Cadimi Nguồn gốc

Một phần của tài liệu Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 (Trang 32 - 34)

Chương 3 ĐỘC CHẤT HÓA HỌC VÀ PHÓNG XẠ

3.2.4 Cadimi Nguồn gốc

Nguồn gốc

Tự nhiên: thành phần vỏ trái đất, quặng kẽm, trong trầm tích nước sông, biển.

Nhân tạo:

- Pin Cd Ni, ắc qui. - Hợp chất màu Cd, sơn

- Hợp kim trong quá trình hàn nhôm - Lớp phủ Cd, mạ điện (mạ Ni) - Đèn hơi, tế bào quang điện - Thanh điều khiển phản ứng

- Dùng trong nông nghiệp: trong phân bón, thuốc diệt nấm.

Chuyển hóa và độc tính

Cd vào cơ thể người sẽ gây hại, chỉ một phần nhỏ bị đào thải ngay. Bởi vì Cd thay thế Zn trong thionein - kim (metanollothionein - một loai protein có chứa Zn). Chức năng chính của thionein -kim là điều chỉnh các kim loại dưỡng chất trong cơ thể, đặc biệt là Zn và Cu. Cd được kết hợp chặt chẽ với thionein - kim do cơ chế của chúng tương tự như Zn. 80 - 90% Cd vào cơ thể được giữ lại trong cơ thể bằng cách này.

Phức chất Cd - thionein kim được chuyển đến thận và được lọc qua tiểu cầu để tái hấp thụ bởi các tế bào của đầu niệu quản, ở đây protein bị bẻ gãy, giải phóng các ion tự do. Các ion này lại giúp các tế bào của đầu niệu quản sinh thêm thionein - kim. Các thionein - kim này kết hợp một lần nữa với Cd. Phức Cd- thionein kim là chất độc đối với thận.

Thời gian bán phân giải của Cd rất lâu, từ 7-30 năm và bài tiết rất chậm. Tuyến bài tiết chính là qua thận, chỉ khi thận bị tổn thương và hoạt động kém thì Cd sẽ ra thẳng nước tiểu với bất kỳ lượng nào. Cd thường tích tụ trong thận và gan, chỉ một lượng nhỏ giới hạn là ở trong các mô mềm.

3.2.5 Crôm

Nguồn gốc

Tự nhiên: Chủ yếu trong các đá kiềm và siêu kiềm, đặc biệt là quặng cromit (FeCr2O4), phun trào núi lửa.

Nhân tạo: Chủ yếu do các nguồn công nghiệp đặc biệt là sản xuất hợp kim sắt crom, tinh luyện quặng, các quá trình hóa học và rèn, sản xuất xi măng, mạ crom và đốt nhiên liệu hóa thạch, trong ngành thuộc da,....

Chuyển hóa và độc tính

Cr có trạng thái oxi hóa từ Cr2+ đến Cr6+, nhưng chỉ các Cr3+ và Cr6+ là có ý nghĩa sinh học. Mặc dù crom hóa trị 3 là dạng được tìm thấy chủ yếu trong tự nhiên, dạng hóa trị 6 là quan trọng hơn trong công nghiệp, crom hóa trị 3 là axit cứng, tạo các phức trơ động học mạnh với các phối tử khác nhau Crom (III) hòa tan có khuynh hướng hấp thụ lên bề mặt. Hóa học crom hóa trị 6 hoàn toàn khác crom hóa trị 3. Nó tạo ra vô số các oxiaxit và anion, trong số đó các cromat (CrO42-) là có ý nghĩa hơn cả đối với môi trường. Khi xâm nhập vào cơ thể crom sẽ hòa tan vào máu, liên kết với tế bào máu đỏ và được vận chuyển đến các cơ quan khác nhau (gan, phổi, thận…), gây hư hại tiểu cầu. Crom gây ra những ảnh hưởng khác nhau:

Ở mức sinh hóa, sự tạo ra tương tác cộng hóa trị phối trí của Cr(V) và Cr(III) với ADN và các phức ADN-ADN, ADN-protein;

Ở mức gen, gây ra sự biến dị gen, sựhư hại ADN, sựức chế protein và sự dừng sao chép ADN;

Ở mức độ tế bào, dừng chu trình tế bào, sự chết theo chương trình và sự biến nạp vật mới sinh khác thường (khối u).

Nó cũng gây ra lở loét da, bệnh chàm da khi tiếp xúc. Sự hít thở phải Cr(VI), như bụi cromat hoặc mù axit cromic, có thể gây loét màng nhày mũi và làm thủng vách mũi. Nhiễm độc nghề nghiệp crom có thể gây ra hen xuyễn.

Một phần của tài liệu Bài giảng độc học môi trường năm học 2013 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)