SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIÊU DÙNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI SễNG ĐÀ
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI SễNG ĐÀ
Tên và địa chỉ doanh nghiệp
Tên gọi doanh nghiệp : Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại
Tờn tiếng Anh : SONGDA INVESTMENT AND
Tên viết tắt : SODIC., jsc Địa chỉ : Phòng 302, Nhà G9, Đường Nguyễn Trãi,
Phường Thanh Xuân Nam, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội Điện thoại : (04) 35526821- 35526822
Website : http:/sodic.com.vn
Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ cơ cấu kinh tế hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đã tạo cho nhiều doanh nghiệp trẻ nước ta có điều kiện thuận lợi trong kinh doanh Sự chuyển đổi này đã thổi một luồng sinh khí mới cho các doanh nghiệp có cơ hội vươn lên phát triển và hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nươc Đã có không ớt cỏc doanh nghiệp không chịu nổi sự khắc nhiệt của nền kinh tế thị trường nờn đó bị phá sản Nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp nhạy bén với sự khuyến khích và đầu tư của nhà nước, nhiều doanh nghiệp cổ phần đã được thành lập đề phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa, điều này làm tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và các thành phần kinh tế khác.
Có rất nhiều giải pháp đã được lựa chọn nhưng yếu tố then chốt quyết định vẫn là uy tin và kinh nghiệm của doanh nghiệp với đối tác.
Với phương châm trên Công ty Cổ Đầu tư và Thương mại Sông Đà đã được thành năm 2008 Tuy mới thành lập từ năm 2008 nhưng Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà cũng đã tham gia vào một số công trình lớn về lĩnh vực thủy điện của quốc gia như: Công trình Thủy Điện Sơn La, Công trình Thủy Điện Nậm Chiến 1 và 3, Công trình Thủy Điện Huội Quảng, Công trình Thủy Điện Lai Chõu…bờn cạnh những công trình lớn kể trên thì công ty cũng thi công những công trình Thủy Điện nhỏ như: Sử Pỏn ở Lào Cai, Sông Bạc ở Sơn La…Không chỉ những công trình trên lãnh thổ Việt Nam mà Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà còn tham gia thi công cỏc cụng trờn lãnh thổ nước bạn Lào như: Thủy điện Sekaman 1, 2 và 3.
Kể từ ngày thành lập cùng với quy mô hoạt động, hòa nhập với xu hướng phát triển chung của đất nước, công ty đã có nhiều thành công lớn trên phương diện kinh doanh ngoài các hạng mục thuộc lĩnh vực xây dựng thủy điện như:xây dựng đường bộ, cầu nhỏ trên đường bộ xây lắp các kết cấu cụng trỡnh…Cụng ty đã đầu tư nhiều máy móc và thiết bị thi công hiện đại phù hợp với công nghệ mới, có hiệu quả cao trong công tác sử lý nền móng, công tác bê tông vận chuyển…như khoan cọc nhồi, xe vận chuyển bê tông, các loại máy xúc, máy ủi công suất lớn…Là một doanh nghiệp kinh doanh hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, có quyền lợi và nghĩa vụ theo luật định, hoạt động theo điều lệ của công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà do hội đồng quản trị công ty phê chuẩn Công ty không chỉ chú tâm và cải tiến công nghệ,thiết bị thi công mà còn quan tâm đến xây dựng đội ngũ kỹ sư kỹ thuật cán bộ quản lý giỏi, đội ngũ công nhân có tay nghề cao, với kỹ thuật chuyờn sõu. Đến nay, công ty đó cú những cán bộ công nhân có trình độ giỏi để thi công xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, cầu, đường giao thụng…Đặc biệt là nền móng các công trình, nhà máy xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp có yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật cao
Chức năng của công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà Chức năng
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà được thành lập với chức năng thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp( không bao gồm kinh doanh bất động sản); Môi giới thương mại, đại diện thương nhân; Kinh doanh nước sạch; Kinh donah dịch vụ nhà hàng khách sạn( không bao gồm kin hdoanh quán Bar, phũng hỏt karaoke, vũ trường); Kinh doanh vật tư, máy móc, thiết bị khảo sát dân dụng, công nghiệp, vật liệu xây dựng và trang thiết bị nội ngoại thõt; Khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản( trừ các loại khoảng sản nhà nước cấm); Tổng thầu xây dựng quản lý các dự ấn các công trình xây dựng; Thi công gia cố và xử lý nền móng các công trình; Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp và giao thông; Thi công, đào hầm và khai thác đá; Thi công công trình thủy lợi, thủy điện, hạ tầng kỹ thuật; Thiết kế các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, các công trình ngầm và mỏ; Thiết kế kiến trúc, thiết kế quy hoạch, nội thất công trình, hạ tâng kỹ thuật; Giám sát thi công công trình thủy lợi, giao thông, thủy điện, trong các lĩnh vực xây dựng hoàn thiện; Thiết kế cơ điện công trình; Tư vấn, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp; Thẩm tra, thẩm định thết kế kỹ thuật, dự toán và tổng dự toán công trình xây dựng( trong phạm vi các chứng chỉ thiết kế đã cho phép; Lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy điện, thủy lợi, các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị đến nhóm A; Thi công công trình đường dây và trạm đến 110KV; Sản xuất và bán điện thương phẩm.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà
PHÓ TỔNGGIÁM ĐỐC KINH TẾ
KINH TẾ ĐẠI HỘI ĐỒNG
PHÓ TỔNGGIÁM ĐỐC KỸ THUẬT
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
BAN KIỂM SOÁT Đội sản xuất 1 Đội sản xuất 1 Đội sản xuất 1 Đội sản xuất 2 Đại hội đồng cổ đông
Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông cú cỏc quyền và nhiệm vụ sau đây:
Thông qua định hướng phát triển của công ty
Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát
Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác
Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bỏn thờm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty
Thông qua báo cáo tài chính hằng năm
Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đó bỏn của mỗi loại
Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty
Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty
Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị
Tình hình báo cáo, thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hằng năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên
Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật này
Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật này, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu
Việc kiểm tra của Ban kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, khụng gõy gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty
SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU
1.2.1 Những vấn đề cơ bản của quản lý nguyên vật liệu
1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm sử dụng nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động được biểu hiện dưới hình thái vật chất, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, trị giá của nguyên vật liệu được chuyển một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Đặc điểm sử dụng nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu là những tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho, nguyên vật liệu tham gia giai đoạn đầu của quá trình sản xuất kinh doanh để hình thành nên sản phẩm mới, chúng rất đa dạng và phong phú về chủng loại.
Nguyên vật liệu là cơ sở vật chất hình thành nên thực thể sản phẩm trong mỗi quá trình sản xuất nguyên vật liệu không ngừng chuyển hóa và biến đổi về mặt giá trị và chất lượng.
Giá trị nguyên vật liệu được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới được tạo ra.
1.2.1.2 Nội dung quản lý sử dụng nguyên vật liệu
Công tác lập nhu cầu nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp Việc lập nhu cầu nguyên vật liệu một cách chính xác góp phần đảm bảo sản xuất diễn ra nhịp nhàng, ổn định, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong mọi thời điểm và là biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành Vì vậy, lập nhu cầu nguyên vật liệu là công việc phải làm để có được kế hoạch sản xuất hợp lý nhất Đối với các doanh nghiệp, việc lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu chủ yếu là phòng kinh tế thực hiện nhưng trong thực tế thì đó là sự kết hợp của cỏc phũng ban trong doanh nghiệp như: phòng vật tư, phòng kỹ thuật, phòng kinh tế.
Lập kế hoạch được thực hiện trong các giai đoạn sau:
Giai đoạn chuẩn bị: Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất quyết định đến chất lượng và nội dung của kế hoạch nguyên vật liệu Bộ phận phụ trách lập kế hoạch thường làm các công việc sau trong giai đoạn này: nghiên cứu và thu thập các thoogn tin về thị trường, các yế tố sản xuất, chuẩn bị các tài liệu về phương án sản xuất….
Giai đoạn tính toán các loại nhu cầu của doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp sản xuất, để có được kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu chính xác và khoa học đòi hỏi phải xác định đầy đủ các nhu cầy vật tư cho sản xuất, Đây là căn cứ quan trọng nhất để xác định lượng vật tư cần mua về cho doanh nghiệp
Giai đoạn xác định số lượng nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp, số lượng nguyên vật liệu này thường được xác định theo phương pháp “ước tớnh” và phương pháp định mức
Giai đoạn kết thúc của việc lập kế hoạch dự án cần mua sắm nguyên vật liệu là xác định số lượng nguyên vật liệu hàng hóa cần phải mua về cho doanh nghiệp: Để thực hiện được điều này doanh nghiệp cần xác định lượng nguyên vật liệu cần mua về theo công thức sau:
∑ N : Nhu cầu về loại nguyên vật liệu dùng cho mỳc đớch j i,j
∑ P: Tổng nguồn về loại nguyên vật liệu i đáp ứng bằng nguồn j i,j
Công tác cấp phát nguyên vật liệu
Cấp phát nguyên vật liệu cho các đơn vị tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp( phân xưởng, đội sản xuất, nơi làm việc của công nhân) là khâu hết sức quan trọng của phòng vật tư doanh nghiệp Tổ chức tốt khâu công tác này sẽ đảm bảo cho sản xuất của doanh nghiệp tiến hành được nhịp nhàng, góp phần tăng năng suất lao động của công nhân, tăng nhanh vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, tiets kiệm được vật tư trong tiêu dùng sản xuất và nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm.
Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu cho đơn vị tiêu dùng nội bộ cú cỏc nội dung sau:
Lập hạn mức cấp phát nguyên vật liệu cho các đơn vị tiêu dùng
Lập các chứng từ cấp phát vật tư như: phiếu xuất kho, phiếu xuất theo hạn mức…
Chuẩn bị nguyên vật liệu để cấp phát: số lượng, chất lượng xuất xứ…
Tổ chức giao nguyên vật liệu cho các đơn vị tiêu dùng
Kiếm tra và thanh quyết toán tình hình sử dụng
Công tác sử dụng nguyên vật liệu
Doanh nghiệp cần tính toán đầy đủ chính xác gián nguyên vật liệu có trong giá vốn của thành phẩm, đồng thời căn cứ trờn cỏc định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm mà có xuất dùng cho phù hợp vừa đảm bảo chất lượng của sản phẩm vừa tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu cho sản xuất.Do vậy,trong khâu sử dụng phải tổ chức tốt việc ghi chép phản ánh tình hình xuất đúng và sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh đảm bảo sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu.
Công tác bảo quản và dự trữ nguyên vật liệu
Hệ thống kho của doanh nghiệp là nơi tập trung bảo quản và dự trữ nguyên vật liệu, thiết bị, mỏy múc…trước khi đi vào sản xuất, đồng thời cũng là nơi tập trung thành phẩm của doanh nghiệp trước khi tiêu thụ Bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào cũng có rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau Do đó, để tập trung chúng cũng cần có nhiều loại kho khác nhau đề phù hợp với từng loại đối tượng dự trữ và bảo quản Việc sắp xếp hợp lý nguyên vật liệu trong kho có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả diện tích kho Việc sắp xếp hợp lý kho phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Sử dụng hợp lý diện tích, không gian và vị trí các khu vực trong kho Sắp xếp hợp lý nguyên vật liệu và vật tư thiết bị theo phương châm “4 dễ” Dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy và dễ kiểm tra Để tạo điều kiện thuận lợi thực hiện công việc quản quản và xuất nhập.
Công tác thanh quyết toán sử dụng Để nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất đòi hỏi các doanh nghiệp phải định kỳ quyết toán nguyên vật liệu sử dụng Việc thanh quyết toán nguyên vật liệu là nhằm tính toán lượng nguyên vật liệu thực chi có đúng với mục đớnh khụng? Việc sử dụng các yếu tốt vật chất có tuân thủ các định các định mức tiêu dùng hay không? Lượng nguyên vật liệu tiết kiệm hoặc bội chi? Nguyên nhân gây lãng phí trong sử dụng nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp… Ở các doanh nghiệp, có thể áp dụng ba phương pháp để quyết toán nguyên vật liệu:
Phương pháp kiểm kê( theo định kỳ): Theo phương pháp này, trên sơ sở số liệu kiểm tra thực tế tồn kho võt tư ở phân xưởng đầu kỳ và cuối kỳ, báo cáo và số liệu về lượng nguyên vật liệu xuất trong kỳ để xác định thực tế chi phí
C: Là lượng nguyên vật liệu thực tế chi
Ođk: Số tồn kho đầu kỳ theo thực tế kiểm kê
X: Số lượng nguyên vật liệu thực xuất từ kho của doanh nghiệp cho đơn vị sản xuất
Lượng tiết kiệm hay bội chi nguyên vật liệu tính theo công thức:
E: Là lượng nguyên vật liệu tiết kiệm hay bội chi trong sử dụng
Q: Số lượng sản phẩm sản xuất m: Là mức tiêu dùng nguyên vật liệu
C: Số lượng vật liệu thực chi
Số liệu tính được có thể là số dương hoặc âm Nếu là dương (+) thì tiết kiệm, nếu là âm (-) là bội chi Thực tế cho thấy rằng bội chi nguyên vật liệu tại các đơn vị sản xuất là chủ yêu.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI SễNG ĐÀ
HỆ THỐNG NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI SễNG ĐÀ
TƯ VÀ THƯƠNG MẠI SễNG ĐÀ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hoạt động kinh doanh về nguyên vật liệu ở công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà.
Nguyên vật liệu chính ( Bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài).
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là chủ yến nên ta rất dễ nhận thấy được những nguyên vật liệu chính chủ yếu mà công ty đang sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài
Công ty xuất nguyên vật liệu cho các đội thi công
Xuất bán nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp xây dựng
Nguyên vật liệu phục vụ cho công trình
Nhập nguyên vật liệu tại kho công ty
Nguyên vật liệu mua trong nước
Việt Nam là một nước đang phát triển, nên trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế trong nhiều lĩnh vực nói chung và lĩnh vực chế tạo máy và thiết bị nói riêng Bên cạnh đó chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam cũng không cao như các nước trong khu vực, còn thiếu nhiều lao động trình độ cao Vì vậy có nhiều loại sản phẩm mà chúng ta phải nhập từ nước ngoài, công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà cũng không ngoại lệ vì có nhiều loại nguyên vật liệu Công ty đang sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hiện Việt Nam chưa sản xuất được hoặc là chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của Công ty Đa số các nguyên vật liệu này là nguyên vật liệu chính, chiếm tỷ trọng lớn và giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty Cổ phần xây dựng Sông Đà đăng ký hoạt động ở một vài lĩnh vực, nhưng đặc biệt hoạt động ở lĩnh vực xây dựng Trong đó Công ty chú trọng vào hoạt động khoan phun và gia cố mái hầm Chúng ta có thể biết được các nguyên liệu mà Công ty phải nhập từ nước ngoài thông qua bảng sau:
Bảng 2 1: Bảng các loại nguyên liệu chính nhập từ nước ngoài.
SD Tên các loại nguyên vật liệu chính Đơn vị tính Mã số
5 Lưỡi khoan kim cương 76 Cái 000040
Bảng 2.2: Bảng danh mục các loại nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà đang sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
TT Tên các loại nguyên vật liệu Đơn vị tính Mã số
I Nguyên liệu, vật liệu chính 152A 96.3
2 Xi măng Bỉm Sơn PC 40 kg 000011 12
10 Thép ống các loại Kg 000029 2.5
17 Lưỡi khoan kim cương 76 Cái 000040 3.5
36 Thép hộp mạ kẽm Kg 000150 0.5
II Nguyên liệu, vật liệu phụ 152B 3.7%
Là những nguyên vật liệu có tác dụng phục vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty và được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng của các sản phẩm của công ty đang thi công hoặc được sử dụng để bảo đảm cho máy móc thiết bị hoạt động một cách bình thường và liên tục Những nguyên vật liệu phụ của Công ty đang sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh đều được sản xuất trong nước, những loại nguyên vậy liệu này chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ khối lượng nguyên vật liệu Công ty sử dụng.
Bảng 2.3: Bảng nhu cầu nguyờn, nhiờn vật liệu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà giai đoạn 2009 - 2011
TT Diễn giải Đơn vị
11 Thép ống các loại Kg 77,179,440 167,540,666 401,964,160
18 Lưỡi khoan kim cương 76 Cái 57,884,580 125,655,499 301,473,120
II Nguyên vật liệu phụ
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà là một doanh nghiệp xây dựng cơ bản, nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố quan trọng đầu vào của doanh nghiệp, vì vậy lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất là rất lớn và đa dạng về chủng loại Lượng nguyên vật liệu chính đưa vào trong quá trình sản xuất là rất lớn chiếm hơn 95% tỷ trọng nhu cầu Với ngành nghề kinh doanh hiện tại là xây dựng cơ bản thì những loại nguyên vật liệu chủ yếu đưa vào là: Thộp gúc cỏc loại và các loại thép ống, nhưng những loại nguyên vật liệu này không phải là chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất, chúng ta có thể thấy xi măng PCB và nhiên liệu là chiếm tỷ trọng lớn nhất, hai loại nguyên, nhiên liệu này chiếm tới gần 30% tương ứng chi phí thực thế là xi măng 463,076,640, dầu diezel 578,845,800( năm 2009 ), trong những năm tiếp theo mặc dù là những năm khó khăn đối với nhiều ngành kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng do cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra Nhưng Công ty vẫn sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuận nhất định, lợi nhuõn sau thuế năm 20011 tăng so với năm 2010 gần 2,5 lần Lợi nhuận tăng cao đồng nghĩa với việc chi phí đầu vào cũng tăng cao, tổng chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào năm 2011 là gần 21 tỷ đồng, những loại nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn vẫn là xi măng PC30, PC40 và nhiên liệu dầu Diezel, bên cạnh đó lượng nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình công tác khoan phun, gia cố và chống thấm như là: Mũi khoan KH110, Cần khoan BMK5, các loại quả đập Φ90, 100, 60…
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT
PHÒNG CƠ GIỚI VẬT TƯ
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI SễNG ĐÀ
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà đăng ký hoạt động trong nhiều lĩnh vực bao gồm cả xây dựng cơ bản và kinh doanh thương mại. Nhưng trong những năm đầu thành lập Công ty tập trung vào thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông Thi công xử lý và gia cố nền móng các công trình xây dựng Hiện nay Công ty đang thực hiện các hợp đồng khoan phun, gia cố mái hầm các công trình thủy điện như: Lai Châu, Hủa Na, Huội Quảng…Với lĩnh vực xây dựng cơ bản thì nguyên vật liệu đưa vào sản xuất kinh doanh là lớn về số lượng và đa dạng về chủng loại, nhưng chúng ta cũng có thể hình dung được loại vật liệu chính để xây dựng một công trình như: Các loại xi măng PC 30 PC40 PCB30, PCB40… các loại sắt thanh bao gồm cả sắt trơn và sắt xoắn Φ6, 8,16, 18,32…các loại thộp gúc chữ
V, thép chữ U, thép ống các loại Không chỉ thi công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản mà Công ty còn khoan phun và gia cố mái hầm, nờn cú những loại nguyên vật liệu đặc biệt phục vụ cho những công tác này như: Cần khoan các loại như: L=3, 6, 7m, cần khoan KQD, các loại mũi khoan: bi Φ 65, 70, 90, mũi khoan kim cương, quả đập Φ90, 70, K110 Bên cạnh các loại nguyên vật liệu trờn cũn những loại nguyên vật liệu khác phục vụ cho công tác thi công như: que hàn, ga, dầu mỡ các loại: mỡ hộp số, dầu phanh, dầu thủy lực…bộ tay ga… ĐỘI THI CÔNG 1 ĐỘI THI
2.2.1 Xác định nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu
Hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nào cũng đòi hỏi phải có sức lao động, nguyên vật liệu, tiền vốn Chính vì vậy, để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được tiến hành liên tục và đều đặn, phải thường xuyên đảm bảo ca cs loại nguyên vật liệu đủ về số lượng, đúng về quy cách, chất lượng, xuất xứ… Đó là điều kiện bắt buộc mà thiếu nú thỡ không thể có sản xuất được Có nguyên vật liệu mới có thể tạo ra sản phẩm, vì vậy đảm bảo nguyên vật liệu là một yêu cầu tất yếu và khách quan của mọi nền kinh tế vì vậy công tác xác định nhu cầu nguyên vật liệu của doanh nghiệp sản xuất là công đoạn đầu tiên và cũng là công đoạn quan trọng nhất trong công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.
Hiện nay Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà đang sử dụng hơn 100 loại nguyờn, nhiờn vật liệu các loại bao gồm cả nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ, với đặc thù ngành nghề kinh doanh chính của Công ty về lĩnh vực xây dựng thì việc xác định nhu cầu về nguyên vật liệu là không quá khó Để xác định lượng nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ kinh doanh Phòng kỹ thuật và Phòng kinh tế căn cứ vào những hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư và tổng tiến độ thi công đã được thỏa thuận trong hợp đồng để lập kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu cho toàn bộ khối lượng công việc mà Công ty phải thực hiện trong kỳ Sau khi có sự thống nhất giữa hai Phòng kinh tế và Phòng kỹ thuật thì bản kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu được trình lên Tổng giám đốc xem xét Nếu không có vấn đề gì sai sót thì bản kế hoạch sẽ được phê duyệt ngay sau đó Phòng vật tư cơ giớ sẽ căn cứ vào bản kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu trong kỳ của Công ty đã được Tổng giám đốc phê duyệt trước đó để chi tiết hóa lượng nguyên vật liệu sử dụng trong từng tháng Từ đó lên kế hoạch mua sắm nguyên vật liệt một cách hợp lý nhất để không xảy ra tình trạng gián đoạn trong sản xuất của từng đơn vị Nguyên vật liệu được mua về phải đủ về số lượng, đúng về chất lượng, mẫu mã, chủng loại, xuất xứ, thời gian… Đối với mỗi đơn vị sản xuất trực tiếp, căn cứ vào tiến độ thi công thực tế tại các công trường, đầu tháng chỉ huy trưởng công trường lập dự trù chi phí thi công và lượng nguyên vật liệu được sử dụng và sau đó lập yêu cầu kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu và các chi phí khác nhằm phục vụ cho quá trình thi công được diễn ra liên tục và đảm bảo tiến độ công trình Các bản yêu cầu sử dụng nguyên vật liệu tại các công trường được lập theo tháng và được gửi về Công ty thông qua Phòng kỹ thuật kiểm và lên kế hoạch khối lượng phù hợp với tiến độ Phòng kinh tế thông qua định mức vật tư nội bộ của Công ty và thống nhất với phòng kỹ thuật Sau đó bản yêu cầu kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu thực tế được trình lên Tổng giám đốc phê duyệt. Phòng vật tư cơ giới căn cứ vào yêu cầu kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu đã được phê duyệt để cấp phát.
2.2.2 Xây dựng mức tiêu hao nguyên vật liệu
Khi nguyên vật liệu được đưa vào quá trình sản xuất thì không phải tất cả lượng nguyên vật liệu đều trở thành hữu ích hoặc tích lũy hết giá trị trong sản phẩm và phát huy tác dụng sau quá trình sản xuất Lượng nguyên vật liệu đưa vào là 100% thì thông thường nguyên vật liệu tạo thành sản phẩm chỉ chiếm một tỷ trọng nhất định nào đó, có những phần hao phí do khách quan,cũng có phần hao phí doa chủ quan gây ra, vấn đề đặt ra ở đây là tìm trong những khoản mục hao phí đóm những khoản mục để cho vào mức Nắm rõ được điều quan trọng này thì bộ phận xây dựng mức trong Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà ở đây là Phòng kinh tế đã giám sát quá trình sản xuất của từng đơn vị sản xuất, từ đó xác định được lượng hao phí nguyên vật liệu thực tế để sản xuất nên sản phẩm, tìm ra những hao phí nào do chủ quan và hao phí nào do khách quan Căn cứ vào đó để xây dựng mức thực tế áp dụng cho quá trình sản xuất của Công ty hiện nay.
Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, các hợp đồng xây lắp của Công ty ký kết với chủ đầu từ đều phải có bản vẽ chi tiết và có dự toán xây dựng Từ đó ,nguyên vật liệu được tính toán khá chính xác về số lượng, chất lượng, cơ cấu và chủng loại Phòng kinh tế có trách nhiệm xây dựng mức cho từng công trình cụ thể dựa vào thông tư hướng dẫn của Bộ xây dựng là 1776, 1777… Bên cạnh đú cũn căn cứ vào tình hình thực tế của công trình mà Công ty đang thi công, vì ngoài lượng nguyên vật liệu chính được cung cấp từ Công ty mà còn lượng nguyên vật liệu mua tại địa phương.
Việc thực hiện mức ở Công ty được thực hiện khoán theo đầu mục công việc thực tế cho từng công trình cụ thể
Ví dụ: để khoan tạo lỗ 1m dài phun gia cố, chống thấm thì cần những loại vật tư chính như: cần khoan, mũi khoan, quả đập và một số vật tư khác phục phụ cho công tác này Để xây dựng mức phục vụ cho công trình này thì căn cứ vào địa chất của địa điểm cần khoan phun, xác định các chỉ tiêu cơ lý để đưa ra kết quả xớnh xỏc về tính chịu lực, chiều dài kết cấu đá Từ đó đưa ra định mức về tiêu hao nguyên vật liệu để khoan tạo lỗ với địa chất như vậy.
Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, vì đối tượng sử dụng chính là nguyên vật liệu nên phải có định mức tiêu hao chính xác, mức độ chính xác càng cao thì lợi nhuận thu được càng cao Xây dựng định mức đúng không chỉ có ý nghĩa về tiết kiệm nguyên vật liệu mà còn có thể giám sát được các nguyên nhân thất thoát xảy ra Từ đó, sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao thu nhập cho người lao động, gắn liền với lợi ích trực tiếp của người lao động.
2.2.3 Cấp phát nguyên vật liệu theo mức tiêu hao thực tế Đối với mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì công tác cấp phát nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đối với phục hồi sản xuất, cắt giảm chi phí bốc dỡ, vận chuyển nguyên vật liệu từ kho của doanh nghiệp tới đơn vị sản xuõt Góp phần nâng cao năng suất lao động Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cấp phát, nên Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà đã quan tâm tới công tác này cả về nghiệp vụ và nhân sự Cấp phát nguyên vật liệu tại Công ty được phối hợp giữa các phòng ban liên quan như: Phòng kinh tế, Phòng kỹ thuật, Phòng vật tư cơ giới và Phòng tài chính kế toán Cỏc phũng này có nhiệm kiểm tra các giấy tờ liên quan tới cấp phát nguyên vật liệu như: giấy yêu cầu, bản dự trù nguyên vật liệu trong thỏng, chớ phớ sử dụng…Bờn cạnh việc kiểm tra những giấy tờ trờn, cỏc phũng ban cũn cú nhiệm vụ giám sát chéo, để tránh tình trạng có hiện tượng thất thoát nguyên vật liệu do có sự khai khống số liệu và chi phí sử dụng Để tránh tình trạng trên, tất cả lệnh sử dụng và cấp phát đều được Tổng giám đốc kiểm tra thực tế và phê duyệt.
Sau khi Tổng giám đốc phê duyệt các yêu cầu về sử dụng nguyên vật liệu cho từng đơn vị thi công trong từng tháng Phòng vật tư cơ giớ có trách nhiệm liên hệ với các nhà cung cấp truyền thống để cung cấp cho từng công trường Hiện tại, Công ty chỉ cung cấp những loại nguyên vật liệu chính được mua từ nhà cung cấp truyền thống cấp cho các công trường Còn đối với nguyên vật liệu khác mà các đơn vị thi công có thể mua trực tiếp tại địa phương, kể cả đối với nguyên vật liệu chớnh thỡ Công ty sẽ thực hiện chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng để Chủ công trình có thể trực tiếp và tự chủ mua những loại nguyên vật liệu này Việc cấp phát những loại nguyên vật liệu chính mà Công ty mua từ nhà cung cấp truyền thống thì được thực hiện một cách trực tiếp, có nghĩa là nguyên vật liệu được yêu cầu vận chuyển thẳng từ nhà cung cấp tới chân công trình của Công ty mà không qua nhập kho thực tế.Với cách làm này thì Công ty giảm được chi phí lưu kho và chi phí bảo quản.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI SễNG ĐÀ
Sau 4 năm thành lập và phát triển, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà đã thu được những thành công nhất định và không ngừng phát triền, dần khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực xây dựng cơ bản Cùng với sự phát triển của Công ty, công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu cũng không ngừng hoàn thiện để phù hợp với quy mô của công ty và đáp ứng được yêu cầu trong quá trình hội nhập hiện nay Sau thời gian thực tập tại Công ty
Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà em nhận thấy những ưu điểm sau:
Cơ cấu quản lý sử dụng nguyờn, nhiờn vật liệu hoạt động theo chiều dọc vì vậy các quyết định đưa ra có hiệu lực ngay lập tức và không bị chồng chéo giữa các phòng ban, bên cạnh đú cỏc quyết định cấp phát nguyờn, nhiờn vật liệu đều được sự giám sát trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật nên nắm rõ được khối lượng thi công thực tế và kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất.
Công tác quản lý sử dụng nguyên, nhiên vật liệu được Công ty thực hiện ngay từ khi lên kế hoạch nhu cầu nguyờn, nhiờn vật liệu Quá trình được kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban liên quan như: Phòng kinh tế Phòng vật tư cơ giớ, phòng tài chính kế toán Nhưng quan trọng nhất trong công tác lập kế hoạch nhu cầu là Phòng kinh tế, vì Phòng kinh tế có trách nhiệm xây dựng mức cho từng công trình cụ thể Trong quá trình tham gia thầu một công trình nào đó Công ty phải xây dựng được mức chính xác thì mới có thể bỏ thầu với giá hợp lý nhất Chúng ta có thể nhận thấy rõ qua bảng 3: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà trong 3 năm 2008 – 2011 Lợi nhuận không ngừng tăng trong những năm tiếp theo, đặc biệt là năm 2011, lợi nhuận sau thuế của năm 2011 tăng gần 250% so với năm 2010 điều đó chứng tỏ rằng Công ty đã xây dựng định mức đúng đắn để bỏ thầu với giá hợp lý mà sản xuất kinh doanh vẫn thu được lợi nhuận Như chúng ta đã biết, năm 2011 là năm khó khăn với nhiều ngành kinh tế như: bất động sản, chỳng khoỏn và đặc biệt là xây dựng Nhưng Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà vẫn sản xuất kinh doanh có lãi.
Xây dựng mức tiêu hao nguyờn, nhiờn vật liệu đều dựa vào quá trình sản xuất thực tế và áp dụng cho từng công trình cụ thể Bên cạnh đó, mức được xây dựng dựa vào các thông tư hướng dẫn của Bộ xây dựng, vì vậy có sự thống nhất cao và có tính pháp lý khi đưa ra dự toán để tham gia đấu thầu xây lắp Vì mức xây dựng cho từng công trình cụ thể, nên tránh được hiện tượng thất thoát nguyờn, nhiờn vật liệu Hàng tháng thì chỉ huy công trường sẽ lập phiếu dự trù nhiên, nguyên vật liệu thực tế Với những loại nguyên vật liệu được mua từ nhà cung cấp truyền thống mà mua từ địa phương thì phải lập phiếu báo giá thực tế Cuối tháng chỉ huy sẽ có trách nhiệm tổng hợp khối lượng xây lắp thực tế để so sánh với lượng nguyờn, nhiờn vật liệu và chi phí được cấp trong thỏng đú Làm như vậy để tránh hiện tượng ngưng đọng quá nhiều nguyờn, nhiờn vật liệu giảm được chi phí lưu kho, bảo quản và lãng phí Quan trọng hơn nữa là có thể kiểm soát được lượng nguyờn võt liệu thừa thiếu một cách chính xác và có thể tìm thấy nguyên nhân dễ dàng Từ đó đưa ra các biện pháp khác phục kịp thời Vì mục tiêu cuối cùng của đa số các doanh nghiệp là lợi nhuận.
Với một công ty mới thành lập được 4 năm để chiếm được lòng tin của nhà cung cấp không phải là dễ, nhưng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư vàThương mại Sông Đà đã tạo lập và củng cố được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp Bằng chứng là công ty không trú trọng vào khâu dự trữ nguyên vật liệu, đối với mỗi công trình đã ký được hợp đồng xây lắp thì Công ty chỉ cần mua trước 15%-20% lượng nguyờn, nhiờn vật liệu cho toàn bộ công trình.Nhu cầu nguyên vật liệu được lập đầu tháng và được Tổng giám đốc phê duyệt thỡ phũng vật tư cơ giớ có trách nhiệm phối hợp với cỏc phũng ban và liên hệ với nhà cung cấp để đáp ứng yêu cầu sản xuất trong thời gian nhanh nhất Nguyên, nhiên liệu được vận chuyển thẳng từ kho nhà cung cấp tới tận chân công trình Tuy vậy, Công ty vẫn có một tổng kho và xưởng sửa chữa hơn 250m2 ở Hoài Đức, nhưng kho này chủ yếu dùng bảo quản các thiết bị máy móc phục vụ cho xưởng sửa chữa Đây là một trong những biện giảm chi phí kho và nhân công kho, từ đó giúp Công ty tăng được doanh thu trong những năm gần đây.
2.3.2 Nhược điểm và nguyên nhân
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty thì hàng tháng đều có bản dự trù nguyên vật liệu và bản xác nhận khối lượng thực tế thi công được trong thỏng đú Phòng kỹ thuật phối hợp với Phòng vật tư cơ giớ đối chiếu và xác nhận khối lượng thi công đú Vỡ căn cứ vào phiếu yêu cầu nguyên vật liệu và bản dự trù hàng tháng, nên lượng nguyên vật liệu được cấp một cách chính xác, có nhiều loại nguyên vật liệu mua từ nhà cung cấp và chuyển thẳng tới đơn vị thi công, nên trong quá trình sản xuất kinh doanh nếu có phát sinh thiếu nguyên vật liệu do cỏc yờu tố chủ quan hay khách quan thì tại các đơn vị sản xuất không mua kịp lượng nguyên vật liệu này phục vụ cho quá trình sản xuất, sẽ dẫn đến tính trạng gián đoạn Để xác định được nguyên nhân thiếu nguyên vật liệu trong xây dựng la việc làm không quá khó, có thể căn cứ vào bản vẽ chi tiết, tình hình sản xuất thực tế Từ đó có thể đối chiếu với lượng nguyên vật liệu được cung cấp và khối lượng hoàn thành thực tế Đối với những loại nguyên vật liệu được cung cấp tại chỗ do chỉ huy trưởng công trường tự mua từ nhà cung cấp địa phương thì sẽ có tình trạng thiếu kinh phí, dự trù nguyên vật liệu và kinh phí được lập đầu tháng để gửi về Công ty, nên trong thỏng cú biến động về giỏ thỡ chỉ kinh phí được cấp thông qua hệ thống ngân hàng sẽ không đủ Các loại nguyên vật liệu được mua từ những nhà cung cấp truyền thống, nên đôi khi Công ty không quan tâm tới các nguồn hàng khỏc, nờn không tiếp xúc được với các nguồn hàng có giá cạnh tranh hơn và dịch vụ đảm bảo hơn Nguyên vật liệu trong ngành xây dựng cơ bản thường được tập kết tại bãi ngoài trời cho nên khâu chuẩn bị kho bãi đôi khi gặp thiếu sót Việc xảy ra hao hụt nguyên vật liệu là không thể tránh khỏi.Công trình xây dựng của Công ty đa số thuộc các vùng rừng, núi cao nên khí hậu thất thường khó có thể bảo quản nguyên vật liệu ngoài trời một cách đảm bảo và hợp lý được.
Với đơn vị xây dựng cơ bản thì quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra tại một địa điểm thường trong một thời gian không quá dài, nên công tác kho vận, bến bãi, không được chú trọng quá nhiều Nghiệp vụ kho không có trình độ chuyên môn cao Nguyên vật liệu mua về từ nhà cung cấp và chuyên tới đơn vị sản xuất nên không thể tránh khỏi hiện tượng thất thoát do nguyên nhân chủ quan tại đơn vị sản xuất.
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI SễNG ĐÀ
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI SễNG ĐÀ
Nguyên vật liệu là yếu tố có vai trò quyết định đối với quá trình sản xuất Do đó việc quản lý nguyên vật liệu tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty nú cú thế làm cho qua trình sản xuõt diễn ra liên tục hay gián đoạn Hiện nay cạnh tranh trong ngành xây dựng cơ bản ngày càng quyết liệt có rất nhiều Công ty mới gia nhập vào lĩnh vực xây dựng Để chiếm được lợi thê cạnh tranh Công ty không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý, hệ thống quản lý sử dụng nguyên vật liệu tạo điều kiện tốt thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty đã đề ra.
3.1.1 Bộ máy quản lý sử dụng nguyên vật liệu của Công ty
Bộ máy quản lý sử dụng nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà tổ chức theo chức năng nghiệp vụ riêng biệt của từng phòng ban, vì vậy hiệu quả trong quá trình quản lý được phối hợp chặt chẽ và được quản lý dưới sự chuyên môn hóa Bên cạnh đó những người sử dụng trực tiếp được quan tâm đúng mức tới việc sử dụng và quản lý nguyên vật liệu Vì bộ phận quản lý sử dụng nguyên vật liệu được chuyên môn hóa tối đa, ở đây là Phòng kinh tế và Phòng vật tư cơ giới Nhưng mô hình quản lý của Công ty đôi khi cũng có những bất hợp lý, sẽ có sự trùng lắp trong quá trình ra quyết định giữa các phòng ban, hiện tại quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty được phối hợp giữa hai phòng là Phòng kinh tế và Phòng vật tư cớ giới Kết quả của công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu phụ thuộc vào sự kết hợp của hai phũng trờn Nếu xảy ra sai sót đôi khi trỏch nhiờm không rõ ràng thuộc về bên nào Để tránh hiện tượng trùng lắp và quy trách nhiệm rõ ràng khi xảy ra sai sót Mọi quyết định về lập kế hoạch, cấp phát và sử dụng nguyên vật liệu đều được Tổng giám đốc là người kiểm tra cuối cùng, bên cạnh đú cú sự giúp đỡ của Phó tổng giám đốc kỹ thuật, mọi vấn đề liên quan đến nguyên vật liệu đều thuộc chuyên môn của Phó tổng giám đốc kỹ thuật.
3.1.2 Xác định nhu cầu nguyên vật liệu
Công tác kế hoạch nhu cầu nguyờn võt lieeujddeer đảm bảo cung cứng một lượng nguyên vật liệu đúng chất lượng và kịp thời về tiến độ cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Để làm tốt điều này bộ phận phụ trách kế hoạch nguyên vật liệu, ở đây là Phòng kinh tế cần thực hiện quá trình kế hoạch nguyên vật liệu một cách khoa học từ xác định nhu cầu tới quản lý sử dụng.
Xác định nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của Công ty được thực hiện hàng tháng, nên không tránh khỏi hiện tượng sao chép từ tháng trước mà không căn cứ vào tớnh hỡnh thực tế của sản xuất, vì vậy để tránh hiện tượng thất thoát, lãng phí xảy ra thì việc xác định nhu cầu sử dụng nguyờn, nhiên vật liệu phải căn cứ vào tỡnh hỡn thực tế, Phòng kỹ thuật kết hợp với Phòng kinh tế cử cấn bộ đi kiểm tra trực tiếp ở các đơn vị sản xuất, để tính toán và so sánh giữa khối lượng đã được thi công với khối lượng thiết kế và phiếu yêu cầu sử dụng nguyờn, nhiờn vật liệu trong tháng Bên cạnh đó Công ty vẫn phải đảm bảo lượng nguyên vật liệu dự trữ, để tránh hiện tượng thiếu sót xảy ra sẽ không đáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất Công ty phải đảm bảo tiến độ thi công của công trình như đã thỏa thuận trong hợp đồng xây lắp với chủ đầu tư.
3.1.3 Xây dựng mức Đối với doanh nghiệp xây dựng cơ bản như Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà công tác định mức nguyên vật liệu rất quản trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu sử dụng và kế hoạch mua sắm Vì vậy định mức phải được xây dựng một cách phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Bộ phận xây dựng định mức phải tiến hành kiểm tra thường xuyên, theo một định kỳ nhất định và không ngừng hoàn thiện công tác định mức Từ đó đưa ra một định mức chính xác cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Công ty nên tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ và năng lực cho cán bộ thực hiện định mức để xây dựng một định mức chính xác và tiết kiệm cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty nên nghiên cứu và xây dựng định mức cho từng loại nguyên vật liệu khác nhau dựa trên tình hình thực tế sản xuất của lọa nguyên vật liệu đó như vậy sẽ xác định chính xác được số lượng từng loại nguyên vật liệu cần sử dụng trong một kỳ kinh doanh tránh được lãng phí nguyên vật liệu và giảm dược chi phí bảo quản.
Bên cạnh đó, Công ty áp dụng khoa học kỹ thuật và quá trình sản xuất kinh doanh bằng việc mua sắm máy móc thiết bị hiện đại và một cách đồng bộ giảm hao phí nguyên vật liệu và sử dụng một cách hợp lý nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm Từ đó sẽ giảm được giá thành sản phầm và nâng cao khả năng cạnh tranh Trong quá trình sản xuất, cán bộ phụ trách công tác định mức sẽ trực tiếp theo dõi để đưa ra một định mức chính xác cho cỏc khõu và cho cả quá trình Bên cạnh đú cũn có thể đưa ra các biện pháp sử dụng tiết kiệm hơn hoặc là đưa ra biện pháp khắc phục các sai hỏng trong quá trình sản xuất.
Hiện nay, do khủng hoảng kinh tế, lạm phát làm cho giá nguyên vật liệu không ngừng tăng cao, việc thực hiện các biện pháp để quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm phải được đặt lên hàng đầu, vì nguyên vật liệu chiếm tới hơn 70% chi phí sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp sản xuất Hiểu rõ được điều này Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà thực hiện các biện pháp giảm chớ phớ nguyên vật liệu tới mức thấp nhất có thể, Công ty đầu tư mua sắm thiết bị máy móc mới, đồng bộ, áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất kinh doanh giảm chi phí hao hụt nguyên vật liệu, tăng năng xuất lao động dẫn tới giảm giá thành sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh cho Công ty trong thời buổi khó khăn như hiện nay.
Việc cấp phát nguyên vật liệu phải căn cứ vào định mức và được cấp phỏt đỳng số lượng và chủng loại, trỏnh gõy thất thoát Nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân Công ty có chế độ xử phạt nghiêm minh. Cán bộ Phòng kỹ thuật kết hợp với Phòng vật tư cơ giớ theo dõi quá trình sản xuất thường xuyên để nắm bắt được mức tiêu hao từng loại nguyên vật liệu và đối chiếu với khối lượng sản xuất trong từng thời điểm, tránh hiện tượng thất thoát Đồng thời nguyên vật liệu phải được phản ánh kịp thời và chính xác trên sổ kế toán.
3.1.5 Thanh quyết toán sử dụng nguyên vật liệu
Vì việc thanh quyết toán được thực hiện hàng tháng căn cứ vào khối lượng thực hiện được, với chi phí cho sản xuất kinh doanh và mau sắm thiết bị tại chỗ được thực hiện qua hệ thống ngân hàng, với đặc thù ngành nghề kinh doanh, nên không phải ở đơn vị sản xuất kinh doanh nào cũng thuận tiện cho quá trình thanh quyết toán chi phí qua hệ thống ngân hàng, vì vậy không tránh được những lúc chậm trễ Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh, không xảy ra thiếu chi phớ thỡ Công ty nên áp dụng một cách linh hoạt với việc thanh quyết toán như là lên dự trù nguồn kinh phí cho thời gian dài và cấp một lần, quản lý theo hóa đơn mua, bán, phiếu thu, phiếu chi đến cuối kỳ Phòng kinh tế, Phòng vật tư cơ giớ và phòng tài chính kế toán c căn cứ vào các loại giấy tờ tren và kết hợp với nhau xác định khối lượng công việc thực hiện, mức tiêu hao thực thế và nguồn kinh phí đã được cấp trước đó để thah quyết toán.
Bên cạnh các công tác trên Công ty cần phải chú trọng vào nguồn nhân lực hiện có và lên kế hoạch nguồn nhân lực khi Công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh Để có sự phục vụ tận tình và trỏch nhiờm của người lao động thì những chế độ đãi ngộ không thể thiếu để khuyến khích người lao đông và cũng có những chế tài xử phạt với các cá nhân và bộ phận vi phạm. Cần áp dụng hình thức khuyến khích lao động đối với những cá nhân có sáng kiến trong sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu với hình thức thưởng vật chất như: tăng lương, thưởng vào các dịp lễ…Bờn cạnh đó Công ty cũng phải tạo điều kiện làm việc và môi trường cạnh tranh công bằng cho từng cá nhân Ký hợp đồng lâu dài và đúng cỏc chế độ xã hội cho các cá nhân như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, có chính sách đãi ngộ thỏa đỏng… Để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên vật liệu Công ty phải cố đội ngũ quản lý có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao Đội ngũ công nhân lao động lành nghề và có ý thức trong lao động sản xuất.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà mới thành lập được 4 năm và đang dần khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, ta có thể nhận thấy rõ được điều đó thông qua kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm khủng hoảng kinh tế khó khăn với ngành xây dựng Hiện tại
Công ty đang trú trọng vào xây dựng các công trình thủy điện, cầu, cống và khoan gia cố, chống thâm Tương lai không xa Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà đang hướng tới lĩnh vực xây dựng nhà chung cư cao tầng, biệt thự chia lô và đầu tư vào đất nền bất động sản Trong những năm đầu thành lập Công ty đã tạo dựng được những mỗi quan hệ tốt với nhà cung cấp nguyên vật liệu, nên việc đầu tư vào lĩnh vực chung cư và đất nền bất động sản đã có nhà cung cấp truyền thống.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI SễNG ĐÀ
Xây dựng định mức nguyên vật liệu phải căn cứ vào điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như là: trình độ và tay nghề của lao động, máy móc thiết bị mà công ty đang sử dụng Cán bộ Phòng vật tư cơ giớ phải có kiến thức thực tế và kinh nghiệm, kết hợp với người lao động trực tiếp sử dụng các loại nguyên vật liệu có trong Công ty Qua quá trình theo dõi sản xuất kinh doanh để đưa ra mức tiêu hao nguyên vật liệu một cách chính xác nhất Đối chiếu với quá trình sử dụng nguyên vật liệu trong kỳ trước với khối lượng sản phẩm tương đương Xem định mức đưa ra đã phù hợp hay chưa, nếu chưa phù hợp thì tìm ra nguyên nhân và tiếp tục điều chỉnh để có một định mức chính xác Định mức có thể thay đổi theo từng giai đoạn công việc.
3.2.1 Đối với công tác kế hoạch nguyên vật liệu Để có kế hoạch thu mua nguyên vật liệu chính xác trong kỳ thì phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty Đối với ngành xây dựng cơ bản thì việc xác định khối lượng sản xuất kinh doanh trong kỳ là khụng khú, căn cứ vào bản dự toán và định mức thi công cho kỳ trước Trong công tác thu mua nguyên vật liệu Công ty không nên quá phụ thuộc vào nhà cung cấp truyền thống, vì như vậy Công ty không được tiếp cận với nhiều nguồn hàng giá cả cạnh tranh Để làm được như vậy Công ty phải có cán bộ tạo nguồn Bên cạnh đó nếu xảy ra trường hợp thiếu nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất thì rất khó nắm bắt kịp thông tin về nguồn hàng, chất lượng, giỏ cả…Vỡ vậy Công ty luụn cú một vài nhà cung cấp để tránh trường hợp rủi ro đó xảy ra.
Công ty nên chú trọng hơn tới công tác kho vận vì hiện tại ở Công ty có hệ thống kho, nhưng mà chưa thực hiện đầy đủ chức năng, vì vậy phòng kỹ thuật phải tính toán đúng khối lượng thi công cần thiết, Phòng kinh tế căn cứ vào các bản thiết kế thi công đó để tính chính xác mức tiêu hao cho từng hạng mục, cho từng công trình cụ thể Từ đó, Phòng vật tư cơ giớ sẽ lên kế hoạch mua sắm và dự trữ nguyên vật liệu, hiện tại Công ty chỉ mua trước 15% đến 20% lượng nguyên vật liệu thực tế như vậy là phụ thuộc vào nhà cung cấp. Phòng vật tư giới nên tính toán sao cho có mức dự trữ lượng nguyên vật liệu cần thiết, tránh sự biến động của giá cả làm ảnh hưởng tới giá thành sản xuất. Không có kế hoạch dự trữ nên lượng nguyên vật liệu được mua với giá hiện tại, nờn cú sự ảnh hưởng ít nhiều tới quá trình sản xuất kinh doanh và tính giá thành thực tế.
Công tác xây dựng mức của Công ty hiện nay do Phòng kinh tế thực hiện, trước khi thực hiện dự thầy một hạng mục hay một công trình nào đó,Phòng kinh tế phải tính chính xác mức tiêu hao lượng nguyờn, nhiờn vật liệu cần thiết Từ đó, Công ty có thể bỏ thầu với giá hợp lý nhõt Để quá trình sản xuất kinh doanh luôn có lợi nhuận, khâu xây dựng mức là khâu quan trọng bước đầu, vì vậy đòi hỏi Công ty cần có cán bộ cú kiờn thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế Để làm được điều này, Công ty thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cán bộ Phòng kinh tế, hoặc gửi đi đào tạo có thời hạn ở viện vật liệu xây dựng của Bộ Bên cạnh đó, có thể luân chuyển cán bộ Phòng kinh tế đi làm việc thực tế tại các công trường có thời hạn, như vậy là cách tốt nhất lích lũy kinh nghiệm thực tế và hiểu được tình hình thực tế của quá trình sản xuất kinh doan để xây dựng mức một cách chính xác nhất.
3.2.3 Đối với công tác cấp phát theo mức
Cấp phát nguyên vật liệu phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu và có sự chập thuận của Tổng giám đốc Phòng vật tư cơ giới có trách nhiệm xem xét nhu cầu cấp phát có phù hợp với nhu cầu sử dụng và đúng với khối lượng sản xuất hay không Đối chiếu với sổ sách theo dõi loại nguyên vật liệu đú đó được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh Nếu có hiện tượng sai sót trong quá trình sử dụng thì phải tìm hiểu rõ nguyên nhân là do chủ quan hay khách quan Nếu là do cá nhân thì phải lập biên bản và có chế tài xử phạt rõ ràng, còn do nguyên nhân do khách quan thì tìm cách khắc phục từ đó rút kinh nghiệm cho qua trình sản xuất tiếp theo.
3.2.4 Đối với Công tác thanh quyết toán
Công ty nên áp dụng phương pháp thanh toán một cách linh hoạt, kết hợp thanh toán tiền mặt với chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng, không dập khuôn cứng nhắc các hình thức thanh toán giống nhau đối với mỗi công trình khác nhau Hiện nay, Công ty đang thực hiện việc thanh toán chi phí qua hệ thống các ngân hàng, vì vậy với hệ thống ngân hàng không rộng khắp thỡ nờn thanh toán trực tiếp Sẽ thông qua các hóa đơn mua bán hàng hóa và được cấp tiền trực tiếp cho giai đoạn kinh doanh dài.
3.2.5 Đối với Công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực và trình độ cho cán bộ nhân viên toàn Công ty Đa số các doanh nghiệp Việt Nam khi tuyển nhân viên đòi đều đòi hỏi kinh nghiệm, đây cũng là một sự bất cập đối với những sinh viên mới ra trường Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà cũng không ngoại lệ, cán bộ phụ trách nhân sự nờn cú sự dự báo trước nhu cầu nhân lực cho sự phát triển của Công ty trong thời gian dài, đối với những sinh viên mới ra trường họ có nhiệt huyết làm việc nên tạo cho họ những cơ hội khẳng định mình, dành thời gian đào tạo và bồi dưỡng họ, ràng buộc với những điều kiện của Công ty đưa ra để có nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu và có thể làm việc lâu dài cho Công ty.
Nguồn nhân lực là cốt lõi của một công ty, đó cũng là sự khác biệt giữa các công ty trong cùng ngành nghề kinh doanh Để có đội ngũ lao động có trình độ năng lực và tinh thần làm việc thì việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là hết sức cần thiết. Đối với các Công ty xây dựng cơ bản, lao động phổ thông đa số là lao động thời vụ, không được Công ty đúng cỏc chế độ xã hội như: BHYT, BHXH…vỡ vậy họ hay bỏ việc vì không có chế độ ràng buộc, Công ty nên áp dụng các chính sách với những lao động có nguyện vọng gắn bó lâu dài Tạo cho người lao động tư tưởng thoải mái và họ cảm thấy yên tâm khi không còn khả năng lao động nưa Chỉ có như vậy thì người lao động mới toàn tâm, toàn ý để làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, vì những gì Công ty làm cho họ đều gắn liền với lợi ích cá nhân.
Bên cạnh thực hiện các chính sách đú thỡ Công ty đã thực hiện những hình thức nhằm nâng cao trình độ lao động như:
Thực hiện kèm cặp những lao động mới được tuyển vào bởi những người có kinh nghiệm thực tế làm việc và có tay nghề cùng với kiến thức chuyên môn.
Với những cán bộ nguồn thì Công ty thực hiện gửi đi đào tạo chuyên môn tại các trường đại học chuyên nghiệp hoặc gửi tới các học viện của Bộ xây dựng.
3.2.6 Chính sách sử dụng nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu đưa vào sản xuất kinh doanh chiếm hơn 70% chi phí, vì vậy đi đôi với việc tiết kiệm nguyên vật liệu phải cú chớnh sỏc sử dụng nguyên vật liệu để mang lại hiệu quả kinh doanh cho Công ty Bộ phận quản lý nguyên vật liệu phải hiểu rõ năng lực từng cá nhân sử dụng, để bố trí hợp lý, đề bạt kịp thời và có chính sách khen thưởng động viên ,gắn liền với lợi ích thiết thực của người lao, có như vậy mới dung hòa được lợi ích của Công ty với lợi ích của người lao động, từ đó họ sẽ làm viờc và sử dụng nguyên vật liệu với tinh thần trách nhiệm cao.
Quy định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng cho người sử dụng nguyên vật liệu, nâng cao tính chuyên môn hóa trong sản xuất kinh doanh, để có người lao động với trình độ cao.
Máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất được đồng bộ Bên cạnh đó, nguồn nguyên vật liệu được đảm bảo từ khâu lập nhu cầu tới khâu sử dụng.
ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIÊU DÙNG NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG
Để đưa ra điều kiện thực hiện các giải pháp được nêu trên là tương đối khó khăn, vì quá thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà có hạn chế và kiến thực thực tế trong sản xuất kinh doanh của một sinh viên trong quá trình thực tập còn nhiều thiếu sót Nhưng em vẫn mạnh dạn đưa ra một số điều kiện như sau: Để thực hiện được các giải pháp đã đưa ra như trên Công ty cần áp dụng hệ thống quản lý nguyên vật liệu thống nhất, các quyết định đưa ra không bị chồng chéo.
Máy móc thiết bị Công ty sử dụng phải được đồng bộ hóa, để từ đó xây dựng được mức tiêu hao nguyên vật liệu chính xác nhất, không ngừng đầu tư máy móc thiết bị mới và áp dụng khoa hoc kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh.
Việc xác định nhu cầu nguyên vật liệu căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Công ty trong kỳ, sẽ được thực hiện bởi những người có kiến thức và có kinh nghiệm thực tế trong sản xuất kinh doanh Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong Công ty, đặc biệt là Phòng vật tư cơ giới, Phòng kỹ thuật và phòng tài chính kế toán, những phòng ban liên quan trực tiếp tới quá trình sử dụng và theo dõi nguyên vật liệu trong Công ty.
Hệ thống kho tàng bến bãi để bảo quản và dự trữ nguyên vật liệu phải dược đồng nhất, vỡ cỏc đơn vị sản xuất kinh doanh trong Công ty có chức năng và nhiệm vụ là tương đương nhau Có hệ thống kho như vậy thì quá trình nhập xuất được thực hiện dễ dàng và nhanh gọn, bên cạnh đú cũn giỳp cho quá trình theo dõi sự biến động của nguyên vật liệu được nhanh chóng và chính xác Tiết kiệm được thời gian kiểm kê định kỳ.
Tổng giám đốc là người có quyết định cuối cùng trong việc cấp phát nguyên vật liệu và ra quyết định theo dõi sự biến động nguyên vật liệu một cách độc lập giữa các phòng là vật tư cơ giới và phòng tài chính kế toán Từ đó, tránh hiện tượng thất thoát nguyên vật liệu Sẽ có chế tài nghiêm khắc với từng cá nhân và bộ phận để xảy ra hiện tượng hao phí nguyên vật liệu do ý chí chủ quan Hiện tượng hao phí do nguyên nhân khách quan thì phải cử người có kiến thức và kinh nghiệm thực tế kiểm tra để rút ra được những kinh nghiệm cho quá trình sản xuất tiếp theo Hậu quả thất hao phí mà nghiêm trọng thì phải thành lập một ban kiểm tra độc lập bao gồm đại diện ban giám đốc, đại diện Phòng kỹ thuật, đại diện Phòng vật tư cơ giớ và đại diện phòng tài chính kế toán Kết quả sẽ được lập biên bản và trình Tổng giám đốc xem xét và cú quyờt định cuối cùng. Đối với vấn đề lao động trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản thay đổi thường xuyên đặc biệt với hình thức lao động thời vụ Để khác phục tình trạng trên Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà nờn có chế độ đãi ngộ về cả vật chất và tinh thần đối với người lao động Từ đó người lao động sẽ có tình thần và trách nhiệm trong công việc và sử dụng nguyên vật liệu củaCông ty Bên cạnh đó đa số các Công ty xây dựng cơ bản hiện nay với lực lượng lao động phổ thông thì đa số sử dụng hình thức lao động thời vụ nên lượng lao động này biến động thường xuyên vì không được công ty đóng góp các chế độ xã hội như: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, các chế độ ốm đau cũng chưa được quan tâm đúng mức Để tránh sự biến động trờn thỡ nờn có đội ngũ lao động phổ thông của chính công ty mình, được đào tạo về quy chế làm việc, kỹ năng làm việc cơ bản và đặc biệt là điều kiện an toàn trong lao động và sản xuất từ lúc bắt đầu làm việc trong Công ty Lực lượng lao động phổ phông này sẽ ký hợp đồng lâu dài được đóng góp các chế độ xã hội và hưởng các chính sách đãi ngộ Có như vậy thì họ mới gắn bó và làm việc choCông ty lâu dài.