Dãy Himalaya là một ví dụ tiêu biểu về một dãy núi va chạm. Lịch sử của nó bắt đầu khoảng 80 triệu năm trước đây khi Ấn độ bị tách ra khỏi Gondwana và bắt đầu tiến trình va chạm với châu Á. Va chạm bắt đầu khoảng 55 triệu năm trước đây và còn dang tiếp tục đến ngày nay. Trước khi va chạm, Tây Tạng là một hệ thống cung rìa lục địa với vô vàn đá andesit và tuf dòng tro felsic, còn phía Bắc Ấn Độ là một rìa lục địa thụ động với tướng thềm biển ở phía nam, chuyển sang tướng Tethys nước sâu ở phía bắc. Khi va chạm bắt đầu, các nếp uốn và các vảy chồm chuyển động về phía nam lên mảng Ấn độ. Điều đó làm dày vỏ, gây ra biến chất áp suất cao và nóng chảy cục bộ các đới gốc rễ sinh ra các migmatit và granit sáng màu. Sự chồm vảy tiếp tục ở cả hai phía đới khâu Indus trong khi Ana độ tiếp tục hội tụ vào Tây Tạng. Vào 40 triệu năm trước hoạt động biến dạng tiến triển về phía
nam ngang qua cả hai đới Hymalaya dưới và trên. Sự sụp đổ của “Chân
Hymalaya” (SubHimalayas) và Hymalaya thấp (Lower Himalaya) trong Miocen làm cho các trầm tích thềm Paleozoi hạ ở phía bắc “Đứt gãy chồm Ranh giới chính” (MBT) nằm kề với các đá biến chất và các đá granit sáng màu ở phía nam đứt gãy chồm vãy. Sự hội tụ tiếp diễn của hai mảng lục địa dẫn tới sự đổ quá dốc (oversteepening) của các cấu tạo ở đường khâu Indus và cuối cùng bổ chồm trở lại về phía trên mảng Tây Tạng cũng như tiếp tục bổ chồm hướng về phía Nam. Bồn tiền xứ Siwaliks tiếp tục chuyển động về phía nam ở Hymalaya thấp trong khi các tấm vảy chồm từ phía bắc tiến tới.
80
Lượng co dồn vỏ được ghi nhận ngang qua tạo núi Hymalaya đạt gần 2500 km với tốc độ trung bình khoảng 5 cm/năm. Tuy nhiên, vỏ ở Tây tạng chỉ dày khoảng 70 km tính ra có thể co dồn 1000 km tương ứng. Phần còn lại có vẻ đã bị lấy đi bở đứt gãy trượt bằng ở bắc đới va chạm. Dữ liệu địa chất Đệ tam ở Đông Nam Á đòi hỏi phải có 1000-1500km khoảng cách dịch chuyển trượt bằng, trong đó Ấn độ đã liên tục đẩy Đông Nam Á, tiếp sau đó là Tây Tạng và Trung Quốc theo hướng đông nam. Phần lớn sự dịch chuyển vào giữa Đệ tam đã xuất hiện dọc theo đới đứt gãy trượt trái Sông Hồng kèm theo việc mở ra Biển Đông Việt Nam.
Phần lớn các mô hình về va chạm Ấn độ-Tây Tạng đều bao hàm sự chúc chìm trồi nổi vỏ lục địa. Các dữ liệu động đất ở Hymalaya cho thấy có đới bong tách
cắm về phía bắc nông (~ 30). Bề mặt bong tách này nói chung được giải đoán như
là đỉnh của mảng Ấn độ chúc chìm và có thể đó là “Đứt gãy chồm Tiền tuyến chính” (MFT). Sự hội tụ từ Miocen giữa xảy ra chủ yếu dọc theo “Đứt gãy Trung tâm chính” (MCT) và các đứt gãy nhánh của nó bởi sự quay ngược chiều kim đồng hồ cùa Ấn Độ bên dưới Tây Tạng.