Các đới khâu (sutures)

Một phần của tài liệu địa kiến tạo Nguyễn xuân Bao (Trang 79)

Các đới khâu là các đới cắt dẻo (ductile shear zones) sinh ra bởi sự bổ chồm dọc theo các ranh giới mỏng hội tụ và chúng có bề rộng thay đổi từ mấy trăm mét đến hàng chục kilomet. Các đá ở mảng nội xứ tiếp giáp với các đới khâu chủ yếu là các đá trầm tích và đá núi lửa có liên quan đến cung từ một hệ thống cung trên mảng chồm lên, trong khi ở mảng tiền xứ phổ biến là các trầm tích rìa thụ động. Các mảnh đá từ hai mảng cũng như các ophiolit xuất hiện trong các thể xáo trộn ở đới khâu. Các mảnh đó có kích thước hàng chục đến hàng nghìn mét và được trộn lẫn một cách ngẫu nhiên trong một nền (matrix) thường giàu serpentin.

Một trong những vấn đề trong nhận thức các tạo núi va chạm Tiền Cambri là sự vắng mặt của các đới khâu được xác định chắc chắn. Tuy nhiên, ở các độ sâu của vỏ được phơi lộ phần lớn các teran Tiền Cambri, các đới khâu rất khó được phân biệt với các đới cắt khác. Ví dụ điển hình về một đới khâu Kainozoi là đới khâu Indus ở dãy Himalaya. Tuy vậy, ở vùng Nanga Parbat là nơi có những mức sâu của đới khâu này lộ ra, thật khó nhận ra đới khâu này bởi vì nó cũng có vẻ giống bất kỳ đới cắt nào khác. Các đá ở cả hai phía đới khâu là các amphibolit và gneis bị biến dạng phức tạp không phân biệt khỏi nhau. Nếu đem các cao trình vỏ tương đương của đới khâu Indus so sánh với các tạo núi Tiền – Cambri được khai quật thì có sự giống nhau rõ rệt và các đới cắt sâu ở các tạo núi này có thể hoặc không thể là các đới khâu. Thiếu vắng sự định tuổi địa chất chính xác và sự đo vẽ địa chất chi tiết ở cả hai phía các đới cắt nên không thể nhận diện biết đúng đắn các đới cắt nào là các đới khâu và các đới cắt nào là không phải.

Một phần của tài liệu địa kiến tạo Nguyễn xuân Bao (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)