1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam

69 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Hệ Thống Xếp Hạng Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam
Tác giả Nguyễn Phương Dung
Người hướng dẫn PGS-TS. Phan Thu Hà
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Ngân Hàng
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 0,91 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1................................................................................................................4 (8)
    • 1.1 Xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng thương mại (9)
      • 1.1.1. Khái niệm và đối tượng xếp hạng tín dụng 4 1.1.2. Sự cần thiết phải xếp hạng tín dụng 7 1.1.3. Phương pháp xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp. 8 1.1.4. Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM 9 1.1.5. Tiêu chí xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các NHTM Việt Nam 13 1.1.6. Trọng số và mức điểm của các chỉ tiêu. 16 1.2. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng doanh nghiệp của NHTM 17 1.2.1. Sự cần thiết 17 1.2.2. Tiêu chí đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại Việt Nam 18 CHƯƠNG 2 (9)
    • 2.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (0)
      • 2.1.1. Khái quát chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 21 2.1.2. Thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại BIDV 23 2.2.Thực trạng hệ thống XHTD khách hàng doanh nghiệp tại BIDV (26)
      • 2.2.1. Mục tiêu của việc hoàn thiện hệ thống tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đối với Tổ chức Kinh tế. 25 2.2.2. Mô hình chấm điểm và XHTD của BIDV đối với khách hàng doanh nghiệp.26 2.2.3. Kết quả xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 30 2.2.4. Minh họa cụ thể về XHTD một khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại BIDV 31 2.3. Đánh giá hệ thống XHTD khách hàng doanh nghiệp của BIDV (30)
        • 2.3.2.1. Hạn chế (43)
        • 2.3.2.2. Nguyên nhân (45)
  • CHƯƠNG 3..............................................................................................................43 (47)
    • 3.1. Mục tiêu của hệ thống XHTD khách hàng doanh nghiệp trong thời gian tới (0)
      • 3.1.1. Quản trị rủi ro tín dụng ứng dụng nguyên tắc Basel II về quản lý nợ xấu 43 3.1.2. Yêu cầu của NHNN về xếp hạng tín dụng. 45 3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống XHTD khách hàng doanh nghiệp tại BIDV (48)
      • 3.2.1. Hoàn thiện công tác thu thập và xử lý thông tin cho công tác XHTD. 46 3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức phân tích, XHTD doanh nghiệp vay vốn. 48 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích 50 3.3. Một số kiến nghị (50)
      • 3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 58 3.3.2. Kiến nghị với trung tâm thông tin tín dụng CIC 60 KẾT LUẬN (63)

Nội dung

Xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm và đối tượng xếp hạng tín dụng

Xếp hạng tín dụng – “Credit Rating” là thuật ngữ do John Moody đưa ra năm

1909 trong cuốn “ Cẩm nang chứng khoán đường sắt”, khi tiến hành nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạng đầu tiên cho 1500 trái phiếu của 250 công ty theo hệ thống ký hiệu gồm 3 chữ cái A, B, C được xếp lần lượt từ AAA đến C Hiện nay, những ký hiệu này trở thành chuẩn mực quốc tế Ở Việt Nam, thuật ngữ “credit rating” được dịch với nhiều nghĩa khác nhau như xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng, định mức tín nhiệm, định mức tính dụng, đánh giá tín nhiệm… trong đó sát nghĩa nhất là xếp hạng tín dụng, xếp hạng tín nhiệm, đánh giá tín nhiệm.

Xếp hạng tín dụng hay xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu.

 Theo Standards & Poor, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn.

 Theo Moody's, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản và biểu hiện thông qua hệ thống ký hiệu Aaa-C

 Định nghĩa của Viện nghiên cứu Nomura: Xếp hạng tín nhiệm là đánh giá hiện tại về mức độ sẵn sàng và khả năng trả gốc hoặc lãi đối với chứng khoán nợ của một nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó

Tùy theo từng tổ chức, mà phương pháp đánh giá hệ số tín nhiệm có khác nhau, tuy vậy về cơ bản chỳng khỏ giống nhau Theo đó, công ty đối tượng sẽ được đánh giá từ quốc gia, môi trường, đến ngành kinh doanh mà nó đang hoạt động Sau đó, các thông số có tính cách định tính chẳng hạn chất lượng, kỹ năng của ban quản lý, chiến lược marketing, chính sách quản lý…cũng sẽ được xem xét Kế đó, và cũng rất quan trọng là tất cả các chỉ số chính phản ánh tình hình tài chính sẽ được đưa ra phân tích, đánh giá. Tổng hợp lại những yếu tố trên, tổ chức đánh giá tín nhiệm sẽ xếp hạng các công ty theo các mức khác nhau đã định sẵn và các hạng mức được ký hiệu theo một trật tự bằng các chữ cỏi/chữ số; ví dụ như bảng sau:

Bảng 1.1: Các hạng mức của xếp hạng tín dụng

Theo S&P Theo Moody’s Diễn giải

AAA Aaa Chất luợng cao nhất, ổn định, độ rủi ro thấp nhất

AA Aa Chất lượng cao, rủi ro thấp, Độ rủi ro chỉ cao hơn hạng AAA một bậc

A A Chất lượng khá, tuy vậy có thể bị ảnh huỡng bởi tình hình kinh tế

Chất lượng trung bình, an toàn trong thời gian hiện tại, tuy vậy có ẩn chứa một số yếu tố rủi ro

Chất lượng trung bình thấp, có thế gặp khó khăn trong việc trả nợ, bị ảnh hưởng đối với sự thay đổi của tình hình kinh tế

B B Chất lượng thấp, rủi ro cao, có nguy cơ không thanh toán đúng hạn

CCC Caa Rủi ro cao, chỉ có khả năng trả nợ nếu tình hình kinh tế khả quan

CC Ca Rủi ro rất cao, rất gần phá sản,

C C Rủi ro rất cao, khó có khả năng thực hiện thanh toán các nghĩa vụ nợ

D Xếp hạng thấp nhất, đã phá sản hay hầu như sẽ phá sản

NR NR Không đánh giá

 Đối tượng xếp hạng tín dụng

 Xếp hạng người đi vay:

Xếp hạng người đi vay chủ yếu dự báo nguy cơ vỡ nợ theo ba cấp độ cơ bản là nguy hiểm, cảnh báo và an toàn dựa trên xác suất không trả được nợ PD (probability of default) Cơ sở của xác suất này là các khoản nợ quá khứ của khách hàng, gồm cả các khoản nợ đã thu hồi được và cả những khoản không thu hồi được Dữ liệu được phân theo cỏc nhúm: Nhúm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như đánh giá của các tổ chức xếp hạng; nhóm dữ liệu định tính, phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, hoạt động, ngành kinh tế… và cũn cú nhúm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ như hạn mức thấu chi, số dư tiền gửi Cỏc nhúm dữ liệu này được đưa vào mô hình sẵn để xử lý, từ đó tính được xác suất không trả được nợ của khách hàng, có thể là mô hình tuyến tính, mô hình probit…và thường được xây dựng dựa trên các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp

Có thể chia ra người đi vay theo các đối tượng sau:

+ Xếp hạng khách hàng doanh nghiệp

+ Xếp hạng khách hàng thể nhân

+ Xếp hạng tổ chức tín dụng

+ Xếp hạng các công ty chứng khoán, công ty phi tài chính

Việc phân loại tín dụng dựa trên một số tiêu thức nhất định tùy theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng Sau đây là một số cách phân loại:

* Căn cứ vào mục đích vay:

- Cho vay bất động sản.

- Cho vay công nghiệp và thương mại

* Căn cứ vào thời hạn cho vay:

- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay dưới 12 tháng nhằm bù đắp sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp

- Cho vay trung và dài hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm nhằm đầu tư mua sắm tài sản cố định, xây nhà xưởng, mở rộng sản xuất kinh doanh.

* Căn cứ vào độ tín nhiệm đối với ngân hàng:

- Cho vay có tài sản đảm bảo

- Cho vay không có bảo đảm

* Căn cứ vào xuất xứ tín dụng:

* Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:

- Cho vay có thời hạn

- Cho vay không có thời hạn cụ thể

* Căn cứ vào hình thái giá trị tín dụng:

- Cho vay bằng tài sản

1.1.2 Sự cần thiết phải xếp hạng tín dụng

 Vai trò của XHTD đối với thị trường

Xếp hạng tín dụng giúp thị trường tài chính minh bạch hơn, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và tăng cường khả năng giám sát thị trường của chính phủ

Thông qua biện pháp hành chính (các quy định), các nhà phát hành yếu kém sẽ bị ngăn không cho tham gia thị trường dựa vào những xếp hạng tín nhiệm đã được xác định

Qua xếp hạng tín dụng, nhà nước sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi những rủi ro của thị trường, đồng thời nâng cao tính công khai, lành mạnh, vững chắc của thị trường vỡ cỏc thông số đã được công khai để các thành phần tham gia thị trường hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn mục tiêu của mình.

 Vai trò của XHTD đối với doanh nghiệp

Xếp hạng tín dụng giỳp cỏc công ty mở rộng thị trường vốn trong và ngoài nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng Kết quả xếp hạng hệ số tín dụng có ảnh huởng rất lớn đến sự thành công của việc phát hành trái phiếu, nhất là khi phát hành trái phiếu ra nuớc ngoài

Vai trò của XHTD đối với Ngân hàng

Xếp hạng tín dụng là cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế và giới hạn rủi ro ở mức mục tiêu, đồng thời cũng hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tiến tới mục đích tối đa hóa lợi nhuận và bảo vệ sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

 Vai trò của XHTD đối với nhà đầu tư

Là công cụ giúp nhà đầu tư đánh giá rủi ro tín dụng, giảm thiểu chi phí thu thập, phân tích, giám sát khả năng trả nợ của các tổ chức phát hành trái phiếu, công cụ nợ.

Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.1 Khái quát chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.1.1.Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

Tên đầy đủ : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam

Website: www.bidv.com.vn

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam viết tắt là BIDV (Bank for Investment and Development of Vietnam) được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ Trong quá trình hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước:

 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957

 Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981

 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990

- 1/1/1995 là cột mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản, đó là Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một NHTM , phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển đất nước

- Ngày 28/12/2011, BIDV thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng.

- Ngày 02/05/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam.

2.1.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh

Tính đến 31/12/2011, tổng tài sản của BIDV đã đạt gần 421.000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2010.

Trong năm 2011, huy động vốn cuối kỳ của ngân hàng này đạt 286.000 tỷ đồng, tăng 20.000 tỷ đồng so với năm 2010; dư nợ tín dụng tăng trưởng dưới 20%, đạt trên 274.000 tỷ đồng.

Năm 2011, BIDV đó cú sự dịch chuyển rõ nét trong cơ cấu huy động và tín dụng.

Cụ thể, huy động vốn từ dân của của BIDV năm 2011 đã tăng tới 28% so với năm 2010, gấp 1,8 lần so với năm 2009, đưa tỷ trọng huy động vốn dân cư trên tổng vốn huy động từ 37% năm 2010 lên tới 49% Tín dụng bán lẻ cũng đạt mức tăng trưởng cao, tăng tới 28% so với năm 2010 với dư nợ hơn 38.000 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế năm 2011 của BIDV đạt 4.243 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, TỔNG GIÁM ĐỐC, CÁC HỘI ĐỒNG, CÁC PHÒNG BAN

KHỐI CÔNG TY KHỐI ĐƠN VỊ KHỐI ĐẦU TƯ

Trụ sở chính tại Hà Nội

Chi nhánh tại TP.HCM

Trụ sở chính tại Hà Nội

Chi nhánh tại TP.HCM

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) Trụ sở chính tại Hà Nội Văn phòng đại diện tại TP.HCM

BÀN THU ĐỔI NGOẠI TỆ

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO (BTC)

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (BITC)

BÀN THU ĐỔI NGOẠI TỆ

NGÂN HÀNG VID – PUBLIC (VID – PUBLIC BANK) Hội sở chính

Sở giao dịch tại Hà Nội Chi nhánh tại TP.HCM Chi nhánh tại Đà Nẵng Chi nhánh tại Hải Phòng Chi nhánh tại Bình Dương

CTY CỔ PHẦN CHUYỂN MẠCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA Trụ sở tại Hà Nội CTY CỔ PHẦN ĐẦU

TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TP.HCM Trụ sở tại TP.HCM CTY CỔ PHẦN THIẾT

BỊ BƯU ĐIỆN Trụ sở tại Hà Nội CTY CỔ PHẦN VĨNH SƠN – SÔNG HINH Trụ sở tại Bình Định

NGÂN HÀNG TM CP NHÀ HÀ NỘI Trụ sở tại Hà Nội NGÂN HÀNG TM CP PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HCM Trụ sở tại TP.HCM NGÂN HÀNG TM CP NÔNG THÔN ĐẠI Á Trụ sở tại Đồng Nai QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRUNG ƯƠNG Trụ sở tại Hà Nội

NGÂN HÀNG LÀO - VIỆT NAM Trụ sở chính tại Viêng Chăn

Chi nhánh tại Hà Nội Chi nhánh tại Chăm Pa Sắc Chi nhánh tại TP.HCM

LIÊN DOANH BẢO HIỂM VIỆT – ÚC (QBE) Trụ sở chính tại Hà Nội Chi nhánh tại TP.HCM

CTY LIÊN DOANH THÁP NHĐT&PTVN Trụ sở chính tại Hà Nội trên tổng tài sản (ROA) đạt trên 0,9%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt trên 14,9%; hệ số an toàn vốn (CAR) đạt trên 10%; tỷ lệ nợ xấu là 2,57%.

Trong các hoạt động cụ thể, năm 2011, BIDV đã giảm tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất xuống mức thấp, dưới 10%; trong năm đã 5 lần giảm lãi suất cho vay đối với các đối tượng ưu tiên (xuất khẩu, nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa) từ mức trên 20%/năm xuống thấp nhất là 14,5%/năm Chi phí hoạt động trong năm này cũng đã tiết kiệm được 15% so với kế hoạch.

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh năm 2010 theo 2 chuẩn mực VAS & IFRS

Nguồn: Báo cáo thường niờn 2010, BIDV

2.1.2 Thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Lường trước những khó khăn chung của môi trường kinh tế vĩ mô, hoạt động tín dụng của BIDV năm 2010 được xác định theo hường giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, kiểm soát rủi ro Mặc dù vậy, tín dụng doanh nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo khi chiếm 65,10% tổng dư nợ toàn hệ thống Đặc biệt, cơ cấu dư nợ tại Ngân hàng được cân đối lại đúng trọng tâm hướng tới khách hàng doanh nghiệp SME Khối doanh nghiệp SME năm

2010 đạt mức tăng trưởng dư nợ 27%, chiếm 91,1% dư nợ của mảng khách hàng doanh nghiệp Tỷ trọng này trong năm 2009 là 79,9%.

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay năm 2009-2010 (ĐVT : Triệu đồng, %)

Nợ có khả năng mất vốn 171.971 0,32 142.795 0,34

Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2010

Bảng 2.3: Phân tích dư nợ theo thời hạn cho vay (ĐVT : Triệu đồng, %)

Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2010

Bảng 2.4: Phân tích dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh ĐVT : Triệu đồng, %

Nông nghiệp và lâm nghiệp 19.706.317 37,23 6.348.894 15,08 Thương mại, sản xuất và chế biến 8.726.192 16,49 16.169.326 38,41

Khobãi, vận tải và thông tin liên lạc 443.669 0,84 1.499.600 3,56

Cá nhân và các ngành nghề khác 19.606.552 37,04 15.322.249 36,41

Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2010

Bảng 2.5: Phân tích cho vay theo đối tượng khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp ĐVT : Triệu đồng, %

Doanh nghiệp nhà nước 769.117 1,45 2.300.537 5,47 Công ty trách nhiệm hữu hạn 15.823.427 29,90 13.252.401 31,48

Công ty cổ phần 12.921.669 24,41 13.218.608 31,39 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.903.300 5,50 473.033 1,12

Cá nhân và các doanh nghiệp khác 18.974.100 35,85 11.415.247 27,12

Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2010

2.2 Thực trạng hệ thống XHTD khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.2.1 Mục tiêu của việc hoàn thiện hệ thống tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đối với Tổ chức Kinh tế.

Mục tiêu đặt ra đối với hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV như sau:

Thứ nhất, Xếp hạng tín dụng tổ chức kinh tế là cơ sở để quản trị rủi ro.

Một trong những công cụ quản lý rủi ro tín dụng mà các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn quản lý tốt nhất theo khuyến nghị của Basel II đều hướng tới đó là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (IRS – Internal Rating System) Với Basel II, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trở thành một trong những công cụ xác định và quản trị rủi ro tín dụng quan trọng được khuyến nghị nên sử dụng trong việc phân loại, đánh giá khách hàng vay. Điều này, đặt ra yêu cầu đối với BIDV là phải đo lường được rủi ro và đưa ra các biện pháp để kiểm soát thông qua việc tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng Và công tác XHTD có vai trò quan trọng trong việc phân tích, đánh giá khách hàng cả trước, trong và sau khi cấp tín dụng.

- Đánh giá và xếp hạng tín dụng TCKT trước khi cấp tín dụng.

- Tỏi xét đánh giá và XHTD TCKT theo định kỳ.

- Xếp hạng tín dụng TCKT khi không hoàn trả nợ đúng hạn.

Thứ hai, XHTD cung cấp chuỗi thông tin có hệ thống giúp BIDV rút ngắn thời gian xử lý, đưa ra các quyết định kịp thời, chính xác, hiệu quả.

Trong giai đoạn hiện nay, sự canh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, yêu cầu các quyết định tín dụng phải vừa nhanh, vừa rủi ro thấp đem lại hiệu quả tối ưu Nếu không, ngân hàng sẽ dễ mất đi cơ hội tăng thu nhập và mở rộng quy mô tín dụng do khách hàng sẽ tìm đến nguồn tài trợ từ các ngân hàng khác Muốn có quyết định nhanh, chính xác ngân hàng cần phải có một hệ thống đánh giá đáng tin cậy để từ đó thông qua các thông tin về quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để nhận biết thực trạng của doanh nghiệp

Thứ ba, Xếp hạng tín dụng tổ chức kinh tế là cơ sở để BIDV xây dựng chính sách tín dụng và chính sách khách hàng thống nhất trên toàn hệ thống.

Trên cơ sở xếp hạng tín dụng, BIDV sẽ phân loại và tương ứng với mỗi loại khách hàng, ngân hàng sẽ xây dựng các chính sách về lãi suất, thời hạn vay, lãi suất, tài sản đảm bảo… Đối với doanh nghiệp có độ tín nhiệm cao, XHTD tốt, ngân hàng sẽ áp dụng chính sách ưu đãi: cho vay với lãi suất thấp, có thể tăng hạn mức tín dụng để phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp, điều kiện cho vay được nói lỏng… Ngược lại, đối với doanh nghiệp có độ tín nhiệm thấp, XHTD thấp, tức đồng nghĩa với khoản vay tiềm ẩn nhiểu rủi ro, ngân hàng sẽ áp dụng chinh sách vay và biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn nhằm hạn chế khả năng RRTD xảy ra

Thứ tư, Xếp hạng tín dụng giúp BIDV xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo phương pháp định tính.

Vào từng thời kỳ, sau khi có kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ, BIDV sẽ căn cứ vào thứ hạng của các khách hàng để tiến hành phân loại nợ và tớnh trớch dự phòng rủi ro Đây là việc phân loại nợ theo phương pháp định tính, khác với việc phân loại nợ chỉ dựa trên tuổi của khoản vay Với việc phân tích đầy đủ các thông tin về quá khứ và hiện tại của khách hàng một cách có hệ thống, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng sẽ được thực hiện một cách chính xác.

2.2.2 Mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam đối với khách hàng doanh nghiệp.

Mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng của BIDV đối với TCKT được thực hiện qua các bước sau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình khái quát chấm điểm đối với các tổ chức kinh tế

Quy mô Loại hình doanh nghiệp

Chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu phi tài chính

Tổng hợp điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

AAA AA A BBB BB B CCC CC C D

Nguồn: Tài liệu tập huấn XHTD nội bộ, BIDV

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng là các tổ chức kinh tế được thực hiện qua 6 bước:

Bước 1: Xác định ngành kinh tế

Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng Hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại từ 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hàng năm của khách hàng.

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Các hạng mức của xếp hạng tín dụng Theo S&P Theo Moody’s Diễn giải - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam
Bảng 1.1 Các hạng mức của xếp hạng tín dụng Theo S&P Theo Moody’s Diễn giải (Trang 10)
Bảng 1.2: Xếp hạng doanh nghiệp theo lĩnh vực/ngành - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam
Bảng 1.2 Xếp hạng doanh nghiệp theo lĩnh vực/ngành (Trang 15)
Bảng 1.3 : Tiêu chí phân loại qui mô doanh nghiệp - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam
Bảng 1.3 Tiêu chí phân loại qui mô doanh nghiệp (Trang 17)
Bảng 1.4: Tỷ trọng của các chỉ tiêu tài chính - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam
Bảng 1.4 Tỷ trọng của các chỉ tiêu tài chính (Trang 21)
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh năm 2010 theo 2 chuẩn mực VAS & IFRS - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh năm 2010 theo 2 chuẩn mực VAS & IFRS (Trang 28)
Bảng 2.3: Phân tích dư nợ theo thời hạn cho vay (ĐVT : Triệu đồng, %) - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam
Bảng 2.3 Phân tích dư nợ theo thời hạn cho vay (ĐVT : Triệu đồng, %) (Trang 29)
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay năm 2009-2010 (ĐVT : Triệu đồng, %) - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam
Bảng 2.2 Dư nợ cho vay năm 2009-2010 (ĐVT : Triệu đồng, %) (Trang 29)
Bảng 2.5: Phân tích cho vay theo đối tượng khách hàng và theo loại hình doanh  nghiệp - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam
Bảng 2.5 Phân tích cho vay theo đối tượng khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp (Trang 29)
Sơ đồ 2.1: Mô hình khái quát chấm điểm đối với các tổ chức kinh tế - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam
Sơ đồ 2.1 Mô hình khái quát chấm điểm đối với các tổ chức kinh tế (Trang 32)
Bảng 2.6: Trọng số của nhúm cỏc chỉ tiêu phi tài chính - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam
Bảng 2.6 Trọng số của nhúm cỏc chỉ tiêu phi tài chính (Trang 33)
Bảng 2.7: Thang điểm xếp hạng khách hàng - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam
Bảng 2.7 Thang điểm xếp hạng khách hàng (Trang 34)
Bảng 2.8: Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ các năm 2008-2010 - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam
Bảng 2.8 Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ các năm 2008-2010 (Trang 35)
Bảng 2.9: Phân nhóm nợ của BIDV các năm 2008-2010 - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam
Bảng 2.9 Phân nhóm nợ của BIDV các năm 2008-2010 (Trang 35)
Bảng 2.9: Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ 1 khách hàng cụ thể: - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư phát triển việt nam
Bảng 2.9 Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ 1 khách hàng cụ thể: (Trang 36)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w