địa kiến tạo Nguyễn xuân Bao

115 535 4
địa kiến tạo Nguyễn xuân Bao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Địa kiến tạo 0 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT VÀ DẦU KHÍ Nguyễn Xuân Bao & Dương Văn Cầu ĐỊA KIẾN TẠO Tp. Hồ Chí Minh, 2012 Địa kiến tạo 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1- KIẾN TẠO MẢNG 6 1.1- THUYÊ ́ T TA ́ CH DA ̃ N ĐA ́ Y BIÊ ̉ N 6 1.2- CÂ ́ U TA ̣ O TRA ́ I ĐÂ ́ T 6 1.3 TA ́ CH DA ̃ N ĐA ́ Y BIÊ ̉ N 9 1.4- CA ́ C RANH GIƠ ́ I MA ̉ NG 9 1.4.1 Các ranh giới phân kì (các sống đại dương) 10 1.4.2 Các đứt gãy chuyển dạng và các đới khe nứt 12 1.4.3 Các chỗ giáp nối chạc ba (Triple junctions) 13 1.4.4 Các ranh giới hội tụ (các đới chúc chìm) 15 1.4.5 Các ranh giới va chạm (collisional boundaries) 17 1.4.6 Các tương tác giữa mảng và sống 18 1.5 CHU KI ̀ WILSON 20 1.6 CA ́ C LƯ ̣ C TRUYÊ ̀ N ĐÔ ̣ NG MA ̉ NG 21 1.7 ĐI ̣ A TƯ ̀ (GEOMAGNETISM) 22 1.7.1 Sự từ hóa đá (rock magnetization) 22 1.7.2 Các đảo ngược trong từ trường Trái Đất 25 1.7.3 Nghiên cứu cổ từ (paleomagnetism) 25 1.8 CA ́ C ĐIÊ ̉ M NO ́ NG (HOTSPOTS) VA ̀ CA ́ C PLUM (PLUMES) 26 CHƯƠNG 2- VỎ TRÁI ĐẤT 30 CHƯƠNG 3- CÁC BỐI CẢNH KIẾN TẠO 34 3.1 CA ́ C SÔ ́ NG ĐA ̣ I DƯƠNG 34 3.2 OPHIOLIT 36 3.2.1 Khái quát 36 3.2.2 Bối cảnh kiến tạo và sự xâm vị (emplacement) của ophiolit 37 3.2.3 Sự tạo thành ophiolit 39 3.3 CA ́ C BÔ ́ I CA ̉ NH KIÊ ́ N TA ̣ O LIÊN QUAN ĐÊ ́ N CA ́ C PLUM (PLUMES) MANTI 42 3.3.1 Các cao nguyên ngầm dưới biển và các sống phi địa chấn (aseismic ridges) 42 3.3.2 Các basalt lũ (flood basalt) lục địa 43 3.3.3 Các đảo núi lửa 44 3.3.4 Các chùm (swarm) dyke mafic khồng lồ 45 3.4 CA ́ C CRATON VA ̀ CA ́ C RI ̀ A THU ̣ ĐÔ ̣ NG 49 3.5 CA ́ C RIFT LU ̣ C ĐI ̣ A 51 3.5.1 Các đặc điểm chung 51 3.5.2 Các tổ hợp đá 51 3.5.3 Sự phát triển và tiến hóa của rift 52 3.5.4 Các cơ chế sinh rift 56 3.6 CA ́ C HÊ ̣ THÔ ́ NG CUNG 57 3.6.1 Các tổ hợp đá liên quan đến chúc chìm 57 3.6.2 Các đới chúc chìm ứng suất cao và ứng suất thấp 63 3.6.3 Các quá trình ở cung 64 Địa kiến tạo 2 3.6.4 Hoạt động biến chất áp suất cao 67 3.6.5 Các đá magma 68 3.6.6 Sự thay đổi thành phần của các magma ở cung 70 3.7 CA ́ C ĐAI TA ̣ O NU ́ I (OROGENS) 71 3.7.1 Hai kiểu tạo núi 71 3.7.2 Các tổ hợp đá tạo núi 74 3.7.3 Các yếu tô kiến tạo của một đai tạo núi va chạm 75 3.7.4 Các đới khâu (sutures) 78 3.7.5 Các bồn tiền xứ và nội xứ 78 3.7.6 Dãy Himalaya 79 3.7.7 Các kịch bản va chạm lí tưởng hóa 80 3.8 CA ́ C BO ́ I CA ̉ NH KIÊ ́ N TA ̣ O KHÔNG RO ̃ 82 3.8.1 Các granit phi tạo núi (anorogenic granites) 82 3.8.2 Các đá lục Archei 84 3.9 CA ́ C TI ́ CH TU ̣ KHOA ́ NG VA ̀ NĂNG LƯƠ ̣ NG 89 3.9.1 Khái quát 89 3.9.2 Các khoáng tích (mineral deposits) 90 3.9.3 Các tích tụ năng lượng 94 CHƯƠNG 4- MANTI VÀ NHÂN TRÁI ĐẤT (TÓM TẮT) 95 CHƯƠNG 5- TIẾN HÓA VỎ VÀ MANTI (TÓM TẮT) 102 CHƯƠNG 6- SỰ HÌNH THÀNH CỦA VŨ TRỤ, THÁI DƯƠNG HỆ VÀ TRÁI ĐẤT (TÓM TẮT) 107 CHƯƠNG 7: TIẾN HÓA KIẾN TẠO TRÁI ĐẤT 109 EXPANDING EARTH AND PANGAEA THEORY 114 Địa kiến tạo 3 MỞ ĐẦU ịa kiến tạo là khoa học về cấu tạo Trái Đất và sự tiến hóa của nó. Địa kiến tạo nghiên cứu các cấu tạo của các quyển nằm trên của Trái Đất (vỏ và manti trên), sự vận động của chúng trong không gian và thời gian. Nhiệm vụ của địa kiến tạo bao gồm việc xác lập trình tự, thời gian và điều kiện thành tạo các cấu tạo và các tổ hợp thạch-kiến tạo, cũng như cung cấp cơ sở để nghiên cứu các lĩnh vực khác của địa chất học: địa tầng,thạch luận,… và các kiến thức cần thiết trong việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác khoáng sản, điều tra địa chất thủy văn, địa chất công trình và cảnh báo các tai biến thiên nhiên. Lịch sử phát triển môn địa kiến tạo đã trải qua nhiều giai đoạn với những học thuyết và trường phái khác nhau, tranh chấp nhau gay gắt. Tất cả đều nhằm giải thích các hiện tượng địa chất và tìm ra nguyên nhân gây ra chúng. Từ nửa cuối thế kỉ 17 đã diễn ra cuộc tranh cãi kéo dài giữa thuyết “thủy thành” (neptunism) và thuyết “hỏa thành” (plutonism). Thuyết thủy thành do A.G.Werner đại diện cho rằng hoạt động của vỏ Trái Đất chủ yếu do các quá trình ngoại sinh, trước hết do tác dụng hòa tan của nước. Trái lại, thuyết hỏa thành do J.Hutton chủ trương lại nhấn mạnh vai trò chủ yếu của tác nhân nội sinh ở bên trong Trái Đất, đặc biệt là sự dâng lên của các dung nham magma. Đầu thế kỉ 19 nổi lên thuyết “dâng lên” (upwelling) do Lomonosov đề xướng mà thực chất là một môn phái của thuyết hỏa thành. Ông cho rằng động đất gây ra sự nâng lên hạ xuống các khu bề mặt trái đất, sự di chuyển các đường bờ, sự xuất hiện và biến mất các dãy núi, các đảo và các lục địa. Đến cuối thế kỉ 19 thuyết nâng lên suy yếu nhường chỗ cho thuyết “co rút” (contraction) dựa trên thuyết hình thành vũ trụ của Kant-Laplace, tức là quan niệm Trái Đất co rút thể tích do nguội lạnh khiến vỏ bị biến dạng và sinh ra các hệ uốn nếp. Giai đoạn này cũng bắt đầu hình thành thuyết địa máng (geosyncline) của James Hall và James D. Dana và thuyết đẳng tĩnh (isostasy) của Dutton, H. Pratt và G. B. Airy. Sang đầu thế kỉ 20 thuyết co rút lâm vào khủng hoảng khi các nhà vũ trụ học cho rằng Trái Đất không phải ngày càng nguội đi mà trái lại ngày càng nóng lên do sự phân rã phóng xạ trong lòng Đất. Thay vào đó lại có thuyết khác như thuyết “dòng dưới vỏ” (under-crust flow) của O. Ampherer, thuyết “mạch động” (pulsation) của V. Bukher và cả thuyết “dãn nở” (broadening) của B. Lindeman, O. Hingenberg,… Các thuyết này đều nằm trong phạm trù thuyết “tĩnh” (fixism), đối lập với thuyết “động” (mobilism) do F. Taylor và A. Wegener đề xướng. Nhưng Đ Địa kiến tạo 4 giả thuyết “trôi dạt lục địa” (continental drift) của A. Wegener trong những năm 1930-1950 còn lạc lõng trong sự phục hưng của thuyết “nâng lên”, nhấn mạnh đến sự chuyển động nâng lên thẳng đứng của vỏ Trái Đất và sự dâng lên của magma, là sản phẩm phân dị sâu vật chất manti dưới ảnh hưởng nung nóng bởi nhiệt độ có nguồn gốc phóng xạ. Đại diện tiêu biểu cho môn phái tĩnh đó là V. V. Belousov và R. W. van Bemmelen. Đồng thời giai đoạn này còn chứng kiến sự phồn thịnh và thống trị của học thuyết về “các nền và địa máng” với các học giả nổi tiếng như A. D. Arkhangelsky, N. C. Shatsky, A. V. Peive, A. L. Yanshin, A. A. Bogdanov, M. V. Muratov, V. E. Khain, H. Stille, J. M. Kay,… Vào nửa sau thế kỉ 20 những thành tựu có tính đột phá của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật-công nghệ đã dẫn tới các phát kiến quan trọng về nhiều vấn đề thiết yếu của kiến tạo học như: vỏ đại dương và hệ thống sống núi giữa đại dương, sự tồn tại của quyển mềm trong manti trên, sự đảo ngược có tính chu kì của từ trường Trái Đất, các dị từ dạng tuyến đẳng thời và cách đều ở hai bên các sống đại dương,… Những phát hiện này làm lung lay tận gốc thuyết tĩnh và làm hồi sinh thuyết động, hình thành “thuyết động mới” (neomobilism) còn được gọi là “kiến tạo toàn cầu” (Global Tectonics) vì bao trùm việc nghiên cứu trên toàn thể các lục địa và các đại dương, hoặc “kiến tạo mảng” (Plate Tectonics) vì cho rằng phần bên ngoài Trái Đất gồm các mảng thạch quyển không ngừng chuyển động tương tác với nhau. Các mảng sinh ra ở các sống núi giữa đại dương và tiêu biến đi ở các rìa mảng hội tụ, nơi phát sinh động đất, các hoạt động magma, biến dạng và tạo núi. Kiến tạo mảng hiện đại có khả năng động viên và liên kết nhiều bộ môn khoa học để kiến giải hợp logic không những các thực thể địa chất mà cả nguồn gốc, các nhân tố và cơ chế thành tạo của chúng, cũng như các mối liên quan và tương tác trong bốn chiều không gian và thời gian, tức là nhận biết được thực chất các quy luật kiến tạo và sinh khoáng, điều mà học thuyết địa máng trước đó chưa giải quyết được. Trong số các học giả tiên phong mô tả kiến tạo mảng có thể kể J. T. Wilson, R. S. Dietg, H. H. Hess, B. Isacks, J. Oliver, L. R. Sykes, Le Pichon, W. J. Morgan, F. J. Vine, D. H. Matthews, J. F. Dewey, Ngày nay kiến tạo mảng chiếm địa vị độc tôn trên toàn thế giới trong lúc kiến tạo địa máng đã trở nên lỗi thời và hầu như bị quên lãng. Giáo trình Địa Kiến tạo này do đó bỏ qua việc trình bày các khái niệm và thuật ngữ kiến tạo theo thuyết nền và dịa máng lỗ thời mà tập trung vào việc cung cấp những kiến thức hiện đại cơ bản về: kiến tạo mảng, vỏ Trái Đất, các bối cảnh kiến tạo, manti và nhân của Trái Đất, sự tiến hóa của vỏ và manti, tiến hóa kiến tạo khu vực của thế giới và của Việt Nam. Nó được biên soạn chủ yếu dựa vào quyển “Plate tectonics and crustal evolution” xuất bản lần thứ tư vào năm 1997 của GS. Địa kiến tạo 5 Kent C. Condie, trong đó có phần chỉ trình bày tóm tắt hoặc lược bỏ, bù lại rải rác có bổ sung hoặc điều chỉnh đôi điều thích hợp. Phần lớn các hình vẽ được trích từ nguồn Internet. Địa kiến tạo 6 Chương 1- KIẾN TẠO MẢNG 1.1- THUYẾT TÁCH DÃN ĐÁY BIỂN Có hai giả thuyết kiến tạo mảng là: - Lớp bên ngoài Trái Đất, gọi là thạch quyển (lithosphere), có bản chất cứng rắn nằm trên lớp yếu hơn trong manti, gọi là quyển mềm (asthenosphere). - Thạch quyển bị vỡ ra thành một số mảng, chúng chuyển động so với nhau và liên tục thay đổi về hình dáng và kích thước (H.1.1). Tiền thân của kiến tạo mảng là thuyết “tách dãn đáy biển” (seafloor spreading) cho rằng thạch quyển mới được tạo thành ở các sống đại dương(ocean ridges) và chuyển động ra khỏi trục sống với một chuyển động giống như một băng tải trong khi thạch quyển mới lấp đầy trong khe nứt hoặc rift đang hình thành. Thạch quyển đại dương sinh ra bao nhiêu ở sống đại dương thì bị cuốn hút lại vào manti và mất đi bấy nhiêu ở các đới chúc chìm (subduction zones) nên diện tích bề mặt Trái Đất không đổi. Lí thuyết về tách dãn đáy biển đó được đề ra đầu tiên bởi Robert Dietz (1961), Harry Hess (1962) và Jacson Morgan (1968). 1.2- CẤU TẠO TRÁI ĐẤT Trước tiên chúng ta cần biết về cấu tạo Trái Đất. Nó bao gồm nhiều lớp, gọi là các quyển, khác nhau về thành phần vật chất và tính trạng (behaviour) lý-hóa. Việc nhận biết các quyển là nhờ kết quả thăm dò địa chấn sâu. Các tốc độ sóng địa chấn thay đổi theo áp suất (độ sâu), nhiệt độ, khoáng vật, thành phần hóa học và mức độ nóng chảy cục bộ. Bề mặt ranh giới giữa hai quyển liền kề thể hiện là một gián đoạn địa chấn (seismic discontinuity), nơi tốc độ sóng địa chấn và mật độ thay đổi đột ngột(tăng lên nhanh chóng khi xuống quyển dưới). Năm 1910, Andrija Mohorovicic đầu tiên phát hiện sự tăng đột ngột trong tốc độ sóng P từ khoảng 6,6 km/sec đến khoảng 8,0 km/sec. Nó xuất hiện từ 10 đến 12 km bên dưới các đại dương, đến 30 đến 50 km bên dưới các lục địa (đến 80 km ở đai tạo núi va chạm). Gián đoạn đó gọi là mặt Moho, ranh giới giữa vỏ bên trên và manti bên dưới. Ngoài ra còn có các gián đoạn địa chấn khác, dựa vào đó để chia ra các quyển như sau, kể từ ngoài vào trong: - Vỏ (crust) là lớp nằm trên Moho, dày từ khoảng 3km ở một vài sống núi đại dương (oceanic ridge) đến khoảng 80 km ở các đai tạo núi va chạm (collisional orogen) - Thạch quyển (lithosphere) dày 50-300 km, là lớp chắc khỏe bên ngoài của Trái Đất, bao gồm vỏ và phần cao nhất của manti trên (có độ nhớt lớn). Thạch quyển phản ứng với nhiều ứng suất như thể rắn giòn. Địa kiến tạo 7 H1. 1 Bản đồ các mảng thạch quyển chính Mũi tên chỉ hướng chuyển động mảng. Đường răng cưa chỉ ranh giới mảng hội tụ (các đới chúc chìm và các tạo núi); đường đơn chỉ ranh giới mảng phân kỳ (sống đại dương) và đứt gãy chuyển dạng. Địa kiến tạo 8 - Quyển mềm (asthemosphere) nằm dưới thạch quyển và xuống đến gián đoạn 660 km. Đây là lớp mềm yếu và có phản ứng với ứng suất theo cung cách của chất nhão. - Manti trên (upper mantle) nằm từ Moho xuống đến gián đoạn 660km và bao gồm phần dưới của thạch quyển và phần trên của quyển mềm. Vùng từ 410km đến 660km là đới chuyển tiếp với 2 sự biến đổi trạng thái rắn: từ olivin đến wadsleyit ở 410 km và từ spinel đến perovskit + magnesiowustit ở 660km. - Manti dưới (lower mantle) nằm từ gián đoạn 660km đến gián đoạn 2900km ở ranh giới giữa manti và nhân. Phần lớn nó đặc trưng bởi sự tăng khá đều về tốc độ và mật độ ứng với tăng áp lực thủy tĩnh. Giữa 220->250 km trên ranh giới giữa manti và nhân xuất hiện một vùng không thay đổi về tốc độ và mật độ, gọi là lớp D’’ theo sóng địa chấn. Manti dưới cũng gọi là quyển giữa(mesosphere), một vùng khỏe nhưng tương đối thụ động đối với các quá trình biến dạng. - Nhân ngoài (outer core): ở từ 2900km đến gián đoạn 5200 km. Nó không truyền dẫn sóng S và được giải đoán là lỏng. - Nhân trong (inner core) ở từ gián đoạn 5200 km đến tâm Trái Đất, truyền dẫn sóng S mặc dù ở tốc độ rất thấp và được giải đoán là ở gần điểm nóng chảy. Chỉ có 2 lớp trong Trái Đất có gradient tốc độ địa chấn thấp một cách dị thường: đới LVZ (Low Velocity Zone) ở đáy thạch quyển và lớp D’’ ở ngay trên nhân. Hai lớp này trùng hợp với gradient nhiệt độ rất dốc, vì vậy cũng là các lớp ranh giới nhiệt độ trong Trái đất. Đới LVZ quan trọng vì các mảng tách khỏi manti ở lớp này nên có thể nói kiến tạo mảng không thể tồn tại mà không có LVZ. Còn lớp D’’ quan trọng vì đó có thể là nơi sinh ra plum manti (mantle plume). H1. 2 Các quyển bên trong Trái đất Địa kiến tạo 9 1.3 TÁCH DÃN ĐÁY BIỂN Năm 1963 Vine và Matthews đề ra việc tách dãn đáy biển để giải thích các dị từ dạng tuyến trên đáy biển. Hai ông cho rằng các dị từ đó là kết quả của tách dãn đáy biển kết hợp với các đảo nghịch trong địa từ trường, sự ghi lại các đảo nghịch được bảo lưu trong sự từ hóa ở phần cao vỏ đại dương. Mô hình đó dự báo rằng các đường của vỏ bị từ hóa thuận và nghịch xen kẽ nhau phải song song với đỉnh sống đại dương, với các tương phản từ tính rõ rệt giữa chúng gây ra các gradient dạng tuyến dốc đã quan sát được. Với thang thời địa từ (The Geomagnetic Time Scale) được xác định từ các trầm tích biển được định tuổi bằng cổ sinh Vine (1966) chỉ ra rằng các dị từ đại dương dạng tuyến có thể được giải thích bằng việc tách dãn đại dương. Các sống đại dương là các ranh giới mảng bồi kết, nơi mà thạch quyển mới được tạo ra từ manti dâng lên trong khi các mảng ở hai bên các sống lớn dần và chuyển động ra xa trục sống. Tốc độ trung bình sinh ra thạch quyển đại dương trong mấy triệu năm qua khoảng 3,5 km 2 /năm và nếu tốc độ này được ngoại suy trở về quá khứ địa chất thì vùng bao phủ bởi các bồn đại dương hiện tại (bằng 65% bề mặt Trái Đất) phải được sinh ra ít ra trong 100 triệu năm. Thực vậy, đại dương già nhất có tuổi chỉ khoảng 160 triệu năm, bởi vì các mảng đại dương già hơn đã chúc chìm vào manti và biến mất ở đó. 1.4- CÁC RANH GIỚI MẢNG Các động đất xuất hiện dọc theo các đai khá hẹp và các đai đó đánh dấu các ranh giới giữa các mảng thạch quyển. Có 4 kiểu ranh giới địa chấn, phân biệt bởi các phân bố chấn tâm và các đặc điểm địa chất là: các sống đại dương, các đới chúc chìm, các đứt gãy chuyển dạng (transform faults) và các đới va chạm (collisional zones). Các mảng hiện nay có kích thước trong khoảng từ <10 4 km 2 đến hơn 10 8 km 2 và các rìa thường không trùng khớp với các rìa lục địa. Có 7 mảng lớn là: Âu-Á, Nam Cực, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Thái Bình Dương, Châu Phi và Châu Úc. Các mảng kích thước trung bình (khoảng 10 6 –10 7 km 2 ) bao gồm các mảng Philippin, Arabi, Nasca, Cocos, Caribe và Scotia. Thêm vào đó còn có hơn 30 mảng có diện tích khoảng 10 5 -10 6 km 2 . Cả hai lý thuyết mảng và các nghiên cứu chuyển động đầu tiên (1) 1 ở các ranh giới mảng chỉ ra rằng các mảng được sinh ra ở các sống đại dương, được tiêu thụ ở các đới chúc chìm và trượt cạnh nhau dọc theo các đứt gãy 1 Chuyê ̉ n đ ô ̣ ng đ â ̀ u tiên (firt motion) là hướng chuyển động đầu tiên của các sóng khối (body waves) từ một trận động đất. Diện phân bố của các sóng này cho biết thông tin về chuyển động đứt gãy xảy ra cùng với một trận động đất. [...]... nhau trước kia 33 Địa kiến tạo Chương 3- CÁC BỐI CẢNH KIẾN TẠO Những đặc điểm của các bối cảnh kiến tạo bao gồm các tổ hợp thạch học (cả các đá vỏ trên và các đá xâm nhập), phong cách và lịch sử biến dạng, hoạt động biến chất và các đường P-T-t, cũng như các tích tụ khoáng chất và năng lượng Các tổ hợp đá tạo thành ở các bối cảnh kiến tạo mảng hiện đại gọi là các tổ hợp thạch kiến tạo (petrotectonic... dòng nhiệt cao và các tốc độ sóng địa chấn thấp trong manti trên Nếu các siêu lục địa tập hợp trên chổ manti nguội tụt xuống thì tại sao chúng lại tan rã? Có khả năng là các mảng lục địa nằm trên cách ly manti, cuối cùng trờ nên cao hơn nhiệt độ manti ở dưới các lục địa Khi manti nóng lên, nó dãn nỡ và 27 Địa kiến tạo mảng lục địa nằm trên nứt vỡ tạo rift và các lục địa bắt đầu phân tán Các tính toán... thấp nhất ngay trước khi tan vỡ H1 19 Siêu lục địa Pangea từng tồn tại cách nay 250 triệu năm theo các phóng tác khác nhau 28 Địa kiến tạo H1 20 Siêu lục địa Rodinia đã hình thành vào khoảng 1,2-1,0 tỷ năm trước đây H1 21 Siêu lục địa Gondwana tồn tại vào Paleozoi sớm Hình 13 Quá trình tan vỡ Pangea và trôi dạt các lục đại trong Mesozoi và Cenozoi 29 Địa kiến tạo Chương 2- VỎ TRÁI ĐẤT Vỏ Trái Đất là phần... sau đó tiếp tục được tạo ra từ manti trên cạn kiệt trong suốt thời gian địa chất 20 Các teran (terrane) là các khối vỏ có ranh giới là đứt gãy, có các dãy địa tầng và thạch học riêng biệt và có lịch sử địa chất khác với các teran lân cận Chúng được tạo thành trong các bối cảnh kiến tạo khác nhau, bao gồm các cung đảo, các cao nguyên ngầm dưới biển, các đảo núi lửa và các vi lục địa 21 Các teran là các... mỏng nhiều do hoạt động kiến tạo Núi lửa phun ra nhiều và tập trung ở thung lũng giữa tạo thành các sống núi dài (>50 km) nhưng chỉ tạo thành các nón núi lửa những đoạn căng dãn mạnh Địa hình trục sống thay đổi đáng kể phụ thuộc vào tốc độ tách dãn Những sống tách dãn chậm có thung lũng trục sâu với những 11 Địa kiến tạo núi sườn dốc trong lúc những sống tách dãn nhanh thì có địa hình thấp và vài trường... nên sự chồm vảy về phía bắc, sự biến dạng phức tạp của các lớp phủ trầm tích kiểu nền ở mảng Australia, sự xuất hiện thành tạo olistotrome,… xảy ra trong Miocen muộn đến Pliocen sớm 17 Địa kiến tạo H1 9 Mô hình va chạm lục địa – lục địa H1 10 Lục địa AUSTRALIA chơm va chạm vào lục địa EURASIA ở khi vực Timor 1.4.6 Các tương tác giữa máng và sống Điều gì xảy ra khi một sống đại dương tiến lại gần và cuối... địa chấn nổi bật Có ba đơn vị vỏ: đại dương, chuyển tiếp và lục địa, trong đó vỏ đại dương và lục địa chiếm ưu thế Bảng 2.1 Các đặc trưng địa vật lý của vỏ Kiểu vỏ Lục địa 1 Khiên 2 Nền 3 Tạo núi PZ MZ-KZ 4 Cung rìa lục địa Chuyển tiếp 5 Rift 6 Cung đảo 7 Cao nguyên ngầm dưới biển 8 Bồn biển nội lục Đại dương 9 Sống đại dương 10 Bồn đại dương 11 Bồn biển rìa 12 Cung núi lửa 13 Máng Trung bình lục địa. .. đáy thạch quyển tạo ra các điểm nóng 26 Địa kiến tạo H1 18 Dãy đảo đại dương Hawai và dãy núi biển Emperor hình thành do tương tác giữa mảng đại dương và plum manti 1.9 CÁC SIÊU LỤC ĐỊA Vụ tan vỡ Pangea bắt đầu khoảng 200 triệu năm trước đây, có thể là vụ mới nhất trong số vài vụ tan vỡ siêu lục địa Mặc dù chứng cớ còn ít nhưng các nhà địa chất đang dần thử ráp lại bức tranh của các lục địa tập kết lại... sau khi va chạm lục địa với lục địa Các mảng nhỏ (

Ngày đăng: 12/06/2014, 07:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan