Ophiolit là các chuỗi đá mafic và siêu mafic được xâm vị bởi kiến tạo , được xem là các mẩu vỏ bồn đại dương hoặc sau cung. Chuỗi ophiolit lý tưởng hóa bao gồm các đơn vị sau, kể từ dưới lên :
1- Đá tectonit siêu mafic (nói chung là hargburgit).
2- Các đá gabro và siêu mafic ly tụ (cumulate) phân lớp.
3- Các gabro, diorit và plagiogranit không ly tụ.
4- Các thể tường (dyke) diabas dạng tấm.
5- Các basalt cầu gối.
Nằm trên chuỗi đá này ở nhiều nơi còn có các trầm tích biển thẳm (abyssal) và biển khơi (pelagic) hoặc các trầm tích vụn núi lửa từ cung (arc-related volcaniclastic). Do bị các đứt gãy phá hủy hay các nguyên nhân khác nên chuỗi ophiolit lý tưởng hóa hiếm khi được tìm thấy trong dữ liệu địa chất. Thay vào đó, một hoặc một số đơn vị ophiolit thiếu vắng hoặc chúng bị cắt xén bởi hoạt động đứt gãy và xuất hiện như những khối trong một thể xáo trộn kiến tạo (tectonic melange).
Một số ophiolit có tiếp xúc là đứt gãy với các trầm tích craton biển nông nằm dưới, trong khi số khác xuất hiện như những lát dăm kiến tạo trong các lăng trụ bồi kết (accretionary prism) với graywack và các đá đến từ cung khác. Các ophiolit này dường như xâm vị tương ứng dọc theo các rìa lục địa thụ động và tích cực. Thể xáo trộn ophiolit cơ sở bao gồm một sự trộn lẫn hổ lốn các đá khác nhau trong một nền bị xén vụn. Thành phần thạch học vụn bao gồm các khoáng vật từ ophiolit tách ra, các trầm tích biển khơi và biển thẳm, đá graywak, và các đá biến chất và núi lửa khác nhau- Các đá nền (matrices) nói chung là serpentinit bị cắt xén. Các thể xáo trộn ophiolit có nguồn gốc kiến tạo và được tạo thành trong khi xâm vị ophiolit (ophiolite emplacement).
Các đá siêu mafic bị cắt xén và serpentinit hóa là một thành phần quan trọng trong phần dưới của phần lớn ophiolit. Các đá tectonit siêu mafic chủ yếu gồm harzburgit với tính phân phiến rõ rệt và nói chung phân dải theo thành phần. Các thấu kính dunit và cromit xuất hiện giữa harzburgit. Nằm trên các đá tectonit là các đá siêu mafic và gabro ly tụ (cumulate) được tạo thành bởi sự kết tinh phân đoạn. Các đá này có kiến trúc ly tụ và rất phát triển sự phân dải theo thành phần (compositional banding). Một số ophiolit chứa gabro, diorit và plagiogranit không ly tụ (non-cumulate) trong phần trên của đới không ly tụ. Plagiogranit là tonalit gồm có thạch anh và plagioclas natri với các khoáng vật silicat mafic. Chúng
37
thường có kiến trúc mọc xen granophyr và có thể xâm nhập vào trong các gabro phân lớp.
Bên trên đơn vị không ly tụ trong ophiolit lý tưởng hóa là « phức hệ dyke
phân tấm » (sheeted dyke complex). Các dyke (thể tường) này có thể cắt qua hoặc
được chuyển dần với các đá không ly tụ .Mặc dù hầu hết là các diabas, nhưng các dyke này có thành phần từ diorit đến pyroxenit, và chiều dày dyke thay đổi, phổ biến từ 1 đến 3 mét. Các rìa tôi nguội một hướng (one-way chilled margins) khá phổ biến trong các dyke phân tấm, điều này nói chung được giải đoán là phản ánh sự xâm nhập thẳng đứng trong đới rift trục đại dương, nơi mà một dyke được xâm nhập ở trung tâm của dyke kia trong khi thạch quyển tách dãn. Sự chuyển tiếp từ các dyke phân tấm đến các basalt cầu gối (pilow basalts) nói chung xuất hiện trên một quãng 50-100m, nơi mà các màn chắn basalt giữa các dyke trở nên phong phú hơn. Đơn vị nằm trên nhất của các ophiolit là basalt sống đại dương , xuất hiện như những dòng cấu tạo cầu gối hoặc là các dăm kết vụn thủy tinh (hyaloclastic breccias). Chiều dày của đơn vị này thay đổi từ mấy mét đến 2 km , và các cầu gối tạo thành mạng rỗ tổ ong (honeycomb network) với từng cá thể cầu gối đạt đến 1m chiều ngang. Một dyke cắt qua đơn vị basalt cầu gối .
Nhiều ophiolit bị phủ bởi các trầm tích phản ánh các môi trường trầm tích biển khơi, biển thẳm hoặc cung. Các trầm tích biển khơi (pelagic) bao gồm đá phiến silic (chert) chứa radiolaria, đá vôi chứa hóa thạch màu đỏ, các trầm tích chứa kim loại và các trầm tích biển thẳm. Các trầm tích biển thẳm (abyssal) chủ yếu là pelit và bột kết được trầm đọng trên các đồng bằng biển thẳm và thường có chứng cớ bắt nguồn cả từ lục địa và núi lửa. Các đồng bằng biển thẳm phần lớn thường ở lân cận các rìa lục địa thụ động và do đó thu hút đáng kể trầm tích từ các thềm lục địa. Một số ophiolit bị phủ bởi graywack và các trầm tích vụn núi lửa có nguồn gốc từ cung.