THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH THANH HÓA
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA
1.1 Vị trí địa lý, kinh tế, chính trị
Tỉnh Thanh Hoá thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 153 km về phía Nam, có tọa độ địa lý từ 19 o 18 - 20 o 00 vĩ độ Bắc và 104 o 22 - 106 o 04 kinh độ Đông; phía Bắc giáp 3 tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình; phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDC nhân dân Lào; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ Tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 02 thị xã và 24 huyện, với tổng diện tích tự nhiên 11.134,73 km 2 , dân số trung bình năm 2007 khoảng 3,7 triệu người, chiếm 3,4% diện tích và 4,3% dân số cả nước Về vị trí địa lý kinh tế, chính trị của Thanh Hóa có những điểm nổi bật sau:
- Nằm ở cửa ngõ giao lưu giữa Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, giữa Vùng KTTĐ Bắc Bộ với Vùng KTTĐ Trung Bộ, đồng thời nằm trên các tuyến giao lưu quan trọng của hệ thống đường quốc tế và quốc gia như: tuyến đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1A, quốc lộ 10; đường 15A và đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng Trung du Miền núi của tỉnh; có đường 217 nối Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn của Lào nên có nhiều điều kiện để phát triển Thanh Hoá có đường biên giới chung với nước CHDCND Lào dài trên 190 km; có các cửa khẩu Na Mèo, Tén Tần Trong đó, tại cửa khẩu Na Mèo được quy hoạch xây dựng thành Khu kinh tế Cửa khẩu thời kỳ 2008-2015 (Quyết định số 52/2005/QĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ); đây là những lợi thế lớn để Thanh Hóa phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng hợp tác và giao lưu thương mại quốc tế với các tỉnh Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan và các vùng lân cận thông qua hệ thống các tuyến đường xuyên á trong khu vực
- Trong tương lai Vùng KTTĐ Bắc Bộ có khả năng sẽ được mở rộng không gian về phía Nam (đến Thanh Hóa) tạo cơ hội để Thanh Hóa thu hút đầu tư phát triển nhanh hơn Đặc biệt Thanh Hóa có Khu kinh tế Nghi Sơn, tại đây ngoài Khu liên hợp lọc hóa dầu (công trình trọng điểm quốc gia), khu cảng Nghi Sơn (tương lai sẽ là cảng nước sâu lớn ở phía Bắc), nhiều công trình kinh tế lớn khác sẽ được xây dựng… mở ra cơ hội phát triển mới, tạo bước đột phá trong tăng trưởng và
Trần Thanh Nam Lớp Kinh tế đầu tư K48B chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng như của vùng Bắc Trung Bộ theo hướng CNH, HĐH
- Thanh Hóa có nhiều dân tộc anh em sinh sống, có nền văn hóa rất đa dạng về ngôn ngữ, phong tục tập quán Đây là một lợi thế lớn để khai thác phục vụ phát triển du lịch, song cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức quan trọng trong vấn đề giữ gìn khối đại đoàn kết các dân tộc và ổn định chính trị xã hội Vùng núi phía Tây của tỉnh rộng lớn, địa hình phức tạp, giao thông cách trở, kết cấu hạ tầng yếu kém, kinh tế xã hội chậm phát triển… đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cả về kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.
1.2 Đặc điểm địa hình Địa hình ở Thanh Hoá đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành 3 vùng rõ rệt:
* Vùng núi và trung du: gồm 11 huyện (Như Xuân, Như Thanh, Thường xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ và Thạch Thành) với diện tích tự nhiên 7999 km 2 (chiếm 71,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh) Đây là vùng nối liền giữa hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn phía Nam Độ cao trung bình ở vùng núi từ 600 - 700 mét, độ dốc trên
25 o , vùng trung du có độ cao trung bình 150-200 mét, độ dốc từ 15 0 đến 20 0 Vùng có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh gây trở ngại lớn cho phát triển kinh tế và xây dựng kết cấu hạ tầng.
* Vùng đồng bằng: gồm 10 huyện (Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định, Đông
Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung, TP Thanh Hoá và TX Bỉm Sơn) với diện tích tự nhiên 1905 km 2 (chiếm 17,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh) Đây là vùng được bồi tụ bởi hệ thống sông Mã, sông Yên Vùng có địa hình xen kẽ giữa vùng đất bằng với các đồi thấp và núi đá vôi độc lập, độ cao trung bình từ 5 - 15 mét, một số nơi trũng như Hà Trung có độ cao chỉ từ 0 - 1 mét Nhìn chung vùng đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp.
* Vùng ven biển: gồm 6 huyện chạy dọc bờ biển từ huyện Nga Sơn, Hậu
Lộc, Hoằng Hoá, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, với diện tích hơn 1230,6 km 2 (chiếm 11,1% diện tích tự nhiên) Vùng có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình từ 3 - 6 mét, riêng phía Nam huyện Tĩnh Gia địa hình có dạng sống trâu do các dẫy đồi kéo dài ra biển Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp
4 nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cảng và phát triển dịch vụ vận tải sông, biển
Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt là mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
Thanh Hoá có chế độ nhiệt tương đối cao, nhiệt độ trung bình 23,7 o C nhưng có sự khác biệt giữa các vùng Vùng đồng bằng ven biển nhiệt độ cao hơn vùng núi từ 0,5 - 1,5 o C Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 - 7) là 30 - 31 o C, nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) là
17 0 C Biên độ nhiệt ngày đêm khá cao, từ 8 - 10 o C vào các tháng mùa đông Tổng tích ôn cả năm khoảng 8.600 - 8.700 0 C ở vùng đồng bằng ven biển, giảm xuống còn 8.000 0 C và thấp hơn ở vùng núi phía Tây; số giờ nắng cao, trung bình từ 1310 -1460 giờ/năm Tháng có số giờ nắng cao nhất (tháng 6) là 225 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất (tháng 12) là 46 giờ)
Tóm lại, là một tỉnh có diện tích rộng, có đủ các dạng địa hình nên Thanh
Hoá có khí hậu khá đa dạng và phân hoá mạnh theo không gian và thời gian Lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào… là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp Song các yếu tố khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là hạn hán, bão lụt, gió nóng,… ở đồng bằng ven biển phía Đông và lũ quét, lạnh giá, sương muối… ở vùng núi phía Tây cũng gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển chung, nhất là sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.
2 Các tài nguyên thiên nhiên chính
Theo kết quả phúc tra thổ nhưỡng của FAO- UNESCO, tỉnh Thanh Hoá có 8 nhóm đất chính với 20 loại đất khác nhau và được phân bố như sau:
- Nhóm đất xám: Diện tích 717.245 ha, chiếm 64,6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở vùng trung du miền núi, thuộc các huyện Quan Hoá, Bá Thước, Như Xuân, Thường Xuân, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Lang Chánh Đất có tầng dầy, dễ thoát nước, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp và các cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả như cao su, cà phê, chè, cam, chanh, dứa
- Nhóm đất đỏ: Diện tích 37.829 ha, chiếm 3,4% diện tích tự nhiên, phân bố ở độ cao trên 700 mét tại các huyện: Quan Hoá, Lang Chánh, Thường Xuân Nhóm đất này có tầng dày, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, ít chua nên thích hợp với nhiều loại cây trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng Tuy nhiên, do phân bố ở địa
Trần Thanh Nam Lớp Kinh tế đầu tư K48B hình cao, chia cắt mạnh và dễ bị rửa trôi nên việc khai thác sử dụng gặp nhiều khó khăn và cần có biện pháp bảo vệ đất
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BĂNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2005-2009
1 Tình hình đầu tư phát triển của tỉnh Thanh Hóa
1.1 Vốn đầu tư của tỉnh Thanh Hóa
Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ, cải thiện môi trường Nhận thức được tầm quan trọng này, Thanh hóa đã huy động tối đa mọi nguồn nhân lực cho đầu tư , khối lượng vốn đầu tư của tỉnh tăng nhanh trong các năm đó là một tín hiệu đáng mừng và là tiền đề
Trần Thanh Nam Lớp Kinh tế đầu tư K48B để Thanh Hóa tiếp tục phát triển manh mẽ trong những giai đoạn sau.
Bảng 3: Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Đơn vị: triệu đồng,%
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Tốc độ tăng liên hoàn
Tốc độ tăng định gốc
Tổng vốn đầu tư cả nước
%Tổng vốn đầu tư Thanh
Từ kết quả cụ thể trong Bảng 3 , ta có thể thấy tổng vốn đầu tư từ năm 2005-
2009 đạt 10933512 triệu đồng, tăng gấp 7 lần so với thời kỳ 1991 – 1995 và gấp 4 lần so với thời kì 1996 – 2000, bình quân đạt 2186700 triệu đồng/ năm Có thể nói đây là một bước phát triển đáng ghi nhận mà tỉnh đã đạt được trong thời kỳ kế hoạch của tỉnh 2006 – 2010 Quy mô vốn đầu tư toàn tỉnh có xu hướng tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước Cụ thể là năm 2005 vốn đầu tư của tỉnh chỉ có 839199 triệu thì đến năm 2006 là 1060377 triệu đồng tăng 221178 triệu đồng , tăng 26,36% so với năm trước Và năm 2009
16 khoảng cách vốn đầu tư so với năm 2008 đã là 2104091 triệu đồng tăng đến 82,17% gấp 3.12 lần so với năm 2005-2006
Không những thế , Kế hoạch đầu tư phát triển năm 2009 đã được thực hiện trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế trong nước, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư phát triển Tuy nhiên, nhờ việc thực hiện các chính sách kích cầu đầu tư của Chính phủ, trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi, giá cả vật tư, nguyên liệu ổn định, với sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, linh hoạt của UBND tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, các chủ đầu tư, nhà thầu; tình hình đầu tư phát triển năm 2009 đạt được kết quả tích cực: huy động vốn đầu tư phát triển vượt kế hoạch và tăng cao so với cùng kỳ, tiến độ thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án đạt mục tiêu kế hoạch và có chuyển biến rõ nét so với các năm trước, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế năm 2009. Để đạt những thành tích trên là do thời gian qua Thanh Hóa đã tập trung sử dụng nhiều biện pháp có hiệu quả nhằm thu hút tối đa các nguồn vốn đầu tư trong toàn xã hội Với cơ chế đầu tư thông thoáng và ưu đãi đầu tư hấp dẫn đã và đang làm tiền đề cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước mạnh dạn bỏ vốn đầu tư tiến hành sản xuất kinh doanh, nhờ đó mà nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm và luôn vượt kế hoạch đề ra.
1.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của tỉnh Thanh Hóa
Vốn đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa gồm 2 nguồn là nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư nước ngoài bao gồm nguồn vốn đầu tư trực tiếp và một số nguồn tài trợ khác như ODA, JIBIC, NGO được thực hiện thông
Trần Thanh Nam Lớp Kinh tế đầu tư K48B qua hình thức hỗ trợ tín dụng đầu tư phát triển nhà nước… Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội bao gồm:
Vốn ngân sách nhà nước
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước
Vốn đầu tư tư nhân
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bảng 4 : Quy mô nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Thanh Hóa
Năm Chỉ tiêu Đơn vị Tổng VĐT toàn XH
Vốn TD ĐTPT của NN
TW hỗ trợ theo mục tiêu
Một số nguồn bổ xung khác
Trần Thanh Nam Lớp Kinh tế đầu tư K48B
Nhìn chung vốn đầu tư của tỉnh dựa phần lớn vào 2 nguồn đó là nguồn cân đối ngân sách tỉnh và nguồn trung ương hỗ trợ theo mục tiêu, 2 nguồn nay chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh.
Năm 2005 chiếm lần lượt là 33,4% và 40% trong khi các nguồn vốn còn lại chỉ chiếm con số nhỏ so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Tình hình này chỉ khác đi rõ rệt vào những năm 2008 và 2009 , nhìn vào bảng số liệu và so sánh ta thấy tỷ trọng nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh giảm dần 16.53% năm 2008 và chỉ còn 8.08% năm 2009 mà thay vào đó là sự tăng lên của mạnh mẽ của nguồn vốn bổ xung khác ( 3127.9 tỷ dồng ở năm 2009 gần gấp 3 lần vốn bổ xung khác năm 2008 ) Tỷ trọng của nguồn cân đối ngân sách tỉnh giảm đáng kể lý do không phải nguồn vốn này bị giảm đi mà thực chất là sự gia tăng mạnh mẽ của của một số nguồn vốn bổ xung khác và vốn trái phiếu chính phủ tạo ra một sự vươt trội hơn hẳn so với nhưng năm trước đó.
Trong giai đoạn này tỉnh Thanh Hóa chủ trương đầu tư vào cơ sở hạ tầng như : các công trình giao thông (cầu, đường, hệ thống chiếu sáng, ); các công sở; trường học; hệ thống kênh mương thuỷ lợi; điện thoại, thông tin liên lạc Các dự án này chủ yếu sử dụng vốn ngân sách của Nhà nước Các nguồn vốn khác cũng có nhưng không đáng kể Một số công trình nhỏ được đầu tư bằng nguồn vốn tự có của địa phương, tuy nhiên số lượng các dự án này còn rất hạn chế, cả về quy mô vốn lẫn chất lượng.
2 Tình hình đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa
2.1 Quy mô đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng nhanh, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, văn hoá xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, từng bước cải thiện điều kiện sản xuất và đời sống nhân dân Giai đoạn 1996 -
2000 tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 14.823,5 tỷ đồng và giai đoạn 2001
- 2005 đạt 22.014,2 tỷ đồng, tăng 7.180 tỷ đồng so với giai đoạn 1996 - 2000 Giai đoạn 2006-2010 dự kiến đạt 44.500 tỷ đồng
Bảng 5 : Tình hình thu hút vốn đầu tư (giá hiện hành)
2 Vốn khu vực dân cư và các thành phần KT khác 5.047,8 34,1 10.923,7 49,6 16.100 36,2
3 Vốn đầu tư nước ngoài 5.315,8 35,9 124.9 0,6 11.400 25,6
Nguồn Niên giám Thống kê Thanh hoá; sở KH&ĐT.
Cơ cấu vốn đầu tư đã có chuyển biến đáng kể, đã huy động tốt mọi nguồn vốn trong xã hội Vốn đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh đã tăng lên từ 5.047,8 tỷ(giai đoạn 1996 - 2000) lên 10.923,7 tỷ đồng (giai đoạn 2001 - 2005) và giai đoạn 2006-
2010, dự kiến đạt 16.100 tỷ đồng Tuy nhiên vốn đầu tư từ ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách vẫn chiếm tỷ lệ khá cao
Bảng 6 : So sánh vốn đầu tư ngân sách nhà nước so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
9 1,060,377 1,808,479 2,560,683 4,664,774 Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
Tốc độ tăng lien hoàn vốn NSNN % 20 83 45 86
Trong nhưng năm qua nguồn vốn đầu tư cho toàn xã hội không ngừng tăng
Trần Thanh Nam Lớp Kinh tế đầu tư K48B lên từ 839199 triệu đồng vào năm 2005 nhưng sang đến năm 2009 con số này đã là
4664774 triệu đồng gấp 5,6 lần năm 2005.
Biểu 3: so sánh nguồn vốn đầu tư ngân sách và VĐT toàn xã hội
Nếu xét trên cơ cấu nguồn vốn thì vốn ngân sách chi cho đầu tư phát triển đóng góp 1 phần không hề nhỏ trong vòng 5 năm trở lại đây tỷ trọng vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý luôn chiếm trên 91% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Thanh Hóa , duy chỉ có năm 2006 con số này chỉ đạt 86.1% điều này cho thấy nguồn vốn ngân sách cho đầu tư phát triển này đóng vai trò hết sức quan trọng , nó quyết định đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh ở hiện tại và tương lai sau này Bởi trong qua trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa chung của cả nước thì đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung vào đầu tư xây dựng cơ bản, tạo lập cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, xây dựng các cụm khu công nghiệp, xây dựng cầu đường… là việc cần thiết hơn bao giờ hết.
Với nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển , trong những năm qua Thanh Hóa đã đạt được những kết quả quan trọng, năng lực sản xuất của các ngành được tăng cường, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện và nâng cao, cụ thể là:
- Về công nghiệp Nhiều nhà máy mới được đầu tư xây dựng trong giai đoạn này như nhà máy xi măng Nghi Sơn, nhà máy đường Việt Đài, nhà máy bao bì PP Kráp, nhà máy xi măng Công Thanh, nhà máy ô tô VEAM, Nhiều khu, cụm công nghiệp mới được hình thành Năng lực sản xuất của các ngành công nghiệp chủ lực
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
22 trong tỉnh đều tăng mạnh Năm 2007, sản xuất xi măng đạt gần 9 triệu tấn công suất; bia trên 80 triệu lít; đường trên 200 ngàn tấn
- Về kết cấu hạ tầng Hệ thống giao thông được phát triển cả về số lượng và chất lượng Một số tuyến giao thông quan trọng được xây dựng trong thời gian này như: Mục Sơn-Cửa Đặt (16,5 km); Hồi Xuân-Tén Tằn (112 km); đường Hồ Chí Minh (133 km); Cầu Cừ - Kim Tân (23 km) Ngoài ra các tuyến đường biên giới, đường ven biển và hệ thống giao thông nông thôn cũng được nâng cấp, cải tạo, nâng tỷ lệ nhựa hóa và bê tông hoá lên 27% Dự kiến đến năm 2010, sẽ tập trung đầu tư nâng cấp các tuyến đường lên cấp III, cấp IV ở vùng Đồng bằng và cấp IV ở Miền núi; thi công hoàn thành tuyến đường Tây Thanh Hóa (183 km); đầu tư nâng cấp 7 tuyến đường ngang đạt tiêu chuẩn đường nông thôn loại A, mặt rải nhựa Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng bến số 1 và số 2 của cảng tổng hợp Nghi Sơn cùng hệ thống bến bãi, thiết bị xếp dỡ cho phép tiếp nhận tàu đến 30.000 tấn.
Tổng năng lực tưới của hệ thống thủy lợi đạt 222.000 ha, trong đó tưới tự chảy là 119.000 ha; năng lực tiêu đạt 114.736 ha Tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa đạt gần 50% Đặc biệt công trình thủy lợi, thủy điện Cửa Đặt đang được gấp rút hoàn thành, tạo nguồn nước tưới ổn định cho vùng lúa trọng điểm của tỉnh Đã xây dựng mới thêm 1 trạm biến áp 220 KV, 5 trạm 110 KV, 3 trạm trung gian; cải tạo 23 trạm trung gian và mỗi năm xây dựng được 23,8 km đường dây 110 KV Hệ thống điện lưới quốc gia được đầu tư đến 27/27 huyện thị, thành phố trong tỉnh.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH THANH HÓA
1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA
1.1 Quan điểm phát triển tỉnh Thanh Hóa theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
Căn cứ vào đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước đã được xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X là đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp; vào định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của vùng Bắc Trung Bộ,Vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2020 và Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVI; xuất phát từ tiềm năng, lợi thế và các cơ hội phát triển của tỉnh , từ nay đến năm 2020 tỉnh Thanh Hoá sẽ phát triển theo các quan điểm cơ bản sau:
- Phát huy cao độ tiềm năng và vị thế của tỉnh, trên cơ sở đó huy động và sử dụng mọi nguồn lực tạo tốc độ phát triển nhanh và toàn diện kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh, sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với các tỉnh trong vùng và cả nước, tiến tới xây dựng Thanh Hoá trở thành một trong những trung tâm kinh tế-văn hóa, xã hội mạnh của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước.
- Phát triển nền kinh tế hiệu quả và bền vững gắn với bảo vệ môi trường, có cơ cấu hợp lý và sức cạnh tranh cao, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch chất lượng cao Coi trọng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá an toàn và bền vững, xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao đa dạng, hiệu quả.
- Đầu tư tập trung, có trọng tâm, trọng điểm để hình thành các khu vực động lực và nhóm sản phẩm chủ lực; ưu tiên đầu tư để phát triển nhanh KKT Nghi Sơn, tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo phát triển hài hòa giữa các vùng trong tỉnh.
- Từng bước phát triển hài hoà, hợp lý giữa các vùng Ưu tiên phát triển mạnh kinh tế biển và vùng ven biển, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế toàn tỉnh. Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước và nguồn vốn ODA để đầu tư phát triển vùng trung du miền núi, sớm đưa vùng trung du miền núi phía Tây thoát khỏi tình
Lớp Kinh tế đầu tư K48B trạng kém phát triển.
- Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa các lĩnh vực xã hội, đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của tỉnh Kết hợp phát triển kinh tế với từng bước thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, chú trọng công tác xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội, tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc trong tỉnh
- Coi trọng phát triển khoa học, công nghệ; nâng cao chất lượng nghiên cứu và chuyển giao các sản phẩm khoa học-công nghệ vào sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm
- Tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị để phát triển kinh tế- xã hội.
1.2 Mục tiêu phát triển tỉnh Thanh Hóa theo kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế Phấn đấu đến năm 2015, Thanh Hóa nằm trong tốp trung bình của cả nước (một số chỉ tiêu đạt mức tiên tiến). Đến năm 2020 xây dựng Thanh Hoá cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có cơ cấu kinh tế hợp lý, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại và là một trong những trung tâm kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục - thể thao, khoa học - kỹ thuật của vùng Bắc Trung bộ và cả nước, an ninh chính trị ổn định, xã hội văn minh và khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc.
1.2.2 Các mục tiêu cụ thể a) Mục tiêu kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17 -
18 %/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 19%/năm Đến năm 2015 GDP bình quân đầu người của Thanh Hóa đạt mức trung bình cả nước và sẽ vượt mức trung bình cả nước sau 2015.
- Tạo sự chuyển biến căn bản và vững chắc về cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, giảm mạnh tỷ trọng nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản), tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế Đến năm 2015 GTGT ngành nông nghiệp chiếm 15,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 47,6% và dịch vụ
54 xuống chỉ còn khoảng 10%; công nghiệp - xây dựng chiếm 52% và dịch vụ chiếm 38%, đáp ứng yêu cầu của một tỉnh công nghiệp
- Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 800 - 850 triệu USD và năm 2020 đạt trên 2 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 19-20%/năm. b) Mục tiêu xã hội
- Hạn chế tốc độ tăng dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong tỉnh năm 2015 dưới 0,65% và khoảng 0,5% năm 2020.
- Duy trì và củng cố vững chắc thành quả phổ cập THCS, hoàn thành phổ cập THPT trước năm 2020 Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tỉnh lên 45% năm
2015 và 55 - 60% năm 2020 (trong đó lao động qua đào tạo nghề là 45%)
- Từ nay đến năm 2020, mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 5 vạn lao động Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ 4,0% năm 2010 xuống dưới 3% năm 2020; giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn xuống còn khoảng 5% năm 2015 và dưới 3,5% năm 2020.
- Mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn hiện nay) khoảng 3 - 5%
- Hoàn thiện mạng lưới y tế từ tỉnh đến xã, bản Phấn đấu 100% số trạm xá xã có bác sỹ trước năm 2015; Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn khoảng 18 - 20% vào năm 2015 và dưới 10% vào năm 2020.
- Đến năm 2015 toàn bộ hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường đến trung tâm xã và cụm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 90% số xã có điện và 100% dân số được xem truyền hình c) Mục tiêu bảo vệ môi trường
- Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 53 - 54% năm 2015 và trên 60% vào năm
2020, đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn và đóng góp lớn vào nền kinh tế. Bảo vệ môi trường nước ngầm, nước mặt, vùng biển và ven biển.