Xuất phát từ nhận thức nêu trên, cùng với sự cho phép của ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm, sự hỗ trợ tận tình của giám đốc DN GIANG LY và sự hướng dẫn nhiệt tình, tận
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH & MỘT
SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA DNTN SX-TM-DV GIANG LY
NGUYỄN THỊ CẨM ÁNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “phân tích quá trình sản xuất kinh doanh & một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của DNTN SX-TM-DV Giang Ly” do Nguyễn Thị Cẫm Ánh, sinh viên khóa 32, ngành Quản Trị Kinh Doanh,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
Thầy TIÊU NGUYÊN THẢO Người hướng dẫn, Chữ kí
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư kí hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin gởi lời biết ơn chân thành, sâu sắc đến ba mẹ kính yêu cùng gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và rèn luyện, đặc biệt là trong bốn năm đại học vừa qua
Tôi cũng xin gửi lòng biết ơn chân thành đến quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm, đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh Tế đã truyền đạt những kiến thức quý báu và bổ ích cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường
Tôi xin gởi lòng biết ơn đến thầy Tiêu Nguyên Thảo, giảng viên Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình hướng dẫn, góp ý giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, các anh chị đang làm việc tại DNTN SX-TM-DV Giang Ly đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập tại công ty
Do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi còn có những thiếu sót cũng như những hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy
cô
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ CẨM ÁNH Tháng 07 năm 2010 “Phân Tích Quá Trình Sản Xuất Kinh Doanh & Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của DNTN SX-TM-DV Giang Ly”
NGUYEN THI CAM ANH July 2010 “Business Analysis And Some Solutions To Improve Business Efficiently at Giang Ly Private Enterprise”
Trang 52.4.1 Sơ đồ tổ chức quản lý của doanh nghiệp 5
2.5 Định hướng trong tương lai của Doanh Nghiệp 6
2.6 Một số các mặt hàng chính của Doanh Nghiệp 7
2.7 Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty 9
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1 Cơ sở lí luận 10 3.1.1 Khái niệm phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 10
3.1.2 Ý nghĩa 10 3.1.3 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh 11
3.1.4 Nhiệm vụ 11
Trang 63.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 12
3.2 Phương pháp nghiên cứu 15
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
4.1.2 Phân tích môi trường cạnh trạnh 26
4.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm 2008 -2009 29
4.2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm 2008 -2009 29
4.2.2 Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua hai năm 2008 – 2009: 30
4.2.3 Tình hình lợi nhuận của công ty qua hai năm 2008 – 2009 31
4.2.4 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của công ty qua hai năm 2008– 2009
32 4.3 Phân tích chi phí của công ty qua hai năm 2008 – 2009 36
4.4 Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty qua hai năm 2008 – 2009 37
4.4.1 Tình hình tiêu thụ của công ty qua 2 năm 2008-2009 37
4.4.2 Doanh thu trên từng thị trường tiêu thụ 38
4.5 Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố trong sản xuất 39
4.5.1 Phân tích tình hình sử dụng lao động 39
4.6 Phân tích tình hình tài chính của công ty 45
4.6.1 Sự biến động tài sản và nguồn vốn của công ty 45
4.7 Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm 2008 – 2009 50
4.7.1 Những thành tích đạt được 50
4.7.2 Những khó khăn tồn đọng 51
4.8 Phân tích các ma trận chiến lược của công ty 51
4.8.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài—EFE 51
4.8.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong — IFE 53
4.8.3 Ma trận SWOT: Phân tích ma trận SWOT (là so sánh những điểm mạnh và
điểm yếu với những cơ hội và đe dọa thích ứng.) gồm: 53
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
Trang 75.1 Kết luận 62 5.2 Kiến nghị 62 5.2.1 Đối với nhà nước 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC
Trang 8CP NVL Chi phí nguyên vật liệu
CP KHTSCĐ Chi phí khấu hao tài sản cố định
CBCNV Cán bộ công nhân viên
DCQL Dụng cụ quản lý
DTBH & CCDV Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
DTT Doanh thu thuần
ĐTDH Đầu tư dài hạn
ĐTTCDH Đầu tư tài chính dài hạn
ĐVT Đơn vị tính
HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh
HĐTC Hoạt động tài chính
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
TrangBảng 4.1 Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2004 - 2009 21Bảng 4.2 Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công ty 29Bảng 4.3 Doanh Thu Theo Cơ Cấu Sản Phẩm 30Bảng 4.4 Cơ Cấu Lợi Nhuận Trước Thuế Của Công Ty 31Bảng 4.5 Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Qua Hai Năm 2008 -2009 32
Bảng 4.7 Tình Hình Chi Phí Của Công Ty Qua Hai Năm 2008 – 2009 36Bảng 4.8 Tỷ suất DTT/CPBH Và Tỷ suất DTT/CPQL 37Bảng 4.9 Tình Hình Tiêu Thụ Của Công Ty Qua Hai Năm 2008- 2009 37Bảng 4.10 Doanh Thu Của Công Ty Trên Từng Thị Trường 38Bảng 4.11 Kết cấu lao động của công ty qua hai năm 2008 - 2009 40Bảng 4.12 Tình Hình Năng Suất Lao Động Của Công Ty Qua Hai Năm 2008 – 2009
41Bảng 4.13 Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Lao Động Đến Giá Trị Sản Lượng 42Bảng 4.14 Hiệu Suất Sử Dụng NVL Của Công Ty Qua Hai Năm 2008 – 2009 44Bảng 4.15 Tình Hình Biến Động Tài Sản Và Nguồn Vốn Của Công Ty Qua Hai Năm
Bảng 4.116 Tình Hình Sử Dụng Vốn Của Công Ty Qua Hai Năm 2008 – 2009 47
Bảng 4.18 Khả Năng Thanh Toán Của Công Ty Qua Hai Năm 2008– 2009 50
Trang 10x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Biểu Đồ Về Cơ Cấu Doanh Thu Theo Sản Phẩm Của Công Ty Năm 2008 và
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phục lục 1 Bảng Phỏng Vấn Xây Dựng Ma Trận EFE và Ma Trận IFE
Trang 12Bên cạnh đó, nhà nước ta đã không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác phát triển với nhiều quốc gia và tổ chức kinnh tế trên Thế Giới Đặt biệt là giờ đây nước ta đã là thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), điều này mang lại những thuận lợi và khó khăn riêng cho nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay Trước tình hình này, các DN phải hoạt động có hiệu quả nhằm đứng vững trên thị trường và đủ sức cạnh tranh với những DN khác
Trong nền kinh tế thị trường - một thị trường như một trân mạc thực sự, luôn chứa đầy những cạnh tranh khốc liệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro bất trắc - thì việc sản xuất kinh doanh của DN càng chịu nhiều áp lực to lớn, mỗi quyết định đưa ra phải có căn
cứ và hết sức thận trọng Điều kiện thực tiễn này yêu cầu các DN phải phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để tìm phương thức sản xuất tối ưu, hạn chế rủi ro
và có chiến lược phát triển trong hiện tại và tương lai
Xuất phát từ nhận thức nêu trên, cùng với sự cho phép của ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm, sự hỗ trợ tận tình của giám đốc DN GIANG LY
và sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tụy của thầy Tiêu Nguyên Thảo, tôi chọn đề tài “ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DNTN SX-TM-DV GIANG LY” Đề tài này có liên quan đến nhiều môn học ứng dụng thực tiễn cao, tôi mong rằng đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu đặt ra ở trên, và sẽ góp phần nâng cao cho hiệu quả kinh doanh của công ty
Trang 132
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của DNTN SX-TM-DV GIANG LY, nhằm đánh giá tình hình hoạt động của DN (có hiệu quả hay không có hiệu quả) Từ
đó xác định được những nguyên nhân và mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dựa trên việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh, lao động, tài chính …
Đề xuất một số ý kiến và chiến lược kinh doanh,đồng thời tìm ra những biện pháp khắc phục những mặt hạn chế, nâng cao chất lượng quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (sử dụng hiệu quả về tư liệu sản xuất, công nhân lao động, và vốn trong DN…)
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian 26/3 - 30/5/2010 Số liệu dùng
để đánh giá được lấy trong hai năm 2008 - 2009, được thu thập trong nội bộ công ty,
và một số trang web Ngoài ra đề tài còn khảo sát môi trường các yếu tố bên trong và bên ngoài có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty
1.4 Cấu trúc luận văn
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Khái quát lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu và giới thiệu một cách hệ thống phương pháp mà luận văn áp dụng để đạt các mục tiêu nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Các vấn đề chính trong đề tài Phân tích giải thích các vấn đề đặt ra, nhằm giải quyết các mục đích mà đề tài đặt ra trước đó
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bày ngắn gọn những kết quả mà đề tài đã đạt được, từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm giúp công ty thực hiện được các giải pháp đã đề xuất
Trang 14CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Khái quát về Doanh Nghiệp
Tên doanh nghiệp: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SX-TM-DV GIANG LY
Địa chỉ trụ sở chính: 600/10 Quốc lộ 1A, Khu Phố 5, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, TPHCM
Từ sau khi thành lập đến nay, DN đã không ngừng cố gắng , đẩy mạnh việc tiêu thụ nội địa từ đồng bằng cao nguyên, từ miền Bắc đến miền Nam Tuy nhiên bên cạnh
đó, DN đã và đang gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu, cũng như sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng
Trang 15 Sản xuất, mua bán hàng trang trí nội thất
Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe có động cơ
Xây dựng dân dụng, công nghiệp, cầu đường
San lấp mặt bằng, môi giới đất, kinh doanh nhà ở
Cho thuê mặt bằng, nhà kho, xưởng, văn phòng
2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Doanh Nghiệp:
2.3.2 Nhiệm vụ:
Phát triển công ty qua các kế hoạch sản xuất kinh doanh
Duy trì và không ngừng cải tiến chất lượng, và mẫu mã của sản phẩm, cung cấp cho khách hàng các mặt hàng có chất lượng cao
Luôn luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến khách hàng để đáp ứng kịp thời những yêu cầu, nhu cầu sử dụng của khách hàng
Hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế đối với nhà nước
Đảm bảo việc làm, nâng cao mức sống cho toàn thể công nhân viên
Thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề cán bộ kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm
Hạn chế ô nhiễm, giữ gìn an ninh trong phạm vi quản lý của công ty
Trang 165
2.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Doanh nghiệp
2.4.1 Sơ đồ tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Từ ngày thành lập đến nay, cơ cấu tổ chức có một số thay đổi để phù hợp với sự phát triển của DN Hiện nay tổ chức quản lý của DN như hình 2.1
Hình 2.1 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty
2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Ban giám đốc
Điều hành mọi hoạt động của DN Giám sát, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thiết lập đường lối , chiến lược và phân bổ cho các phòng ban thực hiện Quản lý tài chính tài sản của DN, giải quyết vấn đề có liên quan đến quyền lợi của người lao động làm việc cho DN
Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả hoat động của công
ty, có nhiệm vụ chính: Nghiên cứu thị trường, tiềm kiếm khách hàng, kí kết hợp đồng, theo dõi chặt chẽ tình hình cung cấp và tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu, chào bán các sản phẩm của công ty…Từ đó đề xuất các chính sách sản xuất, lưu trữ hàng hóa và phân phối lại cho các đại lý cấp I
Ban Giám Đốc
Phòng Kế Toán
Phòng Kinh
Doanh
Phòng Hành Chính
Phòng tổng Hợp
Các Phân Xưởng Sản Xuất
Trang 176
Phòng tổng hợp
Triển khai kế hoạch xuống các phân xưởng, kiểm tra tình hình sản xuất, báo cáo trực tiếp lên ban giám đốc khi sản phẩm hoàn tất (có thể xuất xưởng), giúp các phòng ban giải quyết vấn đề khi cần thiết…
Phòng kế toán
Thực hiện công tác quản lý tài chính cùa DN, lập báo cáo quyết toán, tổ chức theo định kì hàng quý, hàng năm, hạch toán kế toán theo đúng quy định nhà nước Hoạch định nguồn tài chính cho toàn DN, tổng hợp tình hình sử dụng vốn, đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của DN Quản lý vốn vay, lập kế hoạch trả nợ vay, thu hồi vốn, nộp thuế, trả lương cho công nhân viên…
Phòng hành chính:
Thiết lập chính sách thu hút nhân tài Phân tích, cung cấp thông tin kế toán, tài chính cho ban giám đốc xây dựng chiến lược kinh doanh và quản lý Định kỳ đánh giá năng lực nhân viên để cất nhắc các vị trí trong DN và nâng lương kịp thời với năng lực của cán bộ công nhân viên
Các phân xưởng sản xuất:
Tổ chức sản xuất theo kế hoạch đã đề ra Bố trí lao động theo công việc Sản xuất sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn chất lượng Đảm bảo an toàn và tiết kiệm
2.5 Định hướng trong tương lai của Doanh Nghiệp
o Xây dựng thêm phân xưởng mới ở khu công nghiệp Biên Hòa
o Xây dựng các showroom ở Thành Phố và các tỉnh lân cận Hướng ra thị trường nước ngoài xuất khẩu…
Trang 187 2.6 Một số các mặt hàng chính của Doanh Nghiệp
Gỗ nội thất (tủ, giường, bàn ghế…)
Trang 198 Salon nệm, ghế sofa…
Trang 20
Kiểm tra thành phẩm Đóng gói
Định hình
Trang 21CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lí luận
3.1.1 Khái niệm phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh được hiểu là hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phản ánh tình hình họat động kinh doanh của doanh của doanh nghiệp sau một thời kỳ (tháng, quý, năm )
Nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho nhà quản trị kịp thời nhận diện thực trang hoạt động kinh doanh, từ đó đề xuất các giải pháp phát huy những thành công, những nhân tố tích cực và khắc phục những tồn tại yếu kém
Hiệu quả là những chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả thu được so sánh với chi phí bỏ ra để thực hiện kinh doanh thương mại Hay nói một cách khác là những chỉ tiêu phản ánh đầu ra của quá trình kinh doanh trong quan hệ so sánh với các yếu tố đầu
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh giúp lãnh đạo doanh nghiệp có được các thông tin cần thiết để đưa ra quyết định kinh doanh, nhằm đạt được mục tiêu mong muốn trong quá trình điều hành mọi hoạt động sản xuất
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro,
là cơ sở cho việc ra những quyết định kinh doanh
Trang 223.1.3 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh được thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế và các nhân tố tác động đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh
Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác động đến kết quả, hiệu quả kinh doanh; cụ thể là tập trung vào các vấn đề sau:
Phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích các yếu tố nguồn lực và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty
Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả của các yếu
tố nguồn lực sử dụng vào sản xuất
Có thể nói một cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh – tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ; phân tích, mà mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành quy luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp
3.1.4 Nhiệm vụ
Đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch đã đề ra hoặc tình hình thực hiện của kỳ trước
Phân tích các nhân tố nội tại và khách quan ảnh hưởng đến tình hình thực hiện
kế hoạch Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các kế hoạch sản xuất trong tương lai
Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng, xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm ra các nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó
Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại chưa tốt của quá trình hoạt động kinh doanh
Trang 23Tổng mức lợi nhuận của hàng hóa tiêu thụ Giá trị vốn sản xuất kinh doanh
3.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
a) Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh năng lực của doanh nghiệp Kết quả sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, chứng tỏ trình độ quản lý ngày càng được nâng cao và chặc chẽ hơn
Hiệu quả sản xuất kinh doanh tính theo hiệu số: theo cách này, hiệu quả sản xuất kinh doanh được tính bằng cách lấy tổng giá trị đầu ra trừ đi phần chi phí đầu vào
Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Kết quả đầu ra – Chi phí đầu vào
Cách tính trên không phản ánh được chất lượng sản xuất kinh doanh, cũng không so sánh được hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các kỳ với nhau, hay đối với doanh nghiệp khác
Hiệu quả sản xuất kinh doanh tính theo tỷ lệ:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh =
Hiệu quả sản xuất kinh doanh =
Hiệu quả sản xuất kinh doanh =
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng đạt được trên đồng chi phí bỏ ra, cách tính này khắc phục được nhược điểm của cách thứ nhất, tạo điều kiện nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách toàn diện
Ý nghĩa: Hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ là thước đo chất lượng sản xuất kinh doanh trình độ tổ chức quản lý, mà đây là vấn đề sống còn, tồn tại hay không tồn tại của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, để tồn tại doanh nghiệp phải có một hướng đi riêng trên cơ sở phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình một cách chính xác
Kết quả đầu ra Chi phí đầu vào Hàng hóa tiêu thụ
Tổng giá thành hàng hóa
Trang 24b) Phân tích tình hình doanh thu
Doanh thu từ hoạt động SXKD = Giá bán * Sản lượng tiêu thụ
Sử dụng công thức chỉ số 2 nhân tố để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu:
P1Q1: doanh thu bán hàng năm hiện tại
P0Q1: doanh thu bán hàng năm hiện tại có điều chỉnh theo giá của năm trước kế năm hiện tại
P0Q0: doanh thu bán hàng của năm trước
c) Phân tích tình hình lợi nhuận
Để phân tích tình hình lợi nhuận chúng ta sử dụng phương pháp so sánh độ phần trăm chênh lệch
Lợi nhuận tăng thêm = Lợi nhuận năm nay – Lợi nhuận năm trước
% chênh lệch lợi nhuận = * 100%
Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu = * 100%
Tỷ suất lợi nhuận / Giá thành = * 100%
Tỷ suất lợi nhuận / Vốn sản xuất = * 100%
d) Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích tình hình lao động: đây là yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất, yếu
tố này tác động đến cả hai mặt số lượng và chất lượng của sản xuất kinh doanh
Năng suất lao động bình quân: là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lao động, biểu hiện hiệu quả có ích của người lao động, được đo bằng số lượng hay giá trị làm ra trong một khoảng thời gian hoặc lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
1 0
1 1 0 0
1 0 0 0
1 1
Q P
Q P Q P
Q P Q P
Q P
Trang 25Tổng lợi nhuận Nguyên giá b/q TSCĐ
Giá trị tổng sản lượng Nguyên giá b/q TSCĐ
GTSX
Số công nhân sản xuất
GTSX Tổng số ngày làm việc Năng suất lao động / ngày = * 100%
= số giờ l việc/ngày * NSLĐ giờ
Năng suất lao động / năm = * 100%
= số giờ l việc/năm * NSLĐ ngày
e) Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định =
Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ sẽ tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ sẽ tạo
ra bao nhiêu đồng giá trị tổng sản lượng
f) Phân tích tình hình tiêu thụ
Đây là chỉ tiêu xem xét, đánh giá sự biến động về khối lượng sản phẩm tiêu thụ xét trên toàn công ty và từng sản phẩm Đồng thời xem xét sự cân đối giữa dự trữ, sản xuất với tiêu thụ, nhằm khái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình đó
Số chênh lệch giữa xuất khẩu và nội địa = Số lượng tiêu thụ sản xuất – Số lượng tiêu thụ nội địa
Ý nghĩa: thông qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn Có tiêu thụ sản phẩm mới, có vốn
để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Trang 26Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản
Một số chỉ tiêu phân tích Doanh lợi tài sản (ROA) =
Doanh lợi vốn Chủ sở hữu (ROE) =
Doanh lợi tiêu thụ (ROS) = Khả năng thanh toán ngắn hạn
Rc =
Khả năng thanh toán nhanh
Rq =
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi sử dụng những phương pháp sau:
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: số liệu chủ yếu được thu thập từ
sổ sách chứng từ, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của hai năm 2008 – 2009 trong tất cả các phòng ban có liên quan Sau đó sử dụng phần mềm Excel để phân tích số liệu
Phương pháp so sánh: là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong quá trình phân tích Phương pháp này dựa trên việc xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Việc so sánh các chỉ tiêu để thấy rõ tình hình thay đổi doanh thu, lợi nhuận, tình hình sản xuất kinh doanh … từ đó có biện pháp khắc phục trong kỳ tới
Kỹ thuật so sánh: ● So sánh bằng số tuyệt đối: Phản ánh tổng hợp số lượng, quy mô của các chỉ tiêu kinh tế, là căn cứ để tính các chỉ tiêu khác
Y1: trị số phân tích; Y0: trị số gốc; Y: trị số so sánh
Lợi nhuậnsauthuế Vốn chủ sở hữu
Trang 27Số tương đối phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, có 2 cách tính:
▪ Tính tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch, được xác định bằng công thức: Chỉ tiêu thực hiện/chỉ tiêu kế hoạch*100%
▪ Tính theo hệ số quy đổi:
Số tăng(+), giảm(-) tương đối = chỉ tiêu thực tế - (chỉ tiêu kế hoạch * hệ số quy đổi)
Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp mà ở đó các chỉ tiêu phân tích được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế Tổng đại số các nhân tố ảnh hưởng phải bằng chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc (đối tượng phân tích)
Cụ thể các nguyên tắc trên thành các bước như sau:
Bước 1: Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q Gọi
Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc Mối quan hệ các nhân tố với chỉ tiêu
Q được thiết lập như sau:
Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1
Kỳ gốc : Q0 = a0 x b0 x c0 d0
Do vậy ta có đối tượng phân tích: Q1 – Q0 = Q
Bước 2: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố:
* Xác định ảnh hưởng của nhân tố a:
Thay thế lần 1: Qa = a1 x b0 x c0 x d0
Mức ảnh hưởng của nhân tố a: Qa = Qa - Q0
* Xác định ảnh hưởng của nhân tố b:
Thay thế lần 2: Qb = a1 x b1 x c0 x d0
Mức ảnh hưởng của nhân tố b: Qb = Qb - Qa
Trang 28* Xác định ảnh hưởng của nhân tố c:
Thay thế lần 3: Qc = a1 x b1 x c1 x d0
Mức ảnh hưởng của nhân tố c: Qc = Qc - Qb
* Xác định ảnh hưởng của nhân tố d:
Thay thế lần 4: Qd = a1 x b1 x c1 x d1
Mức ảnh hưởng của nhân tố d: Qd = Qd - Qc
Bước 3: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Qa + Qb +Qc +Qd = Q
Phương pháp phân tích Dupont
(Nhằm phản ánh mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ số tài chính)
Công ty Dupont là công ty đầu tiên ở Mỹ sử dụng các mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu để phân tích các tỷ số tài chính Vì vậy, nó được gọi là phương pháp Dupont Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đối với các tỷ số tổng hợp
Trước hết ta xem xét mối quan hệ tương tác giữa tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) với tỷ số doanh lợi tài sản (ROA)
ROA = Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản
ROA = Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần x Doanh thu thuầnTổng tài sản (1)
Tỷ số ROA cho thấy tỷ suất sinh lợi của tài sản phụ thuộc vào hai yếu tố:
- Thu nhập ròng của doanh nghiệp trên một đồng doanh thu
- Một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
Tiếp theo, ta xem xét tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (ROE): ROE = Lợi nhuận sau thuếVốn chủ sở hữu
ROE = LN sau thuế/DTThuần * DTThuần/Tổng TS * Tổng TS/Vốn CSH
Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Trang 29- Nếu tài sản của doanh nghiệp chỉ được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì doanh lợi vốn
và doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ bằng nhau vì khi đó tổng tài sản = Tổng nguồn vốn ROA = Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản = Lợi nhuận sau thuếVốn chủ sở hữu = ROE (2)
- Nếu doanh nghiệp sử dụng nợ để tài trợ cho các tài sản của mình thì ta có mối liên hệ giữa ROA và ROE:
ROE = Vốn chủ sở hữu x ROA (3) Tổng tài sản
Kết hợp (1) & (3) ta có:
ROE = Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần x Doanh thu thuầnTổng tài sản x Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản
ROE = Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần x Doanh thu thuầnTổng tài sản x Tổng tài sản-Nợ Tổng tài sản
ROE = Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần x Doanh thu thuầnTổng tài sản x 1-RD 1
ROE = ROS * TAR * 1 / ( 1-RD )
ROE = ROS * TAR * FL (**)
Với FL = 1 / ( 1-RD )
ROS là doanh lợi tiêu thụ và ROS = LN sau thuế / DTThuần
TAR vòng quay tài sản và TAR = Doanh thu thuần / Tổng tài sản
Để gia tăng tỷ số ROE , có 2 cách thường được sử dụng là :
+ cách 1 :gia tăng tỷ số ROA , mà ROA = ROS * Vòng quay TS (TAR), nên ta có thể tăng ROA bằng 2 cách nhỏ là :
- Tăng ROS: bằng cách thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí
- Tăng vòng quay TS: bằng cách hiệu quả vốn đầu tư vào từng loại TS phải cao Mặt khác , ROE = ROA * 1 / ( 1- tỷ số nợ )=ROA*1 / (1-RD)
Trang 30+ cách 2 : thực hiện chính sách tài trợ nghiêng về tỷ số nợ
Tỷ số nợ tăng chưa hẳn là tốt cũng như chưa hẳn là xấu Tốt hay xấu là phụ thuộc vào lãi suất vay vốn với tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn Nếu lãi suất vay vốn mà lớn hơn tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn thì điều này sẽ làm ROE giảm và ngược lại nếu lãi suất vay vốn mà nhỏ hơn tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn thì điều này sẽ làm ROE tăng
Tỷ số nợ càng tăng thì tình hình tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng giảm
Do đó để tăng ROE nhà quản trị có thể tăng hoặc giảm tỷ lệ nợ cộng với việc tìm ra những nguồn vay với chi phí thấp Bên cạnh đó doanh nghiệp phải giải quyết được vấn đề tự chủ tài chính của doanh nghiệp mình
=> Phương pháp phân tích Dupont có ưu điểm lớn là giúp nhà phân tích phát hiện và tập trung vào các yếu điểm của doanh nghiệp Nếu doanh lợi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp khác trong cùng ngành thì nhà phân tích
có thể dựa vào hệ thống các chỉ tiêu theo phương pháp phân tích Dupont để tìm ra nguyên nhân chính xác Ngoài việc được sử dụng để so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, các chỉ tiêu đó có thể được dùng để xác định xu hướng hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ, từ đó phát hiện ra những khó khăn doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải Nhà phân tích nếu biết kết hợp phương pháp phân tích tỷ lệ
và phương pháp phân tích Dupont sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phân tích tài chính doanh nghiệp
Ngoài ra, sử dụng công cụ phân tích ma trận chiến lược:
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Cách xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài:
Bước 1: lập một danh mục từ 10-20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu, có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của tổ chức trong kinh doanh
Bước 2: phân loại tầm quan trọng từ 0.0 (không quan trọng) đến 1.0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự thành công của tổ chức trong ngành kinh doanh Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất cả yếu tố phải bằng 1,0
Trang 31Bước 3: phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, loại của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của tổ chức với yếu tố đó, trong đó: 4- phản ứng mạnh, 3- phản ứng trên trung bình, 2- phản ứng trung bình, 1- phản ứng yếu
Bước 4: nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng
Bước 5: cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận IFE và EFE,
Nếu tổng số điểm từ 1,0 - 1,99 là yếu
Nếu tổng số điểm từ 2,0 - 2,99 là trung bình
Nếu tổng số điểm từ 3,0 - 4 là mạnh
Ma trận SWOT
Ma trận gồm 4 yếu tố: điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weakness),
Cơ Hội (Opportunity)
Đe Dọa (Threat)
Trang 32CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tổng quan ngành chế biến gỗ Việt Nam
4.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô
a) Môi trường kinh tế
Các yếu tố kinh tế có tác động không nhỏ đến quá trình sản xuất kinh doanh của các DN Sự biến động của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của công ty
Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2004 - 2009
Lãi suất
Mức lãi suất trên thị trường cao hay thấp đều ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty Lãi suất là một trong những nhiệt kế đo sự tăng trưởng và độ nhạy của nền kinh tế Những năm qua nền kinh tế Việt Nam phát triển khá nhanh, dẫn đến việc đầu
Trang 33tư tái sản xuất tăng, theo đó nhu cầu sử dụng vốn của công ty từ các tổ chức tín dụng ngày càng nhiều, và từ đó mức lãi suất cũng tăng theo Khi lãi suất thị trường ở mức thấp sẽ tạo điều kiện cho hoạt động SXKD của công ty, ngược lại khi lãi suất ở mức cao sẽ là nguy cơ cho công ty Năm 2005, lãi suất ngân hàng ở mức 8,25% (thấp hơn
so với tỷ lệ lạm phát là 8,4% theo tổng cục thống kê) Ở góc sử dụng vốn, mức lãi suất
39
trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty hoạt động, nhất là các công ty có vòng quay vốn chậm, thu hồi vốn lâu Năm 2009, mức lãi suất cho vay và tiền gữi đạt kĩ lục 1,2% - 1,3% / tháng (theo tổng cục thố kê) Điều này cho thấy lãi suất của các ngân hàng đang có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các công ty có cơ cấu vốn vay cao Hiện nay chính sách kích cầu của chính phủ với các chương trình hỗ trợ lãi suất, đây cũng là một thuận lợi cho các công ty có nhu cầu mở rộng SXKD
Tỷ lệ lạm phát
Đặc điểm của lạm phát là dễ dẫn đến tiến trình đầu tư dài hạn dễ gặp nhiều rủi
ro Lạm phát làm cho hoạt động tiêu dùng bị hạn chế và thường là nguy cơ đối với công ty, làm cho công ty khó đoán trước được tương lai và làm chệch hướng phát triển, dẫn đến trì trệ trong hoạt động SXKD
Trong nền kinh tế nói chung và giá cả nguyên vật liệu nói riêng, thường xuyên
có những biến động lạm phát, sẽ làm cho công ty phải điều chỉnh giá cả của mình theo
sự biến động đó Cho nên tỷ lệ lạm phát luôn ảnh hưởng đến xu hướng sản xuất cũng như mức tiêu thụ sản phẩm của công ty
Qua các năm có thể thấy rằng tỷ lệ lạm phát tăng lên rất cao, năm 2007 là 11,2%, năm
2008 tăng vọt 23% Chính tỷ lệ lạm phát cao đã tạo thành 1 cuộc đua tăng lãi suất ngân hàng để thu hút tiền gửi Năm 2006 tỷ lệ lạm phát tương đương với lãi suất ngân hàng cho nên người gửi tiết kiệm xem như hòa vốn Thay vì gửi tiết kiệm thì người dân sẽ đẩy mạnh hoạt động chi tiêu và làm cho giá hàng bị đẩy lên Giá hàng hóa cao sẽ làm cho nhu cầu tăng lương của nhân viên, việc tăng lương lại góp phần làm cho vòng xoáy lạm phát phát triển
Năm 2009, cơn sốt lạm phát dường như được xoa dịu xuống 7%, có thể thấy đây là điểm sáng hiếm hoi trên bức tranh kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa thoát khỏi suy thoát và khủng hoảng Áp lực của tăng giá nguyên liệu đầu
Trang 34vào cho sản xuất và sinh hoạt là có, nhưng không tác động mạnh tới tăng CPI và lạm phát Hiện nay vấn đề lạm phát đã và đang được chính phủ chú trọng và kìm hãm bằng các công cụ tài chính Đó là dấu hiệu tốt cho các DN, trong đó có G.L.C
Chỉ số giá tiêu dùng
CPI là một trong những động cơ thúc đẩy sự tăng giảm của lạm phát Chỉ số này có mối quan hệ tỉ lệ thuận với lạm phát, có tác dụng làm giảm sức mua của đồng tiền và làm cho hoạt động SXKD của các công ty gặp nhiều khó khăn Qua số liệu cho thấy chỉ số giga1 tiêu dùng của Việt Nam biến đổi mạnh nhất vào năm 2008 và đây cũng là năm có tỷ lệ lạm phát cao nhất 23%, mức tăng trên là do ảnh hưởng của chính sách quản lý thị trường tài chính chưa hiệu quả và do ảnh hưởng của cuộc tăng giá dầu
2008 Nhưng năm 2009, chỉ số CPI giảm xuống còn 7% Nhờ chương trình kích cầu và chính sách tiền tệ nới lỏng, nền kinh tế Việt Nam đã chống chọi tương đối tốt với những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu
b) Chính trị và pháp luật
Chính trị
Hiện nay trên thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là ở khu vực Châu Á Năm 2009, nhân loại đã chứng kiến cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu Cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan do Mỹ khởi xướng tuy đã kết thúc nhưng những bất ổn vế kinh tế, chính trị tại đây vẫn còn tiếp tục Singapore cũng đang đứng trước thách thức thay đổi chính trị Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã đẩy Đảo quốc phụ thuộc vào thương mại này lâm vào suy thoái nghiêm trọng nhất Ở khu vực Đông Nam Á có khủng hoảng chính trị tại Thái Lan, tranh chấp giữa Thái Lan với Campuchia tại khu vực đền PreahVihear, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của khu vực
Bên cạnh đó, môi trường chính trị và xã hội của Việt Nam được đánh giá là ổn định và lành mạnh hàng đầu thế giới, với những cải cách hành chính và chính sách mở cửa, đã cho thấy Việt Nam đang có một sự thay đổi lớn Báo cáo môi trường kinh doanh 2009 khu vực Đông Á- Thái Bình Dương của ngân hàng thế giới (WB) đã công
bố xếp hạng Việt Nam đứng thứ 92 về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh (giảm một bậc so với xếp hạng năm 2008) Tại Việt Nam rất ít những vấn đề liên quan đến tôn giáo, ngôn ngữ hay xung đột sắc tộc Công ty tư vấn rủi ro chính trị và kinh tế
Trang 35(PERC) của Hồng Kông đã xếp Việt Nam vào vị trí số 1 trong khu vực sau sự kiện 11/9.Việt Nam không ngừng thiết lập mối quan hệ ngoại giao, mở rộng mối quan hê thương mại để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu Việt Nam đã có mối quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia trên thế giới
Pháp luật
Kể từ khi ban hành vào năm 1987 đến nay, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã qua
4 lần sửa đổi bổ sung theo hướng cởi mở, minh bạch và có tính cạnh tranh cao Thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong các thủ tục hành chính và thời gian, từng bước xóa bỏ khác biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước Tiến tới một hệ thống pháp lý
áp dụng chung cho các công ty, phù hợp với thông lệ quốc tế Đặc biệt là Nghị quyết
số 30/2008/NQ-CP để tăng cường hỗ trợ cho các DN nhỏ và vừa thì các công ty Việt Nam có cơ hội để phát triển Việt Nam đã có những cố găng vượt bậc trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đấn các hoạt động kinh tế nói chung
và đầu tư nói riêng Hành lang pháp lí đồng bộ cho hoạt động của công ty đã được ban hành: Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng, Luật khuyến khích đầu tư trong nước…Gần đây Luật đầu tư của quốc hội số 59/2005/QH11 ra ngày 29/11/2005, Luật này có hiệu lực từ ngày 1/7/2006, đây là một tiền đề rất tốt cho sự thúc đẩy phát triển kinh tế
Theo nghị định 90/2001/CP-NĐ ngày 23/11/2001, sự phát triển DN nhỏ và vừa
là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triền kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triể khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường, phát triển SXKD, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động Đây là một thuận lợi khá lớn cho G.L.C trong tiến trình phát triển của mình, vì đã có hành lang pháp lý hỗ trợ cho các đối tượng trong đó có công ty
c) Văn hóa - Dân số - Xã hội
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, mức sống của người dân
đã không ngừng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng Theo cục thống kê thu nhập bình quân của người dân là 960 USD vào năm 2008, và đạt
Trang 36khoảng 1.100 USD vào năm 2009 Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm 14,8% năm 2008 và mục tiêu cho 2010 chỉ còn 11-12% hộ nghèo Dân số Việt Nam vẫn đang tăng nhanh, bình quân trên 1 triệu người mỗi năm, nghĩa là bằng dân số một tỉnh thuộc loại trung bình.Do dân số Việt Nam là dân số trẻ, cùng với truyền thống cần cù lao động, sáng tạo và ham học hỏi, làm cho Việt Nam có một lực lượng lao động hùng hậu và chăm chỉ
Mức sống của người dân không ngừng tăn lên làm cho thị trường hàng tiêu dùng nói chung ngày càng phát triển, trong đó đồ mộc dân dụng và nội thất gỗ ngày càng được ưa chuộng Điểu này làm cho thị trường đồ mộc nội thất và gỗ dân dụng không ngừng được mở rộng trong những năm gần đây
Với dân số và thị trường lao động trẻ như hiện tại, công ty đã tận dụng được nguồn lao động trẻ, vì ngành gỗ là ngành thâm dụng lao động khá nhiều.Tuy nhiên lao động phổ thông thông thì nhiều, nhà nước cần có những chính sách về công tác dân số quân bình và hợp lí để nguồn lao động của Việt Nam không chỉ dồi dào mà trình độ của người lao động cũng được nâng cao
d) Kỹ thuật - công nghệ
Với trình độ khoa học kĩ thuật phát triển một cách nhanh chóng thì các yếu tố công nghệ đã có những tác động sâu sắc đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty Ảnh hưởng của công nghệ cho thấy cơ hội để tạo ra thị trường mới, kết quả là tạo
ra sản phẩm mới được cải tiến về mức hữu dụng, giảm chi phí sản xuất, từ đó làm cho các sản phẩm dịch vụ hiện có trở nên lạc hậu Đó cũng là một thách thức không nhỏ đối với các DN Việt Nam Do đó, sự thay đổi công nghệ là một vấn đề quan trọng có thể ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của DN, nên yếu tố công nghệ cần phải được xem xét trong quá trình soạn thảo chiến lược Việc đánh giá đúng các cơ hội vá nguy cơ từ yếu tố công nghệ cần phải được xem xét trong quá trình soạn thảo chiến lược Việc đánh giá đúng sẽ giúp DN có hướng đầu tư và nghiên cứu phù hợp với khả năng của
DN và phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới Các tiến bộ công nghệ có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến sản phẩm, dịch vụ, thị trường, nhà phân phối, đối thủ, khách hàng, quá trình sản xuất, công tác tiếp thị, và vị thế cạnh tranh
Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, Việt Nam là nước đi sau nên
có nhiếu cơ hội để chuyển giao, tiếp cận các công nghệ hiện đại, từ đó rút ngắn được
Trang 374.1.2 Phân tích môi trường cạnh trạnh
a) Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Đối thủ tiềm năng là các công ty chuẩn bị hoặc mới tham gia vào ngành Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của công
ty do họ cố gắng dành được thị phần và các nguồn lực cần thiết
Trong những năm gần đây, các sản phẩm gỗ như sản phẩm trang trí nội thất, bàn ghế học sinh, bàn ghế văn phòng, các sản phẩm gỗ cac cấp…ngày càng được ưa chuộng ở thị trường trong nước Vì vậy thị trường sản phẩm gỗ hiện nay rất sôi động với nhiều loại sản phẩm có chủng loại, mẫu mã đa dạng
Hiện nay trong nước có hơn 2600 cơ sở chế biến gỗ và lâm sản, điều này cho thấy rào cản gia nhập ngành là rất thấp Hơn nữa, ngành chế biến gỗ và sản xuất gỗ đang tăng trưởng mạnh và thị trường trong nướcđang phát triển đặc biệt là các thàng phố lớn, do đó sẽ có nhiều công ty mới tham gia vào ngành Bên cạnh đó Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, đây là cơ hội để chúng ta mở rộng thị trường đồng thời cũng là thách thức lớn khi có rất nhiều đối thủ từ nước ngoài tới đầu tư, mở rộng thị trường đến Việt Nam do chính sách đầu tư ngày càng thông thoáng Như vậy, công ty sẽ phải chịu 1 áp lực cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ này
b) Các đối thủ hiện tại trong ngành
Các đối thủ hiện tại trong ngành bao gồm những công ty đã và đang kinh doanh cùng một mặt hàng Những công ty này phải cạnh tranh với nhau không những về giá
Trang 38bán mà còn phải cạnh tranh nhau cả về chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng …Khi áp lực cạnh tranh giữa các công ty ngày càng tăng thì càng đe dọa đến vị trí cũng như sự tồn tại của công ty trên thị trường Vì vậy tìm hiểu đối thủ cạnh tranh
là điều cần thiết và rất quan trọng trong chiến lược phát triền của công ty
Sơ lược một số đối thủ hiện tại trong ngành:
* Phòng trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm Gỗ Việt
Địa chỉ: 176 Trường Chinh, P Đông Hưng Thuận, Q.12, TP.HCM Điện thoại: (08).3592 3411
* Minh Khoa: Hàng chất lượng cao – Giá gốc sản xuất
03 Khiếu Năng Tỉnh, Phường An Lạc A, Quận Bình Tân Tp.HCM
Tel/Fax: 08 - 8776002
Mobile: 0913 150.326 ( Mr Khoa)
Website: www.dogominhkhoa.com
* Công ty TNHH Gỗ mỹ nghệ ĐÔNG N GÔ
Địa chỉ:290 Cộng Hòa, P13, Q.Tân Bìnhh, Tp.HCM
ĐT : 08.8429926 Fax : 08.8429926
DĐ : 091.8115117 Email: dongngo@hcm.vnn.vn