NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở BHXH THÀNH PHỐ HẠ LONG
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CHUNG Ở BHXH THÀNH PHỐ HẠ LONG
BHXH THÀNH PHỐ HẠ LONG
1.1 Đặc điểm và tình hình ở BHXH thành phố Hạ Long
1.1.1 Giới thiệu chung về thành phố Hạ Long
Thành phố Hạ Long là tỉnh lị, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh đồng thời được xác định là một trung tâm của tiểu vùng bắc vùng duyên hải Bắc Bộ Phía đông Hạ Long giáp thị xã Cẩm Phả, tây giáp thị xã Quảng Yên, bắc giáp huyện Hoành Bồ, nam giáp Vịnh Hạ Long với bờ biển dài trên 20km Diện tích tự nhiên: 21430,58ha, dân số:
203731 người (năm 2010) Tiền thân của thành phố này là thị xã Hòn Gai.
Hạ Long có tất cả 20 phường.
Hạ Long là một đỉnh của tam giác công nghiệp phía Bắc, nằm trên tuyến đường huyết mạch quốc lộ 18A nối từ Bắc Ninh đến Móng Cái chính vì vậy nên thành phố được coi là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Quảng Ninh Hạ Long có nguồn tài nguyên phong phú giúp cho ngành công nghiệp, dịch vụ càng trở nên đa dạng Ngành công nghiệp khai thác than, khoáng sản đang từng bước lớn mạnh với nhiều nhà máy sang tuyển, xí nghiệp vận tải Hạ Long đang phát triển mạnh ngành công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm thủy hải sản Đặc biệt do có Vịnh Hạ Long được UNESCO 2 lần công nhận di sản thiên nhiên thế giới nên du lịch ở Hạ Long rất phát triển, được coi là trung tâm du lịch lớn nhất miền Bắc, hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước Thành phố hiện đang trên đà lớn mạnh với nhiều thay đổi tầm vóc phấn đấu đến năm 2015 trở thành đô thị loại 1.
1.1.2 Sơ lược hình thành và phát triển của BHXH thành phố Hạ Long
BHXH thành phố Hạ Long là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Quảng Ninh có trụ sở đặt tại thành phố BHXH thành phố Hạ Long được thành lập theo quyết định Số 134 QĐ/TC-CB của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc thành lập BHXH huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh. BHXH thành phố có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và theo quy định của pháp luật.
BHXH thành phố Hạ Long chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của giám đốc BHXH tỉnh Quảng Ninh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân thành phố.
BHXH thành phố Hạ Long có tư cách pháp nhân, con dấu và trụ sở riêng đặt tại số 30, đường Lê Thánh Tông, phường Hồng Gai, TP Hạ Long.
Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Ủy đảng, chính quyền thành phố, trưc tiếp là BHXH tỉnh quảng Ninh thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ Sự phối hợp của các cơ quan, phòng ban thành phố trong việc tạo điều kiện chi trả lương hưu, trợ cấp kịp thời cho đối tượng Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng BHXH thành phố Hạ Long đã có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền, tổ chức thu BHXH bắt buộc và tự nguyên, chi trả chế độ BHXH cho người lao động theo sự phân cấp của BHXH tỉnh, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH thành phố
Theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21-10-2008 như sau: BHXH thành phố có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố theo phân cấp quản ly của BHXH Việt Nam và theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng, trình giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo phân cấp.
- Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm theo phân cấp.
- Tổ chức thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân theo phân cấp.
- Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo phân cấp.
- Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo phân cấp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không đúng quy định.
- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp.
- Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực, hiện hợp đồng và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ bảo hiểm y tế và chống lam dụng quỹ bảo hiểm y tế.
- Tổ chúc ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân làm đại lý do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ,chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở xã, phường, thị trấn theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
- Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế ''một cửa'' tại cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện.
- Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.
- Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở huyện, với các tổ chúc, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
- Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chúc và cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ
Nhận xét
Năm 2010, mặc dù còn nhiều khó khăn, giá cả nguyên vật liệu và một số mặt hàng thiết yếu tăng, lãi suất ngân hàng tăng đột biến đã ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng BHXH thành phố Hạ Long đã có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền, tổ chức thu BHXH bắt buộc chi trả chế độ BHXH cho người lao động theo sự phân cấp của BHXH tỉnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Công tác thu: đã tập trung chỉ đạo, khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT triển khai lập danh sách thu theo các văn bản hướng dẫn của ngành; có biện pháp thu BHXH, BHYT đạt hiệu quả cao; thực hiện thu theo từng tháng; đảm bảo chế độ cho người lao động, động viên kịp thời các đơn vị làm tốt, đồng thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn, tìm ra giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động; thực hiện tốt công tác rà soát, chốt sổ BHXH cho các đơn vị; đấy mạnh tuyên truyền phổ biến luật BHXH về BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp và luật BHYT.
- Công tác cấp sổ, ghi sổ BHXH cơ bản hoàn thành, đáp ứng yêu cầu giải quyết chế độ cho người lao động.
- Tiếp nhận danh sách và chuyển BHXH tỉnh cấp thể bảo BHYT kịp thời giao trả đối tượng.
- Việc thực hện BHYT tự nguyện triển khai có sự phối kết hợ giữa BHXH với UBND phường xã trong công tác tuyên truyền,phổ biến,thu hút người dân tham gia.
- Phối hợp với Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố đã tổ chức thực hiện tốt việc triển khai BHYT học sinh năm 2010-2011.
- Thực hiện tiếp nhận hồ sơ hưởn trợ cấp mất sức lao động theo quyết định 613/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn cuuarBHXH tỉnh;
-Công tác thực hiện quy trình một cửa đã có kết quả tích cực,nâng cao tinh thần,thái độ va trách nhiệm của cán bộ,công chức;công việc giải quyết được công khai,chính xác,giảm bớt thời gian chờ đợi của đối tượng.
-Công tác giám định y tế được tăng cường đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh.
-Công tác khác:chuyển tác phong làm việc hàng chính thụ động sang phục vụ đối tượng tham gia và hưởng BHXH,BHYT;thực hiện đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
3.1.2 Hạn chế tồn tại và nguyên nhân
Năm 2010 nền kinh tế nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế thế giới, giá cả sinh hoạt tăng cao, diễn biến phức tạp ngay từ đầu năm, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp, do đó một số đơn vị đóng BHXH chậm và còn để nợ đọng Việc đóng BHXH chậm hoặc để nợ đọng đã làm ảnh hưởng đến việc giải quyết quyền lợi cho người lao động Tất cả diễn biến trên đã ảnh hưởng đến công tác thu BHXH
Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH: Đối tượng tham gia BHXH đã được quy định rõ trong Luật BHXH và các văn bản dưới luật nhưng vẫn còn nhiều đơn vị chưa tự giác tham gia BHXH cho người lao động hoặc có tham gia nhưng chưa tham gia đủ số lao động theo quy định hoặc chỉ tham gia mức tiền lương tối thiểu Tình trạng này phổ biến ở khu vực ngoài quốc doanh và hợp tác xã.Nguyên nhân là do mức phạt quy định còn nhẹ,cơ chế xử phạt phức tạp,kéo dài,tính khả thi của biện pháp buộc trích tiền nộp chậm và tiền lãi phát sinh không cao.Do đó tình trạng trốn tránh và nợ đọng BHXH tại các doanh nghiệp vẫn còn xảy ra.
-Hầu hết các đơn vị ngoài quốc doanh,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa xây dựng thang bảng lương theo quy định,một số có xây dựng nhưng chưa qua thẩm định của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội,nên việc xác định mức thu nộp chưa đúng pháp lý.Một số doanh nghiệp nộp BHXH không đúng theo quy định của Luật BHXH (thực hiện nộptheo quý).
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trên là do:Các doanh nghiệp đa số có quy mô vừa và nhỏ,lao động làm việc theo mùa vụ;ý thức chấp hành Luật BHXH,BHYT của nhiều chủ sử dụng lao động chưa tốt,người lao động chưa hiểu rõ quyền lợi của bản thân khi được tham giaBHXH;việc xử phạt hành chính đối với những đơn vị nợ đọng tiền BHXH quá hạn,trốn đóng BHXH chưa có hiệu quả chưa cao.
Một số kiến nghị, giải pháp
3.2.1 Một số giải pháp tăng cường quản lý và tổ chức thực hiện luật BHXH Để nâng ca hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và thực hiện pháp luật BHXH, đảm bảo quyền lợi ch người lao động , trong thởi gian sắp tới cần có một số giải pháp trước mắt như:
-Tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH -Đổi mới các công tác thông tin,tuyên truyền về cả hình thức và nội dung; -Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý ở địa phương,các Phòng ban chức năng,các cơ quan đơn vị có lien quan;
-Kiện toàn đội ngũ cán bộ,đội ngũ thanh tra chuyên ngành về BHXH từ Trung ương đến cơ sở;
-Hoàn thiện và đổi mới phương thức quản lý,hoạt động của hệ thống thông qua việc thí điểm mô hình chi trả qua tài khoản cá nhân bằng thẻ ATM;
-Thực hiện các giải pháp tích cực trong hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH.
- Đề nghị phải có chế tài đủ mạnh để bắt buộc chủ sử dụng lao động tham gia BHCH cho người lao động.Đặc biệt là trong khu vực doanh nghiệp quốc doanh,các cơ sở ngoài công lập về giáo dục,y tế,…;
-Tăng cường hoạt động thanh tra ,kiểm tra các cơ quan quản lý Nhà nước đối với việc tuân thủ pháp luật BHXH ở các doanh nghiệp;
-Hướng dẫn kịp thời các vướng mắc trong thực hiện chính sách BHXH,BHYT và bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo cho chính sách,pháp luật của Nhà nước được thực hiện thống nhất Cụ thể như sau:
1.Việc thực hiện trợ cấp BHXH hàng tháng theo Quyết định số 613/ QĐ-TTg quy định hồ sơ giải quyết hàng tháng gồm:
+Đơn đề nghị trợ cấp hàng tháng của đối tượng;
+Hồ sơ hưởng trợ cấp mất sức của đối tượng gồm:quyết định của cơ quan đơn vị cho nghỉ việc,phiếu cá nhân,biên bản giám định y khoa;
+Quyết định hoặc thông báo thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
Hiện nay một số hồ sơ thiếu biên bản giám định y khoa,đề nghị BHXH Việt Nam xem xét giải quyết.
2 Giải quyết chế độ thai sản:người lao động có đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mà có thời gian truy thu đóng BHXH thì có đủ điều kiện hưởng không?
3.Về chi BHXH thất nghiệp:xem xét lại quy trình giữa Sở Lao động và BHXH, khi giải quyết BHXH thất nghiệp nên thu luôn sổ BH để đóng dấu.
CHUYÊN ĐỀ “CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ
Khái niệm về BHXH
Ngày nay, đối với tất cả các nước trên thế giới thì BHXH là một chính sách xã hội đặc biệt quan trọng và được các nước chú trọng phát triển cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của nước mình và pháp luật hóa trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Đối với nước ta thì BHXH cũng là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm chú trọng. Vậy BHXH là gì? Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về BHXH, tuy nhiên hiểu theo Luật BHXH của nước ta thì:
“Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết… trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính tập trung, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn cho xã hội”.
* Đối với người lao động
BHXH chính là điều kiện cho NLĐ được cộng đồng tương trợ khi ốm đau, tai nạn…Đồng thời BHXH cũng chính là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác.
Việc tham gia BHXH còn giúp cho NLĐ nâng cao hiệu quả trong chi dùng cá nhân, giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ đều đặn để có được nguồn dự phòng cần thiết chi dùng khi già cả, mất sức lao động… nhằm góp phần ổn định cuộc sống cho cá nhân và gia đình họ
* Đối với người sử dụng lao động Đối với các tổ chức SDLĐ thì BHXH giúp cho các tổ chức này ổn định sản xuất kinh doanh thông qua việc phân phối các chi phí cho NLĐ một cách hợp lý.
BHXH cũng tạo điều kiện để người SDLĐ có trách nhiệm với NLĐ không chỉ khi trực tiếp SDLĐ mà trong suốt cuộc đời NLĐ cho đến khi già yếu Không những vậy mà BHXH còn giúp cho các đơn vị SDLĐ ổn định nguồn chi, ngay cả khi có các rủi ro lớn xảy ra thì họ cũng không lâm vào tình trạng nợ nần.
* Đối với xã hội Đối với toàn thể xã hội thì BHXH tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao tính cộng đồng xã hội, củng cố truyền thống đoàn kết gắn bó giữa các thành viên trong xã hội Thông qua hoạt động của BHXH mà các rủi ro trong cuộc sống của NLĐ được dàn trải theo nhiều chiều, tạo ra khả năng giải quyết an toàn nhất với chi phí thấp nhất
Hoạt động của BHXH còn góp phần quan trọng trong quá trình huy động vốn đầu tư, làm cho thị trường tài chính thêm phong phú và kinh tế xã hội phát triển. Đối với nước ta thì BHXH còn góp phần làm cho quá trình sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn nhanh chóng hơn BHXH còn có vai trò phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH, góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Nội dung chi trả quỹ BHXH ở nước ta hiện nay, theo Điều 2 chương
1 – nguyên tắc chung của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định 12/
CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ quy định các chế độ sau:
Chế độ trợ cấp ốm đau
Chế độ trợ cấp thai sản
Chế độ trợ cấp tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp
Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung được tồn tích dần từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác, nằm ngoài NSNN và được Nhà nước bảo hộ Quỹ này được dùng để chi trả trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH và chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH ở các cấp, các ngành.
1.1.4.2 Nguồn hình thành quỹ BHXH
Thứ nhất, từ người SDLĐ: sự đóng góp này không những thể hiện trách nhiệm của người SDLĐ đối với NLĐ mà còn thể hiện lợi ích của người SDLĐ bởi đóng góp một phần BHXH cho NLĐ, người SDLĐ sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với NLĐ của mình, giảm bớt được những tranh chấp
Thứ hai, từ NLĐ: hệ thống BHXH ở các nước trên thế giới chủ yếu vẫn thực hiện trên nguyên tắc có đóng có hưởng vì vậy người tham gia phải đóng góp cho quỹ mới được hưởng BHXH NLĐ tham gia đóng góp cho mình để bảo hiểm cho chính bản thân mình Thông qua hoạt động này NLĐ đã giàn trải rủi ro theo chiều dọc và theo chiều ngang, khoản đóng góp vào quỹ BHXH chính là khoản để dành dụm, tiết kiệm về sau khi gặp phải những rủi ro bất trắc Khoản trợ cấp này được xác định một cách khoa học và có cơ sở theo nguyên nhân
Thứ ba, Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm: quỹ BHXH được Nhà nước bảo trợ khi quỹ bị thâm hụt không đủ khả năng để chi trả cho các chế độ xã hội Nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động xã hội diễn ra được đều đặn, ổn định Nguồn thu từ sự hỗ trợ NSNN đôi khi là khá lớn, sự hỗ trợ này là rất cần thiết và quan trọng.
Thứ tư, từ các nguồn khác: như sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi, khoản tiền thu nộp phạt từ các đơn vị chậm đóng BHXH… Đây là một phần thu nhập tăng thêm do bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH được cơ quan BHXH đưa vào hoạt động sinh lời Việc đầu tư phần quỹ nhàn rỗi này cũng cần phải đảm bảo khả năng thanh khoản khi cần thiết, an toàn và mang tính xã hội.
Khái niệm, vai trò và nguyên tắc của công tác
Chi BHXH là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH để chi trả cho các chế độ BHXH cho người được thụ hưởng theo quy định của pháp luật về BHXH nhằm góp phần ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH.
1.2.2 Vai trò của công tác chi trả chế độ BHXH
* Đối với người lao động
BHXH là chính sách rất cơ bản trong hệ thống chính sách xã hội nói chung và hệ thống chính sách ASXH nói riêng Chính bởi vậy thực hiện tốt công tác chi BHXH là góp phần thực hiện tốt đảm bảo hệ số an toàn cao về đời sống cho NLĐ tham gia BHXH trong kinh tế thị trường, trong và sau khi ra khỏi quá trình lao động, trong các trường hợp gặp phải những biến cố xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, TNLĐ- BNN, MSLĐ, nghỉ hưu và chết.
Việc chi trả đúng, đủ, an toàn đến người hưởng trợ cấp BHXH là đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong hưởng thụ quyền lợi về bảo hiểm góp phần gắn kết chặt chẽ giữa đóng góp và thụ hưởng của NLĐ.
* Đối với người sử dụng lao động
Công tác chi trả trợ cấp BHXH cũng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với những chủ SDLĐ Công tác chi thực hiện tốt sẽ giúp cho đơn vị SDLĐ ổn định được nguồn chi, ngay cả khi có rủi ro lớn xảy ra thì cũng không lâm vào tình trạng nợ nần hay phá sản Nhờ đó, các chi phí được chủ động hạch toán, ổn định và tạo điều kiện để phát triển.
Việc chi trả BHXH đúng thể hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đóng BHXH một cách đầy đủ của NSDLĐ đối với NLĐ.
Công tác chi trả BHXH tốt góp phần đảm bảo an ninh chính trị, an toàn và phát triển xã hội Công tác chi trả BHXH góp phần trực tiếp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết thân nhất của NLĐ.
Thực hiện tốt công tác chi trả BHXH là góp phần quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ công (dịch vụ xã hội cơ bản) cho con người, cho NLĐ trong một xã hội phát triển.
Công tác chi BHXH tốt còn góp phần vào tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế Thực hiện tốt công tác chi trả BHXH sẽ bảo đảm được sự an toàn của quỹ BHXH, theo đó quỹ BHXH nhàn rỗi sẽ có điều kiện để góp phần đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế – xã hội của đất nước.
1.2.3 Nguyên tắc chi trả các chế độ BHXH
Chi đầy đủ: việc chi trả cho các đối tượng phải đảm bảo đủ số tiền, không để tình trạng thiếu nguồn tiền trong quá trình chi trả Ngoài ra, đảm bảo chi đầy đủ cho các loại chế độ BHXH.
Chi kịp thời, an toàn: đảm bảo chi trả cho đối tượng hưởng chi đúng thời gian quy định; đảm bảo an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.
Chi đúng đối tượng, đúng mục đích: việc chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH phải đảm bảo chính xác đối với từng đối tượng; việc chi trả đúng mục đích mà cơ quan BHXH đã đề ra Không để xảy ra tình trạng nhầm lẫn, sai đối tượng, sai mục đích.
Việc chi trả phải đảm bảo đúng pháp luật, theo đúng quy định, chế độ hoạch toán thống kê hiện hành của Nhà nước.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BHXH BẮT BUỘC Ở BHXH THÀNH PHỐ HẠ LONG
2.1 Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách, chế độ pháp luật về BHXH. Để BHXH, BHYT đến được với từng người dân, công tác thông tin tuyên truyền về các chế độ, chính sách BHXH, BHYT đươc BHXH thành phố Hạ Long đặc biệt coi trọng BHXH thành phố Hạ Long thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các phòng ban chức năng va
20 phường thực hiện công tác tuyên truyền luật BHXH về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.
Tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ để phổ biến luật BHXH, BHYT và các văn bản dưới luật, sinh hoạt chuyên đề, tổ chức tuyên truyền thông qua các đại lý chi trả về chế độ, chính sách BHXH.
Tổ chức phát cuốn sách có nội dung Luật BHXH, Nghị định và các thông tư hướng dẫn gửi tới các đơn vị sử dụng lao động; phát hành tờ rơi tuyên truyền về BHXH tự nguyện gửi tới UBND và các đại lý xã, phường tuyên truyền tới nhân dân để triển khia thực hiện.
Chủ động phối hợp với phòng Lao động – Thương binh và xã hội, lien đoàn lao động thành phố trong công tác triển khai mở rộng đới với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và kiểm tra việc chấp hành luật BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động, đôn đốc các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng tham gia BHXH cho người lao động.
2.2 Tình hình tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố Hạ Long.
Cùng với sự chỉ đạo của các ban ngành, cấp ủy chính quyền và sự nỗ lực của cán sách cũng như các chế độ BHXH nhằm thu hút sự tham gia BHXH của các đối tượng trên địa bàn thành phố Hạ Long Qua đó làm cho số đối tượng tham gia ngày càng đông đảo hơn, rộng rãi hơn thuộc mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Nhờ có các hình thức tổ chức truyên truyền về BHXH mà đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn thành phố đã đạt được những thành quả đáng kể Qua đó, ngành BHXH thành phố Hạ Long nói riêng cũng như ngành BHXH Việt Nam nói chung có những bước phát triển nhất định Đã có 905 đơn vị với 31.551 người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc (so với năm 2009, số đơn vị tăng 14%).
Bảng 1: Tình hình tham gia BHXH, BHYT bắt buộc của BHXH thành phố Hạ Long năm 2010
STT Loại hình quản lý Số đơn vị
(Nguồn: BHXH thành phố Hạ Long)
- Khu vực hành chính sự nghiệp: số đơn vị tăng 4,2%, số người tăng 7,7%.
- Doanh nghiệp Nhà nước: số đơn vị tăng 10,5%, số người tăng4,3%.
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: số đơn vị tăng 21,3%, số người tăng 18,5%.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: số đơn vị giảm 14,3%, số người giảm 13,5%.
- Khối hợp tác xã: số đơn vị tăng 20,0%, số người tăng 27,3%.
Riêng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, BHXH thành phố
Hạ Long phối hợp với các phòng ban có những biện pháp cụ thể để triển khai mở rộng Trong năm 2010 đã có 602 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với 14.714 lao động tham gia BHXH, tăng 85 doanh nghiệp với 1.667 lao động so với năm 2009.
Việc quản lý , mớ rộng và phát triển đối tượng tham gia BHXH được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, việc thực hiện kế hoạch thu được giao hàng năm Việc tổ chức các hình thức để mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm được thực hiện:
- Tổ chức tuyên truyền thực hiện luật BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng…
- Cử các cán bộ xuống phường xã , các doanh nghiệp ngoài quốc doanh điều tra khảo sát và tuyên truyền luật BHXH…
2.3 Công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.
Bắt đầu tiếp nhận công tác in và cấp sổ thẻ do BHXH tỉnh phân cấp từ tháng 6 năm 2010.
- Việc cấp sổ BHXH được thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo quyền lợi ích cho người lao động Năm 2010 đã cấp được 1470 sổ.
- Số thẻ BHYT được cấp trong năm 2010 là 136.653 thẻ.
Bảng 2: Tình hình cấp sổ BHXH, thẻ BHYT của BHXH thành phố Hạ
Loại hình Cấp mới Cấp lại Đổi
BHYT đối tượng hưu trí 3.022 0 0
BHYT tự nguyện nhân dân 16.628 128 0
(Nguồn: BHXH thành phố Hạ Long)
2.4 Tình hình thu nộp BHXH, BHYT.
Năm 2010, BHXH thành phố được giao kế hoạch thu 161,129 tỉ đồng, tăng 53,895 tỉ đồng so với năm 2009 Xác định được nhiệm vụ quan trọng, nên ngay từ đầu năm BHXH thành phố đã kịp thời nắm bắt số đơn vị, số đối tượng tham gia BHXH, BHYT triển khai đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong thành phố lập danh sách người lao động tham gia BHXH. Đồng thời kiểm tra đối tượng, mức thu của từng đơn vị và triển khai thu kịp thời.
Tổng số tiền thu từ đầu năm đến ngày 31/12/2010 là 167,65 tỉ đồng, đạt 104,1% kế hoạch năm (tăng 49,23% so với năm 2009) Trong đó:
- Thu BHXH, BHYT bắt buộc là 149,66 tỉ đồng.
- Thu BHXH tự nguyện là 0,69 tỉ đồng.
- Thu BHYT tự nguyện là 17,3 tỉ đồng.
Tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nợ tiền BHXH gây ảnh hưởng đến việc giải quyết chính sách cho người lao động, do điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, người lao động không có việc làm thường xuyên Ngoài ra một số doanh nghiệp còn có biểu hiện lạm dụng, chậm nộp tiền BHXH.
Bảng 3: Kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc ở BHXH thành phố Hạ
STT Loại hình Số thu
(Nguồn: BHXH thành phố Hạ Long)
Thu BHXH tự nguyện: Đẩy mạnh triển khai BHXH tự nguyện bằng các hình thức phối hợp với các phòng ban chức năng và 20 phường.
Tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách pháp luật về BHXH tự nguyện đến các xã phường, các đại lý chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, đại lý thu BHYT tự nguyện để mọi người dân hiểu rõ và tích cực tham gia BHXH tự nguyện.
Từ đầu năm đến ngày 31/12 có 185 người tham gia BHXH tự nguyện với tổng số tiền thu là 697,4 triệu đồng (tăng 22,3% so với năm
2009), trong đó co 80 người tăng mới.
Thực hiện thu, phát hành thẻ BHYT tự nguyện nhân dân và học sinh theo văn bản hướng dẫn Đẩy mạnh triển khai thu BHYT học sinh năm học 2010-2011 đạt kết quả cao.
2.5 Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động.
Năm 2010 đã giải quyết chế độ cho 12.873 trường hợp, trong đó:
- Đã tiếp nhận 1.086 trường hợp nghỉ hưu mới và ở nơi khác chuyển về.
- Tập hợp hồ sơ đề nghị BHXH tỉnh giải quyết 612 trường hợp mai táng phí, trợ cấp 1 lần và trợ cấp tuất hàng tháng cho các đối tượng.
- Cấp mới và đổi thẻ cho 836 trường hợp.
- Tiếp nhận 9.334 trường hợp đổi mã hưởng quyền lợi trên thẻ BHYT.
- Làm thủ tục chuyển đi cho 179 đối tượng, chuyển tổ, phường cho
- Tiếp nhận 25 hồ sơ giải quyết trợ cấp khu vực.
- Đề nghị BHXH tỉnh giải quyết 742 trường hợp hưởng trợ cấp mất sức lao động theo quyết định 613/QĐ-TTg.
- Thực hiện thẩm định chi các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức đảm bảo đầy đủ, kịp thời cho 8.656 lượt người lao động , tổng số tiền là 11.882,4 triệu đồng (tăng 12,5% so với cùng kì năm ngoái) Trong đó:
+ Ốm đau: 6.570 lượt người / 39.613 ngày = 2.138,8 triệu đồng. + Thai sản: 1.615 lượt người / 161.026 ngày = 9.269,9 triệu đồng. + Dưỡng sức: 417 lượt người / 2.655 ngày = 473,7 triệu đồng.
2.6 Công tác chi trả các chế độ BHXH.
Năm 2010 BHXH thành phố Hạ Long đã chi trả thường xuyên các chế độ: hưu trí, mất sức lao động, tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp 91, trợ cấp 613 cho trên 29 nghìn lượt người với số tiền là 588,56 tỉ đồng (tăng 66,56 tỉ đồng so với năm 2009) Trong đó:
- Chi từ NSNN: 274,34 tỉ đồng cho trên 14.900 đối tượng
- Chi từ quỹ BHXH: 314,22 tỉ đồng cho trên 14.600 đối tượng
Thực hiện chi trả lương hưu cho trợ cấp cho đối ượng là trách nhiệm của ngành BHXH, có ý nghĩa quan trọng thể hiện sự an sinh xã hội Việc chi trả cho các đối tượng đảm bảo kịp thời, đúng kì, đủ số, tận tay người được hưởng và an toàn quỹ, thanh quyết toán đúng quy định.
Phương thức chi trả: BHXH thành phố áp dụng 2 hình thức chi trả, trực tiếp và qua đại lý, 8/20 phường thực hiện chi trả thường xuyên cho trên 29 nghìn lượt người với số tiền trên 49 tỉ đồng Thời gian chi lương, trợ cấp thực hiện đúng lịch (từ ngày 4-9 hàng tháng) thuận lợi cho đối tượng lĩnh lương dễ dàng Mặc dù với số lương tiền nhiều, nhưng BHXH thành phố chưa để sai sót, mất mát trong quá trình chi trả.
Bảng 4: Tình hình chi trả các chế độ BHXH của BHXH thành phố Hạ
(Đơn vị: đồng) Đối tượng Số người Số tiền
6 Trợ cấp cán bộ xã 4 9.339.900.
8 Chế độ mất sức lao động
(Nguồn: BHXH thành phố Hạ Long)
2.7 Công tác ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp nhận và quản lý hồ sơ.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ
3.1 Định hướng phát triển của BHXH thành phố Hạ Long trong thời gian tới
Phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại và những khó khăn trong năm 2010 cũng như những năm qua, BHXH thành phố Hạ Long tập trung tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, hoàn thành các chỉ tiêu thu nộp BHXH, BHYT đảm bảo quyền lợi theo pháp luật cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH, người bệnh có thẻ BHYT Ngoài những công tác thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trong năm 2011 và các năm tiếp theo, BHXH thành phố tập trung vào một số phương hướng, nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của sự nghiệp BHXH thành phố Hạ Long là tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại nhằm năng cao hiệu quả trong công tác quản lý và phục vụ đáp ứng yêu cầu của người NLĐ Hoàn thành xuất sác chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm 2011 và những năm tiếp theo. Đẩy mạnh các giải pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo các Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ, đối tượng tham gia BHYT tự nguyện theo Nghị định 63/2005/NĐ-CP ngày 16/05/2005 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 14/2007/TTLT- BYT-BTC của Liên bộ Y tế Tài chính sửa đổi bổ sung; Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện Mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã, ngoài công lập và đối tượng tham gia BHYT học sinh, nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục, hồ sơ tham gia hưởng chế độ BHXH, BHYT, hoàn chỉnh mô hình cải cách hành chính “một cửa” liên thông tại văn phòng BHXH tỉnh và các huyện Đồng thời nâng cao năng lực quản lý bộ máy.
Tăng cường công tác giám định y tế tại cơ sở, đảm bảo tốt quyền lợi cho người bệnh có thẻ BHYT.
Sắp xếp kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy theo quy định của Chính phủ và BHXH Việt Nam để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời giáo dục cán bộ, công chức về ý thức, thái độ, văn hóa ứng xử nơi công sở. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tác nghiệp.
Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT cho NLĐ ở một số đơn vị đóng trên địa bàn, giữ vũng kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí.
Phối hợp với đài phát thanh thành phố tuyên truyền vận động các nhà trường và nhân dân tham gia BHXH, BHYT nhân dân, học sinh.
BHXH thành phố Hạ long đã đang và sẽ phát huy những thành tích đạt được, khắc phục những yếu kém, thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả tốt, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong những năm tiếp thep trên mọi lĩnh vực công tác.
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ BHXH bắt buộc tại BHXH thành phố Hạ Long
3.2.1 Tăng cường quản lý chi các chế độ BHXH dài hạn và ngắn hạn
Từ nay đến những năm tiếp theo BHXH thành phố Hạ Long trong đó phòng chế độ BHXH tiếp tục tăng cường quản lý đối tượng được hưởng BHXH Thực hiện chặt chẽ quy trình xét duyệt hưởng các chế độ về thời gian, mức đóng góp…chỉ tiến hành giải quyết chi trả các chế độ cho NLĐ thông qua tổ chức SDLĐ (trừ chi lương hưu) Không trực tiếp giải quyết với NLĐ để đảm bảo sự công tâm và tránh mọi biểu hiện gây phiền hà, tiêu cực.
Rà soát lại hồ sơ của đối tượng hưởng để lập phiếu trung gian và đưa vào hệ thống máy tính nhằm đáp ứng yêu cầu công tác và quản lý đối tượng thuận tiện, lâu dài và chính xác Đặc biệt đối với đối tượng đang hưởng trợ cấp mất sức lao động khi hết 1/2 thời gian hưởng trợ cấp phải cắt giảm kịp thời theo quyết định số 60/HĐ-BT của Chính phủ.
BHXH thành phố kết hợp với UBND thành phố, phường thực hiện tốt hợp đồng đã ký kết về chi trả BHXH, quản lý an toàn tiền mặt trong thời gian chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH
Tổ chức chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, TNLĐ-BNN đúng nguyên tắc, đúng chứng từ gốc và đảm bảo đúng quy định hiện hành.
Tổ chức quản lý an toàn và đảm bảo sử dụng đúng mục đích nguồn kinh phí chi BHXH, tiếp tục gắn trách nhiệm thu nộp BHXH với việc xét duyệt và chi trả.
3.2.2 Tăng cường quản lý đối tượng hưởng Đối tượng được hưởng các chế độ BHXH có thể rất phức tạp về địa điểm chi trả, điều kiện chi trả (vùng sâu, vùng xa), cũng như thời gian chi trả…do đó điều quan trọng nhất trong công tác chi trả BHXH là phải quản lý được cụ thể, chính xác từng đối tượng theo từng loại chế độ được hưởng và mức độ hưởng, thời gian được hưởng của họ.
Quản lý đối tượng được hưởng để chi trả là công tác thường xuyên của cơ quan BHXH, tránh tình trạng đối tượng chi trả không còn tồn tại mà nguồn kinh phí chi trả vẫn được cấp gây ra sự tổn thất cho quỹ BHXH, dẫn đến tình trạng trục lợi BHXH của các đơn vị, cá nhân.
3.2.3 Đẩy mạng công tác thông tin, tuyên truyền chính sách BHXH
Tuyên truyền về BHXH là quá trình phổ biến, giải thích các chính sách BHXH nhằm hình thành ở các đối tượng đang và sẽ tham gia BHXH một nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng, ý nghĩa của chính sách BHXH.
Việc tuyên truyền, giải thích về BHXH có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp bách trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế thực hiện chế độ, chính sách BHXH hiện nay vì:
Thứ nhất, tuyên truyền giúp cho NLĐ, NSDLĐ và các đối tượng tuyên truyền hiểu rõ về chế độ, chính sách BHXH theo quy định của luật pháp.
Thứ hai, tuyên truyền về BHXH sẽ làm thay đổi thái độ của đối tượng tuyên truyền đối với công tác BHXH theo hướng tích cực, phù hợp với quy định của pháp luật Đồng thời có tác dụng động viên, cổ vũ NLĐ và các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và chủ SDLĐ tự giác, tích cực thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH theo đúng quy định của pháp luật, đấu tranh loại bỏ những hành vi gian lận, trái pháp luật nhằm trục lợi.
Nếu làm tốt công tác tuyên truyền thì người dân và đối tượng tham gia BHXH sẽ hiểu rõ về BHXH, quá trình tổ chức thực hiện sẽ thành công hơn.
3.2.4 Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành và đoàn thể, cơ quan có liên quan trong việc thực hiện chi trả, quản lý chi trả BHXH