Các đặc điểm chung

Một phần của tài liệu địa kiến tạo Nguyễn xuân Bao (Trang 52)

Các rift lục địa là các bồn có ranh giới là đứt gãy được tạo ra do căng dãn vỏ lục địa. Chúng có thể là đơn thể như các rift ở Đông Phi, hoặc đa thể như trường hợp Miền Bồn và Dãy Núi (the Basin and Range province) ở Tây Hoa Kỳ…cũng

xếp vào loại hình này còn có các aulacogen. Aulacogen là các nhánh non yểu hoặc

ít hoạt động của các đầu mối chạc ba, như thể là các rift Ethiopi và Benue ở châu Phi. Sự tách dãn đã bắt đầu ở Hồng Hải và vịnh Aden 15 – 25 triệu năm và ngày nay có thể đang bắt đầu ở aulacogen Ethiopi. Rift Benue đã trở nên một nhánh yểu trong Creta muộn khi hai nhánh rift khác mở ra như bộ phận của bồn Đại Tây Dương. Các rift có nguồn gốc khác nhau và xuất hiện ở các bối cảnh kiến tạo khu vực khác nhau. Mặc dù môi trường ứng suất trực tiếp của các rift là căng dãn, nhưng môi trường ứng suất khu vực có thể là nén ép, căng dãn hoặc gần như trung tính. Các rift tạo ra ở các craton, như hệ thống rift Đông Phi, thường nằm cùng với các nâng vòm, mặc dù thời gian nâng vòm so với tạo rift có thể thay đổi. Các tài liệu địa vật lý chỉ ra rằng cả vỏ và thạch quyển đều mỏng đi bên dưới rift, và phần lớn hoặc tất cả sự mỏng vỏ xuất hiện ở vỏ dưới dẻo trên một vùng khá rộng hơn so với diện tích biểu hiện của rift đó. Lượng căng dãn ở các rift trẻ có thể được đánh giá từ sự xê dịch ngang của các đứt gãy và từ các mặt cắt trọng lực. Các kết quả đạt từ nhỏ khoảng 10km đối với rift Baical đến >50km đối với rift Rio Grande. Một số rift, như rift Kenya, có dị thường trọng lực nổi bật chạy dọc theo trục nói chung được giải đoán là phản ánh sự xâm vị của các dyke và vỉa ở độ sâu nông. Các buồng magma được mô tả ở các rift dựa trên các tài liệu địa chấn. Mặc dù ở một số trường hợp hoạt động kiến tạo và núi lửa có liên quan trong không gian và thời gian, nhưng ở nhiều trường hợp chúng lại không. Các đới phun trào chính hiếm khi trùng với các đứt gãy rift chính.

Một phần của tài liệu địa kiến tạo Nguyễn xuân Bao (Trang 52)