Uyeda (1983) đề nghị chia các đới chúc chìm ra hai kiểu chính, mỗi kiểu ứng với một thành tố cuối cùng trong một chuỗi kiểu: (H.3.10).
1. Kiểu ứng suất tương đối cao, ví dụ như cung Peru-Chile, đặc trưng bởi một gù nổi rõ ở tấm vảy chúc chìm, một lăng trụ bồi kết lớn, các động đất nông tương đối lớn, sự chúc chìm nổi (tạo ra một tấm chúc nông), một tấm mảng chúc chìm tương đối trẻ, và một dãy các đá magma thay đổi rộng về thành phần từ tholeit đến vôi-kiềm.
2. Kiểu ứng suất thấp, mà đại diện là cung Mariana, có ít hoặc không có lăng trụ bồi kết, ít có động đất lớn, có tấm mảng chúc chìm cắm dốc và tương đối già, đá magma chủ yếu là basalt, và có một bồn sau cung.
Trong kiểu ứng suất cao, các mảng chúc chìm và chồm lên kết với nhau chặt hơn so với kiểu ứng suất thấp. Điều đó giải thích ở kiểu này có nhiều động đất lớn và sự tăng trưởng của lăng trụ bồi kết. Sự kết chặt hơn này có vẻ là do sự chúc chìm trồi nổi. Ở kiểu ứng suất thấp, mảng chồm lên lại lùi khỏi mảng chúc chìm gây ra sự mở bồn sau cung. Tuy nhiên, ở kiểu ứng suất cao, mảng chồm lên hoặc là
64
thụt lùi rất chậm so với mảng chúc chìm, hoặc có thể tiến sát vào mảng chúc chìm. Do đó, hai nhân tố chính góp phần tạo ra những khác biệt ở các đới chúc chìm có vẻ là:
Các chuyển động tương đối của các mảng chúc chìm và chồm lên.
Tuổi và nhiệt độ của mảng chúc chìm.
3.19. Hai kiểu chúc chìm: a. Siết ép;
b. Căng dãn