KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Thương Mại Thành Phát với trụ sở đặt tại 592 Trần Hưng Đạo, phường Ngọc Châu, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Tên giao dịch : Công ty TNHH TM Thành Phát.
Tên tiếng anh: Thanh Phat trading Ltd.Co
Giám đốc : Bà Phạm Thị Tỉnh ĐT : (0320) 3721 090
Số tài khoản : 2300431101320045 tại Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Công ty TNHH Thương Mại Thành Phát thành lập ngày 12 tháng 4 năm 1999. Hiện nay Công ty đang hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số
0402054175 đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 10/8/2006 do phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương cấp
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất bột giấy và giấy
Lúc mới thành lập Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, mua bán hàng hóa và vận chuyển Sau hai năm hoạt động, 6/2001 Công ty đã đăng ký chuyển lĩnh vực kinh doanh sang sản xuất và kinh doanh bột giấy và giấy. Thực hiện giấy chấp thuận đầu tư số 284/CV-UB của UBND tỉnh Hải Dương ngày 14/03/2004 Công ty đã triển khai đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy và giấy tại khu đất của Công ty Xuất Nhập Khẩu Hải Dương không sử dụng cho công ty thuê lại Địa chỉ tại Thị Trấn Phú Thái-Kim Thành-Hải Dương Căn cứ vào tiến độ dự án do điều kiện khó khăn về nguồn vốn đầu tư. Công ty triển khai dự án chia làm 3 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1: Sản xuất ra bột sơ chế.
+ Giai đoạn 2: Sản xuất ra bột trắng thương phẩm.
+ Giai đoạn 3: Sản xuất ra giấy ăn trung và cao cấp phục vụ cho dân sinh.
Hiện nay Công ty đã đầu tư xong giai đoạn 3- Sản xuất ra giấy ăn trung và cao cấp phục vụ cho dân sinh, bàn giao vận hành chạy thử vào giữa năm
2004 Sau khi hoàn thành chạy thử công ty gặp rất nhiều khó khăn như: Vốn, lao động, công nhân kỹ thuật, công nghệ, chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ Thời gian này mặc dù Công ty gặp không ít khó khăn, tuy nhiên tập thể cán bộ công nhân viên đã vượt qua được những khó khăn và đi vào sản xuất ổn định
Những năm gần đây Công ty không ngừng mở rộng thị trường và đổi mới công nghệ, nhập khẩu những công nghệ tiên tiến, sản phẩm đạt chất lượng tốt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường Tuy nhiên do hiệu suất đầu tư ngành giấy quá lớn đối với công ty gặp rất nhiều khó khăn về tiền vốn, công nghệ, thị trường, lao động nói chung còn yếu kém chưa phù hợp nên việc sản xuất mới đạt từ 65-70% công suất thiết kế Mặc dù khó khăn như vậy, sau khi nhà máy đi vào hoạt động Công ty đã tạo việc làm cho hơn 100 lao động trong khu vực với mức lương ổn định bình quân từ 1.200.000-2000.000 đồng/tháng Thu mua nguyên liệu ổn định cho nhiều hộ trồng rừng của các tỉnh miền núi góp phần xóa đói giảm nghèo, đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà Nước - Ngành công nghiệp của tỉnh có thêm cơ sở sản xuất phục vụ hàng tiêu dùng của địa phương tạo đà cho các ngành công nghiệp phát triển nhất là ngành công nghiệp giấy.
3.1.2 Tình hình cơ bản của Công ty TNHH TM Thành Phát
3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Tổng nhân lực lao động trong Công ty TNHH TM Thành Phát khoảng
306 người bao gồm cả công nhân lao động trực tiếp, nhân viên hành chính cũng như ban lãnh đạo
Luận văn tốt nghiệp Đoàn Thị Thanh Hoa – KTDN52B
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty TNHH TM Thành Phát
- Giám đốc : Giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất trong công ty và có nghĩa vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty theo quy định Nhiệm vụ chính của giám đốc là tổ chức bộ máy và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm đảm bảo tình hình sử dụng vốn của Công ty cũng như đem lại lợi nhuận tối ưu Ngoài ra còn thực hiện chỉ đạo, điều hành các phòng ban, phân xưởng sản xuất theo kế hoạch và tiêu chuẩn đã xây dựng, đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm Đồng thời giám đốc còn chịu trách nhiệm trước pháp luật về ngành nghề kinh doanh và những quy định khác của Nhà nước.
- Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm trong việc quản lý các nhân viên trong Công ty về thời gian lao động, trình độ Lập các kế hoạch công tác ngắn, dài ngày cho nhân viên trong Công ty Tổ chức bố trí, sắp xếp, tuyển dụng, đề xuất bổ nhiệm các nhân viên hợp lý, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh Thực hiện công tác hành chính, tiếp nhận các văn bản đi và đến, tham mưu cho Giám đốc trong việc xử lý các văn bản đi và đến Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, vệ sinh, thiết bị văn phòng phục vụ các phòng ban
Phòng tài chính kế toán
Xưởng sản xuất bột giấy
Phòng tổ chức hành chính
Ban thu mua nguyên vật liệu
Ban điều hành sản xuất
Xưởng sản xuất giấy vệ sinh trung và cao cấp
- Phòng tài chính kế toán: Đề xuất tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với loại hình sản xuất cũng như quy trình sản xuất của Công ty Giúp ban giám đốc kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của Công ty Có biện pháp quản lý, theo dõi tình hính huy động, sử dụng các loại vốn của công ty một cách hiệu quả nhất Tham gia thảo luận, kí kết các hợp đồng kinh tế đồng thời tiến hành theo dõi quá trình thực hiện đảm bảo quyết toán hợp đồng chính xác, kịp thời Theo dõi, rà soát công nợ của Công ty với bên ngoài Trợ giúp giám đốc phân tích tình hình kinh doanh của Công ty trong các tháng, quý, năm Ngoài ra phòng tài chính kế toán còn có trách nhiệm trong việc quản lý thu chi, theo dõi thanh toán lương thưởng cho công nhân, thống kế số liệu về sản phẩm bán ra cũng như hàng tồn kho Lập, bảo quản lưu trữ các chứng từ theo đúng quy định.
- Ban điều hành sản xuất: Xây dựng bổ sung hoàn chỉnh quy trình công nghệ, hướng dẫn cho công nhân thực hiện Theo dõi quá trình hoạt động của các phân xưởng xem có thực hiện đúng định mức hay không Theo dõi chất lượng sản phẩm trong từng ca sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra Quản lý máy móc, thiết bị, đảm bảo quy trình thực hiện, kỹ thuật an toàn sản xuất và vệ sinh công nghiệp Đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm quản lý chất lượng tốt hơn
- Ban thu mua nguyên vật liệu: Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình sử dụng vật liệu của phân xưởng để có kế hoạch thu mua vật liệu hợp lý Đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đúng mẫu mã, chủng loại cũng như giá cả của vật liệu mua vào ít biến động giữa các lần thu mua Có nhiều phương án thu mua vật liệu để chủ động trong công tác thu mua nguyên vật liệu.
- Bộ phận bán hàng: Giới thiệu, chào bán các sản phẩm của Công ty.
Khảo sát, nắm bắt các thông tin về thị trường phục vụ cho công tác bán hàng và sản xuất Thu thập ý kiến của khách hàng để tham gia hỗ trợ vào bộ phận sản xuất để phát triển các loại sản phẩm mới với chủng loại mẫu mã đa dạng hơn, chất lượng tốt hơn Tạo hình ảnh tốt về Công ty đối với khách hàng.
Ngoài ra để thuận tiện cho việc quản lý và điều hành tình hình sản xuất nênCông ty đã chia bộ phận sản xuất thành các xưởng, tổ theo mô hình sau:
Luận văn tốt nghiệp Đoàn Thị Thanh Hoa – KTDN52B
Sơ đồ 3.2 Mô hình tổ chức xưởng, tổ sản xuất tại Công ty TNHH TM Thành Phát.
Khoa kế toán & QTKD Trường ĐHNN Hà Nội
Ban điều hành sản xuất
Xưởng 1 (sản xuất bột giấy)
Xưởng 2 (sản xuất giấy vệ sinh trung và cao cấp)
3.1.2.2 Tình hình lao động của Công ty
Lao động là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, quy mô và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của
Công ty TNHH TM Thành Phát nói riêng Từ khi thành lập đến nay, tình hình lao động của Công ty có nhiều thay đổi để phù hợp với quy mô và ngành nghề sản xuất của Công ty Tình hình lao động của Công ty trong 3 năm
2008,2009,2010 được thể hiện qua bảng 3.1:
Bảng 3.1: Tình hình lao động của Công ty TNHH TM Thành Phát Đơn vị tính: Người
Tổng số Cơ cấu(%) Tổng số Cơ cấu(%) Tổng số Cơ cấu(%) 2009/2008 2010/2009
II Phân theo trình độ
Công nhân từ bậc 4 trở lên 50 57,5 52 56,5 59 56,2 104,0 113,5
5 Lao động chưa qua đào tạo 3 3,4 3 3.3 4 3,8 100,0 133.3
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Luận văn tốt nghiệp Đoàn Thị Thanh Hoa – KTDN52B
- Xét về quy mô lao động
Lao động của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm gần đây. Trong cơ cấu lao động của Công ty thì lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ chủ yếu. Năm 2008 lao động trực tiếp là 76 người (chiếm 87,4%), sang năm 2009 lao động trực tiếp là 80 người (chiếm 87%), năm 2009 so với năm 2008 tăng 5 người trong đó lao động trực tiếp tăng 4 người (tăng 5,3%), lao động gián tiếp tăng 1 người Năm 2010 so với năm 2009 tăng 13 người trong đó lao động trực tiếp tăng 11 người (tăng 13,8%), lao động gián tiếp tăng 2 người Qua đây cho thấy tỷ lệ lao động gián tiếp của Công ty là thấp, khoảng 13% Nói chung, số lao động của Công ty hàng năm đều tăng là do quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng
- Xét về trình độ lao động
Lực lượng lao động của Công ty chủ yếu là công nhân kỹ thuật, những người trực tiếp sản xuất Năm 2008 công nhân kỹ thuật là 65 người (chiếm 74,7%), năm 2009 là 68 người (chiếm 73,9%), sang năm 2010 là 76 người (chiếm 72,4%) Hàng năm công tác đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật được chú ý, cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng hàng năm đều tăng, tuy nhiên mức tăng không nhiều mỗi năm chỉ tăng từ 1-2 người Điều này phù hợp với cơ cấu lao động của Công ty vì lao động của Công ty chủ yếu là lao động trực tiếp, công nhân làm việc ở phân xưởng, còn lao động gián tiếp chủ yếu làm việc ở bộ phận quản lý Bên cạnh đó Công ty còn một số lao động chưa qua đào tạo, điều này là do quy trình công nghệ sản xuất vẫn còn nhiều công đoạn thủ công có thể sử dụng lao động phổ thông.
3.1.2.3 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty
Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, quy trình công nghệ chế biến và khái quát tình hình chi phí tại Công ty TNHH TM Thành Phát
3.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm tại Công ty
Mỗi doanh nghiệp khi tham gia sản xuất kinh doanh đều có những đặc trưng riêng gắn liền với đặc điểm của từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Công ty TNHH TM Thành Phát cũng mang những đặc trưng riêng đó Công ty không chỉ sản xuất một loại sản phẩm mà sản xuất nhiều loại sản phẩm Trong quá trình sản xuất, bán thành phẩm của một số giai đoạn sản xuất có thể được chế biến tiếp hoặc được bán ra bên ngoài như bột tẩy trắng và phôi giấy Do đặc điểm sản xuất phức tạp như vậy nên Công ty tổ chức sản xuất theo phân xưởng, các phân xưởng này không hoàn toàn độc lập với nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất Mỗi phân xưởng chỉ chịu trách nhiệm thực hiện một số bước trong quá trình sản xuất sản phẩm Các bộ phận, phân xưởng tổ chức thành một dây chuyền khép kín để sản xuất từng loại sản phẩm Quy trình sản xuất được chia ra thành nhiều công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn được chia cho các tổ khác nhau
Ta có thể thấy rõ việc sản xuất và tiêu thụ các loại bán thành phẩm và thành phẩm trong Công ty như sau:
Sơ đồ 3.4:Sơ đồ bán thành phẩm và thành phẩm sản xuất của Công ty
Xuất dùng sản xuất Phôi giấy
Xuất dùng sản xuấtBán
Luận văn tốt nghiệp Đoàn Thị Thanh Hoa – KTDN52B
Như vậy, đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty mang những đặc trưng riêng, đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn, phức tạp Vì thế việc quản lý cũng phức tạp Do đó để quản lý tốt các loại chi phí thì Công ty cần có một kế hoạch tổ chức sản xuất tốt Để tổ chức tốt tại Công ty, vấn đề đặt ra là đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ cho công suất chế biến của máy móc thiết bị Vì nguồn nguyên liệu là khâu đầu vào, khi đầu vào ổn định và có kế hoạch, hoạt động sản xuất chế biến sẽ được đảm bảo công suất và hiệu quả hoạt động. Đồng thời để tăng hiệu quả hoạt động Công ty cần phân rõ từ khâu quản lý vật tư tới khâu quản lý thành phẩm nhập kho sau khi sản xuất xong Sau đó, quản lý chi tiết tới từng công đoạn, từng lô hàng, từng đơn đặt hàng, để đảm bảo tiết kiệm đến mức tối đa chi phí đầu vào mà vẫn đạt chất lượng cao nhất.
3.2.2 Quy trình công nghệ chế biến của Công ty
Hiện nay Công ty đang sử dụng công nghệ chế biến bột giấy và giấy của Trung Quốc một công nghệ được đánh giá là hiện đại, sử dụng tối ưu nguyên vật liệu, tiết kiệm sức lao động và cho chất lượng sản phẩm tốt Quy trình chế biến được mô tả như sau:
Nguyên liệu tre, gỗ nhập về đưa vào công đoạn băm dăm Hợp cách dăm 20-30 mm, vận chuyển qua băng tải đưa vào từng nồi nấu, tùy theo yêu cầu của từng sản phẩm mà phối liêu trộn cho thích hợp giữa gỗ và tre Sau khi nạp đầy nồi nguyên liệu cung cấp NaOH, nước, dịch đen thu hồi đủ theo yêu cầu công nghệ bắt đầu quy trình nấu Sử dụng từ khu vực lò hơi cung cấp, để thực hiện quá trình chuyển hóa bột sau khi nấu, nấu xong bột được phóng ra tháp phóng và bột được tách ra khỏi bể rửa Dịch đen được qua hệ thống thu hồi dùng bổ sung cho nấu hoặc cô đặc bán cho các cơ sở dùng làm phụ gia bê tông hoặc sản xuất phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nổ Bột được bơm qua hệ thống rửa chân không, qua hệ thống nghiền, sàng 3 cấp, qua hệ thống lọc cát nồng độ cao 3 cấp và được qua hệ thống cô đặc Bột được chuyển sang dây chuyền tẩy trắng Sau khi bột chuyển sang dây chuyền tẩy qua giai đoạn kiềm hóa, giai đoạn Hybo1 tẩy dịch, tiếp đến giai đoạn Hybo2 tẩy H2O2, bột được rửa sạch chuyển sang tháp chứa bổ sung Tyosunfat khoảng 1 giờ bột được chuyển sang máy ép nước Đến đây bột được đóng bao xuất bán hoặc chuyển sang giai đoạn sản xuất giấy vệ sinh trung và cao cấp.
Sau khi bột được chuyển sang dây chuyền sản xuất giấy vệ sinh, qua nghiền thủy lực, nghiền đĩa 3 cấp, phối các loại bột sợi dài, sợi ngắn phù hợp với chất lượng sản phẩm Sau khi các loại bột được phối qua hệ thống bột được chứa trong tháp Bơm qua hòm điều tiết và bơm qua sàng ly tâm, lọc cát áp lực cao, sau đó xeo thành cuộn phôi giấy Đến đây phôi giấy có thể được bán hoặc tùy theo mục đích sản xuất ra sản phẩm giấy loại gì mà công nhân tiến hành cắt định lượng, chế biến thêm để thu được giấy thành phẩm
- Mô hình công nghệ chế biến được miêu tả qua sơ đồ sau
Nguyên liệu gỗ Nguyên liệu tre
Hóa chất Nước NaOH sạch thải Nồi hơi Dịch
Bể ngâm Bể ngâm Xử lý cô đặc dịch đen
Phân xưởng sản xuất giấy Đóng gói
Luận văn tốt nghiệp Đoàn Thị Thanh Hoa – KTDN52B
Bột gỗ thớ dài + thớ ngắn Lề giấy trắng
Sơ đồ 3.6: Công nghệ sản xuất giấy vệ sinh trung và cao cấp
Sàng ly tâm áp lực
Máy xeo Thùng cao vị
Bơm bột xeo Thùng điều tiết bột
Bể pha bột (thêm hóa chất )
Nghiền hai đĩa Lọc cát nồng độ cao
Máy nghiền thủy lực nồng độ cao Máy nghiền thủy lực nồng độ cao
Bể bột giấy lề thành phẩm
Như vậy Công ty có hai phân xưởng sản xuất, một phân xưởng sản xuất bột giấy và một phân xưởng sản xuất giấy vệ sinh trung và cao cấp Cả hai phân xưởng này đều sử dụng hệ thống dây chuyền tự động công nghệ cao, công suất hoạt động lớn, tiết kiệm được sức lao động của con người và hạn chế tối đa sự hao hụt nguyên liệu Bên cạnh đó, hai phân xưởng này có mối quan hệ gắn bó với nhau, sản phẩm của quy trình sản xuất bột giấy lại là nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra sản phẩm giấy Để sản xuất ra được sản phẩm hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều khâu, nhiều công đoạn, mỗi khâu, mỗi công đoạn lại đòi hỏi phát sinh chi phí có tính đặc thù Đồng thời quá trình sản xuất đòi hỏi sự tham gia của chi phí NVL rất phức tạp, do đặc điểm quy trình sản xuất, chi phí NVL chính chỉ phát sinh ở đầu quy trình sản xuất còn chi phí NVL phụ thì phát sinh trong suốt quá trình sản xuất Do vậy nhà quản lý không chỉ là quản lý khâu thu mua mà còn là quản lý trong suốt quá trình sản xuất đảm bảo sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm nhất để tránh tình trạng lãng phí, dư thừa trong sản xuất từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất Bên cạnh đó, Công ty cần có những kế hoạch để dự trữ nguyên vật liệu cũng như quản lý chi phí từng khâu, từng công đoạn sao cho phù hợp với định mức và với tình hình thực tế sản xuất. Đồng thời, việc phân chia quy trình sản xuất thành các công đoạn khác nhau đòi hỏi mỗi công đoạn cũng phải có nhân viên quản lý riêng quản lý tình hình sản xuất và và các công việc liên quan đến công đoạn đó Người quản lý phải am hiểu về công nghệ và quy trình kỹ thuật của công đoạn mình quản lý thì mới hoàn thành tốt công việc đặt ra.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ của công ty, để kiểm soát tốt chi phí đòi hỏi công ty phải có phương pháp quản lý hợp lý, tính toán chính xác, đảm bảo sử dụng chi phí mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh
Luận văn tốt nghiệp Đoàn Thị Thanh Hoa – KTDN52B
Thực trạng quản lý chi phí tại Công ty TNHH TM Thành Phát
Mỗi doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận Lợi nhuận được xác định là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí Do đó để hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cần phải đẩy mạnh công tác tiêu thụ để tăng doanh thu đồng thời hạ thấp chi phí trong sản xuất kinh doanh. Để tối đa lợi nhuận Công ty đã tập trung vào quản lý tốt công tác đầu tư và thu mua nguyên liệu, đồng thời luôn coi trọng công tác quản lý chi phí chặt chẽ đi đôi với tổ chức sản xuất, ứng dụng công nghệ mới và tăng cường các biện pháp kích thích người lao động cả về vật chất và tinh thần để tăng hiệu quả làm việc của người lao động Quy trình quản lý của công ty bao gồm đầy đủ các bước từ lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch đến kiểm tra, đánh giá và ra các quyết định liên quan đến chi phí trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh.
3.3.1 Phân loại chi phí tại Công ty TNHH TM Thành Phát
Dựa trên những đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ ở trên ta thấy việc sản xuất sản phẩm là theo một dây chuyền khép kín, liên tục và phức tạp hết công đoạn này tới công đoạn khác Từ những đặc điểm này mà các khoản chi phí phát sinh tại Công ty được phân chia làm hai loại chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất Chi phí sản xuất của Công ty bao gồm:
- Chi phí NVL TT: Bao gồm nguyên vật liệu chính là tre, gỗ; nguyên vật liệu phụ như xút, clo, vôi, phèn… và nhiên liệu như than.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí dùng để sản xuất sản phẩm nhưng không thuộc hai khoản mục trên Chi phí sản xuất chung bao gồm: tiền lương của cán bộ nhân viên phân xưởng, chi phí điện năng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dụng cụ phục vụ sản xuất, chi phí nhiên vật liệu khác và chi phí chung bằng tiền khác.
Chi phí ngoài sản xuất bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, đây là các khoản mục đã ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của doanh nghiệp, tuy nhiên cũng nhờ yếu tố khoản mục chi phí lãi vay mà Công ty có thể chủ động được trong nhu cầu về vốn ngắn hạn cũng như dài hạn, đảm bảo cho hoạt động sản xuất được liên tục và có hiệu quả.
- Chi phí bán hàng: Bao gồm những chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng như: chi phid nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bán hàng, chi phí hoa hồng và chi phí băng tiền khác.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm những khoản chi phí cho hoạt động tổ chức hành chính, quản lý doanh nghiệp như: chi phí tiền lương nhân viên quản lý, chi phí văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong quản lý, thuế phí và lệ phí và chi phí bằng tiền khác.
- Chi phí hoạt động tài chính: Ở Công ty chi phí tài chính là những khoản chi phí về lãi vay.
Trong quá trình hoạt động, Công ty luôn luôn quan tâm đến chi phí, vì mỗi đồng chi phí đều ảnh hưởng tới lợi nhuận Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là cần quản lý chi phí một cách hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phí, do đó với mỗi loại chi phí Công ty lại phải đưa ra các cách quản lý riêng sao cho phù hợp.
3.3.2 Công tác lập kế hoạch chi phí tại Công ty Để quản lý chi phí được chặt chẽ, có hiệu quả thì phải làm tốt tất cả các khâu quản lý chi phí mà khâu đầu tiên và cũng không kém phần quan trọng trong công tác quản lý đó là bước lập kế hoạch Việc lập kế hoạch chi phí tại Công ty TNHH TM Thành Phát dựa vào các căn cứ sau: Hàng năm trên cơ sở các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã được ký kết cho năm sau, trên cơ sở dự kiến về số lượng sản phẩm sẽ được tiêu thụ trong năm, và dựa vào công suất hoạt động, kế hoạch thu mua NVL sản xuất, dựa vào năng lực sản xuất của Công ty. Đối với Công ty TNHH TM Thành Phát thì việc quản lý chi phí sản xuất
Luận văn tốt nghiệp Đoàn Thị Thanh Hoa – KTDN52B đến việc lập kế hoạch chi phí sản xuất và tìm biện pháp giảm thiểu chi phí Để thực hiện tốt kế hoạch chi phí và các biện pháp giảm thiểu chi phí Công ty đã dần hoàn thiện các định mức như định mức chi phí NVL, định mức nhân công, định mức chi phí sản xuất chung… Bên cạnh đó Công ty còn đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu để lập các kế hoạch cho từng loại chi phí, cụ thể:
* Công tác lập kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Khoản mục chi phí NVL TT luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng cơ cấu chi phí, vì vậy việc lập kế hoạch chi phí NVL là vô cùng quan trọng Các căn cứ để lập kế hoạch chi phí NVL gồm:
- Năng lực thực tế của Công ty trên cơ sở phát huy tối đa công suất máy móc.
- Lượng hàng tồn kho và kế hoạch dự trữ NVL.
- Định mức tiêu hao vật liệu cho một sản phẩm.
- Dựa vào nhu cầu thị trường và những biến động của môi trường kinh doanh.
- Tình hình giá cả tại thời điểm lập kế hoạch.
Kế hoạch chi phí NVL được lập dựa vào định mức NVL từ phòng kế toán, kết hợp với các chỉ tiêu lấy được từ phòng kế hoạch và sự đánh giá của các nhà quản lý về tình hình tiêu thụ Từ đó phòng kế toán tổng hợp, tính toán nên kế hoạch chi phí NVL TT năm 2010.
+ Công tác mua sắm vật tư
Các phân xưởng trong Công ty khi có yêu cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ phải viết phiếu yêu cầu xác nhận của đơn vị phụ trách Sau khi trình lên giám đốc hoặc người được ủy quyền phê duyệt thì ban thu mua nguyên liệu làm thủ tục mua hàng Cán bộ được phân công mua sắm theo yêu cầu phải lên một kế hoạch thu mua hợp lý, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhưng cán bộ mua sắm luôn tìm những nguồn cung cấp tin cậy về giá cả và chất lượng, hạn chế chi phí vận chuyển
+ Công tác bảo quản quản và cấp phát NVL
Tất cả các vật tư, nguyên phụ liệu sau khi mua về đều được nhập kho và sắp xếp hợp lý, theo từng mặt hàng Được lưu giữ và bảo quản theo từng khu vực quy định và đặc trưng của từng nguyên liệu.
Trước khi cấp phát đều phải tiến hành kiểm tra chất lượng cũng như số lượng, thực hiện cấp phát theo định mức sản xuất đối với từng mã hàng và theo quy định chung của Công ty.
Hàng tháng, quý thủ kho tiến hành kiểm kê và làm báo cáo về tình hình sử dụng NVL, phụ liệu và vật tư phụ tùng gửi cho phòng tài chính kế toán một bản và lưu giữ ở kho một bản Thủ kho phải có trách nhiệm thực hiện tốt các quy định của Công ty.
* Công tác lập kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại Công ty
Để từng bước hoàn thiện hơn công tác quản lý chi phí, thực hiện tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý chi phí như sau:
1 Tăng cường công tác lập kế hoạch chi phí
Công ty đã tiến hành lập kế hoạch chi phí theo sản phẩm và theo quy mô hoạt động nhìn chung đã đầy đủ và hợp lý Tuy nhiên qua quá trình lập và thực hiện chi phí cho thấy một số khoản chi phí chưa tính toán kỹ, một số kế hoạch chi phí chưa sát với thực tế Do đó Công ty cần tăng cường công tác lập kế hoạch, cụ thể:
- Tổ chức xây dựng hệ thống định mức, dự toán chi phí, đơn giá tiêu chuẩn hoàn thiện đến từng chi phí.
- Thường xuyên xem xét, kiểm tra lại các định mức tiêu hao đã sát với thực tế hay chưa để kịp thời điều chỉnh.
2 Quản lý chặt chẽ chặt chẽ việc thực hiện chi phí
- Quản lý thực hiện chi phí bảo đảm đúng kế hoạch, đúng mức tiêu hao từ khâu dự trữ, cấp phát đến quyết toán chi phí.
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện chi phí.
- Cần nắm bắt thông tin thị trường về giá cả NVL, tăng cường công tác tìm hiểu những vùng NVL mới để có kế hoạch thu mua, dự trữ hợp lý.
- Có kế hoạch tài chính ổn định để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp Đoàn Thị Thanh Hoa – KTDN52B
- Cần tìm hiểu nhu cầu thị trường để có kế hoạch sản xuất và dự trữ phù hợp, tránh tình trạng hàng bị ứ đọng.
- Đặc biệt cần quan tâm đến một số khoản chi phí bằng tiền khác để quản lý những khoản chi này một cách phù hợp, tránh thất thoát lãng tiền của Công ty.