1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng độc học môi trường năm học 2013

51 568 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 631,21 KB

Nội dung

Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 Bài giảng độc học môi trường năm học 2013

1/51 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG Mục đích – yêu cầu Sinh viên phải nêu được: - Các khái niệm, thuật ngữ về độc họcđộc học môi trường - Phân loại độc chất - Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính của độc chất Số tiết lên lớp: 5.0 Bảng phân chia thời lượng STT Nội dung Số tiết 1 Các khái niệm và thuật ngữ 2.0 2 Phân loại độc chất 1.0 3 Các mối quan hệ trong độc học 1.0 4 Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính của độc chất 1.0 Trọng tâm bài giảng - Các thuật ngữ trong độc học - Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính của độc chất Nội dung giảng dạy 1.1. Các khái niệm và thuật ngữ (xem [1 tr 7], [3 tr 11]) 1.1.1. Độc học (Toxicology) Có nhiều khái niệm khác nhau về độc học (độc chất học) của các tổ chức, các nhà khoa học: Độc học (độc chất học) là ngành khoa học về chất độc và các ảnh hưởng của chúng. Ngành độc học chỉ bắt đầu được xây dựng từ đầu thế kỷ 19 có liên quan chặt chẽ đến ngành dược lý (nghiên cứu tác dụng của thuốc lên cơ thể). Độc học cũng có thể được định nghĩa là khoa học của các ảnh hưởng độc của hoá chất lên các cơ thể sống. Nó là ngành khoa học cơ bản và ứng dụng. Ngoài ra, cũng có khái niệm độc học là ngành học nghiên cứu về khía cạnh định tính và định lượng tác hại của các tác nhân hoá học, vật lý và sinh học lên hệ thống sinh học của sinh vật sống. 2/51 Tóm lại, độc học là môn khoa học nghiên cứu về những mối nguy hiểm đang xảy ra hay sẽ xảy ra của các độc chất lên cơ thể sống. Một số nhóm của độc học - Độc học môi trường - Độc học công nghiệp - Độc học của thuốc trừ sâu - Độc học dinh dưỡng - Độc học thuỷ sinh - Độc học lâm sàng - Độc học thần kinh 1.1.2. Độc học môi trường Độc học môi trường (environmental toxicology) là một ngành nghiên cứu các tác chất có hại trong môi trường (nguồn gốc, phương thức hoạt động và ảnh hưởng). Độc học môi trường hướng về mối quan hệ giữa tác chất, nguồn gốc của tác chất và ảnh hưởng có hại của chúng đối với các cơ thể sống. 1.1.3. Chất độc Chất độc là bất cứ loại vật chất nào có thể gây hại lớn tới cơ thể sống và hệ sinh thái, làm biến đổi sinh lý, sinh hoá, phá vỡ cân bằng sinh học, gây rối loạn chức năng sống bình thường, dẫn đến trạng thái bệnh lý hoặc gây chết. Tất cả các chất đều có thể là chất độc tiềm tàng. Chỉ có liều lượng hoặc nồng độ sẽ quyết định nó có phải là chất độc hay không. Nồng độ nền: là nồng độ có sẵn của các nguyên tố trong môi trường tự nhiên mà với nồng độ này không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe con người và sinh vật, không làm giảm chất lượng của các môi trường thành phần. Nồng độ cho phép: Là mức giới hạn nồng độ các chất có mặt trong môi trường nào đó, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khỏ con người và sinh vật. Nó là cơ sở giám sát môi trường, đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp và tác hại sức khỏe cũng như có ý nghĩa dự phòng. 1.1.4. Nhiễm bẩn, ô nhiễm và ngộ độc Nhiễm bẩn (contamination) Nhiễm bẩn là trường hợp các chất lạ làm thay đổi thành phần vi lượng, hóa học và sinh học của môi trường nhưng chưa làm thay đổi tính chất và chất lượng của các thành phần môi trường. 3/51 Ô nhiễm môi trường (pollution) Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Ô nhiễm môi trường là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường, hủy hoại môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Chất ô nhiễm là các hóa chất, tác chất vật lý, sinh học ở nồng độ hoặc mức độ nhất định sẽ vượt khả năng chịu đựng của môi trường, làm suy thoái và hủy hoại môi trường. Nhiễm độc Là do chất độc tác động trên một cơ quan hay một hệ thống các cơ quan, làm tổn thương các cơ quan hoặc tử vong do các hoạt động sinh học của cơ quan không phục hồi. Như vậy, môi trường trước khi bị ô nhiễm, đã trải qua giai đoạn nhiễm bẩn. Và sau đó, nếu nồng độ chất bẩn càng tăng thì sẽ trở thành chất ô nhiễm, chất độc và gây nhiễm độc. 1.1.5. Các cấp độ độc Nhiễm độc gồm các cấp độ sau: Siêu cấp tính (tối cấp) - Xảy ra trong khoảnh khắc (s) - Cơ thể hấp thụ một lượng lớn chất độc do chúng xâm nhập ào ạt một lúc - Biểu hiện choáng, hôn mê, rất dễ tử vong. Cấp tính - Thời hạn tiếp xúc ngắn và hấp thụ chất độc nhanh - Khi tiếp xúc vói nồng độ chất độc cao - Biểu hiện nhiễm độc phát triển nhanh Để đánh giá độc tính cấp và ngưỡng độc người ta dùng các đại lượng sau LD 50 (median lethal dose): liều lượng gây chết 50% số sinh vật thí nghiệm. Thường áp dụng cho nhóm sinh vật trên cạn. Đơn vị mg/kg động vật. 4/51 LC 50 (median lethal concentration) nồng độ gây chết 50% sinh vật thí nghiệm, thường áp dụng để đánh giá độc tính của chất độc dạng lỏng, hoà tan trong nước hay nồng độ hơi, bụi trong không khí ô nhiễm. Đơn vị mg/l dung dịch độc. Người ta thường dùng các chỉ số thời gian đi kèm với giá trị LD, LC chẳng hạn như LD 50/24h hay LC 50/48h để chỉ khoảng thời gian đối tượng thí nghiệm bị chết. Bán cấp tính - Tiếp xúc thường xuyên hoặc liên tiếp với nồng độ độc tương đối cao - Các triệu chứng nhiễm độc xuất hiện sau nhiều ngày hoặc nhiều tuần lễ Mãn tính - Khi tiếp xúc thường xuyên với nồng độ độc cao hơn nồng độ cho phép - Thời gian xuất hiện các triệu chứng sau nhiều tháng, nhiều năm - Nhiễm độc biểu hiện do tích lũy chất độc hoặc do tích lũy tác dụng 1.2 Phân loại độc chất (xem [1 tr 31], [2 tr 50]) Có nhiều cơ sở khác nhau để phân loại các tác nhân độc, tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Có thể kể một số cách phân loại như phân loại theo ngành kinh tế - xã hội, theo tác dụng sinh học đơn thuần, theo mức độc độc, khả năng gây ung thư ở người, Trong phạm vi bài giảng này chỉ đi sâu vào cách phân loại theo nguồn gốc chất độcmôi trường tồn tại. 1.2.1 Phân loại theo nguồn gốc chất độc Có 2 cách phân loại độc chất theo nguồn gốc chất độc: dựa vào các hoạt động tạo ra độc chất hoặc bản chất của độc chất. Theo nguồn gốc tự nhiên, nhân tạo - Tự nhiên: Các quá trình phân hủy tự nhiên như phân hủy xác động thực vật, núi lửa, bão cát, quá trình thụ phấn… và tạo ra các khí như SO x , NO x , CH 4 , CO 2 , bụi, - Nhân tạo: Sản xuất công nghiệp, giao thông, xử lý chất thải,.…. và cũng tạo ra các khí như SO x , NO x , CH 4 , CO 2 , bụi, , các kim loại nặng, các chất thải tổng hợp, 5/51 Theo bản chất của độc chất: nguồn gốc lý, hóa, sinh, phóng xạ - Nguồn gốc phóng xạ: Tia phóng xạ là những tia mắt thường không nhìn thấy được, phát ra từ các nguyên tố phóng xạ, gồm tia a,b và g. Khi bị nhiễm phóng xạ sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tế bào,… - Nguồn gốc sinh học: là các vi khuẩn, vi rút, nấmđộc tố có ở cơ thể chúng và trong cơ thể động, thực vật,… như vi khuẩn lị, dịch tả, độc tố trong nọc rắn, bò cạp,… 1.2.2. Phân loại theo môi trường tồn tại chất độc Môi trường tồn tại của chất độc bao gồm môi trường đất, nước, không khí. Độc chất trong môi trường đất: Môi trường đất có chứa các độc chất do quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tràn dầu, chôn lấp chất thải, Độc chất trong môi trường nước: Nguồn nước mặt và nước ngầm bị nhiễm bẩn và nhiễm độc cũng bởi quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tràn dầu, bị xâm nhập mặn, Độc chất trong môi trường không khí: do quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, các quá trình của tự nhiên đã phóng thích vào khí quyển các loại khí, bụi, hơi hay các hạt không phải là các thành phần không khí khô, làm cho thành phần không khí thay đổi, gây bất lợi cho con người, sinh vật và các công trình. Trong thực phẩm: Các loại thực phẩm cũng chứa những chất gây hại cho cơ thể sống theo dây chuyền chuỗi thức ăn như nguồn nước có phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, và do thực phẩm quá hạn sử dụng. Ngoài ra trong bản thân thực phẩm cũng chứa nhiều độc tố sinh học như độc tố tetrodotoxin trong cá nóc có độc tính với hệ thần kinh, tim mạch. 1.3 Các mối quan hệ trong độc học (xem [1 tr 11], [2 tr 2]) 1.3.1. Mối quan hệ giữa liều lượng và đáp ứng Liều lượng (dose) là một đơn vị của việc tiếp xúc các tác nhân gây hại lên một cơ thể sống. Nó được thể hiện qua đơn vị trọng lượng (hay thể tích) trên thể trọng 1 (mg, g, ml/kg cơ thể) hoặc trọng lượng (hay thể tích) trên một đơn vị diện tích bề mặt tiếp xúc của cơ thể (mg, g, ml/m 2 bề mặt cơ thể). Nồng độ trong không khí có thể được biểu diễn qua đơn vị của khối lượng hoặc thể tích trên một thể tích không khí như ppm, hay mg, g/m 3 không khí. Nồng độ trong nước: mg/l = ppm hay µg/l = ppb. 6/51 Sự đáp ứng/phản ứng (Response) là phản ứng của cơ thể hay một hoặc một vài bộ phận của cơ thể sinh vật đối với một kích thích của chất độc. Sự kích thích có thể gồm nhiều dạng và cường độ của đáp ứng thường liên quan đến cường độ kích thích; kích thích càng mạnh thì sự đáp ứng trong cơ thể càng lớn. Khi chất kích thích là một hoá chất thì đáp ứng thường là hàm số của liều lượng và mối quan hệ này được gọi là mối quan hệ liều lượng - đáp ứng. Khi độc chất đi vào cơ thể sống với mỗi một liều lượng nhất định thì sẽ có những mức phản ứng, đáp ứng nhất định. Kích thích càng mạnh thì sự đáp ứng trong cơ thể càng lớn. Khi chất kích thích là một hoá chất thì đáp ứng thường là hàm số của liều lượng và mối quan hệ này được gọi là mối quan hệ liều lượng - đáp ứng. Sự thích nghi, chống chịu được coi như là sự đáp ứng đã suy giảm đối với một hoá chất sau khi tiếp xúc ở một nồng độ dưới ngưỡng. 1.3.2. Sự tương tác của các độc chất Sự tương tác (tương tác hỗn hợp của hai hay nhiều loại hoá chất) gây nên sự thay đổi đáp ứng về mặt định tính và định lượng so với đáp ứng riêng lẻ của từng loại hoá chất. Sự tiếp xúc và đáp ứng có thể là đồng thời hoặc nối tiếp. Sự thay đổi độc tính có thể tăng lên hay giảm đi. Có 2 loại tương tác: Sinh học: ảnh hưởng của hoá chất lên sự định vị và hoạt tính thụ thể của loại hoá chất khác. Hoá học: các phản ứng giữa các loại hoá chất tạo nên các chất có hoạt tính hay mất hoạt tính. Tác động của 2 hay nhiều loại hoá chất xảy ra một lúc có thể: = S các hiệu ứng riêng lẻ hoặc > các hiệu ứng riêng lẻ hoặc < các hiệu ứng riêng lẻ Hay nói cách khác, trong môi trường có nhiều độc chất cùng tồn tại thì tính độc sẽ thay đổi. Kết quả thu được có thể khuếch đại độ độc (1+1 ³ 2) hoặc bị triệt tiêu độc (1+1< 2). 7/51 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính của độc chất (xem [1 tr 21], [3 tr 68]) Tính chất của một chất do cấu trúc hóa học tạo nên chất quyết định. Tính chất này được thể hiện qua tính chất vật lý và hóa học. Chính các tính chất vật lý, hóa học này sẽ quyết định hoạt tính sinh học của chất đó. Hình 1.1 . Mối quan hệ giữa cấu trúc hóa học và tính cất của độc chất Tuy nhiên, mức độ gây độc của một tác chất có hại lên cơ thể sinh vật có thể gia tăng hay giảm bớt còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, cả môi trường xung quanh lẫn trạng thái của cơ thể bị tác động, đặc trưng giống loài, giới tính, sự thích nghi, khả năng đề kháng hoặc độ mẫn cảm của các cá thể. 1.4.1. Điều kiện tiếp xúc - Liều lượng/nồng độ tại vị trí tiếp xúc sẽ quyết định mức độ của sự đáp ứng. Khi nồng độ độc chất chưa đến mức ngưỡng thì chưa tạo ra biểu hiện ngộ độc mà chỉ gây độc ở dạng tiềm tàng. - Con đường tiếp xúc rất quan trọng, ví dụ khi hít phải methylene chloride sẽ sinh ra các khối u, nhưng nếu nuốt nó thì lại không sinh u. - Thời gian tiếp xúc: ngắn gây các tác hại có thể khắc phuc, dài, gây các tác hại nguy hiểm, không thể khắc phục. Ví dụ nhiễm độc ngắn alcohol gây mất khả năng lọc mỡ của gan, nhưng về lâu dài sẽ gây xơ gan. Tóm lại, khi liều lượng tiếp xúc càng cao và thời gian tiếp xúc càng lâu thì độc tính tác hại càng lớn. 1.4.2. Các yếu tố sinh học Sự khác biệt loài có thể bao gồm khác biệt vị trí tác động, sự chuyển hoá sinh học, tình trạng sinh lý. Tuy vậy sự khác biệt loài giống mang tính định lượng vì sự đáp ứng của các loài thường là giống nhau hơn là khác nhau. Hoạt tính hóa học Cấu trúc hóa học Hoạt tính sinh vật học Tính chất lý hóa 8/51 Một chất có thể rất độc với loài này nhưng không hề gây tác hại với loài khác. Ví dụ B-naphthamine gây u ở bàng quang của linh trưởng, chuột chũi, chó nhưng lại không sao ở chuột bạch và chuột chù. Hoặc các thuốc diệt muỗi, dán có thể gây chết các loài này ngay khi tiếp xúc nhưng với con người thì chỉ gây choáng hoặc nhức đầu. Bộ phận bị tác động cũng khác nhau ở các loài khác nhau. Ví dụ dibutylnitrosamine gây u ở gan chuột cống và chuột lang nhưng lại gây u bàng quang và thực quản chuột nhắt. Tuổi tác của loài bị tác động cũng ảnh hưởng đến sự đáp ứng. Ví dụ parathiol gây độc nhiều cho chuột mới sinh hơn là chuột lớn. Cơ sở của sự khác biệt này liên quan đến kích thước cơ thể (trọng lượng, diện tích bề mặt, cấu tạo cơ thể, khả năng chuyển hoá sinh học…) Sự khác biệt về giới tính cũng ảnh hưởng đến đáp ứng. Ví dụ khi tiếp xúc với DDT lâu dài, chuột đực nhạy cảm hơn chuột cái 10 lần. Chuột đực nhạy cảm nhất với tổn thương hệ tiết niệu do hydrocarbon bay hơi, sau đó sinh u thận. Sự khác biệt về giới tính thường xuất hiện khi trưởng thành. Cơ thể có lẽ do sự điều khiển của hormon. Tình trạng sức khỏe: Điều kiện dinh dưỡng của cơ thể và tình trạng bệnh tật có ảnh hưởng tới phản ứng của cơ thể với hoá chất. Sức khỏe yếu sẽ làm giảm khả năng chống chọi với bệnh tật của đối tượng. Yếu tố di truyền: cũng có tác dụng nhất định đến mức độ tác hại và khả năng ảnh hưởng lâu dài qua vài thế hệ của độc chất. 1.4.3.Các yếu tố môi trường Ngoài điều kiện tiếp xúc và các yếu tố sinh học, độc chất còn chịu chi phối bởi các yếu tố môi trường. Sau đây là một số yếu tố môi trường điển hình ảnh hưởng đến mức độ gây độc của độc chất. pH môi trường pH môi trường là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến tính tan, độ pha loãng và hoạt tính của của các chất gây độc. Ví dụ Ở môi trường kiềm (pH>7) kẽm có độc tính thấp hơn do ở dạng kết tủa, hầu như không hoạt động (ZnOH). Trong khi đó ở môi trường axit, kẽm có độc tính cao hơn vì tồn tại ở dạng Zn 2+ và ZnHCO 3 + (hòa tan). 9/51 Nhiệt độ Nhiệt độ môi trường cao thường làm tăng hoạt tính của độc chất. Nhiệt độ không khí cao sẽ làm chất độc bốc hơi nhanh, gây giãn mạch, tăng tuần hoàn làm chất độc chuyển hóa nhanh trong cơ thể và dễ xâm nhập các tổ chức; mồ hôi ra nhiều à chất độc dễ hấp thu qua da; giảm sức chống độc của gan, Trong môi trường lỏng, khi nhiệt độ tăng thường làm tăng khả năng hòa tan của các chất, tăng tốc độ phản ứng, Ví dụ Hầu hết các thuốc bảo vệ thực vật thường tăng độc tính khi nhiệt độ tăng. Diện tích tiếp xúc Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và liều lượng của độc chất. Cùng một lượng hóa chất nhưng diện tích tiếp xúc lớn thì nồng độ sẽ giảm ® độc tính giảm. Ví dụ Cùng một lượng độc chất nhưng khi đưa vào nguồn nước có lưu lượng lớn hơn thì nồng độ độc chất trên một đơn vị thể tích nước sẽ thấp hơn ® mức độ tác động lên các sinh vật thủy sinh sẽ giảm. Các yếu tố khí tượng thủy văn Bao gồm các yếu tố như độ ẩm, tốc độ gió, ánh sáng, dòng chảy, độ mặn, cũng có những ảnh hưởng đến hoạt tính của độc chất. Khả năng tự làm sạch của môi trường Mỗi hệ sinh thái đều có một mức chịu tải và khả năng tự làm sạch. Khả năng này càng lớn thì tính chịu độc và giải độc càng cao. v Câu hỏi hiểu bài Câu hỏi trên lớp Câu 1. Môi trường là gì? Câu 2. Hệ sinh thái là gì? Câu 3. Các chất độc có thể tồn tại ở đâu? Bài tập về nhà Câu 1. Thế nào là độc học? Câu 2. Thế nào là độc học môi trường? Câu 3. Một số đối tượng nghiên cứu của độc học? 10/51 Bài tập tổng hợp cuối chương Phân biệt độc chất họcđộc học môi trường? v TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lê Huy Bá, Độc học môi trường, NXB Đại học quốc gia TP. HCM, 2002. [2]. Nguyễn Đức Huệ, Độc học môi trường, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2010. [3]. Trịnh Thị Thanh, Độc học, Môi trường và sức khoẻ con người, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2003. [...]... Huy Bá, Độc học môi trường, NXB Đại học quốc gia TP HCM, 2002 [2] Nguyễn Đức Huệ, Độc học môi trường, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2010 [3] Trịnh Thị Thanh, Độc học, Môi trường và sức khoẻ con người, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2003 22/51 Chương 3 ĐỘC CHẤT HÓA HỌC VÀ PHÓNG XẠ Mục đích – yêu cầu Sinh viên sau khi học xong phải nêu được: - Một số độc chất vô cơ và tính độc của chúng - Một số chất độc hữu... vô cơ và tính độc của chúng - Một số chất độc hữu cơ và độc tính - Chất độc phóng xạ Số tiết lên lớp: 15 Bảng phân chia thời lượng Nội dung STT Số tiết 1 Các khí độc vô cơ và các ion 5.0 2 Các kim loại nặng 5.0 3 Các hợp chất hữu cơ 3.0 4 Bức xạ và phóng xạ 2.0 Trọng tâm bài giảng Các chất độc hóa họcđộc tính Nội dung giảng dạy 3.1 Các khí độc dạng vô cơ và các ion (xem [2 tr 100], [3 tr 32]) 3.1.1... axeton và ete; không tan trong nước Ứng dụng n-Hexan được dùng làm nhiên liệu, dung môi hòa tan và tách chiết các chất và làm nguyên liệu sản xuất các chất hữu cơ khác Cơ chế và độc tính - n-Hexan là chất độc môi trường, có tính độc thần kinh và tính độc sinh dục - Một số hóa chất độc thần kinh có khả năng cắt ngang hóa học sợi trục thần kinh gây ra sự thoái hóa sợi trục thần kinh, tương tự như sự thoái... CỦA ĐỘC CHẤT [ Mục đích – yêu cầu Sinh viên sau khi học xong phải nêu được: - Các con đường xâm nhập của độc chất vào cơ thể người - Các biến đổi của độc chất trong cơ thể sinh vật - Các con đường đào thải độc chất Số tiết lên lớp: 5 Bảng phân chia thời lượng Nội dung STT Số tiết 1 Sự xâm nhập 1.0 2 Sự tích tụ 1.0 3 Sự chuyển hóa 2.0 4 Sự đào thải 1.0 Trọng tâm bài giảng - Các con đường xâm nhập của độc. .. tác dụng của chất độc trên cơ quan riêng biệt, tác dụng phụ thuộc - Lưu lượng máu qua cơ quan - Thành phần cấu tạo của cơ quan - Tình trạng riêng của đường vận chuyển chất độc (phổi bị tấn công bởi khí độc, gan là mục tiêu của chất độc qua đường tiêu hóa) - Đặc điểm sinh hóa học của cơ quan bị tác động (cơ quan có khả năng chuyển hóa chất độc thành không độc, …) 2.4 Sự đào thải chất độc (xem [1 tr 442],... Các tuyến bài tiết khác Tuyến sữa Loại bỏ chất độc trong tuyến sữa rất quan trọng vì chất độc có thể theo sữa mẹ truyền cho con hay từ động vật truyền sang con người Các chất độc (nhất là các chất thân mỡ) dễ dàng đi vào tuyến sữa do sự khuếch tán đơn giản Do đó tuyến sữa là một tuyến bài tiết quan trọng các chất độc khỏi cơ thể Tuyến mồ hôi (qua da): Các chất độc tan trong nước dễ dàng bị bài tiết... và nội sinh ưa dầu khỏi cơ thể Sự liên hợp glucuronit nói chung tạo ra những sản phẩm có hoạt tính hoá học và sinh học kém, phân cực hơn, dễ dàng bài tiết và do đó đóng góp vào sự giải độc của hầu hết các chất ngoại sinh Tuy nhiên, sự liên hợp glucuronit cũng có nhiều trường hợp gây độc hơn Ví dụ trường hợp của N-hiđroxi2-axetylaminofluorin Cơ chất này, không giống 2-axetylaminofluorin, không có khả... độc (xem [1 tr 442], [3 tr 65]) Các chất độc được bài tiết ra ngoài theo nhiều cách như gan, thận, tuyến mồ hôi, nước bọt, nước mắt, sữa mẹ, … nhưng quan trọng nhất là thận 2.4.1 Qua thận, nước tiểu Nhiều chất hoá học được loại bỏ tại thận do chúng bị chuyển hoá sinh học thành các sản phẩm hoà tan nhiều trong nước khi chúng bị bài tiết qua nước tiểu Các chất độc có thể được loại bỏ cùng nước tiểu qua... Một chuyển hoá sinh học có thể dẫn đến những thay đổi về đặc tính độc như sau: - Chuyển hoá một hợp chất hoạt động thành không hoạt động - Chuyển một chất không hoạt động sang dạng hoạt động - Chuyển một chất không hoạt động sang một dạng không hoạt động khác - Chuyển một chất hoạt động sang dạng hoạt động khác Sơ đồ chuyển hoá: Chất độc Khử độc Không đổi Không độc Gốc hoạt tính Bài tiết Chuyển hoá... Qua thụ thai: Người mẹ bị ngộ độc, bị các bệnh truyền nhiễm … rất dễ truyền sang cho thai nhi qua con đường nhau thai Ngược lại, thai nhi cũng bài tiết chất độc khỏi cơ thể, nó qua nhau thai để đi vào máu mẹ Nước bọt: Một số người nhiễm độc chỉ có biểu hiện vùng lợi ở đầu chân răng bị xám đen hoặc bị viêm Đó là do chất độc bị đào thải ra theo tuyến nước bọt v Câu hỏi hiểu bài Câu hỏi trên lớp Câu 1 Tại . của độc học - Độc học môi trường - Độc học công nghiệp - Độc học của thuốc trừ sâu - Độc học dinh dưỡng - Độc học thuỷ sinh - Độc học lâm sàng - Độc học thần kinh 1.1.2. Độc học môi trường. tr 11]) 1.1.1. Độc học (Toxicology) Có nhiều khái niệm khác nhau về độc học (độc chất học) của các tổ chức, các nhà khoa học: Độc học (độc chất học) là ngành khoa học về chất độc và các ảnh. QUAN VỀ ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG Mục đích – yêu cầu Sinh viên phải nêu được: - Các khái niệm, thuật ngữ về độc học và độc học môi trường - Phân loại độc chất - Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính

Ngày đăng: 11/06/2014, 12:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 . Mối quan hệ giữa cấu trúc hóa học và tính cất của độc chất - Bài giảng độc học môi trường năm học 2013
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa cấu trúc hóa học và tính cất của độc chất (Trang 7)
Bảng phân chia thời lượng - Bài giảng độc học môi trường năm học 2013
Bảng ph ân chia thời lượng (Trang 11)
Hình 2.1: Con đường xâm nhập, tích tụ, chuyển hóa và đào thải độc chất. - Bài giảng độc học môi trường năm học 2013
Hình 2.1 Con đường xâm nhập, tích tụ, chuyển hóa và đào thải độc chất (Trang 12)
Hình 2.2. Cấu trúc da và biểu bì da - Bài giảng độc học môi trường năm học 2013
Hình 2.2. Cấu trúc da và biểu bì da (Trang 13)
Hình 2.3. Hệ hô hấp ở người - Bài giảng độc học môi trường năm học 2013
Hình 2.3. Hệ hô hấp ở người (Trang 14)
Hình 2.4: Hệ tiêu hóa ở người - Bài giảng độc học môi trường năm học 2013
Hình 2.4 Hệ tiêu hóa ở người (Trang 15)
Sơ đồ chuyển hoá: - Bài giảng độc học môi trường năm học 2013
Sơ đồ chuy ển hoá: (Trang 16)
Bảng 3.1. Hậu quả của sự nhiễm độc CO ở các mức nồng độ khác nhau. - Bài giảng độc học môi trường năm học 2013
Bảng 3.1. Hậu quả của sự nhiễm độc CO ở các mức nồng độ khác nhau (Trang 24)
Bảng 3.2. Hậu quả của sự nhiễm độc NO 2  ở các mức nồng độ khác nhau  đối với sức khỏe con người - Bài giảng độc học môi trường năm học 2013
Bảng 3.2. Hậu quả của sự nhiễm độc NO 2 ở các mức nồng độ khác nhau đối với sức khỏe con người (Trang 26)
Bảng 3.3. Các ảnh hưởng của hơi benzen lên người - Bài giảng độc học môi trường năm học 2013
Bảng 3.3. Các ảnh hưởng của hơi benzen lên người (Trang 36)
Bảng phân chia thời lượng - Bài giảng độc học môi trường năm học 2013
Bảng ph ân chia thời lượng (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w