Trước tiên cần biết các rift được chia thành hai kiểu, phụ thuộc vào cơ chế sinh rift. Một nhóm rift gọi là các rift tích cực được sinh ra bởi sự nâng vòm và nứt tách
của thạch quyển ở những nơi có sự dâng lên của quyển mềm hoặc plum manti. Các
rift thụ động lại sinh ra bởi các ứng suất ở những mảng thạch quyển đang chuyển động hoặc bởi sự kéo lê ở đáy thạch quyển. Các rift tích cực chứa các khối lượng đá núi lửa tương đối lớn, trong khi ở các rift thụ động các trầm tích vụn thô có khối lượng vượt trội các đá núi lửa. Các rift tích cực cũng còn đặc trưng bởi sự nâng sớm và sự bóc móng (early uplift and basement stripping) mà nguyên nhân là có một nguồn nhiệt sâu làm cho vỏ dãn nở. Nói chung, sự nâng lên ở các rift thụ động
53
bị hạn chế ở khu vực gần mặt đất bị căng dãn và đứt gãy ở vai của đới rift, trong khi ở các rift tích cực sự nâng lên trải ra một cách phổ biến đến hàng trăm kilomet ra ngoài bản thân đới rift. Sự căng mỏng thạch quyển bị giới hạn chiều ngang ở đới rift ở các rift thụ động, trong khi ở các rift chủ động đới căng mỏng rộng hơn mấy lần chiều rộng của rift.
Mặc dù các rift chủ động có thể hình thành ở một số bối cảnh kiến tạo, chúng thường có những đặc điểm phát triển chung giống nhau:
1 - Sự phát triển một trũng rộng, nông trước khi nâng vòm hoặc phun trào 2 - Quyển mềm dạng diapir hoặc một plum manti bị cưỡng bức tiêm nhập vào đáy thạch quyển. Trong khi tiêm nhập, các diapir trải qua sự giảm áp đoạn nhiệt
(adiabatic decompression) dẫn đến sự nóng chảy cục bộ và sự bắt đầu hoạt động magma basalt.
3 - Sự nâng lên đẳng tĩnh nổi trồi (buoyant isostatic uplift) của thạch quyển bị nung nóng dẫn tới sự nâng vòm.
4- Sự tiêm nhập các dyke hoặc hoạt động núi lửa từng hồi với hoạt động đứt gãy và sự kéo dài của các hồi và khối lượng magma được phun lên giảm sút với thời gian.
5- Sự nâng vòm và các lực căng giãn làm suy yếu và mỏng thạch quyển.
6- Các thung lũng rift phát triển và có thể đi cùng với các hoạt động magma felsic phong phú, cả phun trào lẫn xâm nhập.
7- Một rift tích cực có thể không phát triển được ngay ở giai đoạn tương đối sớm, thí dụ như rift Keweenawan tuổi Proterozoi muộn ở Bắc Trung Bộ nước Mỹ, hoặc có thể tiếp tục mở ra và tiến hóa thành một bồn đại dương, thí dụ như Hồng Hải
54
3.12. Các mặt cắt minh họa các rift lục địa chũ động và thụ động
3.13. Các giai đoạn nứt tách và đứt mảnh của lục địa và sự phát triển một sống đại dương
55
Có 3 kiểu rift cả tích cực lẫn thụ động. Các rift tích cực được thể hiện bởi các sống đại dương, các rift lục địa và các aulacogen và các bồn sau cung. Khi các rift lục địa và các rift sau cung tiếp tục mở ra, chúng có thể tiến hóa thành các sống đại dương và tất cả ba kiểu rift thụ động có thể tiến hóa thành rift tích cực . Một chuỗi có thể xảy ra trong sự đứt tách một lục địa do tiếp tục mở ra của một rift lục địa được minh họa ở hình 3.5. Lịch sử đó dựa vào sự nở ra của Hồng Hải bắt đầu khoảng trước đây 30 triệu năm. Một plum manti hoặc sự dâng lên quyển mềm khiến cho thạch quyển bị căng mỏng và nứt vỡ thành một loạt địa hào, trong đó tích tụ các trầm tích vụn từ các địa lũy nằm xem kẽ giữa trôi xuống, và magma basalt phun vào phần trục của hệ thống địa hào. Cuối cùng, vỏ (và thạch quyển) đại dương sinh ra trong khi vỏ lục địa chia tách và một sống đại dương hình thành. Các tàn tích của các dòng và vỉa basalt và các trầm tích vụn phản ánh các giai đoạn nứt vỡ sớm có thể được bảo tồn ở các địa hào trên các rìa lục địa lùi xa.
Các rift thụ động phát triển dọc theo các rìa lục địa bị đứt gãy, ở các đới va chạm lục địa, và ở các hệ thống cung. Các thí dụ về các rift nằm trùng với các rìa lục địa bị đứt gãy là các rìa nằm lân cận San Andreas và các đứt gãy liên quan ở
56
California (Mỹ) và các rift ở Tây Thổ Nhĩ Kì nằm trùng với đứt gãy đổi dạng Anatoli. Các rift có thể sinh ra dọc theo các ranh giới va chạm bởi tính không đồng đều ở các rìa lục địa và bởi hoạt động đứt gãy thuận và trượt bằng do sự va chạm không vuông góc gây ra. Địa hào sông Rhine ở Đức là thí dụ của một rift phát
triển ở một góc xiên hẹp so với ranh giới va chạm, và thuật ngữ “có nguồn gốc tác
động” (impactogen) đã được áp dụng cho kiểu rift này. Địa hào sông Rhine có vẻ
như được sinh ra khi Châu Phi va chạm không đều dọc theo rìa lục địa châu Âu. Một sự cố gắng chúc chìm bất thành vào rìa lục địa không đều đã tạo ra bồn trũng và rift. Vô số nghiên cứu xác nhận rằng các ứng suất nằm cùng với va chạm Ấn Độ - Tây Tạng đã chuyển thành hoạt động đứt gãy trượt bằng và đứt gãy thuận vào trong mảng Á – Âu, tạo ra những rift như thế như rift Baical ở Siberia và hệ thống địa hào Shanshi ở Trung Quốc.
Khi các rift phát triển thì tổ hợp đá của chúng thay đổi. Các rift đại dương được thể hiện bởi ophiolit. Các rift liên quan đến cung chứa các đá núi lửa cung và đá graywack, và các bồn sau cung trung bình đến lớn đặc trưng bởi các tổ hợp trộn lẫn bao gồm một số kết hợp ophiolit và các trầm tích biển sâu , các graywack đến từ cung và các trầm tích craton. Các rift lục địa và đại dương và các aulacogen chứa cát kết arkos, cuội kết và đá núi lửa lưỡng thức. Các rift thụ động chứa nhiều loại trầm tích thô và ở một số trường hợp có cả một ít đá núi lửa.