CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG
Những vấn đề chung về vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm vốn lưu động
Vốn lưu động là giá trị những tài sản lưu động như: tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm mà doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Vốn lưu động bao gồm giá trị tài sản lưu động như: nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, bao bì và vật liệu bao bì, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang và vốn lưu thông như: thành phẩm, hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, vật tư mua ngoài chế biến, vốn tiền mặt
1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động
Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi đặc điểm của tài sản lưu động Cũng giống như tài sản lưu động, vốn lưu động vận động không ngừng qua các giai đoạn của quá trình sản xuất Trong quá trình vận động ấy, vốn lưu động thể hiện hai đặc điểm chủ yếu là:
- Thứ nhất: Vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và bị hao mòn hoàn toàn trong quá trình sản xuất đó Giá trị của nó chuyển hết một lần vào giá trị sản phẩm để cấu thành nên giá trị sản phẩm.
- Thứ hai: Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh vốn lưu động thường xuyên thay đổi hình thái biểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang vốn vật tư hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở về hình thái tiền tệ Sau mỗi chu kỳ sản xuất vốn lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển.
1.1.3 Phân loại vốn lưu động Để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn lưu động thì cần thiết phải tiến hành phân loại vốn khác nhau.
Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn lưu động người ta chia vốn làm ba loại:
+ Vốn dự trữ: là một bộ phận dùng để mua nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, dự trữ và đưa vào sản xuất.
+ Vốn trong sản xuất: là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn sản xuất lưu thông như thành phẩm vốn tiền mặt.
Căn cứ vào phương pháp xác định vốn người ta chia vốn ra làm hai loại:
+ Vốn lưu động định mức: là số vốn lưu động cần thiết tối thiểu thường xuyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bao gồm: vốn dự trữ, vốn trong sản xuất và thành phẩm, hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, vật tư thuê ngoài chế biến.
+ Vốn lưu động không định mức: là số vốn lưu động có thể phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng không có căn cứ để tính định mức được.
Căn cứ vào nguồn hình thành:
+ Vốn lưu động tự có: là số vốn doanh nghiệp được Nhà nước cấp, vốn lưu động từ bổ sung lợi nhuận, các khoản phải trả nhưng chưa đến kỳ hạn + Vốn lưu động đi vay: đây là nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên cần thiết trong kinh doanh Có thể vay vốn ngân hàng, của các tổ chức tín dụng hoặc có thể vay vốn của các đơn vị, tổ chức và các cá nhân khác trong và ngoài nước. Mỗi doanh nghiệp cần xác định cho mình một cơ cấu vốn hợp lý và có hiệu quả.
1.1.4 Kết cấu vốn lưu động Đối tượng lao động trong một doanh nghiệp được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau ở nhiều khâu khác nhau trong cả một chu kỳ sản xuất, ở khâu dự trữ, đó là những vật tư, nguyên vật liệu, dự trữ cho sản xuất và kinh doanh, ở khâu sản xuất đó là những vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm đang trong quá trình sản xuất ở khâu lưu động đó là thành phẩm vốn bằng tiền.
Do đó vốn lưu động của doanh nghiệp dùng để mua sắm đối tượng lao động cũng có kết cấu phức tạp và được chia thành những bộ phận chính sau:
1.1.4.1 Tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn
Tiền là lượng tiền mà doanh nghiệp có được do ngân sách cấp, do tự có, hoặc do bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc do đi vay Nó tồn tại dưới hình thức tiền mặt, tiền quỹ và tiền gữi Ngân hàng và nó có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thuận lợi và liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh và trong quá trình mua bán hàng hoá. Đầu tư tài chính ngắn hạn: là việc doanh nghiệp bỏ vốn để mua các chứng khoán có giá trị đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư bất động sản có thể thu hồi trong thời hạn không quá 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh (như tín phiếu kho bạc, ký phiếu Ngân hàng , cổ phần háo của những Công ty khác)
Hàng tồn kho của doanh nghiệp lưu động tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để sản xuất hoặc bán ra sau này hàng tồn kho của doanh nghiệp thường bao gồm nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế hàng hoá thành phẩm hayb một số công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh Tất cả các doanh nghiệp đều có hàng tồn kho bởi vì quá trình sản xuất kinh doanh luôn biến động vì phải chịu sự tác động của yếu tố môi trường bên ngoài cũng như bên trong doanh nghiệp do vậy để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và bình thường, tránh sự thiếu hụt và ứ đọng vốn không hợp lý thì doanh nghiệp cần phải có lượng hàng tồn kho nhất định
Trong các khoản phải thu thì khoản trhu khách hàng là quan trọng nhất và chiếm tỷ lệ đáng kể, do đó ta chỉ nghiên cứu phải thu khách hàng
Khoản phải thu khách hàng là một bộ phận thuộc tài sản lưu động của doanh nghiệp, phát sinh do doanh nghiệp bán chịu hàng hoá hoặc dịch vụ cho khách hàng của mình Bởi vì do yếu tố cạnh tranh cũng như nhu cầu tăng doanh số bán ra, các doanh nghiệp luôn phải chấp nhận bán hàng theo phương thức tín dụng, cho nên các khoản phải thu là một tất yếu được xác định trong vốn lưu động của doanh nghiệp bán hàng theo phương thức tín dụng được các doanh nghiệp sử dụng như là điều kiện thanh toán, điều kiện bán hàng với khách hàng đồng thời nó cũng là công cụ của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh.
1.1.4.4 Tài sản lưu động khác
Vốn lưu động của doanh nghiệp ngoài những thành phần chính trên còn tồn tại trong các khoản khác như: các khoản tạm ứng, tạm chi tạm gửi theo những nguyên tắc riêng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi thanh toán và xử lý
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động
1.2.1 Thông số khả năng thanh toán
Bao gồm các chỉ tiêu đánh giá khả năng của doanh nghiệp, đó là:
Khả năng thanh toán hiện hành
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa toàn bộ tài sản có thời gian chu chuyển ngắn của doanh nghiệp với nợ ngắn hạn, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao, tuy nhiên kinh phí cho thấy chỉ tiêu khoảng bằng 2 là vừa phải, vì quá lớn cũng chưa hẳn tốt vì hiệu quả sử dụng tài sản không tốt
Khả năng thanh toán nhanh
Vì hàng tồn kho là tài sản dự trữ thường xuyên cho kinh doanh và giá trị cũng như thời gina hóan chuyển thành tiền là không chắc chắn nhất trong các loại tài sản lưu động, nên khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp phải trừ đi bộ phận này
Khả năng thanh toán tức thời
Chỉ tiêu này chỉ xem xét đến các khoản mà doanh nghiệp có thể sử dụng để thanh toán một cách nhanh nhất đó là vốn bằng tiền của doanh nghiệp
1.2.2 Thông số khả năng hoạt động
Là tất cả các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động của vốn lưu động và các bộ phận cấu thành nên VLĐ
Thông số về hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho ( Vòng/kỳ)
Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho (ngày/ vòng)
Thông số về khoản phải thu khách hàng
Số vòng quay khoản phải thu (vòng/kỳ)
Số ngày 1 vòng quay nợ phải thu
Tốc độ lưu chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp
Số vòng quay vốn lưu động (vòng/kỳ) Ý nghĩa: Cho biết một kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng, nếu vòng quay lớn hơn (so với tốc độ quay trung bình của ngành) chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao
Số ngày 1 vòng quay (ngày/vòng)
Vốn lưu động Đây là số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng Thởi gian quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn
Thông số về khả năng sinh lợi của VLĐ
Mức doanh lợi của vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết: một đồng vốn đầu tư vào kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
1.3.1 Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp
Trước hết phải kể đến yếu tố chính sách kinh tế của nhà nước Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng Vì tùy theo từng thời kỳ, tùy theo từng mục tiêu phát triển mà nhà nước có những chính sách ưu đãi về vốn về thuế và lãi suất tiền vay đối với từng ngành nghề cụ thể, có chính sách khuyến khích đối với ngành nghề này nhưng lại hạn chế nganhg nghề khác Bởi vậy, khi tiến hành sản xuất kinh doanh bất cừ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm và tuân thủ chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Thứ hai là ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô như lạm phát có thể dẫn tới sự mất giá của đồng tiền làm cho vốn của các doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ hay các nhân tố tác động đến cung cầu đối với hàng hóa của doanh nghiệp, nếu nhu cầu hàng hóa giảm xuống sẽ làm cho hàng hóa của doanh nghiệp khó tiêu thụ, tồn đọng gây ứ đọng vốn và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng bị giảm xuống.
1.3.2 Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp
Một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp là kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác là doanh thu và lợi nhuận Doanh thu và lợi nhuận cao hay thấp phản ánh VLĐ sử dụng hiệu quả hay không hiệu quả Dó đó vấn đề mấu chốt đối với doanh nghiệp là phải tìm mọi cách để nâng cao doanh thu và lợi nhuận
Khi doanh nghiệp xác định một nhu cầu vốn lưu động không chính xác và một cơ cấu vốn không hợp lý cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn.
Việc lựa chọn dự án và thời điểm đầu tư cũng có một vai trò quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn Nếu doanh nghiệp biết lựa chọn một dự án khả thi và thời điểm đầu tư đúng thì sẽ tối thiểu hóa chi phí và tối đa lợi nhuận qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.
Chất lượng công tác quản lý VLĐ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp Bởi vì, công tác quản lý VLĐ sẽ giúp cho doanh nghiệp dự trữ được một lượng tiền mặt tốt vừa đảm bảo được khả năng thanh toán vừa tránh được tình trạng thiếu tiền mặt tạm thời hoặc lãng phí do giữ quá nhiều tiền mặt, đồng thời cũng các định được một lượng dự trữ hợp lý giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục mà không bị dư thừa gây ứ đọng vốn Ngoài ra công tác quản lý vốn lưu động còn làm tăng được số lượng sản phẩm tiêu thụ chiếm lĩnh thị trường thông qua chính sách thương mại.
Một nhân tố khác ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp là khả năng thanh toán Nếu đảm bảo tốt khả năng thanh toán doanh nghiệp sẽ không bị mất tín nhiệm trong quan hệ mua bán và không có nợ quá hạn.
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH PHỤ TÙNG XE MÁY Ô TÔ SHOWA VIỆT NAM
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
2006 Mar Thành lập dây chuyền lắp ráp phụ tùng ô-tô
Jul Cung cấp phụ tùng ô-tô cho HVN (CIVIC)
Sep Cung cấp hàng cho HVN (CLICK)
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÔNG TY(2)
2007 Jul Khởi công xây dựng nhà máy mới tại KCN
2008 Mar Bắt đầu chuyển sang nhà máy mới tại KCN TL
May Cung cấp hàng cho HVN (AIRBLADE)
Dec Cung cấp phụ tùng ô tô cho HVN (CRV)
2009 May Đưa dây chuyền mạ mới vào hoạt động
Sep Cung cấp hàng cho HVN (SH)
Đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý và quy trình công nghệ tại công ty
PUMP ASSY, P/S GEAR BOX ASSY,
Sản phẩm cho xe máy (3)
2.1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
2.1.2.4 Đặc điểm tiêu thụ và thị trường tiêu thụ
Nguồn lực của công ty
1,800 Đại học Cao đẳng Trung cấp CNKT THPT THCS Total
THEO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH phụ tùng ô tô xe máy ô tô Showa Việt Nam
2.2.1 Phân tích kết cấu vốn lưu động tại công ty
2.2.1.1 Phân tích kết cấu nguồn vốn lưu động của công ty:
Kết cấu vốn lưu động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một kết cấu vốn lưu động hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh Để hiểu rõ hơn về kết cấu vốn lưu động của Công ty có thể thống kê theo bảng sau:
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
III Các khoản phải thu 24,277,848,386 38.71 27,936,350,800 41.47 31,892,683,733 42.82
Bảng 2.1: Bảng phân tích kết cấu vốn lưu động tại Công ty
Chênh lệch năm 2008 so với năm 2007
Chênh lệch năm 2009 so với năm 2008
II Các khoản phải thu 3,658,502,420 15.07% 3,956,332,930 14.16%
(Nguồn : Trích từ bảng cân đối kế toán 2007– 2009)
Biểu đồ 2.1 : Kết cấu vốn lưu động của công ty qua các năm
Dựa vào bảng kết cấu nguồn vốn và biểu đồ trên ta thấy kết cấu vốn lưu động qua các năm có sự biến động Vốn lưu động tồn tại dưới dạng hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất Hàng tồn kho của Công ty có sự biến động nhiều qua các năm,nếu như năm 2007 chỉ có 55.61% thì năm 2008 tăng lên chiếm 54.48%, đến năm 2009 thì lại giảm chỉ còn 49.28% Khoản mục phải thu ít dao động qua các năm 2007, 2008 nhưng lại giảm mạnh vào năm 2009. Lượng tiền mặt chiếm tỷ trọng nhỏ trong các năm 2007(5.16%), 2008(3.6%) và đột biến tăng mạnh vào năm 2009(7.66%) TSNH khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ vốn lưu động.
Trong những năm gần đây, do yêu cầu của sản xuất kinh doanh nên vốn lưu động của công ty được đầu tư tăng qua các năm Năm 2007 tổng vốn lưu động đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 62,717,410,245 đồng, nhưng đến 2008 thì số vốn này tăng lên 67,364,609,343 đồng, tăng 4,647,199,100 đồng tương ứng tăng 7.41% Tổng vốn lưu động năm 2009 tăng so với năm 2008 là 7,122,445,660 đồng tương ứng tăng 10.57% Tính đến cuối năm 2009, số vốn lưu động mà Công ty đầu tư lên đến
74,487,055,001 đồng Như vậy trong những năm gần đây vốn lưu động của
Công ty ngày càng tăng, các bộ phận tài sản như: tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho biến động qua các năm Để thấy rõ hơn ta tiến hành phân tích các bộ phận vốn lưu động trong Công ty
Trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất Năm 2007, giá trị các khoản phải thu của Công ty chiếm
38.71 % trong tổng vốn lưu động Năm 2008 tỷ trọng các khoản phải thu lại tăng trong tổng vốn lưu động, chiếm 41.47 % Năm 2009, các khoản phải thu tăng 42.82% Sở dĩ có sự biến động như trên là do trong năm 2008, kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng đã làm giảm khả năng thu hồi nợ.
Tuy nhiên, đến năm 2009 thì kinh tế dần hồi phục nên Công ty tăng cường thu hồi các khoản nợ, tuy nhiên vì nền kinh tế dần hồi phục, các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn nên các khoản phải thu vẫn cao, tăng nhẹ so với 2008 Tỷ trọng của các khoản phải thu vẫn khá cao, điều này mang lại những lợi ích nhất định, nhưng cũng mang lại những khó khăn cho Công ty Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao cho thấy hoạt động tiêu thụ của Công ty đã được đẩy mạnh, nhưng mặt khác lại chứng tỏ nguồn vốn của Công ty đang bị chiếm dụng, điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
Tiền mặt chiếm 5.16 % trong tổng vốn lưu động vào năm 2007, giảm vào 2008(3.6%) nhưng lại tăng mạnh vào năm 2009(7.66 %) Tiền mặt tăng mạnh giúp cho Công ty những thuận lợi trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ, hoặc đáp ứng kịp thời nhu cầu trước mắt của Công ty như: nhu cầu mua sắm hàng hóa, vật tư, nguyên, nhiên liệu phục vụ, thanh toán các chi phí cần thiết đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra bình thường và liên tục Nhưng việc giữ tiền mặt quá nhiều dễ gây ứ đọng vốn, không phát huy hiệu quả vốn kinh doanh.
Khoản mục hàng tồn kho là khoản mục ít biến động trong những năm
2007, 2008 nhưng lại giảm mạnh vào năm 2009 điều này chứng tỏ Công ty đã Công ty cố gắng đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm trong năm 2009.
Qua việc phân tích kết cấu vốn lưu động của Công ty ta có thể thấy kết cấu vốn lưu động của Công ty tương đối ổn định qua các năm Tỷ trọng hàng tồn kho, tỷ trọng các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng lớn, điều này gây ra tình trạng ứ đọng vốn và nguồn vốn của Công ty đang bị chiếm dụng Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần có các biện pháp để giảm lượng hàng tồn kho và đẩy nhanh công tác thu hồi các khoản nợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.2.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn VLĐ của công ty: Để có nguồn vốn đầu tư cho các tài sản lưu động Công ty đã tiến hành tìm kiếm nguồn tài trợ cho mình Trong những năm gần đây, nguồn tài trợ của công ty chủ yếu là từ nguồn vay ngắn hạn Ta có thể thấy rõ cơ cấu nguồn vốn qua bảng sau:
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn VLĐ của công ty:
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
II Nguồn kinh phí và quỹ khác 166,360,112 0.12 166,360,112 0.11 149,360,112 0.11
Nguồn Chênh lệch 2008 so với 2007 Chênh lệch 2009 so với 2008
( Nguồn : Trích từ bảng cân đối kế toán 2007 – 2009)
Nhìn vào bảng thống kê ta có thể thấy nguồn tài trợ chủ yếu cho vốn lưu động của Công ty là nguồn vốn vay ngắn hạn Nguồn vốn này là một giải pháp khá hiệu quả, nó giúp Công ty có thể huy động một cách nhanh chóng số vốn cần thiết, việc huy động vốn lại đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn so với việc sử dụng nguồn vốn vay dài hạn Tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn này lại có những mặt hạn chế của nó Nếu quá lạm dụng nguồn vốn này sẽ làm tăng hệ số nợ và làm tăng nguy cơ không trả được nợ khi các khoản nợ đến hạn, từ đó làm tăng nguy cơ phá sản.
Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho lãi suất vay ngắn hạn của các ngân hàng tăng cao, điều này đã gây ra những khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp Để đối phó với tình hình này các nhà cung cấp đã hạn chế trong việc cấp tín dụng cho Công ty Do đó khoản chiếm dụng từ nhà cung cấp của Công ty đã có sự giảm sút Mặt khác, lãi suất tăng cao đã hạn chế Công ty trong việc vay vốn từ các ngân hàng.
Các khoản phải trả người lao động, người mua trả tiền trước, thuế, các khoản phải trả, phải nộp khác cũng góp phần hình thành nên vốn kinh doanh nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ.
2.2.2 Phân tích vốn lưu động ròng:
Ta có: VLĐ ròng = TSLĐ &ĐTNH – Nợ ngắn hạn
Vốn lưu động ròng phản ánh khả năng tài trợ của nguồn vốn thường xuyên cho TSCĐ của công ty Qua việc phân tích vốn lưu động ròng ta có thể thấy được tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn lưu động ở Công ty , đồng thời thể hiện khả năng thanh toán của Công ty Để thấy rõ hơn tình hình vốn lưu động ròng của Công ty trong thời gian qua ta có thể thống kê qua bảng sau:
Bảng 2.3: Vốn lưu động ròng của công ty ĐVT: Đồng
(Nguồn Trích từ bảng cân đối kế toán 2007 -2009)
Căn cứ vào bảng phân tích trên ta thấy vốn lưu động ròng của Công ty qua năm 2007 âm không đáng kể và năm 2008, 2009 đều dương, điều này chứng tỏ nguồn vốn thường xuyên của công ty không những đủ để tài trợ cho TSCĐ & ĐTDH mà một phần được tài trợ cho TSNH Vốn lưu động ròng của Công ty qua các năm đều dương đã phản ánh cân bằng tài chính qua các năm là tốt vì áp lực thanh toán các khoản nợ ngắn hạn là không cao Tuy nhiên, nếu nguồn vốn thường xuyên quá lớn sẽ không an toàn đối với Công ty vì chi phí sử dụng vốn sẽ rất cao.
Trong những năm gần đây vốn lưu động ròng của Công ty đã có sự biến chuyển theo chiều hướng tăng lên Năm 2007 vốn lưu động ròng của Công ty là -300,515,611 đồng, nhưng đến 2008 vốn lưu động ròng đã tăng lên
Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động
Qua việc phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty trong những năm gần đây ta thấy công tác quản trị và sử dụng vốn lưu động của Công ty có những thành tựu và hạn chế sau:
- Thứ nhất, vốn lưu động của Công ty tăng qua các năm, tốc độ tăng vốn lưu động năm sau luôn cao hơn năm trước Việc tăng vốn lưu động là một yếu tố quan trọng cho phép Công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, là tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty
- Thứ hai, nguồn tài trợ cho vốn lưu động của Công ty là nguồn vốn vay ngắn hạn Điều này đảm bảo nguyên tắc tài trợ vốn lưu động và nó mang lại cho Công ty những thuận lợi nhất định như có thể huy động một cách nhanh chóng số vốn cần thiết, việc huy động vốn lại đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn so với việc sử dụng nguồn vốn vay dài hạn.
- Thứ ba, vốn lưu động ròng của Công ty lớn hơn không (vốn lưu động ròng > 0), điều này giúp giảm nhẹ sức ép từ các khoản nợ của Công ty, chứng tỏ sự tự chủ tài chính là khá tốt.
- Thứ tư, tiền mặt tồn quỹ trong những năm gần đây đã có sự tăng lên, điều này làm cho khả năng thanh toán nhanh bằng tiền tăng.
- Thứ năm, mặc dù HTK chiếm tỷ trọng lớn nhưng ta thấy số vòng quay HTK năm sau có xu hướng cao hơn trước, đồng thời số ngày một vòng quay giảm xuống chứng tỏ hoạt động quản lý HTK ngày càng tốt, HTK được giải phóng ngày càng nhanh ,hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty cao.
- Thứ sáu, vòng quay các khoản phải thu tăng, kỳ thu tiền bình quân giảm cho thấy hoạt động quản lý các khoản phải thu đã được chú trọng đúng mức và được thực hiện tốt hơn.
- Thứ bảy, hệ số đảm nhiệm VLĐ thấp, doanh lợi VLĐ có xu hướng tăng qua các năm chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ ngày càng cao.
2.3.2 Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
- Thứ nhất, cơ cấu VLĐ của Công ty không thực sự hợp lý, tỷ trọng các khoản phải thu quá cao, hàng tồn kho quá lớn Việc các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá cao là do Công ty áp dụng các chính sách tín dụng, đồng thời do công tác quản lý các khoản phải thu cũng chưa thực sự hiệu quả ở những năm
2007, 2008 Như vậy hoạt động quản trị hàng tồn kho và các khoản phải thu của Công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Bên cạnh đó, tiền mặt chiếm một tỷ trọng lớn trong năm 2009 gây ứ đọng vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vì vậy, Công ty cần xây dựng một cơ cấu vốn lưu động hợp lý hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Thứ hai, hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ khá lớn, trong đó nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất
- Thứ ba, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn lưu động, trong đó phải thu khách hàng và khoản trả trước người bán chiếm tỷ trọng lớn nhất, điều này chứng tỏ nguồn vốn của Công ty đang bị chiếm dụng.Việc nguồn vốn của Công ty bị chiếm dụng là do 3 nhân tố tác động Thứ nhất là do chính sách tín dụng của Công ty cho phép các khách hàng được chiếm dụng vốn, mục đích là nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ Thứ hai là do năng lực thu hồi các nợ của Công ty chưa cao Điều này dẫn đến hiện tượng nguồn vốn của Công ty bị chiếm dụng, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động Thứ ba, do tác động cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008 Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty cần tăng cường công tác quản trị các khoản phải thu, đảm bảo nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ TẠI CÔNG TY TNHH PHỤ TÙNG
Giải pháp dự toán nhu cầu vốn lưu động ròng và nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng tại công ty
Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường và liên tục, Công ty cần một lượng vốn lưu động cần thiết phù hợp với quy mô và tính chất của hoạt động sản xuất Nếu số vốn lưu động dự trữ quá thấp so với nhu cầu, khi đó Công ty sẽ thiếu vốn và sẽ gây ra những tổn thất trong hoạt động kinh doanh như sản xuất bị đình trệ, không đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời với khách hàng Những khó khăn về tài chính đó, có thể khắc phục thông qua các khoản vay đột xuất với lãi suất cao làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm Ngược lại nếu dự trữ vốn lưu động quá cao sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn, lãng phí vốn, vốn lưu động chậm luân chuyển và phát sinh nhiều chi phí không hợp lý làm cho giá thành tăng lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Vì vậy việc xác định nhu cầu vốn lưu động cho kỳ kế hoạch là rất cần thiết, nó là cơ sở cho việc lập kế hoạch sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất.
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tiền mặt
Như đã phân tích ở phần thực trạng, vốn bằng tiền của công ty không lớn, trong năm 2007 lượng vốn bằng tiền chiếm 5.16% tổng TSLĐ, đến năm
2009 khoản vốn này tăng nhẹ và chiếm 7.66% TSLĐ Việc giữ lại vốn bằng tiền quá nhiều có thể giúp công ty chủ động hơn trong việc thanh toán nhưng khi đó tiền sẽ không sinh lãi gây lãng phí vốn và phát sinh khoản chi phí cơ hội của việc giữ tiền, khi đó doanh nghiệp nên sử dụng số tiền dư thừa đó thực hiện đầu tư có tính chất tạm thời hay ngắn hạn để có thể thu được lợi nhuận cao hơn thay vì gửi số tiền đó vào ngân hàng với lãi suất thấp Vì vậy, vấn đề đặt ra cho công ty TNHH phụ tùng ô tô xe máy Showa Việt Nam là để lại lượng vốn bằng tiền thế nào là hợp lý? Để xác định một cách chính xác lượng tiền này công ty cần lên kế hoạch về nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán, kế hoạch về thu chi ngân quỹ của công ty trong từng quý Tỷ trọng tiền mặt trong tổng vốn lưu động tăng đáng kể trong năm 2009, với lượng tiền mặt tăng như vậy là lãng phí vốn, vì vậy công ty nên có biện pháp giảm lượng vốn bằng tiền trong tổng vốn lưu động là hợp lý để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đồng vốn Tuy nhiên nó không nhất thiết phải là một lượng cố định mà phải được điều chỉnh linh hoạt tùy theo tình hình thực tế của công ty trong từng thời kỳ nhất định.
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản phải thu
Trong hoạt động kinh doanh thường xuyên nảy sinh việc doanh nghiệp xuất giao thành phẩm, hàng hóa cho khách hàng và sau một thời gian nhất định mới thu được tiền Từ đó nảy sinh khoản phải thu từ khách hàng Việc tăng nợ phải thu do tăng thêm lượng hàng hóa bán chịu sẽ kéo theo việc tăng thêm một số khoản chi phí như: chi phí thu hồi nợ, chi phí quản lý nợ… Tăng nợ phải thu cũng đồng nghĩa với việc tăng rủi ro với doanh nghiệp.
Do vậy để đảm bảo sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính,tránh bị tồn đọng vốn và bị chiếm dụng vốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, từ đó góp phần sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu, xiết chặt kỷ luật thanh toán nhằm hạn chế tới mức tối đa tình trạng nợ quá hạn Để làm được điều đó công ty cần có các biện pháp sau:
- Công ty cần tìm mọi cách thu hồi nợ càng sớm càng tốt, điều động nhân viên trực tiếp đi thu hồi nợ, tăng chi phí cho việc đi thu hồi nợ, quản lý các khoản thu được và tính toán chi tiết các khoản khách hàng đang nợ.
- Trước khi cấp tín dụng thương mại công ty cần cân nhắc kỹ càng So sánh giữa lợi ích và chi phí từ khoản tín dụng đó trước khi đi đến quyết định cuối cùng Khi quyết định cung cấp tín dụng thương mại thì trong hợp đồng cần quy định rõ thời hạn, hình thức thanh toán và mức phạt thanh toán chậm so với quy định trong hợp đồng.
Sử dụng có hiệu quả các biện pháp thu hồi nhanh như triết khấu bán hàng, giảm giá cho những khách hàng mua với số lượng lớn nhằm thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh, hạn chế các khoản nợ dây dưa khó đòi Tuy nhiên, để biện pháp này đạt hiệu quả cao thì khi xây dựng và áp dụng chính sách chiết khấu này Công ty cần tuân thủ một vài yêu cầu sau:
Phải đảm bảo lợi ích cho Công ty , nghĩa là chi phí cơ hội vốn của xí nghiệp phải lớn hơn khoản chi ra do chiết khấu cho khách hàng
Mức chiết khấu phải khuyến khích được khách hàng, tức là khoản thu lợi từ chiết khấu mà khách hàng thu được phải lớn hơn chi phí cơ hội vốn mà khách hàng bỏ ra, khi đó khách hàng mới có thể chấp nhận mức chiết khấu mà Công ty để ra.
- Định kỳ công ty nên tổng kết, đánh giá công tác tiêu thụ, liệt kê những khách hàng quen thuộc, khách hàng mua thường xuyên với khối lượng lớn, khách hàng thanh toán sòng phẳng Tổ chức hội nghị khách hàng nhằm thu thập những ý kiến đóng góp của khách hàng, tạo điều kiện cho công tác bán hàng, thu hồi tiền hàng ngày một tốt hơn.
Tóm lại, chính sách tín dụng của công ty phải vừa lỏng lại vửa rất chặt chẽ áp dụng linh hoạt cho từng khách hàng Tính lỏng thể hiện qua việc áp dụng tỷ lệ chiết khấu, giảm giá thỏa đáng đối với những khách hàng thanh toán ngay hay mua với số lượng lớn Tính chặt chẽ thể hiện qua việc quy định phạt hợp đồng rất nặng đối với khách hàng vi phạm thời hạn thanh toán Bằng chính sách tín dụng đó công ty không những nhanh chóng thu hồi tiền hàng mà còn tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty
Và để thực hiện được những yêu cầu trên thì cần có những biện pháp như lập bảng theo dõi và phân loại những khách hàng truyền thống về khả năng chi trả đồng thời tìm hiểu khả năng của khách hàng mới để có chính sách tín dụng phù hợp Ngoài ra cần phải theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã tới hạn Nhanh chóng xác định các khoản thuế được hoàn lại trong năm nhằm giảm bớt tình trạng ứ đọng vốn.
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho
Chủ động thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm lượng hàng tồn kho
Thông qua việc phân tích cơ cấu vốn lưu động trong Công ty ta thấy lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động, điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
+ Trong cơ cấu hàng tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng hàng tồn kho Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty cần giảm lượng hàng tồn kho, đặc biệt là phải giảm lượng nguyên vật liệu tồn kho ở mức hợp lý Để đảm bảo cho nguyên vật liệu của công ty được sử dụng tiết kiệm hợp lý trước hết công ty cần xây dựng được mức tiêu hao nguyên vật liệu và giảm được định mức này mà không làm thay đổi chất lượng sản phẩm Đồng thời tùy theo kế hoạch để dự trữ nguyên vật liệu sao cho vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh vừa không gây ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều Trên cơ sở số nguyên vật liệu cần sử dụng công ty nên tiến hành triển khai tìm nguồn cung cấp ổn định, giá rẻ và khi gặp nguồn nguyên liệu thích hợp thì phải mua ngay không nên bỏ lỡ.
+ Đối với các phân xưởng sản xuất: cần nắm rõ kế hoạch sản xuất trong từng giai đoạn để có kế hoạch dự trữ nguyên liệu, thành phẩm ở mức hợp lý + Đối với mạng lưới bán hàng: cần thay đổi chính sách bán hàng như áp dụng những đợt khuyến mãi, giảm giá nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nội địa đồng thòi không ngừng tìm kiếm những thị trường mới cả trong và ngoài nước. + Đối với thành phẩm tồn kho:
Thứ nhất, công ty cần nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm tạo ấn tượng và uy tín tốt trên thị trường Để làm được điều này công ty cần đầu tư máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất đồng thời công ty cần tiếp tục tìm kiếm nguồn nguyên liệu chất lượng cao và ổn định Ngoài ra trong quá trình sản xuất cần kiểm tra chặt chẽ hơn tất cả các công đoạn sản xuất, đóng gói, bảo quản trước khi giao hàng cho khách
Thứ hai, công ty cần chú trọng tới việc nghiên cứu và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế Thông qua các đại lý trong nước để tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và biết được những ưu nhược điểm sản phẩm của mình và của đối thủ cạnh tranh để từ đó có kế hoạch hành động phù hợp Hơn nũa công ty cần tích cực tham gia các hội trợ triển lãm thương mại trong nước và quốc tế để giới thiệu các sản phẩm của mình với bạn hàng nước ngoài, để mở rộng quan hệ làm ăn.
Thứ ba, phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm: để thực hiện được điều này công ty cần đầu tư vào việc mua sắm máy móc thiết bị để rút ngắn thời gian sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, sắp xếp lao động hợp lý tránh tình trạng dư thừa nhân lực hoặc thiếu gây khó khăn trong công tác phân công lao động, bố trí các khâu sản xuất hợp lý hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu.