HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
Khái niệm, bản chất và vai trò của hiệu quả sản xuất kinh
1.1.1 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh Đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế, với các cơ chế quản lý khác nhau thỡ cú cỏc nhiệm vụ mục tiêu hoạt động khác nhau Ngay trong mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng cú cỏc mục tiêu khác nhau Nhưng có thể nói rằng trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay và đặc biệt trong giai đoạn mối gia nhập WTO, mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn ) đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận Để đạt được mục tiêu này mọi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp thích ứng với các biến động của thị trường, phải thực hiện việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh, phải kế hoạch hoỏ cỏc hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời phải tổ chức thực hiện chúng một cách có hiệu quả.
Trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động quản trị trờn, cỏc doanh nghiệp phải luôn kiểm tra ,đánh giá tính hiệu quả của chúng.Muốn kiểm tra đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp cũng như từng lĩnh vực, từng bộ phận bên trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp không thể không thực hiện việc tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh đó Vậy thì hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất kinh doanh) là gì ? Để hiểu được phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh thì trước tiên chúng ta tìm hiểu xem hiệu quả kinh tế nói chung là gì Từ trước đến nay có rất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế :
- Theo P Samerelson và W Nordhaus thì : "hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hoá khác Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó" (1) Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và không thể có mức hiệu quả nào cao hơn nữa.
- Có một số tác giả lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí Các quan điểm này mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của toàn bộ phần tham gia vào quy trình kinh tế.
- Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ụng : "Tớnh hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh" (2) Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các quá trình kinh tế.
- Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh
( 1) P Samueleson và W Nordhaus : Giáo trình kinh tế học, trích từ bản dịch Tiếng Việt (1991) tế Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị Theo hai ụng thỡ hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.
"Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg ) và lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị , nguyên vật liệu ) được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật" (3) , "Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chỉ ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị" (4) và "Để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỷ lệ giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền" (5) Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai ụng chớnh là năng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả của hoạt động quản trị chi phí.
- Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm chú ý và sử dụng phổ biến đó là : hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng (hoặc một quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định Đây là khái niệm tương đối đầy đủ phản ánh được tính hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất kinh doanh) của các doanh nghiệp như sau : hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra Từ khái niệm kháI quát này , có thể hình thành công thức biểu diễn kháI quát phạm trú hiệu quả kinh tế như sau :
( 2)(3) (4) (5) Trích dẫn theo giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp trang 407, 408
Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng ( quá trình kinh tế ) nào đó ; K là kết quả thu được từ hiện tượng ( quá trình ) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó Và như thế cũng có thể kháI niệm ngắn gọn : Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và được xác định bởi tỷ số giũa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra đề đạt được kết quả kinh doanh đó
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình đọ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện " động " của hoạt động kinh doanh Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh doanh trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh doanh, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh doanh trình bày ở trên , chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động , máy móc , thiết bị , nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đó xỏ định
1.1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đã cho thấy bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp Tuy nhiên để hiểu rõ và ứng dụng được phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh vào việc thành lập các chỉ tiêu, các công thức cụ thể nhằm đánh giỏ tớnh hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta cần :
Thứ nhất: Phải hiểu rằng phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp Mối quan hệ so sánh ở đây có thể là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương đối.
Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả sản xuất kinh doanh là :
H = K - C H : Là hiệu quả sản xuất kinh doanh
K : Là kết quả đạt được
C : Là chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào Còn về so sánh tương đối thì :
Do đó để tính được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta phải tính kết quả đạt được và chi phí bỏ ra Nếu xét mối quan hệ giữa kết quả và hiệu quả thì kết quả nó là cơ sở và tính hiệu quả sản xuất kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể là những đại lượng có khả năng cân, đo, đong, đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phần Như vậy kết quả sản xuất kinh doanh thường là mục tiêu của doanh nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đú Nú phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực đầu vào để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp Các đại lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra cũng như trình độ lợi dụng các nguồn lực nó chịu tác động trực tiếp của rất nhiều các nhân tố khác nhau với các mức độ khác nhau, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp công nghiệp ta có thể chia nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như sau :
1.2.1 Các nhân tố khách quan
1.2.1.1 Nhân tố môi trường quốc tế và khu vực
Các xu hướng chính trị trên thế giới, các chính sách bảo hộ và mở cửa của các nước trên thế giới, tình hình chiến tranh, sự mất ổn định chính trị, tình hình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như việc lựa chọn và sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Do vậy mà nó tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Môi trường kinh tế ổn định cũng như chính trị trong khu vực ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp trong khu vực tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Ví dụ như tình hình mất ổn định của các nước Đông Nam á trong mấy năm vừa qua đã làm cho hiệu quả sản xuất của nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới nói chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu vực nói riêng bị giảm rất nhiều Xu hướng tự do hoá mậu dịch của các nước ASEAN và của thế giới đã ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nước trong khu vực.
1.2.1.2 Nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân
* Môi trường chính trị, luật pháp
Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước Các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh cái gài, sản xuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựa vào các quy định của pháp luật Các doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xã hội và với người lao động như thế nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp ) Có thể nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
* Môi trường văn hoá xã hội
Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực Nếu không có tình trạng thất nghiệp, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ cao do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại nếu tình trạng thất nghiệp là cao thì chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ giảm làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng tình trạng thất nghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định, do vậy lại làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trình độ văn hoá ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chất lượng chuyên môn và khả năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ lao động, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội nó ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm của các doanh nghiệp Nờn nú ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người là các yếu tố tác động trực tiếp tới cung cầu của từng doanh nghiệp Nếu tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược lại.
* Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng
Các điều kiện tự nhiên như : các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý,thơi tiết khí hậu, ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu,năng lượng, ảnh hưởng tới mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới cung cầu sản phẩm do tính chất mùa vụ do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong vùng. Tình trạng môi trường, các vấn đề về xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc xã hội về môi trường, đều có tác động nhất định đến chi phí kinh doanh, năng suất và chất lượng sản phẩm Một môi trường trong sạch thoáng mát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán của các doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ
Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụng của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cũng như trong nước ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm tức là ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2 Nhân tố môi trường ngành
1.2.2.1 Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành
Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của mỗi doanh nghiệp.
1.2.2.2 Khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề sản xuất kinh doanh có mức doanh lợi cao thì đều bị rất nhiều các doanh nghiệp khỏc nhúm ngú và sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực đó nếu như không có sự cản trở từ phía chính phủ Vì vậy buộc các doanh nghiệp trong các ngành có mức doanh lợi cao đều phải tạo ra các hàng rào cản trở sự ra nhập mới bằng cách khai thác triệt để các lợi thế riêng có của doanh nghiệp, bằng cách định giá phù hợp (mức ngăn chặn sự gia nhập, mức giá này có thể làm giảm mức doanh lợi) và tăng cường mở rộng chiếm lĩnh thị trường Do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp đều có sản phẩm thay thế, số lượng chất lượng, giá cả, mẫu mã bao bì của sản phẩm thay thế, các chính sách tiêu thụ của các sản phẩm thay thế ảnh hưởng rất lớn tới lượng cung cầu, chất lượng, giá cả và tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Do đó ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nguồn lực đầu vào của một doanh nghiệp được cung cấp chủ yếu bởi các doanh nghiệp khỏc, cỏc đơn vị kinh doanh và các cá nhân Việc đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố đó, phụ thuộc vào tính chất của người cung ứng và các hành vi của họ Nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là không có sự thay thế và do các nhà độc quyền cung cấp thì việc đảm bảo yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào sẽ cao hơn bình thường nên sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Còn nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là sẵn có và có thể chuyển đổi thì việc đảm bảo về số lượng, chất lượng cũng như hạ chi phí về các yếu tố đầu vào là dễ dàng và không bị phụ thuộc vào người cung ứng thì sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh
Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mà không có người mua hoặc là không được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất được Mật độ dân cư, mức độ thu nhập, tâm lý và sở thích tiờu dựng… của khách hàng ảnh hưởng lớn tới sản lượng và giá cả sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của doanh nghiệp.
1.2.3 Các nhân tố chủ quan ( nhân tố bên trong doanh nghiệp)
1.2.3.1 Bộ máy quản trị doanh nghiệp
* Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp
Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu nhiên j vụ đề ra sẽ tạo lập năng lực và chất lượng hoạt động mới , thúc đẩy kinh doanh phát triển, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Mỗi bộ phận của của hệ thông tổ chức là một lực lượng trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp Nếu bộ máy quản trị và kinh doanh nghiệp cồng kềnh kém hiệu lực , bảo thủ trì trệ , không đáp ứng những đòi hỏi mới trên thị trường làm cản trở hoặc bỏ mất thời cơ kinh doanh sẽ gây những hậu quả trên nhiều mặt : Tâm lý , tinh thần , chính trị và đặc biệt là suy giảm về kinh tế
Việc tổ chức hoạt động cần phảI tuân thủ theo các nội dung chủ yếu sau :
- Lựa chọn mô hình tổ chức quản trị và phân bố mô hình mạng lưới kinh doanh tối ưu đối với doanh nghiệp
Hệ thống chỉ tiêu và đánh giá cao hiệu quả kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp
1.3.1 Mức chuẩn và hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh Đã từ lâu , khi bàn tới hiệu quả kinh doanh , nhiều nhà khoa học kinh tế đã đề cập đến mức chuẩn hiệu quả ( hay còn gọi là tiêu chuẩn hiệu quả ) Từ công thức định nghĩa về hiệu quả kinh doanh chúng ta thấy khi thiết lập mối quan hệ tỉ lệ giữa " đầu ra " và " đầu vào " sẽ có thể cho một dãy các giá trị khác nhau Vấn đè được đặt ra là trong các giá trị đạt được thì giá trị nào phản ánh tính có hiệu quả ( nằm trong miền có hiệu quả ), các giá trị nào sẽ phản ánh tính hiệu quả cao cũng như những giá trị nào nằm trong miền không đạt hiệu quả (phi hiệu quả ) Chúng ta có thể hiểu mức chuẩn hiệu quả là giới hạn , là thước đo , là căn cứ , là một cái "mốc" xác định ranh giới cá hiệu quả hay không có hiệu quả về một chỉ tiêu hiệu quả đang xem xét
Xột trên phương diện lý thuyết , mặc dù các tác giả đều thừa nhận về bản chất kháI niệm hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất , song công thức kháI niệm hiệu quả kinh doanh cũng chưa phảI là công thức mà các nhà kinh tế thống nhất thừa nhận Vì vậy, cũng không có tiêu chuẩn chung cho mọi công thức hiệu kinh doanh, mà tiêu chuẩn hiệu quả kinh doanh còn phụ thuộc vào mỗi công thức xác định hiệu quả cụ thể ở các doanh nghiệp, tiêu chuẩn hiệu quả phụ thuộc vào từng chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cụ thể Chẳng hạn, với các chỉ tiêu hiệu quả liên quan đến các quyết định lựa chọn kinh tế sử dụng phương pháp cận biên người ta hay so sánh các chỉ tiêu như doanh thu biên và chi phí biên với nhau và tiêu chuẩn hiệu quả là doanh thu với chi phí biên (tổng hợp cũng như cho rừng yếu tố sản xuất) Trong phân tích kinh tế với việc sử dụng các chỉ tiêu tính toán trung bình cá khi lấy mức trung bình của ngành hoặc của kỳ trước làm mức hiệu quả so sánh và kết luận tính hiệu quả của doanh nghiệp
1.3.2 Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp
Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp cho phép ta đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp Nó là mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp đặt ra
Lợi nhuận vừa là chỉ tiêu phản ánh kết quả đồng thời vừa là chỉ tiêu phản ánh tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Đối với các chủ doanh nghiệp thì hay quan tâm cái gì người ta thu được sau quá trình sản xuất kinh doanh và thu được bao nhiêu, do đó mà chỉ tiêu lợi nhuận được các chủ doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và đặt nó vào mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp Còn đối với các nhà quản trị thì lợi nhuận vừa là mục tiêu cần đạt được vừa cơ sở để tớnh cỏc chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp
P : Lợi nhuận thu được (trước thuế lợi tức ) từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
TR : Doanh thu bán hàng
TC : Chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó
1.3.2.2 Các chỉ tiêu về doanh lợi
Các chỉ tiêu về doanh lợi nó cho ta biết hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp, nó là các chỉ tiêu được các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các nhà tín dụng đặc biệt quan tâm chú ý tới, nó là mục tiêu theo đuổi của các nhà quản trị
* Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh
D VKD : Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh
P : Lợi nhuận trước hay sau thuế lợi tức ( nếu là trước thuế lợi tức có thể tớnh thờm lói trả vốn vay) thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc từ tất cả các hoạt động của doanh nghiệp
V KD : Vốn kinh doanh của doanh nghiệp (vốn chủ sở hữu cộng vốn vay) Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn kinh doanh, doanh nghiệp tạo ra được mấy đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế lợi tức D VKD càng cao càng tốt.
* Doanh lợi vốn chủ sở hữu (vốn tự có)
D VCSH : Doanh lợi vốn chủ sở hữu
P R : Lợi nhuận (trước hoặc sau thuế)
C CSH : Vốn chủ sở hữu ( vốn tự có của doanh nghiệp)
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp tạo ra được mấy đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế.
* Doanh lợi doanh thu bán hàng
D TR : Doanh lợi doanh thu bán hàng
P sản xuất : Lợi nhuận trước hoặc sau thuế lợi tác thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
TR : Tổng doanh thu bán hàng
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế lợi tức
H : Hiệu quả kinh tế của sản xuất
Q : Sản lượng sản xuất tính theo giá trị
C : Chi phí tài chính (chi phí xác định trong kế toán tài chính)
C TT : Chi phí kinh doanh thực tế
C PĐ : Chi phí kinh doanh phải đạt
(chi phí kinh doanh là chi phí được xác định trong quản trị chi phí kinh doanh, nó khác với chi phí tài chính)
Hai chỉ tiêu này còn được dùng để đánh giá tính hiệu quả ở từng bộ phận trong doanh nghiệp
1.3.3 Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận
1.3.3.1 Mối quan hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp và hiệu quả kinh tế bộ phận
Bên cạnh các chỉ tiêu hiệu quả tổng quát phản ánh kháI quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, phản ánh trình đọ sử dụng tất xả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tư liệu sản xuất, nguyờn, nhiờn, vật liệu, lao động,
… và tất nhiên bao hàm cả tác động của yếu tố quản trị đến việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố trờn ) thỡ người ta cũn tớnh cỏc chỉ tiêu bộ phận để phân tích hiệu quả kinh tế của từng mặt hoạt đông, từng yếu tố sản xuất cụ thể.
Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận đảm nhiệm hai chức năng cơ bản sau :
- Phân tích có tính chất sổ sung cho chỉ tiêu tổng hợp để trong một số trường hợp kiểm tra và khẳng định rõ hơn kết luận được rút ra từ các chỉ tiêu tổng hợp
- Phân tích hiệu quả từng mặt hoạt động, hiệu quả sử dụng từng yếu tố sản xuất nhằm tìm biện pháp làm tối đa chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp. Đây là chức năng chủ yếu của hệ thống chỉ tiêu này.
Mối quan hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp và chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phân không phải là mối quan hệ cùng chiều, trong lúc chỉ tiêu tổng hợp tăng lên thì có thể cá những chỉ tiêu bộ phận tăng lên và cũng có thể có chỉ tiêu bộ phận không đổi hoặc giảm Vì vậy, cần chú ý là:
+ Chỉ có chỉ tiêu tổng hợp đánh giá được hiệu quả toàn diện và đại diện cho hiệu quả kinh doanh, càn các chỉ tiêu bộ phận không đảm nhiệm được chức năng đó.
+ Các chỉ tiêu bộ phận phản ánh hiệu quả kinh doanh của từng mặt hoạt động ( bọ phận) nên thường được sử dụng trong thống kê, phân tích cụ thể chính xác mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, từng mặt hoạt động, từng bộ phân công tác đến hiệu quả kinh doanh tổng hợp.
Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận cho phép ta đánh giá được hiệu quả của từng mặt, từng yếu tố đầu vào của doanh nghiệp
1.3.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn
Sử dụng vốn có hiệu quả là một yêu cầu tất yếu của doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện theo các chỉ tiêu sau :
* Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh và số ngày của một vòng quay
- Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh (n) n : càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao
- Số ngày một vòng quay (s)
Chỉ tiêu này cho biết số ngày công cần thiết để doanh nghiệp có thể thu hồi được toàn bộ vốn kinh doanh S càng nhỏ thì càng tốt
* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (tài sản lưu động)
- Doanh lợi vốn lưu động
D VLD : Doanh lợi vốn lưu động
V LD : Vốn lưu động bình quân của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn lưu động doanh nghiệp tạo ra mấy đồng lợi nhuận
- Số vòng quay vốn lưu động (n LD )
- Số ngày một vòng quay vốn lưu động (S lđ )
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (H LD )
H LD : cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng vốn lưu động
H LD càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và số tiền tiết kiệm càng nhiều.
* Hiệu quả sử dụng vốn cố định (tài sản cố định)
Hiệu quả sử dụng vốn cố định cho ta biết khả năng khai thác và sử dụng các loại tài sản cố định của doanh nghiệp
- Sức sinh lợi của tài sản cố định
D VCD : Doanh lợi vốn cố định
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
2.1.1 Khái quát chung về công ty
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH PHÚ
- Tên giao dịch: SINH PHU TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: SIDETECH.,JSC
- Địa chỉ trụ sở chính: số 6/18, ngõ 165 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quọžn Cõ̀u Giṍy, thành phố Hà Nội.
- Website: http://www.sinhphu.com.vn; www.sinhphu.vn
- Tại ngân hàng: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV), chi nhánh Hà Nội
Công ty cổ phần Phát triển Công nghệ Sinh Phú được thành lập năm
2001, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực sản xuất các loại thép, lưới thép có chất lượng cao
Năm 2005, sau 5 năm thành lập Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Sinh Phú đã chế tạo thành công vỉ thép chất lượng cao với công nghệ từ Nhật Bản Đây là một thành quả đáng mừng đối với công ty nói riêng và toàn ngành sản xuất thép nói chung.
Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Sinh Phú đã không ngừng phát triển và là một công ty có uy tín trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài
Với phương châm: " Chuyờn sâu tạo nên sự khác biệt" Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Sinh Phú đã không ngừng nâng cao chất lượng cũng như uy tín của mỡnh trờn thị trường Với những sự nỗ lực không ngừng như thế Công ty đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể Hiện nay công ty là đối tác tin cậy của nhiều công ty chuyên cung cấp các loại sắt thép, các loại lưới thép, mạ kẽm.
Nhờ có chất lượng cao về sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng, Công ty cổ phần Phát triển công nghệ Sinh Phú đã trở thành đối tác tin cậy đối với các bạn hàng trong và ngoài nước.
Việc đa dạng hoá sản phầm nhằm phục vụ cho nhu cầu của thị trường luôn là vấn đề được công ty quan tâm và đây cũng là định hướng của công ty.
Hiện nay, Công ty đang cố gắng nâng cao giá trị tổng sản lượng và chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Phát triển công nghệ Sinh Phú
2.2.1 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường
2.2.1.1 Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm vỉ lưới thép được sản xuất tư dây thép phi 1.2 được tạo sóng, mạ bạc, định hình bằng vành tôn là dụng cụ tính cho chế biến thực phẩm rất phổ biến ở Nhật Bản Hình dạng của sản phẩm này có 2 loại : hình chữ nhật và hình tròn với kích cỡ khác nhau nhưng thông dụng nhất là 30 x 35cm (hoặc đường kính 30 – 35cm) Sản phẩm lưới thép B40 được sản xuất từ dây thép phi 2.5 – 3 được đan thành lưới với chiều cao 1.5m hoặc 2m ….
Sản phẩm vỉ lưới thép có công dụng như vỉ nướng chả ở Việt Nam. Nhưng ở Nhật Bản dụng cụ này chỉ sử dụng một lần ở các ngân hàng, khách sạn, trong sinh hoạt thường ngày ở các gia đình và đã trở thành tập quán lâu đời Chỉ do yếu tố đó mà hàng năm nhu cầu sử dụng sản phẩm này ở Nhật lớn với hàng trăm triệu sản phẩm với nhiều chủng loại khác nhau Mặt hàng này trước đây chủ yếu được cung cấp từ Trung Quốc Thời gian gần đây, do tình hình biến động về tài chính trong khu vực và với ý định khai thác nguồn nhân lực dồi dào ở Việt Nam, một số nhà cung cấp ở Nhật Bản đã thiết lập mối quan hệ với một số đối tác ở Việt Nam nhằm tổ chức sản xuất mặt hàng này tại Việt Nam cung cấp cho thị trường Nhật.
Mặt hàng lưới thép B40, thép mạ, thép cây, thép U,T,I,C… chủ yếu tiêu thụ trong nước nhằm phục vụ cho nhu cầu xây dựng đang ngày càng nâng cao của người dân cũng như các doanh nghiệp…
2.2.2 - Công nghệ sản xuất của Công ty
2.2.2.1 Nguyên vật liệu sản xuất
Nguyên liệu sản xuất của Công ty chủ yếu là các loại thộp trũn, kẽm, I,
2.2.2.2 Công nghệ sản xuất của Công ty
- Do Công ty sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau, vì vậy mỗi mặt hàng đều qua cỏc khõu sản xuất riêng, chuyên môn riêng Quy trình sản xuất khép kín a) Mỏy cỏn súng : mỏy chế tạo theo nguyên lý máy cán trục răng nhằm tạo bước sóng theo quy định Bộ phận chủ yếu và có nhu cầu độ chính xác cao là hai trục răng khía để tạo ra bước sóng , đường kính trục cán là 120mm ; khung giá được kết cấu bằng thép L để tạo độ đứng vững khi vận hành; trọng lượng 160kg; công suất động cơ 1kw. b) Khung dệt lưới: Kết cấu bằng thép L25 x 25, L30 x 30, hoạt động theo nguyên lý chuyển làn sợi dọc lên, xuống bằng thao tác thủ công, trọng lượng khung dệt 18kg/khung. c) Dao cắt lớn: Cắt tạo kiểu cho dao cầu, thao tác thủ công, trọng lượng cả bàn , giá và lưỡi giao là 15kg. d) Máy lốc vành: Cấu tạo theo nguyên lý tang cuốn, gồm một tang cuốn dạng đĩa có đường kính từ 230 đến 260mm, lắp trờn giỏ mỏy cỏ gắn máng định vị, thao tác bằng tay quay gắn trực tiếp với tang cuốn , trọng lượng mỏy 10kg/mỏy. c) Máy dập tròn: Là máy dột dập 12 đến 16 tán , có hành trình phù hợp với yêu cầu thao tác của loại sản phẩm này f) Mỏy vờ mộp: Gồm đĩa tròn có đường kớnh đỳng bằng đường kính sản phẩm, đặt trờn giỏ và chuyền động quay trên mặt phẳng ngang nhờ lực chuyển động bằng dây cua-roa với động cơ 0.5kw Đĩa có thể chuyển động theo phương thẳng đứng nhờ một cần đẩy phía dưới , trờn giỏ mỏy cú gắn trục ép chuyển động quay theo , có tác dụng ép chắc phần tôn viền quanh mép sản phẩm Trọng lượng máy 24kg. g) Dây truyền kộo dón thộp : Có tác dụng kộo dón thộp tư 6 - 8mm xuống 1.2- 3mm dây chuyền chạy khép kín từ khâu sản phẩm đầu vào đến sản phẩm đầu ra h) Máy lưới B40: có tác dụng đan thép thành lưới theo quận và chiều cao quy định i) Mỏy cỏn thép : có tác dụng kộo , cỏn từ phụi thộp ban đầu thành sản phẩm là thép cây tròn hoặc gai từ 10mm – 20mm.
- Phần lớn công nghệ được nhập khẩu từ nước ngoài về với dây truyền khép kín lên cho công suất nhiều, sản lượng lớn tiết kiệm được thời gian sản xuất.
2.2.2.3 Đặc điểm về tổ chức sản xuất của công ty
* Quy trình sản xuất lưới thép đan cần phải trải qua giai đoạn cỏn, kộo, dón phụi thộp xuống đường kính 1,2mm, rồi qua 5 công đoạn nối tiếp nhau
- Tạo bước sóng dây thép Đây là công đoạn chuẩn bị nguyên liệu có tính chất quyết định chất lượng sản phẩm và năng suất cho các bước tiếp theo Công đoạn này được Phát triển công nghệ Sinh Phỳ trờn nguyên lý cán dây thép bằng máy có trục răng khía, trục cán được tính toán chính xác sao cho khi cán thành sợi thộp súng cú bước sóng phù hợp với yêu cầu chất lượng sản phẩm đặt ra là: Trên đọ dài 254+0,5mm được đo ở vị trí bất kỳ tại bề mặt của sản phẩm có 23 mắt lưới sau khi đan.
Muốn đảm bảo được điều kiện trên, yêu cầu về thiết bị trục cán phảI đảm bảo bước răng phù hợp với yêu cầu đã đặt ra Trục cán phảI đạt được độ cứng nhất định, chịu mài mòn cao Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm khi đan.
- Dệt thép thành tấm lưới có kích thước mắt vuông 10 x 10mm
Công đoạn này được thực hiện trên máy dệt đứng Dây thép sau khi cán theo bước sóng nhất định được lắp toàn bộ đoạn dây vào máy dệt Số sợi dọc và chiều dài sợi phụ thuộc vào kích thước sản phẩm Sợi ngang được cắt sẵn theo chiều dài phù hợp với kích thước của 2 hoặc 3 sản phẩm ( tuỳ thuộc vào người thao tác ), mỗi công nhân thao tác một máy hoạt động theo nguyên lý chuyển làn sợi dọc (lên, xuống) bằng cần đạp chân Sau khi sợi ngang được luồn vào vị trí, kéo càn gạt vào phía sau để đưa sợi ngang vào vị trí theo bước súng đó tạo ra khi cán sợi Việc dồn sợi ngang vào vị trí được thực hiện qua tay kéo và tấm gạt nên tạo được độ phẳng và đồng đều Trong suốt quá trình thực hiện thao tác đan sợi, sản phẩm được dàn tịnh tiến về phía sau và nằm trên giá đỡ Định kỳ người công nhân tính kéo cắt ra từng ô sản phẩm để chuẩn bị cho công đoạn sau ( kéo cắt được thiết kế với giỏ mỏy để thuận tiện trong thao tác ).
- Dập sản phẩm thành tấm tròn
Công đoạn này được thực hiện trên máy đột dập, kích thước sản phẩm được xác định qua đường kính dao cắt tròn, sản phẩm sau khi cắt xong rơi xuống mặt phẳng nghiêng phía dưới và được lấy ra, đúng bú chuyển sang công đoạn sau.
- Viền mép sản phẩm Để thực hiện công đoạn này phải qua 3 bước chuẩn bị nguyên vật liệu : + Cắt tôn 0,2mm thành những dải bề ngang 13mm, chiều dài tùy thuộc vào chu vi của mỗi loại sản phẩm Tôn được cắt trên dao cầu có chiều dài lưỡi dao 1.000mm, ở bước này phải chú ý kích thước bề ngang sản phẩm, nếu có độ dang sai dương sẽ không thực hiện được ở công đoạn sau đó khuôn lốc được chế tạo rất chính xác Nếu độ dung sai âm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối cùng.
+ Lốc vành : Sau khi tụn đó được cắt thành các dải dài nhất định, được chuyển sang bước lốc vành, sản phẩm được thực hiện trờn mỏy lốc theo nguyên lý tăng cuộn, ép trong một rãnh định vị nhằm đạt được độ õm khớt vào mép sản phẩm và tạo nên những nếp nhăn tự nhiên cách đều ( bước này có quyết định đến việc tạo dáng cho sản phẩm ).
+Viền mép : Sản phẩm ở công đoạn 3 được đặt vào rãnh của dải tôn sau khi lốc và chuyển sang mỏy vờ mộp Mỏy vờ được hoạt động theo nguyên lý đĩa quay và trục ép chuyển động lăn theo, có tác dụng làm chắc chắn xung quanh mép sản phẩm. Đây là bước cuối cùng trong các thao tác tạo ra sản phẩm nên phải rất then trọng và chú ý đến độ đều đặn của các vị trớ giỏp giữa nan và mép viền.
- Kiểm tra, đóng gói sản phẩm:
Sau khi được hoàn chỉnh ở công đoạn 4, sản phẩm được kiểm tra về kích thước, hình dáng, lau vệ sinh bằng giẻ sạch rồi đóng trong bao PE và thùng cattong chờ xuất xưởng( Bao bì do khách hàng cung cấp).
2.2.3 Đặc điểm về tổ chức nhân sự
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong từng giai đoạn, công ty đã xây dựng bộ máy tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng Cơ cấu này tạo sự quản lý chặt chẽ bằng việc sử dụng bộ máy chức năng và bằng sự thực hành của các đơn vị cơ sở.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
* Chức năng nhiệm vụ cỏc phũng ban
- Hội đồng quản trị : Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của công ty Công ty sẽ được điều hành theo đường lối nguyên tắc mà hội đồng quản trị nêu ra hoạt động theo các quy định trong luật kinh doanh của Việt Nam
Thành viên hội đồng quản trị gồm 3 người.
+ Chủ tịch có quy chế hoạt động phù hợp với lợi ích của công ty và luật pháp nhf nước Việt Nam.
Phó Giám đốc phụ trách sản xuất - kỹ thuật
Phó Giám đốc phụ trách néi chÝnh
Phòng kế hoạch vật t Phòng kế toán tài chính
Phòng lao động tiền l ơng
Dịch vôChủ tịch HĐQT
Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty Phát triển công nghệ Sinh Phú
2.3.1 - Phân tích hoạt động Marketing của công ty Sinh Phú
- Công ty Cổ phần Phát triển công nghệ Sinh Phú là một Công ty tư nhân, do mới đi vào hoạt động được gần 10 năm nên sự biết đến về sản phẩm của Công ty với thị trường trong nước và nước ngoài chưa cao Phần lớn hàng hoá sản xuất ra đều tiêu thụ trong nước, một số xuất khẩu ra nước ngoài.
2.3.1.1 Thị trường tiêu thụ hàng hoá của Công ty
- Do là Công ty tư nhân lên Công ty có sự linh hoạt trong việc lựa chọn và xác định thị trường tiêu thụ trọng điểm trong kinh doanh.
Với sự linh hoạt trong kinh doanh, Công ty đó tỡm cho mình một thị trường tiêu thụ tương đối lớn cả miền Bắc và miền Nam.
Tuy nhiên, khách hàng mục tiêu của Công là thị trường miền Bắc. a) Thị trường miền Bắc Đây là thị trường lớn, tuy nhiên số lượng đối thủ cạnh tranh với Công ty cũng nhiều Hàng năm, có nhiều công trình được xây dựng, trong đó có nhiều công trình xây dựng phải cần đến các sản phẩm của Công ty như: lưới thép B40 dùng trong việc rào chẵn, dây thép gai, dây mạ Song việc giành thị phần trong thị trường không đơn giản Vì vậy, Công ty đang cố gắng đầu tư để giành thị phần lớn trong thị trường này. b) Thị trường miền Nam
Do quy mô của Công ty còn hạn hẹp, cộng với việc chi phí đầu tư để mở rộng thị trường miền Nam khá lớn nên Công ty dự định trong tương lai sẽ mở rộng, xây dựng nhà máy sản xuất tại đó với mục tiêu giảm chi phí vận chuyển và tăng thêm lợi nhuận trên mỗi sản phẩm.
2.3.1.2 Thị trường cung ứng đầu vào
- Là Công ty sản xuất, để quá trình kinh doanh sản xuất được liên tục, Công ty cần phải có nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào đầy đủ và đảm bảo.
Hiện tại, nguồn cung ứng đầu vào của Công ty là các nhà máy cỏn thộp lớn như: Nhà máy cỏn thộp Thỏi Nguyờn, nhà máy cỏn thộp Việt - úc
Các nhà máy này cung cấp vật liệu cho Công ty là các loại thép
Trong điều kiện các nhà máy không kịp cung ứng vật liệu, Công ty có nhập thêm vật liệu từ Trung Quốc thông qua các đại lý kinh doanh.
2.3.1.3 Giá cả, phương pháp định giá sản phẩm
- Là Công ty sản xuất hàng hoá, vật liệu đầu vào chịu nhiều tác động của sự biến động giá lên trên thị trường Giá cả hàng hoá tiêu thụ của Công ty cũng biến động theo tuỳ từng thời điểm của thị trường.
Giá bán các loại sản phẩm chủ yếu được tính toán căn cứ vào giá thành của từng loại sản phẩm sản xuất ra, căn cứ vào giá bán của các sản phẩm cùng loại trên thị trường và một mức lãi nhất định đủ để thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động và Nhà nước.
* Phương pháp định giá cho sản phẩm
Sản phẩm của Công ty có nhiều loại, song nguồn vật liệu đầu vào để sản xuất ra các sản phẩm đó lại ít Do vậy, việc định giá, xây dựng giá bán sản phẩm có thể theo quy trình định giá:
+ Xác định mục tiêu đặt hàng.
+ Xác định nhu cầu đối với sản phẩm.
+ Xỏc định giá sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh.
Hiện tại, Công ty đang sử dụng phương pháp định giá là phương pháp định giá theo chi phí.
Giá bán = giá thành + thuế + lợi nhuận kỳ vọng
Tuy nhiên, đôi khi cỏch tớnh này không hợp lý, linh hoạt do mới chỉ dựa vào chi phí sản xuất và lợi nhuận Cần phải quan tâm đến sự tác động của điều kiện khách quan của thị trường đến giá của sản phẩm.
2.3.1.4 Chính sách phân phối của Công ty Đa phần sản phẩm của Công ty được phân phối qua các đại lý, sản phẩm được phân phối chủ yếu qua hai kênh phân phối:
* Kênh phân phối trực tiếp:
* Kênh phân phối gián tiếp:
Chớnh vì mạng lưới tiêu thụ của Công ty còn hạn chế nên kết quả tiêu thụ thực tế chưa cao Cho đến nay, Công ty bán hàng chủ yếu tại kho và bán theo đơn hàng đã đặt hoặc hợp đồng đã ký.
2.3.1.5 Chính sách xúc tiến bán hàng của Công ty
Do Công ty còn nhỏ về quy mô sản xuất, mặt hàng kinh doanh đa dạng, phức tạp Phần lớn là sản xuất theo đơn đặt hàng đã đặt sẵn của các khách hàng quen thuộc Vì vậy, việc xây dựng chính sách xúc tiến bán hàng của Công ty đang chỉ mới được đề cập đến và chưa đi vào thực hiện chính thức.
2.3.2 - Phân tích tình hình tài chính của Công ty Sinh Phú
Phân tích tình hình tài chính của Công ty để đưa ra những chuẩn đoán về tình hình tài chính, về việc sử dụng vốn cũng như việc huy động vốn trong kinh doanh của Công ty.
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều tác động đến tình hình tài chính của Công ty Đồng thời, tình hình tài chính tốt hay xấu có tác động thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Thông qua các báo cáo tài chính do phòng kế toán lập sẽ cung cấp cho những người có liên quan biết tình hình tài chính của Công ty có khả quan hay không Từ đó đưa ra các đối pháp phù hợp cho quá trình kinh doanh của Công ty.
Đánh giá tổng hợp về sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Phát triển công nghệ Sinh Phú
Từ những phân tích kết quả sản xuất kinh doanh trên , ta có thể có được những kết luận tổng quát như sau:
2.4.1 Những kết quả đạt được
- Khối lượng sản phẩm sản xuất ra không ngừng tăng lên Điều này thể hiện mặt tính tích cực đối với bất kỳ một doanh nghiệp công nghiệp nào, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt có nhiều sự biến động về giá cả các mặt hàng trên thị trường Công ty đã và đang nỗ lực duy trì và mở rộng
Kho quy mô nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trên thị truờng.
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật và trình độ công nhân viên ngày càng được nâng cao Nhằm đáp ứng cho mục tiêu đẩy mạnh sản xuất , tăng sản lượng , giảm giá thành sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị truờng.
- Thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên bảo đảm, người lao động tích cực, nhiệt tình, sáng tạo.
- Cụng ty đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 trong sản xuất.
2.4.2 Những tồn tại và khó khăn chủ yếu
Những thành tựu của công ty đạt được là không thể phủ nhân Nhưng bên cạnh đó công ty vẫn tồn tại những khó khăn, hạn chế Vì vậy cần phải nghiên cứu, xem xét, phân tích và đánh giá một cách chính xác những khó khăn, hạn chế đó để có những giải pháp thích hợp để giải quyết chúng nhăm giúp cho công ty ngày càng lớn mạnh Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại là:
- Công tác marketing chưa được quan tâm Vì vậy chưa thể tạo dấu ấn sản phẩm của mình trong tiềm thức khách hàng , khả năng cạnh tranh với những mặt hàng cùng loại cũn kộm.
- Dịch vụ trước, trong và sau bán hàng chưa được quan tâm.
- Trình độ lao động cũn kộm , cơ cấu lao động chưa hợp lý và thiếu các biện pháp cần thiết để kích thích lao động.
- Khả năng bán hàng của công ty còn hạn chế Hiện tại công ty chỉ dựa vào một số nhà phân phối Cho đến nay, phòng marketing chưa được thành lập, điều đó cho thấy công ty chưa thực sự mở rộng thị trường mà vẫn phụ thuộc vào các nhà phân phối Đây là vấn đề cần được nghiên cứu và xem xét nghiêm tỳc vỡ nú tác động rất lớn đến sự tăng trưởng doanh thu của công ty.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH PHÚ
Định hướng sản xuất kinh doanh trong những năm tới
Sau gần 10 năm hoạt động công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, bên cạnh đó vẫn tồn tại những khó khăn , hạn chế Vì vậy đầu năm 2011 ban lãnh đạo công ty đã đưa ra những định hướng chiến lược cho những năm tơi.
- Thị trường: đẩy mạnh công tác Marketing, tập trung nỗ lực giải quyết các vấn đề: Mở rộng mạng lưới tiêu thụ, hình thành cỏc kờnh phân phối thông qua hệ thông đại lý.
- Cải tiến chất lược sản phẩm và tăng năng lực sản xuất
Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
3.2.1 Tăng cường hoạt động marketing
Nghiên cứu để nắm chắc sự thay đổi nhu cầu thường xuyên và thái độ ứng sử của khách hàng đối với sản phẩm của mình về các mặt: Chất lượng, gái cả, mẫu mã.
Khác với cơ chế quan liêu bao cấp, trong cơ chế thị trường việc tìm hiểu điều tra để nhận biết nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp công nghiệp hay dịch vụ nói chung và công ty Cổ phần phát triển công nghệ Sinh Phú nói riêng là hết sức cần thiết Chính vì vậy công ty cần chú ý tới một số vấn đề sau:
Qua các số liệu thống kê về khách hàng, số liệu về lượng hàng tiêu thụ ở mỗi vùng, mỗi đoạn thị trường và số lượng từng loại sản phẩm đã được tiêu thụ trong những năm qua để tiến hành phân tích và đưa ra những kết luận về xu hướng diễn biến nhu cầu về sản phẩm của công ty Đồng thời tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi nếu có (nhu cầu về sản phẩm của công ty giảm xuống vỡ đõu? Do chất lượng hay giá cao hay khả năng cạnh tranh).
Tổ chức điều tra chọn mẫu cỏc nhúm khách hàng khác nhau về nhu cầu các loại hình sản phẩm mà công ty dang sản xuất hoặc có khả năng sản xuất. Việc tổng hợp và phân tích kết quả điều tra cũng có thể đưa ra được những lợi ích cho việc nghiên cứu để cải tiến hoặc đổi mới hoạt động sản xuất của công ty trong những năm làm không hiệu quả.
Xây dựng chiến lược marketing phù hợp với diều kiện của công ty. Một chiến lược có cơ sở khoa học là hoàn toàn cần thiết đối với công ty Tiến Hà Với mô hình bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất, chiến lược marketing của cong ty Cổ phần phát triển công nghệ Sinh Phỳ cú những nét đặc thù so với những doanh nghiệp khác Nội dung chiến lược marketing của công ty phải chú trọng tới các mặt chủ yếu sau:
Xác định rõ chiến lược sản phẩm làm cơ sở cho định hướng đầu tư và chỉ đạo quá trình hoạt động chiến lược sản phẩm này phải cụ thể hoá theo hướng chuyên môn hoá: củng cố và phát triển loại sản phẩm chính.
Mở rộng mạng lưới phân phối bằng cách: tăng cường đại lý phân phối ở các tỉnh chưa có.
Thực hiện công tác thông tin quảng cáo
Thông qua công tác thông tin quảng cáo công ty sẽ hướng tới những mục tiêu cơ bản là: Giới thiệu về Công ty các sản phẩm của công ty, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm chủ yếu đặc biệt là phải phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm trên thị trường bằng các tiêu chí kinh tế- kĩ thuật Để công tác quảng cáo có hiệu quả, công ty cần chú ý tới mấy điểm sau:
Lựa chọn phương tiện thông tin quảng cáo phù hợp với phạm vi thị trường và đối tượng khách hàng của mình Trong phạm vi địa lý nào cần chọn phương tiện thông tin quảng cáo nào, thời gian quảng cáo là bao nhiêu, hình thức và nội dung quảng cáo phải phù hợp với tập tục văn hoá của từng điạ phương Các phương tiện quảng cáo thường được sử dụng là các phương tiện thông liệu thong tin đại chỳng(bỏo, tạp chí, phát thanh truyền hình, phano áp phích).
Bảo đảm kinh phí cho quảng cáo: Công ty cần có kế hoạch kinh phí cho hoạt động marketing nói chung và thông tin quảng cáo nói riêng.
Về mặt tổ chức: hiện nay, Công ty Cổ phần phát triển công nghệ Sinh phú chưa có bộ phận làm công tác marketing do đó trong thời gian tới bộ phận làm công tác marketing nên được hình thành và có thể đặt tại văn phòng công ty hoặc một phòng ban khác tuỳ vào điều kiện thực tế có thể được Tuy nhiên, về mặt tổ chức để tổ marketing hoạt động có hiệu quả cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
Có một tổ trưởng ( có thể do phó chanh 1 văn phòng kiêm nhiệm)
Có hai cán bộ nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, khai thác và hoạch định chiến lược marketing ( một cán bộ ở miền bắc, một ở miền nam)
Một cán bộ đảm nhiệm công việc ngoải giao ( ký kết, đàm phán và bàn giao).
3.2.1.2.Điều kiện thực tiễn giải pháp Để thực hiện giải pháp, công ty cần đáp ứng được một số điều kiện sau: Cần có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng động và có trình độ sâu và chuyên ngành marketing.
Cần có khoản chi phí cho việc tuyển dụng, trả lương đào tạo.
Nếu tính theo mức lương bình quân hiện tại, chi phí tiền lương bình quân cho cán bộ tổ marketing là 2.500.000đ/người/thỏng.Do đú dể duy tri sự hoạt động của tổ marketing gồm 4 cán bộ, một năm công ty cần chi một khoản là 12x4x2.500.00 = 140.000.000đ.
Hơn nữa, để nâng cao trình độ của các cán bộ của phòng marketing nhằm phát huy hiệu quả ngày càng cao, mỗi năm cong ty cần có kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng với chi phí khoảng 10.000.000đ
Như vậy, tổng chi phí để thực hiện giải pháp trong một năm mà công ty phải chi khoảng 140.000.000+10.000.000 0.000.000đ
Cần có quỹ thời gian hay nói cách khác, công ty cần lập kế hoạch cụ thể cho chiến lược hoạt động này.
3.2.1.3 Hiệu quả của giải pháp
Thông qua chức năng nhiệm vụ của bộ phận marketing có trình độ và luôn được quan tâm tăng cường mà công ty sẽ điều chỉnh hoạt động của mỡnh đỳng trọng điểm, có nghĩa là đỳng vựng, đỳng thị trường và đúng đối tượng, tránh phát triển thiếu định hướng làm phân tán và thiếu nguồn lực mà mang lai lợi ích không cao, nhận biết được cơ hội cũng như nguy cơ để có biện pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả.
Tăng khả năng bao phủ thị trường từ 6 tỉnh thành(hiện nay) lên đến
3.2.2 Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 trong xây lắp
ISO 9001 là tiêu chuẩn được công nhận toàn cầu dành cho hệ thống quản lý chất lượng (QMS) Hệ thống này cung cấp cho công ty bạn bằng khuôn khổ và bộ nguyên tắc để đảm bảo phương pháp y thức chung cho việc quản lý các hoạt động của doanh nghiệp bạn đạt được thỏa mãn khách hành một cách nhất quán
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 - 1994 được chia thành 4 nhúm chớnh và gồm
- Nhúm các tiêu chuẩn hướng dẫn về quản trị chất lượng
- Nhúm các tiêu chuẩn hướng dẫn đảm bảo chất lượng
- Nhúm các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng
- Nhúm các tiêu chuẩn kiểm soát đánh giá chất lượng và đào tạo.
Trong cỏc nhúm tiêu chuẩn trên chúng ta chủ yếu quan tâm tới nhóm thứ
3 đây là các tiêu chuẩn được áp dụng nhiều, nú chớnh là:
+ ISO 9001: Hệ thống đảm bảo chất lượng trong thiết kế, sản xuất, lắp đặt, phát triển và dịch vụ.
+ ISO 9002: Hệ thống đảm bảo chất lượng trong, sản xuất, lắp đặt, và dịch vụ.
+ ISO 9003: Hệ thống đảm bảo chất lượng trong khâu kiểm tra cuối cùng và thử nghiệm.
- Cam kết của lãnh đạo trong Công ty: Lãnh đạo trong Công ty phải thấy được sự cần thiết và quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng ISO
9000 và quyết định, cam kết cung cấp các nguồn lực và hỗ trợ cho việc áp dụng thì khi đó quá trình thực hiện mới có kết quả.