàn lao động trên cao như khung lưới, lưới trên cao, che chắn người đi bộ bên dưới, hệ thống thu gom và vận chuyển phế thải từ trên xuống.

2.3.2 Rủi ro do các nguyên nhân khách quan

2.3.2.1 Rủi ro do chậm thanh toán công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành

Nguyên nhân thường gặp là từ phía Chủ đầu tư, đặc biệt là những giai đoạn tình trạng lạm phát kéo dài, khan hiếm tiền mặt; mặt khác cũng có thể do các nguyên nhân bê tông phải đủ R28 và kết quả thí nghiệm phải đạt mác mới nghiệm thu, thanh toán; công tác hướng dẫn lập hồ sơ nghiệm thu thanh toán trong quá trình thi công không cụ thể, chi tiết cũng là nguyên nhân dẫn đến chậm thanh toán.

2.3.2.2 Rủi ro do Nhà thầu thiếu vốn thực hiện dự án

Các công trình đồng loat thiếu vốn tại cùng một thời điểm, hạng mục xây lắp dở dang còn nhiều, Chủ đầu tư thanh toán chậm cộng với giá vật liệu xây dựng leo thang dẫn đến tình trạng dự án bị thiếu vốn.

2.3.2.3 Rủi ro do ngân sách cấp cho công trình hạng mục công trình không đầy đủ

Khi đã hoàn thnàh hồ sơ thanh toán nhưng vì các nguyên nhânh như hạng mục công trình chưa được ghi vốn tại thời điểm đó, hoặc Chủ đầu tư tài chính vào các lĩnh vực khác nên công trình chỉ nhận được một phần vốn theo phiếu giá đã ký.

2.3.2.4 Rủi ro do các tệ nạn quan liêu trong các thủ tục hành chính làm thời gian kéo dài

Xuất phát từ Chủ đầu tư, Tư vấn hay chính trong nội tại Nhà thầu với hệ thống phòng ban chức nằng làm việc bởi các quy chế cũ hoặc các định kiến đã rất lỗi thời và các tư tưởng bảo thủ cứng nhắc.

2.3.2.5 Rủi ro do thiếu vật liệu xây dựng

Với các hạng mục có khối lượng lớn như cọc khoan nhồi VLXD chủ yếu là xi măng, sắt thép, do việc đầu tư xây dựng dàn trải, quá nhièu công trình xây dựng cùng triển khai trong cùng một thời điểm đã dẫn đến tình trạng thiếu VLXD trong quá trình thi công Hơn nữa tình trạng thiếu thép xây dựng, do giá phôi thép nhập khẩu tăng đột biến dẫn đến tình trạng các nhà máy trong nước giảm sản lượng đầu ra

2.3.2.6 Rủi ro do thông tin không cập nhật kịp thời từ bên thiết kế Rủi ro do xử lý thiết kế gây khối lượng phát sinh ngoài Hợp đồng

Vì một vài lý do trong đó có lý do tiến độ thi công, Nhà thầu thi công cọc khoan nhồi tiến hành thi công trước khi có thiết kế hoàn chỉnh Nếu thiết kế ít thay đổi thì Nhà thầu không thiệt hại, nhưng nếu thiết kế thay đổi, thông tin đến Nhà thầu không kịp thời có thể gây ra rủi ro cho Nhà thầu Đối với thi công cọc nhồi thì rất thiệt hại như: những cọc thi công xong thì chưa nghiệm thu, hoặc đã thi công xong rồi nhưng thay đổi thiết kế làm số lượn cọc tăng thêm làm cho kinh phí toàn bộ phần cọc tăng quá nhiều từ đó dẫn đến rất khó thanh toán Hoặc việc sửa đổi thiết kế từ nhà tư vấn thiết kế diễn ra chậm, trong khi các Nhà thầu đã triển khai theo thiết kế cũ, dẫn đến việc phải phá bỏ làm lại rất tốn kém.

QUẢN LÝ CHI PHÍ THÔNG QUA HỢP ĐỒNG

Quản lý chi phí trong giai đoạn lựa chọn Nhà thầu

Lập bảng dự toán khối lượng và chi phí làm tài liệu chuẩn để đánh giá các hồ sơ dự thầu Phân tích, so sánh, đánh giá các hồ sơ dự thầu dựa trên tài liệu chuẩn đó để đưa ra đề nghị lựa chọn Nhà thầu thi công xây dựng dự án.

Lựa chọn Nhà thầu đối với các gói thầu thi công xây dựng trong các dự án sử dụng nguồn vốn nhằm lựa chọn được Nhà thầu có đủ năng lực để cung cấp sản phẩm, dịch vụ xây dựng phù hợp với tính chất công việc, loại và cấp công trình, đáp ứng yêu cầu của dự án, gói thầu và mang lại hiệu quả cao nhất cho bên mời thầu, dự án.

Việc lựa chọn Nhà thầu, trong đó có đấu thầu, trong hoạt động xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Đảm bảo được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Chọn được Nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng có phù hợp với yêu cầu của gói thầu hay không, có phương án kỹ thuật, công nghệ tối ưu, có giá dự thầu hợp lý;

- Khách quan công khai, công bằng, minh bạch, đảm bảo tính cạnh tranh;

- Không vi phạm các hành vi bị pháp luật cấm.

Các gói thầu thi công xây dựng sử dụng nguồn vốn có các hình thức lựa chọn sau:

3.1.2 Các nguyên tắc xử lý rủi ro trong Hợp đồng

Trong Hợp đồng các rủi ro liên quan phải được phân phối đều Sau đây là một số phần rủi ro chính cần phải xem xét trong quá trình ký Hợp đồng thi công xây dựng

- Khả năng có những thay đổi trong thiết kế (hay khả năng thay đổi ý tưởng đối với đấu thầu thiết kế);

- Khả năng dự án hoàn thành sẽ không đáp ứng được những mục tiêu phục vụ của nó;

- Khả năng chi phí vật liệu, chi phí tiền lương tăng đột biến do chính sách của Nhà nước thay đổi;

- Năng suất lao động chưa định hình rõ ràng trong công đoạn của dự án;

- Điều kiện khí hậu, thiên tai, động đất, địch hoạ không lường trước trong lúc tiến hành thực hiện Hợp đồng;

- Vấn đề về nhân lực không đáp ứng được yêu cầu về trình độ năng lực hay là thiếu nhân lực;

- Khả năng sảy ra khủng hoảng tài chính của Chủ đầu tư hay của nền kinh tế;

- Không đạt tiến độ đã ký kết trong Hợp đồng hay không đưa vào sử dụng đúng ngày dự định;

- Khâu thiết kế chưa qua các khâu kiểm tra, kiểm nghiệm thực tế;

- Giấy tờ liên quan không hợp pháp hay gian lận;

- Tổn thất về nhân mạng, con người, máy móc, thiết bị khi chưa được mua bảo hiểm;

- Nghĩa vụ pháp lý với bên thứ 3.

Hai bên của Hợp đồng sẽ cùng nhau đánh giá tỉ mỉ các phần trên, đối với từng phần sẽ thoả thuận bên nào sẽ chịu trách nhiệm toàn phần hay chịu trách nhiệm bao nhiêu phần trăm rủi ro Một vài rủi ro sẽ được bảo đảm bởi các khoản bảo hiểm, các khế ước, có thể tính được thông qua các khoản phí cố định Chủ đầu tư cuối cùng phải chấp nhận phần rủi ro của việc thiết kế sơ bộ công trình, tư vấn đầu tư dự án, lựa chọn địa điểm đầu tư Trong Hợp đồng bản thân với Chủ đầu tư, nhà tư vấn quản lý dự áncũng có thể chịu các phần rủi ro này với Chủ đầu tư nếu trong Hợp đồng đề cập rõ ràng Các rủi ro của Nhà thầu sẽ ở trong lĩnh vực quản lý xây dựng về cung cấp nhân công, năng suất lao động, đặc thù không lường trước được của công trình Tất cả các rủi ro khác được Nhà thầu chấp nhận đưa vào một giá bảo đảm hoặc Chủ đầu tư phải trả các khoản phụ phí cho Nhà thầu để bảo lãnh các rủi ro có thể xảy ra, các khoản phụ phí này được xác định qua đàm phán và thể hiện trong Hợp đồng.

3.1.3 Nguyên tắc cơ bản của Hợp đồng trong hoạt động xây dựng

Khái niệm: Hợp đồng trong hoạt động xây dựng là Hợp đồng dân sự được thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng

Hợp đồng thi công xây lắp được ký kết dựa trên 7 nguyên tác cơ bản sau đây:

1 Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, không trái pháp luật và mọi thoả thuận phải được ghi trong Hợp đồng Đây chính là nguyên tắc giao kết của Hợp đồng dân sự Để thể hiện được sự tự nguyện, bình đẳng, trung thực, hợp tác thì trong Hợp đồng cần phải thể hiện đầy đủ các nội dung đã cam kết (được ghi trong Hợp đồng);

2 Hợp đồng thi công xây dựng được ký kết sau khi hoàn thành việc lựa chọn Nhà thầu và kết thúc đàm phán Hợp đồng với Nhà thầu trúng thầu (cả trường hợp đấu thầu và chỉ định thầu) Hợp đồng xây dựng gắn liền với quá trình lựa chọn Nhà thầu trong xây dựng và là sản phẩm của quá trình lựa chọn Nhà thầu;

3 Giá Hợp đồng (giá ký kết Hợp đồng) không vượt giá trúng thầu (đối với trường hợp đấu thầu), không vượt giá dự toán gói thầu được duyệt (đối với trường hợp chỉ định thầu) Trường hợp bổ sung khối lượng công việc hoặc số lượng thiết bị nằm ngoài khối lượng hồ sơ mời thầu (hồ sơ yêu cầu) dẫn đến giá Hợp đồng vượt giá trúng thầu (giá đề xuất) nhưng không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không làm vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư được quyền quyết định; nếu làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định;

4 Hình thức Hợp đồng xây dựng: Luật Xây dựng quy định Hợp đồng xây dựng được lập bằng văn bản (tại điều 107) Tuỳ theo mức độ phức tạp của Hợp đồng mà các bên có thể soạn thảo, đàm phán, ký kết Hợp đồng bằng văn bản như sau:

- Đối với Hợp đồng của các công việc xây dựng, gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ: mọi nội dung liên quan đến Hợp đồng được thoả thuận có thể ghi trong văn bản Hợp đồng;

- Đối với Hợp đồng của các công việc, gói thầu phức tạp, quy mô lớn: nội dung liên quan đến Hợp đồng được thể hiện trong văn bản Hợp đồng, điều kiện chung, điều kiện riêng của Hợp đồng và các tài liệu kèm theo khác; Điều kiện chung là tài liệu quy định quyền, nghĩa vụ cơ bản và mối quan hệ của các bên Hợp đồng (thường theo một mẫu nhất định), chứa đựng các yêu cầu,thiết lập các mối quan hệ và xác định trách nhiệm; Điều kiện riêng là tài liệu cụ thể hoá, bổ sung một số quy định của điều kiện chung áp dụng cho Hợp đồng;

5 Chủ đầu tư (hoặc đại diện của chủ đầu tư) được ký Hợp đồng với một hay nhiều Nhà thầu để thực hiện các gói thầu khác nhau Trong một dự án, nội dung các Hợp đồng thống nhất, đồng bộ để đảm bảo mục tiêu, tiến độ, chất lượng và hiệu quả và hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng;

6 Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các Nhà thầu thì các thành viên trong liên danh phải thoả thuận liên danh, trong Hợp đồng phải có chữ ký của tất cả các thành viên trong liên danh;

7 Cả hai bên giao thầu và nhận thầu phải cử người đại diện đàm phán, ký kết Hợp đồng Khi đó, người được cử phải được toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong quá trình đàm phán và trong quá trình thực hiện Hợp đồng.

Thương thảo và ký kết Hợp đồng thi công xây dựng

Trong khi thương thảo và ký kết Hợp đồng thi công xây dựng, Chủ đầu tư và Nhà thầu cần nhận dạng và lượng hoá được các loại rủi ro có thể xảy ra để khi thực hiện Hợp đồng đạt được hiệu quả lợi nhuận cao.

3.2.1 Các rủi ro do Nhà thầu đặt ra và kiến nghị xử lý a, Trong giai đoạn đấu thầu và đàm phán Hợp đồng Nhà thầu cần:

- Kiến nghị hệ thống quản lý rủi ro;

- Trình bày kinh nghiệm và khả năng quản lý rủi ro;

- Nhận dạng và mô tả rủi ro thứ yếu và đề nghị giải pháp xử lý kỹ thuật;

- Nhận dạng và mô tả rủi ro và đề nghị biện pháp giảm thiểu rủi ro.

Các nhóm rủi ro trong thực tế bao gồm: nhóm rủi ro về “Hồ sơ Hợp đồng”;

“Các định nghĩa và diễn giải”; “Tiến độ thi công”; “Quyền và nghĩa vụ các bên”;

“Vật liệu, thiết bị và tay nghề của Nhà thầu”; “Địa chất công trình thuỷ văn”;

“Trình tự xây dựng”; “Chất lượng vật liệu”; “Nghiên cứu nguyên lý cơ bản”;

“Phương pháp và công nghệ thi công”; “Quản lý tổ chức thi công”; “Sự cố công trình xây dựng”; “Bảo vệ môi trường”; “Những tác động của thiên nhiên”; “Các sự cố thiên tai”, “Các biện pháp đảm bảo”; “Rủi ro và trách nhiệm các bên”;

“Khiếu lại và xử lý tranh chấp”; “Bất khả kháng”; “Giá Hợp đồng, tạm ứng, thanh toán và quyết toán Hợp đồng”.

Cụ thể trong giai đoạn này Nhà thầu cần thống kê chi tiết các laọi rủi ro thuộc từng nhóm rủi ro đã nêu trên đối với đặc thù từng công trình, từ đó cần đưa vào các điều kiện và điều khoản của Hợp đồng nhằm hạn chế các rủi ro đến mức thấp nhất, hoặc cụ thể hoá phương hướng đối phó, xử lý, phân bổ, rủi ro khi chúng xảy ra cho các bên liên quan. b, Trong giai đoạn thi công

- Xác định hệ thống quản lý rủi ro;

- Chi tiết hoá việc đánh giá rủi ro;

- Kiến nghị biện pháp giảm rủi ro;

- Lập chi tiết biện pháp giảm rủi ro.

Trong giai đoạn này Nà thầu cần thực hiện một số biện pháp sau nhằm xử lý một số rủi ro như:

- Rủi ro về các phương diện kỹ thuật thi công: Nhà thầu cần có đầy đủ tài liệu và cần nghiên cứu kỹ điều kiện địa chất nền móng, đồng thời cần triển khai lập biện pháp lập biện pháp tổ chức thi công phần móng và cọc nhằm hạn chế các rủi ro và cùng với đó là đưa ra được các giải pháp xử lý một số sự cố như:khoan cọc, đóng cọc sai vị trí; sập thành hố khoan; ống siêu âm bị cong oằn; trồi cốt thép khi đổ bê tông; tắc ống đổ bê tông; không rút được ống vách lên; cộc bị nghiêng; cọc bị phá hoại; mối nối cọc không đảm bảo…

- Rủi ro Nhà thầu thiếu vốn thực hiện dự án: Nhà thầu cần xây dựng phương án vốn hợp lý, phù hợp với năng lực tài chính của mình, đồng thời phù hợp với các điều kiện và kế hoạch giải ngân nguông vốn của Chủ đầu tư;

- Rủi ro do thiếu vật liệu xây dựng: Nhà thầu cần dự trù lượng vật liệu phù hợp với tiến độ thi công đã cam kết, đồng thời cần nhanh chóng có giải pháp phù hợp đối với trường hợp nguy cơ do khan hiếm hoặc tăng giá bất thường một số vật liệu xây dựng chính như sắt thép, xi măng, gạch xây… Trong trường hợp này Nhà thầu cần bàn bạc với Chủ đầu tư để thống nhất giải quyết theo phương án như: Nhà thầu sẽ tiến hành mua một số vật tư chính với lượng đủ lớn để đảm bảo tiến độ, khi đó Chủ đầu tư sẽ tiến hành tạm ứng vốn bằng 80-90% giá trị khối lượng khi Nhà thầu mua hàng hoá nhập kho; hoặc Chủ đầu tư dùng nguồn tài chính của mình để mua một số vật tư chính giao cho Nhà thầu, khi đó hai bên cần thống nhất phương thức đối trừ giá trị khi thanh toán giai đoạn và quyết toán công trình bằng phụ lục Hợp đồng bổ xung Đó là giải pháp mà một số dự án đã áp dụng và đảm bảo tiến độ trong quá trình triển khai thực hiện, có thể ví dụ điển hình như dự án Trung tâm Hội nghị Quốc gia;

Rủi ro do thông tin cập nhật không kịp thời từ bên thiết kế: Cán bộ kỹ thuật Nhà thầu cần thường xuyên cập nhật các xử lý thiết kế, hồ sơ xử lý thiết kế cần được lưu giữ riêng, đồng thời khi nhận được hồ sơ cần họp phổ biến nội dung chi tiết nhằm để các cán bộ và các tổ đội thi công cùng hiểu và nhận thức đầy đủ về nội dung được xử lý Khi thi công xong nội dung theo xử lý thiết kế, Nhà thầu cần lập hoàn công theo nội dung đã xử lý và đề nghị các bên liên quan xác nhận, đó sẽ là cơ sở cho công tác quản lý chất lượng và quyết toán công trình;

- Rủi ro do các bên (Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và các cơ quan liên quan khác) trì hoãn việc phê duyệt hồ sơ nghiệm thu: Cán bộ Nhà thầu cần chuẩn bị kỹ công tác lập hồ sơ quản lý chất lượng đồng thời cần bám sát đơn vị Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát thực hiện tốt phương châm “công việc xây dựng xong đến đâu nghiệm thu ngay đến đó” Từ đó giúo cho việc triển khai các công tác thi công đảm bảo liên tục không bị gián đoạn, đó cũng là một định hướng qua trọng góp phần nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình;

- Rủi ro do thiếu lực lượng kỹ sư, công nhân có kinh nghiệm: Nhà thầu cần có chiến lược thu hút, đào tạo, và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm, năng lực, trách nhiệm nhằm đảm bảo tốt công tác tổ chức trong suốt quá trình tổ chức thi công công trình Để đảm bảo và duy trì nguồn nhân lực tốt, Nhà thầu cần đặt ra các tiêu chí tuyển chọn, sau đó thồn nhất triển khai áp dụng đồng bộ Bên cạnh đó để duy trì tốt bộ máy vận hành Nhà thầu cũng cần xây dựng cơ chế phù hợp nhằm gắn kết quyền lợi với trách nhiệm của họ, cụ thể nên xây dựng cơ chế gắn kết tiền lương của cán bộ công nhân viên với sản lượng cũng như hiệu quả đạt được của công trình;

- Rủi ro do Nhà thầu không hoàn thành đúng tiến độ thi công: Nhà thầu cần lập tiến độ thi công chi tiết, tiến độ các nội dung công việc phù hợp với định mức và nguồn lực có thể huy động khả thi, mối liên hệ giữa các công việc cần đảm bảo về kỹ thuật, tổ chức, không gian và thời gian Luôn luôn kiểm điểm tiến độ hàng tuần, tháng đồng thời phải điều chỉnh kịp thời, đề ra các giải pháp cụ thể cho các bên liên quan nếu tiến độ thi công không đạt, luôn làm chủ tiến độ trong quá trình thi công công trình;

- Rủi ro do thiếu khả năng quản lý: Công tác quản lý kỹ thuật chất lượng,quản lý nhân sự, quản lý tài chính là những công việc quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp Mối quan hệ giữa các đối tượng quản lý nêu trên rất mật thiết, do đó lãnh dạo Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược quản lý của mình thành quy trình và thống nhất áp dụng thực hiện bình đẳng trong toàn thể doanh nghiệp Để tránh các rủi ro trong công tác quản lý Nhà thầu cần xây dựng hệ thống quản lý cho phù hợp, có thể áp dụng hệ thống quản lý doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 9000;

- Rủi ro do tai nạn lao động xảy ra trên công trình: Nhà thầu cần nghiêm túc lập biện pháp thi công chi tiết đối với các công việc có tính chất nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động cao, đồng thời cần có bộ phận cán bộ chuyên trách thẩm định và duyệt nội dung, áp dụng đúng biện pháp đã duyệt khi tổ chức thi công Nhà thầu cần trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, đặc biệt là mũ cứng, quần áo, giầy dep, dây an toàn, găng tay… đồng thời cần có cán bộ chuyên trách hướng dẫn toàn thể cán bộ công nhân viên về biện pháp thi công, các quy định nội quy thi công, Nhà thầu cần nghiêm túc khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, căn cứ vào đó bố trí vị trí người lao động cho phù hợp;

- Rủi ro bất khả kháng: có nghĩa là một sự kiện hoặc trường hợp bất thường xảy ra ngoài khả năng kiểm soát của một Bên; Bên đó không có thể dự phòng một cách hợp lý trước khi ký kết Hợp đồng; đã xảy ra mà bên đó không thể tránh hay khắc phục một cách hợp lý và thực chất không thể quy cho bên kia;

Nhà thầu cần thiết lập và giao nhiệm vụ kiêm nhiệm cho bộ phận chuyên môn để dự báo cũng như xử lý kịp thời đối với các trường hợp bất khả kháng.Nhà thầu cũng cần đưa vào các điều khoản của Hợp đồng nhằm chia sẻ rủi ro khi gặp các sự kiện bất khả kháng cho các bên liên quan Tuy nhiên về phần mìnhNhà thầu phải luôn ý thức rằng cần phải lỗ lực để giảm thiểu những thiệt hại về kỹ thuật, chất lượng và chi phí đối với công trình xây dựng nếu gặp sự kiện bất khả kháng sảy ra.

3.2.2 Các rủi ro do Chủ đầu tư đặt ra và cách kiến nghị xử lý a, Trong giai đoạn khảo sát thiết kế

Cụ thể trong giai đoạn này Chủ đầu tư cần kiểm soát nhằm đạt các chỉ tiêu sau:

- Công tác khảo sát cần đảm bảo đủ số lượng lỗ khoan theo quy định và đủ số liệu về các chỉ tiêu cơ lý của nền đất nhằm cung cấp đủ cho công tác thiết kế và thi công nền móng;

- Công tác thiết kế cần đảm bảo tính đồng bộ với quy hoạch

Quản lý Hợp đồng trong giai đoạn thi công xây dựng

Một dự án không thể xem là thành công nếu chi phí đầu tư của nó vượt qua dự toán ban đầu Trong quá trình thực hiện dự án một số nhóm rủi ro: “Rủi ro do các nguyên nhân xuất phát từ thủ tục hành chính, pháp lý”; “Rủi ro về tiến độ”;

“Rủi ro về kỹ thuật” thường hay xuất hiện và làm ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng, tiến độ và chi phí thực hiện dự án Vì vậy, với vai trò của người quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nói chung và người quản lý Hợp đồng thi công xây dựng nói riêng thì việc nhận dạng, lượng hoá và xử lý được các nhóm rủi ro này là rất quan trọng.

3.3.1 Rủi ro do các nguyên nhân xuất phát từ thủ tục hành chính, pháp lý (áp dụng theo công thức 1.6; mục 2.2.2)

Các rủi ro này có thể hiểu là các nguyên nhân khách quan xuất phát từ sự thay đổi một số chính sách của nhà nước, các qui định pháp luật, các thủ tục hành chính ảnh hưởng tới khả năng hoàn thành dự án theo kế hoạch Các rủi ro này ảnh hưởng tới hầu hết các bộ phận tham gia thực hiện dự án: từ chủ đầu tư tới các Nhà thầu, các doanh nghiệp cung ứng vật tư thiết bị và cả các nhà tài trợ cho vay vốn.

- Rủi ro do sự thay đối chính sách thuế làm thay đổi các khoản thu nhập cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Rủi ro do sự thay đổi han ngạch, thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác

- Rủi ro do sự thay đổi các qui định về quản lý và tuyển dụng lao động như thay đổi qui định mức lương tới thiểu, thay đối chế độ làm việc (như thời gian làm việc trong ca, số ngày làm việc trong tuần, )

- Rủi ro do sự thay đổi chính sách tiền tệ Trong thời gian thực hiện dự án, Chính phủ có thể đưa ra nhiều biện pháp sử dụng lãi suất để quản lý và kiểm soát lạm phát Tuy nhiên vấn đề này có thể làm phát sinh rủi ro đối với các tổ chức tham gia thực hiện dự án.

- Rủi ro do sự thay đổi các qui định khác của Chính phủ về việc tài trợ hoặc bảo trợ cho một ngành nào đó quyền phát triển hoặc cơ hội kinh doanh; rủi ro do những qui định liên quan đến việc kiểm soát chất thải, qui trình sản xuất để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tao động

3.3.2 Nhận dạng và xử lý các rủi ro về tiến độ ảnh hưởng đến chi phí

Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình ảnh hưởng rất lớn tới chi phí thực hiện dự án Dự án thực hiện với tiến độ tốt nhất sẽ sớm đưa công trình vào khai thác, sử dụng; khi đó khả năng hoà vốn đầu tư, sinh lời sẽ nhanh đồng thời lãi vay ngân hàng sẽ ít Khi đó, Nhà đầu tư sẽ đạt lợi nhuận cao.

Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến sự chậm tiến độ thực hiện dự án

- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện di dân tái định cư và phục hồi (nếu có); xin giao đất, thuê đất; xin giấi phép xây dựng, giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có) còn trậm chễ;

- Công tác khảo sát, thiết kế xây dựng chất lượng không cao dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần sẽ làm chậm tiến độ thực hiện dự án;

- Công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán và tổng dự toán công trình chưa đúng thủ tục, quy trình cũng là nguyên nhân làm chậm tiến độ thực hiện dự án;

- Chậm tiến độ xảy ra, nguyên nhân trong quá trình đấu thầu (việc đấu thầu xây dựng và mua sắm trang thiết bị chưa tốt, quy chế đấu thầu chưa hoàn chỉnh, có tiêu cực trong đấu thầu…);

- Các yếu tố ngẫu nhiên tác động từ bên ngoài xảy ra trong quá trình thi công như: tai nạn lao động, thiên tai lũ lụt, sự cố công trình …cũng là nguyên chủ yếu làm chậm tiến độ thực hiện dự án;

- Chậm tiến độ do những diễn biến bất ngờ của thị trường giá cả (vật liệu, nhân công, máy xây dựng);

- Đầu tư mua sắm thiết bị không đồng bộ dẫn đến việc làm chậm quá trình đưa máy móc thiết bị vào sử dụng, gây ứ đọng VĐT và kéo theo các ảnh hưởng lớn khác tới dự án;

- Do thiếu thông tin, kinh nghiệm trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị nên phải sử dụng công nghệ lạc hậu.

3.3.3 Nhận dạng và xử lý các rủi ro về kỹ thuật ảnh hưởng đến chi phí (khối lượng phát sinh theo công thức 1.5; mục 2.2.2)

3.3.3.1 Địa chất công trình thuỷ văn

Kinh nghiệm về khảo sát thi công xây dựng của nước ta còn nhiều hạn chế. Vấn đề khảo sát địa chất công trình với mục tiêu và nhiệm vụ của nó được đặt ra là thu thập và xác lập hồ sơ dữ liệu về các căn cứ địa chất công trình làm cơ sở cho quy hoạch, thiết kế, thi công và giám sát thi công xây dựng công trình Dưới đây là một số các điều kiện địa chất công trình thuỷ văn cần lưu ý:

- Trong nền đất có thể xuất hiện áp lực thuỷ động, từ đó gây ra các hiện tượng cát chảy, lún ướt, xói ngầm, đồng thời nước ngầm ngấm vào trong không gian của công trình ngầm gây khó khăn cho thi công và những hoạt động sau này của công trình;

Kiến nghị quy trình kiểm soát Hợp đồng trong dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

Mục tiêu của hầu hết các Chủ đầu tư và Tư vấn quản lý dự án là xây dựng công trình đúng tiến độ, chất lượng và trong vòng ngân quỹ (hay chi phí) Dựa vào mục tiêu đó, để giảm thiểu những rủi ro dẫn đến thay đổi chi phí của dự án phần kiểm soát Hợp đồng đề tài đề xuất ba phần công việc quan trọng sau:

Trong các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn thì việc kiểm soát dòng tiền là rất quan trọng và phải kiểm soát từ phía Chủ đầu tư lẫn Nhà thầu.

3.4.1.1 Kiểm soát dòng tiền từ phía Chủ đầu tư

Dòng tiền trong các dự án lớn sử dụng nguồn vốn là yếu tố sống còn đối với hầu hết các Chủ đầu tư Dòng tiền chảy vào dự án thông qua việc rút tiền tại tài khoản và các giai đoạn thanh toán Chủ đầu tư phải kiểm soát chặt chẽ dòng chảy của đồng tiền từ khi chuẩn bị dự án đến khi quyết toán, đưa công trình vào khai thác sử dụng.

3.4.1.2 Kiểm soát dòng tiền từ phía Nhà thầu

Mục tiêu của Nhà thầu thi công xây dựng là đạt được lợi nhuận kinh tế cao Nhà thầu muốn thực hiện dự án bằng tiền của Chủ đầu tư nhiều nhất có thể sau đó mới sử dụng nguồn tài chính của mình Do vậy, các Nhà thàu thường không chấp nhận việc tiền của mình bị lưu giữ nhiều trong dự án. Để có thể nghiệm thu thanh toán được hạng mục công trình hay công trình xây dựng hoàn thành thì Nhà thầu phải bỏ tiền của mình ra để mua sắm vật liệu, vật tư, thiết bị, chi phí nhân công, thầu phụ… Khoảng thời gian từ khi thực hiện công việc đó cho đến khi được thanh toán sẽ tạo ra một khoản thiếu hụt trong lợi nhuận của Nhà thầu do phải trả chi phí lãi vay.

Cụ thể với loại Hợp đồng chi phí cộng với khoản phí cố định, xin đề nghị cách kiểm soát dòng tiền như sau:

Thiết lập một tài khoản Ngân hàng có số dư bằng không để phục vụ riêng cho dự án Hằng tháng Nhà thầu thông báo cho quản lý dự án lượng tiền mặt dự định chi trong tháng, Chủ đầu tư chuyển số tiền đó vào tài khoản của Nhà thầu. Nhà thầu viết các séc thanh toán tiền từ tài khoản đó, cần đặc biệt lưu ý là phải đưa số dư của tài khoản đó xuống gần bằng không hàng tháng;

Các tài khoản có số dư bằng không không tạo cho chủ tài khoản bất kỳ một đồng lãi suất nào, và Ngân hàng chỉ có thể kiếm lợi nhuận của họ từ các lãi suất ngắn hạn được lấy ra từ số tiền gửi trung bình trong tài khoản đó Nếu số dư trong tài khoản không được rút xuống không trong một tháng nào đó, số tiền dư sẽ được trừ vào dự đoán tiền trong tháng tiếp theo Lúc đó biểu đồ dòng tiền dự án được sử dụng như là một chỉ dẫn để đưa ra những đề nghị vào mỗi tháng

Việc dự đoán dòng tiền được dựa trên ba yếu tố cấu thành như sau:

- Tiến độ thanh toán các công việc được thực hiện tại văn phòng dự án;

- Các khoản thanh toán cho hàng hoá và dịch vụ thông qua cung ứng;

- Các chi phí trực tiếp và gián tiếp như nhân công, các loại vật liệu, các bản Hợp đồng thầu phụ và các chi phí chung trên công trường.

Việc cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường xây dựng đã làm cho việc kiểm soát chất lượng trở thành công tác được hết sức chú trọng trong việc thực hiện dự án Nhìn ở góc độ Nhà thầu, đa phần do mục đích lợi nhuận nên dự án được thực hiện với chất lượng tốt tối thiểu có thể chấp nhận được Ở vai trò Giám đốc của tư vấn quản lý dự án phải thoả mãn tốt nhất yêu cầu của khách hàng (Chủ đầu tư) tức là phải thực hiện việc kiểm soát chất lượng kỹ càng nhằm bảo đảm cho ra một sản phẩm xây dựng tốt nhất.

Kiểm soát chất lượng xin được trình bày các phần chính sau:

1- Các cơ sở để thiết kế dự án

2- Phần thiết kế kiến trúc và kỹ thuật

3- Thiết bị và các loại vật liệu

4- Công việc thi công trên công trường

5- Giám định lần cuối và đưa công trình vào sử dụng

3.4.2.1 Các cơ sở để thiết kế dự án

Kiểm soát chất lượng liên quan đến rất nhiều giai đoạn tổ chức trong dự án, nó bắt đầu bằng những cơ sở để thiết kế công trình Đây là chỗ mà nền tảng cho chất lượng công trình được thiết lập Các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến cơ sở thiết kế là:

- Những đòi hỏi của thị trường;

- Vòng đời dự tính của sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường;

- Tính kinh tế của sản phẩm, dịch vụ và của công trình;

- An toàn lao động trong khi vận hành;

- Các yếu tố môi trường và địa phương;

- Các quy định của Chính phủ;

- Các chính sách của Công ty hoặc của chi nhánh;

- Các chi phí bảo dưỡng, phục vụ và vận hành.

Mỗi một yếu tố trên có thể ảnh hưởng rất lớn đến chi phí và tính kinh tế của công trình, và đến lượt nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mà đơn vị Chủ đầu tư lựa chọn để thiết kế Chủ đầu tư phải lựa chọn ra vòng đời kinh tế, cùng với nó là những giới hạn về tài chính, sẽ thiết lập ra mức độ chất lượng cần thiết cần có cho công trình Nhóm thiết kế sau đó sử dụng những quy định tiêu chuẩn áp dụng và thiết kế theo tiêu chuẩn chất lượng trong vòng những giới hạn của tài chính dự án.

3.4.2.2 Kiểm soát chất lượng thiết kế

Tại thời điểm khởi tạo dự án, nhóm thiết kế thuộc Chủ đầu tư hay tư vấn sẽ lập các bản nghiên cứu khả thi và các bản thiết kế sơ bộ cùng với các bản dự toán sơ lược chi phí để tạo cơ sở cho một Hợp đồng thiết kế tối ưu và hiệu quả nhất. Để kết thúc giai đoạn thiết kế khả thi, giám đốc dự án chủ trì một cuộc họp đánh gía bản vẽ thiết kế ý tưởng cùng với Chủ đầu tư, khi kết quả này được thông qua, quá trình thiết kế bắt đầu Từ đây trở đi, việc kiểm soát chất lượng chuyển cho trưởng các nhóm thiết kế, cùng với việc xem xét và thông qua có giới hạn các hồ sơ quan trọng của Chủ đầu tư để đảm bảo tuân theo những cơ sở thiết kế đã được lập ở văn bản Hợp đồng.

Các nhóm thiết kế phải chịu trách nhiệm cho chất lượng thiết kế riêng của mình và điều này yêu cầu độ chính xác và tính đồng bộ trong những bản tính toán, trong các bản vẽ và trong mọi hồ sơ thiết kế khác thuộc dự án ví dụ thiết kế phần cơ khí phải đồng bộ với phần kết cấu Trách nhiệm chính của người trưởng nhóm thiết kế là đảm bảo rằng các hệ thống kiểm soát chất lượng thiết kế đã được thiết lập và đang hoạt động tốt Lý do phải kiểm soát chất lượng trong quá trình thiết kế là giảm thiểu những thay đổi tốn kém và những sửa chữa xảy ra trên công trường Việc sửa chữa có ảnh hưởng lớn đến bản tiến độ chung.

3.4.2.3 Kiểm soát thiết bị và chất lượng vật liệu

Việc đảm bảo chất lượng cho các tài nguyên của dự án thường để dành cho bộ phận kiểm định của các bên Việc kiểm soát chất lượng trước khi vận chuyển hàng đến công trường thường được tiến hành cho những dự án có quy trình xử lý phức tạp và có công nghệ cao mà có nhiều thiết bị được thiết kế chế tạo riêng biệt Trong các dự án dân dụng, địa ốc đa phần việc kiểm soát này thực hiện khi tài nguyên về đến chân công trình Các công tác này không thực hiện tại công trường như trạm trộn bê tông, gia công kết cấu thép lớn, thí nghiệm… các kỹ sư sẽ kiểm soát tại địa điểm thực hiện công tác đó

Công việc cụ thể của giám đốc dự án trong công việc kiểm soát chất lượng là theo dõi các bản báo cáo giám định và ra quyết định khi công việc kiểm soát chất lượng mâu thuẫn với khả năng hoàn thành những tiến độ hay chi phí Những mâu thuẫn đó cần được cân bằng giữa những thoả hiệp cần thiết phải có để bảo vệ những lợi ích một cách tốt nhất cho Chủ đầu tư, Nhà thầu, chất lượng dự án và tiến độ

Giám đốc dự án của các bên phải xác định mục tiêu của hệ thống thí nghiệm vật liệu để đánh giá những chi phí dành cho những công việc này Điều này thường được thành lập như là một phần của mục tiêu của công việc cung ứng. Mức độ kiểm soát chất lượng vật liệu bao gồm những yếu tố là chính sách của Chủ đầu tư, những yêu cầu của tiêu chuẩn và độ tin cậy của nhà cung cấp Các chủ đầu tư thường có quyền tham dự bất kỳ đợt giám định nào được giao cho tư vấn chủ trì thực hiện vào bất cứ thời điểm nào, nên phải tuyệt đối khách quan trung thực trong công tác kiểm soát thiết bị và vật liệu.

Giám đốc dự án của các bên phải xác định mục tiêu của hệ thống thí nghiệm vật liệu để đánh giá những chi phí dành cho những công việc này Điều này thường được thành lập như là một phần của mục tiêu của công việc cung ứng. Mức độ kiểm soát chất lượng vật liệu bao gồm những yếu tố là chính sách của Chủ đầu tư, những yêu cầu tiêu chuẩn và độ tin cậy của nhà cung cấp Các Chủ đầu tư đều có quyền tham dự bất kỳ đợt giám định nào được giao cho tư vấn chủ trì thực hiện vào bất cứ thời điểm nào, nên phải tuyệt đôid khách quan trung thực trong công tác kiểm soát thiết bị và vật liêu này.

3.4.2.4 Kiểm soát chất lượng thi công

Ngày đăng: 05/07/2023, 16:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w