1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dau tu phat trien bang nguon von ngan sach nha 176534

89 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 508,86 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG (7)
    • 1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng có liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển (7)
      • 1.1.1. Điều kiện tự nhiên xã hội (7)
      • 1.1.2. Những thuận lợi và khó khăn tồn tại trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng (13)
        • 1.1.2.1. Thuận lợi (13)
        • 1.1.2.2. Khó khăn (14)
    • 1.2. Thực trạng ĐTPT bằng nguồn vốn NSNN thành phố Hải Phòng (16)
      • 1.2.1. Tình hình đầu tư phát triển của thành phố Hải Phòng (16)
        • 1.2.1.1. Vốn đầu tư của thành phố Hải Phòng (16)
        • 1.2.1.2. Cơ cấu vốn đầu tư của thành phố Hải Phòng (17)
      • 1.2.2. Tình hình ĐTPT bằng nguồn vốn NSNN của thành phố Hải Phòng (20)
        • 1.2.2.1. Tổng quan ĐTPT bằng nguồn vốn NSNN của thành phố Hải Phòng (20)
        • 1.2.2.1. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển từ nguồn NSNN của thành phố Hải Phòng (22)
        • 1.2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn NSNN của thành phố Hải Phòng theo ngành kinh tế (24)
        • 1.2.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn NSNN của thành phố Hải Phòng (30)
    • 1.3. Công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách (32)
      • 1.3.1. Công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch (32)
      • 1.3.2. Công tác quản lý cấp phát vốn ngân sách (34)
      • 1.3.3. Công tác đấu thầu (34)
      • 1.3.4. Công tác thanh tra, giám sát, đánh giá đầu tư các dự án (35)
    • 1.4. Đánh giá ĐTPT bằng nguồn vốn NSNN thành phố Hải Phòng (36)
      • 1.4.1. Các kết quả đã đạt được và nguyên nhân của các kết quả (36)
        • 1.4.1.1. Các kết quả đã đạt được (36)
        • 1.4.1.2. Nguyên nhân của các kết quả đã đạt được (43)
      • 1.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế (46)
        • 1.4.2.1. Những hạn chế (46)
        • 1.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế (54)
    • 2.1. Quan điểm, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng (58)
      • 2.1.1. Mục tiêu tổng quát của thành phố Hải Phòng (58)
      • 2.1.2. Những mục tiêu cụ thể của thành phố Hải Phòng (60)
      • 2.1.3. Quan điểm sử dụng vốn NSNN (61)
    • 2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển bằng nguồn vốn (62)
      • 2.2.1. Hoàn thiện chiến lược quy hoạch kế hoạch trong đầu tư (62)
      • 2.2.2. Hoàn thiện phân cấp trong quản lý đầu tư (64)
      • 2.2.3. Cải cách sửa đổi bổ sung thủ tục hành chính trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư (66)
      • 2.2.4. Quản lý tốt việc cấp phát vốn đầu tư (69)
      • 2.2.5. Cải cách thủ tục nâng cao chất lượng công tác thanh quyết toán (70)
      • 2.2.6. Đổi mới cơ chế giám sát, thanh tra kiểm toán đối với hoạt động đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (72)
      • 2.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát đánh giá đầu tư xây dựng trong các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước (73)
      • 2.2.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động của ban quản lý dự án (75)
      • 2.2.8. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (76)
        • 2.2.8.1. Tăng cường phân cấp trách nhiệm quản lý các dự án sử dụng vốn NSNN (76)
        • 2.2.8.2. Kiện toàn các cơ quan quản lý các dự án sử dụng vốn NSNN (76)
        • 2.2.8.3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý các dự án sử dụng vốn NSNN (77)
        • 2.2.8.4. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN (79)
      • 2.2.9. Nhóm giải pháp về đổi mới thu chi Ngân sách nhà nước (80)
        • 2.2.9.1. Đổi mới công tác quản lý thu Ngân sách nhà nước (80)
        • 2.2.9.2. Đổi mới công tác quản lý chi Ngân sách địa phương (83)
  • KẾT LUẬN..............................................................................................................81 (87)
    • Biểu 1.2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội thành phố Hải Phòng (19)
    • Biểu 1.3: Biểu đồ so sánh vốn đầu tư ngân sách nhà nước so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố Hải Phòng (20)
    • Biểu 1.4: Cơ cấu đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hải Phòng theo lĩnh vực (23)
    • Biểu 1.5: Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn NSNN của thành phố Hải Phòng theo ngành (28)
    • Biểu 1.6: Cơ cấu nguồn vốn NSNN thành phố Hải Phòng theo quận, huyện (32)

Nội dung

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Khái quát về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng có liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển

1.1.1 Điều kiện tự nhiên xã hội

Hải Phòng là thành phố nằm phía Đông miền duyên hải Bắc Bộ có diện tích 1.507,57 km 2 chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước, là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không, giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong cả nước và các quốc gia trên thế giới

Hải Phòng nằm ở vị trí thuận lợi - cửa ngõ giao thương của miền Bắc Việt Nam, là một trong ba đỉnh của tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) Hệ thống đường thuỷ cùng với mạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng biển và hàng không đã tạo cho Hải Phòng nhiều điều kiện thuận lợi trong lưu thông phát triển kinh tế Đặc biệt, thời gian qua, quốc lộ 5 được nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống cảng Hải Phòng được mở rộng, sân bay Cát Bi được cải tạo và nâng cấp đã tạo cho Hải Phòng nhiều điều kiện thuận lợi để chuyển tải hàng hoá xuất, nhập khẩu cho tỉnh vùng Bắc Bộ, các tỉnh Tây Nam Trung Quốc, đồng thời có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong vùng Đông Nam Á và thế giới

Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảo Bạch Long

Vĩ Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương.

Do đặc điểm lịch sử địa chất, vị trí địa lý, Hải Phòng có nhiều nguồn lợi,tiềm năng: có mỏ sắt ở Dương Quan (Thuỷ Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà (tuy trữ lượng nhỏ); có sa khoáng ven biển (Cát Hải và Tiên Lãng); mỏ cao lanh ở Doãn Lại(Thuỷ Nguyên), mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng (Tiên Lãng) Đá vôi phân phối chủ yếu ở Cát Bà, Tràng Kênh, Phi Liệt, phà Đụn; nước khoáng ở xã Bạch Đằng (Tiên

Lãng) Muối và cát là hai nguồn tài nguyên quan trọng của Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và bãi biển, thuộc các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn

Tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm của Hải Phòng với gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư là những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng Biển Hải Phòng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ với trữ lượng cao và ổn định Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các vùng cửa sông rộng tới trên 12.000 ha vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế cao.

Hải Phòng có trên 57.000 ha đất canh tác, hình thành từ phù sa của hệ thống sông Thái Bình và nằm ven biển Tài nguyên rừng Hải Phòng phong phú và đa dạng, có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại thảo mộc, muông thú quí hiếm; đặc biệt là Voọc đầu trắng- loại thú quí hiếm trên thế giới hiện chỉ còn ở Cát Bà.

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

Hải phòng có đầy đủ các hệ thống giao thông là đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không Hệ thống đường thuỷ cùng với mạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng biển và hàng không đã tạo cho Hải Phòng nhiều điều kiện thuận lợi trong lưu thông phát triển kinh tế.

Về đường thủy, Hải Phòng có hệ thống cảng biển được xem là giữ một vai trò to lớn đối với việc xuất nhập khẩu của vùng kinh tế Bắc Bộ Hiện nay, cảng Hải Phòng là một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam, kéo dài hơn 12 km gồm những cảng hàng rời, cảng container, cảng hàng nặng, sản lượng xếp dỡ đạt hơn 10 triệu tấn/năm và dự kiến sẽ nâng lên từ 20 – 30 triệu tấn vào năm 2010.

Về đường sắt, Hải Phòng có các tuyến: Tuyến đường Hải Phòng - Hà Nội -Lào Cai tới Côn Minh (tỉnh Vân Nam) ở Tây Nam Trung Quốc và đường sắt HàNội - Hải Phòng nối trực tiếp với tuyến đường sắt quan trọng Bắc - Nam tới thành phố Hồ Chí Minh.

Về hàng không: Hải Phòng có cảng hàng không Cát Bi Vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể Cảng hàng không Cát Bi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 sẽ thành một cảng hàng không quốc tế lớn Hiện tại Cát Bi đang có một tiềm lực rất cao về khả năng khai thác và định hướng phát triển trong tương lai Sẽ có một sân bay quốc tế vùng được xây dựng tại Hải Phòng để cùng Cát Bi phát triển Tuyến vận tải quốc quốc tế Macao (Hồng Kông) - Cát Bi (Hải Phòng) có tần suất 1 chuyến/ngày, với trọng tải hàng hóa vận chuyển tối đa là 60 tấn/chuyến đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Hải Phòng và các tỉnh lân cận tiêu thụ và xuất khẩu trực tiếp hàng hóa, đặc biệt là các loại nông sản, thủy hải sản Việc đưa tuyến bay quốc tế MaCao/Hồng Kông - Cát Bi vào hoạt động thường xuyên mở ra triển vọng mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng cũng như khu vực đồng bằng Bắc bộ Đây là tiền đề cho sự phát triển lâu dài của Cát Bi vì sau đường bay này, Hải Phòng đang tích cực chuẩn bị để mở các tuyến bay quốc tế sang Hàn Quốc, Nhật Bản Tương lai sân bay Cát Bi sẽ trở thành một cảng hàng không quốc tế lớn thứ hai ở miền Bắc sau Nội Bài (Hà Nội).

Về đường bộ, Hải Phòng có các tuyến giao thông huyết mạch: Quốc lộ 5A: Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng, quốc lộ 10: Uông Bí - Hải Phòng - Thái Bình

- Nam Định - Ninh Bình, đường xuyên đảo Hải Phòng - Cát Bà Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc mới Hà Nội - Hải Phòng đang được gấp rút triển khai sẽ tăng cường năng lực lưu thông, vận chuyển nguyên liệu, hàng hoá phục vụ công nghiệp chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ giữa Hải Phòng với các tỉnh duyên hải Bắc Bộ.

Hải Phòng được cung cấp nguồn điện đầy đủ cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá trực tiếp qua mạng lưới quốc gia từ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Uông Bí Mạng lưới điện phát triển, đang được ngầm hóa, hiện đại hóa từng bước, đảm bảo cung cấp cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và không ngừng tăng lên Phụ tải công nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu tiêu thụ điện, đồng thời thành phố sẽ kéo điện đến tận chân hàng rào cho tất cả các khu công nghiệp, cụm công nghiệp khi đi vào hoạt động Hệ thống điện chiếu sáng thành phố đang được cải thiện, nhằm làm đẹp cảnh quan đô thị và cũng sẵn sàng cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch và các nhà đầu tư.

Hệ thống cấp thoát nước

Hải Phòng có 06 nhà máy cung cấp nước với công suất 152 ngàn m 3 mỗi ngày Nhờ có nguồn nước dồi dào từ các sông và dưới lòng đất, nên nhiều nhà máy nước đang có kế hoạch xây dựng để đảm bảo việc cung cấp nước cho phát triển kinh tế, đặc biệt tại các khu công nghiệp và khu phố mới Hệ thống thoát nước cũng thường xuyên được quan tâm đầu tư nâng cấp để đảm bảo cho phát triển bền vững đồng thời đảm bảo đời sống cho nhân dân và đảm bảo vệ sinh môi trường

+ Cơ sở hạ tầng xã hội:

Thực trạng ĐTPT bằng nguồn vốn NSNN thành phố Hải Phòng

1.2.1 Tình hình đầu tư phát triển của thành phố Hải Phòng

1.2.1.1 Vốn đầu tư của thành phố Hải Phòng

Vốn đầu tư có vai trò quan trọng góp phần vào việc hoàn thành những mục tiêu kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội Hải Phòng huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư khối lượng vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm.Với các chính sách linh hoạt nhạy bén mà tình hình đầu tư của thành phố Hải

Phòng trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu to lớn đặc biệt là trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 1.1: Tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Tổng vốn đầu tư thành phố

Tốc độ tăng liên hoàn % - 23,54 35,28 23,66 9,03

Tốc độ tăng định gốc % - 23,54 67,13 106,67 125,33

Tổng vốn đầu tư cả nước tỷ đồng 343.135 404.712 532.093 616.735 708.826

%Vốn đầu tư Hải Phòng/

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng

Biểu 1.1: Bảng so sánh tổng vốn đầu tư toàn xã hội thành phố Hải Phòng so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả nước

Quy mô vốn đầu tư của thành phố Hải Phòng có xu hướng tăng nhanh và tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước Nếu năm 1995, tổng vốn đầu tư của thành phố mới chỉ đạt 4.403 tỷ đồng, năm 2000 đạt trên 5.236 tỷ đồng thì đến năm 2005, tổng vốn đầu tư đạt khoảng 12.705 tỷ đồng và đến năm 2009, tổng vốn đầu tư lên tới 27.039 tỷ đồng Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2005-2009 đạt 99.424 tỷ đồng tăng gấp trên 2,6 lần so với giai đoạn 2000-2004, bình quân đạt 19884.8 tỷ đồng/năm Có thể nói đây là một bước phát triển đáng ghi nhận mà thành phố đạt được khi bước vào thực hiện thời kỳ kế hoạch của thành phố 2005- 2010 Có thể thấy vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố Hải Phòng tăng cùng với tốc độ tăng của cả nước Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố Hải Phòng so với tổng vốn đầu tư cả nước có xu hướng tăng từ 3,7% năm 2005 lên 4,02% năm 2008 và giảm xuống 3,81% vào năm 2009 Nhìn chung, tổng vốn đầu tư toàn xã hội thành phố Hải Phòng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng vốn đầu tư của cả nước Để đạt những thành tích trên là do thời gian qua thành phố Hải Phòng đã tập trung sử dụng nhiều biện pháp có hiệu quả nhằm thu hút tối đa các nguồn vốn đầu tư trong toàn xã hội Với cơ chế đầu tư thông thoáng và ưu đãi đầu tư đầy hấp dẫn đã và đang làm tiền đề cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước mạnh dạn bỏ vốn đầu tư tiến hành sản xuất kinh doanh nhờ đó mà nguồn vốn đầu tư phát triển của thành phố không ngừng tăng lên qua các năm và luôn vượt kế hoạch đề ra.

1.2.1.2 Cơ cấu vốn đầu tư của thành phố Hải Phòng

Vốn đầu tư vào Hải Phòng bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư nước ngòai bao gồm đầu tư trực tiếp và một số nguồn vốn tài trợ khác như ODA, JIBIC, NGO được thực hiện thông qua hình thức hỗ trợ tín dụng đầu tư phát triển nhà nước…Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội bao gồm:

- Vốn ngân sách nhà nước, trong đó bao gồm vốn NSNN Trung ương và vốn NSNN địa phương

- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước bao gồm doanh nghiệp nhà nước trung ương và doanh nghiệp nhà nước địa phương

- Vốn doanh nghiệp ngoài quốc doanh

- Vốn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh nước ngoài

- Vốn của hộ dân cư trên địa bàn

- Vốn của các tổ chức

Bảng 1.2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội thành phố Hải Phòng Đơn vị: tỷ đồng

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 12.705 100 14.825 100 20.055 100 24.800 100 27.039 100

Trong đó: vay nước ngoài

6 DN đầu tư nước ngoài 1.951 15,36 2.523 17,02 3.023 15,07 3.865 15,58 3.824 14,14

7 Hộ dân cư trên địa bàn 2.814 22,15 3.076 20,75 4.602 22,95 5.997 24,18 7.801 28,85

8 Vốn của các tổ chức 0 0 0 0 109 0,54 170 0,69 152 0,56

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng

Biểu 1.2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội thành phố Hải Phòng

Trong cơ cấu vốn đầu tư đa dạng của thành phố, tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm vốn ngân sách nhà nước trung ương và vốn ngân sách nhà nước địa phương) trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố từ mức lớn hơn 50% trong những năm 1990 giảm xuống chỉ còn ở mức 10 - 15% trong giai đoạn 2005-2009 Trong khi đó có thể thấy nguồn vốn dân doanh và nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh qua các năm Nguồn vốn của các doanh nghiệp đầu tư tăng nhanh, chiếm tỷ trọng trên 50% tổng vốn đầu tư phát triển, tín dụng đầu tư của các tổ chức tín dụng, ngân hàng cũng đã chiếm hơn 30% Vốn của các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã chiếm trên 40% Trong đó, vốn đầu tư nước ngoài đến năm 2009 đã đạt trên 3,8 tỷ USD… đối tượng huy động rộng hơn, hình thức huy động cũng đa dạng Nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng của vốn ngoài nhà nước trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh trong những năm qua là do cơ chế chính sách mở cửa cũng như môi trường đầu tư hấp dẫn đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài mạnh dạn đầu tư bỏ vốn.

1.2.2 Tình hình ĐTPT bằng nguồn vốn NSNN của thành phố Hải Phòng

1.2.2.1 Tổng quan ĐTPT bằng nguồn vốn NSNN của thành phố Hải Phòng

Bảng 1.3: Bảng so sánh vốn đầu tư ngân sách nhà nước so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố Hải Phòng

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỷ đồng 12.705 14.825 20.055 24.800 27.039 Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tỷ đồng 1.922 2.059 2.222 2.296 2.812

Trong đó: * VĐT từ NSTW tỷ đồng 583 717 699 610 642

* VĐT từ NSĐP tỷ đồng 1.339 1.342 1.523 1.686 2.170

Tốc độ tăng liên hoàn nguồn vốn ngân sách nhà nước % - 7,13 7,92 3,33 22,47

Vốn đầu tư NSNN/ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội % 15,13 13,89 11,08 9,26 10,40

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng

Biểu 1.3: Biểu đồ so sánh vốn đầu tư ngân sách nhà nước so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố Hải Phòng

Tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố từ năm 2005-

2009 ước đạt 11.311 tỷ đồng So với tổng số vốn đã thực hiện 5 năm 1996-2000 là2.892 tỷ đồng, số vốn đầu tư đã tăng 391,11% và so với tổng số vốn thực hiện giai đoạn 2001-2005 là 8740 tỷ đồng thì số vốn đầu tư tăng 129,42% Tổng nguồn vốn nhà nước tăng tương đối đồng đều qua các năm, riêng năm 2009, nguồn vốn ngân sách nhà nước tăng mạnh, tăng 22,47% so với năm 2008 Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố có xu hướng giảm từ 15,13% năm 2005 xuống còn 9,26% năm 2008 và 10,4% năm 2009. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng trong thời gian qua nguồn vốn ngân sách nhà nước ngày càng quan trọng, nó quyết định đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội của toàn thành phố Bởi trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá chung của cả nước thì đây là nguồn vốn chủ yếu được đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu và quan trọng như các công trình cảng, các tuyến đường giao thông quan trọng, cấp thoát nước, xây dựng các cơ sở y tế, giáo dục… tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của thành phố Đồng thời nguồn vốn này cũng là công cụ quan trọng để duy trì vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong phát triển kinh tế thị trường đa thành phần theo định hướng xã hội của nước ta hiện nay.

Có thể thấy rằng tăng trưởng của nguồn vốn ngân sách nhà nước huy động được cho đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hải Phòng chủ yếu dựa vào tăng trưởng của nguồn vốn ngân sách địa phương Nếu như trước năm 2002, nguồn vốn nhà nước địa phương chỉ xấp xỉ cùng mức với nguồn vốn trung ương (ví dụ năm

2001 xấp xỉ khoảng 600 tỷ đồng), thì từ năm 2002, nguồn vốn địa phương đã có bước nhảy mạnh, tăng gấp hơn 2 lần: vốn ngân sách trung ương chiếm 450,5 tỷ đồng trong khi vốn ngân sách địa phương chiếm 1.270,4 tỷ đồng Trong giai đoạn 2005-2009, vốn ngân sách trung ương có xu hướng giảm, trong khi vốn ngân sách địa phương nhìn chung tăng đều qua các năm Đây chính là kết quả nỗ lực tăng nguồn thu địa phương, đặc biệt là nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi, qua đó góp phần tăng trưởng nguồn thu cho ngân sách thành phố Bên cạnh đó, thành phố đã nỗ lực phát huy tiềm năng và nội lực, nhất là phát huy nguồn thu từ giao quyền sử dụng đất để có nguồn lực đầu tư cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, so với nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hôi, nguồn vốn đầu tư của nhà nước vẫn còn rất khiêm tốn Khoảng cách giữa nhu cầu đầu tư và khả năng đáp ứng của nguồn vốn vẫn còn quá lớn Điều đó đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ để huy động tối đa, một cách có hiệu quả nhất nguồn vốn của nhà nước, bên cạnh đó cũng phải có những giải pháp tăng cường xã hội hóa đầu tư.

Có thể giải thích cho việc đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước có xu hướng tăng qua các năm là do hoạt động thu ngân sách của thành phố tăng mạnh thông qua bảng sau:

Bảng 1.4: Hoạt động thu ngân sách nhà nước của thành phố Hải Phòng Đơn vị: tỷ đồng

Thu nội địa (không kể dầu thô) 2.250 2.852 3.123 3.800 4.483 5.063

Thu từ xuất khẩu 6.140 6.900 9.485 11.898 19.600 24.170 Thu từ viện trợ không hoàn lại - - - -

Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hải Phòng

Thu chi ngân sách là vấn đề mấu chốt của việc phát triển kinh tế thành phố. Chỉ tính từ năm 1990 đến đầu năm 2010, thu ngân sách của Hải Phòng đã tăng gần

200 lần Trong 5 năm (2006-2010) thu ngân sách của thành phố Hải Phòng đã tăng gần 3 lần Nếu năm 1995, thu ngân sách trên địa bàn mới chỉ đạt 2.960 tỷ đồng và năm 2005, thu ngân sách đạt 8.390 tỷ đồng thì đến năm 2009 (mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính quốc tế) đã đạt trên 24.083 tỷ đồng, vượt xa so với kế hoạch đặt ra cho năm 2010 là 18.000 tỷ đồng Trong đó thu từ hoạt động xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu ngân sách nhà nước, trong khoảng từ 70% đến trên 80% Đây là nguồn thu quan trọng cho ngân sách của thành phố Thu hải quan năm 2009 đạt 19.600 tỷ đồng, tăng 14 lần so với năm 1995 và tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2005 Thu nội địa đạt 4.483 tỷ đồng, tăng trên 5 lần so với năm 1995 và tăng gần 2 lần so với năm 2005 Nguồn thu ngân sách vừa phản ánh tiềm năng lợi thế của Hải Phòng vừa là cơ sở quan trọng để thành phố tiếp tục mở rộng đầu tư, tăng cường phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cũng như đảm bảo chi thường xuyên, giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội, nâng cao mức sống nhân dân và đóng góp cho sự phát triển chung của cả nước.

1.2.2.1 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển từ nguồn NSNN của thành phố Hải Phòng theo lĩnh vực

Trong cơ cấu chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước được chia làm 2 phần: Đầu tư xây dựng cơ bản và chi đầu tư phát triển khác Quy mô chi cho đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố Hải Phòng trong thời gian qua không ngừng tăng

Bảng 1.5: Cơ cấu đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hải Phòng theo lĩnh vực Đơn vị: triệu đồng

Tỷ trọng (%) ĐTPT từ NSNN 1.922.568 100 2.060.123 100 2.223.060 100 2.296.204 100 2.344.596 100

*NSNN ĐP 1.339.280 69,66 1.342.776 65,18 1.523.857 68,55 1.686.190 73,43 1.702.095 72,60 ĐTXD cơ bản 1.846.772 96,06 2.009.525 97,54 2.020.538 90,89 2.223.896 96,85 2.302.673 98,21

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng

Biểu 1.4: Cơ cấu đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hải Phòng theo lĩnh vực

Trong giai đoạn 5 năm 2005-2009, thành phố đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, nhiều công trình mới mọc lên đã góp phần làm thay đổi diện mạo của thành phố, xứng tầm thành phố loại I cấp quốc gia Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu, khoảng trên 90% tổng vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước của thành phố, còn lại là chi đầu tư phát triển khác (chủ yếu là chi duy tu, bảo dưỡng, bảo trì…) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước của thành phố không ngừng tăng qua các năm, từ 1.847 tỷ đồng năm 2005 lên 2.303 tỷ đồng năm 2009, tăng 124,69%, chi bình quân xây dựng cơ bản giai đoạn này là 2.081 tỷ đồng/năm

Về cơ cấu, vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2005-2009 chiếm tỷ trọng trung bình 25,6% trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn thành phố Năm 2007, vốn ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng cao nhất 33,2% trên tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn thành phố, đến năm 2009, tỷ lệ này giảm xuống còn 21,2% Trong khi tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố có xu hướng tăng thì tỷ lệ vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách lại giảm chứng tỏ rằng việc huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách trong thời gian 5 năm qua cho xây dựng cơ bản của thành phố đã tăng mạnh, việc huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách vào xây dựng cơ bản của thành phố bước đầu đã có những kết quả tốt.

Công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách

Các quy hoạch đã trở thành căn cứ quan trọng cho việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội Một quy hoạch đồng bộ có chất lượng và việc thực hiện theo đúng quy hoạch sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của thành phố, không gây lãng phí trong đầu tư xây dựng trên địa bàn.

Thực hiện Nghị quyết 32/NQ-TW của Bộ Chính trị trong việc xây dựng các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn tiếp theo, thành phố Hải Phòng tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2020 trình Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các đơn vị quận, huyện, thị xã đến năm 2020 đang được rà soát, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp Các ngành của thành phố đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển từng ngành, từng lĩnh vực, nâng cao chất lượng quy hoạch của thành phố Về cơ bản, các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch không gian đã được tiến hành và điều chỉnh trên cơ sở khắc phục từng bước tình trạng chồng chéo Các dự án đầu tư trên địa bàn đều phù hợp với các quy hoạch phát triển ngành, tuy nhiên phần lớn mới chỉ chú trọng đến quy hoạch xây dựng mà chưa chú trọng nhiều đến quy hoạch ngành, quy hoạch kinh tế xã hội

Triển khai thực hiện Quyết định 1448/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm

2025 và tầm nhìn đến năm 2050, thành phố đã hoàn thành đề án quy hoạch vị trí xây dựng Cảng hàng không quốc tế tại huyện Tiên Lãng Thành lập Ban chỉ đạo thành phố thực hiện Dự án tuyến đê quai lấn biển huyện Tiên Lãng Thông qua đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu đô thị Bắc sông Cấm Tổ chức nghiên cứu lập và điều chỉnh 19 quy hoạch chi tiết; giới thiệu địa điểm cho 21 hồ sơ; cấp chứng chỉ quy hoạch cho 133 hồ sơ khối cơ quan với diện tích 1,440,2 ha, cấp giấy phép xây dựng cho 210 hồ sơ. Thành lập Ban chỉ đạo chính sách nhà ở và thị trường bất động sản thành phố; lập kế hoạch phát triển nhà, khu đô thị mới trên địa bàn thành phố đến năm 2025 Triển khai xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 09/2010/NQ-HĐND của HĐND thành phố về nhiệm vụ, giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn ở nông thôn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2010 – 2020 Triển khai nhiệm vụ thường trực Ban chỉ đạo hỗ trợ hộ nghèo khu vực nông thôn về nhà ở theo quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12-12-2008 của Thủ tướng Chính phủ Đến nay, hầu hết các quận, huyện, thị xã và các ngành thành phố đã tiến hành rà soát, điều chỉnh bổ sung và lập mới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, có 5/8 huyện đã được thành phố phê duyệt bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 Tuy nhiên, tiến độ rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch của các đơn vị còn chậm so với tiến độ chung của thành phố, nhất là các đề án thuộc khối quận, huyện quản lý.

Công tác quy hoạch đã bước đầu nâng cao chất lượng, quy hoạch ngày càng phù hợp hơn với thực tế, từng bước khắc phục tình trạng quy hoạch được duyệt nhưng không được triển khai thực hiện (quy hoạch treo), đầu tư không theo quy hoạch Việc rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch đã cập nhật được nhiều yếu tố mới, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tạo được định hướng cho xây dựng kế hoạch đầu tư, trở thành công cụ điều hành và quản lý đầu tư của các ngành, các cấp.

1.3.2 Công tác quản lý cấp phát vốn ngân sách

Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố trong những năm qua đã đóng góp một phần đáng kể vào tăng trưởng của vùng và cả nước, đã chú trọng gắn kết giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, an ninh quốc phòng, dần từng bước khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải.

Nguồn vốn ngân sách thành phố vẫn còn rất hạn hẹp, trong khi đó nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ năm 2005 đến 2009 còn lớn nên nguồn vốn ngân sách các năm chủ yếu để giải quyết nợ đọng các dự án cũ, nhiều dự án phải ngừng thi công để chờ vốn nên hiệu quả đầu tư của các dự án không cao Riêng năm 2006, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố là 1,727 tỷ đồng nhưng thực chất số vốn cân đối cho các dự án chỉ còn 868 tỷ đồng (phần vốn còn lại là phần vốn vay Bộ Tài chính, vốn ODA, tiền đất và vốn để lại cho các quận, huyện) Trong

868 tỷ đồng nói trên, thành phố đã tập trung thanh toán cho các khoản nợ đến hạn của ngân sách là 282,7 tỷ đồng (32,5%), thanh toán khối lượng nợ đọng của các dự án hoàn thành và chuyển tiếp là 581,7 tỷ đồng (67%) và chỉ bố trí cho 04 dự án mới mang tính cấp bách là 3,8 tỷ đồng (0,5%) Phần vốn ngân sách đã cấp đạt 82,38% khối lượng hoàn thành của các dự án. Đối với các dự án đặc biệt, thành phố đã vay Ngân hàng đầu tư và phát triển để chủ yếu dành cho việc giải phóng mặt bằng của các dự án này, đồng thời cũng thường xuyên rà soát lại các dự án đang thực hiện cho vay để có thể thúc đẩy tiến độ giải ngân dự án, kịp thời điều chỉnh nguồn vốn vay cho các dự án có khả năng giải ngân nhưng thiếu vốn để sử dụng tốt nhất nguồn vốn vay Với các dự án ODA, trong thời gian qua, thành phố đã rất chú trọng đến công tác chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, bố trí đủ vốn đối ứng để thực hiện các dự án, tháo gỡ nhanh chóng các vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án ODA.

Thực hiện theo đúng các quy định pháp luật của nhà nước về đấu thầu, các hoạt động đấu thầu trên địa bàn thành phố đã dần đi vào nền nếp Trước 1/4/2006, trong các dự án thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, phổ biến hình thức chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế Tính riêng trong năm 2005, thành phố đã phê duyệt 148 gói thầu sử dụng vốn nhà nước, trong đó đấu thầu rộng rãi trong nước và chào hàng cạnh tranh là 15 gói, chiếm 10% tổng số các gói thầu, đấu thầu hạn chế là

67 gói thầu, chiếm 45% tổng số, chỉ định thầu là 66 gói, chiếm 45% tổng số Việc áp dụng chủ yếu hình thức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu đã không mag lại tính lành mạnh và cạnh tranh cao trong đấu thầu, mức độ tiết kiệm cho ngân sách thành phố của các gói thầu dự án còn thấp Từ thời điểm tháng 4/2006 Luật Đấu thầu đã có hiệu lực, việc đấu thầy rộng rãi đã triển khai thực hiện nên bước đầu đã khắc phục được những tồn tại nêu trên trong hoạt động đấu thầu trên địa bàn Tuy nhiên việc chưa có những hướng dẫn chi tiết của Chính phủ cũng như các Bộ, Ngành trung ương đã dẫn đến việc lúng túng trong thực hiện luật, kéo dài thời gian triển khai các thủ tục của dự án.

1.3.4 Công tác thanh tra, giám sát, đánh giá đầu tư các dự án

Trong những năm qua, công tác giám sát, đánh giá đầu tư, thanh tra đã có nhiều tiến bộ rõ nét, từng bước chấn chỉnh, hướng dẫn để đưa các hoạt động đầu tư xây dựng vào nề nếp, theo đung các chủ trương, định hướng của Đảng, pháp luật của nhà nước.

Các đơn vị trên địa bàn thành phố đã có những cố gắng thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mỗi triển khai thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư, tổng hợp các báo cáo giám sát đầu tư từ các đơn vị Các báo cáo giám sát, thanh tra đầu tư ở các số đơn vị đã giúp cho thành phố và địa phương nắm được cơ bản tình hình đầu tư trên địa bàn làm cơ sở để xây dựng định hướng kế hoạch cho các năm tiếp theo có tính khả thi hơn Quá trình giám sát, đánh giá đầu tư, thanh kiểm tra các dự án đã phát hiện ra nhiều ưu điểm và tồn tại của các dự án, từ đó kiến nghị các biện pháp khắc phục, bảo đảm thực hiện dự án theo đúng quy định hiện hành.

Thực hiện kế hoạch thanh tra của UBND thành phố và chương trình thanh tra đầu tư xây dựng theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, thanh tra các cấp của thành phố đã tiến hành thanh tra về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, phát hiện nhiều công trình có sai phạm và đề xuất các hướng giải quyết có hiệu quả Giai đoạn 2005-

2009, Thanh tra thành phố cùng Thanh tra các quận, huyện, sở, ngành đã tiến hành

96 cuộc thanh tra thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng (62 cuộc thanh tra theo kế hoạch và 34 cuộc thanh tra đột xuất) tại 204 đơn vị Qua thanh tra đã phát hiện 150 đơn vị có sai phạm, các sai phạm về kinh tế có ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư, từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và tập trung ở khâu nghiệm thu, thanh quyết toán công trình Tổng số sai phạm phát hiện là 14,883 triệu đồng (do tham nhũng 11,299 triệu đồng và sai phạm khác 3,584 triệu đồng) Các đoàn thanh tra đã kiến nghị xử lý thu hồi về ngân sách nhà nước 11,222 triệu đồng, kiến nghị xử lý hành chính 7 vụ, 27 cá nhân.

Đánh giá ĐTPT bằng nguồn vốn NSNN thành phố Hải Phòng

1.4.1 Các kết quả đã đạt được và nguyên nhân của các kết quả

1.4.1.1 Các kết quả đã đạt được

- Về giá trị tài sản mới tăng thêm các ngành lĩnh vực

Vốn đầu tư phát triển ngân sách nhà nước của thành phố Hải Phòng trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào đầu tư xây dựng cơ bản tạo lập các công trình cơ sở hạ tầng, khối lượng tài sản cố định huy động qua các năm đều tăng phục vụ một cách tích cực và trực tiếp cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

Bảng 1.9: Giá trị tài sản cố định mới tăng thêm trên địa bàn thành phố phân theo ngành kinh tế Đơn vị: triệu đồng

1 Nông nghiệp và lâm nghiệp 90.974 160.669 174.768 185.679

5 SX phân phối điện, nước 26.130 63.691 53.860 65.276

7 Thương nghiệp S/C xe có động cơ 381.892 242.043 29.673 28.450

9 Vận tải kho bãi thông tin liên lạc BCVT 1.918.76

11 Hoạt động khoa học công nghệ 65.045 4.191 12.766 15.863

12 Hoạt động liên quan TS, DV, tư vấn 45.289 25.705 30.432 42.658

13 Quản lý nhà nước an ninh quốc phòng 43.479 43.039 51.879 64.980

15 Y tế hoạt động cứu trợ xã hội 21.283 47.304 54.642 49.756

16 Hoạt động văn hóa thể thao 75.460 104.123 80.985 96.984

17 Hoạt động Đảng, đoàn thể

18 Hoạt động phục vụ cá nhân

19 HĐ làm thuê công việc GĐ 0 0 0 0

20 HĐ các tổ chức đoàn thể quốc tế 0 0 0 0

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng

Nhờ thực hiện tốt đầu tư từ ngân sách nhà nước đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản mà giá trị tài sản cố định của nền kinh tế cũng tăng lên đáng kể Có thể thấy giá trị tài sản cố định tăng liên tục qua các năm Do có độ trễ trong hoạt động đầu tư nên giá trị tài sản cố định tăng thêm không phản ánh được hoàn toàn chính xác số vốn đã bỏ ra đầu tư Tuy nhiên trong giai đoạn 2001-2007 thì giá trị tài sản cố định cho tất cả các ngành các lĩnh vực trong nền kinh tế đã tăng đáng kể

 Tác động đến tăng trưởng kinh tế

Với tổng lượng vốn đầu tư tăng liên tục qua các năm đặc biệt là nguồn vốn ngân sách nhà nước nhờ đó mà tổng sản phẩm GDP của thành phố giai đoạn qua đã có những bước tăng trưởng đáng kể

Bảng 1.10: Các chỉ tiêu về GDP của thành phố Hải Phòng

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2010*

Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2006-2010

1 GDP (giá so sánh 1994) tỷ đồng 15.801.4 23.825.8 11,15

3 GDP bình quân đầu người theo giá thực tế triệu đồng 14.3 31.2 20,92

4 Tỷ trọng GDP trong cả nước % 3,7 4,3

5 Cơ cấu GDP theo nhóm ngành % 100 100

Kinh tế thành phố phát triển nhanh, phát huy rõ hơn vai trò là cửa chính ra biển và cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; đang từng bước trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ lớn và trọng điểm kinh tế biển của vùng duyên hải Bắc Bộ và cả nước Tổng sản phẩm trong nước(GDP) đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2006- 2008 (bình quân tăng12,76%/năm); từ năm 2009 đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng chậm hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, bình quân trong 5 năm đạt 11,32%; tuy không đạt mục tiêu Đại hội đề ra (12-13%/năm), song vẫn gấp1,5 lần mức tăng bình quân chung của cả nước Nhiều chỉ tiêu đạt cao, về trước kế hoạch từ 1 đến 3 năm, như sản lượng hàng hoá thông qua cảng, thu ngân sách trên địa bàn, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Quy mô kinh tế tăng đáng kể so với năm 2005, GDP năm 2010 gấp 1,7 lần, GDP bình quân đầu người tăng 63,4% (năm

2010 đạt 1,742USD/người); tỷ trọng GDP (theo giá so sánh) trong GDP cả nước chiếm khoảng 4,4% (năm 2005 là 3,6%)

Sản xuất công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá:

Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm (2006-2010) ước tăng 14,93%/ năm không đạt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đề ra (kế hoạch 5 năm tăng 18-19%/năm). Tuy nhiên công nghiệp vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ lực, đứng thứ 6 về giá trị sản xuất công nghiệp so với cả nước, đứng thứ hai ở khu vực phía Bắc (sau Hà Nội), đến năm 2010 chiếm 31% trong GDP của thành phố, góp phần quan trọng hàng đầu vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, thu hút lao động; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Cơ cấu sản phẩm được đổi mới, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, nâng khá nhanh trình độ công nghệ, nhất là ở các ngành, sản phẩm chủ lực Các sản phẩm mũi nhọn, quan trọng được tập trung đầu tư phát triển, làm nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá như: cơ khí, phôi thép, thép tấm, xi măng, nhiệt điện, phân bón DAP… Đã từng bước hình thành trung tâm công nghiệp đóng tầu, sản xuất kim loại lớn của vùng và cả nước Một số ngành kỹ thuật cao được hình thành như sản xuất máy móc thiết bị điện, điện tử; dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác; thiết bị văn phòng và máy tính Việc thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp có chuyển biến tích cực; đã cơ bản lấp đầy Khu công nghiệp Nomura và các cụm công nghiệp Vĩnh Niệm, Quán Trữ, Các Khu công nghiệp Đình Vũ, Đồ Sơn thu hút được nhiều nhà đầu tư; đang tích cực xây dựng thêm các khu, cụm công nghiệp mới (Sài Gòn - Hải Phòng, VSIP tại Thủy Nguyên…) tạo mặt bằng sạch cho các dự án đầu tư, Việc phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung đã và đang mang lại hiệu quả tích cực, bên cạnh đó đã quan tâm quản lý và bước đầu kiểm soát được nguồn ô nhiễm trong các khu công nghiệp.

Nông nghiệp, nông thôn, nông dân thu được những kết quả quan trọng:

Nông nghiệp: giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 5 năm (2006 – 2010) tăng 4,56%/năm vượt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đề ra (kế hoạch 5 năm tăng 3,5 –4%) Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bảo đảm an ninh lương thực Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 40-42% giá trị của toàn ngành nông nghiệp (năm 2005 chiếm gần 35%) Phát triển khá nhanh các mô hình trang trại và vùng sản xuất tập trung chuyên canh (đến nay trên địa bàn thành phố đã có 618 trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp) đồng thời quan tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao năng suất, giá trị và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp (giá trị sản xuất nông nghiệp trên đất canh tác đạt bình quân 75 triệu đồng/ha/năm, nhiều diện tích đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm) Hình thành và phát triển nhanh các vùng sản xuất nông sản tập trung có giá trị kinh tế cao như vùng chuyên canh rau, chuyên cây công nghiệp truyền thống, cây thực phẩm, hoa, quả và cây cảnh tại các huyện An Dương, An Lão, Thủy Nguyên Từng bước thực hiện có hiệu quả mô hình liên kết Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân.

Thủy sản: giá trị sản xuất thuỷ sản bình quân 5 năm (2006-2010) ước tăng 7,99%/năm không đạt kế hoạch 5 năm đề ra (kế hoạch 5 năm 15%/năm); cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nuôi trồng được đầu tư, nâng cấp, tu bổ, Phát triển nuôi trồng ở cả ba khu vực; đẩy mạnh nuôi thâm canh, bán thâm canh, phát triển nuôi trên biển, nuôi nước ngọt Tiếp tục khuyến khích khai thác đánh bắt hải sản xa bờ; phát triển nhanh đội tàu với kỹ thuật, thiết bị được đầu tư mới, đủ năng lực vươn khơi và mang lại hiệu quả Mở rộng liên kết, hợp tác trong nuôi trồng, khai thác, xuất hiện mô hình mới Hệ thống dịch vụ hậu cần thuỷ sản được tổ chức tốt hơn, phục vụ có hiệu quả cho nuôi trồng, khai thác Hạ tầng nghề cá đã được quan tâm đầu tư, từng bước được hiện đại hoá Việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong đánh bắt, nuôi trồng và chế biến đạt kết quả tích cực hơn Ngày càng khẳng định vai trò là trung tâm sản xuất giống thuỷ - hải sản ở miền Bắc.

Triển khai Dự án dịch vụ hậu cần nghề cá Bạch Long Vỹ giai đoạn 1 và xây dựng cảng, khu neo đậu tàu thuyền nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng huyện đảo trở thành trung tâm chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tỉnh ven biển Bắc và Trung bộ.

Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, đúng định hướng, chất lượng và hiệu quả được nâng lên

Kinh tế dịch vụ phát triển đúng định hướng tạo sức tác động lan tỏa bước đầu đối với vùng, miền và vươn ra quốc tế, khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội; góp phần tích cực, trực tiếp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, từng bước trở thành một trong các trung tâm dịch vụ lớn của vùng Duyên hải Bắc bộ GDP ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao và đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng GDP của thành phố, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP ngành dịch vụ giai đoạn 2006-2010 đạt 12,41%/năm Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng dịch vụ theo hướng hiện đại, nhất là hạ tầng cảng, thương mại, viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải, du lịch Hệ thống cảng biển được mở rộng, nâng cấp, phát triển hướng ra biển, hiện đại hóa phương tiện, đổi mới quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh Hoạt động dịch vụ cảng biển phát triển khá mạnh Sản lượng hàng hoá thông qua các cảng trên địa bàn đạt mục tiêu Đại hội đề ra trước 2 năm. Dịch vụ kho bãi phát triển mạnh, đa dạng; năng lực vận tải (đường bộ, đường biển) được nâng lên; vận tải biển tiếp tục củng cố vai trò là trung tâm của cả nước.

Thương mại phát triển khá toàn diện; tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng 24,13%/năm Quan tâm đầu tư thêm một số trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại, đáp ứng yêu cầu để Hải Phòng giữ vai trò trung tâm phát luồng hàng hoá của vùng và cả nước Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt 1,95 tỷ USD, tăng bình quân 18,93%/ năm, đạt kế hoạch Số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tăng nhanh; cơ cấu sản phẩm xuất khẩu có chuyển biến; sản phẩm công nghiệp chế biến tăng khá.

Du lịch có bước phát triển trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên số lượt khách đến thành phố bình quân 5 năm (2006-2010) tăng 11,67%/năm, không đạt kế hoạch 5 năm đề ra (chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đề ra 5,6 triệu lượt khách vào năm 2010) Cơ sở hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư, có thêm nhiều khách sạn, nhà hàng, tôn tạo nhiều công trình văn hoá lịch sử Chú trọng khai thác lợi thế về du lịch biển, Các khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn được tập trung đầu tư cùng với khu du lịch vịnh Hạ Long trở thành một trong những trung tâm du lịch quốc tế của cả nước.

Bưu chính, viễn thông phát triển mạnh, số doanh nghiệp tăng hơn 2 lần so với năm 2005; thuê bao điện thoại và internet tăng nhanh; mạng viễn thông đã phủ khắp thành phố, kể cả huyện đảo Bạch Long Vỹ Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin phát triển khá nhanh, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính và doanh nghiệp.

Các dịch vụ mới như kinh doanh bất động sản, tư vấn, bảo hiểm, cho thuê tài chính, ngân hàng, chứng khoán… phát triển khá Hoạt động dịch vụ trong các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, công ích, tư vấn… được đẩy mạnh, mở rộng theo hướng xã hội hoá và đạt được kết quả tích cực Dịch vụ phục vụ đầu tư sản xuất - kinh doanh, kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, pháp lý, xây dựng và quản lý đô thị phát triển đa dạng, theo hướng chuyên nghiệp, từng bước đồng bộ, chất lượng được nâng lên Các dịch vụ khuyến nông, khuyến ngư có nhiều tiến bộ, hỗ trợ tốt cho ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và khoa học-công nghệ.

 Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch đúng hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát huy tiềm năng, lợi thế của thành phố; tỷ trọng GDP của các nhóm ngành công nghiệp – xây dựng từ 36,24% năm 2005 lên 37% năm 2010; nhóm ngành dịch vụ từ 50,79% năm 2005 lên 53% năm 2010; nhóm ngành nông, lâm, thủy sản năm 2005 là 12,96% giảm xuống còn 10% vào năm 2010 (chỉ tiêu kế hoạch đề ra đến năm 2010 là công nghiệp – xây dựng 38-39%; dịch vụ 52-53%; nông, lâm, thủy sản 8-9%); nâng tỷ trọng GDP của các nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ từ 87% năm 2005 lên 90% năm 2010.

 Tác động đến môi trường đầu tư

Ngân sách nhà nước tập trung vào các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội của thành phố nên môi trường đầu tư của thành phố đã và đang được cải thiện một cách rõ rệt, mạng lưới giao thông đường bộ, đường biển được phân bố tương đối hợp lý. Việc thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp có chuyển biến tích cực, Hải Phòng đã cơ bản lấp đầy Khu công nghiệp Nomura và các cụm công nghiệp Vĩnh Niệm, Quán Trữ, Các khu công nghiệp Đình Vũ, Đồ Sơn thu hút được nhiều nhà đầu tư và đang tích cực xây dựng thêm các khu, cụm công nghiệp mới (Sài Gòn – Hải Phòng, Vinashin – Shinec, Tân Liên, VSIP tại Thủy Nguyên…) tạo mặt bằng sạch cho đầu tư Việc phát triển các khu cụm công nghiệp tập trung đã và đang mang lại hiệu quả tích cực.

Quan điểm, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng

a Mục tiêu tổng quát của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2006 -2010

Chủ động và sáng tạo phát huy tiềm năng, lợi thế của thành phố cảng, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển toàn diện; cơ bản hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo tiêu chí của thành phố cảng, công nghiệp hiện đại, đô thị trung tâm cấp quốc gia; xây dựng giai đoạn I cảng cửa ngõ quốc tế tại Lạch Huyện, cảng nam Đồ Sơn; văn hóa phát triển tương xứng với vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội; quốc phòng – an ninh được tăng cường; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị được nâng cao, vững mạnh từ cơ sở; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên một bước, tạo nền tảng vững chắc để Hải Phòng cơ bản trở thành thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại trước năm 2020 từ 3 đến 5 năm. b Định hướng phát triển kinh tế Hải Phòng đến năm 2020 và tầm nhìn 2050

Yêu cầu đặt ra cho Hải Phòng phải là một thành phố có vai trò quan trọng trong vùng kinh tế động lực Bắc Bộ, đầu mối giao thông quan trọng, có mỗi quan hệ chặt chẽ hữu cơ với các tỉnh, thành phố trong vùng, có vị trí chiến lược cả về kinh tế và quốc phòng – an ninh đối với cả nước trong bối cảnh phát triển mạnh của cả nước và sự cạnh tranh gay gắt trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trước yêu cầu và tình hình nêu trên định hướng phát triển thành phố đến năm 2020 được Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII xác định là: “Tiếp tục đẩy nhanh quá trình xây dựng Hải Phòng thành thành phố cảng văn minh, hiện đại, cửa chính ra biển, trung tâm công nghiệp, dịch vụ, thủy sản ở miền Bắc, có kinh tế, văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, quốc phòng – an ninh vững chắc, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân”.

Với tiềm năng, thế mạnh là một thành phố cảng, đầu mối giao thông quan trọng, trung tâm công nghiệp có truyền thống lâu đời, cơ cấu ngành công nghiệp phát triển có nhiều sản phẩm mũi nhọn, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía

Bắc, Hải Phòng xác định phải cơ bản trở thành một thành phố cảng, công nghiệp hiện đại trước năm 2020, một trong những đô thị trung tâm cấp quốc gia, xứng với vai trò là cực tăng trưởng mạnh và quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Bộ, vùng đồng băng sông Hồng và cả nước, góp phần cùng Thủ đô Hà Nội thúc đẩy sự phát triển chung của cả vùng Ngày 16-9-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1448/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn 2050 đã xác định: Hải Phòng:

- Là đô thị loại I trung tâm cấp quốc gia, có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh – quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước;

- Là thành phố Cảng, cửa chính ra biển quan trọng của nước ta, là đầu mỗi giao thông quan trọng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang – một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc;

- Là trung tâm kinh tế - khoa học – kỹ thuật tổng hợp của vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc

Căn cứ và yêu cầu phát triển đất nước, tiềm năng và lợi thế của Hải Phòng, Nghị quyết số 32/NQ-TƯ ngày 5-8-2003 của Bộ Chính trị về phát triển Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp đến năm 2020 đã khẳng định: “Phải tập trung xây dựng và phát triển để Hải Phòng xứng đáng là thành phố cảng, công nghiệp hiện đại; là đô thị trung tâm cấp quốc gia; đầu mỗi giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, có cảng nước sâu (nếu điều kiện kỹ thuật cho phéo); một cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế động lực phía Bắc; một trong điểm phát triển kinh tế biển; một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại lớn của cả nước và trung tâm dịch vụ, du lịch, thủy sản, giáo dục và y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ; một pháo đài bất khả xâm phạm về quốc phòng – an ninh; có tổ chức đảng và hệ thống chính trị không ngừng lớn manh, đời sống nhân dân ngày một cao”.

Xuất phát từ mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn 2050, các quan điểm phát triển được xác định như sau:

Thứ nhất, Hải Phòng phát triển nhanh, bền vững và cơ bản trở thành thành phố cảng, công nghiệp hiện đại trước năm 2020 (từ 3-5 năm); tạo động lực, lan tỏa vì sự nghiệp phát triển chung của các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc

Bộ, đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Thứ hai, xây dựng Hải Phòng thành địa phương mạnh về biển, giàu từ biển.

Phát triển mạnh kinh tế biển đảo; tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ có lợi thế cảng biển, những ngành công nghiệp then chốt làm nền tẳng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ ba, phát triển kinh tế đồng thời với phát triển văn hóa – xã hội và xử lý bất bình đẳng xã hội và môi trường, coi trọng phát triển giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, nâng cao nguồn nhân lực, bảo về môi trường, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Thức tư, tăng cường phát triển và quản lý đô thị theo hướng xây dựng đô thị loại I trung tâm, văn minh hiện đại, có mạng lưới các đô thị vệ tinh, gắn liền với đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Thứ năm, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế, tận dụng mọi nhân tố, nguồn lực cho phát triển nhằm mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế trong nước và quốc tế.

Thứ sáu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở khai thác tố tiềm năng lợi thế, chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế của thành phố Chuyển hướng phát triển theo chiều sâu, chú ý các ngành, sản phẩm có giá trị tăng cao, Phát triển mạnh lực lượng sản xuất đồng thời với xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; phát huy mọi nguồn lực, phát triển đồng bộ kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển bằng nguồn vốn

2.2.1 Hoàn thiện chiến lược quy hoạch kế hoạch trong đầu tư

Hải Phòng sớm nhận thức được quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho toàn thành phố là việc làm cần thiết, đặc biệt là trong công tác đầu tư xây dựng, đó là định hướng để đầu tư đúng đắn, tránh dàn trải và lãng phí vốn ngân sách nhà nước Do vậy, thành phố đã chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng và hoàn thiện công tác quy hoạch, đảm bảo quy hoạch đi trước một bước làm cơ sở cho việc ra các quyết định liên quan đến chủ trương đầu tư Đồng thời phải nghiên cứu xây dựng phê duyệt thẩm định quy hoạch chặt chẽ trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng ngành, từng vùng, thường là phải kế hoạch 5 năm, chất lượng quy hoạch phải phù hợp với thị trường, đúng định hướng, đảm bảo cơ cấu vốn, cân đối vĩ mô Xây dựng cơ chế phối hợp và quản lý quy hoạch thống nhất giữa các loại quy hoạch nhằm đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả kinh tế giữa kinh tế trung ương và kinh tế địa phương trên từng đơn vị lãnh thổ.

Quy hoạch trong đầu tư phải mang tầm chiến lược, nằm trong chiến lược chung của toàn bộ hệ thống đầu tư Tính chiến lược trong quy hoạch không chỉ thuần túy là quy hoạch khép kín cấp thành phố mà trên cơ sở quy hoạch của cả vùng, của cả nước Việc quy hoạch thành phố Hải Phòng không thể tách rời sự chỉ đạo của trung ương, của các Bộ, ngành trong toàn bộ chiến lược phát triển kinh tế đất nước Mặt khác, để chủ động, thành phố phải giao các ngành chức năng rà soát lại toàn bộ quy hoạch bao gồm quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ, các quận, huyện, các quy hoạch chung đã được duyệt trước đây để điều chỉnh, bổ sung duyệt lại quy hoạch chung cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của thành phố để bãi bõ và bổ sung cho phù hợp với thực tiễn về những điểm không hợp lý Khẩn trương hoàn chỉnh và phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu đô thị của thành phố, quận, huyện Niêm yết công khai quy hoạch được duyệt để nhân dân, các tổ chức, đối tượng liên quan được biết để thực hiện.

Coi trọng công tác quy hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là quy hoạch quy mô cho từng dự án, đảm bảo phù hợp thời điểm xây dựng trên cơ sở xác định nhu cầu đầu tư Nguồn vốn ngân sách nhà nước cần tập trung ưu tiên tập trung hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ sức phát triển của doanh nghiệp và các nhà đầu tư Kết hợp chặt chẽ giữa các kết cấu hạ tầng quy mô lớn và hạ tầng quy mô vừa và nhỏ thành một mạng lưới đồng bộ thống nhất Quy hoạch từng ngành như giao thông, thủy lợi, điện, cấp thoát nước… cần xác định rõ vị trí của từng ngành, định hướng phát triển của ngành cũng như từng công trình chủ yếu, phải cụ thể và có giải pháp thực hiện. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội: nâng cao tầm nhìn và định hướng chiến lược trong công tác quy hoạch để đầu tư có hiệu quả; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, tiếp tục rà soát điều chỉnh quy hoạch đến năm 2025, đẩy mạnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 theo hướng bảo đảm phù hợp giữa quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, tiến hành rà soát quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung để đảm bảo phát triển ngành, phát triển kinh tế - xã hội các quận, huyện, thị xã và thành phố Kiên quyết không triển khai các dự án không phù hợp với quy hoạch, không hiệu quả, không sát với thực tế yêu cầu của ngành, địa phương; đình chỉ các dự án đang thực hiện dở dang nếu thấy không hiệu quả Khắc phục tình trạng quy hoạch được duyệt nhưng không được triển khai thực hiện theo quy định. Đổi mới nội dung và phương pháp lập quy hoạch phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế Tăng khả năng và nâng cao chất lượng công tác dự báo và thông tin cho các ngành, địa phương phục vụ công tác quy hoạch nhất là cung cấp thông tin kinh tế, thị trường, khoa học công nghệ Đảm bảo quy hoạch là cơ sở vững chắc định hướng cho đầu tư và kinh doanh của mọi thành phần kinh tế Kết hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành với quy hoạch sử dụng đất.

Các dự án đầu tư xây dựng phải tuân thủ theo quy hoạch bao gồm: quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển và quy hoạch xây dựng, trong đó phải lấy quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành làm trọng tâm Phải có các chế tài đủ mạnh đối với các dự án đầu tư không tuân thủ pháp luật, không thực hiện quy hoạch hoặc sai quy hoạch xây dựng.

Chấn chỉnh công tác lập phê duyệt và quản lý quy hoạch ở tất cả các ngành các cấp Xuất phát từ yêu cầu của sự phù hợp giữa quy hoạch phát triển ngành, địa phương và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cần phải quan tâm đúng mức đến công tác lập, phê duyệt quy hoạch ở tất cả các ngành các cấp để tránh trường hợp tất cả các ngành các cấp đều lập quy hoạch nhưng dẫn đến thực thi các công trình ngay sau đó, khi công trình đã hoàn thành phải phá bỏ không thể thực hiện do quy hoạch sai, thay đổi quy hoạch Muốn vậy, phải nâng cao trình độ năng lực cán bộ lập và quản lý quy hoạch ở tất cả các ngành các cấp Tổ chức tốt việc thẩm định các dự án quy hoạch, điều này có ý nghĩa quan trọng từng bước nâng cao chất lượng quy hoạch vừa tạo tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản Sau đó, cần nâng cao hơn nữa tính kết nối giữa các quy hoạch ngành vùng, quy hoạch tỉnh bằng cách rà soát chấn chỉnh công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất nhất là sử dụng đất ven đô, đường giao thông, đất khu công nghiệp, nhanh chóng khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”.

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát cộng đồng đối với công tác quy hoạch tránh tình trạng không nắm rõ quy hoạch dẫn đến việc đầu tư tràn lan hậu quả là hiệu quả đầu tư thấp gây lãng phí tổn thất lớn Do đó cần công bố công khai minh bạch quy hoạch tổng thể chiến lược quy hoạch phát triển của từng ngành từng vùng thu hút rộng rãi ý kiến đóng góp tranh thủ sự giám sát của cộng đồng

2.2.2 Hoàn thiện phân cấp trong quản lý đầu tư

Phân cấp quản lý kinh tế nói chung và phân cấp quản lý trong đầu tư nói riêng là những nội dung quan trọng cấu thành chức năng quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân Quản lý đầu tư hiểu là quản lý quy hoạch, kế hoạch cân đối và phân bổ các nguồn lực, quản lý sử dụng các nguồn lực được phân bổ đúng quy định và đạt hiệu quả cao nhất Phân cấp phải đảm bảo những nội dung sau:

Mục tiêu của phân cấp trong quản lý đầu tư nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của hoạt động đầu tư Hiệu quả của hoạt động đầu tư được thể hiện bởi 4 nguyên tắc: đúng quy định, đúng nguyên tắc, đúng tiến độ chất lượng và hiệu quả.

- Đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành

- Đảm bảo việc chuẩn bị ra quyết định một cách nhanh nhất

- Đảm bảo cấp quyết định là cấp có đủ điều kiện cần thiết đối với việc ra quyết định (đủ thẩm quyền và đủ thông tin)

- Đảm bảo người ra quyết định là người duy nhất có quyền, đồng thời có trách nhiệm đối với quyết định Định hướng phân cấp quản lý đầu tư Đối với nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn tín dụng, định hướng phân cấp theo hướng phân cấp quản lý căn cứ vào tính chất, phạm vi hoạt động, lĩnh vực đầu tư, quy mô, nguồn vốn đầu tư mà thực hiện phân cấp các cấp chính quyền quyết định các dự án đầu tư từ ngân sách địa phương và cấp giấy phép cho các dự án đầu tư nước ngoài phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội và khả năng quản lý của địa phương. Đối với hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, định hướng chung là dảm bảo cho các doanh nghiệp hoàn toàn chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư và lựa chọn quyết định đầu tư Các cơ quan quản lý chỉ tham gia từ góc độ người sở hữu phần vốn Nhà nước liên quan Đảm bảo phải được nhấn mạnh và giữ vững đối với hoạt động đầu tư có sử dụng các nguồn tài nguyên Quốc gia, có tham gia xây dựng hoặc sử dụng các cơ sở hạ tầng

Nội dung phân cấp quản lý

- Phân cấp quản lý quy hoạch phát triển

Xác định lĩnh vực, cấp phải lập quy hoạch phát triển và thời hạn tương ứng với từng cấp.

Xác định vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa các loại quy hoạch với nhau Xác định tiêu chí phân cấp cho việc tổ chức thẩm định phê duyệt

Quy định rõ trách nhiệm đối với các đối tượng liên quan trong tổ chức thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, nội dung quy hoạch

Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan giám sát, kiểm tra thanh tra việc quản lý thực hiện quy hoạch.

- Phân cấp quản lý các kế hoạch phát triển (kế hoạch đầu tư)

Trước hết, tất cả các cơ quan đơn vị các cấp sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tín dụng Nhà nước đều phải lập kế hoạch phát triển, trong đó có kế hoạch đầu tư Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan đơn vị lập kế hoạch phát triển, nội dung của kế hoạch phát triển, kế hoạch phải phù hợp và nhằm thực hiện quy hoạch phát triển Xác định phân cấp nào bố trí vốn cho quy hoạch phát triển thì cấp đó là người phê duyệt kế hoạch, cấp nào lập và phê duyệt kế hoạch thì cấp đó chịu trách nhiệm quản lý kế hoạch

Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan giám sát, kiểm tra thanh tra

- Phân cấp các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách và vốn tín dụng Nhà nước Phân định rõ giữa công tác quản lý Nhà nước về đầu tư và việc quản lý dự án của chủ đầu tư Gắn phân cấp quản lý với trách nhiệm cụ thể, với công tác kiểm tra, thanh tra

2.2.3 Cải cách sửa đổi bổ sung thủ tục hành chính trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư

- Công tác giải phóng mặt bằng

Công tác giải phóng mặt bằng cần phải được thực hiện trước một bước bằng cách đưa công tác giải phóng mặt bằng vào giai đoạn chuẩn bị đầu tư Nếu mặt bằng chưa được giải phóng ở mức cần thiết đủ tiêu chuẩn triển khai thi công thì không được thi công tổ chức đấu thầu

Với những bất cập, vướng mắc thường có trong đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân có đất bị thu hồi trong một số dự án, đây cũng là bất cập chung trong việc thu hồi đất, do đó rất cần biện pháp giải quyết.

Cần có chế độ chính sách đền bù hợp lý, thỏa đáng cho người dân, tạo điều kiện cho các hộ dân có đất bị thu hồi tạo lập cuộc sống ổn định Tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai đúng tiến độ, đảm bảo cho dự án được người dân đồng tình, ủng hộ triển khai thuận lợi.

Kiến nghị Chính phủ sớm sửa đổi các chính sách đền bù thiệt hại để giải phóng mặt bằng.

Ngày đăng: 24/08/2023, 16:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu 1.1: Bảng so sánh tổng vốn đầu tư toàn xã hội thành phố Hải Phòng so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả nước - Dau tu phat trien bang nguon von ngan sach nha 176534
i ểu 1.1: Bảng so sánh tổng vốn đầu tư toàn xã hội thành phố Hải Phòng so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả nước (Trang 16)
Bảng 1.1: Tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố Hải Phòng - Dau tu phat trien bang nguon von ngan sach nha 176534
Bảng 1.1 Tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố Hải Phòng (Trang 16)
Bảng 1.2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội thành phố Hải Phòng - Dau tu phat trien bang nguon von ngan sach nha 176534
Bảng 1.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội thành phố Hải Phòng (Trang 18)
Bảng 1.3: Bảng so sánh vốn đầu tư ngân sách nhà nước so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố Hải Phòng - Dau tu phat trien bang nguon von ngan sach nha 176534
Bảng 1.3 Bảng so sánh vốn đầu tư ngân sách nhà nước so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố Hải Phòng (Trang 20)
Bảng 1.4: Hoạt động thu ngân sách nhà nước của thành phố Hải Phòng - Dau tu phat trien bang nguon von ngan sach nha 176534
Bảng 1.4 Hoạt động thu ngân sách nhà nước của thành phố Hải Phòng (Trang 22)
Bảng 1.5: Cơ cấu đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hải Phòng theo lĩnh vực - Dau tu phat trien bang nguon von ngan sach nha 176534
Bảng 1.5 Cơ cấu đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của thành phố Hải Phòng theo lĩnh vực (Trang 23)
Bảng 1.6 : Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn NSNN của thành phố Hải Phòng theo ngành kinh tế - Dau tu phat trien bang nguon von ngan sach nha 176534
Bảng 1.6 Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn NSNN của thành phố Hải Phòng theo ngành kinh tế (Trang 25)
Bảng 1.7: Quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước theo ngành của thành phố Hải Phòng - Dau tu phat trien bang nguon von ngan sach nha 176534
Bảng 1.7 Quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước theo ngành của thành phố Hải Phòng (Trang 26)
Bảng 1.8: Bảng tổng hợp nguồn vốn ngân sách nhà nước thành phố Hải Phòng theo các quận, huyện - Dau tu phat trien bang nguon von ngan sach nha 176534
Bảng 1.8 Bảng tổng hợp nguồn vốn ngân sách nhà nước thành phố Hải Phòng theo các quận, huyện (Trang 31)
Bảng 1.9: Giá trị tài sản cố định mới tăng thêm trên địa bàn thành phố phân theo ngành kinh tế - Dau tu phat trien bang nguon von ngan sach nha 176534
Bảng 1.9 Giá trị tài sản cố định mới tăng thêm trên địa bàn thành phố phân theo ngành kinh tế (Trang 37)
Bảng 1.10: Các chỉ tiêu về GDP của thành phố Hải Phòng - Dau tu phat trien bang nguon von ngan sach nha 176534
Bảng 1.10 Các chỉ tiêu về GDP của thành phố Hải Phòng (Trang 38)
Bảng 2.1 : Dự báo một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội Hải Phòng  đến năm 2020 - Dau tu phat trien bang nguon von ngan sach nha 176534
Bảng 2.1 Dự báo một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội Hải Phòng đến năm 2020 (Trang 61)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w