Các basalt lũ (flood basalt) lục địa

Một phần của tài liệu địa kiến tạo Nguyễn xuân Bao (Trang 44 - 45)

Các basalt lũ là các chuỗi dòng basalt được phun ra trên các lục địa trong những thời gian ngắn, như các basalt Sông Columbia ở Tây Bắc Hoa Kỳ và trap Deccan ở Ấn Độ. Chúng chủ yếu gồm có các dòng basalt tholeit, và cũng như các basalt cao nguyên ngầm dưới biển, chúng xem ra có nguồn gốc từ các plum manti hoặc, trong một số trường hợp, từ sự nóng chảy của thạch quyển á lục địa do các plum manti gây ra. Các chuỗi dày basalt lũ tạo nên các cao nguyên quan trọng ở các lục địa. Một trong những đặc tính của cả các basalt ngầm dưới biển lẫn basalt lũ là chúng được phun ra nhanh chóng với số lượng lớn. Các trap Deccan, phun ra vào ranh giới Creta-Paleogen(65 triệu năm), bao gồm một khối lượng còn được bảo quản basalt khoảng 1.5x106 km3 được phun ra chỉ trong khoảng ít hơn 1 triệu năm. Các basalt Sông Columbia được thành tạo vào khoảng 1.5- 6 triệu năm với 0.7x106 km3 magma được phun ra. Tốc độ phun trào basalt lũ và basalt cao nguyên

ngầm dưới biển đạt khoảng gần 0.5 đến >1 km3/năm, lớn hơn nhiều so với tốc độ

điển hình của basalt các sống đại dương và các đảo núi lửa như Hawaii (với tốc độ chỉ 0.02-0.05 km3/năm).

Các basalt lũ lục địa có xu hướng thấp Mn, Fe và các nguyên tố tương hợp khác so với MORB và các basalt đảo. Chúng điển hình thể hiện các hướng phân đoạn làm giàu Fe, nhưng một số trường hợp có Ti thấp so với các basalt đại dương khác. Các sự phân bố nguyên tố không tương hợp thay đổi rộng trong basalt lũ, thường ngay trong một trường núi lửa. Các basalt có hàm lượng các nguyên tố LIL (large Ion Lithophile Element) tương đối cao, như trap Deccan, là bị hỗn nhiễm bởi vỏ lục địa, hoặc đến từ các nguồn được làm giàu trong thạch quyên á lục địa.

44

Trong cả hai trường hợp một thành tố địa hóa chúc chìm có thể được chuyển sang các magma, hoặc bởi sự hổn nhiễm magma, hoặc trực tiếp từ nguồn trong trường hợp của thạch quyển.

Sự phân bố các cao nguyên ngầm dưới biển, các sống phi địa chấn và các trường basalt lũ trong Phanerozoi

Một phần của tài liệu địa kiến tạo Nguyễn xuân Bao (Trang 44 - 45)